Cuộc Sống Của Hai Người Ở Trong Rừng
Chương 18: Đông chí
Dục Hỏa Tiểu Hùng Miêu
04/08/2021
Có một lối đi lộ thiên giữa nhà tắm và nhà, lúc đi từ phòng tắm vào nhà, một vài sợi tóc ướt đã bị đông lại thành băng.
Nhưng Dịch Huyền vẫn cảm thấy rất vui vẻ.
Cô ấy và Hà Điền ngồi trước bếp lò, ăn bánh bao hấp, đợi khi tóc khô thì chải bằng lược gốm, tóc mượt mà trơn tuột, có mùi thơm nhẹ và một chút đắng mát.
Hà Điền nói mùi xà phòng mà họ dùng để gội đầu là công thức bí mật của bà cô.
Ngày hôm sau, Hà Điền và Dịch Huyền dắt Gạo đi ra sông, lấy nước nhiều lần, đổ đầy vại nước đã cạn kiệt vì tắm.
Vừa lúc, tất cả các vại nước đã đến thời điểm phải làm sạch.
Hà Điền dùng gáo múc những con cá nhỏ nuôi trong vại ra cho vào chậu gốm, đổ nốt phần nước còn lại vào chậu, sau đó chuyển vại ra hiên rồi dùng miếng xơ mướp chà lên thành vại.
Cá nuôi trong vại không cần phải cho ăn, để nó ăn các loại vi sinh vật bám trên thành vại, tất nhiên là cả trong nước.
Vào mùa đông, vại nước có thể được vệ sinh một hoặc hai tháng một lần. Nhưng vào mùa hè, phải rửa thường xuyên hơn.
Sau khi đổ đầy nước vào vại, Hà Điền và Dịch Huyền bắt đầu giặt quần áo.
Trước khi dắt Gạo đi lấy nước, họ đã chuyển “máy giặt” ra khỏi kho chứa.
Mặc dù hầu hết các khu vực đã bị mất điện, một nguồn năng lượng vốn không thể thiếu của con người, nhưng công nghệ đã được cải tiến nhiều lần này vẫn không bị lãng quên.
“Máy giặt” của nhà Hà Điền là một thứ tương tự như máy giặt trước đây. Tuy nhiên, thùng là thùng gỗ, được đặt trên một giá đỡ. Một bên của thùng có đóng một cây trụ dài. Nó có thể được đẩy bằng tay hoặc dùng sức kéo của Gạo.
“Máy giặt” này thực sự trông giống như một cái cối xay đá hơn, nhưng lại dùng thùng gỗ thay vì cán xay và cối xay.
Cho quần áo vào thùng, thêm nước và nước xà phòng, cột một nhánh tre mỏng lên khung của Gạo, sau đó treo một cành cây nhỏ hoặc thức ăn mà nó thích lên nhánh tre, nó sẽ tiếp tục ăn thức ăn này, đi về phía trước, không nhận ra rằng mình đang quay xung quanh cái thùng.
Quần áo trong xô quay liên tục theo vòng quay của thùng gỗ, quay được một tiếng thì thay nước một lần, lại quay thêm một lúc nữa là quần áo đã được giặt sạch.
Sau khi Hà Điền sống một mình, cô hầu như chỉ giặt quần áo ở mép suối, đã lâu không dùng đến máy giặt.
“Hôm nay Gạo đã vất vả rồi! Tối nay chị sẽ thêm chút đậu cho cưng.” Hà Điền vỗ vỗ lên bụng Gạo.
Nó cứ bước đi, mặc kệ Hà Điền.
Chờ Hà Điền và Dịch Huyền xử lý số chồn mà họ thu hoạch được lần này xong, treo lên, quần áo cũng đã được giặt xong.
Quần áo ướt vừa được treo lên sợi dây thì ngay lập tức đông cứng lại.
Khi Dịch Huyền treo quần áo lên, Hà Điền vội vàng chủ động giúp, nhưng cô ấy lại không để Hà Điền động tay vào.
Giờ thì Hà Điền đã hiểu, Dịch Huyền là một người rất bảo thủ. Vì vậy, cô không nói bất cứ điều gì, nhìn cô ấy vụng về treo quần áo từng cái một lên sợi dây.
Quần áo của Dịch Huyền gần như thay đổi từ trong ra ngoài, bên ngoài là áo khoác lông hươu và giày rơm của những người thợ săn trên núi, bước vào nhà, cởi áo khoác ngoài ra, bên trong mặc áo dài và quần vải bông, đi ủng da.
Bây giờ trông cô ấy không khác gì những người thợ săn.
Những bộ quần áo này được làm từ quần áo cũ của bà Hà Điền, cô rất vui khi có người tiếp tục mặc chúng.
Quần áo ướt đóng thành đá đến chiều có thể mang vào nhà, mặc dù chúng vẫn còn cứng.
Đặt một giàn phơi bên bếp, khi ngủ dậy thì quần áo đã gần khô hết. Nếu có những nếp gấp nhỏ chưa khô, Hà Điền còn có một cái bàn ủi. Bàn ủi làm bằng gang, rỗng, bên trong chứa đầy than nóng đỏ, đậy kín nắp, lúc ủi thì trải một lớp vải dạ lên bàn, ủi phẳng quần áo rồi xếp vào rương.
Sau khi dọn dẹp nhà cửa một ngày, Hà Điền và Dịch Huyền lại lên đường đến nhà nghỉ săn bắn.
Trong vài tuần tới, họ đều thường xuyên lui tới rừng cây hai bên sông, thu hoạch chồn.
Có vẻ như linh cảm của Hà Điền đã đúng. Mùa đông năm nay chồn được mùa.
Anh em nhà họ Phổ không xuất hiện nữa. Thời tiết lạnh hơn, cùng với việc ánh sáng ban ngày ngày càng ngắn đã ngăn cản họ mạo hiểm lẻn đến rừng cây của Hà Điền. Tất nhiên, cũng có thể là vì lần trước nhìn thấy Hà Điền có người giúp đỡ mới, điều này khiến họ do dự.
Đến ngày Đông chí, Hà Điền vội vã về nhà từ bên kia sông.
Đối với cô, ngày này là một ngày đặc biệt. Cô muốn làm một món ăn đặc biệt.
Là sủi cảo.
Kể từ ngày này, ánh sáng ban ngày ở Bắc bán cầu sẽ dần trở nên dài hơn.
Ý nghĩa của thuật ngữ tiết Đông chí ở khu rừng này quan trọng hơn nhiều so với những nơi khác.
Sau ngày này, sẽ sớm có một trận bão tuyết kéo dài gần mười ngày.
Mỗi năm đều như vậy. Đã diễn ra trong nhiều thập kỷ.
Tất cả những thợ săn khôn ngoan nên lao về nhà vào thời điểm này, trốn trong ngôi nhà gỗ ấm áp, ăn thức ăn dự trữ, và khi tuyết ngừng rơi, nhanh chống đi lấy nước, thu lưới, xúc tuyết trước cửa và trên mái nhà.
Hà Điền từng nghe bà mình kể lại rằng trận bão tuyết năm đó cực kỳ dữ dội, qua một đêm tuyết rơi dày đến mức cửa bị phong tỏa, cả căn nhà gần như bị tuyết vùi lấp, chỉ còn trơ lại mái nhà. Mọi người không thể thoát ra ngoài, và ngay cả không khí cũng gần như cạn kiệt. Bọn họ thậm chí còn không dám bật đèn, chỉ có thể cầm chặt đèn pin trong tay.
Cuối cùng họ gỡ cánh cửa ra khỏi nhà, dùng xẻng đào một lối đi và trèo ra ngoài. Rốt cuộc cũng được cứu.
Sau đó, họ sửa chữa lại nhà, ngủ ở trên gác. Nếu thảm họa tuyết giống vậy xảy ra một lần nữa, ít nhất họ còn có thể phá vỡ mái nhà và thoát thân.
Tiết Đông chí đã trở thành một ngày đặc biệt ở trong rừng.
Trước và sau ngày Đông chí, nhiều người cũng sẽ cầu nguyện hoặc thực hiện các hoạt động tế lễ tương tự.
Sau Đông chí là đến Tết, nhiều đồ tế tự hay đồ ăn dùng trong ngày Tết đều cần phải chuẩn bị dần sau ngày Đông chí này.
Sau khi Hà Điền và Dịch Huyền vội vã về nhà, họ treo một lớp rèm rơm bên ngoài chuồng của Gạo, lót máng của nó cao hơn bình thường, đồng thời cũng dùng rơm lót lại sàn.
Sau khi chắc chắn nơi ở của Gạo đã ổn, Hà Điền đi đến một cái kho chứa củi và lấy ra một số thứ rất đặc biệt – hai loại lá khô.
Một loại có màu trắng bạc, Hà Điền nói đó là Một loại khác, có cành, giống như đuôi của một con sóc nhỏ, các gờ ở đuôi là lá. Đây là lá của cây linh sam. Nó đã được phơi khô lâu ngày, lá chuyển sang màu vàng nâu, vừa chạm nhẹ vào sẽ xào xạc rơi xuống, tách thành nhiều mảnh.
Trở lại nhà, Hà Điền bỏ lá qua một bên, rửa tay nhào bột mì, chuẩn bị làm sủi cảo.
Bột da sủi cảo không cần để lên men, chỉ cần cho nước ấm vào, nhào đến khi thấy cứng hơn bột làm bánh bao là được. Sau khi nhào bột xong, phủ khăn ẩm lên miệng chậu và để một lúc cho bột dậy mùi.
Đối với nhân sủi cảo, cô dùng một phần bắp cải lấy từ trong hầm ra và cá tuyết sông mà hôm nay đã bắt được, ngoài hai nguyên liệu chính này, cô còn dùng thêm một ít củ cải muối băm nhỏ và nấm hương ngâm.
Dịch Huyền và Hà Điền băm nhỏ thịt và rau riêng, thêm gia vị và một chút dầu ngỗng rồi trộn đều, trộn một lúc, thêm một chút nước, tiếp tục trộn cho đến khi hỗn hợp thịt và rau đặc, mịn, bề mặt sáng bóng là được.
Có thể gói thêm nhiều sủi cảo một chút, xếp lên một cái phên bằng sậy, đặt ngoài cửa, một lúc sau chúng sẽ đông cứng lại. Xếp một lớp lá khô vào hộp gỗ, sau đó xếp một lớp sủi cảo, rồi lại thêm một lớp lá một lớp sủi cảo nữa, cuối cùng lót một lớp lá rồi đậy nắp hộp lại, cất vào nơi bảo quản, lúc nào muốn ăn thì chỉ cần lấy ra trụng qua nước sôi, nấu chín là được.
Khi Dịch Huyền khuấy nhân sủi cảo, Hà Điền lấy ra một cái cối bằng đá cẩm thạch trắng, đầu tiên cho lá cây xô thơm trắng vào nghiền thành bột, dùng rây rây lại, sau đó cho bột lá mịn vào chén sứ.
Cô thả một chút bột lá vào bếp. Bột lá lập tức hóa thành một chuỗi tia lửa nhỏ, tỏa ra mùi thơm ngát trong không khí.
Hà Điền nhìn chằm chằm vào những tia lửa đang bay một lúc, lại bắt đầu nghiền lá của cây linh sam.
Không hiểu vì sao, tâm trạng của cô rất suy sụp.
Trong một thời gian dài, chỉ có tiếng khuấy nhân và tiếng nghiền trong cối.
Nhân sủi cảo đã khuấy xong, Hà Điền đặt bột linh sam và cây xô thơm trắng cùng một chỗ, bắt đầu làm sủi cảo.
Cô dạy Dịch Huyền cách lấy một miếng bột, chọc một lỗ ở giữa và cho tay vào lỗ tiếp tục xoay tròn, nhào bột thành hình tròn, rồi ngắt nó ra thành một con rắn trắng dày trên thớt. Nhào lên nhào xuống, làm cho nó mỏng và dài hơn. Khi độ dày vừa phải, cắt bột trắng thành từng khối nhỏ, rắc bột mì lên thớt, lăn từng viên bột nhỏ trong lòng bàn tay, rồi dùng cán lăn mỏng, làm thành vỏ sủi cảo hình tròn.
Đặt vỏ bánh vào lòng bàn tay, cho một muỗng nhỏ nhân vào, gấp bột lại, túm hai mép bột lại nhấn vào giữa, ép chặt, cuối cùng dùng bốn ngón tay bên dưới, ngón cái ở bên trên, gấp vành bánh lại, nhân bánh đã được bao bọc hoàn toàn ở trong bột.
Sủi cảo được làm giống như một chiếc xuồng nhỏ, cái đầu tiên được đặt ở giữa phên, những cái còn lại thì được xếp lần lượt theo hình xoắn ốc.
Chẳng mấy chốc, những chiếc sủi cảo mà họ làm đã được xếp đầy hai cái phên. Dịch Huyền đếm, mỗi phên có hơn bốn mươi chiếc sủi cảo.
Hà Điền rửa sạch bột trên tay, cất cái thớt đi, lau sạch bàn, đặt cái tô có hai loại bột lá lên bàn, đổ đầy nước vào một cái tô rồi nhúng đầu ngón tay vào nước, sau đó nhỏ vài giọt nước vào bột, dùng đũa khuấy đều, rồi lại nhỏ thêm vài giọt nước vào. Cuối cùng, cô lấy một cái chai nhỏ từ trên kệ gỗ xuống, trong chai là một chất lỏng màu hồng, nắp có hình dạng ống nhỏ giọt.
Cô cẩn thận nhỏ hai giọt chất lỏng vào rồi tiếp tục khuấy bột lá, bột nhanh chóng trở nên dính chặt và chuyển sang màu hồng đậm. Dường như chất lỏng này có tác dụng kết dính và nhuộm màu.
Lúc này, Hà Điền rốt cục nói: “Đây là nhang. Sau Đông chí thì chính là Tết. Hàng năm bão tuyết lớn sẽ ngừng trước ngày giao thừa. Lúc đó nhang cũng đã khô, có thể đốt được rồi.”
Cách thức thắp nhang ở mỗi nhà đều khác nhau, thậm chí có nhà còn đốt vài cành tùng, bách, nhưng quy trình cầu nguyện đều tương tự nhau.
Đêm giao thừa, thắp nén nhang tự tay khấn vái trước những vòng khói cuộn tròn, thành tâm tưởng nhớ đến người đã khuất, cầu mong bọn họ ở chín suối có linh thiêng, phù hộ người còn sống khỏe mạnh bình an, mùa màng tươi tốt, chài lưới và bẫy thú đều có thu hoạch.
Mắt Hà Điền đỏ hoe, nước mắt lưng tròng.
Dịch Huyền không kìm được, đưa tay ra chạm nhẹ vào đầu cô.
Nhất định là Hà Điền lại đang nghĩ đến bà mình.
Hà Điền xoa mũi, ngẩng đầu lên mỉm cười với Dịch Huyền, những giọt nước mắt đó lăn lộn trong mắt cô vài lần rồi lại quay ngược trở lại, cứ như thể đã bị đôi mắt đen láy của cô hấp thụ hết.
Hai người yên lặng nhìn nhau một lúc, Hà Điền hỏi: “Có muốn làm nhang với tôi không?”
Dịch Huyền vui vẻ đồng ý: “Muốn.”
Hà Điền làm mẫu trước, cô dùng bốn ngón tay nhúm một viên bột nhang nhỏ, bóp thành hình nón rồi đặt vào dĩa gốm, chúm đỉnh nón lại, ấn nhẹ để đáy nón phẳng ra.
Nhang hình nón đã làm được đặt trên một chiếc phên tre nhỏ và phơi ở nơi thoáng mát.
Sau đó cứ cách ngày thì lấy xuống, lật mặt khác phơi sao cho thật đều, nếu không thì khi đốt, nhang còn ẩm, không có mùi thơm.
Dịch Huyền đảm nhiệm trọng trách này, mỗi ngày đều nghĩ đến việc đi lật nhang.
Sau khi khô, nhang chuyển sang màu hồng nhạt, mùi không nồng.
Nhang đã được chuẩn bị xong, gió tuyết sau ngày Đông chí cũng đã đến như dự định.
Tác giả có lời muốn nói:
Hôm nay cũng chúc các bạn ăn ngon ngủ kĩ.
Nhưng Dịch Huyền vẫn cảm thấy rất vui vẻ.
Cô ấy và Hà Điền ngồi trước bếp lò, ăn bánh bao hấp, đợi khi tóc khô thì chải bằng lược gốm, tóc mượt mà trơn tuột, có mùi thơm nhẹ và một chút đắng mát.
Hà Điền nói mùi xà phòng mà họ dùng để gội đầu là công thức bí mật của bà cô.
Ngày hôm sau, Hà Điền và Dịch Huyền dắt Gạo đi ra sông, lấy nước nhiều lần, đổ đầy vại nước đã cạn kiệt vì tắm.
Vừa lúc, tất cả các vại nước đã đến thời điểm phải làm sạch.
Hà Điền dùng gáo múc những con cá nhỏ nuôi trong vại ra cho vào chậu gốm, đổ nốt phần nước còn lại vào chậu, sau đó chuyển vại ra hiên rồi dùng miếng xơ mướp chà lên thành vại.
Cá nuôi trong vại không cần phải cho ăn, để nó ăn các loại vi sinh vật bám trên thành vại, tất nhiên là cả trong nước.
Vào mùa đông, vại nước có thể được vệ sinh một hoặc hai tháng một lần. Nhưng vào mùa hè, phải rửa thường xuyên hơn.
Sau khi đổ đầy nước vào vại, Hà Điền và Dịch Huyền bắt đầu giặt quần áo.
Trước khi dắt Gạo đi lấy nước, họ đã chuyển “máy giặt” ra khỏi kho chứa.
Mặc dù hầu hết các khu vực đã bị mất điện, một nguồn năng lượng vốn không thể thiếu của con người, nhưng công nghệ đã được cải tiến nhiều lần này vẫn không bị lãng quên.
“Máy giặt” của nhà Hà Điền là một thứ tương tự như máy giặt trước đây. Tuy nhiên, thùng là thùng gỗ, được đặt trên một giá đỡ. Một bên của thùng có đóng một cây trụ dài. Nó có thể được đẩy bằng tay hoặc dùng sức kéo của Gạo.
“Máy giặt” này thực sự trông giống như một cái cối xay đá hơn, nhưng lại dùng thùng gỗ thay vì cán xay và cối xay.
Cho quần áo vào thùng, thêm nước và nước xà phòng, cột một nhánh tre mỏng lên khung của Gạo, sau đó treo một cành cây nhỏ hoặc thức ăn mà nó thích lên nhánh tre, nó sẽ tiếp tục ăn thức ăn này, đi về phía trước, không nhận ra rằng mình đang quay xung quanh cái thùng.
Quần áo trong xô quay liên tục theo vòng quay của thùng gỗ, quay được một tiếng thì thay nước một lần, lại quay thêm một lúc nữa là quần áo đã được giặt sạch.
Sau khi Hà Điền sống một mình, cô hầu như chỉ giặt quần áo ở mép suối, đã lâu không dùng đến máy giặt.
“Hôm nay Gạo đã vất vả rồi! Tối nay chị sẽ thêm chút đậu cho cưng.” Hà Điền vỗ vỗ lên bụng Gạo.
Nó cứ bước đi, mặc kệ Hà Điền.
Chờ Hà Điền và Dịch Huyền xử lý số chồn mà họ thu hoạch được lần này xong, treo lên, quần áo cũng đã được giặt xong.
Quần áo ướt vừa được treo lên sợi dây thì ngay lập tức đông cứng lại.
Khi Dịch Huyền treo quần áo lên, Hà Điền vội vàng chủ động giúp, nhưng cô ấy lại không để Hà Điền động tay vào.
Giờ thì Hà Điền đã hiểu, Dịch Huyền là một người rất bảo thủ. Vì vậy, cô không nói bất cứ điều gì, nhìn cô ấy vụng về treo quần áo từng cái một lên sợi dây.
Quần áo của Dịch Huyền gần như thay đổi từ trong ra ngoài, bên ngoài là áo khoác lông hươu và giày rơm của những người thợ săn trên núi, bước vào nhà, cởi áo khoác ngoài ra, bên trong mặc áo dài và quần vải bông, đi ủng da.
Bây giờ trông cô ấy không khác gì những người thợ săn.
Những bộ quần áo này được làm từ quần áo cũ của bà Hà Điền, cô rất vui khi có người tiếp tục mặc chúng.
Quần áo ướt đóng thành đá đến chiều có thể mang vào nhà, mặc dù chúng vẫn còn cứng.
Đặt một giàn phơi bên bếp, khi ngủ dậy thì quần áo đã gần khô hết. Nếu có những nếp gấp nhỏ chưa khô, Hà Điền còn có một cái bàn ủi. Bàn ủi làm bằng gang, rỗng, bên trong chứa đầy than nóng đỏ, đậy kín nắp, lúc ủi thì trải một lớp vải dạ lên bàn, ủi phẳng quần áo rồi xếp vào rương.
Sau khi dọn dẹp nhà cửa một ngày, Hà Điền và Dịch Huyền lại lên đường đến nhà nghỉ săn bắn.
Trong vài tuần tới, họ đều thường xuyên lui tới rừng cây hai bên sông, thu hoạch chồn.
Có vẻ như linh cảm của Hà Điền đã đúng. Mùa đông năm nay chồn được mùa.
Anh em nhà họ Phổ không xuất hiện nữa. Thời tiết lạnh hơn, cùng với việc ánh sáng ban ngày ngày càng ngắn đã ngăn cản họ mạo hiểm lẻn đến rừng cây của Hà Điền. Tất nhiên, cũng có thể là vì lần trước nhìn thấy Hà Điền có người giúp đỡ mới, điều này khiến họ do dự.
Đến ngày Đông chí, Hà Điền vội vã về nhà từ bên kia sông.
Đối với cô, ngày này là một ngày đặc biệt. Cô muốn làm một món ăn đặc biệt.
Là sủi cảo.
Kể từ ngày này, ánh sáng ban ngày ở Bắc bán cầu sẽ dần trở nên dài hơn.
Ý nghĩa của thuật ngữ tiết Đông chí ở khu rừng này quan trọng hơn nhiều so với những nơi khác.
Sau ngày này, sẽ sớm có một trận bão tuyết kéo dài gần mười ngày.
Mỗi năm đều như vậy. Đã diễn ra trong nhiều thập kỷ.
Tất cả những thợ săn khôn ngoan nên lao về nhà vào thời điểm này, trốn trong ngôi nhà gỗ ấm áp, ăn thức ăn dự trữ, và khi tuyết ngừng rơi, nhanh chống đi lấy nước, thu lưới, xúc tuyết trước cửa và trên mái nhà.
Hà Điền từng nghe bà mình kể lại rằng trận bão tuyết năm đó cực kỳ dữ dội, qua một đêm tuyết rơi dày đến mức cửa bị phong tỏa, cả căn nhà gần như bị tuyết vùi lấp, chỉ còn trơ lại mái nhà. Mọi người không thể thoát ra ngoài, và ngay cả không khí cũng gần như cạn kiệt. Bọn họ thậm chí còn không dám bật đèn, chỉ có thể cầm chặt đèn pin trong tay.
Cuối cùng họ gỡ cánh cửa ra khỏi nhà, dùng xẻng đào một lối đi và trèo ra ngoài. Rốt cuộc cũng được cứu.
Sau đó, họ sửa chữa lại nhà, ngủ ở trên gác. Nếu thảm họa tuyết giống vậy xảy ra một lần nữa, ít nhất họ còn có thể phá vỡ mái nhà và thoát thân.
Tiết Đông chí đã trở thành một ngày đặc biệt ở trong rừng.
Trước và sau ngày Đông chí, nhiều người cũng sẽ cầu nguyện hoặc thực hiện các hoạt động tế lễ tương tự.
Sau Đông chí là đến Tết, nhiều đồ tế tự hay đồ ăn dùng trong ngày Tết đều cần phải chuẩn bị dần sau ngày Đông chí này.
Sau khi Hà Điền và Dịch Huyền vội vã về nhà, họ treo một lớp rèm rơm bên ngoài chuồng của Gạo, lót máng của nó cao hơn bình thường, đồng thời cũng dùng rơm lót lại sàn.
Sau khi chắc chắn nơi ở của Gạo đã ổn, Hà Điền đi đến một cái kho chứa củi và lấy ra một số thứ rất đặc biệt – hai loại lá khô.
Một loại có màu trắng bạc, Hà Điền nói đó là Một loại khác, có cành, giống như đuôi của một con sóc nhỏ, các gờ ở đuôi là lá. Đây là lá của cây linh sam. Nó đã được phơi khô lâu ngày, lá chuyển sang màu vàng nâu, vừa chạm nhẹ vào sẽ xào xạc rơi xuống, tách thành nhiều mảnh.
Trở lại nhà, Hà Điền bỏ lá qua một bên, rửa tay nhào bột mì, chuẩn bị làm sủi cảo.
Bột da sủi cảo không cần để lên men, chỉ cần cho nước ấm vào, nhào đến khi thấy cứng hơn bột làm bánh bao là được. Sau khi nhào bột xong, phủ khăn ẩm lên miệng chậu và để một lúc cho bột dậy mùi.
Đối với nhân sủi cảo, cô dùng một phần bắp cải lấy từ trong hầm ra và cá tuyết sông mà hôm nay đã bắt được, ngoài hai nguyên liệu chính này, cô còn dùng thêm một ít củ cải muối băm nhỏ và nấm hương ngâm.
Dịch Huyền và Hà Điền băm nhỏ thịt và rau riêng, thêm gia vị và một chút dầu ngỗng rồi trộn đều, trộn một lúc, thêm một chút nước, tiếp tục trộn cho đến khi hỗn hợp thịt và rau đặc, mịn, bề mặt sáng bóng là được.
Có thể gói thêm nhiều sủi cảo một chút, xếp lên một cái phên bằng sậy, đặt ngoài cửa, một lúc sau chúng sẽ đông cứng lại. Xếp một lớp lá khô vào hộp gỗ, sau đó xếp một lớp sủi cảo, rồi lại thêm một lớp lá một lớp sủi cảo nữa, cuối cùng lót một lớp lá rồi đậy nắp hộp lại, cất vào nơi bảo quản, lúc nào muốn ăn thì chỉ cần lấy ra trụng qua nước sôi, nấu chín là được.
Khi Dịch Huyền khuấy nhân sủi cảo, Hà Điền lấy ra một cái cối bằng đá cẩm thạch trắng, đầu tiên cho lá cây xô thơm trắng vào nghiền thành bột, dùng rây rây lại, sau đó cho bột lá mịn vào chén sứ.
Cô thả một chút bột lá vào bếp. Bột lá lập tức hóa thành một chuỗi tia lửa nhỏ, tỏa ra mùi thơm ngát trong không khí.
Hà Điền nhìn chằm chằm vào những tia lửa đang bay một lúc, lại bắt đầu nghiền lá của cây linh sam.
Không hiểu vì sao, tâm trạng của cô rất suy sụp.
Trong một thời gian dài, chỉ có tiếng khuấy nhân và tiếng nghiền trong cối.
Nhân sủi cảo đã khuấy xong, Hà Điền đặt bột linh sam và cây xô thơm trắng cùng một chỗ, bắt đầu làm sủi cảo.
Cô dạy Dịch Huyền cách lấy một miếng bột, chọc một lỗ ở giữa và cho tay vào lỗ tiếp tục xoay tròn, nhào bột thành hình tròn, rồi ngắt nó ra thành một con rắn trắng dày trên thớt. Nhào lên nhào xuống, làm cho nó mỏng và dài hơn. Khi độ dày vừa phải, cắt bột trắng thành từng khối nhỏ, rắc bột mì lên thớt, lăn từng viên bột nhỏ trong lòng bàn tay, rồi dùng cán lăn mỏng, làm thành vỏ sủi cảo hình tròn.
Đặt vỏ bánh vào lòng bàn tay, cho một muỗng nhỏ nhân vào, gấp bột lại, túm hai mép bột lại nhấn vào giữa, ép chặt, cuối cùng dùng bốn ngón tay bên dưới, ngón cái ở bên trên, gấp vành bánh lại, nhân bánh đã được bao bọc hoàn toàn ở trong bột.
Sủi cảo được làm giống như một chiếc xuồng nhỏ, cái đầu tiên được đặt ở giữa phên, những cái còn lại thì được xếp lần lượt theo hình xoắn ốc.
Chẳng mấy chốc, những chiếc sủi cảo mà họ làm đã được xếp đầy hai cái phên. Dịch Huyền đếm, mỗi phên có hơn bốn mươi chiếc sủi cảo.
Hà Điền rửa sạch bột trên tay, cất cái thớt đi, lau sạch bàn, đặt cái tô có hai loại bột lá lên bàn, đổ đầy nước vào một cái tô rồi nhúng đầu ngón tay vào nước, sau đó nhỏ vài giọt nước vào bột, dùng đũa khuấy đều, rồi lại nhỏ thêm vài giọt nước vào. Cuối cùng, cô lấy một cái chai nhỏ từ trên kệ gỗ xuống, trong chai là một chất lỏng màu hồng, nắp có hình dạng ống nhỏ giọt.
Cô cẩn thận nhỏ hai giọt chất lỏng vào rồi tiếp tục khuấy bột lá, bột nhanh chóng trở nên dính chặt và chuyển sang màu hồng đậm. Dường như chất lỏng này có tác dụng kết dính và nhuộm màu.
Lúc này, Hà Điền rốt cục nói: “Đây là nhang. Sau Đông chí thì chính là Tết. Hàng năm bão tuyết lớn sẽ ngừng trước ngày giao thừa. Lúc đó nhang cũng đã khô, có thể đốt được rồi.”
Cách thức thắp nhang ở mỗi nhà đều khác nhau, thậm chí có nhà còn đốt vài cành tùng, bách, nhưng quy trình cầu nguyện đều tương tự nhau.
Đêm giao thừa, thắp nén nhang tự tay khấn vái trước những vòng khói cuộn tròn, thành tâm tưởng nhớ đến người đã khuất, cầu mong bọn họ ở chín suối có linh thiêng, phù hộ người còn sống khỏe mạnh bình an, mùa màng tươi tốt, chài lưới và bẫy thú đều có thu hoạch.
Mắt Hà Điền đỏ hoe, nước mắt lưng tròng.
Dịch Huyền không kìm được, đưa tay ra chạm nhẹ vào đầu cô.
Nhất định là Hà Điền lại đang nghĩ đến bà mình.
Hà Điền xoa mũi, ngẩng đầu lên mỉm cười với Dịch Huyền, những giọt nước mắt đó lăn lộn trong mắt cô vài lần rồi lại quay ngược trở lại, cứ như thể đã bị đôi mắt đen láy của cô hấp thụ hết.
Hai người yên lặng nhìn nhau một lúc, Hà Điền hỏi: “Có muốn làm nhang với tôi không?”
Dịch Huyền vui vẻ đồng ý: “Muốn.”
Hà Điền làm mẫu trước, cô dùng bốn ngón tay nhúm một viên bột nhang nhỏ, bóp thành hình nón rồi đặt vào dĩa gốm, chúm đỉnh nón lại, ấn nhẹ để đáy nón phẳng ra.
Nhang hình nón đã làm được đặt trên một chiếc phên tre nhỏ và phơi ở nơi thoáng mát.
Sau đó cứ cách ngày thì lấy xuống, lật mặt khác phơi sao cho thật đều, nếu không thì khi đốt, nhang còn ẩm, không có mùi thơm.
Dịch Huyền đảm nhiệm trọng trách này, mỗi ngày đều nghĩ đến việc đi lật nhang.
Sau khi khô, nhang chuyển sang màu hồng nhạt, mùi không nồng.
Nhang đã được chuẩn bị xong, gió tuyết sau ngày Đông chí cũng đã đến như dự định.
Tác giả có lời muốn nói:
Hôm nay cũng chúc các bạn ăn ngon ngủ kĩ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.