Đại Đường Cuồng Sĩ

Chương 350: Chiến đấu kịch liệt ở U Yến

Cao Nguyệt

08/04/2016

Lý Trân cùng Địch Yến trở về hành quân trướng, chỉ vào chỗ ngồi nói:

- Ngồi xuống nghỉ ngơi một chút đi

Địch Yến tức giận ngồi xuống đất. Nàng vốn ở nhà chuẩn bị xuất giá rồi, không hề ra ngoài, đợi qua mười ngày Lý Trân sẽ cưới nàng làm vợ, thật không ngờ phụ thân lại nói cho nàng biết, Lý Trân đột xuất có việc quân, suất quân đi Bắc thượng rồi, hôn sự phải dời lại. Điều này làm nàng thực sự tức giận, không ngờ Lý Trân không từ biệt một tiếng đã đi rồi.

Đại tiểu thư nàng tính tình nóng nảy, lập tức thay quần áo, cưỡi ngựa đuổi theo ra Trường An, nàng một mạch đuổi theo Lý Trân hai ngày, vừa mệt vừa đói.

Lúc này, trong lòng Địch Yến vừa tủi thân vừa tức giận, nàng nói với Lý Trân:

- Ta không mang lương khô, cũng quên mang tiền, đã hai ngày chưa ăn cơm rồi.

Lý Trân vừa buồn cười, lại vừa thương, vội vàng lấy một phần lương khô và nước uống của mình đưa cho nàng. Địch Yến nhận lấy ăn như hổ đói, nàng lại uống chút nước, lúc này sắc mặt mới hòa hoãn một chút nói:

- Huynh tính khuyên muội trở về như thế nào đây?

Lý Trân bất đắc dĩ nói:

- Ta không phải nhất định muốn muội trở về, nếu như là đi ra ngoài chấp hành bất luận cái gì, ta ước gì muội ở bên cạnh ta. Nhưng đây là đi đánh giặc, không nói đến nguy hiểm, mấu chốt trong quân không cho phép có nữ nhân, đây là quân quy, muội để cho ta dễ làm việc được không?

- Lời này của huynh là không đúng rồi.

Địch Yến lại nói:

- Ta đã từng hỏi phụ thân, trong doanh trại có chắc chắn không thể có nữ nhân không, phụ thân nói cái này không nhất thiết, chỉ có điều không cho phép ăn mặc đẹp đẽ, trong tác chiến không quan hệ nữ nhân, sợ ảnh hưởng đến quân tâm. Nhưng nếu như là nữ tử tác chiến, có thể ở lại doanh trại, ví như khai quốc Bình Dương Chiêu Công chúa Lý Tuệ Ninh, nàng và trượng phu Sài Thiệu suất lĩnh trong quân đội tác chiến, vì Đại Đường kiến quốc lập nhiều công lao hiển hách. Nàng ấy là nữ nhân, vì sao có thể ở lại quân doanh? Xa không nói, còn có Triệu Thu Nương, tỷ ấy cũng là nữ nhân, lại có thể ở Nội vệ của huynh đảm nhiệm lang tướng, sao huynh không đuổi tỷ ấy ra doanh trại chứ.

- Việc này...

Lý Trân thật sự nói không lại nàng. Trên thực tế, Đại Đường đối với nữ nhân luôn luôn khoan dung, trong quân đội có nữ nhân rất bình thường, hơn nữa ngay cả Hoàng đế đều là nữ nhân, Địch Yến muốn đi theo đánh trận, có cái gì mà không thể.

Nhưng thật ra là Lý Trân lo lắng không biết ăn nói với Địch Nhân Kiệt như thế nào. Lúc này, Địch Yến đắc ý trong lòng, đứng lên nói:

- Hiện tại muội cũng là thành viên của Nội Vệ, huynh đi hỏi các tướng lĩnh Nội Vệ, xem ai sẽ phản đối?

Địch Yến tranh luận hợp tình hợp lí, Lý Trân không thể không bằng lòng. Kỳ thật Lý Trân cũng biết, nếu Địch Yến đã đến đây, muốn cho nàng trở về, vốn không thể nào.

Chiến đấu U Châu kịch liệt đã đánh gần nửa tháng, bảy vạn quân Đường bị phân thành ba bộ phân chia đóng ở Kế huyện, huyện Hòai Nhu và huyện Ngư Dương. Mà quân Khiết Đan thì ba mươi sáu bộ gồm Khiết Đan, Hề, Tập…tổng cộng mười ba vạn đại quân, phát động tấn công mạnh đối với ba tòa thị trấn một lần.

Hơn nữa Kế huyện, quân Khiết Đan dùng hai mươi mấy máy bắn đá trọng hình thay nhau tấn công, nhưng do thị trấn tường cao dày, ba vạn quân Đường tử thủ, Kế huyện từ đầu đến cuối đồ sộ đứng sừng sững, không bị quân Khiết Đan công phá.

Trên tường thành, Tô Hồng Huy nhìn hướng nam xa xa, trong ánh mắt tràn đầy âu lo. Mặc dù gã nhiều lần bị Võ Tam Tư tạo áp lực, buộc tha cho Vương Hiếu Kiệt, chỉ có điều gã cũng không nghĩ đến Vương Hiếu Kiệt không ngờ bất hạnh chết trận, khiến trong lòng của gã hối hận vạn phần, gã chỉ có thể liều mạng chiến đấu kịch liệt để xoay chuyển khuyết điểm của chính mình.



Nhưng bảy vạn quân Đường ngăn cản không nổi năm vạn gót sắt kỵ binh quân Khiết Đan, một trận chiến ở Lộ Thủy, quân đội của gã thua trận, chết hơn một vạn người, cũng bị quân Khiết Đan phân tách làm ba bộ phận, đại tướng Đỗ Nguyên Sơn dẫn hai vạn quân lui giữ Ngư Dương, Tả Vệ tướng quân Trương Văn Tân thì dẫn hơn một vạn người lui giữ Đào Cốc Bảo của huyện Hoài Nhu.

Huyện Hoài Nhu địa thế hiểm yếu, núi cao rừng rậm, dễ thủ khó công, lại có đầy đủ lương thực dự trữ, Tô Hồng Huy cũng không lo lắng, gã duy chỉ có lo lắng hai vạn quân Đường khốn thủ ở huyện Ngư Dương. Thị trấn Ngư Dương tường cao chắc chắn không bằng Kế huyện, thành trì khá thấp bé, lương thực cũng không đủ, hai vạn quân Đường căn bản chống đỡ không được bao lâu, một khi người Khiết Đan đem vũ khí công thành trọng hình chuyển qua huyện Ngư Dương, chỉ sợ chỉ cần thời gian nửa ngày, thành trì cũng sẽ bị công phá.

Hai vạn quân Đường ở đây bị mười vạn đại quân của Khiết Đan bao vây rồi, chỉ có thể chờ vào vận mệnh bị tàn sát. Hiện tại Tô Hồng Huy chỉ có thể khẩn cầu viện quân triều đình có thể đến sớm, giải vây huyện Ngư Dương.

Lúc này, một binh lính đưa tin chạy như bay đến, quì gối, đem một phong thư trình lên:

- Khởi bẩm Phó tổng quản, đây là thư của Trương tướng quân tại Hoài Nhu.

Tô Hồng Huy tiếp nhận tin nhanh chóng nhìn qua một lần, trong thư nói quân Khiết Đan đánh Hoài Nhu bất ngờ rút quân rồi, nguyên nhân không rõ. Điều này làm cho trong lòng Tô Hồng Huy đầy nghi hoặc, sao quân Khiết Đan lại từ bỏ tấn công Hoài Nhu? Chẳng lẽ chúng cảm thấy không thể đánh hạ Hoài Nhu, liền rút quân sao?

Hay là Tôn Vạn Vinh chuẩn bị tập trung binh lực đi tấn công huyện Ngư Dương? Tô Hồng Huy lại hỏi:

- Có tin tức của Đỗ tướng quân Ngư Dương không?

- Hồi bẩm Phó tổng quản, tạm thời không có tin tức

Trong lòng Tô Hồng Huy một lần nữa lại rực lên, huyện Ngư Dương bên kia đã hai ngày không có tin tức rồi, chẳng lẽ thị trấn đã bị công phá, toàn quân quân Đường đã bị diệt sao? Tô Hồng Huy càng nghĩ càng lo lắng, dù thành trì bị đại quân Khiết Đan vây quanh, nhưng gã vẫn hạ lệnh:

- Nhanh chóng truyền lệnh của ta, phái ba mươi trinh sát phân công nhau phá vây, đi huyện Ngư Dương tra xét tình hình.

Bốn phía Kế huyện bị bảy vạn đại quân Khiết Đan bao vây, trong đó ba vạn kỵ binh, không ngủ ngày đêm phát động tiến công hướng Kế huyện, cũng cùng đều tử thương thê thảm và nghiêm trọng. Trong năm ngày ngắn ngủi, gần chín nghìn người chết và bị thương nặng. Tương vong thê thảm và nghiêm trọng khiến quân Khiết Đan chậm kế hoạch tiến công, nhưng lúc này, ánh mắt của Tôn Vạn Vinh lại nhìn thẳng quân Đường huyện Ngư Dương.

Từ lúc ở Liêu Đông giết danh tướng Đường triều Vương Hiếu Kiệt đến nay, Tôn Vạn Vinh ở Khiết Đan tiếng tăm tăng vọt, gần như tất cả quân Khiết Đan đều tỏ vẻ thần phục, biểu hiện rõ nhất chính là hàng loạt viện quân tới U Châu, khiến binh lực của bọn họ so lúc ban đầu là năm vạn người nay tăng tới mười ba vạn người.

Sở dĩ quân Khiết Đan liều lĩnh phái binh tiếp viện Tôn Vạn Vinh, còn có một nguyên nhân cực kỳ quan trọng, Tôn Vạn Vinh đã công phá huyện Mật Vân giết vào Hà Bắc, vì chiến lợi phẩm nhiều nhất, các cánh quân đều phái quân tinh nhuệ tới Hà Bắc, đoạt lấy của cải và nữ nhân.

Tuy nhiên Tô Hồng Huy suất bảy vạn quân Đường tử thủ U Châu, trở ngại kế hoạch quân Khiết Đan xuôi về phương nam. Lúc này, Tôn Vạn Vinh cũng đã nhận được tin triều đình Đại Đường phái tướng quốc Lâu Sư Đức dẫn mười vạn đại quân Bắc thượng, nếu cộng thêm mười vạn quân đội Tương Châu, thì phải là hai mươi vạn quân Đường rồi.

Tôn Vạn Vinh không dám xem thường, y chuẩn bị tập kết quân đội đánh với chủ lực quân Đường. Trong lòng của y rất rõ ràng, một khi y đánh tan hai mươi vạn quân Đường này, nữ hoàng đế Đại Đường không thể không cắt nhường lãnh thổ cầu hòa với y rồi.

Lúc này, ngoài lều lớn có lính bẩm báo nói:

- Lạc tướng quân truyền đến tin tức, hai vạn quân Đường huyện Ngư Dương đã rời khỏi thị trấn, lui lại hướng đông.

Tôn Vạn Vinh mừng rỡ, y biết rằng quân Đường huyện Ngư Dương không chống đỡ nổi, bọn họ quả nhiên bỏ thành mà đi. Tôn Vạn Vinh lập tức ra lệnh nói:

- Lệnh Lạc Vụ Chỉnh toàn bộ tuyến công kích, cần phải tiêu diệt hết quân Đường...



Quân Đường ở Huyện Hoài Nu và Kế huyện một lòng bảo vệ cho thị trấn, ngược lại, thủ thành của huyện Ngư Dương bị đánh cho rất thê thảm.

Huyện Ngư Dương là địa điểm quân sự trọng yếu nhất giữa Du Quan và U Châu, đánh hạ được huyện Ngư Dương, đã mở thông Tây Đại Môn thông đến Du Quan. Quân Khiết Đan là dọc theo phía nam chân núi Yến Sơn trực tiếp thẳng hướng đến Du Quan cách một trăm năm mươi dặm.

Hai vạn quân Khiết Đan đóng quân phía bắc Du Quan cũng chỉ huy xuôi nam, thổi quét các châu phía Đông Hà Bắc, bởi vậy, đối với trận chiến đấu tranh đoạt huyện Ngư Dương cũng tới lúc liều mạng sinh tử.

Mới sáng sớm , một luồng gió lạnh thổi qua Yến Sơn, lạnh thấu xương thổi quét vùng đất U Yến. Dù cả vùng đất đường sông bị chia cắt, đường đầy đất, sông đóng băng, nhưng tiếng kèn trầm thấp vẫn còn nổi lên phía tây huyện Ngư Dương, kỵ binh Khiết Đan đông nghìn nghịt xuất hiện phía chân trời.

Chiến dịch bao vây huyện Ngư Dương đã gần mười ngày, hai bên chết mấy nghìn người, cho dù quân Khiết Đan vài lần muốn đánh hạ huyện Ngư Dương, nhưng đều bị quân Đường ngoan cường chống cự, lần lượt bị đánh lui.

Trên thực tế, huyện Ngư Dương thất thủ đã là nằm trong dự tính.

Quân Đường cho dù lại đánh bại quân Khiết Đan cũng chỉ là vô ích, quan trọng là ... Quân Đường đã cạn kiệt lương thảo, không cách nào tiếp tế, chỉ có thể bỏ thành rút quân về hướng đông.

Quân Đường còn có gần một vạn năm ngàn người, Tướng Đại Đường Đỗ Nguyên Sơn suất lĩnh tại trong mạch địa mông vô bờ, từ xa dãy núi hùng vĩ tựa như một con cự long, ước hai dặm ngoại đó là Cô Thủy, con sông gợn sóng lăn tăn ấm áp dưới ánh mặt trời vào đông.

Cổ Thủy do hai nhánh sông bắt nguồn từ Yến Sơn mà thành, vẫn chảy về phía Bột Hải, mùa đông kết băng đặc biệt khô cạn, nhưng mùa xuân mùa hạ lượng nước đặc biệt phong phú, Cổ Thủy trở thành nguồn nước tưới cho hơn mười vạn mẫu ruộng lúa mạch, nó được xưng là con sông sinh mệnh của Kế Châu, dọc theo bắc Cổ Thủy vẫn đi đến dưới chân Yến Sơn

Một vạn năm ngàn quân Đường đứng ở bên trong ruộng lúa mạch sắp hàng thành thương tiễn trận, phía trước là năm nghìn cung thủ, phía sau là một vạn trường mâu binh.

Đỗ Nguyên Sơn biết bọn họ không thể tránh được quân Khiết Đan truy kích, thay vì chịu thua, không bằng kết trận nghênh chiến, sống hay chết, thắng hay bại ngay tại một trận chiến này.

Cung thủ là lợi khí đối phó với kỵ binh. Bọn họ trên thực tế cũng là trường mâu binh, lấy phương thức bộ binh bày trận, như vậy bọn họ có thể kéo kình nỏ, tầm bắn càng xa, khi quân Khiết Đan bị giết trước mắt họ, phía sau bộ binh chiến đấu, cung thủ nhặt trường mâu lên, lại trở thành trường mâu binh.

Mà quân Khiết Đan còn có không đến hai vạn quân đội, binh lực hai quân không kém nhiều, quân Khiết Đan nhân số lượng chiếm ưu thế. Hơn nữa bọn họ có một vạn kỵ binh danh hùng mạnh, thực lực rõ ràng mạnh hơn quân Đường

Nhưng về mặt vũ khí thì quân Đường chiếm ưu thế, nhất là cung nỏ quân Đường cực kỳ sắc bén. Cuộc chiến công phá thành thảm liệt, binh lính Khiết Đan đa phần đều chết dưới tên nỏ dày đặc của quân Đường.

Tướng lĩnh quân Khiết Đan Lạc Vụ Chỉnh giết hại mấy vạn người Triệu châu, tên hiệu là Liêu Đông đồ đao, có thú vui tàn sát hàng loạt dân trong thành, lấy giết người làm niềm vui. Lý Tận Trung lần đầu tiên khởi binh tạo phản, Lạc Vụ Chỉnh liền giết mấy ngàn tù binh quân Đường ở Doanh Châu.

Lạc Vụ Chỉnh ước chừng bốn mươi tuổi, vẻ mặt dữ tợn, tướng mạo hung tàn, nhưng y đồng thời cũng là một đại tướng có nhiều kinh nghiệm, hơn nữa quen thuộc địa hình Hà Bắc.

Quân Khiết Đan công phá được huyện Mật Vân xong y dẫn năm nghìn thiết kỵ nhanh chóng rời đi, chỉ mang theo một ngày lương khô, dọc đường đốt giết đánh cướp giết tới Triệu Châu. Võ Ý Tông suất lĩnh mười vạn đại quân nghe thấy sợ hãi bỏ chạy, khiến Lạc Vụ Chỉnh cướp lấy quân trang đồ quân nhu của quân Đường, toàn bộ quân đội của y đổi thành binh khí khôi giáp tiên tiến của quân Đường, sức chiến đấu càng hùng mạnh hơn.

Việc Lạc Vụ Chỉnh toàn diệt một vạn năm ngàn quân Đường huyện Ngư Dương đã vào tình thế bắt buộc, hơn nữa nếu hai ngày này bọn họ lại tấn công phòng tuyến Ngư Dương của quân Đường, hoặc là tổng số binh lính chết vượt qua năm ngàn người, nhiệm vụ lần này đã chấm dứt trong thất bại.

Lạc Vụ Chỉnh yên lặng nhìn quân Đường phía xa, trong lòng của y nghẹn đủ thở ra một hơi. Hôm nay bất kể như thế nào cũng phải tiêu diệt toàn bộ quân Đường.

- Giết!

Lạc Vụ Chỉnh hét lớn một tiếng, năm nghìn quân Khiết Đan tiên phong được phát động, bọn họ giơ lên cao tấm chắn, chiến mã chạy chồm, cát vàng nổi lên cuồn cuộn, sát khí tràn ngập sa mạc, thổi quét về hướng quân Đường.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Đại Đường Cuồng Sĩ

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook