Đại Tấn Đẹp Đến Như Vậy (Đổi Nữ Thành Phượng)
Chương 147
Mộ Lan Chu
04/03/2023
Editor: Na
Beta: Hoàng Lan
Cuộc đời của Dương Hiến Dung được viết trong liệt truyện hậu phi ở sách sử, viết bà trải qua năm lần phế năm lần lập, một câu cuối cùng là “Thành Lạc Dương thất bại, không ở cùng Lưu Diệu”.
Khi tất cả mọi người cho rằng đây là kết cục của bà thì đó chỉ là sự bắt đầu của một cuộc sống mới đối với bà.
Bởi vì có mối thù diệt quốc với nhà Hán, sau khi Đại Tấn tái sinh ở Giang Nam Kiến Nghiệp, hai nước tồn tại cách một con sông, là hai quốc gia độc lập, nhưng cũng không chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, không xây dựng đại sứ quán hoặc gửi sứ giả sang nhau.
Ngoài việc thỉnh thoảng xảy ra xung đột ở biên giới, đao kiếm đối đầu nhau, hai nước không có bất kỳ quan hệ qua lại nào vì mục tiêu hòa bình, dẫn tới việc cả hai bên đều tắc nghẽn thông tin, hoàn toàn không có cách nào biết nước láng giềng đã xảy ra chuyện gì.
Giang Nam thu hoạch lương thực được mùa, có thể nuôi sống trăm vạn dân di cư Trung Nguyên. Khi cuối cùng Vương Đạo cũng có thể ngủ một giấc yên ổn thì Hoàng Đế Lưu Xán của nhà Hán lại đang ngủ với ba Thái Hậu ở hậu cung, ngoài con trai ruột ra thì hắn đã tàn sát tất cả mấy người chú và con cháu hoàng gia gần như không còn một mống nào.
Đầu xuân, Tuân Hoán và Chu Phủ cử hành hôn lễ, Thanh Hà thấy người có tình cuối cùng trở thành thân thuộc, cảm động đến mức nước mắt tuôn rơi. Quốc trượng Cận Chuẩn của nước Hán gi3t ch3t con rể là Hoàng Đế Lưu Xán, cũng giết hết hoàng tử hoàng nữ, kể cả Thái tử là cháu ngoại ruột cũng nằm trong số đó, thậm chí còn đào phần mộ của Lưu Thông - người đã lập nên nhà Hán và chém chiếc đầu đã hóa thành xương trắng của Lưu Thông…
Đều nói Hoàng Đế Lưu Xán tàn bạo, có thể so với Trụ Vương, nhưng sau khi Quốc trượng Cận Chuẩn lên nắm quyền, người Trung Nguyên mới hiểu được so với Cận Chuẩn thì Lưu Xán thật sự là tiểu thiên sứ, ít nhất Lưu Xán không giết người thân trực hệ, còn Cận Chuẩn vì nhổ cỏ tận gốc, ngoài giết Lưu Xán ra còn chém đầu chị gái Cận Thái Hậu, con gái Cận Hoàng Hậu, thậm chí cả cháu ngoại ruột là Thái Tử Lưu Nguyên Công cũng chịu cảnh chém đầu, thủ đoạn độc ác vô tình.
Sau khi Cận Chuẩn lên nắm quyền, tự xưng là Hán Thiên Vương, còn cao hơn thiên tử một bậc. Cận Chuẩn cũng biết thủ đoạn của mình quá tàn nhẫn, danh không chính, ngôn không thuận, làm sao bây giờ? Làm thế nào để chặn kín miệng lưỡi thế gian đây?
Trừ cái này ra, còn có Trung Sơn Vương Lưu Diệu chiếm giữ ở Trường An, phe cánh của tên này đã lớn, những thần tử nhà Hán chạy trốn đều tới Trường An nương nhờ Lưu Diệu, Lưu Diệu trở thành người thắng lớn nhất, lúc nào ông cũng có thể đánh tới Bình Dương.
Cận Chuẩn cảm thấy ngay loạn trong giặc ngoài, được làm Hán Thiên Vương đúng như ý nguyện nhưng lại phát hiện tranh đấu giành thiên hạ thì dễ, mà nắm chính quyền thật sự quá khó.
Cả đời Cận Chuẩn dũng mãnh và có dã tâm, hắn thật sự là một nhân tài, hắn nghĩ thầm, kẻ thù của kẻ thù chính là bạn. Nước Hán tiêu diệt Đại Tấn, ta lại tiêu diệt nhà Hán, giúp Đại Tấn báo thù, như vậy ta chính là bạn của Đại Tấn.
Huống chi năm đó là Lưu Diệu tấn công phá hủy Lạc Dương, còn châm lửa đốt hoàng cung Lạc Dương, hắn mới là đầu sỏ gây tội tiêu diệt Đại Tấn.
Bên cạnh đó, đa số Trung Nguyên là dân di cư của Đại Tấn, nếu ta có thể nhận được sự ủng hộ của Đại Tấn và những người dân địa phương ở Trung Nguyên thì sẽ không phải sợ Lưu Diệu như hổ rình mồi với mình nữa.
Cận Chuẩn quyết định giảng hòa với Đại Tấn bên phía nam sông Trường Giang, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, trao đổi sứ giả, cùng chung thiên hạ và đối phó kẻ địch chung —— Lưu Diệu.
Nhưng dựa vào đâu để Đại Tấn tin tưởng ta? Để bày tỏ thành ý, Cận Chuẩn phái sứ giả vượt sông tới thành Kiến Khang, trong tay sứ giả cầm ngọc tỷ truyền quốc của Đại Tấn.
Đúng vậy, sau khi Đại Tấn tái sinh ở Giang Nam vẫn luôn không có quốc tỷ, Vương Đạo tìm một khối ngọc tốt để khắc ấn cho Thái Hưng Đế tạm sử dụng, cho nên Thái Hưng Đế có biệt danh là —— Bạch Bản Thiên tử (*).
(*) Thiên tử suông, không có tính chính thức
Năm đó khi Lưu Diệu tấn công Lạc Dương, ngoài việc cướp Dương Hiến Dung thì cũng mang cả ngọc tỷ truyền quốc đến Bình Dương, giờ nhà Hán đã diệt vong, ngọc tỷ truyền quốc rơi vào tay Cận Chuẩn, dù sao cũng vô dụng, không bằng coi như hậu lễ đưa cho Đại Tấn để bày tỏ thành ý.
Hai nước cắt đứt liên lạc, tin tức tắc nghẽn, sứ giả của Cận Chuẩn tới Kiến Khang suýt nữa bị coi là gian tế và đánh chết, vẫn là Vương Đạo cảm thấy ngọc tỷ truyền quốc này rất quen mắt, lấy lại nhìn kỹ mới biết là thật!
Ngọc tỷ truyền quốc đã trở lại!
Sự kiện làm nâng cao lòng người này lập tức truyền khắp thành Kiến Khang.
Thái Hưng Đế làm Bạch Bản Thiên tử một năm, sau khi có được ngọc tỷ truyền quốc thì có một loại cảm giác “Công việc tạm thời chuyển lên chính thức”, để tuyên bố với thiên hạ rằng mình là thiên tử chính thống của Đại Tấn, ông ta đã mở một buổi chầu đặc biệt, tuyên sứ giả Cận Chuẩn phái tới tới Đài Thành yết kiến.
Mắt trái của đặc phái viên bị đánh sưng húp, chỉ còn một kẽ hở, hắn lấy lễ tiết ba quỳ chín lạy long trọng để hành lễ với Thái Hưng Đế, nói ra tin tức nhà Hán đã diệt vong và Cận Chuẩn trở thành Hán Thiên Vương.
Quân thần Đại Tấn đều chấn động, ngay cả Vương Đạo cũng không hiểu ra sao, nhà Hán cứ thế bị Quốc trượng của mình tiêu diệt như vậy sao?
Đại Tấn suy cho cùng là chết vì nội chiến, loạn Bát vương đã tiêu hao hết thực lực quốc gia.
Nhà Hán cũng đi con đường xưa của Đại Tấn, cũng chết vì nội chiến sao? Bị cha vợ nhà mình chơi chết.
Mọi người hai mặt nhìn nhau, loại cáo già xảo quyệt như Vương Đạo cũng lộ ra vẻ mặt kinh ngạc: Đại Tấn còn chưa xuất binh bắc phạt mà đối thủ đã chết, không tốn một binh một tốt, còn có chuyện hời như vậy hả?
Vương Duyệt phản ứng lại đầu tiên, nói: “Đây là vận mệnh quốc gia của Đại Tấn ta, khổ tận cam lai, trời phù hộ Đại Tấn.”
Quần thần rối rít phụ họa: “Khổ tận cam lai, trời phù hộ Đại Tấn!”
Đài Thành ngập tràn trong hơi thở sung sướng.
Sau đó, sứ giả Cận Chuẩn phái tới trình quốc thư, thông báo một tin tức càng bùng nổ hơn, trên quốc thư viết: “… Đồ tể vai hề sao dám xưng vương? Loạn Đại Tấn khiến Nhị Đế (*) chịu đọa đầy. Nay đưa quan tài Nhị đế về Giang Đông, từ đây hai nước qua lại thân thiết, cùng chống lại Lưu Diệu.” (Ghi chú: Trích từ Tấn Thư)
(*) Nhị Đế: chỉ Hoài Đế và Mẫn Đế
Ở trong quốc thư Cận Chuẩn gọi cha con Hoàng Đế Lưu Uyên Lưu Thông - người sáng lập nên nhà Hán là đồ tể và vai hề, nói hai cẩu Hoàng Đế này làm nhục Hoài Đế Tư Mã Sí và Mẫn Đế Tư Mã Nghiệp của Đại Tấn một cách trắng trợn, bắt Hoài Đế mặc quần áo đầy tớ rót rượu, bắt Mẫn Đế cầm bô, cuối cùng còn giết bọn họ.
Bây giờ ta đã đào quan tài của Hoài Đế và Mẫn Đế lên, lại thu thập hài cốt theo lễ nghi của đế vương, cho bọn họ mặc long bào vào quan tài, mong rằng hai nước sớm ngày trao đổi sứ giả, Đại Tấn cử sứ giả tới nước ta và vận chuyển quan tài của hai vị đế vương về Kiến Khang an táng, hồn về cố quốc.
Cái này còn được mua một tặng hai, không những cho không ngọc tỷ truyền quốc mà còn đưa cả quan tài của Hoài Đế và Mẫn Đế tới?
Sau khi mọi người mừng như điên đều không tin vào tai mình.
Còn có chuyện bánh ngon từ trên trời rơi xuống hả?
Thái Hưng Đế là người vui mừng nhất, bởi vì Đại Tấn không những tái sinh trong tay ông ta mà còn lấy được ngọc tỷ truyền quốc, nếu có thể đón quan tài của Hoài Đế và Mẫn Đế về Kiến Khang để an táng, vậy ông ta sẽ lập thêm một công lớn và được lưu danh muôn đời.
Vì thế Thái Hưng Đế chỉ vào Hồng Lư Tự khanh chuyên quản lý mảng ngoại giao nói: “Ngươi làm sứ giả Đại Tấn, đi Trung Nguyên đón quan tài của Hoài Đế và Mẫn Đế về nước, lá rụng về cội.”
Có chuyện tốt cỡ này hả? Hồng Lư Tự khanh luống cuống, quỳ ngay xuống đất nói: “Trong nhà thần còn có mẹ già tám mươi tuổi đau ốm triền miên trên giường bệnh nhiều năm, thứ lỗi cho thần không thể đi xa.”
Nói đùa à, chẳng may là cái bẫy, ta không thể chết ở Trung Nguyên, khó khăn lắm ta mới chạy trốn được tới Giang Nam!
Thái Hưng Đế đảo mắt qua quần thần, “Các vị ái khanh, có ai tự đề cử mình đi Trung Nguyên đón quan tài của Hoài Đế Mẫn Đế không?”
Tin tức tốt tới quá nhanh,không kịp đi kiểm tra trước xem tin tức có chính xác hay sao không, phía trước là tiền đồ rộng lớn hay là đầm rồng hang hổ, quần thần đều không nắm rõ, huống hồ loạn Vĩnh Gia, quan viên xuôi nam, bao khó khăn thê thảm dọc đường đi vẫn rõ mồn một ở trước mắt, đâu ai muốn quay lại trải qua một lần nữa?
Quần thần cũng không dám trả lời.
Vương Duyệt lén liếc mắt ra hiệu với Thái Tử, trong nửa năm qua, Vương Duyệt làm Thái Tử Hữu ra vào Đông Cung, tình cảm với Thái Tử đã có bước tiến vượt bậc, hai người từ đối thủ tính kế nhau của ngày xưa biến thành bạn tốt, tâm ý tương thông, một ánh mắt là có thể hiểu ý đối phương.
Thái Tử trả lại một ánh mắt: Cái gì? Ngươi không nói đùa chứ? Muốn ta tự tiến cử đi Trung Nguyên đón quan tài Hoài Đế Mẫn Đế?
Vương Duyệt gật đầu một cái: Nghe ta.
Từ sau chuyện cãi vã với phụ hoàng Thái Hưng Đế đến mức cha con lục đục vì mẹ Tuân thị, Vương Duyệt là người mà Thái Tử Tư Mã Thiệu tín nhiệm nhất.
Thái Tử bước ra khỏi hàng, nói: “Phụ hoàng, nhi thần nguyện đi.”
Người kế vị một nước muốn đích thân đi sứ tới một quốc gia còn chưa nắm rõ tình hình chính trị nơi đó, nếu là Hoàng Đế thông thường nhất định sẽ không đồng ý.
Nhưng Thái Hưng Đế không phải Hoàng Đế thông thường, ông ta là Hoàng Đế “thứ hai” (*). Trong nửa năm nay vì Vương Duyệt trở thành Thái Tử Hữu, thái độ của Thái Tử đối với Lang Gia Vương từ đối lập đến dựa vào, chuyện này làm cho Thái Hưng Đế nảy sinh nghi ngờ với Thái Tử, hoài nghi Thái Tử muốn đoạt ngôi vị Hoàng Đế.
(*) Xuất phát từ câu “Vương và Mã cùng chung thiên hạ”, Thái Hưng Đế không phải người duy nhất nắm quyền, ông ta chỉ là vị vua bù nhìn, còn người nắm quyền hành thực tế là Vương Đạo
Thái Tử: Không sai, ta đúng là muốn làm Hoàng Đế, cha làm Thái Thượng Hoàng. Chỉ có làm Hoàng Đế, ta mới có thể đón mẹ về Đài Thành phụng dưỡng, rửa mối nhục xưa, để mẹ nửa đời trước luôn sống trong khuất nhục được an hưởng lúc tuổi già.
Thái Hưng Đế nhìn Thái Tử tự đề cử mình, nghĩ thầm tới thật đúng lúc, việc này có thể thành hay không, tất cả đều là vận mệnh của ngươi, cũng không nên trách trẫm không nể tình cha con.
Vì thế Thái Hưng Đế đồng ý với lời đề nghị của Thái Tử: “Chuẩn tấu. Thái Tử làm sứ giả đi Trung Nguyên đón quan tài của Hoài Đế Mẫn Đế về nước, vậy ái khanh nào sẵn sàng làm phó sứ?”
Vương Duyệt bước ra khỏi hàng, “Vi thần nguyện đi.”
Thừa tướng Vương Đạo hóa đá tức thì, đang muốn mở miệng ngăn cản thì thế tử Kiến Thành Huyện Công Chu Phủ vừa mới tân hôn không lâu bước ra khỏi hàng, “Vi thần cũng nguyện đi.”
Thì ra Chu Phủ nhìn thấy Vương Duyệt bước ra khỏi hàng, nghĩ thầm Vương Duyệt đi Trung Nguyên, công chúa Thanh Hà nhất định không yên tâm, để san sẻ lo âu cho công chúa Thanh Hà, Hoán Nương nhất định sẽ đi cùng Vương Duyệt.
Nếu Hoán Nương đi nhất định ta phải đi theo, vậy cứ dứt khoát đứng ra bày tỏ thái độ một cách quang minh chính đại.
Nếu ta đi, Vương Duyệt lại không ở thành Kiến Khang, Hoán Nương nhất định sẽ ở lại Kiến Khang bảo vệ công chúa Thanh Hà, nàng sẽ được an toàn, không cần đi Trung Nguyên mạo hiểm.
Vì vợ mới cưới Tuân Hoán, Chu Phủ có thể nói là khổ sở bày mưu tính kế.
Thật ra Kiến Thành Huyện công Chu Phỏng và Thừa tướng Vương Đạo giống nhau, đều không muốn con trai đi mạo hiểm, nhưng hai con trai đều đã nói ra, ván đã đóng thành thuyền, không thể thay đổi.
Chu Phỏng và Vương Đạo nhìn nhau cười khổ.
Cứ như vậy, lấy Thái Tử Tư Mã Thiệu làm sứ giả chính, thế tử Thủy Hưng Quận công Vương Duyệt và thế tử Kiến Thành Huyện công Chu Phủ làm phó sứ, mang theo quốc thư và quà đáp lễ ngược lên Giang Bắc, đi tới Trung Nguyên.
Đông Cung.
Thái Tử hỏi Vương Duyệt: “Tại sao cứ phải là ta đi?”
Vương Duyệt sửng sốt: “Thái Tử còn chưa biết rõ nguyên nhân đi đã tự đề cử mình?”
Thái Tử càng ngơ ngác: “Không phải ngươi bảo ta đi thì ta đi sao?” Ngay cả ngươi cũng không tin thì ta còn có thể tin ai?
Vương Duyệt giải thích: “Để làm Hoàng Đế, trước tiên phải nắm giữ thực quyền hoặc là có được lòng người. Thái quan tài đừng suy nghĩ tới thực quyền, hiện giờ phụ thân ta sẽ không buông bỏ quyền lực, ngay cả Hoàng Đế cũng không có, huống chi là Thái Tử? Cho nên Thái Tử cần phải tìm lối tắt để tìm kiếm lòng người.”
“Tuy Hoài Đế và Mẫn Đế là quân vương mất nước nhưng dù sao cũng là Hoàng Đế chính thống của Đại Tấn, dân chúng di cư tới Trung Nguyên hay quần thần vẫn thừa nhận hai Hoàng Đế này, danh tiếng của bọn họ còn cao hơn cả đương kim Hoàng thượng, Thái Tử ngược lên phía bắc đích thân đón quan tài của hai vị Hoài Đế Mẫn Đế sẽ nổi danh ở mặt đạo đức, vượt qua cả Hoàng Thượng.”
Quả thật xét về mặt đạo đức, Thái Hưng Đế làm ra trò hề bắc phạt, đẩy đại thần Thuần Vu Bá ra làm kẻ chết thay được đánh giá là quá nông cạn tầm thường. Đương nhiên, trong này cũng có nguyên nhân do Thừa tướng Vương Đạo cố ý thao túng.
Thái Tử cực kỳ bái phục: “Ta hiểu rồi, vẫn là thế tử mưu tính sâu xa. Lần này bắc phạt tuy nguy hiểm nhưng lợi lớn hơn hại, ta đều nghe thế tử.”
Vương Duyệt nói: “Thái Tử yên tâm, trong tay ta có chút mạng lưới ở Giang Bắc và Trung Nguyên, sẽ bảo vệ Thái Tử lên đường bình an.”
Giang Bắc là thiên hạ của dân lưu lạc, mà thủ lĩnh dân lưu lạc nổi tiếng nhất Giang Bắc là Si Giám.
Còn Trung Nguyên thì sao, Lưu Diệu sẽ không động tới bọn họ.
Gió xuân thổi xanh mạn Giang Nam, đoàn người Thái Tử xuất phát khi cảnh xuân tươi đẹp.
Thanh Hà ra cung, ở biệt viện Lâu Hồ để tiễn Vương Duyệt và Chu Phủ.
Tâm trạng Thanh Hà phức tạp, bởi vì quốc thư mà Đại Tấn đưa cho Cận Chuẩn là muốn liên hợpvới Cận Chuẩn để chống lại Lưu Diệu.
Lưu Diệu là cha kế của nàng, mẹ nàng là vợ của Lưu Diệu.
Nếu Đại Tấn và Lưu Diệu khai chiến, ta sẽ phải đi con đường nào?
Vương Duyệt nhìn thấu tâm tư Thanh Hà, nói: “Nàng yên tâm, Cận Chuẩn làm việc ngang ngược, không được lòng người, người Hung Nô và người Hán ở Trung Nguyên đều không chấp nhận được hắn, rất nhanh sẽ sụp đổ, còn việc Đại Tấn và Cận Chuẩn đoàn kết chống lại Lưu Diệu —— ta biết tình trạng hiện tại của quốc khố Đại Tấn, hai năm nay cũng không thể có tiền đánh lên phía bắc.”
Đánh giặc, nhất là viễn chinh (*), thật ra chính là đập tiền vào, Đại Tấn vừa mới tái sinh hoàn toàn không gánh vác nổi.
(*) Viễn chinh: hành quân xa, chiến đấu ở nơi xa
Thanh Hà nghe vậy, trong lòng yên tâm hơn một chút, nàng bẻ một cành liễu đưa cho Vương Duyệt.
Tuân Hoán cũng ngắt liễu đưa cho chồng Chu Phủ mới tân hôn, “Vận chuyển hai cái quan tài mà thôi, đi nhanh về nhanh.”
Chu Phủ nhận cành liễu, “Chúng ta đi Trung Nguyên, trách nhiệm bảo vệ công chúa phải giao cho nàng rồi.” Chu Phủ làm vậy là cố ý, hắn đi, Tuân Hoán sẽ phải ở lại, Kiến Khang là nơi an toàn.
Tuân Hoán cười nói: “Còn cần chàng phải nói hả, dài dòng.”
Nhìn cặp vợ chồng son mới cưới liếc mắt đưa tình với nhau, Thanh Hà và Vương Duyệt nhìn nhau cười: Hai người bọn họ sản xuất cơm chó nhét cho Tuân Hoán ăn nhiều năm, bây giờ đến lượt Tuân Hoán tự sản xuất cơm chó “chăm sóc lại” hai người bọn họ, thật là phong thuỷ thay phiên luân chuyển, ba mươi năm Hà Đông, ba mươi năm Hà Tây.
Beta: Hoàng Lan
Cuộc đời của Dương Hiến Dung được viết trong liệt truyện hậu phi ở sách sử, viết bà trải qua năm lần phế năm lần lập, một câu cuối cùng là “Thành Lạc Dương thất bại, không ở cùng Lưu Diệu”.
Khi tất cả mọi người cho rằng đây là kết cục của bà thì đó chỉ là sự bắt đầu của một cuộc sống mới đối với bà.
Bởi vì có mối thù diệt quốc với nhà Hán, sau khi Đại Tấn tái sinh ở Giang Nam Kiến Nghiệp, hai nước tồn tại cách một con sông, là hai quốc gia độc lập, nhưng cũng không chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, không xây dựng đại sứ quán hoặc gửi sứ giả sang nhau.
Ngoài việc thỉnh thoảng xảy ra xung đột ở biên giới, đao kiếm đối đầu nhau, hai nước không có bất kỳ quan hệ qua lại nào vì mục tiêu hòa bình, dẫn tới việc cả hai bên đều tắc nghẽn thông tin, hoàn toàn không có cách nào biết nước láng giềng đã xảy ra chuyện gì.
Giang Nam thu hoạch lương thực được mùa, có thể nuôi sống trăm vạn dân di cư Trung Nguyên. Khi cuối cùng Vương Đạo cũng có thể ngủ một giấc yên ổn thì Hoàng Đế Lưu Xán của nhà Hán lại đang ngủ với ba Thái Hậu ở hậu cung, ngoài con trai ruột ra thì hắn đã tàn sát tất cả mấy người chú và con cháu hoàng gia gần như không còn một mống nào.
Đầu xuân, Tuân Hoán và Chu Phủ cử hành hôn lễ, Thanh Hà thấy người có tình cuối cùng trở thành thân thuộc, cảm động đến mức nước mắt tuôn rơi. Quốc trượng Cận Chuẩn của nước Hán gi3t ch3t con rể là Hoàng Đế Lưu Xán, cũng giết hết hoàng tử hoàng nữ, kể cả Thái tử là cháu ngoại ruột cũng nằm trong số đó, thậm chí còn đào phần mộ của Lưu Thông - người đã lập nên nhà Hán và chém chiếc đầu đã hóa thành xương trắng của Lưu Thông…
Đều nói Hoàng Đế Lưu Xán tàn bạo, có thể so với Trụ Vương, nhưng sau khi Quốc trượng Cận Chuẩn lên nắm quyền, người Trung Nguyên mới hiểu được so với Cận Chuẩn thì Lưu Xán thật sự là tiểu thiên sứ, ít nhất Lưu Xán không giết người thân trực hệ, còn Cận Chuẩn vì nhổ cỏ tận gốc, ngoài giết Lưu Xán ra còn chém đầu chị gái Cận Thái Hậu, con gái Cận Hoàng Hậu, thậm chí cả cháu ngoại ruột là Thái Tử Lưu Nguyên Công cũng chịu cảnh chém đầu, thủ đoạn độc ác vô tình.
Sau khi Cận Chuẩn lên nắm quyền, tự xưng là Hán Thiên Vương, còn cao hơn thiên tử một bậc. Cận Chuẩn cũng biết thủ đoạn của mình quá tàn nhẫn, danh không chính, ngôn không thuận, làm sao bây giờ? Làm thế nào để chặn kín miệng lưỡi thế gian đây?
Trừ cái này ra, còn có Trung Sơn Vương Lưu Diệu chiếm giữ ở Trường An, phe cánh của tên này đã lớn, những thần tử nhà Hán chạy trốn đều tới Trường An nương nhờ Lưu Diệu, Lưu Diệu trở thành người thắng lớn nhất, lúc nào ông cũng có thể đánh tới Bình Dương.
Cận Chuẩn cảm thấy ngay loạn trong giặc ngoài, được làm Hán Thiên Vương đúng như ý nguyện nhưng lại phát hiện tranh đấu giành thiên hạ thì dễ, mà nắm chính quyền thật sự quá khó.
Cả đời Cận Chuẩn dũng mãnh và có dã tâm, hắn thật sự là một nhân tài, hắn nghĩ thầm, kẻ thù của kẻ thù chính là bạn. Nước Hán tiêu diệt Đại Tấn, ta lại tiêu diệt nhà Hán, giúp Đại Tấn báo thù, như vậy ta chính là bạn của Đại Tấn.
Huống chi năm đó là Lưu Diệu tấn công phá hủy Lạc Dương, còn châm lửa đốt hoàng cung Lạc Dương, hắn mới là đầu sỏ gây tội tiêu diệt Đại Tấn.
Bên cạnh đó, đa số Trung Nguyên là dân di cư của Đại Tấn, nếu ta có thể nhận được sự ủng hộ của Đại Tấn và những người dân địa phương ở Trung Nguyên thì sẽ không phải sợ Lưu Diệu như hổ rình mồi với mình nữa.
Cận Chuẩn quyết định giảng hòa với Đại Tấn bên phía nam sông Trường Giang, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, trao đổi sứ giả, cùng chung thiên hạ và đối phó kẻ địch chung —— Lưu Diệu.
Nhưng dựa vào đâu để Đại Tấn tin tưởng ta? Để bày tỏ thành ý, Cận Chuẩn phái sứ giả vượt sông tới thành Kiến Khang, trong tay sứ giả cầm ngọc tỷ truyền quốc của Đại Tấn.
Đúng vậy, sau khi Đại Tấn tái sinh ở Giang Nam vẫn luôn không có quốc tỷ, Vương Đạo tìm một khối ngọc tốt để khắc ấn cho Thái Hưng Đế tạm sử dụng, cho nên Thái Hưng Đế có biệt danh là —— Bạch Bản Thiên tử (*).
(*) Thiên tử suông, không có tính chính thức
Năm đó khi Lưu Diệu tấn công Lạc Dương, ngoài việc cướp Dương Hiến Dung thì cũng mang cả ngọc tỷ truyền quốc đến Bình Dương, giờ nhà Hán đã diệt vong, ngọc tỷ truyền quốc rơi vào tay Cận Chuẩn, dù sao cũng vô dụng, không bằng coi như hậu lễ đưa cho Đại Tấn để bày tỏ thành ý.
Hai nước cắt đứt liên lạc, tin tức tắc nghẽn, sứ giả của Cận Chuẩn tới Kiến Khang suýt nữa bị coi là gian tế và đánh chết, vẫn là Vương Đạo cảm thấy ngọc tỷ truyền quốc này rất quen mắt, lấy lại nhìn kỹ mới biết là thật!
Ngọc tỷ truyền quốc đã trở lại!
Sự kiện làm nâng cao lòng người này lập tức truyền khắp thành Kiến Khang.
Thái Hưng Đế làm Bạch Bản Thiên tử một năm, sau khi có được ngọc tỷ truyền quốc thì có một loại cảm giác “Công việc tạm thời chuyển lên chính thức”, để tuyên bố với thiên hạ rằng mình là thiên tử chính thống của Đại Tấn, ông ta đã mở một buổi chầu đặc biệt, tuyên sứ giả Cận Chuẩn phái tới tới Đài Thành yết kiến.
Mắt trái của đặc phái viên bị đánh sưng húp, chỉ còn một kẽ hở, hắn lấy lễ tiết ba quỳ chín lạy long trọng để hành lễ với Thái Hưng Đế, nói ra tin tức nhà Hán đã diệt vong và Cận Chuẩn trở thành Hán Thiên Vương.
Quân thần Đại Tấn đều chấn động, ngay cả Vương Đạo cũng không hiểu ra sao, nhà Hán cứ thế bị Quốc trượng của mình tiêu diệt như vậy sao?
Đại Tấn suy cho cùng là chết vì nội chiến, loạn Bát vương đã tiêu hao hết thực lực quốc gia.
Nhà Hán cũng đi con đường xưa của Đại Tấn, cũng chết vì nội chiến sao? Bị cha vợ nhà mình chơi chết.
Mọi người hai mặt nhìn nhau, loại cáo già xảo quyệt như Vương Đạo cũng lộ ra vẻ mặt kinh ngạc: Đại Tấn còn chưa xuất binh bắc phạt mà đối thủ đã chết, không tốn một binh một tốt, còn có chuyện hời như vậy hả?
Vương Duyệt phản ứng lại đầu tiên, nói: “Đây là vận mệnh quốc gia của Đại Tấn ta, khổ tận cam lai, trời phù hộ Đại Tấn.”
Quần thần rối rít phụ họa: “Khổ tận cam lai, trời phù hộ Đại Tấn!”
Đài Thành ngập tràn trong hơi thở sung sướng.
Sau đó, sứ giả Cận Chuẩn phái tới trình quốc thư, thông báo một tin tức càng bùng nổ hơn, trên quốc thư viết: “… Đồ tể vai hề sao dám xưng vương? Loạn Đại Tấn khiến Nhị Đế (*) chịu đọa đầy. Nay đưa quan tài Nhị đế về Giang Đông, từ đây hai nước qua lại thân thiết, cùng chống lại Lưu Diệu.” (Ghi chú: Trích từ Tấn Thư)
(*) Nhị Đế: chỉ Hoài Đế và Mẫn Đế
Ở trong quốc thư Cận Chuẩn gọi cha con Hoàng Đế Lưu Uyên Lưu Thông - người sáng lập nên nhà Hán là đồ tể và vai hề, nói hai cẩu Hoàng Đế này làm nhục Hoài Đế Tư Mã Sí và Mẫn Đế Tư Mã Nghiệp của Đại Tấn một cách trắng trợn, bắt Hoài Đế mặc quần áo đầy tớ rót rượu, bắt Mẫn Đế cầm bô, cuối cùng còn giết bọn họ.
Bây giờ ta đã đào quan tài của Hoài Đế và Mẫn Đế lên, lại thu thập hài cốt theo lễ nghi của đế vương, cho bọn họ mặc long bào vào quan tài, mong rằng hai nước sớm ngày trao đổi sứ giả, Đại Tấn cử sứ giả tới nước ta và vận chuyển quan tài của hai vị đế vương về Kiến Khang an táng, hồn về cố quốc.
Cái này còn được mua một tặng hai, không những cho không ngọc tỷ truyền quốc mà còn đưa cả quan tài của Hoài Đế và Mẫn Đế tới?
Sau khi mọi người mừng như điên đều không tin vào tai mình.
Còn có chuyện bánh ngon từ trên trời rơi xuống hả?
Thái Hưng Đế là người vui mừng nhất, bởi vì Đại Tấn không những tái sinh trong tay ông ta mà còn lấy được ngọc tỷ truyền quốc, nếu có thể đón quan tài của Hoài Đế và Mẫn Đế về Kiến Khang để an táng, vậy ông ta sẽ lập thêm một công lớn và được lưu danh muôn đời.
Vì thế Thái Hưng Đế chỉ vào Hồng Lư Tự khanh chuyên quản lý mảng ngoại giao nói: “Ngươi làm sứ giả Đại Tấn, đi Trung Nguyên đón quan tài của Hoài Đế và Mẫn Đế về nước, lá rụng về cội.”
Có chuyện tốt cỡ này hả? Hồng Lư Tự khanh luống cuống, quỳ ngay xuống đất nói: “Trong nhà thần còn có mẹ già tám mươi tuổi đau ốm triền miên trên giường bệnh nhiều năm, thứ lỗi cho thần không thể đi xa.”
Nói đùa à, chẳng may là cái bẫy, ta không thể chết ở Trung Nguyên, khó khăn lắm ta mới chạy trốn được tới Giang Nam!
Thái Hưng Đế đảo mắt qua quần thần, “Các vị ái khanh, có ai tự đề cử mình đi Trung Nguyên đón quan tài của Hoài Đế Mẫn Đế không?”
Tin tức tốt tới quá nhanh,không kịp đi kiểm tra trước xem tin tức có chính xác hay sao không, phía trước là tiền đồ rộng lớn hay là đầm rồng hang hổ, quần thần đều không nắm rõ, huống hồ loạn Vĩnh Gia, quan viên xuôi nam, bao khó khăn thê thảm dọc đường đi vẫn rõ mồn một ở trước mắt, đâu ai muốn quay lại trải qua một lần nữa?
Quần thần cũng không dám trả lời.
Vương Duyệt lén liếc mắt ra hiệu với Thái Tử, trong nửa năm qua, Vương Duyệt làm Thái Tử Hữu ra vào Đông Cung, tình cảm với Thái Tử đã có bước tiến vượt bậc, hai người từ đối thủ tính kế nhau của ngày xưa biến thành bạn tốt, tâm ý tương thông, một ánh mắt là có thể hiểu ý đối phương.
Thái Tử trả lại một ánh mắt: Cái gì? Ngươi không nói đùa chứ? Muốn ta tự tiến cử đi Trung Nguyên đón quan tài Hoài Đế Mẫn Đế?
Vương Duyệt gật đầu một cái: Nghe ta.
Từ sau chuyện cãi vã với phụ hoàng Thái Hưng Đế đến mức cha con lục đục vì mẹ Tuân thị, Vương Duyệt là người mà Thái Tử Tư Mã Thiệu tín nhiệm nhất.
Thái Tử bước ra khỏi hàng, nói: “Phụ hoàng, nhi thần nguyện đi.”
Người kế vị một nước muốn đích thân đi sứ tới một quốc gia còn chưa nắm rõ tình hình chính trị nơi đó, nếu là Hoàng Đế thông thường nhất định sẽ không đồng ý.
Nhưng Thái Hưng Đế không phải Hoàng Đế thông thường, ông ta là Hoàng Đế “thứ hai” (*). Trong nửa năm nay vì Vương Duyệt trở thành Thái Tử Hữu, thái độ của Thái Tử đối với Lang Gia Vương từ đối lập đến dựa vào, chuyện này làm cho Thái Hưng Đế nảy sinh nghi ngờ với Thái Tử, hoài nghi Thái Tử muốn đoạt ngôi vị Hoàng Đế.
(*) Xuất phát từ câu “Vương và Mã cùng chung thiên hạ”, Thái Hưng Đế không phải người duy nhất nắm quyền, ông ta chỉ là vị vua bù nhìn, còn người nắm quyền hành thực tế là Vương Đạo
Thái Tử: Không sai, ta đúng là muốn làm Hoàng Đế, cha làm Thái Thượng Hoàng. Chỉ có làm Hoàng Đế, ta mới có thể đón mẹ về Đài Thành phụng dưỡng, rửa mối nhục xưa, để mẹ nửa đời trước luôn sống trong khuất nhục được an hưởng lúc tuổi già.
Thái Hưng Đế nhìn Thái Tử tự đề cử mình, nghĩ thầm tới thật đúng lúc, việc này có thể thành hay không, tất cả đều là vận mệnh của ngươi, cũng không nên trách trẫm không nể tình cha con.
Vì thế Thái Hưng Đế đồng ý với lời đề nghị của Thái Tử: “Chuẩn tấu. Thái Tử làm sứ giả đi Trung Nguyên đón quan tài của Hoài Đế Mẫn Đế về nước, vậy ái khanh nào sẵn sàng làm phó sứ?”
Vương Duyệt bước ra khỏi hàng, “Vi thần nguyện đi.”
Thừa tướng Vương Đạo hóa đá tức thì, đang muốn mở miệng ngăn cản thì thế tử Kiến Thành Huyện Công Chu Phủ vừa mới tân hôn không lâu bước ra khỏi hàng, “Vi thần cũng nguyện đi.”
Thì ra Chu Phủ nhìn thấy Vương Duyệt bước ra khỏi hàng, nghĩ thầm Vương Duyệt đi Trung Nguyên, công chúa Thanh Hà nhất định không yên tâm, để san sẻ lo âu cho công chúa Thanh Hà, Hoán Nương nhất định sẽ đi cùng Vương Duyệt.
Nếu Hoán Nương đi nhất định ta phải đi theo, vậy cứ dứt khoát đứng ra bày tỏ thái độ một cách quang minh chính đại.
Nếu ta đi, Vương Duyệt lại không ở thành Kiến Khang, Hoán Nương nhất định sẽ ở lại Kiến Khang bảo vệ công chúa Thanh Hà, nàng sẽ được an toàn, không cần đi Trung Nguyên mạo hiểm.
Vì vợ mới cưới Tuân Hoán, Chu Phủ có thể nói là khổ sở bày mưu tính kế.
Thật ra Kiến Thành Huyện công Chu Phỏng và Thừa tướng Vương Đạo giống nhau, đều không muốn con trai đi mạo hiểm, nhưng hai con trai đều đã nói ra, ván đã đóng thành thuyền, không thể thay đổi.
Chu Phỏng và Vương Đạo nhìn nhau cười khổ.
Cứ như vậy, lấy Thái Tử Tư Mã Thiệu làm sứ giả chính, thế tử Thủy Hưng Quận công Vương Duyệt và thế tử Kiến Thành Huyện công Chu Phủ làm phó sứ, mang theo quốc thư và quà đáp lễ ngược lên Giang Bắc, đi tới Trung Nguyên.
Đông Cung.
Thái Tử hỏi Vương Duyệt: “Tại sao cứ phải là ta đi?”
Vương Duyệt sửng sốt: “Thái Tử còn chưa biết rõ nguyên nhân đi đã tự đề cử mình?”
Thái Tử càng ngơ ngác: “Không phải ngươi bảo ta đi thì ta đi sao?” Ngay cả ngươi cũng không tin thì ta còn có thể tin ai?
Vương Duyệt giải thích: “Để làm Hoàng Đế, trước tiên phải nắm giữ thực quyền hoặc là có được lòng người. Thái quan tài đừng suy nghĩ tới thực quyền, hiện giờ phụ thân ta sẽ không buông bỏ quyền lực, ngay cả Hoàng Đế cũng không có, huống chi là Thái Tử? Cho nên Thái Tử cần phải tìm lối tắt để tìm kiếm lòng người.”
“Tuy Hoài Đế và Mẫn Đế là quân vương mất nước nhưng dù sao cũng là Hoàng Đế chính thống của Đại Tấn, dân chúng di cư tới Trung Nguyên hay quần thần vẫn thừa nhận hai Hoàng Đế này, danh tiếng của bọn họ còn cao hơn cả đương kim Hoàng thượng, Thái Tử ngược lên phía bắc đích thân đón quan tài của hai vị Hoài Đế Mẫn Đế sẽ nổi danh ở mặt đạo đức, vượt qua cả Hoàng Thượng.”
Quả thật xét về mặt đạo đức, Thái Hưng Đế làm ra trò hề bắc phạt, đẩy đại thần Thuần Vu Bá ra làm kẻ chết thay được đánh giá là quá nông cạn tầm thường. Đương nhiên, trong này cũng có nguyên nhân do Thừa tướng Vương Đạo cố ý thao túng.
Thái Tử cực kỳ bái phục: “Ta hiểu rồi, vẫn là thế tử mưu tính sâu xa. Lần này bắc phạt tuy nguy hiểm nhưng lợi lớn hơn hại, ta đều nghe thế tử.”
Vương Duyệt nói: “Thái Tử yên tâm, trong tay ta có chút mạng lưới ở Giang Bắc và Trung Nguyên, sẽ bảo vệ Thái Tử lên đường bình an.”
Giang Bắc là thiên hạ của dân lưu lạc, mà thủ lĩnh dân lưu lạc nổi tiếng nhất Giang Bắc là Si Giám.
Còn Trung Nguyên thì sao, Lưu Diệu sẽ không động tới bọn họ.
Gió xuân thổi xanh mạn Giang Nam, đoàn người Thái Tử xuất phát khi cảnh xuân tươi đẹp.
Thanh Hà ra cung, ở biệt viện Lâu Hồ để tiễn Vương Duyệt và Chu Phủ.
Tâm trạng Thanh Hà phức tạp, bởi vì quốc thư mà Đại Tấn đưa cho Cận Chuẩn là muốn liên hợpvới Cận Chuẩn để chống lại Lưu Diệu.
Lưu Diệu là cha kế của nàng, mẹ nàng là vợ của Lưu Diệu.
Nếu Đại Tấn và Lưu Diệu khai chiến, ta sẽ phải đi con đường nào?
Vương Duyệt nhìn thấu tâm tư Thanh Hà, nói: “Nàng yên tâm, Cận Chuẩn làm việc ngang ngược, không được lòng người, người Hung Nô và người Hán ở Trung Nguyên đều không chấp nhận được hắn, rất nhanh sẽ sụp đổ, còn việc Đại Tấn và Cận Chuẩn đoàn kết chống lại Lưu Diệu —— ta biết tình trạng hiện tại của quốc khố Đại Tấn, hai năm nay cũng không thể có tiền đánh lên phía bắc.”
Đánh giặc, nhất là viễn chinh (*), thật ra chính là đập tiền vào, Đại Tấn vừa mới tái sinh hoàn toàn không gánh vác nổi.
(*) Viễn chinh: hành quân xa, chiến đấu ở nơi xa
Thanh Hà nghe vậy, trong lòng yên tâm hơn một chút, nàng bẻ một cành liễu đưa cho Vương Duyệt.
Tuân Hoán cũng ngắt liễu đưa cho chồng Chu Phủ mới tân hôn, “Vận chuyển hai cái quan tài mà thôi, đi nhanh về nhanh.”
Chu Phủ nhận cành liễu, “Chúng ta đi Trung Nguyên, trách nhiệm bảo vệ công chúa phải giao cho nàng rồi.” Chu Phủ làm vậy là cố ý, hắn đi, Tuân Hoán sẽ phải ở lại, Kiến Khang là nơi an toàn.
Tuân Hoán cười nói: “Còn cần chàng phải nói hả, dài dòng.”
Nhìn cặp vợ chồng son mới cưới liếc mắt đưa tình với nhau, Thanh Hà và Vương Duyệt nhìn nhau cười: Hai người bọn họ sản xuất cơm chó nhét cho Tuân Hoán ăn nhiều năm, bây giờ đến lượt Tuân Hoán tự sản xuất cơm chó “chăm sóc lại” hai người bọn họ, thật là phong thuỷ thay phiên luân chuyển, ba mươi năm Hà Đông, ba mươi năm Hà Tây.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.