Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 3 - Chương 154: Bồ tát.

Ngọ Hậu Phương Tình

25/03/2013

Đến phòng bệnh của Thạch Kiên, không ngờ lại nhìn thấy một người, đó chính là con gái Nguyên Nghiễm- Triệu Dung. Còn trông thấy nét mặt nàng đầy vẻ mệt mỏi, xem ra nàng đến Thạch gia từ tối qua, hơn nữa một đêm cũng chưa hề chợp mắt.

Trông thấy Thái hậu và Triệu Trinh, nàng vội vàng hành lễ. Theo lý mà nói, nàng là một cô nương, thân phận lại cao quý, đến nhà một đại thần như thế này rất không tốt. Nhưng Lễ quan cũng không can gián, ngay cả những quan viên thuộc phái của Đinh Vị, còn có cả tên Lý Bồi kia cũng không nói gì. Không trông thấy sau lưng bọn họ còn có một cô tiểu Công chúa đang khóc thút thít sao?

Lúc này, Lục Ngạc trên mặt vẫn còn những vệt nước mắt, nhìn thấy Lưu Nga, nàng chạy tới quỳ sụp xuống chân Lưu Nga:

- Thái hậu, thiếu gia nhà nô tì vẫn còn là một cậu bé, người thật sự không thể làm nhiều việc như thế này, nô tì cầu xin Thái hậu đấy.

Lúc này Thái y cũng đến thỉnh an sau đó nói:

- Thạch đại nhân lần này hỏa khí công tâm, đó chỉ là bề ngoài. Kỳ thực ngài mệt nhọc quá mức, thể xác lẫn tinh thần đều đảm đương quá nặng, cộng thêm thân thể ngài vẫn chưa phát triển hẳn mới thành ra thế này.

Lưu Nga im lặng, hiện giờ bà thấy Thạch Kiên còn đang hôn mê, chỉ là lông mày hắn vẫn chau lại cùng một chỗ. Thường ngày hắn lúc nào cũng trong bộ dạng mỉm cười điềm tĩnh, cũng có thể bây giờ hôn mê bất tỉnh nê mới để nỗi sầu lo trong lòng hiện ra.

Lưu Nga đến trước mặt Thạch Kiên, vuốt nhẹ nên mặt hắn, ngân ngấn nước mắt, một hồi lâu sau bà mới nói:

- Con ngoan, là ai gia làm con mệt thế này.

Sau đó bà quay người lại, nói với các vị đại thần ở phía sau:

- Lẽ nào quan viên cả triều đình này chỉ có một người có thể thay ai gia san sẻ nỗi lo?

Câu nói này làm mọi người đều cảm thấy hổ thẹn, cũng có thể việc ở Công bộ còn có thể giúp Thạch Kiên cáng đáng, nhưng những thứ Thạch Kiên chế tạo thì ai có thể cáng đáng được chứ? Còn cả vụ án này nữa, bọn họ cũng mập mờ nghe được rất nhiều lời đồn. Thứ nhất là việc trọng đại bon họ không dám cáng đáng, thứ hai là dề cập đến chuyện Thạch Kiên cùng đấu pháp với tên yêu đạo kia, ngoài Thạch Kiên ra e là ngay cả Dung quận chúa cũng không làm được.

Lúc này Vương Tằng thi lễ nói:

- Bẩm Thái hậu, công việc ở Công bộ bộn bề, nhưng mà từ sau khi Thạch thị lang nhậm chức, mọi việc lớn nhỏ đều xử lý tỉ mỉ. Cộng thêm những việc ngài gánh vác ngoài chức trách, đó mới là nguyên nhân căn bản dẫn đến việc ngài kiệt sức. Thần hiện tại xin đề cử một người, có thể để hắn đến Công bộ hỗ trợ Thạch đại nhân xử lý công việc.

Lưu Nga nghe xong cũng thấy có lý, bề ngoài nhìn có vẻ như Thạch Kiên cũng có lúc ngông cuồng vô tâm, ví như chuyện hắn uống rượu trên điện rồi đi ngất nga ngất ngưởng, nhưng thực ra tiếp xúc lâu thì hắn vẫn là một người rất thận trọng. Có một lần người nhà của Lưu Nga là Tiền Duy Diễn ( y gả em gái mình cho Lưu Mỹ- chồng đầu của Lưu Nga) nói đến Thạch Kiên, Lưu Nga hỏi Thạch Kiên có thể so với người nào trong lịch sử? Tiền Duy Diễn tuy cùng là đồng đảng của Đinh Vị nhưng vẫn nói: “ nếu thật sự phải so sánh thì chỉ có Gia Cát Vũ hầu mới có thể so sánh được. Hai người đều tài hoa xuất chúng như nhau, trung thành phấn đấu. Hơn nữa hai người cũng đều có vẻ vô tâm nhưng thực tế làm việc đều vô cùng hà khắc. Chỉ có điểm duy nhất không giống nhau, đó là Vũ hầu xuất thân trong thời loạn thế, còn Thạch Kiên xuất thân trong thời thái bình thịnh thế”. Lưu Nga nghe xong rất khen ngợi.

Giờ nghe xong lời Vương Tằng, bà hỏi:

- Người Vương ái khanh tiến cử là ai?

Miệng gọi “ Vương ái khanh” nhưng thái độ của bà với tên Vương Tằng này và với Thạch Kiên hoàn toàn khác biệt. Thực tế triều đình và dân chúng trên dưới đều gọi y và Thạch Kiên là “ Vương Thạch”. Vương Tằng vốn là một “mỹ nam”, hiện tại cho dù đã gần năm mươi tuổi nhưng vẫn tuấn tú lịch sự, vả lại còn là một kẻ tài hoa hơn người. Ngay cả Thạch Kiên cũng phải bái phục y, có thể không bái phục được sao? Đó là “ hàng thật đúng giá”- là một trong tám đại gia thời Đường Tống cơ mà. Y viết rất nhiều bài văn Thạch Kiên vẫn còn có thể đọc thuộc, đồng thời hai người còn đều nổi tiếng vì liêm khiết, chỉ là vì ngăn cản vô số quyền lợi của Lưu Nga nên Lưu Nga mới không vừa lòng với y. Thế nhưng Vương Tằng vẫn cứ chuyện ta ta làm.

Vương Tằng ung dung đáp:

- Người vi thần tiến cử chính là đại phu Hữu Gián Nghị- cấp sự trung cho quần mục sứ ( cấp sự trung và quần mục sứ là hai chức quan thời đó) Chương Hy Tín (hay Chương Đích Tượng).

Lưu Nga cũng đã nghe nói về người này. Mấy năm trước, đại học sĩ Dương Ức còn dùng giọng nói độ lượng, có tài Tể Tướng của ông ta để tiến cử người này với Chân Tông. Bây giờ Chương Đích Tượng đang đảm nhiệm một chức quan loại vừa. Đương nhiên, nếu không phải Vương Tằng nhắc đến, thì có lẽ Lưu Nga cũng không nhớ ra người này được.

Bà gật đầu:

- Cũng được.

Lục Ngạc lại đến nói lời cảm tạ.

Lúc này có một tiếng động truyền đến từ trên giường, mọi người đều ngoảnh đầu lại thì trông thấy Thạch Kiên đã tỉnh. Kỳ thực, từ hôm qua hắn hôn mê đã làm Lưu Nga sợ phát khiếp, bây giờ người bà trông cậy chỉ có thiếu niên này. Bà vội vàng ra lệnh cho người đến đến đỡ Thạch Kiên, sau đó lại lệnh cho tất cả các quan Thái y đến Thạch gia trị liệu, điều này mới khiến người trong kinh thành biết Thạch Kiên xảy ra chuyện. Qua một đêm cấp cứu, hắn đã tốt trở lại, cộng thêm tiếng ồn ban nãy mới làm hắn từ trong cơn mê bừng tỉnh lại.

Thạch Kiên nhìn cảnh tượng trước mắt, hắn còn chưa kịp phản ứng lại, ngờ vực hỏi:

- Thái hậu, Thánh Thượng, sao mọi người lại đến cả đây? Vi thần sao lại về nhà thế này?

Lưu Nga còn chưa kịp trả lời thì Triệu Cận đã kéo tay hắn, giờ thấy hắn đã tỉnh lại, nàng vừa cười vừa khóc nói:

- Thạch thị lang, chàng không biết gì sao? Chàng đã hôn mê một ngày một đêm rồi đấy.

Câu nói này của tiểu đạo cô làm Thạch Kiên ngạc nhiên, xem ra tấm thân này còn chưa phát triển hẳn, không chịu nổi nên mới kiệt sức đây.

Triệu Trinh cũng nói:

- Thạch thị lang, khanh đã từng tận mồm nói với ta, Gia Cát Võ hầu chuyện gì cũng tự tay làm lấy, khiến cơ thể mệt mỏi nên chết sớm, còn không để đại thần Thục quốc có được cơ hội rèn luyện. Đó là vết xe đổ của người đi trước, khanh không thể để thân thể mệt mỏi suy sụp được, khanh đã đáp ứng phụ hoàng sẽ giúp trẫm xây dựng một thời thế huy hoàng mà Đại Tống trước giờ chưa từng có rồi đấy.

Thạnh Kiên nghĩ thầm: “ta cũng muốn thế, nhưng bây trờ trong triều có mấy ai không phải thân tín của Đinh Vị, ta có thể trông cậy vào ai chứ?”

Lúc này Lưu Nga mới nói:

- Thời gian vừa rồi ai gia nhiều việc, không quan tâm đến Thạch Thị Lang, là ai gia khiến khanh mệt ra thế này.

Thạch Kiên ngồi dậy, thi lễ rồi nghiêm nghị nói:



- Vi thần nhận sự sủng ái của Thái hậu và Thánh thượng, còn có cả sự gửi gắm của Tiên đế đối với vi thần, chỉ là lo lắng không làm tốt việc của mình. Đây là bổn phận của vi thần.

- Nhưng khanh cũng phải giữ gìn tốt cơ thể, chuyện gì cũng không thể cực nhọc quá được. Còn nữa, ai gia báo cho khanh một tin, ai gia đã cho Khấu Chuẩn về Kinh thành rồi.

Thạch Kiên nghe xong thì hơi sửng sốt, không phải đã nói chỉ để Khấu Chuẩn về Tây Kinh sao? Bây giờ Lưu Nga không sợ sau khi Khấu Chuẩn về Kinh sẽ gây phiền phức cho bà nữa sao?

Đám Vương Tằng nghe xong thì càng vui mừng hơn, Tào Vĩ và Lỗ Tông Đạo cùng được triệu về Kinh, giờ lại nghe Khấu Chuẩn cũng được triệu về kinh, bọn họ không khỏi “ xắn tay vén áo” chuẩn bị làm một trận lớn. Tuy nhiên, lúc này bọn họ đều nhìn cậu thiếu niên này tỏ vẻ biết ơn. Nếu không phải cậu thiếu niên này một mực kiên trì, đừng nói Khấu Chuẩn, ngay cả Lỗ Tông Đạo cũng còn phải tiếp tục quá trình bị điều xuống dưới. Đây cũng là hắn, nếu như người ngoài kẻ nào dám nhắc đến Khấu Chuẩn thì đều phải chết. Có đều làm bọn họ vẫn cảm thấy tiếc, đó là việc Lý Địch và tiểu Quật Tử vẫn còn đang bị điều xuống dưới. Chỉ có bọn Đinh Vị là biến sắc lo lắng.

Nhưng sau đó Lưu Nga lại nói thêm một câu làm tim bọn họ “chìm” tận vào thung lũng:

- Đáng tiếc là ông ấy bệnh cũng không nhẹ.

Thạch Kiên lúc này mới hiểu ra, cảm thấy lão Khấu sắp chết rồi nên Lưu Nga mới cố ra vẻ độ lượng. Tuy nhiên so sánh với lịch sử, Khấu Chuẩn sau khi chết, đến linh cữu cũng không có lộ phí để đưa về, hiện tại vận mệnh của Khấu Chuẩn cũng chẳng tốt hơn là bao. Hắn hạ giọng nói:

- Cho dù là như thế thì vi thần cũng vẫn phải cảm ơn Thái hậu.

Đây cũng chính thức là hắn đang nói giúp cho Khấu Chuẩn rồi, nhưng nếu người khác nói lời này, Lưu Nga sẽ nghi thần nghi quỷ trong lòng, nhưng Thạch Kiên thì không như thế, bà thật lòng tin tưởng hắn. Đương nhiên, nếu một tên thần tử có thể vì bà mà mệt ra nông nỗi này, bà có không tin đi nữa thì cũng không còn cách nào để bà tin được. Nói đến đây bà thở dài:

- Cả ai gia cũng thấy bây giờ đã có tuổi, trước kia nhìn Tiên đế xử lý chính sự, thấy cũng chẳng có gì, nhưng giờ tới lượt mình thì lại như “bước trên băng mỏng”, vô cùng khó khăn. Một tháng trở lại đây, ai gia cũng thấy rất mệt mỏi, xương cốt dần dần cũng có cảm giác không theo kịp nữa rồi.

Nếu có Khấu Chuẩn ở đây, nhất định sẽ nói : “ người đã mệt mỏi thế rồi thì trách nhiệm nặng như thế nên giao một phần cho Triệu Trinh xử lý không phải sẽ tốt hơn sao?” Thế nhưng bây giờ không có vị đại thần nào dám nói, ngay cả Vương Tằng cũng không dám.

Thạch Kiên nói:

- Thái hậu cũng nên chú ý đến sức khỏe, công việc có thể giao cho đại thần làm, Thái hậu và Thánh thượng chỉ cần nắm toàn cục là được rồi.

Lưu Nga lúc này mới cười nói:

- Khanh khuyên ta, khanh thì không thế sao? Khanh cũng có thể giao việc cho thuộc hạ đi làm, khanh coi sức khỏe của ta còn có thể gắng gượng được bao lâu nữa? Thánh thượng còn cần khanh phò tá nữa đấy.

Nếu câu này nói lần đầu tiên hay lần thứ hai Thạch Kiên vào Kinh thì có lẽ đám đại thần này sẽ nghĩ bà đối với Thạch Kiên quá hậu đãi. Nhưng bây giờ, qua những gì Thạch Kiên biểu hiện, hắn không chỉ có thể dùng “ hoàn toàn có thể gánh vác được” để hình dung mà còn có thể dùng “ cực kỳ có thể gánh vác được” để so sánh.

Lúc này Triệu Cận vẫn đang giữ tay Thạch Kiên chưa chịu buông, nàng nói:

- Đúng đấy, Thạch thị lang, chàng phải giữ gìn sức khỏe. Khi nãy ta đến nhà chàng còn thấy con tiểu Bạch chàng nuôi, nó thật đẹp. Chàng cũng phải khỏe mạnh như nó đấy.

Thạch Kiên nghe xong toát mồ hôi, tiểu Bạch cũng là do nàng ép không còn cách nào. Thạch Kiên mua về một con ngựa trắng, hiện tại câu chuyện về bạch mã Vương tử và Công chúa Bạch Tuyết đã được lưu truyền, trông thấy con ngựa trắng này, làm Triệu Dung cười ngắt nghẻo. Thạch Kiên vốn là một quan văn, bình thường cũng không thích huyênh hoang, càng không thích cưỡi ngựa, mặc dù hắn đã từng luyện cưỡi ngựa. Tiểu Bạch này vào nhà hắn được “sống trong nhung lụa”, trông rất béo tốt. Kỳ thực bây giờ đã không thể dùng “ khỏe mạnh” để hình dung nữa, mà cần phải dùng “ béo phì” để hình dung, bây giờ nếu cho nó chạy, e là còn kém xa so với lúc mới vào Thạch phủ. Thế nhưng Triệu Cận không biết, nàng thấy tiểu Bạch mập mạp lại cứ nghĩ nó trở nên khỏe mạnh rồi.

Đương nhiên lúc này đại thần cũng biết chuyện này. Trong chuyện này, Lưu Nga dùng thái độ “ mặc kệ không quan tâm”, nhưng kỳ thực là bà tạo ra một sự thật rất hiển nhiên, để cuối cùng sẽ ép cho đại thần không thể phản đối. Bọn họ nghe xong lời này thì thần sắc trên mặt đều trở nên cổ quái, đặc biệt là Triệu Cận đem ngựa để so sánh với người. Bất luận là ai, cho dù có khỏe mạnh thế nào đi nữa thì cũng không thể bì với ngựa được. Nhưng câu này của nàng đã phá sạch sành sanh không khí thích hợp của đám quân thần khi nãy.

Thạch Kiên còn cứng miệng nói:

- Vi thần chỉ bị những tên súc sinh kia chọc tức, không liên quan đến sức khỏe.

Hồng Diên ở một bên xen vào:

- Không phải thế đâu Thiếu gia, Thái y đều nói người mệt quá nên hại đến sức khỏe mới ra thế này.

Tiết Khuê cũng hành lễ nói:

- Thạch đại nhân, xin hãy an tâm dưỡng bệnh, hạ quan đã phái người dùng ngựa nhanh đi bắt tên thám hiểm đáng hận kia rồi. Đến lúc đó ắt sẽ không tha cho hắn.

Triệu Trinh ở bên cũng nói:

- Thạch ái khanh, những kẻ này dù sao cũng không nhiều, những người như đám Giang Cập mới chiếm đa số. À, trẫm nói cho khanh biết một tin, bọn họ biết tin đó đều cùng nhau đến trước cửa nhà khanh quỳ thỉnh tội, quỳ cũng được hơn một giờ rồi đấy.

Kỳ thực trong từng đây người, chỉ có hắn và Triệu Dung hiểu ý nghĩa của những nhà thám hiểm này trong lòng Thạch Kiên. Bây giờ nghe chuyện tàn bạo như Kỳ Cận Ngư, cho dù có mang Giang Cập vào thì Lưu Nga cũng vẫn hận lây sang hắn. Triệu Trinh ở một bên cũng không dám nói tốt cho bọn họ. Những du hành này phần lớn là người phương nam, bây giờ quỳ một thời gian lâu như thế trong trời băng đất tuyết. Nhưng cậu không đành lòng nên coi như chuyển lời đến Thạch Kiên vậy.

Thạch Kiên vội vàng cho người gọi Giang Cập vào và cho tất cả những nhà thám hiểm kia đứng dậy. Điều này cũng khiến những lão bách tính chờ trước cửa nhà Thạch Kiên nhảy lên hoan hô, ngay cả những người trong nhà cũng đều nghe thấy. Nhưng trong mắt Thạch Kiên lại hiện ra một nỗi âu lo, hiện giờ danh tiếng của mình quá cao, chỉ cần có người cứ bám vào điều này để dèm pha thì cuối cùng cũng khó tránh làm cho Lưu Nga sinh nghi.

Sau khi Giang Cập vào, lập tức quỳ xuống trước giường của Thạch Kiên, dập đầu ba cái, đến trán cũng bị thương. Theo lý mà nói, hiện giờ y là một đại quan tứ phẩm, không thể hành lễ lớn như thế với Thạch Kiên. Nhưng chức quan này của y vốn chỉ là một “ hư chức”, hơn nữa y còn là “ hàng nhái” hơn cả Thạch Kiên, không có một đại thần nào nhắc đến.

Thạch Kiên bảo y đứng lên, rồi nói với y:

- Chuyện này không liên quan đến các ngài, bản quan gọi ngài vào là có việc tìm ngài.

Giang Cập nói:

- Thạch đại nhân có mệnh lệnh gì xin cứ chỉ bảo, chỉ cần Giang mỗ có thể làm được thì quyết không chối từ.

Y là mệnh quan triều đình, không dùng “hạ quan” mà lại dùng “ Giang mỗ” làm mọi người càng chau mày hơn.



Thạch Kiên nói:

- Hiện nay đảo Đại Dương và Đại lục Lưỡng Loan cách triều đình ta khá xa, tạm thời vẫn chưa có cách quản lý. Thế nên bọn người này mới táng tận lương tâm, làm ra chuyện như thế. Bản quan gọi ngài đến là có chuyện muốn nhờ ngài làm. Ngài có thể thương lượng với những nhà thám hiểm kia một chút, cùng giám sát lẫn nhau, như thế tự nhiên sẽ giảm bớt việc này xảy ra.

Từ khi Chân Tông băng hà, triều đình đã bàn bạc phái quan viên đến đóng giữ mấy đại lục này, nhưng hiện giờ ngay cả phía nam cũng không đại thần nào muốn đi, hơn nữa lại là nơi xa như thế này. Đặc biệt là Đại lục Lưỡng Loan, nó có khác gì đi đày đâu, thế nên chuyện này cũng bị gác lại. Tuy nhiên mọi người nghe lời này của Thạch Kiên thì mắt đều sáng lên, đây có thể xem là một cách tốt, có một tổ chức giám sát lẫn nhau, tuy vẫn có kẻ cả gan làm loạn nhưng vẫn tốt hơn rất nhiều. Đồng thời vì lo sợ sau này bị liên lụy nên sẽ có kẻ khai báo.

Giang Cập vò vò tai nói:

- Đây là một ý kiến hay. Thạch đại nhân, ngài an tâm, việc này giao cho ta làm.

- Đối với ngài ta rất tin tưởng, nếu không ta đã không tìm ngài. Ngài cho bọn họ về hết đi, còn mấy ngày này mọi người lập ra một bản điều lệ, đến trước tết nguyên tiêu thì dâng lên Thái hậu và Thánh thượng.

Chờ Giang Cập đi khỏi, Thạch Kiên mới nhìn đám người nói:

- Chuyện này ngoài thủ phạm thì đừng liên lụy đến những nhà thám hiểm khác nữa, không có bọn họ đi trước dẫn đường, lão bách tính sẽ rất khó tự giác đến đại lục mới. Trừ phi triều đình bắt ép,như thế sẽ khiến dân chúng oán hận triều đình. Trong chuyện này bản quan hi vọng các vị sẽ không làm khó những nhà thám hiểm kia nữa.

Nói đến đây, hắn nói với Lục Ngạc:

- Ngươi mang bản vẽ trong ngăn kéo thứ mười ở tủ sách của ta đến đây.

Một lát Lục Ngạc mang bản vẽ đến, Thạch Kiên chỉ vào bản vẽ nói:

- Đây chính là bản vẽ của loại máy dệt mới ta đã từng đốt ở Hòa Châu. Sau đó ta lại vẽ lại, nhưng chưa giao ra vì lo sợ dẫn đến hậu quả không tốt. Bây giờ đến đại lục mới càng thuận tiện rồi, cũng có nhiều quốc gia bán phá giá vải bông cho chúng ta, đây cũng là lúc có thể giao ra rồi.

Nghe hắn nói thế, ánh mắt mọi người đều sáng lên, có một số người đến lúc này vẫn còn chưa quên loại máy móc này.

Thạch Kiên lại nói:

- Đinh tướng, ngài cùng các vị đại thần đến phòng khách nhà ta bàn bạc một chút, xem làm thế nào để phổ biến loại máy móc này, nếu sử dụng tốt thì bản quan còn có một loại máy dệt dùng máy hơi nước kéo nữa, tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Tiết đại nhân, ngài ở lại,bản quan còn muốn hỏi ngài về tiến triển của vụ án.

Những người hôm nay tới Thạch phủ đều là những đại thần chủ chốt trong triều, nhưng họ nghe Thạch Kiên nói thế lại không hề tức giận. Bọn họ cũng mơ hồ nghe được một ít nội tình của vụ án này, chỉ là nguyên nhân cái chết của một cung nữ nhỏ bé, nhưng lại liên quan đến một hang ổ to bằng trời, ngay cả Đinh Vị cũng không dám ho he, mặt khác, cũng có thể đối với bọn họ, chuyện không liên quan đến mình thì cứ tránh xa, thế không phải tốt hơn sao? Mặt khác, trong nhà bọn họ phần lớn đều có rất nhiều ruộng đất, bây giờ có loại máy móc này, làm thế nào để nó phổ cập và làm sao để nhà mình thu được nhiều lợi ích hơn từ chiếc máy này là việc bọn họ quan tâm hơn.

Bây giờ trong phòng chỉ còn lại Lưu Nga, Triệu Dung và Triệu Trinh. Ngay cả Triệu Cận cũng tự giác cùng Hồng Diên ra ngoài chơi, Lục Ngạc thì còn phải lưu lại hầu hạ Thái hậu và Triệu Trinh, nhưng vì từng là tâm phúc của Thái hậu nên bà cũng rất tin tưởng nàng.

Thạch Kiên lại hỏi:

- Bây giờ Sứ giả nước Liêu vẫn chưa ra khỏi vùng biên giới Đại Tống sao?

Tiết Khuê sửng sốt, lẽ nào có hung thủ trong đám Sứ giả này? Chẳng phải là trước khi bọn họ đến đã xảy ra vụ án rồi còn gì.

Lưu Nga cũng thấy kỳ lạ, nhưng bà vẫn nói:

- Nếu theo hành trình thì cũng gần tới nơi rồi.

Thạch Kiên nói:

- Thế thì tốt.

Triệu Trinh kỳ lạ hỏi:

- Thế là thế nào?

Thạch Kiên đáp:

- Đó là một ý nghĩ của vi thần, cụ thể thế nào thì còn phải đợi chứng cứ mà Sa Giới cung cấp cho chúng ta. Lúc đó vi thần sẽ nói cho Thánh thượng biết nguyên nhân.

Sau đó hắn quay ra hỏi Tiết Khuê:

- Sau khi bản quan ngất, Sa Giới còn nói gì không?

Tiết Khuê gượng cười:

- Thạch đại nhân, y cái gì cũng không chịu nói, còn nói cho dù y có nói thì hạ quan cũng không hiểu.Đến Thái, Thái hậu...

Lưu Nga cười tiếp lời :

- Y nói cả ta và Hoàng thượng cũng không hiểu.

Tuy nhiên lúc này bà lại chau mày nói:

- Chỉ là lời của y làm ai gia rất khó hiểu. Y nói, cũng như y nhìn thấy một tên “ Bồ Tát” của tổ chức này, có thể làm cho con người lên núi đao, lại còn có thể tắm trong nồi dầu nóng mà vẫn không sao. Điều làm ai gia khó hiểu nhất là y còn nói, y nói tổ chức này ở sâu trong núi, trong tình cảnh không có nhân công và vật liệu mà một đêm có thể xuất hiện rất nhiều nhà cửa lớn, cũng trong một đêm là có thể mất hút. Thế nên y mới nói bọn ta không hiểu, còn nói chờ khanh khỏi bệnh y mới khai cung với khanh..

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook