Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 2 - Chương 112: Cầu nguyện

Ngọ Hậu Phương Tình

25/03/2013

Thạch Kiên nói:

- Muôn tâu bệ hạ, tiểu thần vốn dĩ chỉ là một thường dân, nhận được sự ưu ái của Thánh thượng, tiểu thần chẳng biết lấy gì đền ơn, chỉ cố gắng đóng một con thuyền mới để báo đáp đáp ân huệ của Thánh thượng. Nay thuyền đã được đóng xong, tâm nguyện của thần cũng đã hoàn thành. Bây giờ tổ mẫu của thần vì kinh hãi mà lâm bệnh qua đời, tiểu thần xin phép được quay về thủ hiếu cho tổ mẫu. Còn nữa, tiểu thần vốn dĩ chẳng màng công danh lợi lộc, cũng không muốn làm hại người khác, nhưng tại sao có một số kẻ cứ nhất định làm khó cho tiểu thần ? Đến làm giả thư tín để mưu hại thần hắn cũng nghĩ ra được. Uyển Dung tuy là quận chúa nước Liêu, nhưng cô ta hành tung kín đáo, hạ thần lại không phải là người từng trải, làm sao phát hiện ra được điều đó? Tiểu thần tin chắc rằng, sau này kể cả tiểu thần có quay lại với triều đình, thì gian thần vẫn tồn tại, suốt ngày chỉ biết đưa kẻ khác vào chỗ chết, tiếp tục mưu hại tiều thần, nên lần này thần xin phép được từ quan, xin hoàng thượng phê chuẩn.

Chân Tông nghe xong, trong lòng bối rối, tên thiếu niên này mới vào triều được một năm, đã lo cho triều đình không biết bao nhiêu việc, cực nhọc vì triều đình tận tâm, xem ra chính mình đã có đôi chút lỗ mãng, cần phải nhẹ nhàng khéo léo hơn với hắn ta mới được, bèn nói:

- Thạch ái khanh, trẫm không có ý đó, trẫm chỉ là rất muốn bảo vệ an toàn cho khanh.

Thạch Kiên lắc đầu, nói:

- Tâu bệ hạ, người chẳng qua cũng chỉ là bị kẻ xấu lợi dụng thôi.

Nói xong, hắn đi đến trước mặt Khấu Chuẩn, nói:

- Khâu đại nhân! Đại Tống ta từ niên hiệu Cảnh Đức, Hàm Bình ( /* hai niên hiệu của Chân Tông */) đến nay, thiên hạ thái bình, đều là nhờ sự anh minh của thánh thượng, cũng là nhờ đại nhân và Lã tướng tận chăm lo việc nước. Năm xưa trong việc lực chọn Thái tử, ngài đã khuyên Thái Tông không nên chỉ suy xét tình phu phụ, cần lấy quốc gia đại sự làm trọng, còn khuyên người nên tham khảo ý kiến các quan viên và cận thần trong triều, công lao của ngài ắt sẽ được hậu thế muôn đời ghi nhớ. Lại có công lao lớn trong hiệp ước Thiền Uyên, hộ giá thánh thượng lâm trận, mới đánh đuổi được quân Liêu, bảo toàn Trung Nguyên. Chỉ dựa vào mấy điều trên, ngài có thể được sắp vào hàng thiên cổ minh tướng rồi. Ngài tuy hận kẻ ác đến tận xương tủy, nhưng quá thẳng thắn, không biết nói dối, nhẫn nhịn, tham uống rượu, sẽ dễ làm hỏng việc. Có câu quan không cẩn mật ắt thiệt thân, xin ngài nhớ kỹ cho. Từ nay ta chỉ là một thường dân về quê thủ hiếu. Bây giờ có người biết được trong lòng ta rất kính phục ngài, cho rằng ta với ngài là đồng đảng, sẽ ra tay vu oan giá họa cho tiểu thần, lúc đó ngài cũng sẽ chẳng cần phải buộc tội ta trên triều nữa.

Khấu Chuẩn mỉm cười đáp:

- Lão thần sớm đã biết ngươi là " hàng nhái", chắc chắn không làm khó dễ ngươi đâu, hơn nữa ta với ngươi cũng là người một nhà, sẽ không có chuyện như ngươi nói đâu.

Khấu Chuẩn miệng nói đùa, như khóe mắt lại ươn ướt.

Rồi Thạch Kiên lại bước đến trước mặt Lý Địch, nói:

- Lý đại nhân! Ngài cũng là người mưu dũng vẹn toàn, nhưng lại cũng mắc phải sai lầm giống như Khấu đại nhân, hành sự có phần nôn nóng quá, không biết nhẫn nhịn. Nhưng thiên địa vạn vật, có phân âm dương, mềm cứng, như Lão Tử đã từng nói : nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, quá cương thì sẽ dễ nôn nóng, quá mềm sẽ dễ nhu nhược. Do đó Khâu đại nhân và Lã đại nhân rất hợp ý nhau trong việc triều chính. Còn ngài và Khâu đại nhân thì suốt ngày tranh cãi, từ lúc ta vào triều đến giờ chưa lúc nào không thấy hai ngài ai chịu nhường ai lấy một câu nào. Bây giờ chỉ mong Lý đại nhân vì quốc gia mà suy nghĩ kỹ mấy điều ta vừa nói.

Sau đó bước đến trước mặt Lỗ Tông Đạo, Phạm Trọng Yêm nhắn nhủ với hai người rất nhiều điều.

Lúc này lại đến bên Vương Khâm Nhược, nói:

- Vương đại nhân, lúc ở Hòa Châu, hạ quan lúc nào cũng được Vương đại nhân nhiệt tình quan tâm. Hạ thần hết sức cảm kích. Nhưng hạ quan vẫn có đôi lời muốn nhắn nhủ đến ngài. Thánh nhân rồi cũng không tránh được cái chết, ai cũng khó tránh có lúc phạm phải sai lầm, nhưng quan trọng là phải biết học cách sửa chữa. Thật ra sở trường của Vương đại nhân là chăm lo phát triển kinh tế, tại sao không phát huy thế mạnh của mình, mà lại lao vào mấy việc thị phi trong triều, làm hại người khác. Mong Vương đại nhân soi xét lại.

Thạch Kiên suy nghĩ, có lẽ không bao lâu nữa, ông ta rất có thể cũng sẽ bị Đinh Vị đẩy về Lạc Dương. Tên Vương Khâm Nhược này năm xưa, lúc Liêu Thánh Tông thống lĩnh hai mươi vạn đại quân tấn công xuống phía nam, đánh xuống tận Khâm Châu nằm bên bờ sông Hoàng Hà, uy hiếp Khai Phong, Chân Tông hội ý quần thần,Vương Khâm Nhược và Trần Nghiêu Tẩu chủ trương bỏ chạy. Khâm Châu cách Khai Phong rất gần, mỗi ngày kèn hiệu cảnh bảo năm bảy lượt, một người non gan như Vương Khâm Nhược cũng khó tránh đề ra chủ trương đó cũng không có gì khó hiểu. Ông ta lưu lại vết nhơ cho hậu thế soi vào chủ yếu là từ vụ đánh đổ Khấu Chuẩn, lại còn phụng thừa Chân Tông và Đinh Vị soạn ra thuyết " Điềm lành Phong thiện". Song công bằng mà nói, so với Đinh Vị thì ông ta còn tốt hơn rất nhiều, ít ra đã không sai Sử Trung dùng bảo kiếm chặn ngựa của Khấu Chuẩn, đòi lấy mạng ông ta.

Mấy lời vừa rồi của Thạch Kiên làm cho Vương Khâm Nhược cảm thấy tê mặt. Thạch Kiên lại nói tiếp:

- Gieo gió gặp bão, ông nên cẩn thận.

Cuối cùng mới đến trước mặt Đinh Vị, nói:

- Đinh đại nhân, hôm qua, lúc ông đến đập phá nhà ta, từng nói rằng ta chỉ là một thiếu niên, vậy thì ông sợ cái gì ở ta?

Lúc này đột nhiên nét mặt Đinh Vị trông rất khó coi. Hôm qua lúc hắn nhận ra Dung quận chúa cũng tham gia vào chuyện này, khiến hắn bất thành trong việc vu vạ cho Thạch Kiên, đã dự liệu được có điều không tốt. Hôm nay việc Thạch Kiên từ quan tuy rằng cũng là kết quả mà hắn mong muốn, nhưng tính chất của sự việc này lại không nằm trong tính toán của hắn. Ban đầu hắn muốn tạo ra chứng cớ giả khiến cho Thạch Kiên hết đường chối cãi, buộc Thạch Kiên từ chức, hoặc vì thế mà làm mất lòng tin của Chân Tông dành cho Thạch Kiên. Còn như bây giờ, bản thân Đinh Vị mang tội đổ oan cho Thạch Kiên, lại còn khiến bà lão phải chết, cái trò hại mình hại người này hắn thực sự không muốn làm, chết một bà già có lợi lộc gì đâu. Nhưng con người này rất giỏi giả vờ, liền đáp:

- Thạch học sỹ, lão phu biết mình đã làm tổ mẫu ngươi kinh hãi mà chết, nhà ngươi rất buồn. Nhưng lão phu chỉ phụng mệnh hành sự. Chẳng nhẽ ngươi còn muốn giữ cái cô Gia Luật Đảo Dung đó ở bên cạnh mình. Hơn nữa cô ta lại thông minh hơn người, không sợ cô ta học hết kiến thức " Truy nguyên học " của ngươi ư?

Thạch Kiên cười lớn, thân thể rung lên bần bật, sau đó trông nét mặt của hắn ngày càng buồn bã. Nói:

- Không sai, ông mở miệng là lợi dụng danh nghĩa bệ hạ để trấn áp ta. Được, để ta đi hỏi thánh thượng. Muôn tâu bệ hạ, có phải người đã sai Đinh đại nhân đem binh lính đến nhà tiểu thần lục soát, đập phá không?

Chân Tông bối rối đáp:



- Không có chuyện đó đâu.

Thạch Kiên nói tiếp:

- Đinh Vị, ông lòng dạ quá thâm độc, ta tin chắc rằng sẽ có một hôm, đến Khấu đại nhân, Lý đại nhân cũng bị ông mưu hại, làm cho phải khốn đốn. Vì ông vuốt râu Khâu đại nhân, Khâu đại nhân lại cười ông không ra thể thống gì, nên ôm hận trong lòng.

Mấy câu nói vừa rồi quá sắc bén, câu chuyện được mọi người truyền tai nhau khắp kinh thành ai cũng biết, nhưng chẳng ai dám nói ra trước mặt Đinh Vị. Bây giờ bị Thạch Kiên nhắc lại, một vài đại thần phải ngậm miệng cười. Thạch Kiên lại nói với Chân Tông:

- Tâu bệ hạ, xin người nhớ kỹ, ai cũng có thể phản đối Khâu đại nhân, nhưng chỉ có duy nhất Đinh đại nhân này là đối đầu với Khâu đại nhân vì động cơ không tốt.

Đinh Vị xấu hổ bực mình nói:

- Tiểu tử, ngươi dám hắt nước bẩn vào lão phu sao?

Thạch Kiên nói:

- Đâu chỉ hắt nước bẩn, nêu trong tay ta lúc này mà có một thanh đao, ta đã giết chết ngươi để trừ họa cho Đại Tống. Còn nữa, ngươi nói ta là tiểu tử hay là con nít gì gì đó, nhưng ngươi đã đọc qua " Tư trị " chưa? Chỉ dựa vào mỗi quyển sách này của ta cũng đủ tư cách tham gia chính sự, nhưng ta đã không làm thế, bởi vì bản quan không muốn cùng với các ngươi, một mớ bát nháo tranh quyền đoạt chức, chỉ muốn vì bách tính muôn dân Đại Tống và thánh thượng đóng góp chút công sức. Ta lại hỏi ngươi, bức thư giá họa cho ta đó là do người lấy được từ trong tay ai? Lại còn kèm theo mấy quyển " truy nguyên học ". Nếu ta đã thông đồng với nước Liêu thì tại sao không gửi theo mấy quyển " truy nguyên đoán vật " , “Ngàn câu hỏi truy nguyên” có đầy đủ chú thích?

Vừa nói hắn vừa rút ra mấy quyển sách, mấy quyển sách này không phải là sách mật, nội dung cũng hơi khó một chút, chủ yếu là kiến thức vật lý và hóa học

Đinh Vị cảm thấy bức bối trong lòng, hắn nhìn về phía Hạ Tủng, trong đầu nghĩ, nhà ngươi hại chết lão phu rồi. Hạ Tủng cúi đầu không dám nhìn Đinh Vị. Mấy người này bây giờ chỉ cần chỉ tay cũng khiến hắn phải khốn đốn, đến tên thiếu niên này hắn cũng không dám chọc giận.

Thạch Kiên nói:

- Có lẽ ngươi dùng mưu kế có thể đoạt được chức tể tướng, nhưng dựa vào phẩm chất con người người, có bịt mắt được thánh thượng một lúc, cũng không bịt được mắt thánh thượng một đời, sớm muộn ngươi cũng nhận được kết cục đích đáng.

Thực tế trong sử sách có ghi chép, Đinh Vị làm tể tướng không lâu liền bị giáng xuống Lôi Châu.

Thạch Kiên lại nhớ lại một đoạn trong sử sách, nói:

- Nếu người khác không nhận ra bộ mặt thật của ngươi, lại tưởng nhầm ngươi là Lý Tán Hoàng. Khắp văn võ bá quan trong triều không ai giỏi giả vờ như ngươi, cũng chẳng ai độc ác như ngươi.

Đinh Vị nét mặt biến sắc, đây là triều đường, hắn phải nhẫn nhịn, nếu không đã không để yên cho Thạch Kiên. Hôm nay Thạch Kiên làm như thế, cũng coi như đã chẳng còn gì để nói nữa.

Thạch Kiên lại nói:

- Thật ra chức tể tưởng có sức nhiệm màu đến thế ư? Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính ( /* câu nói của Khổng Tử, ý là chỉ nên làm việc thuộc quyền hạn trách nhiệm*/). Có nhiều quyền hành trong tay, cũng nên có trách nhiệm nhiều hơn. Như bây giờ Khâu tể tướng vung nét bút, sẽ có không ít người được hưởng sung sướng, hoặc phải khuynh gia bại sản. Ôi ! cần phải thận trọng , quyền lực...!

Nói xong lại bước đến trước mặt Chân Tông nói:

- Tâu bệ hạ, tiểu thần phải đi rồi, xin người hãy bảo trọng. Không nên tin tưởng lời của bọn tiểu nhân đó. Còn nữa, tổ mẫu thần một mình nuôi lớn tiểu thần, nhất là lúc tiểu thần được bảy tuổi, phải chịu không biết bao nhiêu là tủi nhục, nên việc này xin bệ hạ làm chủ cho hạ thần.

Có lẽ là vì nghĩ đến bản thân bây giờ chỉ còn lại một mình không ai thân thích, cũng có lẽ bởi vì là phần linh hồn còn sót lại của thiếu niên kia, hắn lại khóc lớn.

Các đại thần đều biết tên thiếu niên này rất hiếu thuận, lúc thường bận rộn đến đâu cũng cố gắng thu xếp thời gian đẩy xe lăn đưa bà lão đi dạo phố, cho bà lão đỡ buồn. Lúc này nghe thấy tiếng khóc thảm thiết của hắn, cũng thấy rất cảm động.

Chân Tông không biết làm thế nào mới phải, dù sao trong việc này ông cũng có phần trách nhiệm, dù sao cũng nên báo trước cho Thạch Kiên mới phải. Tên thiếu niên này sau khi vào cung không màng danh lợi, tận tụy với công việc, phải đến cơ sự này, Chân Tông cũng cảm thấy rất buồn.

Thạch Kiên khóc xong, quỳ xuống đất khấu đầu ba lần, trán hắn đập xuống nền nhà rơm rớm máu, hắn đứng lên nói:



- Muôn tâu bệ hạ, lâu nay được nhờ sự chiếu cố của người, nhưng bây giờ thần phải đi đây.

Nói xong, bèn quay lưng bỏ đi, cùng với sự ra đi của hắn, còn để lại một bài từ.

Thanh sơn cộng cao nhân ngữ

liên phiên vạn mã lai vô sổ

yên vũ khứ đê hồi

Vọng lai khước bất lai

Nhân ngôn đầu thượng phát

Tổng hướng sầu trung bạch

Phách thủ tiếu sa âu

Nhất thân đô thị sầu.

( Tạm dịch ý: chỉ có núi cao là hiểu được lòng của cao nhân, liên miên như hàng vạn con ngựa đi đến, mây khói cứ đọng lại, cái cần đến thì không đến, làm cho người chờ đợi bạc cả râu tóc, vỗ tay đuổi con chim hải âu bay đi, trong lòng lại cảm thấy rất buồn)

Đây là bài từ của Tân Khí, dùng trong trường hợp này có chút gợi hoài cổ ưu phiền, nhưng rất hợp. Làm rõ tâm tư của Thạch Kiên, lúc mới vào kinh thì háo hức, đem theo chí lớn, nhưng bây giờ lại đến nông nỗi này, làm tên thiếu niên này thất vọng. Sau đó hắn bước đến của đại điện, lại cất lời hát một bài hát rất lạ.

Hãy để cho chúng ta đánh lên tiếng chuông hy vọng, bao nhiêu lời cầu nguyện ở trong tim

Để không còn nhìn thấy thất bại, buộc thành công vĩnh viễn bên ta.

Để cho trái đất quên chuyển động, bốn mùa không còn hạ thu đông.

Để cho vũ trụ không đóng nổi ngày dài, giữ mặt trời không lăn xuống núi.

Để niềm vui thay cho nỗi buồn và nụ cười không còn xấu hổ.

Để cho thời gian biết quay trở lại và con người mãi mãi tuổi hai mươi.

Để bần cùng bỏ trốn, niềm vui hạnh phúc có mặt khắp bốn phương.

Để thế giới không còn đêm đen, hạnh phúc như hoa đua nở.

Mời các bạn nghe bài “Cầu nguyện” tại ‪Pray (祈祷-翁倩玉)‬‏ - YouTube

Nhìn những hành động như điên nhu rồ của tên thiếu niên, các đại thần chẳng ai dám nói hắn sai trái. Khi nghe lời bài hát thô bỉ nhưng lại chất phác cất ra từ chính miệng hắn, mọi người lại liên tưởng đến câu nói của hắn: "buồn trước nỗi buồn của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ."

Ps: Lý Tán Hoàng một tể tướng có công lao rất lớn dưới triều Đường, tên Lý Đức Dụ. " Tống sử" cũng có viết, lần đầu tiên đi nhậm chức Thông phán ở Nhiêu Châu, gặp một người lạ, nhận xét:

- Tướng mạo tài hoa của ngài nhìn giống Lý Tán Hoàng.

Lý Đức Dụ vội vàng nói:

- Ta còn thua xa Lý Tán Hoàng.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện Đam Mỹ
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook