Quyển 3 - Chương 115: Đi xa
Ngọ Hậu Phương Tình
25/03/2013
Đêm trước khi sự việc xảy ra, Túy Huân và Hoài Cát đã lén lút vào phủ gặp Đinh Vị. Để không cho ai biết, y bèn cải trang rồi lên một chiếc xe chuyên dành cho phụ nữ, đến nhà Tào Lợi Dụng thương lượng tìm kế sách đối phó. Hôm sau, trong điện Túy Văn, Tào Lợi Dụng đã ra tay trước, lấy cớ trị loạn, sai người bắt giữ Hoài Chính. Đưa vào Ngự Dược Viện cho Chân Tông và Tuyên Huy Bắc Viện Sử Tào Vĩ thẩm vấn. Vừa được một lát, Hoài Chính đã khai nhận tất cả, liền bị lôi ra xử trảm.
Lúc này Đinh Vị chợt nhớ ra quan hệ của thái tử và Thạch Kiên, nhân cơ hội ấy nói xấu Thái tử với Chân Tông, Lý Địch nghe thấy bèn tấu:
- Muôn tâu bệ hạ, xin hỏi người có mấy vị hoàng tử?
Vì thế Triệu Trinh mới bảo toàn được tính mạng.
Khấu Chuẩn cũng vì chuyện này mà liên lụy, bị giáng xuống Tương Châu, con rể ông là Thái Tử Tân Khách, Khu Mật Trực học sỹ Vương Thự bị bãi chức, giáng xuống Quang Châu. Ngoài ra còn liên lụy đến cả Hàn Lâm học sỹ Thịnh Độ.
Đinh Vị tuy sợ Khấu Chuẩn, nhưng không hề sợ Lý Địch. Đợi sau khi ông ta đến nhậm chức ở Trung Thư , y lại ra tay làm thêm một việc tương tự như lần đối phó với Thạch Kiên, y mượn thánh chỉ giáng Khấu Chuẩn xuống làm tri châu ở một châu nhỏ, Lý Địch không phục, đứng ra phản đối, ngay sau đó liền bị Đinh Vị sai thuộc hạ ra tay trừ bỏ. Đồng thời các lương thần, Khu Mật Sử Chu Khởi, Tào Vĩ, Lỗ Tông Đạo tất cả cũng đều bị Đinh Vị tìm lý do giáng chức. Đáng thương cho Tào Vĩ, sau khi nghe nói Đinh Vị định giáng quan Khấu Chuẩn và Lý Địch , ông ta trên đường xuống Lai Châu chỉ dám mang theo mấy chục tên lính lệ, không cho họ đem theo cung tên, nói sợ bọn họ bị Đinh Vị mua chuộc, nếu có ý hại ông ta, một mình ông vẫn có thể chống lại.
Riêng về Lý Địch , đương nhiên ông ta không dễ mà bị một tay Đinh Vị nhanh chóng đánh đổ như thế. Lúc này Chân Tông đang lâm trọng bệnh, có lúc nói năng hàm hồ. Ngài từng có lúc nói với quần thần:
- Bây giờ trừ hoàng hậu ra, họ Lưu lớn bé chẳng ai coi ta ra gì.
Lý Địch liền nói:
- Nếu đã như vậy, cớ sao bệ hạ không trị tội bọn họ.
Thực ra Lý Địch chỉ muốn nói tốt cho họ Lưu, Chân Tông nghe xong hiểu ý, nói:
- Không sao, là do trẫm nhớ nhầm cả.
Nhưng Lưu Nga lúc đó đang đứng bên ngoài nghe thấy, trong lòng hết sức tức giận. Cuối cùng dưới sự giúp đỡ của bà, Đinh Vị đã tìm cách bãi được chức Lý Địch.
Còn Đinh Vị khi ra tay làm những chuyện này đã hết sức bí mật, thánh không hay thần không biết, không tốn công sức đã điều hết các trọng thần chính trực trong triều đi nơi khác. Đến Vương Khâm Nhược mới được Chân Tông tin dùng, cũng bị điều đi Lạc Dương. cũng may vẫn còn Vương Tằng là y chưa làm gì được vẫn ở lại trong triều.
Ngày hôm đó, đầu óc Chân Tông bỗng trở lại tỉnh táo như thường, nhìn thấy văn võ bá quan trong triều đều là người thân cận của Đinh Vị, bèn hỏi:
- Sao đã lâu lắm trẫm không nhìn thấy Khấu Chuẩn?
Các đại thần, người thân cận với Đinh Vị không muốn làm y phật ý , người không phải thân cận với Đinh Vị thì sợ y, cuối cùng không ai dám mở miệng.
Chân Tông lại hỏi tiếp:
- Tiểu Thạch học sỹ về Hòa Châu cũng đã lâu rồi ? Trẫm rất nhớ khanh ấy, nhưng bây giờ khanh ấy đang phải chịu tang ở quê, trong các vị có ai có cách gì gọi khanh ấy về đây không?
Lại một hồi im lặng.
Thế nhưng câu nói cuối cùng của Chân Tông đã khiến Đinh Vị trong lòng hết sức căm giận, đôi mắt ánh lên một sự căm phẫn.
Đương nhiên, Thạch Kiên không hề biết rằng mọi việc trong triều bây giờ đang diễn biết hết sức phức tạp, mới một thời gian mà mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Hắn còn đinh ninh Chân Tông giáng Đinh Vị xuống Thông Châu, y chắc chắn không còn cơ hội làm bậy nữa, mấy người Khấu Chuẩn cũng vì thế mà được yên ổn.
Lúc này trời đã vào hè, thời tiết nóng bức, mặc dù đã có biện pháp chống thối rữa , nhưng xác chết không thể để quá lâu mà không chôn cất, nếu không đến người cũng không dám đến gần. Hai người lái đò cũng hiểu rõ điều này, chia làm hai ca, không kể ngày đêm thay nhau chèo đò. Trên suốt đoạn đường, bất cứ ai biết được đây là đò chở Thạch Kiên và linh cữu bà nội hắn, không ai là không khóc, quỳ xuống khấn vái. Cũng giống như bây giờ, ngay cả Liêu Thánh Tông lúc thường vẫn đem bài “ Chính khí ca” đó ra đọc. rồi thở dài, nói với quần thần:
- Cũng may trẫm chưa sai Dung quận chúa giết chết hắn, nếu không thế gian đã lại mất đi một ông quan chính trực, tiếng tăm lưu truyền khắp chốn. Các ngươi cũng nên lấy tấm gương ấy mà học tập.
Có vị đại thần không hiểu, hỏi Liêu Thánh Tông:
- Muôn tâu bệ hạ, tên thiếu niên đó kiên trinh ái quốc như thế, bây giờ Chân Tông đang lâm trọng bệnh, nhưng cớ sao Lưu hoàng hậu của Nam triều lại không trọng dùng hắn, mà lại dùng Đinh Vị?
Liêu Thánh Tông mỉm cười , nói:
- Các ngươi chỉ biết một mà không biết hai. Lưu hoàng hậu này không phải hạng ngu đần. Bây giờ bà ta dùng Đinh Vị chẳng qua cũng chỉ là tạm thời, nếu không có y thì Lưu Nga làm sao có thể trấn áp được Khấu Chuẩn và Lý Địch. Còn hai người này trong triều ngày nào, địa vị của bà ta còn bị đe dọa ngày ấy. Thậm chí có khi sau này khi Chân Tông băng hà, đến ngôi vị thái hậu cũng đừng mong nghĩ tới. Nam triều bây giờ ngoài Đinh Vị ra còn ai dám đối đầu với hai người Khấu Chuẩn, Lý Địch đây ? Chỉ có điều khi Lưu hậu nắm được quyền hành thì ngày ra đi của Đinh Vị cũng sẽ không xa nữa.
Quần thần nghe xong mới hiểu ra, xưa nay hễ nhắc đến việc tranh quyền đoạt lợi trong chốn cung cấm, đều khiến người ta nghĩ ngay tới máu chảy đầu rơi và những âm mưu đen tối. Nữ hoàng Võ Tắc Thiên năm xưa mặc dù không phải là một hôn quân, nhưng vì củng cố địa vị, đã không ngại giết chết rất nhiều con cháu của hoàng tộc, đến con cái của chính mình bà cũng không tha. Thế mới biết vì quyền lực, con người ta sẽ tàn nhẫn đến mức nào. Bây giờ Lưu hậu lợi dụng Đinh Vị, giáng mấy vị đại thần xuống các châu quận cũng chẳng có gì là lạ.
Thực tế, kể cả việc sau khi Chân Tông chết, Lưu hoàng hậu buông rèm nhiếp chính, mục đích chính cũng là để tiếp tục giáng chức Khấu Chuẩn. Mãi đến khi Lưu hậu qua đời, Nhân Tông cuối cùng mới xóa hết tội cho Khấu Chuẩn.
Liêu Thánh Tông lại nói tiếp:
- Tính ra, Dung nhi tội nghiệp của ta cũng đã đến lúc quay về rồi.
Thật ra đến bây giờ rất nhiều đại thần trong triều vẫn phản đối chuyện này, đường đường là một quận chúa của thượng quốc, chỉ vì để tiếp cận một tên Thạch Kiên, đã cải trang thành một kỹ nữ, nhưng đến khi cùng ở một nhà với hắn lại không nỡ xuống tay , còn làm mấy chuyện để cho người dân nước Tống cười nhạo.
Liêu Thánh Tông nhìn quần thần nói:
- Ta biết các ngươi không tán thành chuyện này. Nhưng nếu không phải Dung nhi trực tiếp tham gia, ai có thể giúp ta đi tìm hiểu rõ về tên Thạch Kiên đó đây? Chí ít Trẫm bây giờ đã nhận ra được một điều, sau này Nam triều hưng hay vong đều phụ thuộc vào một tay tên thiếu niên đó. Nếu hắn có tình cảm tốt đẹp với Đại Liêu ta, hoặc giữ thái độ trung lập không động binh, người nào sẽ ở yên nước nấy. Còn như trong lòng hắn căm ghét Đại Liêu ta, ta sẽ ngay lập tức cho huấn luyện 300 dũng sỹ, đến lúc đó sẽ đưa xuống tiêu diệt hắn.
Liêu Thánh Tông vừa rồi nói không giết Thạch Kiên, nhưng bây giờ lại nói ra những điều đó với vẻ mặt hết sức lạnh lung.
Một lát ông ta hạ giọng nói:
- Mà Dung nhi cũng thật là ngốc quá, việc gì phải cắt tóc như thế ?
Sau khi Da Luật Long Khánh chết, Liêu Thánh Tông coi mấy người con trai con gái của em trai thứ hai mình như con ruột, nhất là đối với đứa cháu gái thông minh lanh lợi này.
Đám đại thần phía dưới ngậm cười, trong lòng nghĩ : ” xem ra cháu gái ngài đã đã bị tên thiếu niên đó làm cho xiêu lòng rồi cũng nên.”
Thạch Kiên về đến Hòa Châu, trên bến đò cũng đã chật ních người, ai nấy đều đeo một tấm băng đen trên tay áo. Cuối cùng trong tiếng khóc của đoàn người, Thạch Kiên đã an táng cho bà cụ. Mấy ngày sau đó hắn đóng cửa không ra khỏi nhà, chỉ trừ Lý Tuệ, Thạch Kiên nhất quyết không gặp ai. Nhưng hôm đó, Lý Tuệ lại nói:
- Kiên đệ, ta sắp phải đi rồi.
- Ngươi đi đâu ?
Thạch Kiên ngạc nhiên hỏi.
- Cha ta sẽ được điều đến Mai Châu làm Tri châu. Mọi người trong nhà đều phải chuyển đi cả.
Lý Tuệ buồn rầu đáp.
- Mai Châu? Xa thế ư?
Thạch Kiên yên lặng trong giây lát, rất nhanh trong đầu hắn hiểu ra một điều.
Lần này vào triều khiến hắn nhận ra rằng, chỉ dựa vào học vấn vẫn chưa đủ đứng vững chốn quan trường. Đứng không vững thì không thể làm nên đại sự. Vì thế trong thời gian này hắn đã dành thời gian viết tiếp phần sau của cuốn “ Tư trị”, lại miệt mài tìm hiểu thêm các sách viết về mưu lược. Không mong hại người mà để tự vệ.
Còn về chuyện cha của Lý Tuệ sẽ chuyển đến Mai Châu, Thạch Kiên cho rằng có lẽ vì suy nghĩ cho công chúa, Chân Tông đã sai người đến thương lượng với Lý Hằng. Nhưng càng nghĩ càng thấy không phải, bây giờ bệnh tình của Chân Tông đang ngày một nặng thêm, có lúc đầu óc hồ đồ, hơn nữa lần trước hắn ít nhiều cũng đã tỏ chút thái độ, không khéo ông vua này cũng đã quên mất hắn rồi chứ chưa nói là sẽ gả công chúa cho hắn nữa. Sự việc này có chút bất thường, chỉ dựa vào nhân phẩm và năng lực của Lý Hằng, chắc chắn ông ta không thể một lúc từ quan bát phẩm được thăng làm quan ngũ phẩm được ?
Lòng nghĩ vậy nhưng Thạch Kiên vẫn nói với Lý Tuệ:
- Thế thì cho ta gửi lời chúc mừng đến lệnh tôn.
- Nhưng từ đây đến Mai Châu đường xa vạn dặm, sợ rằng sau này không còn cơ hội gặp lại đệ nữa rồi.
Nói đến đây, Lý Tuệ rơm rớm nước mắt. Thạch Kiên biết rõ, thời đấy miền Nam Trung Quốc không giàu có như ở thế kỷ 21, ai ai cũng muốn tìm một cơ hội đến đó làm ăn sinh sống, mà vô cùng rậm rạp hoang vu. Thời đó quan viên trong triều ai cũng sợ phải đi xuống phía nam, đối với các đại thần trong triều, nếu bị giáng quan buộc phải xuống phía nam nhậm chức cũng có thể coi như là hình phạt nặng nhất thời bấy giờ. Như Khấu Chuẩn sau khi bị Đinh Vị hãm hại đã buộc phải xuống phía nam làm Tri châu của một châu nhỏ. Sở dĩ các đại thần sợ phía nam như thế, một phần cũng là vì đa số bọn họ là người miền bắc, khó thích nghi với khí hậu oi bức của miền nam.
Lý Tuệ nhiều hơn Thạch Kiên mấy tháng tuổi, sớm đã đã đến tuổi dậy thì, đã bắt đầu có ngực, hai trái núi nhỏ treo trên cái thân thể gầy guộc, lại càng nổi bật. Thạch Kiên nhìn qua Lý Tuệ một lượt từ đầu đến chân, chợt giật mình, thời gian trôi qua nhanh quá.
Nhưng cái nhìn đó của Thạch Kiên lại khiến Lý Tuệ hiểu nhầm, sắc mặt nàng lúc này trông như màu của một đám mây hồng.
Dù lớn tuổi hơn, nhưng Lý Tuệ không cao bằng Thạch Kiên. Hắn đưa tay khẽ vuốt mái tóc của nàng, nói:
- Không biết sau này sẽ ra sao, nhưng tỉ cần nhớ kỹ lời dặn của đệ, phải tiếp tục sống, đó mới là điều quan trọng nhất. Lúc đầu, đệ và bà nội đến nhà tỉ, nếu lúc đó đệ ốm chết, thì làm gì có những chuyện xảy ra sau này nữa?
Lý Tuệ gật gật đầu, nói:
- Ta sẽ nhớ kỹ những điều đệ nói. Mỗi hôm sẽ chăm chỉ tập bài Thái Cực quyền mà đệ đã dạy ta.
- Thế thì tốt, nhưng bây giờ thời tiết bắt đầu nóng lên rồi, phải nhớ ăn nhiều canh đậu xanh, món đó có thể giúp giải nhiệt rất tốt.
Thạch Kiên căn dặn Lý Tuệ rất nhiều điều, còn lấy ra một miếng ngọc bích mà trước đây Lưu Nga tặng hắn, đeo cho nàng. Nhưng nghĩ đến cô gái này rất yếu ớt, động lực duy nhất khiến nàng sống tiếp là bản thân hắn, bèn nhẹ nhàng hôn lên khuôn mặt bé nhỏ của nàng, nói:
- Đi nhé, nhớ giữ gìn!
Nụ hôn nhẹ nhàng khiến cho Lý Tuệ lúc này mặt đỏ như gấc, nàng vội vàng quay mặt đi rồi chạy ra cổng, rời khỏi Thạch gia, trên đường đi lúc nào cũng bay nhảy như cánh bướm, trong lòng rộn ràng, suốt cuộc hành trình không ngớt tiếng cười.
Nháy mắt, mùa hạ đã qua, mùa thu đã tới.
Thạch Kiên không rời khỏi Thạch gia nửa bước nhưng những tin tức không tốt lành từ trong triều vẫn không ngớt truyền tới tai hắn. Hắn thở dài, trong lòng nghĩ, lịch sử quả nhiên cuối cùng cũng đã quay về đúng tiến trình của nó, lão Khấu vẫn không thèm nghe lời hắn, mới đến nỗi phải nhận lấy kết cục ấy.
Khi những chiếc lá trên ngọn cây đã chớm vàng, triều đình như bị một cơn gió lạnh thổi qua làm cho tỉnh táo, một đạo thánh chỉ được gửi tới Hòa Châu.
Lúc này Đinh Vị chợt nhớ ra quan hệ của thái tử và Thạch Kiên, nhân cơ hội ấy nói xấu Thái tử với Chân Tông, Lý Địch nghe thấy bèn tấu:
- Muôn tâu bệ hạ, xin hỏi người có mấy vị hoàng tử?
Vì thế Triệu Trinh mới bảo toàn được tính mạng.
Khấu Chuẩn cũng vì chuyện này mà liên lụy, bị giáng xuống Tương Châu, con rể ông là Thái Tử Tân Khách, Khu Mật Trực học sỹ Vương Thự bị bãi chức, giáng xuống Quang Châu. Ngoài ra còn liên lụy đến cả Hàn Lâm học sỹ Thịnh Độ.
Đinh Vị tuy sợ Khấu Chuẩn, nhưng không hề sợ Lý Địch. Đợi sau khi ông ta đến nhậm chức ở Trung Thư , y lại ra tay làm thêm một việc tương tự như lần đối phó với Thạch Kiên, y mượn thánh chỉ giáng Khấu Chuẩn xuống làm tri châu ở một châu nhỏ, Lý Địch không phục, đứng ra phản đối, ngay sau đó liền bị Đinh Vị sai thuộc hạ ra tay trừ bỏ. Đồng thời các lương thần, Khu Mật Sử Chu Khởi, Tào Vĩ, Lỗ Tông Đạo tất cả cũng đều bị Đinh Vị tìm lý do giáng chức. Đáng thương cho Tào Vĩ, sau khi nghe nói Đinh Vị định giáng quan Khấu Chuẩn và Lý Địch , ông ta trên đường xuống Lai Châu chỉ dám mang theo mấy chục tên lính lệ, không cho họ đem theo cung tên, nói sợ bọn họ bị Đinh Vị mua chuộc, nếu có ý hại ông ta, một mình ông vẫn có thể chống lại.
Riêng về Lý Địch , đương nhiên ông ta không dễ mà bị một tay Đinh Vị nhanh chóng đánh đổ như thế. Lúc này Chân Tông đang lâm trọng bệnh, có lúc nói năng hàm hồ. Ngài từng có lúc nói với quần thần:
- Bây giờ trừ hoàng hậu ra, họ Lưu lớn bé chẳng ai coi ta ra gì.
Lý Địch liền nói:
- Nếu đã như vậy, cớ sao bệ hạ không trị tội bọn họ.
Thực ra Lý Địch chỉ muốn nói tốt cho họ Lưu, Chân Tông nghe xong hiểu ý, nói:
- Không sao, là do trẫm nhớ nhầm cả.
Nhưng Lưu Nga lúc đó đang đứng bên ngoài nghe thấy, trong lòng hết sức tức giận. Cuối cùng dưới sự giúp đỡ của bà, Đinh Vị đã tìm cách bãi được chức Lý Địch.
Còn Đinh Vị khi ra tay làm những chuyện này đã hết sức bí mật, thánh không hay thần không biết, không tốn công sức đã điều hết các trọng thần chính trực trong triều đi nơi khác. Đến Vương Khâm Nhược mới được Chân Tông tin dùng, cũng bị điều đi Lạc Dương. cũng may vẫn còn Vương Tằng là y chưa làm gì được vẫn ở lại trong triều.
Ngày hôm đó, đầu óc Chân Tông bỗng trở lại tỉnh táo như thường, nhìn thấy văn võ bá quan trong triều đều là người thân cận của Đinh Vị, bèn hỏi:
- Sao đã lâu lắm trẫm không nhìn thấy Khấu Chuẩn?
Các đại thần, người thân cận với Đinh Vị không muốn làm y phật ý , người không phải thân cận với Đinh Vị thì sợ y, cuối cùng không ai dám mở miệng.
Chân Tông lại hỏi tiếp:
- Tiểu Thạch học sỹ về Hòa Châu cũng đã lâu rồi ? Trẫm rất nhớ khanh ấy, nhưng bây giờ khanh ấy đang phải chịu tang ở quê, trong các vị có ai có cách gì gọi khanh ấy về đây không?
Lại một hồi im lặng.
Thế nhưng câu nói cuối cùng của Chân Tông đã khiến Đinh Vị trong lòng hết sức căm giận, đôi mắt ánh lên một sự căm phẫn.
Đương nhiên, Thạch Kiên không hề biết rằng mọi việc trong triều bây giờ đang diễn biết hết sức phức tạp, mới một thời gian mà mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Hắn còn đinh ninh Chân Tông giáng Đinh Vị xuống Thông Châu, y chắc chắn không còn cơ hội làm bậy nữa, mấy người Khấu Chuẩn cũng vì thế mà được yên ổn.
Lúc này trời đã vào hè, thời tiết nóng bức, mặc dù đã có biện pháp chống thối rữa , nhưng xác chết không thể để quá lâu mà không chôn cất, nếu không đến người cũng không dám đến gần. Hai người lái đò cũng hiểu rõ điều này, chia làm hai ca, không kể ngày đêm thay nhau chèo đò. Trên suốt đoạn đường, bất cứ ai biết được đây là đò chở Thạch Kiên và linh cữu bà nội hắn, không ai là không khóc, quỳ xuống khấn vái. Cũng giống như bây giờ, ngay cả Liêu Thánh Tông lúc thường vẫn đem bài “ Chính khí ca” đó ra đọc. rồi thở dài, nói với quần thần:
- Cũng may trẫm chưa sai Dung quận chúa giết chết hắn, nếu không thế gian đã lại mất đi một ông quan chính trực, tiếng tăm lưu truyền khắp chốn. Các ngươi cũng nên lấy tấm gương ấy mà học tập.
Có vị đại thần không hiểu, hỏi Liêu Thánh Tông:
- Muôn tâu bệ hạ, tên thiếu niên đó kiên trinh ái quốc như thế, bây giờ Chân Tông đang lâm trọng bệnh, nhưng cớ sao Lưu hoàng hậu của Nam triều lại không trọng dùng hắn, mà lại dùng Đinh Vị?
Liêu Thánh Tông mỉm cười , nói:
- Các ngươi chỉ biết một mà không biết hai. Lưu hoàng hậu này không phải hạng ngu đần. Bây giờ bà ta dùng Đinh Vị chẳng qua cũng chỉ là tạm thời, nếu không có y thì Lưu Nga làm sao có thể trấn áp được Khấu Chuẩn và Lý Địch. Còn hai người này trong triều ngày nào, địa vị của bà ta còn bị đe dọa ngày ấy. Thậm chí có khi sau này khi Chân Tông băng hà, đến ngôi vị thái hậu cũng đừng mong nghĩ tới. Nam triều bây giờ ngoài Đinh Vị ra còn ai dám đối đầu với hai người Khấu Chuẩn, Lý Địch đây ? Chỉ có điều khi Lưu hậu nắm được quyền hành thì ngày ra đi của Đinh Vị cũng sẽ không xa nữa.
Quần thần nghe xong mới hiểu ra, xưa nay hễ nhắc đến việc tranh quyền đoạt lợi trong chốn cung cấm, đều khiến người ta nghĩ ngay tới máu chảy đầu rơi và những âm mưu đen tối. Nữ hoàng Võ Tắc Thiên năm xưa mặc dù không phải là một hôn quân, nhưng vì củng cố địa vị, đã không ngại giết chết rất nhiều con cháu của hoàng tộc, đến con cái của chính mình bà cũng không tha. Thế mới biết vì quyền lực, con người ta sẽ tàn nhẫn đến mức nào. Bây giờ Lưu hậu lợi dụng Đinh Vị, giáng mấy vị đại thần xuống các châu quận cũng chẳng có gì là lạ.
Thực tế, kể cả việc sau khi Chân Tông chết, Lưu hoàng hậu buông rèm nhiếp chính, mục đích chính cũng là để tiếp tục giáng chức Khấu Chuẩn. Mãi đến khi Lưu hậu qua đời, Nhân Tông cuối cùng mới xóa hết tội cho Khấu Chuẩn.
Liêu Thánh Tông lại nói tiếp:
- Tính ra, Dung nhi tội nghiệp của ta cũng đã đến lúc quay về rồi.
Thật ra đến bây giờ rất nhiều đại thần trong triều vẫn phản đối chuyện này, đường đường là một quận chúa của thượng quốc, chỉ vì để tiếp cận một tên Thạch Kiên, đã cải trang thành một kỹ nữ, nhưng đến khi cùng ở một nhà với hắn lại không nỡ xuống tay , còn làm mấy chuyện để cho người dân nước Tống cười nhạo.
Liêu Thánh Tông nhìn quần thần nói:
- Ta biết các ngươi không tán thành chuyện này. Nhưng nếu không phải Dung nhi trực tiếp tham gia, ai có thể giúp ta đi tìm hiểu rõ về tên Thạch Kiên đó đây? Chí ít Trẫm bây giờ đã nhận ra được một điều, sau này Nam triều hưng hay vong đều phụ thuộc vào một tay tên thiếu niên đó. Nếu hắn có tình cảm tốt đẹp với Đại Liêu ta, hoặc giữ thái độ trung lập không động binh, người nào sẽ ở yên nước nấy. Còn như trong lòng hắn căm ghét Đại Liêu ta, ta sẽ ngay lập tức cho huấn luyện 300 dũng sỹ, đến lúc đó sẽ đưa xuống tiêu diệt hắn.
Liêu Thánh Tông vừa rồi nói không giết Thạch Kiên, nhưng bây giờ lại nói ra những điều đó với vẻ mặt hết sức lạnh lung.
Một lát ông ta hạ giọng nói:
- Mà Dung nhi cũng thật là ngốc quá, việc gì phải cắt tóc như thế ?
Sau khi Da Luật Long Khánh chết, Liêu Thánh Tông coi mấy người con trai con gái của em trai thứ hai mình như con ruột, nhất là đối với đứa cháu gái thông minh lanh lợi này.
Đám đại thần phía dưới ngậm cười, trong lòng nghĩ : ” xem ra cháu gái ngài đã đã bị tên thiếu niên đó làm cho xiêu lòng rồi cũng nên.”
Thạch Kiên về đến Hòa Châu, trên bến đò cũng đã chật ních người, ai nấy đều đeo một tấm băng đen trên tay áo. Cuối cùng trong tiếng khóc của đoàn người, Thạch Kiên đã an táng cho bà cụ. Mấy ngày sau đó hắn đóng cửa không ra khỏi nhà, chỉ trừ Lý Tuệ, Thạch Kiên nhất quyết không gặp ai. Nhưng hôm đó, Lý Tuệ lại nói:
- Kiên đệ, ta sắp phải đi rồi.
- Ngươi đi đâu ?
Thạch Kiên ngạc nhiên hỏi.
- Cha ta sẽ được điều đến Mai Châu làm Tri châu. Mọi người trong nhà đều phải chuyển đi cả.
Lý Tuệ buồn rầu đáp.
- Mai Châu? Xa thế ư?
Thạch Kiên yên lặng trong giây lát, rất nhanh trong đầu hắn hiểu ra một điều.
Lần này vào triều khiến hắn nhận ra rằng, chỉ dựa vào học vấn vẫn chưa đủ đứng vững chốn quan trường. Đứng không vững thì không thể làm nên đại sự. Vì thế trong thời gian này hắn đã dành thời gian viết tiếp phần sau của cuốn “ Tư trị”, lại miệt mài tìm hiểu thêm các sách viết về mưu lược. Không mong hại người mà để tự vệ.
Còn về chuyện cha của Lý Tuệ sẽ chuyển đến Mai Châu, Thạch Kiên cho rằng có lẽ vì suy nghĩ cho công chúa, Chân Tông đã sai người đến thương lượng với Lý Hằng. Nhưng càng nghĩ càng thấy không phải, bây giờ bệnh tình của Chân Tông đang ngày một nặng thêm, có lúc đầu óc hồ đồ, hơn nữa lần trước hắn ít nhiều cũng đã tỏ chút thái độ, không khéo ông vua này cũng đã quên mất hắn rồi chứ chưa nói là sẽ gả công chúa cho hắn nữa. Sự việc này có chút bất thường, chỉ dựa vào nhân phẩm và năng lực của Lý Hằng, chắc chắn ông ta không thể một lúc từ quan bát phẩm được thăng làm quan ngũ phẩm được ?
Lòng nghĩ vậy nhưng Thạch Kiên vẫn nói với Lý Tuệ:
- Thế thì cho ta gửi lời chúc mừng đến lệnh tôn.
- Nhưng từ đây đến Mai Châu đường xa vạn dặm, sợ rằng sau này không còn cơ hội gặp lại đệ nữa rồi.
Nói đến đây, Lý Tuệ rơm rớm nước mắt. Thạch Kiên biết rõ, thời đấy miền Nam Trung Quốc không giàu có như ở thế kỷ 21, ai ai cũng muốn tìm một cơ hội đến đó làm ăn sinh sống, mà vô cùng rậm rạp hoang vu. Thời đó quan viên trong triều ai cũng sợ phải đi xuống phía nam, đối với các đại thần trong triều, nếu bị giáng quan buộc phải xuống phía nam nhậm chức cũng có thể coi như là hình phạt nặng nhất thời bấy giờ. Như Khấu Chuẩn sau khi bị Đinh Vị hãm hại đã buộc phải xuống phía nam làm Tri châu của một châu nhỏ. Sở dĩ các đại thần sợ phía nam như thế, một phần cũng là vì đa số bọn họ là người miền bắc, khó thích nghi với khí hậu oi bức của miền nam.
Lý Tuệ nhiều hơn Thạch Kiên mấy tháng tuổi, sớm đã đã đến tuổi dậy thì, đã bắt đầu có ngực, hai trái núi nhỏ treo trên cái thân thể gầy guộc, lại càng nổi bật. Thạch Kiên nhìn qua Lý Tuệ một lượt từ đầu đến chân, chợt giật mình, thời gian trôi qua nhanh quá.
Nhưng cái nhìn đó của Thạch Kiên lại khiến Lý Tuệ hiểu nhầm, sắc mặt nàng lúc này trông như màu của một đám mây hồng.
Dù lớn tuổi hơn, nhưng Lý Tuệ không cao bằng Thạch Kiên. Hắn đưa tay khẽ vuốt mái tóc của nàng, nói:
- Không biết sau này sẽ ra sao, nhưng tỉ cần nhớ kỹ lời dặn của đệ, phải tiếp tục sống, đó mới là điều quan trọng nhất. Lúc đầu, đệ và bà nội đến nhà tỉ, nếu lúc đó đệ ốm chết, thì làm gì có những chuyện xảy ra sau này nữa?
Lý Tuệ gật gật đầu, nói:
- Ta sẽ nhớ kỹ những điều đệ nói. Mỗi hôm sẽ chăm chỉ tập bài Thái Cực quyền mà đệ đã dạy ta.
- Thế thì tốt, nhưng bây giờ thời tiết bắt đầu nóng lên rồi, phải nhớ ăn nhiều canh đậu xanh, món đó có thể giúp giải nhiệt rất tốt.
Thạch Kiên căn dặn Lý Tuệ rất nhiều điều, còn lấy ra một miếng ngọc bích mà trước đây Lưu Nga tặng hắn, đeo cho nàng. Nhưng nghĩ đến cô gái này rất yếu ớt, động lực duy nhất khiến nàng sống tiếp là bản thân hắn, bèn nhẹ nhàng hôn lên khuôn mặt bé nhỏ của nàng, nói:
- Đi nhé, nhớ giữ gìn!
Nụ hôn nhẹ nhàng khiến cho Lý Tuệ lúc này mặt đỏ như gấc, nàng vội vàng quay mặt đi rồi chạy ra cổng, rời khỏi Thạch gia, trên đường đi lúc nào cũng bay nhảy như cánh bướm, trong lòng rộn ràng, suốt cuộc hành trình không ngớt tiếng cười.
Nháy mắt, mùa hạ đã qua, mùa thu đã tới.
Thạch Kiên không rời khỏi Thạch gia nửa bước nhưng những tin tức không tốt lành từ trong triều vẫn không ngớt truyền tới tai hắn. Hắn thở dài, trong lòng nghĩ, lịch sử quả nhiên cuối cùng cũng đã quay về đúng tiến trình của nó, lão Khấu vẫn không thèm nghe lời hắn, mới đến nỗi phải nhận lấy kết cục ấy.
Khi những chiếc lá trên ngọn cây đã chớm vàng, triều đình như bị một cơn gió lạnh thổi qua làm cho tỉnh táo, một đạo thánh chỉ được gửi tới Hòa Châu.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.