Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 4 - Chương 197: Hoan nghênh

Ngọ Hậu Phương Tình

25/03/2013

Vừa nghe nói Dương Văn Quảng cũng ra tiền tuyến, Tào Vĩ liền động tâm, ông ta đứng ra nói:

- Khởi bẩm Thánh thượng, Thái hậu, lão thần cũng muốn xuất chinh.

Lưu Nga còn chưa nói gì Thạch Kiên đã nói:

- Tào tướng quân, lão thần các vị cả đời đã vì triều đình vất vả, lao tâm khổ tưứ, hiện tại đều đã già rồi, cũng phải nghỉ ngơi, việc này cứ để thiếu niên chúng ta làm đi.

Nói xong hắn nhìn Tào Vĩ đàu đã bạc, ánh mắt hàm chứa chân thành và kính trọng khiến Tào Vĩ cũng thấy sống mũi cay cay.

Vương Khâm Nhược cùng các đại thần trong lòng đều nghĩ, hôm nay thiếu niên này làm trò như vậy, bắt đầu thì nói mấy câu giống như lưỡi kiếm đâm thẳng vào lòng người, sau không chỉ nói Tào Vĩ mà còn khiến các lão thần khác choáng váng cảm động. Bọn họ còn tưởng hắn chưa trưởng thành, không ngờ là tâm tình của hắn cũng đã xảy ra chuyển biến lớn.

Lưu Nga vốn không muốn đồng ý. Trí tuệ của Thạch Kiên thì nàng rất tin tưởng nhưng kinh nghiệm thì hắn vẫn còn thiếu, hiện tại để Tào Vĩ đi theo sẽ giúp Thạch Kiên bù lại chỗ thiếu sót đó. Nhưng nghe được lời Thạch Kiên nói bà lại bắt đầu cân nhắc. Tào Vĩ thật sự đã già, đặc biệt sau đêm bình định quân phản loạn ở kinh thành khi đó, bị gió lạnh mà sinh ra bệnh nặng, nằm liệt giường suốt một thời gian. Khi đó Lưu Nga còn đến nhà thăm ông ta, Tây Bắc giá rét, bà cũng không biết liệu Tào Vĩ còn sống nổi nữa hay không.

Tào Vĩ đầu tiên trong lòng cảm thấy ấm áp, sau đột nhiên nói:

- Không đúng, ngươi đang lừ gạt lão phu sao, chả lẽ ta không được bằng Liêm Pha à?

Nói xong lại nói với Lưu Nga:

- Mong Thái hậu và Hoàng thượng ân chuẩn.

Lưu Nga ở phía sau rèm hỏi Thạch Kiên:

- Thạch ái khanh, Tào đại nhân nếu đã thật tâm muốn xuất chinh như vậy thì ý ngươi thế nào?

Thạch Kiên cười khổ nói:

- Như vậy cứ để Tào đại nhân chịu ủy khuất theo thần đến Tây Bắc vậy.

Nhưng trong lòng hắn lại nghĩ lần này Tào Vĩ đến Tây Bắc chỉ sợ khó có cơ hội sống mà quay về.

Sau đó Lưu Nga liền bổ nhiệm Tào Vĩ làm Vĩnh Hưng quân Tiết độ sứ, nhân tiện thay thế vào vị trí trống của Phạm Trọng Yêm làm Thiểm Tây kinh lược an phủ chinh thảo phó sứ.

Chuyện Tây Bắc tạm thời đã được quyết định, tiếp theo là việc định xem ai sẽ làm thuyết khách đến Liêu quốc lại làm các đại thần khó xử. Lần này trách nhiệm rất lớn, đương nhiên nếu thành công sẽ là một đại công, nhưng nếu thất bại sẽ trở thành tội nhân thiên cổ.

Lưu Nga lại hỏi Thạch Kiên, hắn cười khổ. Đây không phải chuyện gì cũng trông cậy vào chính hắn sao. Thạch Kiên lại phải chịu thiệt thòi rồi. Cái này gọi là ở những góc độ suy xét sự việc khác nhau thì vấn đề cũng không giống nhau, giống như là đứng ở sườn núi với chân núi thì độ cao lại khác nhau. Thạch Kiên nhờ vào kiến thức đã biết trong lịch sử về các đại thần nổi tiếng mà đề bạt trọng dụng, người khác không biết thì cho rằng đây là do tuệ nhãn của hắn. Bởi vậy mà vào lúc mọi người đều không có ý kiến gì thì Lưu Nga tự nhiên hỏi hắn. Tuy nhiên điều này cũng càng khiến bà thêm kính nể Chân Tông, khó trách Chân Tông trước khi băng hà đã đem Triệu Trinh phó thác cho Thạch Kiên. Có Thạch Kiên trong triều thật là quá tốt.

Thạch Kiên nhìn một lượt các đại thần, nhưng ánh mắt hắn hướng về phía ai thì người đó đều cúi đầu. Đó là bọn họ đều không chắc chắn, sợ Thạch Kiên chỉ đến mình. Kỳ thật Thạch Kiên một mặt nhìn bọn họ, một mặt nhớ lại các kiến thức lịch sử, xem ai là người đi sứ Liêu quốc đạt được kết quả tốt nhất. Nhưng trong trí nhớ của hắn chỉ có hai người Bao Chửng và Phú Bật. Bao Chửng không phải không có khả năng nhưng ông ta còn đang ở nhà đọc sách, chuẩn bị cho khoa thi lần sau. Về Phú Bật ông ta đã là một tiến sĩ nhưng chức quan còn quá nhỏ, kinh nghiệm không đủ, tuổi cũng còn nhỏ nên căn bản không có khả năng hoàn thành việc này. Còn các đại thần như Tiết Khuê, Lỗ Tông Đạo, Thái Tề, Vương Tằng bọn họ rất chính trực nhưng cũng có thể ngược lại thành quá cứng nhắc. Mấy người Lã Di Giản, Vương Khâm Nhược, Trình Lâm có lẽ có tài, đối nội cũng lợi hại nhưng chỉ sợ đối mặt với kẻ thù sẽ bị Liêu quốc bắt chẹt về tiền cống nạp. Về Tống Thụ, Trương Tri Bạch, Trương Sĩ Tốn, Chương Đắc Tượng thì có vẻ không quyết đoán.

Người đi sứ lần này phải có tài ứng biến, ăn nói phải tốt nhưng lại không thể không tỏ ra khí phách. Với điề kiện này thật khó tìm người thích hợp. Trong khi suy nghĩ hắn nhìn các quan lại phía trước một lượt, ánh mắt khép hờ thần sắc có phần kiêu ngạo.

Thạch Kiên vỗ đầu thầm nghĩ thế nào mà ta lại quên mất người này. Hắn vội nói:

- Thần đề cử Hàn quốc công Tào tể tướng.

Hắn chỉ về bên trái phía Tào Lợi Dụng.

Lưu Nga nghe xong thì cười khổ, thầm nghĩ hắn thật đúng là không chịu nhường. Trước khi Chân Tông băng hà có ba đại thần khác là Đinh Vị, Phùng Chửng và Tào TLợi Dụng ngoài Thạch Kiên. Phùng Chửng chuyên quyền độc đoán, Tào Lợi Dụng và Đinh Vị lại cấu kết với nhau, bởi vậy Thạch Kiên và ông ta coi nhau như kẻ thù. Tuy nhiên vào đêm phản loạn ở kinh thành đó Tào Lợi Dụng đột nhiên nhạy bén dặn người nhà không được ra ngoài bởi vậy mới tránh được kiếp nạn đó. Cũng bởi vậy mà trong ba trọng thần chỉ còn một mình ông ta nên ông ta vô cùng kiêu ngạo, ngay cả nói chuyện với Lưu Nga còn ra vẻ này nọ khiến Lưu Nga hiện tại cũng rất chán ghét. Đây là lần thứ hai Thạch Kiên đề cử người này.

Lưu Nga nói:

- Tào ái khanh, ý của ngươi thế nào?

Tào Tương vừa chắp tay vừa nói:

- Lão thần sao dám không tuân mệnh.

Thạch Kiên nhìn vẻ mặt ông ta tươi cười mà thấy vênh váo như gà trống. Trong lòng hắn thầm than, nói về công lao ông ta cũng chỉ nhờ vào hiệp ước Thiền Uyên, trên nhiều phương diện còn không bằng Tào Vĩ, nhưng ông ta lại không biết khiêm tốn. Lần này dựa vào bản lĩnh của ông ta thì có thể đàm phán thành công nhưng như vậy khi trở về trong triều ông ta lại càng không biết khiêm tốn, như vậy ngày mà ông ta bị hạ bệ cũng không xa nữa.

Tiếp đó là chuyện Sơn Ngộ Duy Lượng. Chuyện này cũng dễ xử lý. Nếu đã quyết định thu nhận y thì Lưu Nga cũng cho y một chức Thiếu bảo. Khi Sơn Ngộ Duy Lượng nhận được thánh chỉ thì nước mắt lăn dài. Y cũng không phải một kẻ ngốc, phản loạn mà lại chạy sang đây đầu phục, y biết Tống triều có khả năng đem bán y. Một khi y đã bị đưa trở lại Tây Hạ, với cơn giận của Nguyên Hạo thì có thể tưởng tượng được vận mệnh cả nhà y. Hiện tại Tống triều đã ban lệnh phong thưởng như vậy có thể thấy được Tống triều đã quyết định bảo vệ y.

Sau khi đã quyết định xong vài việc lớn nhỏ xuống dưới, Lưu Nga tuyên bố tan triều. Thạch Kiên từ sáng đến giờ còn chưa có được ăn điểm tâm, bụng liền kêu lên sùng sục. Hắn vừa mới định theo các đại thần dời khỏi thì liền bị Lưu Nga giữ lại.

Thạch Kiên trong lòng không muốn nhưng hắn không biết rằng các đại thần thần khác thấy vậy thì đều rất hâm mộ. Bọn họ đều nghĩ, ai nói Thạch Kiên đã thất sủng, ta chỉ cho ngươi, ngươi xem người ta vừa mới về đến kinh đã bị Hoàng Thái hậu gọi tiến cung. Các đại thần khác đại đa số chưa từng có cơ hội tiếp xúc một mình với Lưu Nga. Nhưng ghen tị cũng không được, họ đều biết người ta có bản lĩnh, mấy ngày nay trong triều tranh cãi không ngừng, hắn vừa về đã dàn xếp ổn thỏa, còn mạnh mẽ nói sẽ tiêu diệt Lý thị. Những lời như vậy làm sao bọn họ dám nói ra?

Kỳ thật các đại thần đều đã hiểu nhầm. Lưu Nga gọi Thạch Kiên lại không có liên quan đến chuyện có ân sủng hay không. Bà gọi để hỏi Thạch Kiên về chuyệnvũ khí mới. Chuyện này cũng có nhiều đại thần trọng yếu biết được nhưng đều phải giữ bí mật. Bà cho rằng Thạch Kiên nếu có thể nói sẽ tiêu diệt Lý thị thì nhất định vũ khí mới đã hoàn thành, bằng không hắn không thể nắm chắc như vậy.

Thạch Kiên cũng thành thật bẩm báo, thật sự về súng ống có tác dụng chủ đạo trên chiến trường hắn còn chưa làm ra, vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên hắn mang tới cho triều đình lựu đạn, trên chiến trường có thể phát huy tác dụng rất lớn.

Nói tới đây hắn cười nói:

- Thái hậu, thần đến giờ còn chưa ăn cơm, người có thể ban cho thần một ít đồ ăn được không?

Đầu tiên Lưu Nga sửng sốt, bà chưa từng gặp qua đại thần nào xin cơm mình. Thạch Kiên cũng là không có cách nào khác, mấy ngày nay đi lại vất vả, hiện tại lại đói không chịu được. Lưu Nga rất bất ngờ nhưng bà lại nghĩ đến vừa rồi Thạch Kiên nói mình và Chân Tông giống như cha mẹ, Thạch Kiên xin cơm lại khiến cho bà rất vui vẻ, cho rằng Thạch Kiên đã gần đến lúc muốn kết hôn. Bà xoa đầu hắn nói:

- Ta lập tức cho người chuẩn bị đồ ăn cho ngươi. Cũng không thể để Văn Khúc Tinh của Đại Tống ta đói được. Mà nửa năm nay ngươi đã cao lên rồi, giờ so với ta còn cao hơn nữa.



Thạch Kiên nói:

- Thần là Văn Khúc Tinh thì Thái hậu là Vương mẫu nương nương chuyên quản Văn Khúc Tinh rồi.

Lưu Nga cốc đầu hắn nói:

- Chuyện thần linh không được nói bừa.

Tuy Thạch Kiên nói linh tinh nhưng ân oán giữa hai người lập tức đã được hóa giải.

Lúc này Triệu Trinh vội vàng hỏi hắn biện pháp không cần dùng tiền mà đánh giặc.

Thạch Kiên nói:

- Việc này vẫn còn sớm, xin cho thần giữ bí mật. Tuy nhiên đến lúc đó cũng xin Hoàng thượng giúp thần một chút.

Triệu Trinh cười khì nói:

- Thạch đại nhân chắn chắn lại là đồ giả rồi, còn không có lễ nghi nữa.

Thạch Kiên nói:

- Là có một chút một đúng lễ nghi.

Sau đó hắn lại hỏi về mấy người Chu Sỉ quay về kinh nhận thưởng giờ ở đâu. Lưu Nga nói cho hắn biết lần này triều đình phong thưởng cho rất nhiều tướng sĩ thành Duyên Châu, còn có nhiều binh lính thương tật đi cùng mấy người Chu Sỉ về kinh nên đi rất chậm, bây giờ họ mới tới Tây Kinh.

Kỳ thật Thạch Kiên hỏi về mấy người Chu Sỉ thì huynh đệ Chu Sỉ, Chu Hận hắn đều biết, Đinh Mão và Thôi Diệt Lang thì là môn hạ trong nhà hắn, người khiến hắn tò mò là thiếu niên Địch Thanh kia, về sau đúng thật là Vũ Khúc Tinh của Đại Tống. Thật sự lần này công trạng của hắn so với Tiểu lang tướng quân Chu Hận kia thì còn nhỏ hơn nhiều.

Lưu Nga nói xong còn nói thêm:

- Lần này cũng có nhiều tiểu tướng quân lập công lớn, bọn họ lại đều chưa tới hai mươi tuổi. Dưới thời Thái Tông, võ tướng Đại Tống càng ngày càng ít, thấy mấy thiếu niên này ta cũng thật sự rất cao hứng. Thạch ái khanh, ngươi có cách gì chào mừng họ không? Ta muốn làm cho bọn họ cùng với cả thiên hạ đều biết rằng triều đình rất mong đợi vinh quang của bọn họ.

Thạch Kiên suy nghĩ một chút, bất ngờ vỗ đùi nói:

- Thần cũng có một biện pháp tốt, nhưng hy vọng lúc đó Thánh thượng không tiếc hàng tôn khúc quý cùng thần phối hợp. Nếu mà thành công sẽ khiến sĩ khí của Đại Tống ta phấn chấn lên rất nhiều.

- A, trẫm nhất định sẽ phối hợp.

Đôi mắt Triệu Trinh sáng ngời. Tuy rằng trong thời gian dài Thạch Kiên dạy cậu ta học “Truy Nguyên Học” nhưng vô tình cũng truyền thụ cho cậu ta rất nhiều tư tưởng. Thậm chí hiện tại cậu ta còn hiểu hơn cả Tào Vĩ rằng sĩ khí có tầm quan trọng rất lớn. Nhớ lúc ấy Thạch Kiên đã từng nói qua:

- Hai quân giao chiến cũng như hai người đánh nhau. Mềm sợ rắn, rắn sợ kẻ ngang ngạnh, kẻ ngang ngạnh sợ kẻ liều. Cái gọi là dụng binh tất thắng cũng chính là nguyên lý này. Mặc cho binh lính hùng mạnh thế nào, chỉ cần liều mạng, trong chừng mực nhất định thì nhất định thắng lợi.

Hiện giờ tại trận chiến lần này cũng tương tự. Nếu nói binh Tống là mềm dẻo thì binh Liêu là cứng rắn, binh Tây Hạ là ngang ngạnh, như vậy binh Tống ở thành Duyên Châu là liều mạng. Kỳ thật nếu so sánh thì binh Tống ở thành Duyên Châu chẳng những bị vây trong hoàn cảnh xấu, số lượng và sức chiến đấu cũng giảm, bọn họ vì liều mạng mới bảo vệ được thành Duyên Châu. Làm thế nào để binh sĩ liều được như vậy Thạch Kiên cũng đã nói qua chính là nhờ sĩ khí.

Lưu Nga liền hỏi Thạch Kiên dùng cách gì, hắn liền nói ra ý tưởng, nghe xong Lưu Nga và Triệu Trinh cùng vỗ tay. Lưu Nga rơi lệ nói:

- Tiên đế bất hạnh sớm băng hà, để lại mẹ góa con côi chúng ta, may mắn có Thạch ái khanh phụ tá.

Thạch Kiên biết bà đang muốn làm lung lạc mình, vội nói:

- Thần đã từng nói qua, Tiên đế và Thái hậu có ân trọng với thần như vậy, thần nguyện đem tính mạng này báo đáp lại Thái hậu.

Sau đó Triệu Trinh và Lưu Nga lại nói thêm vài câu buồn nôn. Sau khi ăn xong cơm trưa mà Lưu Nga bảo người mang lên Thạch Kiên liền xin cáo từ. Hắn còn phải trở về chuẩn bị nghênh đón tướng sĩ Duyên Châu trở về. Đến buổi tối không ngờ lại có khách tới thăm, lại chính là tiểu Lolita Tây Ban Nha kia.

Lúc này Thạch Kiên đang cùng Triệu Dung và Thân Nghĩa Bân bàn bạc chuyện Tây Bắc. Vẫn còn rất nhiều chuyện phải suy xét tỉ mỉ.

Nghe được Đinh Phố bẩm báo tiểu Lolita tới chơi, Thạch Kiên sửng sốt hỏi Triệu Dung:

- Như thế nào mà bọn họ còn chưa đi?

Triệu Dung nói:

- Bởi vì tiểu cô nương này nói hươu nói vượn. Tùy tùng của nàng sợ nàng bị người Moors trả thù nên sau khi rất nhiều người nước ngoài trở về bọn họ vẫn còn ở lại Tống triều ta.

Thạch Kiên lúc đầu nghĩ muốn cự tuyệt nàng, bây giờ chính hắn cũng có rất nhiều việc bận rộn nhưng ánh mắt hắn bất chợt nhìn xuống bản đồ rồi liền nói với Đinh Phố:

- Ngươi cho nàng vào đi.

Nghe thấy lời hắn nói, Triệu Dung nửa cười nửa không nhìn hắn rồi hạ thấp giọng nói vào tai hắn:

- Ngươi có nhiều thê thiếp như vậy còn chưa đủ, giờ lại muốn một cô gái dị tộc, mà lại còn là một tiểu cô nương nhỏ như vậy nữa sao.

Thạch Kiên nghe xong phẫn nộ nói:

- Ta dù có vô sỉ cũng không dụ dỗ một tiểu cô nương nhỏ như vậy.



Triệu Dung nheo mắt, tiếu ý càng đậm nói:

- Cũng rất khó nói, bản quận chúa cũng đã nghe chuyện bạch mã Hoàng tử rồi.

Nàng nói chính là chuyện khi Triệu Cận chín tuổi Thạch Kiên đã kể chuyện cổ tích đó cho nàng nghe. Khi đó Triệu Cận đã nói Thạch Kiên là bạch mã Hoàng tử của nàng, còn bắt Thạch Kiên nuôi một con bạch mã. Hiện tại con bạch mã này vẫn còn được nuôi trong nhà Thạch Kiên, bởi vì nuôi dưỡng tốt quá nên rất béo tốt. Triệu Dung nói ý tứ là khi đó Triệu Cận cũng vẫn còn nhỏ.

Thạch Kiên thoáng xem thường nói:

- Nàng là Công chúa, muốn nghe chuyện xưa, ta là thần tử không còn cách nào khác. Đó cũng không phải là cố ý.

Triệu Dung nói:

- Ai biết ngươi có cố ý hay không?

Thân Nghĩa Bân thấy hai người như đôi vợ chồng trẻ liếc mắt đưa tình với nhau vội vàng tránh cho xa. Cho dù vậy anh ta vẫn phải có tâm lý phi lễ chớ nghe chớ nhìn, ánh mắt hướng xuống dưới không dám nhìn lên.

Thạch Kiên chỉ vào Thân Nghĩa Bân đang giống như tượng Bồ Tát bằng đất, Triệu Dung mới dừng đùa giỡn. Thạch Kiên nói:

- Ta gặp nàng lần này là có mục đích của ta.

Nói xong hắn chỉ vào bản đồ, lúc này Thân Nghĩa Bân cũng đi tới. Thạch Kiên trên bản đồ chỉ theo một hướng từ Tây Hạ, đến dân tộc Tây châu Hồi Hột, Hắc Hãn, Ba Tư. Tội nghiệp cho Triệu Dung và Thân Nghĩa Bân cũng là nhân tài kiệt xuất, theo tay Thạch Kiên càng chỉ càng xa, mồ hôi trên đầu hai người càng ngày càng nhiều.

Đến khi Lolita vào hai người vẫn còn ngẩn người nhìn vào bản đồ. Bọn họ không phải ngẩn người vì bản đồ mà là vì lòng ham muốn của Thạch Kiên thật là lớn.

Lolita đầu tiên thi lễ với Thạch Kiên rồi quay sang nói với Triệu Dung:

- Nhị tỷ.

Nhị tỷ? Đầu óc cả ba người bất ngờ dừng suy nghĩ một lúc. Thạch Kiên hỏi:

- Vì sao ngươi gọi quận chúa là nhị tỷ?

Tiểu tử kia nửa năm không gặp vóc dáng cũng đã cao lên. Thạch Kiên không thể không thừa nhận, nếu luận về chiều cao người phương Tây bao giờ cũng hơn người phương Đông, bây giờ là cổ đại cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên tiểu tử kia cũng không phải quá béo, hai chân cũng thon dài. Xem ra sau khi lớn lên cũng không giống đại đa số người phương Tây khiến Thạch Kiên chán ghét như Remy Martin.

Hơn nữa tiểu tử kia cũng không ngu ngốc. Giờ nàng còn nói được Hán ngữ vô cùng lưu loát. Nàng hợp tình hợp lý nói:

- Ta đã quyết định phải lấy Thạch đại nhân. Nghe nói Thạch đại nhân đã có vài vị phu nhân. Vì Quận chúa đứng thứ hai nên ta gọi Quận chúa là nhị tỷ.

Triệu Dung nghe vậy ở đằng sau ra sức véo Thạch Kiên.

Thạch Kiên trong lòng kêu oan. Hắn lau mồ hôi lạnh không ngừng chảy trên đầu, vội vàng nói:

- Tiểu thư Lolita, hôn nhân đại sự không phải chuyện đùa. Hai nước chúng ta cách nhau quá xa, ngươi có người nhà của ngươi, ta có người nhà của ta, chúng là không thể ở cùng một chỗ được. Như vậy thì chẳng những chúng ta không hạnh phúc mà người nhà ngươi cũng không vui được.

Lolita nói:

- Không có vấn đề gì. Ta còn có một em trai có thể kế thừa vương vị. Chỉ cần ngươi giúp chúng ta đuổi người Moors, về sau ta sẽ đến Đại Tống các ngươi, chuyên tâm hầu hạ ngươi, giúp ngươi nấu cơm, giặt quần áo.

Thân Nghĩa Bân đã sớm ở một bên biết rằng không nên nghe chuyện này. Tuy nhiên bọn họ đều biết tiểu gia hỏa này còn chưa hiểu chuyện. Ngẫm lại bây giờ Thạch Kiên tuy giản dị nhưng phu nhân tương lai của hắn cũng không có khả năng phải giặt quần áo, cùng lắm chỉ là cao hứng, vì lấy lòng Thạch Kiên mà làm chút đồ ăn cho hai người. Như vậy đã là tốt lắm rồi.

Nếu không có Triệu Dung ở đây Thạch Kiên còn có thể nói nhiều. Nhưng giờ có nàng, tiểu Lolita này lại nói linh tinh khiến Thạch Kiên muốn phát cuồng. Hắn nói:

- Tiểu thư Lolita, bản quan có thể trợ giúp ngươi nhưng phải có một điều kiện.

Lolita nghe xong mừng rỡ. Nàng tới đây hơn nửa năm, sớm đã nghe nói đủ loại truyền thuyết về Thạch Kiên, đáng tiếc những chuyện kể đó đều là từ dân gian, mà trong dân gian đều nâng Thạch Kiên lên thành thần tiên hoặc hóa yêu ma. Dù sao hiện tại tiểu Lolita này cùng dân chúng đều cho rằng Thạch Kiên có thể hô phong hoán vũ, rắc đậu thành binh. Nàng vui mừng hỏi:

- Điều kiện gì?

Thạch Kiên nói:

- Bản quan có thể trợ giúp ngươi nhưng về sau trước mặt bản quan không được nói đến chuyện sẽ lấy bản quan nữa.

Lolita nói:

- Quản gia của ta đã nói rồi, về sau ta chỉ có thể trở thành thê tử của ngươi.

Thạch Kiên nói:

- Nếu ngươi còn nói đến chuyện này nữa đừng trách bản quan không giúp ngươi.

Lúc này trong lòng hắn thật sự rất oán giận lão già Tử Dương kia. Cho dù là ông ta vì quốc dân hay là vì tiểu Lolita thì cũng không nên dùng mĩ nhân kế là tiểu hài tử đó chứ. Lại còn chiêm tinh thuật gì đó nữa. Chỉ là lừa đảo, đoán trước đoạn thời gian mình và Thiên Lý giáo tiếp xúc cũng không cần nhiều hiểu biết lắm.

Tiểu Lolita vừa nghe nói hắn không giúp nước mình thì lập tức luống cuống. Nàng kéo tay Thạch Kiên nói:

- Thạch đại nhân, ngươi hãy nghe ta nói. Là ta nói về sau không đề cập đến chuyện lấy ngươi nữa. Đợi khi nào cưỡng chế được người Moors đi ta sẽ đến trước nhà ngươi, chừng nào ngươi muốn cưới ta cũng được, ta không đề cập đến nữa, chờ ngươi chủ động đến tìm ta.

Thân Nghĩa Bân đã sớm nhịn không nổi phải chạy ra cửa mà cười.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook