Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 4 - Chương 213: Hồng tuyết (hạ)

Ngọ Hậu Phương Tình

25/03/2013

Thạch Kiên cười lớn, hắn một lần nữa chỉ tay vào bản đồ nói:

- Vì vậy mà ta để nơi này để lại đến giờ.

Ý hắn muốn nói đến là trại Kim Minh (nay là Thiềm Tây Tắc Đông Nam). Nơi này cách thành Duyên Châu chỉ trong gang tấc. Từ khi Nguyên Hạo rút khỏi Duyên Châu, đem một vạn đại quân để lại tại trại Kim Minh. Và ra lệnh cho đại tướng Tô Nô Nhi thủ thành trì. Một vạn đại quân Tây Hạ lưu lại tại trại Kim Minh này, làm cho quân Tống ở Duyên Châu rất khó chịu như có xương cá mắc cổ họng. Thật ra đoạn lịch sử này Thạch Kiên nhớ rất rõ. Sau khi Nguyên Hạo dựng trại Kim Minh làm cứ điểm, hắn dẫn quân tấn công Tắc Môn trại cách trại Kim Minh hai trăm dặm về hướng bắc. Tắc Môn trại do Nội điện thừa chế Cao Tuyên Đức và Binh mã đô giám Vương Kế Nguyên chỉ huy. Họ thủ vững trại trong năm tháng sau đó lương thực hết nên cho quân phá vây chạy trốn. Nguyên Hạo dẫn quân truy kích. Vương Kế Nguyên chết trận, Cao Tuyên Đức bị bắt. Tiếp đó, Nguyên Hạo thừa thắng tấn công chiếm được trại An Viễn. Chia quân chiếm trại Hắc Thủy. Từ đó về sau Nguyên Hạo đã khống chế được một vùng rộng lớn từ phía nam Hoành Sơn tới Duyên Châu. Người Tống thì mất đi tấm lá chắn phía tây bắc càng khó phòng thủ.

Hiện tại lịch sử phát sinh sớm hơn. Sau này Nguyên Hạo có lợi dụng trại Kim Minh hay không. Hắn cũng không có cách nào biết được. Nhưng hắn sẽ lợi dụng một vạn đại quân của Tây Hạ làm một cái mồi câu lớn đã sớm có trong kế hoạch của hắn.

Từ khi lúc hắn ở kinh thành, hắn đã dặn dò các tướng sĩ là đừng đả động vào Kim Minh Trại. Lúc đó Phạm Trọng Yêm, Triết Duy Trung bọn họ còn tưởng rằng Thạch Kiên có diệu kế hay để chiếm được trại Kim Minh. Trại Kim Minh này rất quan trọng, được ví như cổ họng của Duyên Châu. Vì thế mà được xây dựng rất kiên cố. Nếu như mà chúng ta trực tiếp tấn công thì tổn thất cũng rất lớn. Lúc ấy dùng kế với Nguyên Hạo cũng có thể chưa chắc thành công. Hơn nữa còn có cái tên dũng tướng Tô Nô Nhi của nước Tây Hạ trấn thủ trại nữa.

Nhưng sau khi Thạch Kiên đến Duyên Châu, Thạch Kiên lại án binh bất động. Điều đó khiến cho mọi người đều không hiểu nổi. Thạch Kiên đã từng nói với bọn họ:

- Muốn chiếm lấy trại Kim Minh rất đơn giản, nhưng phải đợi đến thời tiết lạnh đến tột độ, ngoài ra giữ lại nó còn có công dụng lớn.

Mọi người vẫn không lý giải được, thời tiết bây giờ ngày càng lạnh hơn thì việc tấn công thành càng khó hơn. Sao trái lại phải đợi đến thời tiết lạnh đến tột độ mới đơn giản? Nhưng mọi người đều biết hắn là một người túc trí đa mưu, ý nghĩ thường thì khó mà nhìn thấu. Vì thế cũng không có người nào có nghi vấn. Cứ thế khiến cho Tô Nô Nhi an tâm ở trong trại Kim Minh mà trấn giữ. mười vạn đại quân Triều Tống ở Duyên Châu xem như không thấy gì.

Bây giờ đã thấy Thạch Kiên rốt cuộc cũng đã nhắc đến trại Kim Minh, tinh thần của mọi người đều đã được sôi sục. Thạch Kiên từng mệnh lệnh truyền phát xuống, Nhưng khi hắn quyết định lần cuối cùng hắn phải thân chinh tại chiến trường, làm cho toàn thể mọi người đều lên tiếng phản đối. Thạch Kiên giải thích với bọn họ là:

- Bổn quan với bổn phận là một trưởng quan tại Tây Bắc, không làm như thế thì các binh sĩ, binh lính làm sao phát huy được tinh thần dũng cảm của họ?

Cuối cùng vẫn không thể ổn định được tình hình phản đối của mọi người, cho đến khi Thạch Kiên đem ấn phù ra, mọi người mới im hơi lặng tiếng. Tuy nhiên Tào Vĩ và những người bọn họ đều căn dặn Địch Thanh và những người khác thà giết ít đi một vài tên giặc cũng phải đảm bảo sự an toàn cho Thạch Kiên.

Thạch Kiên đem theo một vạn đại quân xuất phát theo hướng Hoành Sơn. Quy mô quân sự điều động binh lính lớn đến vậy, khó tránh khỏi việc Tô Nô Nhi Biết biết đến. Nhưng gã ghi nhớ lời nói của Nguyên Hạo trước khi đi. Cho dù là người Tống dùng cách gì để khiêu khích, thì cũng không được ứng chiến. Chỉ cần trấn thủ tốt thành trại Kim Minh, là một bước đệm để đánh vào trận địa quan trọng của triều Tống. Sau này có thể phát huy ra công dụng lớn. Vì vậy gã vẫn như con rùa rút trong trại Kim Minh. Nếu gã không nhận được sự căn dặn của Nguyên Hạo thì cũng không dám chủ động xuất kích. Một vạn đại quân của hắn mà trấn giữ thành trại Kim Minh thì cũng dư thừa, nhưng để có thể chủ động xuất kích, vẫn không bằng với người ta.

Theo hắn biết thì ba vạn quân từ quận Bảo An do Dương Văn Quảng dẫn đầu cũng đang tiến về hướng Hoành Sơn.

Tô Nô Nhi cho rằng chúng nó tấn công Hoành Sơn thì cứ cho chúng tấn công đi. Dù sao thì cũng đã có Hoàng đế xử lý, cũng không cần phải lo lắng.

Thạch Kiên đem theo đại quân với tốc độ hành quân rất chậm. Lùc đó tuyết rơi càng ngày càng lớn, muốn nhanh thì cũng không nhanh được. Ngày thứ hai, Thạch Kiên mới đến Thổ Môn. Bởi vì nguyên nhân là bão tuyết, hắn không thể không ở lại Thổ Môn (An Tắc) nghỉ ngơi hai ngày. Với đội quân của Dương Văn Quảng gặp mặt rồi cùng mới lần nữa cùng nhau xuất phát.

Tô Nô Nhi nhìn thấy cảnh này, gã liền ôm bụng cười to. Cái tên Thạch đại nhân này quả nhiên chỉ là tên viết văn viết vẻ, còn sáng tác ra cái thứ Truy Nguyên Học, nhưng nói về chiến tranh thì không biết gì cả. Hắn ta muốn học theo chiến thuật của Hoàng đế bệ hạ trong lúc tuyết rơi tập kích Cam Châu? Nhưng Hoàng đế bệ hạ vì nghĩ đến hiệu quả của việc tập kích, đã ngày đêm hành quân, không có sự cản trở của bão tuyết. Đồng thời toàn bộ đều là kỵ binh tinh nhuệ, như hắn ta bây giờ đây, e rằng hiện tại Hoành Sơn đã đang phòng bị rồi.

Lộ trình hành quân của Thạch Kiên cũng không thêm nhanh hơn, hắn đem theo là bộ binh, cộng thêm đường lại trơn, muốn nhanh cũng không được. Tuy là đêm tối nhưng Dương Văn Quảng đến ngày thứ hai là đã đem theo đại quân tiếp tục tiến công. Nhưng Tô Nô Nhi không ngờ tới Thạch Kiên lại trong đêm hôm đó đem theo một vạn đại quân trở lại mai phục ở núi Đôn Nhi ngoại vi Thổ Môn.

Trận tuyết này rất lớn. Đầu tiên là tuyết rơi ở thành Đông Kinh, tuyết rơi mù trời. Khắp mọi nơi trong thành giờ đã phủ lên mình một tấm áo màu trắng, cả bầu trời trông thật mù mịt.

Trong cái tiết trời giá lạnh như thế, trong cung vẫn có vài cô cung nữ đang chơi trò ném tuyết. Phần lớn những cung nữ này đều là những là tú nữ được tuyển chọn từ Giang Nam. Các cô gái này còn chưa bao giờ trông thấy trận tuyết lớn như vậy, nên ai cũng coi thường cái giá lạnh của thời tiết, họ cứ thế chơi đùa thật vui vẻ và thoải mái.

Ngay cả Triệu Trinh cũng chẳng màng tới chuyện Quách hoàng hậu làm cho anh ta cảm thấy bực bội khi nãy, trông thấy khung cảnh tươi đẹp trước mắt, trên gương mặt anh ta hiện lên vẻ tươi cười. Đúng lúc ấy, Lưu Nga cho một thái giám tới gọi anh ta vào cung. Tới nơi, Triệu Trinh đã thấy ở trong cung của Lưu Nga, Vương Tằng và toàn bộ quần thần cũng đã có mặt bên trong điện. Sắc mặt của Lưu Nga có vẻ lo lắng, nhìn thấy anh ta vừa vào tới nơi, bà đưa cho anh ta xem một bản tấu chương mà bà mới nhận được.

Triệu Trinh mở bản tấu chương ra xem, không ngờ là bản tấu của Nguyên Hạo. Trên bản tấu viết rằng: “ Tổ tiên thần vốn là dòng dõi Đế vương, là những người đã lập lên Đông Tấn khi Ngụy suy tàn. Tổ tiên nhiều đời về trước là Tư Cung— con cháu Thác Bạt, khi Đường Quý xuất quân đi cứu nạn, thì được ban thưởng họ vua. Ông tổ Lý Kế Thiên, tinh thông binh lược, lấy danh hiệu Càn Phù, tiến hành hàng loạt các cuộc khởi nghĩa, dốc lòng vì các bộ tộc. Năm quận ven sông cũng chẳng mấy chốc đã quy phục. Bảy châu ven biển, tất cả cũng vì thua kém tài sức mà đành quy hàng. Phụ thân Lý Đức Minh kế thừa đời trước, dốc sức vì triều đình, đã được phong Vương nhưng suy cho cùng thì cũng chỉ là ban tuyên. Một chức tước nhỏ nhoi, rõ ràng là có ý chia cắt.

Có lúc thần như một tên “cuồng phỉ”, tự sáng chế ra chữ Phồn, thay đổi y quan của Đại Hán. Y quan đã hoàn thành, chữ viết đã thi hành, cuộc vui đã mở, khí dụng cũng đã chuẩn bị. .. Thổ Phiên, Tháp Đàn, Trương Dịch giao kết với nhau, tất cả đều chung sức đồng lòng. Xưng Vương thì không vui, xưng Đế mới vừa lòng. Ban cho một vùng đất, sắc phong là bộ tộc quyền quý thì họ mới toại nguyện. Tới ngày mười một tháng mười, chúng thần chuẩn bị lễ tế Thế Tổ để lập lại niên hiệu “Thiên thụ lễ pháp duyên tạc” cho Nhân Hiếu hoàng đế.

Thần quỳ xin Hoàng đế bệ hạ, thần giờ đã trưởng thành hơn, biết mở lòng với mọi vật xung quanh, cũng xin hứa chỉ xưng quân vương ở phần đất Tây Hạ. Ngư đến nhạn đi, nguyện là nước láng giềng chi âm. Ngày dài tháng rộng không còn phải lo nghĩ về vùng biên ải Vĩnh trấn. Đó là thành tâm của thần, khẩn mong Bệ hạ xem xét. ”

Lời lẽ của bản tấu chương này viết hết sức cung kính và khiêm tốn. Thế nhưng Triệu Trinh xem xong thì sắc mặt trắng bệch không còn một chút máu nào. Tây Hạ trước giờ vẫn luôn gây nhiều phiền phức cho Tống triều, thế nhưng vẫn còn nhận là một nơi trực thuộc Tống triều. Vậy mà Phiên quốc bỗng chốc trở thành “nước láng giềng”, Quốc vương cũng bỗng chốc trở thành Hoàng đế. Đây đúng là một chuyện đại nghịch bất đạo không thể nào chấp nhận được. Vả lại lúc này Nguyên Hạo trước thì tấn công thành Duyên Châu, sau lại giết hại dân chúng. Việc này có thể ví như việc một toán cướp đang xông vào trong nhà người ta vậy. Vừa ẩu đả người nhà họ, vừa cướp của cải của họ, vậy mà còn luôn mồm nói rằng “ta là người tốt. ”



Sự việc này khiến cho các đại thần trong triều hết sức phẫn nộ, lập tức yêu cầu để Thạch Kiên điều đội đại quân Tây Bắc tới tấn công Tây Hạ.

Lúc này, Tào Lợi Dụng đã trở lại triều đình. Lão ta tâu rằng:

- Nguyên Hạo ởTây Bắc do tình thế bất ổn, y sợ triều đình ta tức giận, nên muốn kéo dài thời gian ra một chút. Vì vậy nên bản tấu này mới được viết một cách “cung kính” như thế. Một khi tình hình ở Hạ Châu ổn định trở lại, thì y còn muốn mưu đồ đối đầu với triều đình ta. Tuy nhiên, xin Thái Hậu và Hoàng đế yên tâm, Thạch đại nhân nhất định sẽ không bỏ qua cơ hội này đâu.

Tuy Tào Lợi Dụng đã từng cùng phe với Định Vị, nhưng ông ta cũng không có nhiều xung đột với Thạch Kiên, sau này Thạch Kiên còn tiến cử lão ta làm sứ giả sang nước Liêu. Dù việc đàm phán lần này vẫn khiến cho triều đình và dân chúng không ngừng kêu ca, nhưng cũng thành công trong việc đàm phán hòa bình, nên cũng được coi là một công lao. Vì thế nên lão cũng chẳng có nhiều ác cảm với Thạch Kiên.

Tống triều chẳng hề coi trọng chuyện tình báo như Nguyên Hạo, tuy nhiên Tống triều vẫn biết rất rõ một loạt những sự chỉnh đốn của Nguyên Hạo khiến cho quân Tây Hạ rơi vào tình thế hỗn loạn. Trong suy nghĩ của bọn họ thì hiện tại chính là thời điểm thích hợp nhất để xuất quân. Chỉ có một số ít quan đại thần cho rằng tuy thời điểm này quân Tây Hạ đang có chút hỗn loạn thật, nhưng Nguyên Hạo vẫn là kẻ nắm giữ đại cục. Hơn nữa thông qua hàng loạt những trận chiến của Nguyên Hạo, có thể thấy cách dùng binh của y rất có mưu lược.. Hiện giờ băng tuyết khắp nơi, điều này rất có lợi cho đội kỵ binh của Tây Hạ, nhưng tình hình này lại không hề có lợi cho việc hành quân của đội bộ binh Tống triều. Cho nên vẫn nên thận trọng hành sự. Thế nên những ý kiến yêu cầu Thạch Kiên xuất quân đều bị dập tắt nhanh chóng.

Kỳ thực khi triều đình còn chưa nhận được bản tấu chương thì Thạch Kiên đã ra tay rồi.

Chỉ là lần chiến đấu này không phải ở trong lãnh thổ Tây Hạ mà ở ngay trên đất Tống triều.

Từ khi Thạch Kiên tới cửa ải thì vẻ mặt của hắn đã bắt đầu trầm ngâm suy tư. Hắn biết Nguyên Hạo đã tàn sát không ít con dân vô tội nơi đây. Trước kia vì lo lắng cho sự an toàn của Thạch Kiên, nên bọn Chiết Duy Trung mới không để hắn tới gần vùng đất này điều tra. Bởi thế nên Thạch Kiên còn chưa nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình hình. Nhưng từ khi bắt đầu vào tới cửa ải, hắn đã trông thấy tất cả những thôn trang nằm dọc hai bên đường đều đã bị cướp sạch, có những thôn trang còn bị thiêu thành tro bụi. Vì còn lo sợ chuyện Nguyên Hạo sẽ trở lại xâm chiếm một lần nữa nên ngoài một số nhỏ binh lính đồn điền ra thì gần như không có bóng dáng một người dân nào. Thạch Kiên còn đặc biệt tới từng thôn trang xem xét tình hình, ở đó hắn lại trông thấy có rất nhiều xác người chết, do không có ai chôn cất, nên giờ đã chất lại thành một đống xương khô. Nhìn qua đống xương khô này có thể thấy được những người này đã bị Nguyên Hạo tàn sát như thế nào. Như thi thể này có vẻ khá xinh xắn, rõ ràng khi còn sống là một cô gái, xác cô nằm trên một hòn đá, trên người cô còn sót lại vài mảnh quần áo, nhưng đầu cô lại bị bọn ác nhân chém bay tới tận đâu đó.

Chắc chắn cô thiếu nữ này đã bị cưỡng hiếp trước khi bị giết hại. Không cần nghe bất kỳ lời giải thích nào, Thạch Kiên cũng có thể hiểu được những chuyện gì đã xảy ra ở đây. Loại tội ác này khiến hắn nghĩ đến tội ác mà Nhật Bản gây ra cho Trung Quốc ở kiếp trước của hắn. Hắn dừng chân lại mà chẳng nói tiếng nào, mặc cho gió lạnh của Tây Bắc thổi trên mái tóc của hắn. Một lúc sau, hắn mới nói:

- Đem bọn họ đi chôn cất đi, thù này ta nhất định sẽ trả cho họ.

Sau đó hắn dẫn binh sĩ vào núi Đôn Nhi.

Vùng này địa hình hiểm trở lại phức tạp, bên trong có rất nhiều khe rãnh chằng chịt với nhau, sông hẹp và dài, đất bazan rải rác khắp nơi, nó phân bố dọc theo hướng nam bắc, chỗ thì rất rộng, nơi thì lồi lõm, nơi lại khúc khuỷu, có chỗ lại bằng phẳng. Núi thì cao, độ dốc lớn và hang núi cũng rất sâu. Cả huyện có bốn con sông lớn, mật độ kênh rạch chằng chịt. Cao nhất là nơi có độ cao 1731, 1 mét so với mực nước biển (núi Cao Mão), thấp nhất là nơi có độ cao 1012 mét so với mực nước biển (rãnh La Gia). Địa hình thì ngoại trừ có quê của Vương Gia Loan là cao ở phía nam và thấp dần về phía bắc, những khu còn lại đa phần đều nghiêng dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Một số đồi núi chủ yếu gồm núi Cao Mão, núi Nhã Hành, núi Bạch Trư, núi Thiên Trạch, đồi Ngọc Hoàng Miếu, núi Thần Lĩnh… Đương nhiên khu vực này hiện giờ vẫn chưa bị tàn phá bởi hình dáng bề mặt ngoài trái đất nhiều bằng đời sau này, cho nên sông rạch cũng không nhiều như ở kiếp trước của Thạch Kiên. Bởi vì những chỗ mà sông núi giao nhau, thì cây cối mọc um tùm thành rừng nên có thể ẩn nấp dễ dàng.

Thực ra thì lúc này, vì những trận mưa rào trong năm ở nơi đây rất ít, gió sa mạc ở Tây Bắc đã bắt đầu ùa về. Cuộc sống của dân chúng nơi đây rất khổ cực. Hai năm nay, nhờ có nguồn lương thực Thạch Kiên cung cấp, mới có thể giúp cho cuộc sống của dân chúng trở nên tốt hơn. Nhưng chỉ trong thoáng chốc tai bay vạ gió bất ngờ ập tới khiến tất cả những nỗ lực đó đều trở nên vô ích.

Khoảng thời gian Thạch Kiên chờ đợi cùng đại quân thoáng cái đã qua ba ngày, lúc này thành Duyên Châu lại xuất hiện một đội quân mới. Đây là một đội quân hậu cần, nhưng vì để đề phòng sự tập kích của đội quân Tô Nô Nhi ở trại Kim Minh nên cùng đi với đoàn quân hậu cần còn có khoảng ba nghìn quân lính đi theo có nhiệm vụ bảo vệ lương thực. Đoàn quân này vừa ra khỏi thành Duyên Châu đã lọt vào tầm ngắm của quân do thám Tây Hạ, bọn chúng lập tức trở về bẩm báo với Tô Nô Nhi.

Trại Kim Minh và trại Hoài Ninh, trại Hắc Thủy là ba trại lớn của thành Duyên Châu. Trong ba trại này thì trại Kim Minh là trại vững chắc nhất, nhưng về vị trí địa lý thì trại Hoài Ninh lại nằm ở nơi có địa thế quan trọng nhất.

Nếu quân Tây Hạ chiếm được Hoài Ninh, không những có thể khống chế được toàn bộ sông ngòi ở khu vực sông Hoài, kiểm soát được trại Tuy Đức ở phía Đông dòng sông và trại Tuy Bình ở Tây Xuyên, mà còn có thể xuôi về phía nam tiến đánh Thanh Giản, rồi theo đà thắng đó chiếm lấy toàn bộ thành Duyên Châu. Nếu quân Tống ở trong thành phòng thủ, lúc ấy có thể liên kết với các trại Tuy Đức, Tuy Bình tạo thành một chiến tuyến vững chắc, hỗ trợ cho nhau cùng ngăn chặn việc quân Tây Hạ tiến về phía nam. Như thế còn có thể tận dụng thời cơ thuận lợi để tấn công Đại Lý, rồi tiến lên cướp lấy Hoành Sơn. Trong lịch sử thì vì thất bại nên Tống triều mới ý thức được tầm quan trọng của trại Hoài Ninh và cho dựng lại trại Kim Minh. Vì thế mà Chủng Ngạc mới có thể ép Ngôi Danh Sơn đầu hàng rồi đoạt lấy thành Tuy Châu. Lúc này thuộc hạ của Thạch Kiên là Chiết Kế Thế lại bắt đầu xuất phát từ trại Hoài Ninh. Sau khi sắp xếp ổn thỏa cho hơn mười nghìn người Đảng Hạng, Tây Hạ cho quân đi đánh chiếm, đánh tới Hà Xuyên Đại Lý thì bị Chiết Kế Thế đánh bại. Tình hình ấy mới khiến cho quân Tây Hạ ý thức được vị trí quan trọng của trại Hoài Ninh. Tướng quốc Lương Ất Lý đem theo ba vạn quân tập kích trại Hoài Ninh, nhưng lại bị Yến Đạt và Cổ Dực đánh bại. Thế nhưng lúc này tất cả mọi người vẫn chưa nhận thức được tính chất quan trọng của trại Hoài Ninh. Nhờ thế mà Nguyên Hạo mới có thể thúc ngựa qua Bình Xuyên một cách dễ dàng để tiến tới tấn công thành Duyên Châu.

Thạch Kiên cũng chưa nghĩ tới tình tiết này. Tuy nhiên, cho dù hắn có nghĩ ra thì hắn cũng chẳng thể phòng thủ mà không hề tấn công, càng không thể tiêu phí quá nhiều thời gian để dựng lên một cái trại nữa ở nơi này. Bởi thế nên trại Kim Minh trở nên quan trọng hơn. Trước khi đi khỏi, Nguyên Hạo cũng đã nhận thức được doanh trại Kim Minh có thể rơi vào trạng thái bị bao vây làm cho cô lập rồibị tấn công, nên y đã để lại cho trại Kim Minh rất nhiều lương thực. Chỗ lương thực đó đủ cho mười nghìn quân sĩ của Tô Nô Nhi dùng trong khoảng thời gian một năm. Nhưng trong trại lại thiếu rau xanh và thịt tươi trầm trọng.

Lúc này một toán quân hậu cần mang lương thực của triều Tống đi qua, khiến Tô Nô Nhi “thèm nhỏ dãi”. Chẳng khác gì Thân Nghĩa Bân đã từng giải thích với Tào Vĩ và đám tướng quân kia về lý do khẳng định Tô Nô Nhi sẽ xuất binh cướp lương thực rằng: “cũng như một kỹ nữ đứng trước gã đàn ông đã bị giam cầm hơn một năm, hơn nữa trên người còn không một manh quần áo. Điều đó có nghĩa là chỉ cần có một chút sức lực thì nhất định gã sẽ xông lên. Mọi người thử nói xem Tô Nô Nhi có xông lên không? Trừ khi gã ta không phải một người đàn ông thì gã mới không xông lên. ”

Trên thực tế thì Tô Nô Nhi là một tên đại tướng quan trọng dưới quyền của Nguyên Hạo. Gã đánh giặc rất dũng mãnh, nói ngược lại thì cũng có nghĩa là gan của gã rất to.

Khi Tô Nô Nhi biết được tin tức về đoàn hậu cần của triều Tống, quả nhiên trong lòng dao động, song gã cũng không lỗ mãng đến mức ngay lập tức đem quân ra tranh cướp. Gã thận trọng cho nhiều người hơn nữa ra thám thính, điều tra xem động tĩnh của lính thành Duyên Châu lúc này ra sao. Đương nhiên còn có năm nghìn binh lính đang đóng ở cửa ải, nhưng con số đó chẳng khiến gã phải bận tâm. Chủ yếu là gã lo lắng về ba vạn quân đang cố thủ tại thành Duyên Châu. Nếu tiến hành không thận trọng thì không những không thể cướp được số vật tư này, mà ngay cả trại Kim Minh cũng có nguy cơ bị mất vào tay quân Tống. Quân do thám trở về báo cáo, nói rằng quân giữ thành Duyên Châu không hề có dấu hiệu gì của việc di chuyển.

Nghe thấy vậy, Tô Nô Nhi bèn phái thuộc hạ là Ngôi Danh Lý mang theo kỵ binh đi cướp lương thực. Để đề phòng nguồn chi viện từ quân biên ải, Tô Nô Nhi phái thêm năm nghìn binh lính đi hỗ trợ cho Ngôi Danh Lý. Lúc này, quân hậu cần Tống triều sớm đã ra khỏi phạm vi trại Kim Minh, nhưng so với đội kỵ binh của Tô Nô Nhi, thì tốc độ di chuyển của đoàn hậu cần Tống triều thực sự rất chậm, vì thế nên Ngôi Danh Lý đã nhanh chóng đuổi tới nơi.

Thấy đại quân Tây Hạ đang ào ào tiến đến, binh sĩTống triều sợ hãi bỏ hết lương thực lại rồi tìm đường chạy thoát thân.

Trông thấy cảnh đó, Ngôi Danh Lý không khỏi bật cười đắc ý. Mặc dù ở thành Duyên Châu bọn hắn đã tổn thất thê thảm và nghiêm trọng. Nhưng Ngôi Danh Lý và Tô Nô Nhi đến nay vẫn cho rằng đó là quỷ kế của quân Tống và thế thủ thành của họ nên mới có được kết quả như vậy. Nếu giao chiến trực diện thì sức chiến đấu của quân Tống chẳng thể nào so được với bọn người Đảng Hạng, bọn họ chẳng qua chỉ là một đám “ma bệnh” gầy yếu mà thôi.

Cùng lúc ấy, trên đỉnh núi Đôn Nhi ở cách đó không xa, Thạch Kiên đang dùng kính viễn vọng để quan sát tất cả những cảnh tượng đang diễn ra. Lần xuất chinh lần này hoàn toàn không phải do Thạch Kiên làm gương cho binh lính, cổ vũ sĩ khí của binh lính. Khi súng ống còn chưa ra đời, hai quân đối đầu với nhau chủ yếu dựa vào mưu lược của chủ tướng. Tuy hắn đã đưa ra kế sách, người dưới đối với hắn cũng rất tin tưởng phục tùng, nhưng dù sao thì đây cũng là lần đầu tiên hắn cầm quân đánh giặc nên hắn vẫn chưa thực sự có được sự tin tưởng vào chính mình. Hắn chẳng hề muốn làm một tên Triệu Quát chỉ nói lý thuyết suông không có thực tiễn, cũng chẳng hề muốn làm tên Mã Tốc hay nói ba hoa xa vời. Bởi vậy nên bất kể những tướng quân kia có ngăn cản như thế nào đi nữa, hắn vẫn sẽ xông ra tiền tuyến.



Nhưng hành động này lại vô tình làm cho sĩ khí của binh sĩ phấn chấn lên rất nhiều. Vả lại Thạch Kiên vốn không tự cao tự đại, cùng ăn cùng ở với binh sĩ, nên đã lấy được sự cảm kích từ phía binh sĩ đối với hắn. Phải biết rằng ba ngày bọn họ giấu mình ở núi Đôn Nhi, cuộc sống vô cùng gian khổ. Vì không muốn bọn Tô Nô Nhi phát hiện ra, nên đoàn quân của Thạch Kiên không dám nhóm lửa, tất cả bọn họ đều phải ăn lương khô, uống nước lạnh băng. Ban đêm cắm trại ngủ bên ngoài, lại không dám dùng màn trướng, chỉ dùng chăn bông đắp lên người. Nhiều người thân thể không đủ sức chịu lạnh nên không thể nào ngủ được, phải đứng lên chạy nhảy cho ấm người. Nhưng khi thấy Thạch Kiên làm gương như vậy thì họ cũng không một lời oán giận. Thạch Kiên là ai chứ? Hắn là “đệ nhất tài tử” của Đại Tống, là rường cột của quốc gia, là trọng thần của triều đình, và quan trọng hơn cả—hắn còn là một vị quan văn.

Ngày đầu tiên ở đây, mười ngàn tướng sĩ nhìn hắn với ánh mắt đầy khâm phục. Sang ngày thứ hai, mọi người nhìn hắn với sự kính trọng từ tận đáy lòng. Đến ngày thứ ba, ánh mắt mọi người dành cho hắn là cả một sự ngưỡng mộ.

Thạch Kiên nhìn thấy đoàn quân của Ngôi Danh Lý đã đuổi tới xe lương thảo. Y không cho binh lính tiếp tục truy đuổi theo nữa, giờ bọn chúng đang ở trong biên giới Tống triều. Lần này mục tiêu của bọn chúng chỉ là mấy trăm xe lương thảo, nhưng bọn chúng chưa đủ can đảm, mà cũng chẳng có thời gian để truy sát mấy nghìn binh sĩ. Lúc này Ngôi Danh Lý cần áp tải chỗ lương thảo này về trại Kim Minh.

Nhưng khi tới gần những chiếc xe lương thảo, Ngôi Danh Lý đột nhiên kêu to:

- Rút quân! Mau rút!

Bọn kỵ binh cũng chẳng phải những kẻ ngốc, bọn chúng nhìn thấy trên mấy chiếc xe ngựa là một đám lửa đang cháy phừng phừng. Trong số bọn chúng có nhiều kẻ đã từng tham gia vào trận chiến ở thành Duyên Châu, đã từngbị tập kích, biết tình hình không ổn nên tên nào tên nấy đồng loạt quay đầu ngựa lại bỏ chạy về phía sau.

Nhưng tất cả đã không còn kịp nữa, vài trăm chiếc xe ngựa bỗng phát ra một âm thanh vang động rung trời. Mấy ngàn kỵ binh Tây Hạ bị tiếng nổ làm văng ra khỏi lưng ngựa lăn xuống đất. Vô số kẻ đã mất mạng xác tan thành trăm mảnh bay tứ tung trên không trung, chân tay thì rơi vãi khắp nơi. Cũng lúc này, máu tươi chảy ra, nơi nơi đều có dấu vết của máu người khiến tuyết trắng ở cả một vùng đồng bằng này bị nhuộm thành một màu đỏ tươi.

Lúc này, Thạch Kiên giơ đao lên thét lớn:

- Giết!

Mười ngàn binh lính này trụ lại trên núi suốt ba ngày, sớm đã không còn kiên nhẫn được nữa. Tuy trên tay chẳng ai có kính viễn vọng, nhưng nghe thấy những tiếng nổ liên tiếp không ngừng, biết đó là âm thanh hiệu lệnh của quân Tống. Con chó đang bị rơi xuống nước, lúc này không đánh thì còn đợi tới khi nào mới đánh chứ?

Bọn họ luôn miệng hô hét rồi lao xuống phía chân núi, đúng lúc chặn đường rút lui của quân Tây Hạ.

Kỳ thực phát nổ này cũng chẳng giết chết được bao nhiêu tên Tây Hạ. Vì so với quân bộ binh Tống triều thì quân kỵ binh Ngôi Danh Lý dẫn theo còn bị phân tán nhiều. Cộng thêm việc ráo riết đuổi theo quân hậu cần Tống triều để cướp lương thực nên có một số kỵ binh còn chưa theo kịp, vẫn còn bị tụt lại ở phía sau. Bởi vậy, nên tổn thất từ vụ nổ này cũng không lớn lắm. Nhưng những tiếng nổ liên tiếp đó khiến tất cả những con chiến mã của binh sĩ Tây Hạ bị kinh động, có những con ngựa hoảng sợ chồm lên phía trước, đứng thẳng mình mà hí vang. Điều này khiến cho binh sĩ của Ngôi Danh Lý bị văng ra khỏi mình ngựa ngay lập tức. Cũng có những con ngựa không chịu sự kiểm soát của chủ, chúng lồng lộn chạy khắp nơi. Thế là không ngừng có những kỵ sĩ bị văng khỏi lưng ngựa, thậm chí còn có hai ba con ngựa va vào nhau khiến quân Tây Hạ phải chịu một xung lực lớn. Hậu quả là có không ít tên bị ngựa dẫm chết. Thê thảm nhất là thời điểm này có yên ngựa, thế nên có vô số binh sĩ đã ngã ngựa mà một chân vẫn còn bị mắc ở yên không tháo ra được. Bởi vậy nên chúng bị ngựa kéo cho tới chết.

Đương nhiên tất cả những điều này không có nghĩa là năm nghìn binh sĩ Tây Hạ đều đã chết hết. Bởi còn một phần lớn binh lính nhờ bị tụt lại phía sau do cưỡi ngựa chậm không nằm trong phạm vi tiếng nổ, hoặc những người có khả năng cưỡi ngựa tốt nên may mắn thoát chết. Trong số những người thoát chết ấy có thủ lĩnh Ngôi Danh Lý. Nhưng tình hình lúc này tương đối hỗn loạn, thế nên binh sĩ Tây Hạ không hề nghe được những tiếng hiệu lệnh của y. Một lúc sau, đám quân này mới ổn định lại được trên vùng đất tuyết đầy máu tươi và những phần còn sót lại của chân tay người chết.

Lúc này, Ngôi Danh Lý không vì tổn thất trước mắt mà giận dữ. Cần phải sống mái một phen với quân Tống. Y ra lệnh cho toàn quân lập tức tập trung đội hình rút về phía sau. Đây không phải do trực giác của y nhạy bén, cũng chẳng phải vì y quá thông minh. Y trông thấy sau tiếng nổ vang trời kia thì đám quân hậu cần Tống triều không bỏ chạy nữa, mà ngược lại họ quay lại tấn công về phía đội quân của y.

Cho dù là như thế này thì Ngôi Danh Lý cũng không cho rằng chỉ với bốn ngàn binh sĩ ấy mà có thể uy hiếp tới đội quân của y. Và ngược lại, hiện giờ hơn ba ngàn kỵ binh của y vẫn được an toàn. Cho dù những con ngựa vẫn còn chưa ổn định lại sau cơn kinh hãi, chúng không ngừng hí vang khiến cho binh sĩ của y phải dùng sức để ghìm chặt dây cương lại.

Bởi vì vẻ mặt của những binh sĩ Tống triều đang xông đến khiến Ngôi Danh Lý thấy hoảng sợ. Lúc này y hoàn toàn nắm chắc phần thắng của mình khi giao chiến với đám quân Tống kia, nhưng tại sao vẻ mặt của họ lại có thể trấn tĩnh đến thế kia? Vẻ mặt của đám quân Tống kia chẳng khác gì một đầm nước chết, hơn nữa lại còn tràn trề sát khí.

Tự dưng Ngôi Danh Lý liên tưởng đến chuyện bọn họ dùng những xe lương thảo làm mồi dụ quân của y. Dù gì thì y cũng đã trải qua nhiều trận chinh chiến trên sa trường, chém giết cũng không ít. Y hiểu ra rằng đây là cả một cạm bẫy.

Hiểu ra mọi chuyện, Ngôi Danh Lý bèn đưa đám quân còn lại quay đầu bỏ chạy. Phía sau, quân Tống không ngừng bắn tên đuổi theo. Tuy không ngừng có những tên binh sĩ bị trúng tên và phát ra những tiếng kêu thê lương thảm thiết nhưng Ngôi Danh Lý cũng không dừng lại. Y còn nghe được cả những lời oán hận của những tướng sĩ bên cạnh. Tuy rằng quân Tống phía sau càng lúc càng cách chúng xa hơn, nhưng y vẫn có cảm giác nguy hiểm lớn hơn nữa còn đang chờ quân đội của y ở phía trước. Quả nhiên như linh tính đã mách bảo, y trông thấy mội đội quân Tống ào tới.

Trong tình thế này, y chỉ có thể hạ lệnh cho binh sĩ của mình xông lên phía trước. Bởi nếu lui về phía sau thì vẫn còn một đám binh sĩ Tống triều đang đuổi theo, khi họ tới nơi thì toàn bộ đội quân của y sẽ bị tiêu diệt.

Thạch Kiên lạnh lùng quan sát đám binh sĩ đang tìm đường chạy trốn. Hắn cũng thấy tốc độ của bọn chúng mỗi lúc một nhanh hơn. Tuy nhiên, hắn vẫn chưa phát lệnh cho đám thuộc hạ ra tay. Đây là một trận diễn tập. Bởi vì số lượng đội bộ binh Tống triều hơn rất nhiều lần so với đội kỵ binh Tây Hạ. Sau này quân Tống đối mặt với quân Tây Hạ chủ yếu vẫn dựa vào bộ binh. Trong tình thế chiếm ưu thế lớn như thế này, hắn không hề nghĩ làm thế nào để chiến thắng, mà hắn chỉ nghĩ làm sao để binh sĩ của mình có được sự rèn luyện từ trận chiến này.

Hai trăm bước! Một trăm năm mươi bước nữa… Một trăm bước…

Mấy ngàn binh sĩ Tây Hạ càng lúc càng lớn dần hơn trong mắt hắn, khi chỉ còn một trăm bước nữa hắn mới hạ lệnh:

- Bắn.

.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện Đam Mỹ
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook