Quyển 1 - Chương 36: Khẩu Chiến
Ngọ Hậu Phương Tình
25/03/2013
Thạch Kiên đọc xong không kìm nổi cười thầm, mấy người này còn dám đem tiểu thuyết để đánh đồng với lịch sử, cũng khó trách, hắn quả đã phạm sai lầm rất lớn.
Hắn viết một bản tấu chương để tâu lên triều đình. Trong tấu chương hắn có nói rõ, đây là cuốn tiểu thuyết mà hắn đọc cho bà nội nghe để mua vui, thật không ngờ lại nổi tiếng thiên hạ, lại kinh động cả thánh thượng, tội của thảo dân thật khó tha. Sau đó hắn nói bắt đầu giải thích, trong các tác phẩm lớn, Kinh Thi, Sở Từ, Hán Phú, Đường Thi, Tống Từ, tiểu thuyết và nhạc khúc không phải là văn học chính quy, nhưng cũng là một loại văn học. Tiểu thuyết và nhạc khúc đều dùng những tình tiết xưa để giáo dục nhân dân. Do trước đây không được coi trọng, học giả chính quy lại khinh bỉ hai loại hình văn học này coi chúng là thứ nghệ thuật quê mùa, chỉ tràn ngập những tình tiết hạ lưu, không thật. Chỉ là tiểu thuyết và nhạc khúc thực sự rất hay, không thua gì thơ từ, ảnh hưởng cũng rất lớn. Thảo dân năm ngoái từng được chứng kiến một lữ khách, khi chia ly với người tình hắn cảm thấy vô cùng đau khổ, cũng nhờ đó mà tiểu tử sinh tình viết được một bài thơ tràn ngập hoài thương.
Viết tới đây, hắn lại chép một bài thơ:
Thiên Tịnh Sa Thu Tứ:
Khô đằng lão thụ hôn nha,
Tiểu kiều lưu thuỷ nhân gia,
Cổ đạo tây phong sấu mã.
Tịch dương tây hạ,
Đoạn trường nhân tại thiên nhai.
(Dịch thơ:
Cây khô, cành cỗi, quạ chiều
Chiếc cầu nho nhỏ, nước reo bên nhà
Gió tây đường cũ ngựa già
Chiều buông, ruột đứt, người xa góc trời.)
Trong tiểu thuyết Tây Du Ký, tiểu tử cũng mượn nó mà dương cao chính nghĩa, nêu bật lên đạo lý, chính nghĩa sẽ thắng tà ác, cái ác cuối cùng chỉ có một kết cục, đó là diệt vong.
Tới Tam Quốc Diễn Nghĩa, tiểu tử muốn nói cho dân chúng rằng, phải trung quân, ái quốc. Tào Tháo tuy hùng tài đại lược, nắm giữ quyền lực to lớn nhưng không trợ thiên tử, không phục chư hầu, vì thế dù hắn có tài giỏi tới đâu cũng không đáng được ca tụng, còn về Thục thì khác, xuất phát khó khăn nhưng luôn lấy quốc gia, dân chúng làm đầu, trung quân ái quốc.
Có điều, trong tất cả tiểu thuyết mà tiểu tử đọc, cốt yếu là làm cho bà nội vui vẻ, không ngờ lại tạo thành hiểu lầm to lớn, tội thần rất lớn, mong Thánh Thượng xá tội.
Bản tấu chương được đưa tới hoàng cung cùng lúc Lưu Nga đang đọc chương 104 của Tam Quốc, Hán thừa tướng mất đi, Ngụy đô đốc kinh khiếp, nàng lấy khăn lau nước mắt nói:
- Quan gia, đứa nhỏ này thật nhẫn tâm, lại khiến Gia Cát Võ Hầu thực sự chết đi.
Lúc này, thái giám mang bản tấu của Thạch Kiên tới. Tống Chân Tông nhìn thư pháp, bật thốt:
- Chữ đẹp !!
Lần này Thạch Kiên sử dụng Đổng Xương thư pháp, đây cũng là thư pháp mà Thạch Kiên dùng để viết “Tự Trị Thông Giám”, có thể nói, trong thiên hạ ngoại trừ Thạch Kiên thì không có người thứ hai có thể đạt tới tinh túy của loại thư pháp này. Chưa cần xem nội dung, chỉ bằng thư pháp cứng cỏi, mạnh mẽ, không kém phần uyển chuyển như nước chảy mây trôi này, hoàng thượng đã cảm thấy vô cùng thoải mái:
- Quan gia, người xem đứa nhỏ này, thư pháp càng lúc càng tiến bộ, nhưng những người kia thì lien tục gây phiền toái cho nó, chẳng lẽ trong nhà họ cũng có một đứa nhỏ tài giỏi như vậy nên tìm cách phá hoại Thạch Kiên ?
Tống Chân Tông không nói gì, một Thạch Kiên sợ rằng thiên cổ khó gặp chứ đừng nói có tới hai người như vậy…
Hai người bắt đầu đọc tấu chương (Lời t/g: Về đoạn miêu tả này, trong lịch sử quả thực là có, Hoàng hậu Lưu Nga không phải chỉ là một phi tần bình thường, chỉ lo tranh thủ tình cảm của hoàng đế mà nàng thực tài hoa siêu quần, thông hiểu lịch sử cổ kim, biết rõ chính sự, mỗi lần Tống Chân Tông khó khăn đều có phần giúp đỡ, khi phê duyệt tấu chương hàng ngày, Tống Chân Tông đều cho hoàng hậu cùng đọc, ra ngoài du ngoạn cũng mang theo nàng)
Thạch Kiên đối với cổ văn cũng có chút tâm đắc, trong một năm viết Tự Trị Thông Giám, hắn cũng khổ công học hỏi, đọc sách để viết, luận về bút lực hiện tại hắn đã có thể sánh với các danh gia nổi tiếng được rồi. Bản tấu chương này hắn viết vô cùng uyển chuyển, khúc chiết, thư pháp huyền ảo khiến hoàng thượng đọc mà gật gù không ngừng.
Hai người, một thiên tử, một hoàng hậu cùng xem mà liên tục hoa tay múa chân, trong lòng không kìm nổi sự hâm mộ đặc biệt với loại thư pháp này của hắn.
Cho tới lúc đọc tới bài thơ ngắn kia, Lưu Nga còn nói:
- Ai gia thật muốn đọc thêm nhiều bài thơ của hắn, chỉ một bài thơ ngắn như vậy mà đã tuyệt vời như vậy, khó trách Vương tả thừa tướng nói rằng, đương kim Đại Tống, hắn là đệ nhất. Chỉ khổ cho quan gia, gặp đủ chuyện khó xử.
Hoàng hậu luôn vì Thạch Kiên nói tốt mà không biết hắn lại chẳng coi bản tấu này ra gì.
Tống Chân Tông đem bản tấu chương của Thạch Kiên công bố khắp nơi, ý nói trong tấu chương Thạch Kiên đã nói rất rõ rang, tiểu thuyết dùng chuyện xưa, hư cấu để hấp dẫn người đọc, có chỗ đúng, có chỗ sai, hơn nữa bản Tam Quốc lại cổ vũ tinh thần trung quân, ái quốc. Chẳng lẽ trung quân cũng là sai lầm sao ?
Ban đầu hắn vốn định mặc kệ bởi Thạch Kiên vốn viết tiểu thuyết là xuất phát từ ý tốt, nhưng lại có người cố tình làm khó tiểu hài tử này, tạo ra một trường phân tranh. Còn có vài tên đại thần ngu trung, bẩm tấu nói Thạch Kiên muốn hán triều cầm quyền, làm lòng dân đại loạn.
Chúng nói, Thạch Kiên dùng một câu trung quân làm bình phong, giấu đi chân tướng thực sự, đối với hoàng đế trăm hại không có một lợi.
Tiểu thuyết của Thạch Kiên mặc dù trong tấu chương đã ghi rõ, lấy sự thật làm cơ sở, hư cấu truyện xưa, nói xấu Tào Tháo, dù hắn quyền to nhưng mưu đồ vẫn không thành, không được dân chúng ủng hộ. Nhưng kỳ thật trong lịch sử, sau thời tam quốc, Tư Mã Viêm lại học tập tào tháo, phản chủ, lật đổ Tào ngụy, thống nhất giang sơn, sau ba trăm năm nam bắc giằng co, dân chúng lầm than rốt cục cũng được hòa bình.
Một số đại thần khác lại nói việc này không cần phải làm ầm ĩ, thiếu niên kia mặc dù tinh thông thơ văn nhưng mới chỉ là một tiểu hài tử chin tuổi, không thể cái gì cũng biết, có lẽ hắn do không hiểu hết lịch sử nên khi viết Tam Quốc, nội dung và sự thật không được khớp với nhau.
Chỉ có điều, những người bảo vệ Thạch Kiên rất ít.
Ông nói gà, bà nói vịt khiến Thạch Kiên ở Hòa Châu cũng hết hồn, sau khi đọc cho bà nội hết bộ Tam Quốc, hắn thầm nghĩ, cũng may không có việc gì quá lớn phát sinh, nếu không sợ rằng cái đầu cũng giữ không nổi.
Kỳ thật hiện tại trong triều cũng vì bộ Tam Quốc mà nổ ra tranh luận dữ dội, an dân là tốt hay phát triển binh lực là tốt, mọi việc không phải cứ muốn chấm dứt là có thể chấm dứt, việc này chưa qua, việc khác lại tới.
Tống Chân Tông ngán ngẩm nhìn đám đại thần, hắn nghĩ thầm:
“Nó mới chỉ là một tiểu hài tử chin tuổi, vì bà nội vui vẻ mà kể truyện, vậy mà đám người này lại chuyện bé xé ra to như vậy….thật là…”
Hắn nhìn Phạm Trọng Yêm hỏi:
- Phạm ái khanh, ngươi nghĩ chuyện này thế nào ?
Phạm Trọng Yêm nói:
- Bẩm bệ hạ, Thạch tướng công không phải đã nói rõ rồi sao, đây chỉ là một cuốn tiểu thuyết, phục vụ người dân lúc trà dư tửu hậu mà thôi. Nhưng dù Thạch Kiên còn nhỏ cũng không nên phụ kỳ vọng của thiên hạ, không nên sửa chữa lịch sử như vậy.
Những lời này nói xong, vô số đại thần mừng rỡ ra mặt. Ngươi xem, ngay cả người mà tiểu tử đó tiến cử cũng nói như vậy….
Phạm Trọng Yêm lại nói:
- Chúc mừng bệ hạ, chúc mừng bệ hạ…
- A, tại sao lại chúc mừng ?
Tống Chân Tông kỳ quái hỏi
Đám đại thần cũng sửng sốt
Phạm Trọng Yêm lại nói:
- Từ cuốn tiểu thuyết, thần thấy Thạch tướng công một dạ trung thành với bệ hạ.
Đúng vậy, Tống Chân Tông rạng rỡ cười.
- Thần còn thấy Thạch tướng công mưu trí hơn người.
Một câu nói này đánh thức cả triều thần văn võ.
Một bộ Tam Quốc Trí, dùng hỏa công, dùng thủy công, gián điệp, phản gián, ly gián, mỹ nhân kế, liên hoàn kế …. Nếu không có trí tuệ sao có thể viết ra ?
Vương Khâm là người đầu tiên phản ứng, hắn quỳ xuống trước mặt hoàng đế, liên tục chúc mừng Tống Chân Tông được trời giáng trọng thần, phụ tá đại Tống phồn vinh muôn đời.
- Ha ha ha
Tới tận lúc này, Tống Chân Tông mới có thể cười một cách sảng khoái.
Nhưng Thạch Kiên vẫn không làm hắn thực sự yên tâm, mặc kệ đúng sai trong truyện này, quả thực Thạch Kiên trung tâm với Hoàng đế, có trí, có mưu, nhưng trước đây, Thạch Kiên cũng có nói, cuốn tiểu thuyết thứ ba của hắn sợ rằng còn gây chấn động hơn nữa.
Lời tác giả:
Các bạn có biết cuốn tiểu thuyết thứ 3 của Thạch Kiên là cuốn gì không ? Cái gì gọi là cổ kim đệ nhất thần đồng ? Đó là do tiểu đệ cố ý tạo ra
Hắn viết một bản tấu chương để tâu lên triều đình. Trong tấu chương hắn có nói rõ, đây là cuốn tiểu thuyết mà hắn đọc cho bà nội nghe để mua vui, thật không ngờ lại nổi tiếng thiên hạ, lại kinh động cả thánh thượng, tội của thảo dân thật khó tha. Sau đó hắn nói bắt đầu giải thích, trong các tác phẩm lớn, Kinh Thi, Sở Từ, Hán Phú, Đường Thi, Tống Từ, tiểu thuyết và nhạc khúc không phải là văn học chính quy, nhưng cũng là một loại văn học. Tiểu thuyết và nhạc khúc đều dùng những tình tiết xưa để giáo dục nhân dân. Do trước đây không được coi trọng, học giả chính quy lại khinh bỉ hai loại hình văn học này coi chúng là thứ nghệ thuật quê mùa, chỉ tràn ngập những tình tiết hạ lưu, không thật. Chỉ là tiểu thuyết và nhạc khúc thực sự rất hay, không thua gì thơ từ, ảnh hưởng cũng rất lớn. Thảo dân năm ngoái từng được chứng kiến một lữ khách, khi chia ly với người tình hắn cảm thấy vô cùng đau khổ, cũng nhờ đó mà tiểu tử sinh tình viết được một bài thơ tràn ngập hoài thương.
Viết tới đây, hắn lại chép một bài thơ:
Thiên Tịnh Sa Thu Tứ:
Khô đằng lão thụ hôn nha,
Tiểu kiều lưu thuỷ nhân gia,
Cổ đạo tây phong sấu mã.
Tịch dương tây hạ,
Đoạn trường nhân tại thiên nhai.
(Dịch thơ:
Cây khô, cành cỗi, quạ chiều
Chiếc cầu nho nhỏ, nước reo bên nhà
Gió tây đường cũ ngựa già
Chiều buông, ruột đứt, người xa góc trời.)
Trong tiểu thuyết Tây Du Ký, tiểu tử cũng mượn nó mà dương cao chính nghĩa, nêu bật lên đạo lý, chính nghĩa sẽ thắng tà ác, cái ác cuối cùng chỉ có một kết cục, đó là diệt vong.
Tới Tam Quốc Diễn Nghĩa, tiểu tử muốn nói cho dân chúng rằng, phải trung quân, ái quốc. Tào Tháo tuy hùng tài đại lược, nắm giữ quyền lực to lớn nhưng không trợ thiên tử, không phục chư hầu, vì thế dù hắn có tài giỏi tới đâu cũng không đáng được ca tụng, còn về Thục thì khác, xuất phát khó khăn nhưng luôn lấy quốc gia, dân chúng làm đầu, trung quân ái quốc.
Có điều, trong tất cả tiểu thuyết mà tiểu tử đọc, cốt yếu là làm cho bà nội vui vẻ, không ngờ lại tạo thành hiểu lầm to lớn, tội thần rất lớn, mong Thánh Thượng xá tội.
Bản tấu chương được đưa tới hoàng cung cùng lúc Lưu Nga đang đọc chương 104 của Tam Quốc, Hán thừa tướng mất đi, Ngụy đô đốc kinh khiếp, nàng lấy khăn lau nước mắt nói:
- Quan gia, đứa nhỏ này thật nhẫn tâm, lại khiến Gia Cát Võ Hầu thực sự chết đi.
Lúc này, thái giám mang bản tấu của Thạch Kiên tới. Tống Chân Tông nhìn thư pháp, bật thốt:
- Chữ đẹp !!
Lần này Thạch Kiên sử dụng Đổng Xương thư pháp, đây cũng là thư pháp mà Thạch Kiên dùng để viết “Tự Trị Thông Giám”, có thể nói, trong thiên hạ ngoại trừ Thạch Kiên thì không có người thứ hai có thể đạt tới tinh túy của loại thư pháp này. Chưa cần xem nội dung, chỉ bằng thư pháp cứng cỏi, mạnh mẽ, không kém phần uyển chuyển như nước chảy mây trôi này, hoàng thượng đã cảm thấy vô cùng thoải mái:
- Quan gia, người xem đứa nhỏ này, thư pháp càng lúc càng tiến bộ, nhưng những người kia thì lien tục gây phiền toái cho nó, chẳng lẽ trong nhà họ cũng có một đứa nhỏ tài giỏi như vậy nên tìm cách phá hoại Thạch Kiên ?
Tống Chân Tông không nói gì, một Thạch Kiên sợ rằng thiên cổ khó gặp chứ đừng nói có tới hai người như vậy…
Hai người bắt đầu đọc tấu chương (Lời t/g: Về đoạn miêu tả này, trong lịch sử quả thực là có, Hoàng hậu Lưu Nga không phải chỉ là một phi tần bình thường, chỉ lo tranh thủ tình cảm của hoàng đế mà nàng thực tài hoa siêu quần, thông hiểu lịch sử cổ kim, biết rõ chính sự, mỗi lần Tống Chân Tông khó khăn đều có phần giúp đỡ, khi phê duyệt tấu chương hàng ngày, Tống Chân Tông đều cho hoàng hậu cùng đọc, ra ngoài du ngoạn cũng mang theo nàng)
Thạch Kiên đối với cổ văn cũng có chút tâm đắc, trong một năm viết Tự Trị Thông Giám, hắn cũng khổ công học hỏi, đọc sách để viết, luận về bút lực hiện tại hắn đã có thể sánh với các danh gia nổi tiếng được rồi. Bản tấu chương này hắn viết vô cùng uyển chuyển, khúc chiết, thư pháp huyền ảo khiến hoàng thượng đọc mà gật gù không ngừng.
Hai người, một thiên tử, một hoàng hậu cùng xem mà liên tục hoa tay múa chân, trong lòng không kìm nổi sự hâm mộ đặc biệt với loại thư pháp này của hắn.
Cho tới lúc đọc tới bài thơ ngắn kia, Lưu Nga còn nói:
- Ai gia thật muốn đọc thêm nhiều bài thơ của hắn, chỉ một bài thơ ngắn như vậy mà đã tuyệt vời như vậy, khó trách Vương tả thừa tướng nói rằng, đương kim Đại Tống, hắn là đệ nhất. Chỉ khổ cho quan gia, gặp đủ chuyện khó xử.
Hoàng hậu luôn vì Thạch Kiên nói tốt mà không biết hắn lại chẳng coi bản tấu này ra gì.
Tống Chân Tông đem bản tấu chương của Thạch Kiên công bố khắp nơi, ý nói trong tấu chương Thạch Kiên đã nói rất rõ rang, tiểu thuyết dùng chuyện xưa, hư cấu để hấp dẫn người đọc, có chỗ đúng, có chỗ sai, hơn nữa bản Tam Quốc lại cổ vũ tinh thần trung quân, ái quốc. Chẳng lẽ trung quân cũng là sai lầm sao ?
Ban đầu hắn vốn định mặc kệ bởi Thạch Kiên vốn viết tiểu thuyết là xuất phát từ ý tốt, nhưng lại có người cố tình làm khó tiểu hài tử này, tạo ra một trường phân tranh. Còn có vài tên đại thần ngu trung, bẩm tấu nói Thạch Kiên muốn hán triều cầm quyền, làm lòng dân đại loạn.
Chúng nói, Thạch Kiên dùng một câu trung quân làm bình phong, giấu đi chân tướng thực sự, đối với hoàng đế trăm hại không có một lợi.
Tiểu thuyết của Thạch Kiên mặc dù trong tấu chương đã ghi rõ, lấy sự thật làm cơ sở, hư cấu truyện xưa, nói xấu Tào Tháo, dù hắn quyền to nhưng mưu đồ vẫn không thành, không được dân chúng ủng hộ. Nhưng kỳ thật trong lịch sử, sau thời tam quốc, Tư Mã Viêm lại học tập tào tháo, phản chủ, lật đổ Tào ngụy, thống nhất giang sơn, sau ba trăm năm nam bắc giằng co, dân chúng lầm than rốt cục cũng được hòa bình.
Một số đại thần khác lại nói việc này không cần phải làm ầm ĩ, thiếu niên kia mặc dù tinh thông thơ văn nhưng mới chỉ là một tiểu hài tử chin tuổi, không thể cái gì cũng biết, có lẽ hắn do không hiểu hết lịch sử nên khi viết Tam Quốc, nội dung và sự thật không được khớp với nhau.
Chỉ có điều, những người bảo vệ Thạch Kiên rất ít.
Ông nói gà, bà nói vịt khiến Thạch Kiên ở Hòa Châu cũng hết hồn, sau khi đọc cho bà nội hết bộ Tam Quốc, hắn thầm nghĩ, cũng may không có việc gì quá lớn phát sinh, nếu không sợ rằng cái đầu cũng giữ không nổi.
Kỳ thật hiện tại trong triều cũng vì bộ Tam Quốc mà nổ ra tranh luận dữ dội, an dân là tốt hay phát triển binh lực là tốt, mọi việc không phải cứ muốn chấm dứt là có thể chấm dứt, việc này chưa qua, việc khác lại tới.
Tống Chân Tông ngán ngẩm nhìn đám đại thần, hắn nghĩ thầm:
“Nó mới chỉ là một tiểu hài tử chin tuổi, vì bà nội vui vẻ mà kể truyện, vậy mà đám người này lại chuyện bé xé ra to như vậy….thật là…”
Hắn nhìn Phạm Trọng Yêm hỏi:
- Phạm ái khanh, ngươi nghĩ chuyện này thế nào ?
Phạm Trọng Yêm nói:
- Bẩm bệ hạ, Thạch tướng công không phải đã nói rõ rồi sao, đây chỉ là một cuốn tiểu thuyết, phục vụ người dân lúc trà dư tửu hậu mà thôi. Nhưng dù Thạch Kiên còn nhỏ cũng không nên phụ kỳ vọng của thiên hạ, không nên sửa chữa lịch sử như vậy.
Những lời này nói xong, vô số đại thần mừng rỡ ra mặt. Ngươi xem, ngay cả người mà tiểu tử đó tiến cử cũng nói như vậy….
Phạm Trọng Yêm lại nói:
- Chúc mừng bệ hạ, chúc mừng bệ hạ…
- A, tại sao lại chúc mừng ?
Tống Chân Tông kỳ quái hỏi
Đám đại thần cũng sửng sốt
Phạm Trọng Yêm lại nói:
- Từ cuốn tiểu thuyết, thần thấy Thạch tướng công một dạ trung thành với bệ hạ.
Đúng vậy, Tống Chân Tông rạng rỡ cười.
- Thần còn thấy Thạch tướng công mưu trí hơn người.
Một câu nói này đánh thức cả triều thần văn võ.
Một bộ Tam Quốc Trí, dùng hỏa công, dùng thủy công, gián điệp, phản gián, ly gián, mỹ nhân kế, liên hoàn kế …. Nếu không có trí tuệ sao có thể viết ra ?
Vương Khâm là người đầu tiên phản ứng, hắn quỳ xuống trước mặt hoàng đế, liên tục chúc mừng Tống Chân Tông được trời giáng trọng thần, phụ tá đại Tống phồn vinh muôn đời.
- Ha ha ha
Tới tận lúc này, Tống Chân Tông mới có thể cười một cách sảng khoái.
Nhưng Thạch Kiên vẫn không làm hắn thực sự yên tâm, mặc kệ đúng sai trong truyện này, quả thực Thạch Kiên trung tâm với Hoàng đế, có trí, có mưu, nhưng trước đây, Thạch Kiên cũng có nói, cuốn tiểu thuyết thứ ba của hắn sợ rằng còn gây chấn động hơn nữa.
Lời tác giả:
Các bạn có biết cuốn tiểu thuyết thứ 3 của Thạch Kiên là cuốn gì không ? Cái gì gọi là cổ kim đệ nhất thần đồng ? Đó là do tiểu đệ cố ý tạo ra
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.