Quyển 1 - Chương 2: GẶP LẠI GIAI NHÂN
Lưu Linh Lão Đại
04/09/2013
Hồ Động Đình đang tiết tháng ba, ngõ hạnh đầy hoa, ven hồ tà tà bóng liễu rũ, xa xa cỏ xanh sen trắng dập dìu giữa sóng nước mênh mông. Cảnh sắc xinh đẹp ấy, lại thêm chút gió xuân phơi phới thật khiến cho con người ta thư thái.
Buổi trưa hôm đó, trên bờ hồ thấp thoáng bóng một thanh niên trẻ chắp tay sau lưng, ưỡn người ngửa mặt đón gió, xem chừng ra chiều sảng khoái lắm. Một lát thanh niên này cao giọng ngâm vang:
Thanh thảo lãng cao tam nguyệt độ.
Lục dương hoa phát nhất khê yên.
(Động Đình Hồ của Hứa Đường.
Cỏ xanh sóng ngập tháng ba,
Hoa dương trang điểm nhập nhòa sương khê)
Ngâm đến đây bỗng chàng thanh niên này như quan sát được điều gì, bộ dạng lấy làm mừng lắm, khum tay lên miệng đoạn ra sức gọi một hơi dài:
“Hơ….. Thuyền. Hơ……Thuyền!”
Lúc ấy, phía xa thấp thoáng bóng một con thuyền nhỏ đang rẽ nước lướt đi giữa muôn vạn sắc sen, đầu mũi thuyền là môt vị cô nương trẻ tuổi xinh đẹp đang líu lo khúc “Lạc Dương tảo xuân”, tiếng ca nghe thật trong trẻo và thanh thoát. Khi thuyền gần tới bờ, cô nương trẻ tuổi kia chống mũi sào đoạn cất tiếng:
- Công tử, không biết công tử gọi thuyền là có chuyện gì?
Chàng thanh niên kia nghe hỏi vậy khẽ cười, nhún mình mà rằng:
- Cô nương, tại hạ đã chờ ở đây từ trưa đến giờ, nay mới được gặp cô nương, quả thật rất là may mắn. Không biết cô nương có thể cho tại hạ đi nhờ thuyền một chuyến được không?
Vị cô nương xinh đẹp kia nghe chàng ta hỏi vậy khẽ đưa mắt nhìn người thanh niên ấy, một lát sau thì đáp:
- Công tử, không biết công tử định đi đâu?
Người thanh niên này đưa tay chỉ về phía xa xa, đoạn cất tiếng:
- Cô nương, tại hạ muốn đến Quân Sơn đảo một chuyến. Liệu cô nương có thể giúp đỡ được chăng?
Vị cô nương trẻ tuổi kia khẽ trầm ngâm một lúc, sau đó gật đầu:
- Cũng được. Tính ra là cũng tiện đường. Nhưng khi về, thứ cho tôi không thể chở công tử quay lại, phiền công tử kiếm thuyền khác cho.
Người thanh niên nghe thấy yêu cầu của mình đã được đáp ứng, vui vẻ nói:
- Tại hạ cũng chỉ mong được như vậy thôi. Làm phiền cô nương rồi.
Nói xong chàng ta co mình nhảy xuống thuyền. Con thuyền nhỏ khẽ chòng chành giây lát rồi rẽ sóng lướt đi. Lúc bây giờ chàng thanh niên kia mới để ý thấy lam y thiếu nữ vóc người mảnh mai, gót hồng nhỏ nhắn, hai bàn tay trắng mịn như ngó sen. Chàng ta lẩm bẩm: “Vốn vẫn nghe nói con gái Ba Lăng ai ai cũng là mỹ nữ. Lần này được chứng kiến tận mắt, nghiệm lại lời đó quả thật không sai chút nào.”
Bởi thế, chàng ta quay sang phía cô gái chèo thuyền, cất giọng hỏi:
- Cô nương, vừa rồi tại hạ nghe cô nương ca bài “Lạc Dương tảo xuân” thật êm tai. Tại sao giờ lại không ca nữa thế?
Cô thiếu nữ kia nghe chàng ta nói vậy khẽ chúm chím môi hồng, che miệng cười không trả lời mà hỏi lại rằng:
-Công tử, không biết công tử đến Quân Sơn đảo có chuyện gì vậy?
Người thanh niên kia cười đáp:
- Sự thật thì cũng chẳng có gì. Chẳng qua tại hạ nghe người ta đồn đầu xuân có tiên nữ xuất hiện ở Quân Sơn. Tại hạ từ nhỏ vốn chẳng tin vào thần tiên ma quỉ, bởi thế lặn lội đến đó một phen kiểm chứng như thế nào.
Cô gái nghe thấy lý do hoạt kê như vậy liền cười khúc khích:
- Hóa ra còn có chuyện này nữa ư. Thế mà tận bây giờ tiểu nữ mới biết đấy.
Chàng thanh niên nghe thấy tiếng cười của cô ta trong trẻo, êm ái lắm, không nhịn được mà lên tiếng hỏi:
- Cô nương, không biết cô nương phương danh là gì. Lần này chèo thuyền đến Quân Sơn đảo là bởi vì chuyện gì vậy?
Thiếu nữ kia trả lời:
- Công tử cứ gọi tôi là Tiểu Quần được rồi. Còn đến đó làm gì ấy à... Lần này tôi đi đến Quân Sơn đảo để đi đón tiểu thư tôi. Kìa, cũng đã sắp tới nơi rồi.
Lời cô gái vừa dứt, lúc bấy giờ thuyền cũng sắp cập vào một mái đình nhỏ được dựng ven bờ. Ngôi tiểu đình này thềm đá bạc vôi, ngói cũ rêu phong mái cong uốn lượn, xem chừng cũng thanh nhã lắm. Tới đây chàng thanh niên kia cung tay chào một cái, đoạn tung người nhảy lên bờ. Nào ngờ vừa quay đầu đi được mấy bước, chẳng ngờ chàng ta nghe thấy một thanh âm trong trẻo, so với tiếng chim oanh hót trong bụi liễu còn êm ái hơn mấy lần.
- Tiểu Quần. Không biết em đã đến đây lâu chưa vậy?
Chàng thanh niên giật mình quay đầu lại nhìn. Bất giác thấy dung nhan của người thiếu nữ vừa phát thoại kia, chàng ta bỗng như ngây như ngốc. Hiện ra trước mắt chàng là một thiếu nữ xinh đẹp tuổi tầm mười sáu, mười bẩy. Chẳng biết đấy có phải là “ Quốc sắc, thiên hương. Trầm ngư, lạc nhạn” chưa? Ấy nhưng đôi mắt nàng trong sáng đến thánh thiện, vẻ mặt dịu dàng đến thoát tục, thật khiến người ta phải ngơ ngẩn ngẩn ngơ. Song với chàng thanh niên kia, cô gái đó còn có một nét rất riêng, rất đặc biệt mà chàng ta không tài nào nhớ ra nổi đó là gì. Qua phút ngỡ ngàng ban đầu, chỉ nghe chàng thanh niên kia lẩm bẩm: “Người ta thường nói: Tuyệt sắc Ba Lăng. Động Đình xuân hiểu, (Cảnh đẹp nhất Ba Lăng đó là buổi sớm mùa xuân trên Động Đình hồ) nhưng xem ra mấy lời đó vị tất đã là chính xác.”
Nghĩ đến đây, lại thấy cô nương vừa xuất hiện nhón chân toan bước xuống thuyền, chàng thanh niên vội cất tiếng:
- Gượm đã!
Vừa nói vừa vội vã chạy lại phía gần thuyền. Vị cô nương áo trắng kia trông thấy chàng ta chỉ khẽ nhíu mày, còn Tiểu Quần thì cất tiếng:
- Công tử, lại chuyện gì nữa đây?
Chàng thanh niên kia nghe vậy ra chiều xấu hổ, vừa đưa tay gãi đầu vừa ấp úng:
- Cô nương, thứ cho tại hạ nhiễu sự. Bất quá tại hạ đổi ý rồi, tại hạ giờ chỉ muốn được quay về Ba Lăng thôi.
Qua bộ dáng của người thanh niên, lại liếc nhìn tiểu thư mình, vị cô nương Tiểu Quần kia như hiểu ra được điều gì liền gắt khẽ:
- Công tử, xin công tử nhớ lại mấy lời tiểu nữ đã nói trước đó. Nếu công tử có ý định quay về, xin hãy tìm thuyền khác cho.
Chàng thanh niên kia nghe nói thế chẳng biết nên làm thế nào cho phải, đứng chôn chân một chỗ, vẻ mặt khá là khó coi. Chờ khi cô nương áo trắng đã bước xuống thuyền. Lúc này như nghĩ được điều gì chàng thanh niên kia bất chợt cười khẽ một tiếng, quay đầu lơ đãng bước đi. Lại còn tự giễu mình: “Thảo ơi là Thảo! Không ngờ ngươi cũng có lúc háo sắc thế này.”
Nào đâu vừa nghĩ tới đây, bất chợt thanh âm trong trẻo kia lại vang lên:
- Công tử xin dừng bước.
Chàng thanh niên kia nghe thấy thế mừng lắm vội quay đầu lại. Lúc này thấy bạch y thiếu nữ kia nói với Tiểu Quần: “Em hãy cho chàng ta cùng lên thuyền đi.”
Thanh âm của cô vừa dứt, không chút chậm trễ chàng ta vội nhảy tót lên thuyền, như là sợ vị cô nương kia bất thình lình thay đổi chủ kiến vậy. Tiểu Quần trông thấy bộ dạng đắc chí kia của chàng, dường như là trong người có chút bực dọc, vừa khua mái chèo vừa cất tiếng hỏi:
- Công tử, chẳng phải bảo lần này công tử đến Quân Sơn đảo là để ngắm tiên nữ sao. Vậy giờ lại quay về Ba Lăng huyện sớm thế.
Chàng thanh niên kia nghe Tiểu Quần hỏi vậy, khẽ liếc bạch y thiếu nữ một cái đoạn cười mà nói rằng:
- Tiểu Quần cô nương hỏi hay lắm. Song chẳng phải là tiểu sinh đã gặp được tiên nữ rồi đấy thôi! Vậy hà tất phải lặn lội ở Quân Sơn hoang vắng làm gì nữa.
Tiểu Quần nghe chàng ta trả lời vậy, như hiểu ra được gì khẽ cười mấy tiếng. Ở gần đó, bạch y thiếu nữ kia vẫn không nói một lời, gương mặt có vẻ đăm chiêu ra chiều như đang nhớ đến chuyện gì đó trong quá khứ. Thanh niên kia vô tình liếc thấy dáng vẻ ấy của cô, tự nhiên trong lòng cảm thấy có nét gì đó thân quen lắm.
Lúc ấy lại nghe Tiểu Quần hỏi tiếp:
- Công tử, nói như vậy là công tử cũng đã tin vào sự tồn tại của thần tiên ma quỉ rồi chăng.
Chàng ta nghe thấy vậy không chút đắn đo, cười mà trả lời rằng:
- Tất nhiên, đến bây giờ thì thần tiên hay ma quỉ, tại hạ cũng đã từng gặp qua rồi.
Chàng thanh niên vừa dứt lời, Tiểu Quần vì hiếu kì nên hỏi lại:
- Thật thế à? Thần tiên công tử đã gặp qua. Vậy chẳng biết hình dạng ma quỉ trông như thế nào vậy?
Tiểu Quần hỏi đến đây, chỉ thấy thanh niên ấy hơi ngẩn người ra một chút, khóe miệng khẽ giãn ra một nụ cười, vẻ mặt mơ màng - mơ màng: “ Gần mười năm trước, vào một ngày mù trời tuyết trắng, tại hạ đã từng gặp qua một tiểu quỉ xinh đẹp ở ngoại biên Lạc Thành. Tiểu quỉ đó áo lam tóc huyền, môi hồng da trắng. Thật là vô cùng xinh đẹp và dễ thương.”
Chàng ta vừa dứt lời, Tiểu Quần lấy làm thú vị lắm, vừa khua nhẹ mái chèo vừa cất tiếng cười khúc khích. Nào ngờ cô vô tình thấy bạch y thiếu nữ khóe miệng nhoẻn một nụ cười tươi, rồi bất thình lình đưa chân đạp mạnh vào mạn thuyền. Lúc này con thuyền đang lướt đi êm ả trên mặt Động Đình hồ, lại vì cái ra chân đột ngột của bạch y thiếu nữ mà bất ngờ lắc mạnh một cái.
Nói về thanh niên kia, lúc ấy đang mơ màng nhớ đến chuyện năm xưa, nào ngờ bất chợt cả người chao đảo rồi ngã sấp xuống hồ. Trước biến cố bất ngờ ấy, chỉ thấy chàng thanh niên kia tay chân quơ loạn xạ, bọt nước bắn lên tung tóe, miệng thì kêu to: “Cứu! Cứu! Tại hạ không biết bơi.”
Trước hành động bất ngờ của tiểu thư mình, Tiểu Quần lấy làm ngạc nhiên lắm. Lúc này thấy bạch y thiếu nữ kia với lấy cây sào, đưa một đầu về phía thanh niên kia đoạn dùng sức kéo nhẹ. Chàng thanh niên kia mừng húm, lần theo thân sào rồi bám vào mạn thuyền, mồm miệng phun phì phì những nước là nước.
Thấy bộ dạng lếch thếch tội nghiệp ấy của thanh niên kia, đến đây bạch y thiếu nữ đưa tay che miệng cười, tiếng cười ngân dài ngân dài leng keng như chuông bạc:
- Ca ca, huynh chưa uống cạn nước Động Đình hồ, sao vội lên thuyền sớm làm gì.
Nghe cô gái ấy hỏi vậy, thanh niên kia ngơ người ra. Rồi bất giác như nhớ ra được chuyện gì, lắp ba lắp bắp:
- Hóa ra, hóa ra cô nương chính là… chính là…
Lúc ấy thấy cô gái ấy cả người run run, tuy miệng cười mà lệ ướt mi, xúc động nói:
- Thảo ca, tám năm trước khi chúng ta chia tay, huynh đã từng nói với muội rằng: “Nếu mai này gặp lại, Cao Thảo ta không nhận ra được muội, nhất định sẽ uống cạn nước Động Đình hồ để thay lời tạ lỗi.” Mấy lời khi ấy, không biết huynh có còn nhớ hay không?
Chàng thanh niên kia nghe bạch y thiếu nữ kia nói vậy thì mừng rỡ lắm, lóp ngóp bò lên thuyền, khóe mắt đỏ hoe:
- Luân Luân... Luân Luân! Thì ra là muội. Chín năm rồi, rốt cục ta cũng gặp được muội.
Thì ra chàng thanh niên kia tên gọi Cao Thảo, chính là cậu bé hào hiệp nhiệt thành năm nào. Sau lần gặp gỡ ở Lạc Thành gần mười năm về trước, Cao Thảo đưa Tuyết Luân đến Trường Xuân Lâu ở Động Đình hồ để tìm Khúc Vân.
Sau khi cô bé gặp được Khúc a di của mình, vì mỗi người có chuyện nên đã chia tay từ dạo ấy. Thế mà thấm thoắt đã tám năm rồi.
Tám năm rồi.
…
Xế chiều ngày hôm ấy, có hai bóng người đang thong thả dạo bước dọc Động Đình hồ. Một người là một nam thanh niên tuấn tú, vừa đi vừa khua tay múa chân, ra chừng như đang huyên thuyên đủ mọi chuyện trên trời dưới đất. Cạnh đó là một vị cô nương xinh đẹp đang chăm chú lắng nghe câu chuyện chàng thanh niên kể. Đôi lúc còn thấy vị cô nương ấy khẽ cất tiếng cười khúc khích, thanh âm trong trẻo và du dương lắm. Thật khiến cho người ta yêu thích.
Thì ra hai người này chính là Cao Thảo và Âu Dương Tuyết Luân. Đằng đẵng tám năm trời mới gặp lại, hai người bọn họ lấy làm vui mừng lắm, bởi thế cùng nhau đến Trường Xuân Lâu, ôn lại mọi chuyện trong quá khứ.
Trường Xuân Lâu, một nơi nổi tiếng vào hàng bậc nhất Ba Lăng, là điểm đến yêu thích của tao nhân mặc khách bốn phương. Đây là một trà quán hai tầng nằm quay lưng với Động Đình hồ, hai bên liễu ngát bốn mùa, quang cảnh vừa xinh đẹp lại vừa tao nhã. Lại nghe nói Trường Xuân Lâu vốn do hai vị phường chủ của Lệ Tú Phường chung tay xây dựng nên, nơi đây quanh năm không ngớt có sự hiện diện của các cô nương xinh đẹp, càng khiến cho mặc khách bốn phương có thêm lí do để tìm đến tham quan.
Nói về hai người của Cao Thảo và Tuyết Luân, chập choạng tối hôm ấy bọn họ cũng đã đến được Trường Xuân Lâu. Hôm nay lại là đêm mười sáu, bởi thế Trường Xuân Lâu còn nhộn nhịp và đông đúc hơn thường nhật, rất vất vả hai người bọn họ mới tìm được một vị trí lý tưởng. Và cũng thật may mắn khi đó còn là một chiếc bàn kề sát cửa sổ, từ nơi này rất tiện lợi cho việc ngắm hoa, thưởng nguyệt.
Ổn định chỗ ngồi, lúc ấy thấy Cao Thảo nhỏ giọng nói:
- Luân Luân, ta nói có sai đâu. Chỉ vì gã thư sinh ốm kia bị mê mẩn bởi nhan sắc của muội, ấy thế nên chúng ta mới có được một vị trí tốt thế này.
Tuyết Luân nghe Thảo nói vậy, đỏ mặt lí nhí:
- Huynh chỉ được cái ăn nói hàm hồ là giỏi. Hừm, còn ăn nói linh tinh nữa, muội mặc kệ huynh đấy.
Chàng nghe cô nói vậy, một tay với lấy ấm trà, vừa rót vừa cười nói:
- Được, không nói thì không nói. Hà hà, nhưng muội xem. Tự nhiên có nhiều ánh mắt nhìn về phía ta thế này, ta quả thật cũng chưa thích ứng kịp được. Ân, đây là loại trà gì thế nhỉ?
Tuyết Luân nghe chàng hỏi vậy thì lên tiếng giải thích:
- Huynh không biết thật ư! Đây vốn gọi là Hương phách trà, hay còn gọi là trà hoa nhài. Người ta dùng hoa nhài phơi bẩy nắng làm vị chính, sau đó lại dùng nước tinh khiết lấy ở suối Ôn Tích, Quân Sơn đảo chế trà. Hương phách trà này vừa thơm thoang thoảng mà lại vừa mát dịu, khiến cho lòng người ta thấy thư thái.
Cô vừa nói đến đây thì xung quanh có tiếng xôn xao: “Kìa, ra rồi kìa!”
Rất nhanh sau đó mấy âm thanh lao nhao kia im bặt, để lại cho Trường Xuân Lâu một vẻ im ắng hiếm có. Thảo thấy thế khẽ nhíu mày, quay sang phía Tuyết Luân hỏi nhỏ: “Luân Luân, rốt cục là chuyện gì thế nhỉ?”
Nói đến đây lại thấy Tuyết Luân ra dấu im lặng, Thảo thấy thế ngồi xuống rồi quay đầu nhìn về sau. Thì ra lúc này sau bức rèm thưa thấp thoáng bóng một thanh y cô nương, trên tay có cầm theo một chiếc nguyệt cầm. Vị cô nương này hình dung yểu điệu, vóc dáng thướt tha, dẫu chưa ai biết mặt song qua dáng điệu ấy ắt cũng là một trang giai nhân tuyệt sắc.
Lúc này thấy thanh y cô nương kia ôm ngang chiếc đàn, vừa nhẹ nhàng ngồi xuống vừa cất tiếng nói, thanh âm nghe thật du dương:
- Hôm nay là đêm mười sáu, trăng thanh gió mát, Vân này mạo phép xin góp vui dăm ba khúc nhạc, mong chư vị khách quan đừng chê cười.
Lời cô vừa dứt, tiếng nguyệt réo rắt, lời ca theo đó cất lên, khi trầm khi bổng, khi khoan thai khi dìu dặt. Thật làm người ta xúc động và cảm thán:
Đường Hổ Khâu, tuyết sương mấy dặm.
Tích Chân Nương, mãi thắm mộ hoa.
Tỳ bà se sắt lời ca,
Huyền cầm réo rắt ngân nga cung sầu.
Thân liễu yếu, Tô Châu mệnh bạc,
Phận đào tơ, lưu lạc nhân gian.
Xưa kia nàng ở Trường An,
Can qua binh biến phải sang bên này.
Tiếng cầm sắt sờn tay thanh nữ.
Trướng lụa hồng lữ thứ cười vui.
Bán nghệ chứ chẳng bán người.
Nên đà trâm gãy bình rơi thủa nào.
Lòng son sắt, thanh cao tiết liệt.
Để chàng Vương thương tiếc khổ sầu.
Nát lòng bạc trắng mái đầu,
Lau vàng trúc võ nhuộm màu sương phong.
…
Tiếng đàn vừa dứt, ở bên dưới có một thanh niên trẻ tuổi cất tiếng: “Vân Linh cô nương, tại hạ dẫu không mấy hiểu biết về âm luật, thế nhưng khi nghe lời ca vừa rồi thấy cũng vô cùng xúc động. Cô nương, nếu không phiền có thể nói rõ hơn về cuộc đời của người ca kỹ có tên là Chân Nương kia được chăng?”
Thoáng chần chừ trong giây lát, sau đó thanh âm của thiếu nữ đánh đàn kia lại vang lên: “Chư vị khách quan, khúc ca kia vốn kể về số phận của một tài nữ đời nhà Đường tên là Hồ Thụy Trân, hay còn gọi là Chân Nương. Nàng vốn xuất thân từ Trường An, dung mạo kiều diễm, cầm kì thi họa không gì không thông, nổi danh khắp đất kinh kì.”
Đến đây cô gái kia cất tiếng thở dài: “Một năm có loạn An Lộc Sơn, nàng cùng cha mẹ lánh về phương nam. Chẳng may trên đường lại gặp tặc phỉ, thất lạc gia nhân, thế rồi Chân Nương lưu lạc đến Tô Châu, rơi vào kĩ viện Đông Vân Lâu. Vì nàng tài mạo song toàn, lại chỉ bán nghệ chứ không bán thân, bởi thế tiếng tăm bay xa khắp nơi, có rất nhiều người tìm đến Đông Vân Lâu cũng chỉ để một lần thấy dung nhan của nàng, được một lần nghe nàng ca một khúc nhạc.
Thời đó ở Tô Châu có một công tử phú gia tên là Vương Âm Tường muốn lấy nàng làm vợ. Họ Vương vốn cũng là một tài tử nổi tiếng, nhân phẩm đoan chính, lại là người có nghĩa khí. Tuy nhiên vốn Chân Nương có hôn ước từ nhỏ do cha mẹ định đoạt nên nàng đã cự tuyệt. Vương Âm Tường vẫn quyết tâm không bỏ cuộc, chàng ta xuất ra rất nhiều của cải mua chuộc tú bà, lại dựng nhà sống sát cạnh Đông Vân Lâu ngày đêm mong đợi tin vui. Chân Nương biết là khó thoái thác, bởi thế nàng đã tự tận để giữ trinh tiết.
Vương Âm Tường sau khi biết chuyện đau khổ và hối hận khôn cùng. Chàng mang thi hài Chân Nương mai táng tại Hổ Khâu, dùng hết của cải để biến nơi này thành danh thắng, trồng cây trồng hoa khắp nơi, lại còn thề nguyện cả đời sống vậy không lấy vợ.
Lại nghe nói hoa nhài trước đó không có hương vị. Chân Nương sau khi chết hồn phách đã bám vào hoa nhài nên nó mới có hương vị ưu nhã như ngày hôm nay. Các vị khách quan, thức trà các vị thưởng hôm nay chính là trà hoa nhài, hay còn gọi là Hương phách trà đó.”
Cô nương kia vừa dứt lời, ở dưới vang lên mấy thanh âm nghe ra như xót thương thay cho thân phận éo leo của người danh kĩ tên Chân Nương kia. Lúc ấy, chàng thanh niên phát thoại ban nãy vừa nhấp một xong một ngụm trà, đoạn cất tiếng cảm thán:
- Thật là: Tự cổ hồng nhan đa bạc mệnh. Đáng thương thay cho một tài nữ trung trinh tiết liệt. Vân Linh cô nương, Ngô Chính Hà tôi tuy bất tài song mạo muội xin góp vui một khúc đàn. Liệu như vậy có được chăng?
Người vừa lên tiếng là một thanh niên trẻ anh tuấn, vận một bộ quần áo trắng tinh, phong thái nho nhã, cử chỉ ung dung, bề ngoài thật xứng với hai chữ “tài tử”.
Lại nói Ngô Chính Hà vừa dứt lời, phía sau bức rèm thưa có tiếng của vị cô nương kia cất lên rằng: “Không biết công tử có phải là Nhất kiếm xuyên vân Ngô Chính Hà của Trường Bạch kiếm phái, được xưng tụng là một trong Lục đại anh kiệt của võ lâm đó chăng?”
Vị cô nương tên Vân Linh kia vừa dứt lời, khắp Trường Xuân Lâu liền có tiếng xôn xao. Vốn dĩ Ngô Chính Hà là đại đệ tử của Hàn Khởi Phong, môn chủ Trường Bạch kiếm phái. Nghe nói họ Ngô được chân truyền kiếm pháp của sư phụ, còn trẻ mà bản lĩnh võ công hết sức cao cường. Mấy năm nay rời Trường Bạch sơn phiêu bạt giang hồ, Ngô Chính Hà không ngừng ra tay trừ ma vệ đạo, hành hiệp trượng nghĩa, được xem là một trong Lục đại tuấn kiệt danh lừng võ lâm.
Vân Linh vừa dứt lời, họ Ngô như ra bộ ngượng ngùng, chắp tay xá xung quanh một cái đoạn cười nhẹ:
- Không dám, không dám. Vốn dĩ cũng chỉ là cái danh xưng bạn bè yêu mến mà hay gọi đùa thôi. Lần này thật chẳng ngờ Vân Linh cô nương lại nhận ra được tệ danh, thật lấy làm vinh hạnh lắm.
Ngô Chính Hà vừa nói vừa liếc về phía hai người Cao Thảo và Âu Dương Tuyết Luân, trong mắt thoáng qua một tia đắc ý. Chẳng ai ngờ gã thấy Tuyết Luân không có mảy may nửa điểm ngạc nhiên, vẫn giương đôi mắt tròn xoe ra và chăm chú lắng nghe người thanh niên đối diện kể chuyện. Nhất là Ngô Khởi Hà thấy chàng thanh niên kia vừa cười vừa thao thao bất tuyệt, bởi thế họ Ngô hắn có chút khó chịu trong người.
Lại nói, Ngô Khởi Hà vừa thoáng thấy ánh mắt của Tuyết Luân nhìn Cao Thảo, chẳng hiểu sao gã quay sang phía Thảo lên tiếng:
- Thứ cho Khởi Hà tôi nhiễu sự, nhưng vừa rồi khi Khởi Hà tôi có mạo muội xin đứng ra dạo một khúc đàn, tôi thấy thiếu hiệp đây lắc đầu cười không ngớt. Không biết thiếu hiệp đây có chút gì không bằng lòng chăng?
Cao Thảo nghe gã nói vậy chợt giật mình, nhận ra bản thân có chút biểu hiện hơi quá, bởi thế cười tạ lỗi:
- Ngô thiếu hiệp hiểu nhầm ý tứ tại hạ rồi. Ngô thiếu hiệp đàn xin cứ việc đàn. Còn hành động kia…. Ân. Vốn chẳng qua là trước đó được nghe qua tích về Chân Nương, tôi thấy cách hành xử của Chân Nương có chút không hợp lý, bởi thế nên mới lắc đầu thôi.
Mọi người nghe chàng nói vậy lập tức lao nhao cả lên. Vốn dĩ hành động trung trinh tiết liệt của Chân Nương khiến cho hết thảy đều lấy làm xót thương và kính trọng. Ấy vậy mà gã thanh niên kia lại bảo là có chút không hợp lý, thật là khiến cho ai nấy đều bực bội. Lúc ấy phía sau bức rèm thưa kia, có tiếng Vân Linh vọng ra hỏi:
- Công tử đây bảo là hành động của Chân Nương không hợp lý. Không biết công tử đây có kiến giải gì khác chăng?
Lúc ấy ở phía đối diện Tuyết Luân khẽ đưa mắt ra dấu cho chàng ngồi xuống. Ai dè Thảo không hiểu ý, chàng vẫn cười vui vẻ đáp:
- Tại hạ dẫu rất khâm phục sự trung trinh lẫn tài mạo của Chân Nương. Ấy thế nhưng không đồng ý ở cái hành động cố chấp đến cực đoan của cô nương ấy. Theo lời Vân Linh cô nương đây kể, Vương Âm Tường kia vốn dĩ là một tài tử nhân phẩm đoan chính, như vậy thì tại sao Chân Nương lại đi tự tận cơ chứ.
Vân Linh nghe chàng nói thế nhíu mày, cất tiếng hỏi:
- Nói như công tử đây thì…
Cao Thảo lên tiếng đáp:
- Theo tại hạ thấy chi bằng Chân Nương chấp thuận lời cầu thân của Vương công tử. Như vậy chẳng những thoát khỏi kiếp cầm ca ở lầu xanh mà còn có được một đức lang quân như ý. Đó chính là một công hai chuyện, trọn vẹn đôi đường vậy.
Ngô Chính Hà nghe chàng nói thế cười nhạt một tiếng:
- Công tử nên nhớ rằng Chân Nương đã có hôn ước từ nhỏ do song thân định đoạt. Nếu mà cô ấy làm theo lời công tử nói, chẳng phải sẽ là một bất hiếu tử sao. Chẳng phải sẽ khiến cho phụ mẫu cô nương ấy thành người bội tín sao?
Chính Hà vừa dứt lời, Thảo vừa xua tay vừa nói:
- Thì đó chính là điểm cực đoan nhất của Chân Nương. Tại hạ thiết nghĩ người làm cha làm mẹ, người nào mà chẳng mong nhi tử mình được hạnh phúc cơ chứ. Hà huống chi Chân Nương chỉ vì giữ cái thứ gọi là “trinh tiết” hão huyền ấy mà chọn cách kết thúc cuộc sống của mình, trước là phụ ơn sinh thành dưỡng dục của song thân, sau là phụ chân tình của một tài tử nghĩa khí. Bởi thế tại hạ mới lắc đầu cảm thán mà thôi.
Chàng vừa dứt lời thì đã nghe Ngô Chính Hà cao giọng:
- Mấy lời đa đoan vô thường ấy mà thiếu hiệp cũng nói được sao?
Thảo nghe thế khẽ lắc đầu đoạn nói tiếp:
- Sao lại gọi là vô thường. Người ta bảo “Thức thời vụ mới là tuấn kiệt”, chúng ta phải tùy vào hoàn cảnh mà chọn cách hành xử sao cho hợp lý chứ. Ài, dường như không ai tán thành với quan điểm của tại hạ thì phải!
Tuyết Luân nghe chàng nói vậy thì cất tiếng cười khẽ:
- Thảo ca, có muội đồng ý đấy. Sống ở trên đời, chúng ta phải biết tự quyết định số phận của bản thân mình. Nhất là chuyện đại sự trăm năm, phải lựa chọn người mình yêu thương để gắn bó, vậy thì mai này mới có một cuộc sống hạnh phúc chứ.
Nói đến đây, lại quan sát được thái độ bực dọc của mọi người xung quanh trước kiến giải của Cao Thảo, Tuyết Luân dịu giọng:
- Thảo ca, khác quan điểm khó nói chuyện lắm. Hôm nay đến đây là đủ rồi, chúng ta rời khỏi nơi này đi thôi.
Nói xong cô liền khẽ nắm lấy tay chàng kéo đi. Ngô Chính Hà trông thấy vậy lấy làm bực dọc lắm. Bởi thế chờ khi Cao Thảo đi ngang qua, Ngô Chính Hà bất ngờ đưa chân ra ngáng một cái. Ngay lập tức Thảo bị vấp nên mất thăng bằng bổ sấp xuống nền Trường Xuân Lâu.
Thảo lồm cồm đứng dậy xoa xoa mấy chỗ ê ẩm. Lúc này khắp nơi vang lên tiếng cười chế giễu, lại nhìn thấy vẻ mặt nhơn nhơn của Ngô Chính Hà, chàng lấy làm bực dọc lắm:
- Ngô Chính Hà, ngươi làm vậy là có ý tứ gì chứ?
Ngô Chính Hà lại cất tiếng cười, giọng nói đầy vẻ khiêu khích:
- Thật chẳng hiểu thiếu hiệp đây nói chuyện gì. Thiếu hiệp đi đứng không cẩn thận, vấp phải chân tôi, vì để chữa thẹn nên kiếm cớ sinh sự phải không.
Xung quang lại có tiếng ồ lên: “Đúng rồi đó. Lần sau đi đứng nên cẩn thận hơn một chút.”
Những lời đó càng làm Thảo thêm bực dọc, chàng cao giọng quát lớn:
- Họ Ngô ngươi đừng ăn quàng nói xiên. Rõ là tên khốn ngươi cố tình thò chân cản đường ta, vậy mà còn dám lên mặt dạy người sao.
Ngô Chính Hà như muốn đổ thêm dầu vào lửa:
- Xin vị thiếu hiệp đây thận trọng trong lời ăn tiếng nói. Nếu sau này thiếu hiệp còn có thêm lời nào khó nghe nữa, lúc đó tại hạ quyết không khách khí nữa đâu.
Cao Thảo nghe vậy không nín nhịn được nữa, tung người lao tới, miệng thì quát: “Tên khốn ngươi thật khinh người quá đáng.”
Vừa nói vừa vung chân ra, toan cho tên họ Ngô một cước. Chẳng dè loáng một cái, Ngô Chính Hà nhanh như chớp đã quét trụ chàng. Bởi thế thêm một lần nữa Thảo lại ngã lăn quay ra đất. Lúc ấy chỉ nghe họ Ngô nhếch miệng cười nhạo:
- Hóa ra thiếu hiệp đây lại thích ngã như vậy. Thật khó trách, khó trách.
Thảo cố nén đau đứng dậy, lại toan lao tới một lần nữa thì lúc này bức rèm trước mặt chàng lay động, vị cô nương tên Vân Linh kia đã mở lời:
- Xin hai vị thiếu hiệp hãy dừng tay. Mong hãy tôn trọng qui định của Trường Xuân Lâu một chút. Nếu hai vị muốn gây chuyện thị phi, làm ơn hãy ra ngoài.
Cao Thảo nghe thấy thế cố nén cơn nóng giận, trừng mắt nhìn tên họ Ngô kia một cái đoạn cất tiếng:
- Luân Luân, chúng ta đi.
Nói xong chàng cầm tay cô bước đi. Ra khỏi Trường Xuân Lâu, chàng cất giọng bực dọc: “Hừ! Thật là khó nuốt trôi cục tức ngày hôm nay.”
Tuyết Luân nghe chàng nói vậy cười khẽ:
- Nói gì thì nói, tên họ Ngô ấy bản lĩnh cũng lợi hại lắm. Hi hi, huynh bảo “Thức thời vụ mới là tuấn kiệt”, nếu huynh cứ “ngoan cố” ở lại chẳng phải sẽ làm trò cười cho thiên hạ sao. Thảo ca, huynh có trách hãy trách mình bản lĩnh không bằng người.
Ngẩn ra một lúc, Cao Thảo trầm ngâm:
- Nghĩ cũng thật lạ. Tại sao hôm nay huynh lại dễ dàng bị tên họ Ngô đó đánh ngã thế nhỉ. Ài, quả là “núi cao còn có núi cao hơn.” Muội nói thật là đúng, thân nam nhi thì nên không ngừng nỗ lực.
Tuyết Luân quay sang phía Thảo, khẽ cất tiếng:
- Thảo ca, huynh bảo sư phụ huynh tên là Triệu Du Nghĩa hả. Không biết Triệu lão tiền bối là cao nhân phương nào nhỉ, sao từ trước đến giờ muội chưa hề nghe thấy tiếng.
Nghe thấy Tuyết Luân hỏi vậy, chàng cười đáp:
- Thì sư phụ của huynh vốn là một thế ngoại cao nhân mà. Hà hà, sư phụ huynh tuy không nổi danh trên giới giang hồ song bản lĩnh võ công thì rất cao cường.
Chàng vừa nói đến đây bất giác phía xa có bóng một người đang hớt ha hớt hải, nhận ra người vừa mới tới là ai, Cao Thảo ra giọng ngạc nhiên hỏi:
- Tiểu Hắc, có chuyện gì mà vội vã thế.
Lúc ấy người được gọi là Tiểu Hắc kia vừa đến gần đã cuống quít:
- Nhị công tử. Không hay rồi, không hay rồi. Công tử bỏ nhà đi biền biệt hơn một tuần không có tung tích, báo hại tiểu nhân đi tìm khổ sở gần chết. Hiện giờ phu nhân đang nổi cơn thịnh nộ ở nhà, công tử mà không về ngay ắt bọn Tiểu Tam sẽ gặp họa sát thân mất.
Tuyết Luân nghe gã nói vậy che miệng cười, tiếng cười trong trẻo như trăng tan, giòn giã như ngọc vỡ, khiến cho Tiểu Hắc ngây ngốc. Cao Thảo thấy vậy tức giận gõ vào đầu gã một cái đoạn gắt:
- Nhìn cái gì mà nhìn. Bộ ngươi chưa bao giờ thấy tiên nữ sao chứ. Được rồi, chờ ta đưa Luân Luân về nhà rồi sẽ cùng ngươi đi Lâm An.
Chàng dứt lời, lại chỉ thấy Tuyết Luân khẽ xua tay, dịu dàng nói:
- Giờ đã khuya, huynh mà đưa muội về cũng không tiện lắm. Bây giờ muội đã chuyển về Ba Lăng ở, huynh đã biết nhà rồi thì nhớ thi thoảng tìm đến nhé.
Lưỡng lự một chút, sau đó Thảo gật đầu:
- Muội nói thế cũng phải. Mà ta thấy hiện chỉ có muội và Tiểu Quần sống cùng một mái nhà, chi bằng mai mốt dọn ra kinh thành ở hẳn cho tiện. Ân, thôi ta phải đi đây. Luân Luân, muội tự bảo trọng nhé. Hừ, ta còn không vội thì Tiểu Hắc ngươi vội cái gì chứ.
Buổi trưa hôm đó, trên bờ hồ thấp thoáng bóng một thanh niên trẻ chắp tay sau lưng, ưỡn người ngửa mặt đón gió, xem chừng ra chiều sảng khoái lắm. Một lát thanh niên này cao giọng ngâm vang:
Thanh thảo lãng cao tam nguyệt độ.
Lục dương hoa phát nhất khê yên.
(Động Đình Hồ của Hứa Đường.
Cỏ xanh sóng ngập tháng ba,
Hoa dương trang điểm nhập nhòa sương khê)
Ngâm đến đây bỗng chàng thanh niên này như quan sát được điều gì, bộ dạng lấy làm mừng lắm, khum tay lên miệng đoạn ra sức gọi một hơi dài:
“Hơ….. Thuyền. Hơ……Thuyền!”
Lúc ấy, phía xa thấp thoáng bóng một con thuyền nhỏ đang rẽ nước lướt đi giữa muôn vạn sắc sen, đầu mũi thuyền là môt vị cô nương trẻ tuổi xinh đẹp đang líu lo khúc “Lạc Dương tảo xuân”, tiếng ca nghe thật trong trẻo và thanh thoát. Khi thuyền gần tới bờ, cô nương trẻ tuổi kia chống mũi sào đoạn cất tiếng:
- Công tử, không biết công tử gọi thuyền là có chuyện gì?
Chàng thanh niên kia nghe hỏi vậy khẽ cười, nhún mình mà rằng:
- Cô nương, tại hạ đã chờ ở đây từ trưa đến giờ, nay mới được gặp cô nương, quả thật rất là may mắn. Không biết cô nương có thể cho tại hạ đi nhờ thuyền một chuyến được không?
Vị cô nương xinh đẹp kia nghe chàng ta hỏi vậy khẽ đưa mắt nhìn người thanh niên ấy, một lát sau thì đáp:
- Công tử, không biết công tử định đi đâu?
Người thanh niên này đưa tay chỉ về phía xa xa, đoạn cất tiếng:
- Cô nương, tại hạ muốn đến Quân Sơn đảo một chuyến. Liệu cô nương có thể giúp đỡ được chăng?
Vị cô nương trẻ tuổi kia khẽ trầm ngâm một lúc, sau đó gật đầu:
- Cũng được. Tính ra là cũng tiện đường. Nhưng khi về, thứ cho tôi không thể chở công tử quay lại, phiền công tử kiếm thuyền khác cho.
Người thanh niên nghe thấy yêu cầu của mình đã được đáp ứng, vui vẻ nói:
- Tại hạ cũng chỉ mong được như vậy thôi. Làm phiền cô nương rồi.
Nói xong chàng ta co mình nhảy xuống thuyền. Con thuyền nhỏ khẽ chòng chành giây lát rồi rẽ sóng lướt đi. Lúc bây giờ chàng thanh niên kia mới để ý thấy lam y thiếu nữ vóc người mảnh mai, gót hồng nhỏ nhắn, hai bàn tay trắng mịn như ngó sen. Chàng ta lẩm bẩm: “Vốn vẫn nghe nói con gái Ba Lăng ai ai cũng là mỹ nữ. Lần này được chứng kiến tận mắt, nghiệm lại lời đó quả thật không sai chút nào.”
Bởi thế, chàng ta quay sang phía cô gái chèo thuyền, cất giọng hỏi:
- Cô nương, vừa rồi tại hạ nghe cô nương ca bài “Lạc Dương tảo xuân” thật êm tai. Tại sao giờ lại không ca nữa thế?
Cô thiếu nữ kia nghe chàng ta nói vậy khẽ chúm chím môi hồng, che miệng cười không trả lời mà hỏi lại rằng:
-Công tử, không biết công tử đến Quân Sơn đảo có chuyện gì vậy?
Người thanh niên kia cười đáp:
- Sự thật thì cũng chẳng có gì. Chẳng qua tại hạ nghe người ta đồn đầu xuân có tiên nữ xuất hiện ở Quân Sơn. Tại hạ từ nhỏ vốn chẳng tin vào thần tiên ma quỉ, bởi thế lặn lội đến đó một phen kiểm chứng như thế nào.
Cô gái nghe thấy lý do hoạt kê như vậy liền cười khúc khích:
- Hóa ra còn có chuyện này nữa ư. Thế mà tận bây giờ tiểu nữ mới biết đấy.
Chàng thanh niên nghe thấy tiếng cười của cô ta trong trẻo, êm ái lắm, không nhịn được mà lên tiếng hỏi:
- Cô nương, không biết cô nương phương danh là gì. Lần này chèo thuyền đến Quân Sơn đảo là bởi vì chuyện gì vậy?
Thiếu nữ kia trả lời:
- Công tử cứ gọi tôi là Tiểu Quần được rồi. Còn đến đó làm gì ấy à... Lần này tôi đi đến Quân Sơn đảo để đi đón tiểu thư tôi. Kìa, cũng đã sắp tới nơi rồi.
Lời cô gái vừa dứt, lúc bấy giờ thuyền cũng sắp cập vào một mái đình nhỏ được dựng ven bờ. Ngôi tiểu đình này thềm đá bạc vôi, ngói cũ rêu phong mái cong uốn lượn, xem chừng cũng thanh nhã lắm. Tới đây chàng thanh niên kia cung tay chào một cái, đoạn tung người nhảy lên bờ. Nào ngờ vừa quay đầu đi được mấy bước, chẳng ngờ chàng ta nghe thấy một thanh âm trong trẻo, so với tiếng chim oanh hót trong bụi liễu còn êm ái hơn mấy lần.
- Tiểu Quần. Không biết em đã đến đây lâu chưa vậy?
Chàng thanh niên giật mình quay đầu lại nhìn. Bất giác thấy dung nhan của người thiếu nữ vừa phát thoại kia, chàng ta bỗng như ngây như ngốc. Hiện ra trước mắt chàng là một thiếu nữ xinh đẹp tuổi tầm mười sáu, mười bẩy. Chẳng biết đấy có phải là “ Quốc sắc, thiên hương. Trầm ngư, lạc nhạn” chưa? Ấy nhưng đôi mắt nàng trong sáng đến thánh thiện, vẻ mặt dịu dàng đến thoát tục, thật khiến người ta phải ngơ ngẩn ngẩn ngơ. Song với chàng thanh niên kia, cô gái đó còn có một nét rất riêng, rất đặc biệt mà chàng ta không tài nào nhớ ra nổi đó là gì. Qua phút ngỡ ngàng ban đầu, chỉ nghe chàng thanh niên kia lẩm bẩm: “Người ta thường nói: Tuyệt sắc Ba Lăng. Động Đình xuân hiểu, (Cảnh đẹp nhất Ba Lăng đó là buổi sớm mùa xuân trên Động Đình hồ) nhưng xem ra mấy lời đó vị tất đã là chính xác.”
Nghĩ đến đây, lại thấy cô nương vừa xuất hiện nhón chân toan bước xuống thuyền, chàng thanh niên vội cất tiếng:
- Gượm đã!
Vừa nói vừa vội vã chạy lại phía gần thuyền. Vị cô nương áo trắng kia trông thấy chàng ta chỉ khẽ nhíu mày, còn Tiểu Quần thì cất tiếng:
- Công tử, lại chuyện gì nữa đây?
Chàng thanh niên kia nghe vậy ra chiều xấu hổ, vừa đưa tay gãi đầu vừa ấp úng:
- Cô nương, thứ cho tại hạ nhiễu sự. Bất quá tại hạ đổi ý rồi, tại hạ giờ chỉ muốn được quay về Ba Lăng thôi.
Qua bộ dáng của người thanh niên, lại liếc nhìn tiểu thư mình, vị cô nương Tiểu Quần kia như hiểu ra được điều gì liền gắt khẽ:
- Công tử, xin công tử nhớ lại mấy lời tiểu nữ đã nói trước đó. Nếu công tử có ý định quay về, xin hãy tìm thuyền khác cho.
Chàng thanh niên kia nghe nói thế chẳng biết nên làm thế nào cho phải, đứng chôn chân một chỗ, vẻ mặt khá là khó coi. Chờ khi cô nương áo trắng đã bước xuống thuyền. Lúc này như nghĩ được điều gì chàng thanh niên kia bất chợt cười khẽ một tiếng, quay đầu lơ đãng bước đi. Lại còn tự giễu mình: “Thảo ơi là Thảo! Không ngờ ngươi cũng có lúc háo sắc thế này.”
Nào đâu vừa nghĩ tới đây, bất chợt thanh âm trong trẻo kia lại vang lên:
- Công tử xin dừng bước.
Chàng thanh niên kia nghe thấy thế mừng lắm vội quay đầu lại. Lúc này thấy bạch y thiếu nữ kia nói với Tiểu Quần: “Em hãy cho chàng ta cùng lên thuyền đi.”
Thanh âm của cô vừa dứt, không chút chậm trễ chàng ta vội nhảy tót lên thuyền, như là sợ vị cô nương kia bất thình lình thay đổi chủ kiến vậy. Tiểu Quần trông thấy bộ dạng đắc chí kia của chàng, dường như là trong người có chút bực dọc, vừa khua mái chèo vừa cất tiếng hỏi:
- Công tử, chẳng phải bảo lần này công tử đến Quân Sơn đảo là để ngắm tiên nữ sao. Vậy giờ lại quay về Ba Lăng huyện sớm thế.
Chàng thanh niên kia nghe Tiểu Quần hỏi vậy, khẽ liếc bạch y thiếu nữ một cái đoạn cười mà nói rằng:
- Tiểu Quần cô nương hỏi hay lắm. Song chẳng phải là tiểu sinh đã gặp được tiên nữ rồi đấy thôi! Vậy hà tất phải lặn lội ở Quân Sơn hoang vắng làm gì nữa.
Tiểu Quần nghe chàng ta trả lời vậy, như hiểu ra được gì khẽ cười mấy tiếng. Ở gần đó, bạch y thiếu nữ kia vẫn không nói một lời, gương mặt có vẻ đăm chiêu ra chiều như đang nhớ đến chuyện gì đó trong quá khứ. Thanh niên kia vô tình liếc thấy dáng vẻ ấy của cô, tự nhiên trong lòng cảm thấy có nét gì đó thân quen lắm.
Lúc ấy lại nghe Tiểu Quần hỏi tiếp:
- Công tử, nói như vậy là công tử cũng đã tin vào sự tồn tại của thần tiên ma quỉ rồi chăng.
Chàng ta nghe thấy vậy không chút đắn đo, cười mà trả lời rằng:
- Tất nhiên, đến bây giờ thì thần tiên hay ma quỉ, tại hạ cũng đã từng gặp qua rồi.
Chàng thanh niên vừa dứt lời, Tiểu Quần vì hiếu kì nên hỏi lại:
- Thật thế à? Thần tiên công tử đã gặp qua. Vậy chẳng biết hình dạng ma quỉ trông như thế nào vậy?
Tiểu Quần hỏi đến đây, chỉ thấy thanh niên ấy hơi ngẩn người ra một chút, khóe miệng khẽ giãn ra một nụ cười, vẻ mặt mơ màng - mơ màng: “ Gần mười năm trước, vào một ngày mù trời tuyết trắng, tại hạ đã từng gặp qua một tiểu quỉ xinh đẹp ở ngoại biên Lạc Thành. Tiểu quỉ đó áo lam tóc huyền, môi hồng da trắng. Thật là vô cùng xinh đẹp và dễ thương.”
Chàng ta vừa dứt lời, Tiểu Quần lấy làm thú vị lắm, vừa khua nhẹ mái chèo vừa cất tiếng cười khúc khích. Nào ngờ cô vô tình thấy bạch y thiếu nữ khóe miệng nhoẻn một nụ cười tươi, rồi bất thình lình đưa chân đạp mạnh vào mạn thuyền. Lúc này con thuyền đang lướt đi êm ả trên mặt Động Đình hồ, lại vì cái ra chân đột ngột của bạch y thiếu nữ mà bất ngờ lắc mạnh một cái.
Nói về thanh niên kia, lúc ấy đang mơ màng nhớ đến chuyện năm xưa, nào ngờ bất chợt cả người chao đảo rồi ngã sấp xuống hồ. Trước biến cố bất ngờ ấy, chỉ thấy chàng thanh niên kia tay chân quơ loạn xạ, bọt nước bắn lên tung tóe, miệng thì kêu to: “Cứu! Cứu! Tại hạ không biết bơi.”
Trước hành động bất ngờ của tiểu thư mình, Tiểu Quần lấy làm ngạc nhiên lắm. Lúc này thấy bạch y thiếu nữ kia với lấy cây sào, đưa một đầu về phía thanh niên kia đoạn dùng sức kéo nhẹ. Chàng thanh niên kia mừng húm, lần theo thân sào rồi bám vào mạn thuyền, mồm miệng phun phì phì những nước là nước.
Thấy bộ dạng lếch thếch tội nghiệp ấy của thanh niên kia, đến đây bạch y thiếu nữ đưa tay che miệng cười, tiếng cười ngân dài ngân dài leng keng như chuông bạc:
- Ca ca, huynh chưa uống cạn nước Động Đình hồ, sao vội lên thuyền sớm làm gì.
Nghe cô gái ấy hỏi vậy, thanh niên kia ngơ người ra. Rồi bất giác như nhớ ra được chuyện gì, lắp ba lắp bắp:
- Hóa ra, hóa ra cô nương chính là… chính là…
Lúc ấy thấy cô gái ấy cả người run run, tuy miệng cười mà lệ ướt mi, xúc động nói:
- Thảo ca, tám năm trước khi chúng ta chia tay, huynh đã từng nói với muội rằng: “Nếu mai này gặp lại, Cao Thảo ta không nhận ra được muội, nhất định sẽ uống cạn nước Động Đình hồ để thay lời tạ lỗi.” Mấy lời khi ấy, không biết huynh có còn nhớ hay không?
Chàng thanh niên kia nghe bạch y thiếu nữ kia nói vậy thì mừng rỡ lắm, lóp ngóp bò lên thuyền, khóe mắt đỏ hoe:
- Luân Luân... Luân Luân! Thì ra là muội. Chín năm rồi, rốt cục ta cũng gặp được muội.
Thì ra chàng thanh niên kia tên gọi Cao Thảo, chính là cậu bé hào hiệp nhiệt thành năm nào. Sau lần gặp gỡ ở Lạc Thành gần mười năm về trước, Cao Thảo đưa Tuyết Luân đến Trường Xuân Lâu ở Động Đình hồ để tìm Khúc Vân.
Sau khi cô bé gặp được Khúc a di của mình, vì mỗi người có chuyện nên đã chia tay từ dạo ấy. Thế mà thấm thoắt đã tám năm rồi.
Tám năm rồi.
…
Xế chiều ngày hôm ấy, có hai bóng người đang thong thả dạo bước dọc Động Đình hồ. Một người là một nam thanh niên tuấn tú, vừa đi vừa khua tay múa chân, ra chừng như đang huyên thuyên đủ mọi chuyện trên trời dưới đất. Cạnh đó là một vị cô nương xinh đẹp đang chăm chú lắng nghe câu chuyện chàng thanh niên kể. Đôi lúc còn thấy vị cô nương ấy khẽ cất tiếng cười khúc khích, thanh âm trong trẻo và du dương lắm. Thật khiến cho người ta yêu thích.
Thì ra hai người này chính là Cao Thảo và Âu Dương Tuyết Luân. Đằng đẵng tám năm trời mới gặp lại, hai người bọn họ lấy làm vui mừng lắm, bởi thế cùng nhau đến Trường Xuân Lâu, ôn lại mọi chuyện trong quá khứ.
Trường Xuân Lâu, một nơi nổi tiếng vào hàng bậc nhất Ba Lăng, là điểm đến yêu thích của tao nhân mặc khách bốn phương. Đây là một trà quán hai tầng nằm quay lưng với Động Đình hồ, hai bên liễu ngát bốn mùa, quang cảnh vừa xinh đẹp lại vừa tao nhã. Lại nghe nói Trường Xuân Lâu vốn do hai vị phường chủ của Lệ Tú Phường chung tay xây dựng nên, nơi đây quanh năm không ngớt có sự hiện diện của các cô nương xinh đẹp, càng khiến cho mặc khách bốn phương có thêm lí do để tìm đến tham quan.
Nói về hai người của Cao Thảo và Tuyết Luân, chập choạng tối hôm ấy bọn họ cũng đã đến được Trường Xuân Lâu. Hôm nay lại là đêm mười sáu, bởi thế Trường Xuân Lâu còn nhộn nhịp và đông đúc hơn thường nhật, rất vất vả hai người bọn họ mới tìm được một vị trí lý tưởng. Và cũng thật may mắn khi đó còn là một chiếc bàn kề sát cửa sổ, từ nơi này rất tiện lợi cho việc ngắm hoa, thưởng nguyệt.
Ổn định chỗ ngồi, lúc ấy thấy Cao Thảo nhỏ giọng nói:
- Luân Luân, ta nói có sai đâu. Chỉ vì gã thư sinh ốm kia bị mê mẩn bởi nhan sắc của muội, ấy thế nên chúng ta mới có được một vị trí tốt thế này.
Tuyết Luân nghe Thảo nói vậy, đỏ mặt lí nhí:
- Huynh chỉ được cái ăn nói hàm hồ là giỏi. Hừm, còn ăn nói linh tinh nữa, muội mặc kệ huynh đấy.
Chàng nghe cô nói vậy, một tay với lấy ấm trà, vừa rót vừa cười nói:
- Được, không nói thì không nói. Hà hà, nhưng muội xem. Tự nhiên có nhiều ánh mắt nhìn về phía ta thế này, ta quả thật cũng chưa thích ứng kịp được. Ân, đây là loại trà gì thế nhỉ?
Tuyết Luân nghe chàng hỏi vậy thì lên tiếng giải thích:
- Huynh không biết thật ư! Đây vốn gọi là Hương phách trà, hay còn gọi là trà hoa nhài. Người ta dùng hoa nhài phơi bẩy nắng làm vị chính, sau đó lại dùng nước tinh khiết lấy ở suối Ôn Tích, Quân Sơn đảo chế trà. Hương phách trà này vừa thơm thoang thoảng mà lại vừa mát dịu, khiến cho lòng người ta thấy thư thái.
Cô vừa nói đến đây thì xung quanh có tiếng xôn xao: “Kìa, ra rồi kìa!”
Rất nhanh sau đó mấy âm thanh lao nhao kia im bặt, để lại cho Trường Xuân Lâu một vẻ im ắng hiếm có. Thảo thấy thế khẽ nhíu mày, quay sang phía Tuyết Luân hỏi nhỏ: “Luân Luân, rốt cục là chuyện gì thế nhỉ?”
Nói đến đây lại thấy Tuyết Luân ra dấu im lặng, Thảo thấy thế ngồi xuống rồi quay đầu nhìn về sau. Thì ra lúc này sau bức rèm thưa thấp thoáng bóng một thanh y cô nương, trên tay có cầm theo một chiếc nguyệt cầm. Vị cô nương này hình dung yểu điệu, vóc dáng thướt tha, dẫu chưa ai biết mặt song qua dáng điệu ấy ắt cũng là một trang giai nhân tuyệt sắc.
Lúc này thấy thanh y cô nương kia ôm ngang chiếc đàn, vừa nhẹ nhàng ngồi xuống vừa cất tiếng nói, thanh âm nghe thật du dương:
- Hôm nay là đêm mười sáu, trăng thanh gió mát, Vân này mạo phép xin góp vui dăm ba khúc nhạc, mong chư vị khách quan đừng chê cười.
Lời cô vừa dứt, tiếng nguyệt réo rắt, lời ca theo đó cất lên, khi trầm khi bổng, khi khoan thai khi dìu dặt. Thật làm người ta xúc động và cảm thán:
Đường Hổ Khâu, tuyết sương mấy dặm.
Tích Chân Nương, mãi thắm mộ hoa.
Tỳ bà se sắt lời ca,
Huyền cầm réo rắt ngân nga cung sầu.
Thân liễu yếu, Tô Châu mệnh bạc,
Phận đào tơ, lưu lạc nhân gian.
Xưa kia nàng ở Trường An,
Can qua binh biến phải sang bên này.
Tiếng cầm sắt sờn tay thanh nữ.
Trướng lụa hồng lữ thứ cười vui.
Bán nghệ chứ chẳng bán người.
Nên đà trâm gãy bình rơi thủa nào.
Lòng son sắt, thanh cao tiết liệt.
Để chàng Vương thương tiếc khổ sầu.
Nát lòng bạc trắng mái đầu,
Lau vàng trúc võ nhuộm màu sương phong.
…
Tiếng đàn vừa dứt, ở bên dưới có một thanh niên trẻ tuổi cất tiếng: “Vân Linh cô nương, tại hạ dẫu không mấy hiểu biết về âm luật, thế nhưng khi nghe lời ca vừa rồi thấy cũng vô cùng xúc động. Cô nương, nếu không phiền có thể nói rõ hơn về cuộc đời của người ca kỹ có tên là Chân Nương kia được chăng?”
Thoáng chần chừ trong giây lát, sau đó thanh âm của thiếu nữ đánh đàn kia lại vang lên: “Chư vị khách quan, khúc ca kia vốn kể về số phận của một tài nữ đời nhà Đường tên là Hồ Thụy Trân, hay còn gọi là Chân Nương. Nàng vốn xuất thân từ Trường An, dung mạo kiều diễm, cầm kì thi họa không gì không thông, nổi danh khắp đất kinh kì.”
Đến đây cô gái kia cất tiếng thở dài: “Một năm có loạn An Lộc Sơn, nàng cùng cha mẹ lánh về phương nam. Chẳng may trên đường lại gặp tặc phỉ, thất lạc gia nhân, thế rồi Chân Nương lưu lạc đến Tô Châu, rơi vào kĩ viện Đông Vân Lâu. Vì nàng tài mạo song toàn, lại chỉ bán nghệ chứ không bán thân, bởi thế tiếng tăm bay xa khắp nơi, có rất nhiều người tìm đến Đông Vân Lâu cũng chỉ để một lần thấy dung nhan của nàng, được một lần nghe nàng ca một khúc nhạc.
Thời đó ở Tô Châu có một công tử phú gia tên là Vương Âm Tường muốn lấy nàng làm vợ. Họ Vương vốn cũng là một tài tử nổi tiếng, nhân phẩm đoan chính, lại là người có nghĩa khí. Tuy nhiên vốn Chân Nương có hôn ước từ nhỏ do cha mẹ định đoạt nên nàng đã cự tuyệt. Vương Âm Tường vẫn quyết tâm không bỏ cuộc, chàng ta xuất ra rất nhiều của cải mua chuộc tú bà, lại dựng nhà sống sát cạnh Đông Vân Lâu ngày đêm mong đợi tin vui. Chân Nương biết là khó thoái thác, bởi thế nàng đã tự tận để giữ trinh tiết.
Vương Âm Tường sau khi biết chuyện đau khổ và hối hận khôn cùng. Chàng mang thi hài Chân Nương mai táng tại Hổ Khâu, dùng hết của cải để biến nơi này thành danh thắng, trồng cây trồng hoa khắp nơi, lại còn thề nguyện cả đời sống vậy không lấy vợ.
Lại nghe nói hoa nhài trước đó không có hương vị. Chân Nương sau khi chết hồn phách đã bám vào hoa nhài nên nó mới có hương vị ưu nhã như ngày hôm nay. Các vị khách quan, thức trà các vị thưởng hôm nay chính là trà hoa nhài, hay còn gọi là Hương phách trà đó.”
Cô nương kia vừa dứt lời, ở dưới vang lên mấy thanh âm nghe ra như xót thương thay cho thân phận éo leo của người danh kĩ tên Chân Nương kia. Lúc ấy, chàng thanh niên phát thoại ban nãy vừa nhấp một xong một ngụm trà, đoạn cất tiếng cảm thán:
- Thật là: Tự cổ hồng nhan đa bạc mệnh. Đáng thương thay cho một tài nữ trung trinh tiết liệt. Vân Linh cô nương, Ngô Chính Hà tôi tuy bất tài song mạo muội xin góp vui một khúc đàn. Liệu như vậy có được chăng?
Người vừa lên tiếng là một thanh niên trẻ anh tuấn, vận một bộ quần áo trắng tinh, phong thái nho nhã, cử chỉ ung dung, bề ngoài thật xứng với hai chữ “tài tử”.
Lại nói Ngô Chính Hà vừa dứt lời, phía sau bức rèm thưa có tiếng của vị cô nương kia cất lên rằng: “Không biết công tử có phải là Nhất kiếm xuyên vân Ngô Chính Hà của Trường Bạch kiếm phái, được xưng tụng là một trong Lục đại anh kiệt của võ lâm đó chăng?”
Vị cô nương tên Vân Linh kia vừa dứt lời, khắp Trường Xuân Lâu liền có tiếng xôn xao. Vốn dĩ Ngô Chính Hà là đại đệ tử của Hàn Khởi Phong, môn chủ Trường Bạch kiếm phái. Nghe nói họ Ngô được chân truyền kiếm pháp của sư phụ, còn trẻ mà bản lĩnh võ công hết sức cao cường. Mấy năm nay rời Trường Bạch sơn phiêu bạt giang hồ, Ngô Chính Hà không ngừng ra tay trừ ma vệ đạo, hành hiệp trượng nghĩa, được xem là một trong Lục đại tuấn kiệt danh lừng võ lâm.
Vân Linh vừa dứt lời, họ Ngô như ra bộ ngượng ngùng, chắp tay xá xung quanh một cái đoạn cười nhẹ:
- Không dám, không dám. Vốn dĩ cũng chỉ là cái danh xưng bạn bè yêu mến mà hay gọi đùa thôi. Lần này thật chẳng ngờ Vân Linh cô nương lại nhận ra được tệ danh, thật lấy làm vinh hạnh lắm.
Ngô Chính Hà vừa nói vừa liếc về phía hai người Cao Thảo và Âu Dương Tuyết Luân, trong mắt thoáng qua một tia đắc ý. Chẳng ai ngờ gã thấy Tuyết Luân không có mảy may nửa điểm ngạc nhiên, vẫn giương đôi mắt tròn xoe ra và chăm chú lắng nghe người thanh niên đối diện kể chuyện. Nhất là Ngô Khởi Hà thấy chàng thanh niên kia vừa cười vừa thao thao bất tuyệt, bởi thế họ Ngô hắn có chút khó chịu trong người.
Lại nói, Ngô Khởi Hà vừa thoáng thấy ánh mắt của Tuyết Luân nhìn Cao Thảo, chẳng hiểu sao gã quay sang phía Thảo lên tiếng:
- Thứ cho Khởi Hà tôi nhiễu sự, nhưng vừa rồi khi Khởi Hà tôi có mạo muội xin đứng ra dạo một khúc đàn, tôi thấy thiếu hiệp đây lắc đầu cười không ngớt. Không biết thiếu hiệp đây có chút gì không bằng lòng chăng?
Cao Thảo nghe gã nói vậy chợt giật mình, nhận ra bản thân có chút biểu hiện hơi quá, bởi thế cười tạ lỗi:
- Ngô thiếu hiệp hiểu nhầm ý tứ tại hạ rồi. Ngô thiếu hiệp đàn xin cứ việc đàn. Còn hành động kia…. Ân. Vốn chẳng qua là trước đó được nghe qua tích về Chân Nương, tôi thấy cách hành xử của Chân Nương có chút không hợp lý, bởi thế nên mới lắc đầu thôi.
Mọi người nghe chàng nói vậy lập tức lao nhao cả lên. Vốn dĩ hành động trung trinh tiết liệt của Chân Nương khiến cho hết thảy đều lấy làm xót thương và kính trọng. Ấy vậy mà gã thanh niên kia lại bảo là có chút không hợp lý, thật là khiến cho ai nấy đều bực bội. Lúc ấy phía sau bức rèm thưa kia, có tiếng Vân Linh vọng ra hỏi:
- Công tử đây bảo là hành động của Chân Nương không hợp lý. Không biết công tử đây có kiến giải gì khác chăng?
Lúc ấy ở phía đối diện Tuyết Luân khẽ đưa mắt ra dấu cho chàng ngồi xuống. Ai dè Thảo không hiểu ý, chàng vẫn cười vui vẻ đáp:
- Tại hạ dẫu rất khâm phục sự trung trinh lẫn tài mạo của Chân Nương. Ấy thế nhưng không đồng ý ở cái hành động cố chấp đến cực đoan của cô nương ấy. Theo lời Vân Linh cô nương đây kể, Vương Âm Tường kia vốn dĩ là một tài tử nhân phẩm đoan chính, như vậy thì tại sao Chân Nương lại đi tự tận cơ chứ.
Vân Linh nghe chàng nói thế nhíu mày, cất tiếng hỏi:
- Nói như công tử đây thì…
Cao Thảo lên tiếng đáp:
- Theo tại hạ thấy chi bằng Chân Nương chấp thuận lời cầu thân của Vương công tử. Như vậy chẳng những thoát khỏi kiếp cầm ca ở lầu xanh mà còn có được một đức lang quân như ý. Đó chính là một công hai chuyện, trọn vẹn đôi đường vậy.
Ngô Chính Hà nghe chàng nói thế cười nhạt một tiếng:
- Công tử nên nhớ rằng Chân Nương đã có hôn ước từ nhỏ do song thân định đoạt. Nếu mà cô ấy làm theo lời công tử nói, chẳng phải sẽ là một bất hiếu tử sao. Chẳng phải sẽ khiến cho phụ mẫu cô nương ấy thành người bội tín sao?
Chính Hà vừa dứt lời, Thảo vừa xua tay vừa nói:
- Thì đó chính là điểm cực đoan nhất của Chân Nương. Tại hạ thiết nghĩ người làm cha làm mẹ, người nào mà chẳng mong nhi tử mình được hạnh phúc cơ chứ. Hà huống chi Chân Nương chỉ vì giữ cái thứ gọi là “trinh tiết” hão huyền ấy mà chọn cách kết thúc cuộc sống của mình, trước là phụ ơn sinh thành dưỡng dục của song thân, sau là phụ chân tình của một tài tử nghĩa khí. Bởi thế tại hạ mới lắc đầu cảm thán mà thôi.
Chàng vừa dứt lời thì đã nghe Ngô Chính Hà cao giọng:
- Mấy lời đa đoan vô thường ấy mà thiếu hiệp cũng nói được sao?
Thảo nghe thế khẽ lắc đầu đoạn nói tiếp:
- Sao lại gọi là vô thường. Người ta bảo “Thức thời vụ mới là tuấn kiệt”, chúng ta phải tùy vào hoàn cảnh mà chọn cách hành xử sao cho hợp lý chứ. Ài, dường như không ai tán thành với quan điểm của tại hạ thì phải!
Tuyết Luân nghe chàng nói vậy thì cất tiếng cười khẽ:
- Thảo ca, có muội đồng ý đấy. Sống ở trên đời, chúng ta phải biết tự quyết định số phận của bản thân mình. Nhất là chuyện đại sự trăm năm, phải lựa chọn người mình yêu thương để gắn bó, vậy thì mai này mới có một cuộc sống hạnh phúc chứ.
Nói đến đây, lại quan sát được thái độ bực dọc của mọi người xung quanh trước kiến giải của Cao Thảo, Tuyết Luân dịu giọng:
- Thảo ca, khác quan điểm khó nói chuyện lắm. Hôm nay đến đây là đủ rồi, chúng ta rời khỏi nơi này đi thôi.
Nói xong cô liền khẽ nắm lấy tay chàng kéo đi. Ngô Chính Hà trông thấy vậy lấy làm bực dọc lắm. Bởi thế chờ khi Cao Thảo đi ngang qua, Ngô Chính Hà bất ngờ đưa chân ra ngáng một cái. Ngay lập tức Thảo bị vấp nên mất thăng bằng bổ sấp xuống nền Trường Xuân Lâu.
Thảo lồm cồm đứng dậy xoa xoa mấy chỗ ê ẩm. Lúc này khắp nơi vang lên tiếng cười chế giễu, lại nhìn thấy vẻ mặt nhơn nhơn của Ngô Chính Hà, chàng lấy làm bực dọc lắm:
- Ngô Chính Hà, ngươi làm vậy là có ý tứ gì chứ?
Ngô Chính Hà lại cất tiếng cười, giọng nói đầy vẻ khiêu khích:
- Thật chẳng hiểu thiếu hiệp đây nói chuyện gì. Thiếu hiệp đi đứng không cẩn thận, vấp phải chân tôi, vì để chữa thẹn nên kiếm cớ sinh sự phải không.
Xung quang lại có tiếng ồ lên: “Đúng rồi đó. Lần sau đi đứng nên cẩn thận hơn một chút.”
Những lời đó càng làm Thảo thêm bực dọc, chàng cao giọng quát lớn:
- Họ Ngô ngươi đừng ăn quàng nói xiên. Rõ là tên khốn ngươi cố tình thò chân cản đường ta, vậy mà còn dám lên mặt dạy người sao.
Ngô Chính Hà như muốn đổ thêm dầu vào lửa:
- Xin vị thiếu hiệp đây thận trọng trong lời ăn tiếng nói. Nếu sau này thiếu hiệp còn có thêm lời nào khó nghe nữa, lúc đó tại hạ quyết không khách khí nữa đâu.
Cao Thảo nghe vậy không nín nhịn được nữa, tung người lao tới, miệng thì quát: “Tên khốn ngươi thật khinh người quá đáng.”
Vừa nói vừa vung chân ra, toan cho tên họ Ngô một cước. Chẳng dè loáng một cái, Ngô Chính Hà nhanh như chớp đã quét trụ chàng. Bởi thế thêm một lần nữa Thảo lại ngã lăn quay ra đất. Lúc ấy chỉ nghe họ Ngô nhếch miệng cười nhạo:
- Hóa ra thiếu hiệp đây lại thích ngã như vậy. Thật khó trách, khó trách.
Thảo cố nén đau đứng dậy, lại toan lao tới một lần nữa thì lúc này bức rèm trước mặt chàng lay động, vị cô nương tên Vân Linh kia đã mở lời:
- Xin hai vị thiếu hiệp hãy dừng tay. Mong hãy tôn trọng qui định của Trường Xuân Lâu một chút. Nếu hai vị muốn gây chuyện thị phi, làm ơn hãy ra ngoài.
Cao Thảo nghe thấy thế cố nén cơn nóng giận, trừng mắt nhìn tên họ Ngô kia một cái đoạn cất tiếng:
- Luân Luân, chúng ta đi.
Nói xong chàng cầm tay cô bước đi. Ra khỏi Trường Xuân Lâu, chàng cất giọng bực dọc: “Hừ! Thật là khó nuốt trôi cục tức ngày hôm nay.”
Tuyết Luân nghe chàng nói vậy cười khẽ:
- Nói gì thì nói, tên họ Ngô ấy bản lĩnh cũng lợi hại lắm. Hi hi, huynh bảo “Thức thời vụ mới là tuấn kiệt”, nếu huynh cứ “ngoan cố” ở lại chẳng phải sẽ làm trò cười cho thiên hạ sao. Thảo ca, huynh có trách hãy trách mình bản lĩnh không bằng người.
Ngẩn ra một lúc, Cao Thảo trầm ngâm:
- Nghĩ cũng thật lạ. Tại sao hôm nay huynh lại dễ dàng bị tên họ Ngô đó đánh ngã thế nhỉ. Ài, quả là “núi cao còn có núi cao hơn.” Muội nói thật là đúng, thân nam nhi thì nên không ngừng nỗ lực.
Tuyết Luân quay sang phía Thảo, khẽ cất tiếng:
- Thảo ca, huynh bảo sư phụ huynh tên là Triệu Du Nghĩa hả. Không biết Triệu lão tiền bối là cao nhân phương nào nhỉ, sao từ trước đến giờ muội chưa hề nghe thấy tiếng.
Nghe thấy Tuyết Luân hỏi vậy, chàng cười đáp:
- Thì sư phụ của huynh vốn là một thế ngoại cao nhân mà. Hà hà, sư phụ huynh tuy không nổi danh trên giới giang hồ song bản lĩnh võ công thì rất cao cường.
Chàng vừa nói đến đây bất giác phía xa có bóng một người đang hớt ha hớt hải, nhận ra người vừa mới tới là ai, Cao Thảo ra giọng ngạc nhiên hỏi:
- Tiểu Hắc, có chuyện gì mà vội vã thế.
Lúc ấy người được gọi là Tiểu Hắc kia vừa đến gần đã cuống quít:
- Nhị công tử. Không hay rồi, không hay rồi. Công tử bỏ nhà đi biền biệt hơn một tuần không có tung tích, báo hại tiểu nhân đi tìm khổ sở gần chết. Hiện giờ phu nhân đang nổi cơn thịnh nộ ở nhà, công tử mà không về ngay ắt bọn Tiểu Tam sẽ gặp họa sát thân mất.
Tuyết Luân nghe gã nói vậy che miệng cười, tiếng cười trong trẻo như trăng tan, giòn giã như ngọc vỡ, khiến cho Tiểu Hắc ngây ngốc. Cao Thảo thấy vậy tức giận gõ vào đầu gã một cái đoạn gắt:
- Nhìn cái gì mà nhìn. Bộ ngươi chưa bao giờ thấy tiên nữ sao chứ. Được rồi, chờ ta đưa Luân Luân về nhà rồi sẽ cùng ngươi đi Lâm An.
Chàng dứt lời, lại chỉ thấy Tuyết Luân khẽ xua tay, dịu dàng nói:
- Giờ đã khuya, huynh mà đưa muội về cũng không tiện lắm. Bây giờ muội đã chuyển về Ba Lăng ở, huynh đã biết nhà rồi thì nhớ thi thoảng tìm đến nhé.
Lưỡng lự một chút, sau đó Thảo gật đầu:
- Muội nói thế cũng phải. Mà ta thấy hiện chỉ có muội và Tiểu Quần sống cùng một mái nhà, chi bằng mai mốt dọn ra kinh thành ở hẳn cho tiện. Ân, thôi ta phải đi đây. Luân Luân, muội tự bảo trọng nhé. Hừ, ta còn không vội thì Tiểu Hắc ngươi vội cái gì chứ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.