Quyển 1 - Chương 16: TÌNH THIÊN.
Lưu Linh Lão Đại
04/09/2013
Mọi người vì hành động và lời lẽ của cậu làm cho tò mò. Đó là một cậu bé chừng độ chín mười tuổi, vẻ mặt hoạt bát lanh lẹ, nhưng như vì quá vội vã nên giữa mùa đông lạnh giá này mà mồ hôi cũng chảy thành giọt. Lúc ấy nghe Thường Vĩnh quát:
- Tiểu tử to gan. Từ đâu dám chạy tới đây gây náo loạn.
Cậu bé kia không trả lời vội mà đưa mắt nhìn một vòng, sau đó khi thoáng thấy Tạ Bội Ngọc đang đứng giữa đám nha binh thì chợt hiểu ra, lúc ấy mới đáp:
- Phì, phì... Mệt chết đi được. Tiểu nhi vốn từ kinh thành đến đây nên có chút chậm trễ. Thưa đại nhân, tiểu nhi lần này là muốn đến đây để chuộc thân cho tiểu thư nhà họ Tạ.
Thường Vĩnh nghe thấy thế lấy làm ngạc nhiên lắm, ban đầu thì nghĩ chắc đó chỉ là trò đùa của trẻ con, song sau đó hắn thấy lối phục sức sang trọng kia, nhất là thấy cái bọc lụa cậu khệ nệ mang theo thì động tâm. Nghĩ thế liền quát lớn:
- Tiểu oa nhi ngươi lấy gì mà đòi chuộc người.
Nghe Thường Vĩnh nói thế cậu bé kia vội vàng hạ chiếc bọc vải xuống, sau đó đưa bàn tay nhỏ xíu kia vội vã giỡ ra đoạn lên tiếng:
- Đại nhân. Không biết liệu chừng này có đủ không vậy?
Mọi người đưa mắt nhìn thì ai nấy đều giật mình, thì ra trong cái bọc kia đều là những thỏi vàng lấp lánh. Thường Vĩnh trông thấy thế thì sáng mắt, tính nhanh qua một chút liền gật đầu lia lịa:
- Đủ rồi đấy. Đủ rồi đấy!
Liễu Nhai Xuân thấy miếng ăn đã đến miệng mà còn hụt mất nên tức tối lắm, mụ cất giọng the thé:
- Đại nhân. Chẳng phải là ngài đã đáp ứng…
Thường Vĩnh trừng mắt:
- Ta đáp ứng cái gì. Hừ, mụ có trả được cao hơn tiểu oa nhi kia không?
Liễu Nhai Xuân tức tối, quay sang phía cậu bé kia lên tiếng:
- Tiểu oa tử, không biết cháu lấy số vàng kia ở đâu vậy.
Cậu bé kia nghe thế bực dọc:
- Chuyện này là chuyện riêng của tiểu nhi. Lão bà bà không cần quản nhiều làm gì.
Liễu Nhai Xuân thầm nghĩ: “Qua lối trang phục và tác phong kia, ắt hẳn số vàng kia là của gia đình tiểu tử đó rồi. Nhưng sao lại đi một mình nhỉ, hay là hắn lén lút giấu người nhà mà đi đến đây gây chuyện nhiêu khê nhỉ. Nó bảo nó đến từ kinh thành à.” Bởi thế mụ ta làm bộ ngó nghiêng một hồi đoạn ra vẻ ngạc nhiên:
- Lần này cháu đến đây chuộc người, không biết song thân cháu có biết chuyện này không?
Cậu bé đó nghe vậy lấy làm lo lắng lắm: “Gay rồi. Lần này ta lén lút mang theo một số ngân lượng lớn thế này, lại tự tung tự tác một mình đến đây. Chuyện này mà để mẫu thân biết được thì chết đòn. Nhưng mà chuyện này không thể không làm, xem tiểu nha đầu kia mới đáng thương làm sao…”
Nghĩ được vậy cậu gật đầu, lại ra giọng thúc giục:
- Biết hay không biết cũng chăng liên can gì, Ài, đại nhân. Không biết còn những thủ tục gì nữa đây?
Đúng lúc ấy Tôn Thẩm Hào từ đám đông bước ra, ngó cậu bé này một chặp đoạn ngơ ngẩn trầm tư:
- Tiểu công tử, ta thấy cậu rất quen. Đã gặp nhau lần nào rồi nhỉ?
Trông thấy Tôn Thẩm Hào, cậu bé con này giật mình: “Gay to rồi. Thì ra là lão mặt xanh. Hôm chúc thọ ngoại công lão từng thấy ta rồi. Nếu lão nhận ra mình thì nguy mất.” Đúng lúc này thì thấy Thường Vĩnh cất tiếng be be:
- Tiểu công tử tên họ là gì, gia cảnh ở đâu để bồn quan ghi khế ước chuộc thân.
Nghe thấy vậy cậu thầm lo lắng, song đã nhanh trí mà kêu lên:
- Tiểu sinh là Lý Kiến Hào, người của Lý gia trang ở Hoàng Kiều phố, Lâm An thành.
Cậu bé vừa dứt lời, lúc ấy nghe thấy tiếng xướng: “Được. Lý công tử đây bỏ ngân lượng chuộc thân cho Tạ Bội Ngọc - nhi tử của Tạ Duy Khang. Số ngân lượng này sẽ được xung công, chuộc lại phần nào tội nghiệt mà họ Tạ kia đã gây ra. Người đâu, thu.”
Thường Vĩnh dứt lời lập tức có một người đứng ra thu số vàng cậu mang tới. Tức thời lại có mấy nha binh dẫn Tạ Bội Ngọc tới trước mặt cậu, Thường Vĩnh kế đó đưa tờ khế ước kia cho cậu bé đoạn vui vẻ nói:
- Tiểu công tử. Cậu giữ tờ khế ước này đi. Từ bây giờ trở đi nha đầu họ Tạ này sẽ là người của cậu.
Xong đâu đấy, hắn khoát tay dẫn đám quan sai lui đi. Đám đông theo đó cũng vãn dần, trong số đấy có một ông già tóc tóc bạc vẫn đứng chăm chú quan sát cậu bé và Tạ Bội Ngọc từ đầu đến cuối, miệng mỉm cười: “Thật cũng chẳng ngờ lại xảy ra chuyện hay ho này. Rốt cục Triệu Du Nghĩa ta vẫn không phải ra tay can dự rồi. Ha ha, không ngờ tuổi còn nhỏ mà lại trượng nghĩa, trọng tín như vậy. Giờ để ta xem đứa nhỏ kia nó định làm gì tiếp nào?”
Thì ra ông lão và cậu bé kia vốn cũng chẳng phải xa lạ lắm. Ông lão ấy chính là người kể chuyện ở Đạo Hương thôn hồi nào, còn cậu bé kia chính là vị tiểu công tử ngày ấy từng đứng ra hứa sẽ cố sức giúp đỡ ái nữ của Tạ Duy Khang.
Nói thêm một chút, cậu bé đó họ Cao, tên Thảo - là nhi tử của Hữu thị lang Cao Minh Vĩ ở kinh thành. Thảo thông minh hoạt bát, học một biết mười, tuổi nhỏ mà bản tính hào hiệp lắm, bởi thế được mẫu thân vô cùng yêu chiều. Một lần tình cờ được nghe qua câu chuyện về số phận bi thảm của nhà họ Tạ, Thảo quyết định tìm mọi cách giúp đỡ ái nữ của Tạ đại nhân. Bởi thế trong lần trở về Lâm An đã liều lĩnh lấy đi một số vàng khá lớn, âm thầm thuê xẹ ngựa rồi vượt muôn dặm đường tìm đến Lạc Thành chuộc thân cho Tạ Bội Ngọc.
Lại nói về chuyện của Cao Thảo và Bội Ngọc. Chờ khi bóng người thưa dần, nhìn lại thì chỉ thấy Tạ Bội Ngọc đang đứng nghi hoặc nhìn mình đầy sợ sệt, Cao Thảo đưa tay xé tờ khế ước làm đôi đoạn nói:
- Không sao đâu, tiểu muội muội không cần lo lắng. Từ bây giờ muội được tự do rồi.
Vừa nhìn thấy vậy, Bội Ngọc cả người run lên, nước mắt cứ thế chảy ra không ngớt. Thật không ngờ một vị tiểu cô nương ngoan cường như thế đến bây giờ lại khóc lóc bi thương đến vậy. Lúc ấy Cao Thảo lóng ngóng đưa tay áo lau nhẹ qua gương mặt đẫm lệ của Tạ Bội Ngọc đoạn dịu giọng:
- Muội đừng khóc nữa. Huynh nhất định sẽ không làm phương hại đến muội đâu.
Lúc này như chợt nhận ra điều gì, Cao Thảo vội cởi chiếc áo chẽn đang mặc trên người rồi khoác lên người Tạ Bội Ngọc, ân cần hỏi:
- Muội lạnh và đói lắm phải không. Ân, bây giờ muội muốn đi đâu, ta sẽ đưa muội về nơi đó.
Tạ Bội Ngọc lắc đầu, mắt lóng lánh ánh lệ:
- Ta không có nơi để về.
Cao Thảo như chợt nhân ra được vấn đề trong câu hỏi của mình, ngẩn ngơ một lúc: “Sao ta lại không nghĩ ra vấn đề này từ sớm nhỉ. Ài, cũng thật khó xử. Hay là bạo gan mang cô ấy về phủ nhỉ. Cùng lắm bị ăn một trận đòn nữa thì thôi chứ gì.”
Đúng lúc này thì từ phía xa có tiếng ngựa hí dài, hai đứa nhỏ đưa mắt nhìn thì thấy bóng một người cưỡi ngựa đang phóng tới như bay, xem chừng có chuyện gì gấp rút lắm thì phải. Khi đến gần phía hai người Cao Thảo và Bội Ngọc, người này giật mạnh cương rồi tung mình nhảy xuống, hớt hải chạy về phía nha môn dáo dác ngó nghiêng. Thảo nhìn kĩ thì nhận thấy đó là một cô nương trẻ tuổi, phong vận xinh đẹp nhưng vẻ mặt đang vô cùng hoang mang lo lắng.
Nói về vị cô nương này, khi nhìn thấy Cao Thảo và Bội Ngọc thì mừng rỡ lắm, không dám chậm trễ lướt tới như bay, miệng thì kêu lớn:
- Ngọc nhi, Ngọc nhi. Ta đến rồi.
Về phần Tạ Bội Ngọc, thoáng giật mình ban đầu rồi như nhận ra người vừa tới là ai, tức thì sa nước mắt mếu máo:
- Dương cô cô. Dương cô cô…
Vị cô nương họ Dương này khóe mắt đẫm lệ, lao tới ôm chầm lấy Tạ Bội Ngọc cất giọng nghẹn ngào:
- Đều tại cô cô không tốt. Ngọc nhi, cháu đừng khóc nữa. Đã có cô cô ở đây rồi. Ngoan, ngoan nào. Sẽ không ai có thể bắt nạt được cháu nữa đâu.
Thì ra vị cô nương này họ Dương, tên Anh - vốn là biểu muội của Tạ Duy Khang, hồi nhỏ vẫn thường đi lại gắn bó thân thiết lắm. Khi Tạ Duy Khang và gia đình bị hại, Dương Anh vốn đang bế quan tu luyện nên không hề hay biết chuyện. Gần đây xuất quan thì mới hay cơ sự, lấy làm thương tâm và đau lòng lắm. Lại được biết thêm về thảm cảnh của Tạ Bội Ngọc thì vội vội vàng vàng, một mạch tìm đến Lạc Thành để cứu vị tiểu cô nương họ Tạ ấy khỏi nghịch cảnh đau lòng.
Nói thêm về Dương Anh. Cô vốn là em ruột của danh tướng Dương Tái Hưng - hậu nhân của gia tộc họ Dương và cũng là tùy tướng tâm phúc của Nhạc Phi. Gia tộc họ Dương từng là một trong Tứ đại thế gia của võ lâm, oai danh hiển hách, một thời lừng lẫy bốn phương. Chỉ hiềm mấy chục năm trở lại đây, vì triều đình hủ bại mà dần hại một đại gia tộc trở nên tan đàn xẻ nghé, người họ Dương li tán phiêu bạt khắp nơi. Dương Anh vốn là một nữ kiệt anh hào, không chịu chấp nhận nghịch cảnh nên cùng với một nữ nhi anh hùng khác là Công Tôn Ái Nhi, chung tay xây dựng nên Lệ Tú phường bên Động Đình hồ.
Trông thấy cảnh ấy, khi biết được Tạ Bội Ngọc còn người thân tín Cao Thảo lấy làm mừng rỡ. Cậu thầm nghĩ mình đã lén lút bỏ nhà đi, mặc dù có biên thư để lại song một tuần đằng đẵng không thấy tung tích mình, ắt hẳn phụ mẫu lo lắm. Bởi thế cậu vội lên tiếng:
- Có cô cô đây xuất hiện thì tốt quá. Tạ tiểu muội cuối cùng cũng đã có chốn nương thân rồi. Giờ tiểu nhi xin cáo từ vậy!
Cậu bé nói rồi lập tức chạy vụt đi, thoáng chốc đã mất dạng. Bỏ lại phía sau ánh mắt thất thần của Tạ Bội Ngọc:
Nói về phần Dương Anh, lần này đơn thân độc mã đến cứu người vẫn nghĩ sẽ không tránh khỏi một trường ác đấu với lũ quan binh. Thật chẳng dè lần này không đổ một giọt mồ hôi mà có thể cứu được Tạ Bội Ngọc thì vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ. Khi hỏi qua biết được sự tình thì thầm cảm ơn trời phật và cậu bé vô danh nhưng tốt bụng kia. Đến lúc ấy chợt thấy Tạ Bội Ngọc cúi xuống dưới đất, cô bé nhặt hai mảnh khế ước chuộc thân lên tay đoạn khẽ lẩm bẩm: “Huynh ấy là Lý Kiến Hào, người của Lý gia trang ở Hoàng Kiều phố, Lâm An thành.
oOo
Nằm cách Lạc Thành hơn sáu mươi dặm về phía Tây Bắc là một khu rừng hoang vắng, tên gọi Lâm Uyên sơn lâm. Vốn từ trước đến nay vẫn có một con đường mòn nhỏ và trắc trở xuyên từ nhai đạo qua Lâm Uyên đến Lạc trấn, ấy nhưng mấy năm trở lại đây hầu như chẳng có mấy ai đặt chân đến khu rừng hoang vu này. Tuy nhiên nghe nói trước kia Lâm Uyên sơn lâm một thời từng là địa điểm dừng chân của khá nhiều nhân sĩ giang hồ.
Nghe có vẻ lạ. Vắng vẻ hoang liêu rồi xô bồ ồn ã, sau cứ thế thưa thớt thưa thớt dần và cuối cùng Lâm Uyên lại trở về với cái vẻ hoang liêu ban đầu của mình. Vậy đâu là nguyên nhân của sự thay đổi ấy ở Lâm Uyên sơn lâm?
Té ra nó chịu ảnh hưởng của một trường sự kiện chín năm về trước ở Lâm Uyên Nhai - một miệng vực sâu hút hút không thấy đáy nằm ở Lâm Uyên sơn lâm. Nghe người ta nói “Lâm Uyên Nhai - ngẩng đầu ngàn thước thấy trời xanh, cúi mặt ngàn trượng sâu thăm thẳm. Xuống tới đáy, ắt chỉ thấy được mặt trời chính ngọ.” Thực hư thế nào không rõ vì cũng chẳng ai dám chắc rằng đã có một ai đó xuống được đáy vực. Nghe giang hồ đồn đại rằng mấy năm trước có một vị kiếm khách họ Lý bị vây hãm, sau cùng đường phải tự vẫn ở đây. Song nếu như chỉ có vậy thì có gì đáng nói, đáng để thu hút đám nhân sĩ giang hồ chứ. A! Hóa ra là vị kiếm khách này trước khi tự tận có mang trên mình cuốn võ lâm bảo điển - một thứ báu vật giá trị liên thành - mang trong nó rất nhiều bí mật vô cùng to lớn. Là bí tịch của môn tâm pháp võ công thượng thặng, là bảo đồ dẫn đến một kho tàng khổng lồ hay bí mật về binh pháp bách chiến bách thắng… Cũng không ai rõ, và mấy ai quan tâm. Song chính vì điều này mà một thời gian dài Lâm Uyên Nhai đã thu hút rất nhiều kẻ bạo gan mà mang trong mình tham vọng, bọn người này đều tìm đủ mọi cách để xuống đáy vực tầm bảo, thế rồi sau cùng không thấy tung tích một ai. Thấm thoát đã gần mười năm trôi đi, sự tích về Lâm Uyên Nhai dẫu chưa bị người ta quên lãng song đã mờ dần trong kí ức của nhân sĩ giang hồ.
Mấy năm sau sự kiện về kiếm khách họ Lý kia trôi đi, khi khách giang hồ chẳng có mấy ai thèm lai vãng tới khu vực Lâm Uyên Nhai, thì ở bãi đất hoang gần đó mọc lên một nấm mộ. Vốn điều này cũng chẳng có gì đặc biệt, và cho dù có thêm sự xuất hiện của một căn thảo lư nhỏ cạnh đó cũng có gì ghê gớm, ai rỗi hơi mà quan tâm đến điều này chứ.
Một buổi chiều mùa đông lạnh lẽo, gió rít từng cơn không ngớt tưởng như có thể cắt đứt da thịt người ta, ấy thế mà trước ngôi mộ vô danh kia vẫn có hai bóng người. Một người là một thiếu nữ hãy còn khá trẻ, cô mang trên mình bộ lam y giản dị và khoác ngoài một chiếc áo xơ gai thô ráp. Phía sau cô là một tiểu nữ hài ước độ sáu bẩy tuổi, ánh mắt long lanh, gương mặt thanh tú, cô bé ấy không ngừng xoa hai bàn tay nhỏ bé của mình vào nhau, xem chừng như lạnh lắm.
Một lúc sau, cô bé áo trắng phía sau cất giọng rụt rè: “A di... Lý Phi Dương là người nào vậy?”
Nghe thấy thanh âm non nớt đó, cô gái áo lam giật mình quay đầu lại. Dường như lam y cô nương kia đang đau lòng lắm, trên khuôn trăng kia điểm qua mấy hạt châu lóng lánh. Lại nghe cô gắt khẽ, nhưng nghĩ khí đầy âu yếm:
- Tuyết Luân. Trời lạnh thế này, con chạy ra đây làm gì?
Cô bé có tên là Tuyết Luân kia bụm miệng chúm chím:
- A di. Con muốn được ở bên cạnh a di. Con không muốn ở một mình.
Như hiểu ra được điều gì, cô gái áo lam kia vội ôm đứa nhỏ vào lòng rồi dịu dàng:
- Ta hiểu rồi. Nào, chúng ta hãy cùng vào nhà.
Tiểu nữ hài họ Âu Dương kia lại lên tiếng:
- Con lại quấy quả sự thanh tĩnh của a di phải không. Ân, Lý Phi Dương là ai vậy a di. A di kể về người đó cho con nghe đi!
Lam y thiếu nữ nghe vậy khẽ cười buồn:
- Lý Phi Dương là một nam tử hán anh tuấn và nghĩa khí nhất trên đời này. Thúc ấy chính là người quan trọng nhất đời của a di. Khi nào con lớn hơn chút nữa, a di sẽ kể cho con nghe. Thôi, đứng một chốc nữa ta sợ con nhiễm lạnh mà ốm mất.
Nói đến đây khẽ vuốt tóc Tuyết Luân mà rằng:
- Tất cả cũng chỉ vì a di ích kỉ, a di chỉ biết nghĩ cho mình mà không quan tâm tới con. Tuyết Luân, đợi mấy ngày nữa rồi chúng ta sẽ rời khỏi nơi hoang vu này.
Buổi đêm hôm ấy, trong căn nhà nhỏ hoang sơ cạnh Lâm Uyên Nhai khẽ hắt ra ánh đèn mờ ảo, dưới ánh sáng chập chờn ấy thấp thoáng một bóng người đang cặm cụi bên ngọn đèn nhỏ cũ kĩ. Trong quang cảnh lờ mờ thế này, chỉ khi nhìn gần người ta mới nhận ra người đó chính là lam y cô nương hồi chiều. Lúc này cô gái ấy vận một bộ trang phục mầu xanh đã bạc mầu, thi thoảng ở bộ quần áo đã sờn đi vì năm tháng ấy có xuất hiện những vết rách nhưng đã được vá lại rất khéo. Hiện mũi kim trên tay cô vẫn không ngừng thoăn thoắt mặc dù lúc này cô gái ấy cả người đang run lên, dường như là vì xúc động chứ không phải là bởi vì mệt mỏi. Mái tóc dài đen nhánh của vị cô nương trẻ này được vấn cao rất khéo và cài lại bằng một chiếc ngân thoa cũ. Song điều đặc biệt nhất ở vị cô nương ấy chính là vẻ mặt xinh đẹp đến thoát tục, và sợ rằng hầu hết nam nhân trên đời này nếu vô tình lạc vào trong đôi mắt xinh đẹp kia của cô, ắt hẳn sẽ say đắm mà ngủ quên trong đó. Một đôi mắt trong sáng vầ lấp lánh như nước hồ thu. Trong sáng đến nỗi khi mà lúc này khóe mắt cô long lanh thấp thoáng ánh lệ, lại như nhuộm chút tang thương của nỗi đau dâu bể cũng chẳng thể làm mờ đi vẻ đẹp làm say đắm lòng người ấy.
Cô gái ấy chính là Khúc Vân, tứ đệ tử của Vạn Hoa Cốc chủ Quách Khinh Hàn.
Thật chẳng ai ngờ rằng Băng tâm tiên tử Khúc Vân lại cũng có lúc nhu hòa và dịu dàng đến nhường ấy.
Khi mũi kim cuối cùng được hoàn thành, Khúc Vân khẽ ngẩng đầu nhìn lên chiếc Khán thờ nhỏ ở góc nhà rồi đột nhiên chảy nước mắt. Đến đây, vị cô nương xinh đẹp ấy như vô thức đưa tay rút chiếc ngân thoa trên đầu, mái tóc đen óng ả xõa bung ra, chảy dài trên bờ vai gầy guộc như đang run lên vì xúc động.
Khúc Vân vừa vuốt ve chiếc ngân trâm cũ kĩ, khóe mi tự lúc nào đã lấm tấm, lấm tấm những giọt lệ trong suốt lăn dài trên gò má rồi tí tách, tí tách rơi xuống mặt thềm. Chẳng hiểu vì sao khi vuốt ve chiếc ngân trâm, vị cô nương họ Khúc như không còn giữ được bình tĩnh nữa, chỉ nghe một tiếng nức nở thương tâm: "Lý ca ca, thế là muội và huynh đã ly biệt chín năm trời rồi. Dương ca, không biết huynh có còn nhớ không, chiếc ngân thoa này là vật huynh tặng muội năm muội tròn mười bẩy tuổi. Lại cũng chính là vật cuối cùng mà huynh lưu lại cho muội. Lý sư ca, huynh có biết muội nhớ huynh đến nhường nào không?”
Lại khẽ vuốt ve chiếc áo rách kia đến si ngốc, Khúc Vân lẩm bẩm: “Sinh nhật muội mười lăm tuổi, chỉ vì chiều theo ý thích của muội mà huynh trái lệnh sư phụ, đột phá Li kinh cửu khúc trận, dẫn muội tìm đến Vân Hải Ngọc Bàn ở Thái Sơn. Chiếc áo huynh mặc khi ấy vì thế mà rách bươm, toàn thân thì bê bết máu nhưng vẫn cười mà nói với muội rằng: Mai này muội nhớ phải vá đền lại cho ta.”
“Đêm hôm đó được ở cùng một chỗ bên huynh, chỉ có duy nhất hai chúng ta ở Vân Hải Ngọc Bàn ngắm sao trời. Huynh có biết thời khắc đó là phút giây hạnh phúc nhất của cuộc đời muội không? Muội lúc đó đã nguyện rằng: Đời này kiếp này muội cũng chỉ có mình huynh mà thôi. Mãi mãi chỉ có mình huynh mà thôi.”
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn một hồi, sau thì Khúc Vân bưng mặt khóc nức nở: “Huynh đã làm bao nhiêu thứ vì muội. Khiến cho muội không thể thôi nhớ về huynh, khiến cho con tim muội luôn khắc ghi mãi hình bóng huynh, khiến trong mắt muội luôn có nụ cười của huynh. Nhưng sao, nhưng sao huynh lại chỉ xem Khúc Vân như một tiểu muội muội kia chứ. Sao huynh ác với muội thế. Sao huynh nỡ nhẫn tâm với muội thế…”
Chẳng ngờ lúc này dưới ánh đèn dầu leo lét, những giọt lệ tình kia như còn long lanh hơn cả những viên châu ngọc.
Sau cùng, Khúc Vân đưa tay toan tắt ngọn đèn cũ kĩ kia thì bất chợt có một thanh âm rất khẽ vọng vào tai cô. Vừa nghe thấy thanh âm này, Khúc Vân khẽ nhíu mày rồi đột ngột toàn thân căng ra, chỉ trong một tích tắc cô như đã trải qua mấy trạng thái cảm xúc: lo âu, mong đợi và hi vọng. Không biết đã có chuyện gì xảy ra vậy?
Đến lúc này thấy Khúc Vân khẽ cúi đầu, tiến lại chiếc bàn thờ nhỏ ở góc phòng và lấy mấy que nhang châm lên. Xong xuôi đâu đó cô từ từ đi tới chiếc giường nhỏ, nơi mà cô bé Âu Dương Tuyết Luân đang say giấc nồng, rồi từ từ ngồi xuống. Cô khẽ vuốt ve vầng trán nhỏ của Tuyết Luân đoạn với chăn đắp lại kín người Tuyết Luân. Sau đó như vì quá mệt mỏi cô gục đầu xuống thiếp đi.
Lúc bấy giờ là thượng tuần cuối tháng, mặt trăng như cũng cảm thấy lạnh lẽo nên chỉ lộ ra một chút cơ thể của mình trên tấm áo trời bất tận. Bởi thế khuôn trăng khuyết dù đã lên tới đỉnh đầu mà ánh nguyệt vẫn lờ mờ xen lẫn với ánh sáng yếu ớt của những vì sao cô độc. Bầu trời đêm hôm ấy toát lên vẻ ảm đạm khác thường.
Lát sau đó bất chợt có một thanh âm nhỏ như tiếng muỗi kêu nhẹ vang lên, ngay liền sau là một bóng đen lạ mặt vô thanh vô tức xuất hiện sau lưng Khúc Vân. Dường như không biết đến sự xuất hiện của người áo đen, cô nương xinh đẹp đó hiện thời đang nằm gục dưới chân giường, dáng điệu hệt như một từ mẫu đang chăm sóc cho hài nhi.
Người áo đen lạ mặt trông thấy biểu cảnh đó trầm ngâm một hồi, sau cùng thì đưa mắt liếc nhìn lên chiếc bàn thờ có cắm mấy que hương lơ thơ đoạn lẩm bẩm: "Nhị đệ, sư huynh thật là có lỗi với đệ!"
Y nói xong lập tức đưa tay khẽ điểm vào bóng cô nương trước mặt mình.
Chẳng ngờ đến lúc này cô gái đó như đã biết trước tất cả, bàn chân điểm nhẹ, cả thân hình lao về phía trước đồng thời ống tay áo phất ra nhanh như tên bắn. Mọi việc diễn ra quá bất ngờ và nhanh chóng, gã áo đen lạ mặt kêu lên một tiếng đồng thời nhảy lùi về phía sau.
Lúc này có một tiếng cười khanh khách vang lên như chuông bạc: "Lâu lắm rồi mới gặp lại. Đại sư huynh vẫn khỏe chứ ?"
- Tiểu tử to gan. Từ đâu dám chạy tới đây gây náo loạn.
Cậu bé kia không trả lời vội mà đưa mắt nhìn một vòng, sau đó khi thoáng thấy Tạ Bội Ngọc đang đứng giữa đám nha binh thì chợt hiểu ra, lúc ấy mới đáp:
- Phì, phì... Mệt chết đi được. Tiểu nhi vốn từ kinh thành đến đây nên có chút chậm trễ. Thưa đại nhân, tiểu nhi lần này là muốn đến đây để chuộc thân cho tiểu thư nhà họ Tạ.
Thường Vĩnh nghe thấy thế lấy làm ngạc nhiên lắm, ban đầu thì nghĩ chắc đó chỉ là trò đùa của trẻ con, song sau đó hắn thấy lối phục sức sang trọng kia, nhất là thấy cái bọc lụa cậu khệ nệ mang theo thì động tâm. Nghĩ thế liền quát lớn:
- Tiểu oa nhi ngươi lấy gì mà đòi chuộc người.
Nghe Thường Vĩnh nói thế cậu bé kia vội vàng hạ chiếc bọc vải xuống, sau đó đưa bàn tay nhỏ xíu kia vội vã giỡ ra đoạn lên tiếng:
- Đại nhân. Không biết liệu chừng này có đủ không vậy?
Mọi người đưa mắt nhìn thì ai nấy đều giật mình, thì ra trong cái bọc kia đều là những thỏi vàng lấp lánh. Thường Vĩnh trông thấy thế thì sáng mắt, tính nhanh qua một chút liền gật đầu lia lịa:
- Đủ rồi đấy. Đủ rồi đấy!
Liễu Nhai Xuân thấy miếng ăn đã đến miệng mà còn hụt mất nên tức tối lắm, mụ cất giọng the thé:
- Đại nhân. Chẳng phải là ngài đã đáp ứng…
Thường Vĩnh trừng mắt:
- Ta đáp ứng cái gì. Hừ, mụ có trả được cao hơn tiểu oa nhi kia không?
Liễu Nhai Xuân tức tối, quay sang phía cậu bé kia lên tiếng:
- Tiểu oa tử, không biết cháu lấy số vàng kia ở đâu vậy.
Cậu bé kia nghe thế bực dọc:
- Chuyện này là chuyện riêng của tiểu nhi. Lão bà bà không cần quản nhiều làm gì.
Liễu Nhai Xuân thầm nghĩ: “Qua lối trang phục và tác phong kia, ắt hẳn số vàng kia là của gia đình tiểu tử đó rồi. Nhưng sao lại đi một mình nhỉ, hay là hắn lén lút giấu người nhà mà đi đến đây gây chuyện nhiêu khê nhỉ. Nó bảo nó đến từ kinh thành à.” Bởi thế mụ ta làm bộ ngó nghiêng một hồi đoạn ra vẻ ngạc nhiên:
- Lần này cháu đến đây chuộc người, không biết song thân cháu có biết chuyện này không?
Cậu bé đó nghe vậy lấy làm lo lắng lắm: “Gay rồi. Lần này ta lén lút mang theo một số ngân lượng lớn thế này, lại tự tung tự tác một mình đến đây. Chuyện này mà để mẫu thân biết được thì chết đòn. Nhưng mà chuyện này không thể không làm, xem tiểu nha đầu kia mới đáng thương làm sao…”
Nghĩ được vậy cậu gật đầu, lại ra giọng thúc giục:
- Biết hay không biết cũng chăng liên can gì, Ài, đại nhân. Không biết còn những thủ tục gì nữa đây?
Đúng lúc ấy Tôn Thẩm Hào từ đám đông bước ra, ngó cậu bé này một chặp đoạn ngơ ngẩn trầm tư:
- Tiểu công tử, ta thấy cậu rất quen. Đã gặp nhau lần nào rồi nhỉ?
Trông thấy Tôn Thẩm Hào, cậu bé con này giật mình: “Gay to rồi. Thì ra là lão mặt xanh. Hôm chúc thọ ngoại công lão từng thấy ta rồi. Nếu lão nhận ra mình thì nguy mất.” Đúng lúc này thì thấy Thường Vĩnh cất tiếng be be:
- Tiểu công tử tên họ là gì, gia cảnh ở đâu để bồn quan ghi khế ước chuộc thân.
Nghe thấy vậy cậu thầm lo lắng, song đã nhanh trí mà kêu lên:
- Tiểu sinh là Lý Kiến Hào, người của Lý gia trang ở Hoàng Kiều phố, Lâm An thành.
Cậu bé vừa dứt lời, lúc ấy nghe thấy tiếng xướng: “Được. Lý công tử đây bỏ ngân lượng chuộc thân cho Tạ Bội Ngọc - nhi tử của Tạ Duy Khang. Số ngân lượng này sẽ được xung công, chuộc lại phần nào tội nghiệt mà họ Tạ kia đã gây ra. Người đâu, thu.”
Thường Vĩnh dứt lời lập tức có một người đứng ra thu số vàng cậu mang tới. Tức thời lại có mấy nha binh dẫn Tạ Bội Ngọc tới trước mặt cậu, Thường Vĩnh kế đó đưa tờ khế ước kia cho cậu bé đoạn vui vẻ nói:
- Tiểu công tử. Cậu giữ tờ khế ước này đi. Từ bây giờ trở đi nha đầu họ Tạ này sẽ là người của cậu.
Xong đâu đấy, hắn khoát tay dẫn đám quan sai lui đi. Đám đông theo đó cũng vãn dần, trong số đấy có một ông già tóc tóc bạc vẫn đứng chăm chú quan sát cậu bé và Tạ Bội Ngọc từ đầu đến cuối, miệng mỉm cười: “Thật cũng chẳng ngờ lại xảy ra chuyện hay ho này. Rốt cục Triệu Du Nghĩa ta vẫn không phải ra tay can dự rồi. Ha ha, không ngờ tuổi còn nhỏ mà lại trượng nghĩa, trọng tín như vậy. Giờ để ta xem đứa nhỏ kia nó định làm gì tiếp nào?”
Thì ra ông lão và cậu bé kia vốn cũng chẳng phải xa lạ lắm. Ông lão ấy chính là người kể chuyện ở Đạo Hương thôn hồi nào, còn cậu bé kia chính là vị tiểu công tử ngày ấy từng đứng ra hứa sẽ cố sức giúp đỡ ái nữ của Tạ Duy Khang.
Nói thêm một chút, cậu bé đó họ Cao, tên Thảo - là nhi tử của Hữu thị lang Cao Minh Vĩ ở kinh thành. Thảo thông minh hoạt bát, học một biết mười, tuổi nhỏ mà bản tính hào hiệp lắm, bởi thế được mẫu thân vô cùng yêu chiều. Một lần tình cờ được nghe qua câu chuyện về số phận bi thảm của nhà họ Tạ, Thảo quyết định tìm mọi cách giúp đỡ ái nữ của Tạ đại nhân. Bởi thế trong lần trở về Lâm An đã liều lĩnh lấy đi một số vàng khá lớn, âm thầm thuê xẹ ngựa rồi vượt muôn dặm đường tìm đến Lạc Thành chuộc thân cho Tạ Bội Ngọc.
Lại nói về chuyện của Cao Thảo và Bội Ngọc. Chờ khi bóng người thưa dần, nhìn lại thì chỉ thấy Tạ Bội Ngọc đang đứng nghi hoặc nhìn mình đầy sợ sệt, Cao Thảo đưa tay xé tờ khế ước làm đôi đoạn nói:
- Không sao đâu, tiểu muội muội không cần lo lắng. Từ bây giờ muội được tự do rồi.
Vừa nhìn thấy vậy, Bội Ngọc cả người run lên, nước mắt cứ thế chảy ra không ngớt. Thật không ngờ một vị tiểu cô nương ngoan cường như thế đến bây giờ lại khóc lóc bi thương đến vậy. Lúc ấy Cao Thảo lóng ngóng đưa tay áo lau nhẹ qua gương mặt đẫm lệ của Tạ Bội Ngọc đoạn dịu giọng:
- Muội đừng khóc nữa. Huynh nhất định sẽ không làm phương hại đến muội đâu.
Lúc này như chợt nhận ra điều gì, Cao Thảo vội cởi chiếc áo chẽn đang mặc trên người rồi khoác lên người Tạ Bội Ngọc, ân cần hỏi:
- Muội lạnh và đói lắm phải không. Ân, bây giờ muội muốn đi đâu, ta sẽ đưa muội về nơi đó.
Tạ Bội Ngọc lắc đầu, mắt lóng lánh ánh lệ:
- Ta không có nơi để về.
Cao Thảo như chợt nhân ra được vấn đề trong câu hỏi của mình, ngẩn ngơ một lúc: “Sao ta lại không nghĩ ra vấn đề này từ sớm nhỉ. Ài, cũng thật khó xử. Hay là bạo gan mang cô ấy về phủ nhỉ. Cùng lắm bị ăn một trận đòn nữa thì thôi chứ gì.”
Đúng lúc này thì từ phía xa có tiếng ngựa hí dài, hai đứa nhỏ đưa mắt nhìn thì thấy bóng một người cưỡi ngựa đang phóng tới như bay, xem chừng có chuyện gì gấp rút lắm thì phải. Khi đến gần phía hai người Cao Thảo và Bội Ngọc, người này giật mạnh cương rồi tung mình nhảy xuống, hớt hải chạy về phía nha môn dáo dác ngó nghiêng. Thảo nhìn kĩ thì nhận thấy đó là một cô nương trẻ tuổi, phong vận xinh đẹp nhưng vẻ mặt đang vô cùng hoang mang lo lắng.
Nói về vị cô nương này, khi nhìn thấy Cao Thảo và Bội Ngọc thì mừng rỡ lắm, không dám chậm trễ lướt tới như bay, miệng thì kêu lớn:
- Ngọc nhi, Ngọc nhi. Ta đến rồi.
Về phần Tạ Bội Ngọc, thoáng giật mình ban đầu rồi như nhận ra người vừa tới là ai, tức thì sa nước mắt mếu máo:
- Dương cô cô. Dương cô cô…
Vị cô nương họ Dương này khóe mắt đẫm lệ, lao tới ôm chầm lấy Tạ Bội Ngọc cất giọng nghẹn ngào:
- Đều tại cô cô không tốt. Ngọc nhi, cháu đừng khóc nữa. Đã có cô cô ở đây rồi. Ngoan, ngoan nào. Sẽ không ai có thể bắt nạt được cháu nữa đâu.
Thì ra vị cô nương này họ Dương, tên Anh - vốn là biểu muội của Tạ Duy Khang, hồi nhỏ vẫn thường đi lại gắn bó thân thiết lắm. Khi Tạ Duy Khang và gia đình bị hại, Dương Anh vốn đang bế quan tu luyện nên không hề hay biết chuyện. Gần đây xuất quan thì mới hay cơ sự, lấy làm thương tâm và đau lòng lắm. Lại được biết thêm về thảm cảnh của Tạ Bội Ngọc thì vội vội vàng vàng, một mạch tìm đến Lạc Thành để cứu vị tiểu cô nương họ Tạ ấy khỏi nghịch cảnh đau lòng.
Nói thêm về Dương Anh. Cô vốn là em ruột của danh tướng Dương Tái Hưng - hậu nhân của gia tộc họ Dương và cũng là tùy tướng tâm phúc của Nhạc Phi. Gia tộc họ Dương từng là một trong Tứ đại thế gia của võ lâm, oai danh hiển hách, một thời lừng lẫy bốn phương. Chỉ hiềm mấy chục năm trở lại đây, vì triều đình hủ bại mà dần hại một đại gia tộc trở nên tan đàn xẻ nghé, người họ Dương li tán phiêu bạt khắp nơi. Dương Anh vốn là một nữ kiệt anh hào, không chịu chấp nhận nghịch cảnh nên cùng với một nữ nhi anh hùng khác là Công Tôn Ái Nhi, chung tay xây dựng nên Lệ Tú phường bên Động Đình hồ.
Trông thấy cảnh ấy, khi biết được Tạ Bội Ngọc còn người thân tín Cao Thảo lấy làm mừng rỡ. Cậu thầm nghĩ mình đã lén lút bỏ nhà đi, mặc dù có biên thư để lại song một tuần đằng đẵng không thấy tung tích mình, ắt hẳn phụ mẫu lo lắm. Bởi thế cậu vội lên tiếng:
- Có cô cô đây xuất hiện thì tốt quá. Tạ tiểu muội cuối cùng cũng đã có chốn nương thân rồi. Giờ tiểu nhi xin cáo từ vậy!
Cậu bé nói rồi lập tức chạy vụt đi, thoáng chốc đã mất dạng. Bỏ lại phía sau ánh mắt thất thần của Tạ Bội Ngọc:
Nói về phần Dương Anh, lần này đơn thân độc mã đến cứu người vẫn nghĩ sẽ không tránh khỏi một trường ác đấu với lũ quan binh. Thật chẳng dè lần này không đổ một giọt mồ hôi mà có thể cứu được Tạ Bội Ngọc thì vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ. Khi hỏi qua biết được sự tình thì thầm cảm ơn trời phật và cậu bé vô danh nhưng tốt bụng kia. Đến lúc ấy chợt thấy Tạ Bội Ngọc cúi xuống dưới đất, cô bé nhặt hai mảnh khế ước chuộc thân lên tay đoạn khẽ lẩm bẩm: “Huynh ấy là Lý Kiến Hào, người của Lý gia trang ở Hoàng Kiều phố, Lâm An thành.
oOo
Nằm cách Lạc Thành hơn sáu mươi dặm về phía Tây Bắc là một khu rừng hoang vắng, tên gọi Lâm Uyên sơn lâm. Vốn từ trước đến nay vẫn có một con đường mòn nhỏ và trắc trở xuyên từ nhai đạo qua Lâm Uyên đến Lạc trấn, ấy nhưng mấy năm trở lại đây hầu như chẳng có mấy ai đặt chân đến khu rừng hoang vu này. Tuy nhiên nghe nói trước kia Lâm Uyên sơn lâm một thời từng là địa điểm dừng chân của khá nhiều nhân sĩ giang hồ.
Nghe có vẻ lạ. Vắng vẻ hoang liêu rồi xô bồ ồn ã, sau cứ thế thưa thớt thưa thớt dần và cuối cùng Lâm Uyên lại trở về với cái vẻ hoang liêu ban đầu của mình. Vậy đâu là nguyên nhân của sự thay đổi ấy ở Lâm Uyên sơn lâm?
Té ra nó chịu ảnh hưởng của một trường sự kiện chín năm về trước ở Lâm Uyên Nhai - một miệng vực sâu hút hút không thấy đáy nằm ở Lâm Uyên sơn lâm. Nghe người ta nói “Lâm Uyên Nhai - ngẩng đầu ngàn thước thấy trời xanh, cúi mặt ngàn trượng sâu thăm thẳm. Xuống tới đáy, ắt chỉ thấy được mặt trời chính ngọ.” Thực hư thế nào không rõ vì cũng chẳng ai dám chắc rằng đã có một ai đó xuống được đáy vực. Nghe giang hồ đồn đại rằng mấy năm trước có một vị kiếm khách họ Lý bị vây hãm, sau cùng đường phải tự vẫn ở đây. Song nếu như chỉ có vậy thì có gì đáng nói, đáng để thu hút đám nhân sĩ giang hồ chứ. A! Hóa ra là vị kiếm khách này trước khi tự tận có mang trên mình cuốn võ lâm bảo điển - một thứ báu vật giá trị liên thành - mang trong nó rất nhiều bí mật vô cùng to lớn. Là bí tịch của môn tâm pháp võ công thượng thặng, là bảo đồ dẫn đến một kho tàng khổng lồ hay bí mật về binh pháp bách chiến bách thắng… Cũng không ai rõ, và mấy ai quan tâm. Song chính vì điều này mà một thời gian dài Lâm Uyên Nhai đã thu hút rất nhiều kẻ bạo gan mà mang trong mình tham vọng, bọn người này đều tìm đủ mọi cách để xuống đáy vực tầm bảo, thế rồi sau cùng không thấy tung tích một ai. Thấm thoát đã gần mười năm trôi đi, sự tích về Lâm Uyên Nhai dẫu chưa bị người ta quên lãng song đã mờ dần trong kí ức của nhân sĩ giang hồ.
Mấy năm sau sự kiện về kiếm khách họ Lý kia trôi đi, khi khách giang hồ chẳng có mấy ai thèm lai vãng tới khu vực Lâm Uyên Nhai, thì ở bãi đất hoang gần đó mọc lên một nấm mộ. Vốn điều này cũng chẳng có gì đặc biệt, và cho dù có thêm sự xuất hiện của một căn thảo lư nhỏ cạnh đó cũng có gì ghê gớm, ai rỗi hơi mà quan tâm đến điều này chứ.
Một buổi chiều mùa đông lạnh lẽo, gió rít từng cơn không ngớt tưởng như có thể cắt đứt da thịt người ta, ấy thế mà trước ngôi mộ vô danh kia vẫn có hai bóng người. Một người là một thiếu nữ hãy còn khá trẻ, cô mang trên mình bộ lam y giản dị và khoác ngoài một chiếc áo xơ gai thô ráp. Phía sau cô là một tiểu nữ hài ước độ sáu bẩy tuổi, ánh mắt long lanh, gương mặt thanh tú, cô bé ấy không ngừng xoa hai bàn tay nhỏ bé của mình vào nhau, xem chừng như lạnh lắm.
Một lúc sau, cô bé áo trắng phía sau cất giọng rụt rè: “A di... Lý Phi Dương là người nào vậy?”
Nghe thấy thanh âm non nớt đó, cô gái áo lam giật mình quay đầu lại. Dường như lam y cô nương kia đang đau lòng lắm, trên khuôn trăng kia điểm qua mấy hạt châu lóng lánh. Lại nghe cô gắt khẽ, nhưng nghĩ khí đầy âu yếm:
- Tuyết Luân. Trời lạnh thế này, con chạy ra đây làm gì?
Cô bé có tên là Tuyết Luân kia bụm miệng chúm chím:
- A di. Con muốn được ở bên cạnh a di. Con không muốn ở một mình.
Như hiểu ra được điều gì, cô gái áo lam kia vội ôm đứa nhỏ vào lòng rồi dịu dàng:
- Ta hiểu rồi. Nào, chúng ta hãy cùng vào nhà.
Tiểu nữ hài họ Âu Dương kia lại lên tiếng:
- Con lại quấy quả sự thanh tĩnh của a di phải không. Ân, Lý Phi Dương là ai vậy a di. A di kể về người đó cho con nghe đi!
Lam y thiếu nữ nghe vậy khẽ cười buồn:
- Lý Phi Dương là một nam tử hán anh tuấn và nghĩa khí nhất trên đời này. Thúc ấy chính là người quan trọng nhất đời của a di. Khi nào con lớn hơn chút nữa, a di sẽ kể cho con nghe. Thôi, đứng một chốc nữa ta sợ con nhiễm lạnh mà ốm mất.
Nói đến đây khẽ vuốt tóc Tuyết Luân mà rằng:
- Tất cả cũng chỉ vì a di ích kỉ, a di chỉ biết nghĩ cho mình mà không quan tâm tới con. Tuyết Luân, đợi mấy ngày nữa rồi chúng ta sẽ rời khỏi nơi hoang vu này.
Buổi đêm hôm ấy, trong căn nhà nhỏ hoang sơ cạnh Lâm Uyên Nhai khẽ hắt ra ánh đèn mờ ảo, dưới ánh sáng chập chờn ấy thấp thoáng một bóng người đang cặm cụi bên ngọn đèn nhỏ cũ kĩ. Trong quang cảnh lờ mờ thế này, chỉ khi nhìn gần người ta mới nhận ra người đó chính là lam y cô nương hồi chiều. Lúc này cô gái ấy vận một bộ trang phục mầu xanh đã bạc mầu, thi thoảng ở bộ quần áo đã sờn đi vì năm tháng ấy có xuất hiện những vết rách nhưng đã được vá lại rất khéo. Hiện mũi kim trên tay cô vẫn không ngừng thoăn thoắt mặc dù lúc này cô gái ấy cả người đang run lên, dường như là vì xúc động chứ không phải là bởi vì mệt mỏi. Mái tóc dài đen nhánh của vị cô nương trẻ này được vấn cao rất khéo và cài lại bằng một chiếc ngân thoa cũ. Song điều đặc biệt nhất ở vị cô nương ấy chính là vẻ mặt xinh đẹp đến thoát tục, và sợ rằng hầu hết nam nhân trên đời này nếu vô tình lạc vào trong đôi mắt xinh đẹp kia của cô, ắt hẳn sẽ say đắm mà ngủ quên trong đó. Một đôi mắt trong sáng vầ lấp lánh như nước hồ thu. Trong sáng đến nỗi khi mà lúc này khóe mắt cô long lanh thấp thoáng ánh lệ, lại như nhuộm chút tang thương của nỗi đau dâu bể cũng chẳng thể làm mờ đi vẻ đẹp làm say đắm lòng người ấy.
Cô gái ấy chính là Khúc Vân, tứ đệ tử của Vạn Hoa Cốc chủ Quách Khinh Hàn.
Thật chẳng ai ngờ rằng Băng tâm tiên tử Khúc Vân lại cũng có lúc nhu hòa và dịu dàng đến nhường ấy.
Khi mũi kim cuối cùng được hoàn thành, Khúc Vân khẽ ngẩng đầu nhìn lên chiếc Khán thờ nhỏ ở góc nhà rồi đột nhiên chảy nước mắt. Đến đây, vị cô nương xinh đẹp ấy như vô thức đưa tay rút chiếc ngân thoa trên đầu, mái tóc đen óng ả xõa bung ra, chảy dài trên bờ vai gầy guộc như đang run lên vì xúc động.
Khúc Vân vừa vuốt ve chiếc ngân trâm cũ kĩ, khóe mi tự lúc nào đã lấm tấm, lấm tấm những giọt lệ trong suốt lăn dài trên gò má rồi tí tách, tí tách rơi xuống mặt thềm. Chẳng hiểu vì sao khi vuốt ve chiếc ngân trâm, vị cô nương họ Khúc như không còn giữ được bình tĩnh nữa, chỉ nghe một tiếng nức nở thương tâm: "Lý ca ca, thế là muội và huynh đã ly biệt chín năm trời rồi. Dương ca, không biết huynh có còn nhớ không, chiếc ngân thoa này là vật huynh tặng muội năm muội tròn mười bẩy tuổi. Lại cũng chính là vật cuối cùng mà huynh lưu lại cho muội. Lý sư ca, huynh có biết muội nhớ huynh đến nhường nào không?”
Lại khẽ vuốt ve chiếc áo rách kia đến si ngốc, Khúc Vân lẩm bẩm: “Sinh nhật muội mười lăm tuổi, chỉ vì chiều theo ý thích của muội mà huynh trái lệnh sư phụ, đột phá Li kinh cửu khúc trận, dẫn muội tìm đến Vân Hải Ngọc Bàn ở Thái Sơn. Chiếc áo huynh mặc khi ấy vì thế mà rách bươm, toàn thân thì bê bết máu nhưng vẫn cười mà nói với muội rằng: Mai này muội nhớ phải vá đền lại cho ta.”
“Đêm hôm đó được ở cùng một chỗ bên huynh, chỉ có duy nhất hai chúng ta ở Vân Hải Ngọc Bàn ngắm sao trời. Huynh có biết thời khắc đó là phút giây hạnh phúc nhất của cuộc đời muội không? Muội lúc đó đã nguyện rằng: Đời này kiếp này muội cũng chỉ có mình huynh mà thôi. Mãi mãi chỉ có mình huynh mà thôi.”
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn một hồi, sau thì Khúc Vân bưng mặt khóc nức nở: “Huynh đã làm bao nhiêu thứ vì muội. Khiến cho muội không thể thôi nhớ về huynh, khiến cho con tim muội luôn khắc ghi mãi hình bóng huynh, khiến trong mắt muội luôn có nụ cười của huynh. Nhưng sao, nhưng sao huynh lại chỉ xem Khúc Vân như một tiểu muội muội kia chứ. Sao huynh ác với muội thế. Sao huynh nỡ nhẫn tâm với muội thế…”
Chẳng ngờ lúc này dưới ánh đèn dầu leo lét, những giọt lệ tình kia như còn long lanh hơn cả những viên châu ngọc.
Sau cùng, Khúc Vân đưa tay toan tắt ngọn đèn cũ kĩ kia thì bất chợt có một thanh âm rất khẽ vọng vào tai cô. Vừa nghe thấy thanh âm này, Khúc Vân khẽ nhíu mày rồi đột ngột toàn thân căng ra, chỉ trong một tích tắc cô như đã trải qua mấy trạng thái cảm xúc: lo âu, mong đợi và hi vọng. Không biết đã có chuyện gì xảy ra vậy?
Đến lúc này thấy Khúc Vân khẽ cúi đầu, tiến lại chiếc bàn thờ nhỏ ở góc phòng và lấy mấy que nhang châm lên. Xong xuôi đâu đó cô từ từ đi tới chiếc giường nhỏ, nơi mà cô bé Âu Dương Tuyết Luân đang say giấc nồng, rồi từ từ ngồi xuống. Cô khẽ vuốt ve vầng trán nhỏ của Tuyết Luân đoạn với chăn đắp lại kín người Tuyết Luân. Sau đó như vì quá mệt mỏi cô gục đầu xuống thiếp đi.
Lúc bấy giờ là thượng tuần cuối tháng, mặt trăng như cũng cảm thấy lạnh lẽo nên chỉ lộ ra một chút cơ thể của mình trên tấm áo trời bất tận. Bởi thế khuôn trăng khuyết dù đã lên tới đỉnh đầu mà ánh nguyệt vẫn lờ mờ xen lẫn với ánh sáng yếu ớt của những vì sao cô độc. Bầu trời đêm hôm ấy toát lên vẻ ảm đạm khác thường.
Lát sau đó bất chợt có một thanh âm nhỏ như tiếng muỗi kêu nhẹ vang lên, ngay liền sau là một bóng đen lạ mặt vô thanh vô tức xuất hiện sau lưng Khúc Vân. Dường như không biết đến sự xuất hiện của người áo đen, cô nương xinh đẹp đó hiện thời đang nằm gục dưới chân giường, dáng điệu hệt như một từ mẫu đang chăm sóc cho hài nhi.
Người áo đen lạ mặt trông thấy biểu cảnh đó trầm ngâm một hồi, sau cùng thì đưa mắt liếc nhìn lên chiếc bàn thờ có cắm mấy que hương lơ thơ đoạn lẩm bẩm: "Nhị đệ, sư huynh thật là có lỗi với đệ!"
Y nói xong lập tức đưa tay khẽ điểm vào bóng cô nương trước mặt mình.
Chẳng ngờ đến lúc này cô gái đó như đã biết trước tất cả, bàn chân điểm nhẹ, cả thân hình lao về phía trước đồng thời ống tay áo phất ra nhanh như tên bắn. Mọi việc diễn ra quá bất ngờ và nhanh chóng, gã áo đen lạ mặt kêu lên một tiếng đồng thời nhảy lùi về phía sau.
Lúc này có một tiếng cười khanh khách vang lên như chuông bạc: "Lâu lắm rồi mới gặp lại. Đại sư huynh vẫn khỏe chứ ?"
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.