Chương 4
Sơn Táp
09/02/2015
Năm 581, triều nhà Trần
Mùi thức ăn xộc vào mũi làm bụng chàng bắt đầu cồn cào. Thẩm Phong mở mí mắt. Ngọn lửa chập chờn trong nhà. Người thợ đàn già đã trở về và nấu thức ăn trong khi chàng ngủ. Thẩm Phong nhảy dựng dậy mừng rỡ. Hai mắt chàng lướt qua căn nhà trống và nhanh chóng nhìn về phía cửa. Bên ngoài, mặt trời đang xuống núi nhuộm những mái nhà trong làng bằng một màu cam huyền hoặc. Trong khoảnh vườn rào bằng tre, sư phụ chàng nấu cơm chiều.
Thẩm Phong chào thầy vui vẻ:
- Sư phụ đã về rồi!
Chàng lập tức cảm thấy hối hận vô cùng. Trên tấm bàn đá, chỉ có một chén rau muối để ăn với cơm. Đêm trước, vì bị Chu Bảo thôi thúc đi mở cửa hầm mộ nên chàng rời Kinh Châu mà không mua thứ gì. Chàng mở mắt và thấy tấm nắp quan tài bị lấy cắp vẫn nằm dưới gốc cây đào.
Chàng ngồi vào bàn, nhìn chằm chằm khuôn mặt sư phụ và quyết định giấu đi tin buồn: không còn một ai đặt làm đàn. Chàng mỉm cười ném túi bạc của Lỗ Tứ lên bàn, bạc leng keng trong túi.
- Con đã bán cây đàn cổ cầm, ngày mai con đi chợ! Con mua rượu gạo, thịt lợn chỗ bác Tống và bánh mật ong quế nhé? Con may cho sư phụ bộ đồ mới nhé? Áo sư phụ thủng lỗ chỗ cả rồi! Nếu con có đem cho bé Hoa vá lại thì cũng không mặc được lâu nữa. Tốt nhất nên mua một cái mới.
Người thợ đàn già không để ý. Mặt cúi gằm, ông tiếp tục ăn bữa tối.
- Lâu nay sư phụ đi đâu vậy? – Thẩm Phong hỏi tiếp. – Lần này con đã đếm đấy nhé, nhìn này.
Dưới chân tường nhà mười viên sỏi nhỏ xếp hàng.
- Mười ngày! Trong mười ngày con đã không có tin tức gì của sư phụ. Vì trời mưa nên con sợ sư phụ bị ngã dưới thung… hay sư phụ bị hổ tấn công rồi đấy…
Người thợ đàn gia giống như vừa trở về sau nhiều đêm trường giữa rừng. Gò má hõm vào, lưng còng xuống. Mái tóc ông rối bù như tổ chim. Đầu ngón tay đen sạm và nứt nẻ, các móng tay đã bị gãy và đôi chỗ có dấu máu tím bầm.
Thẩm Phong thở dài. Rồi chàng cố mỉm cười lần nữa.
- Ở thác lớn, nước vẫn còn lạnh. Sau bữa tối, con sẽ chuẩn bị cho sư phụ một chậu nước nóng trong nhà, được không sư phụ?
Người thợ đàn già không trả lời. Khuôn mặt nâu đậm có những nếp nhăn sâu hoắm vẫn im lìm. Những nếp nhăn nhúc nhích khi ông nhai. Thật khó mà biết ông đang nghĩ gì.
Thẩm Phong đứng dậy, lấy một bát cơm rồi quay lại. Chàng cố gắng tiếp chuyện:
- Tấm gỗ ở ngoài kia… sư phụ đoán nó bao nhiêu tuổi?
Người thợ đàn già vẫn im lặng, không thèm ngước mắt nhìn.
Hai người đàn ông tiếp tục ngồi ăn đối diện nhau mà không nói lời nào. Bỗng người thợ đàn đứng dậy, tay cầm cái chén không, đi ngang qua cây đào rồi nhìn sơ qua tấm gỗ. Thẩm Phong nín thở. Sư phụ là người thành tâm với Phật. Ông sẽ nổi giận nếu biết Thẩm Phong và Chu Bảo trộm nó từ chùa Đại Bi.
Người thợ đàn già cúi xuống, lấy tay áo chùi một góc tấm gỗ, lẩm bẩm vài lời không rõ. Ông lắc đầu rồi quay lại ngôi nhà. Khi Thẩm Phong ăn sạch bát cơm, người thợ đàn già đi ra, mang theo một bọc quần áo trên lưng. Cổ Thẩm Phong nghẹn lại, chàng đứng dậy. Sao sư phụ chàng lại chuẩn bị lên đường? Lần này ông sẽ đi vài ngày hay đi mãi?
Thẩm Phong chặn lối đi lại. Chàng gằn giọng hỏi sư phụ:
- Sư phụ mới đi mười ngày. Giờ sư phụ còn đi đâu nữa?
Người thợ đàn già lẩm nhẩm, lảng tránh ánh mắt của Thẩm Phong.
- Sư phụ không điếc, con biết mà!- Thẩm Phong hét lên.- Ở đây là nhà sư phụ, nhà của chúng ta, sư phụ còn đi đâu?
Chàng giơ tay lên tìm cách lấy lại túi đồ. Dù tay đã run nhưng người thợ đàn già vẫn tránh né được, chính ông đã dạy võ cho Thẩm Phong. Ông đánh bật cánh tay chàng ra rồi vụt né qua một bên, bước một chân về phía trước. Thẩm Phong nắm vai ông giữ lại.
- Sư phụ thậm chí không phải cha con, nhưng sư phụ đã cứu mạng con và nuôi con lớn lên như con đẻ. Với người Hoa Hạ, một người cha không thể bỏ rơi con mình, một đứa con phải nuôi cha mẹ đến khi cha mẹ chết. Nó phải chôn cha nó đàng hoàng và chăm lo phần mộ cho đến khi tới lượt mình phải chết. Sư phụ đã sống giữa những người Hoa Hạ, sư phụ không còn là ngươi Tiên Ti nữa!
Thẩm Phong cố kìm nước mắt.
- Khi con còn nhỏ, sư phụ dẫn con theo bất cứ nơi nào sư phụ đến. Chúng ta đã làm việc trong xưởng, đã ở trong thành và sống trong rừng. Chúng ta đã cùng chọn ngôi làng này. Sư phụ đã dạy con làm đàn cổ cầm, dạy con dựng nhà. Giờ sư phụ đi đâu? Con đi với sư phụ!
Người thợ đàn già nhìn chằm chằm xuống đất, lắc đầu, hạ vai xuống thoát khỏi tay Thẩm Phong rồi đi ra phía cổng. Thẩm Phong lao theo để cản ngăn, nhưng người thợ đàn già đẩy chàng lại.
- Sư phụ! Hãy nhìn ngôi nhà xem. Chân nhà, chái nhà, mỗi lớp đất nện trên tường đều đẫm mồ hôi của cả hai! Hãy nhìn khoảnh vườn! Chúng ta đã khai khẩn cùng nhau!
Nước mắt làm mắt Thẩm Phong mờ đi rồi chàng giơ tay chùi mắt. Không thèm nhìn chàng, không thèm ngoảnh đầu lại, người thợ đàn già mở cửa rồi đi theo con đường mòn có hoa mùa xuân nở đầy hai bên. Nỗi buồn trùm kín Thẩm Phong làm chàng như hóa đá. Sư phụ chàng không phải người Hán. Trong người ông chảy dòng máu của tộc người Tiên Ti, một bộ lạc du mục ở phương Bắc. Những người Tiên Ti không có khái niệm gia đình. Các bà mẹ nuôi lớn tất cả những đứa con trong tộc và lũ con gọi tất cả những người đàn ông là “cha”. Không giống như người Hán vốn sống tình cảm, một người Tiên Ti không gắn bó với bất cứ thứ gì. Cách đây hai mươi năm, khi sư phụ chàng lang thang trên những con đường ở phương Nam, ông đã nhặt được chàng và nuôi chàng lớn, bây giờ, ông bỏ chàng lại không một lời giải thích. Trở lại thành một người tự do, du ngoạn thật xa, luôn rất xa, có lẽ là ý nguyện của ông.
Sải từng bước dài, sư phụ chàng đi xuống làng. Thẩm Phong nghiến răng cố ngăn tiếng nức nở. Bỗng chàng nhớ nhiều năm trước, khi sư phụ vừa thấy tóc điểm trắng lốm đốm, ông đã nói với chàng một ngày kia ông sẽ trở lại phương Bắc và chết ở đó. Ông cũng nói thêm: “Ta sẽ để lại cho con ngôi nhà này. Nó sẽ đủ cho con và vợ con.”
- Dẫn con về phương Bắc với! – Thẩm Phong hét lên.
Bên thềm nhà, chàng vẫy vẫy tay, làm những ký hiệu mà sư phụ chàng chẳng thấy. Ngôi nhà của họ dựng trên đỉnh đồi nhìn xuống toàn bộ ngôi làng. Lúc hoàng hôn, khói trong các ngôi nhà bay lên khỏi những mái nhà bằng lá tre rồi chầm chậm lên trời. Từ phía tây, mặt trời ném những tia sáng cuối cùng lên cánh rừng. Thẩm Phong hạ tay xuống.
Tên của chàng, Thẩm Phong, có nghĩa là “ngọn gió”, dựa theo tên của người thợ đàn già là Thẩm Phụng. Từ “Phụng” phát âm nặng hơn, có nghĩa là “chim phượng”. Cả hai cái tên đều có ký tự tượng hình giống nhau: gồm một nét như cánh chim và một nét cong như vòm trời. Vì trong buổi dựng trời dựng đất, khi những người thư lại Hoa Hạ viết trên mai rùa, cả hai cái tên chỉ là một. Gió là một cánh chim thần.
Giống như gió và phượng hoàng không biết mệt mỏi, trong đời mình, người thợ đàn già đã đi qua hàng nghìn bản làng, từ Nam chí Bắc.
Trước khi có tên Thẩm Phụng, ông tên là Đỗ Phụng. Tổ tiên ông là thợ săn sói và chăn nuôi ngựa sống trong những thảo nguyên Đại Bắc. Hàng trăm năm trước, theo chân đại hãn, thủ lĩnh của tộc người Tiên Ti, họ đã thúc ngựa đến Trung Nguyên, đánh nhau với lính Hoa Hạ, bắn cung tên không bao giờ trượt. Người Tiên Ti thành lập nhiều vương quốc trên mảnh đất ngày xưa vốn của người Hán rồi đánh nhau tranh giành mảnh đất Trung Nguyên với bốn bộ tộc du mục khác. Sau vô số cuộc chiến tranh, một đại hãn Tiên Ti đã thống nhất miền Bắc, lập ra vương quốc bá chủ là nhà Ngụy. Một trong những con cháu của ông đã theo hệ thống triều chính Hoa Hạ, bắt dân chúng phải ăn mặc như người Hán, dùng tiếng Hán và viết những cái tên Tiên Ti bằng ký tự Hán.
Người thợ đàn già sinh ra trong Dự thành, phía đông bắc Trung Nguyên, họ của ông viết bằng tiếng Hán là Đỗ. Ở đó, vào mùa đông, những vú băng treo trên nóc nhà chĩa xuống mặt đất đầy tuyết. Mùa hè, dưới sức nóng khủng khiếp, những con cò rên rỉ ngày đêm trong tàn cây. Một ngày nọ, khi mới vừa biết đi, ông đã có thể bước qua thềm nhà, bò trong sân và lăn ra đường. Bất thình lình mặt đất rung chuyển rồi gió thổi tung những làn cát bụi liên hồi. Trước mặt ông, những bóng người chạy vùn vụt, làm sỏi đá và bùn đất tung lên. Sau đó, người ta tìm được ông ở giữa đường, ngạc nhiên khi thấy ông không bị đám kỵ binh đi đánh một bộ tộc Đại Bắc giẫm nát. Cha ông từ lúc đó gọi ông là Phụng, vì Phụng là loài chim mang lại may mắn.
Thời chiến, người Tiên Ti đi lính; thời bình, họ nuôi gia súc và làm thương nhân. Từ hai thế hệ nay, gia đình ông làm bánh mì nướng, những chiếc bánh mì đã trở thành nổi tiếng trong Dự thành. Đỗ Phụng lớn lên giữa đám bụi bột mì. Ông ngủ và học nói trên lưng những chị lớn đang xay bột bằng cối đá.
Đỗ Phụng có một người anh họ tên là Đỗ Cố. Những người đàn ông trong tộc quyết định mua một chức quan cho Đỗ Cố, cháu đích tôn của chi trưởng trong gia tộc, với hy vọng chức quan sẽ cho họ vị trí cao trong xã hội. Mọi người cũng quyết định rằng, Đỗ Phụng, cháu đích tôn của chi dưới được truyền lại công thức làm bánh mì nướng, với hy vọng kể từ ông và các con cháu, nghề làm ăn của dòng họ sẽ được phát đạt. Đỗ Cố được gửi đến học ở một trường do người Hán dạy. Đỗ Phụng đi theo. Ông phải học tính toán và những ký tự cần thiết để làm bảng tính.
Đỗ Cố và Đỗ Phụng chán học lắm, thường xuyên trốn lớp đi la cà trong phố, những nơi có họp chợ. Một người bán thảo dược thương hai đứa, dạy chúng đánh vật và dùng vũ khí. Một ngày nọ, Đỗ Cố và Đỗ Phụng gặp một người bán thịt. Hai đứa ẩu đả với ông ta rồi lỡ tay giết chết ông ta. Để không bị quân lính bắt và sợ ông nội nổi giận, chúng trốn khỏi Dự thành. Lúc đó, chúng mới mười hai và mười một tuổi. Người bán thảo dược gửi chúng tới một người anh họ, người này lại gửi chúng tới nhà ông anh, một thợ rèn ở một thành phía tây. Người này giữ chúng lại một năm rồi gửi chúng đến một người làm vũ khí ở một miền xa. Chúng đi bộ băng qua Bắc Trung Hoa. Khi đói, chúng tấn công những người đi đường không biết phòng bị và lấy tiền bạc của họ. Nhưng đến lượt mình, chúng bị tấn công và bị trộm. Chúng cũng gặp những thầy tu hành hương, những phu bảo vệ xe thồ, những người mãi võ và lũ cướp đôi lúc trở thành bạn chúng. Những cuộc gặp gỡ tình cờ cho chúng biết hướng đi rồi chúng đến biên giới Tây Bắc.
Dưới đôi mắt mở to ngạc nhiên, chân trời mới mở ra. Những thung lũng trở thành một mảnh đất bằng phẳng, rộng lớn đầy cỏ thu hút từng bầy chim trắng và những đám mây như bông gòn. Nhưng một ngày kia, tiếng tù và inh tai nổi lên. Từ một nơi nào đó không rõ, một toán người Tiên Ti lao vào giữa thung lũng, dàn hàng dài trước những kỵ binh Nhu Nhiên phi nước đại đến. Cả hai quân nhìn nhau khinh bỉ từ xa, bắn những cơn mưa tên qua lại trước khi lao vào nhau như hai con sóng cuồng loạn. Thấy cuộc chiến hấp dẫn và vũ khí đẹp đẽ, cả hai cướp lấy gươm và áo giáp của những người chết rồi đi theo quân Tiên Ti. Lúc đó chúng được mười lăm và mười bốn tuổi.
Toán quân lại lên đường đi về hướng tây để lấy lại những thành đô từ tay người Tây Tạng và người Thát Đát. Sau đó họ được triệu hồi để đàn áp cuộc nổi dậy của nông dân Hán trong vùng Trung Nguyên. Rồi họ lại phi nước đại về Đông Bắc để chống quân Khiết Đan xâm lược. Cứ mỗi trận chiến, hai đứa trẻ lại nghĩ rằng chúng sẽ chẳng còn nhìn thấy mặt trời lần nữa, nhưng may mắn hết lần này đến lần khác lại đến với chúng. Chúng luôn hồi phục sau khi bị thương.
Dù người Tiên Ti đã thống nhất Bắc Trung Hoa, họ vẫn phải giữ vững sự cai trị bằng tên và kiếm. Ở đó, dòng máu quý tộc chẳng thể nào so với lòng gan dạ và sự ma mãnh trên chiến trận. Mười năm trôi qua. Dù có gốc gác gia đình thấp kém, từ chỗ là những kỵ binh bình thường, hai anh em họ đã được thăng tiến thành thủ lĩnh toán quân, rồi tướng triều đình.
Trên bờ Bắc sông Dương Tử, chúng nhận lệnh chuẩn bị xâm chiếm phương Nam. Chúng huấn luyện lính tráng tập trận thủy chiến trong khi chờ tin. Tin tức triều đình không thấy đến; tin đồn xì xào khắp nơi làm lính tráng bán tín bán nghi chẳng biết thế nào. Chúng được tin sau những bất đồng của hai phe Hoàng hậu, Hoàng đế, Hoàng thái tử và các đảng phái, vương quốc Tiên Ti bị chia làm hai triều, triều Đông Ngụy và triều Tây Ngụy, với hai hoàng đế, hai kinh thành. Người Tiên Ti phải chọn những quân vương mới, và theo lựa chọn của tướng quân thượng cấp, Đỗ Cố và Đỗ Phụng gia nhập quân Đông Ngụy.
Chiến tranh giữa hai vương quốc Tiên Ti còn tàn khốc hơn những cuộc chiến tranh trước đó. Sau những cuộc giáp quân với người Tây Ngụy, quân của chúng bị tan tác, tướng quân của chúng bị giết. Là những người duy nhất sống sót sau trận chiến, chúng quyết định sẽ chỉ chiến đấu vì chính chúng thôi. Hoành hành ngang dọc trên biên giới giữa hai triều nhà Ngụy, như những đám mây đen quần thảo trên bầu trời, chúng cướp bóc các khu phố và làng mạc, thỉnh thoảng lại gia nhập các toán lính nhỏ người Tiên Ti, người Hung Nô, người Khiết Đan và người Hán trung lập. Cả hai vương triều nhà Ngụy vừa truy bắt chúng vừa cung cấp vũ khí và ngựa để chúng đánh vương triều bên kia. Lúc thì quân số của chúng tăng lên, lúc thì chẳng còn một mống. Không biết ngày mai có còn sống hay không nên chúng ăn chơi, tiệc tùng mỗi khi có được cái gì đó để ăn uống.
Ở phương Bắc, những người lính theo truyền thống mang theo tất cả của cải mình có, trong đó phần nhiều kiếm được nhờ cướp bóc. Các tướng quân trả công cho binh sĩ chiến thắng bằng cách cho phép họ càn quét chiến trường. Trên những xác chết, họ tìm thấy những cái cổ đầy vòng vàng, những cánh tay đầy vòng bạc và ngọc thạch, những chiếc áo thêu ngọc trai bên trong. Cũng có những thanh kiếm mũi nạm đá quý, những cung tên khảm xà cừ và lông chim quý truyền từ tay kẻ này sang kẻ khác, qua nhiều thế hệ người sống và người chết. Nhân cơ hội đó, binh lính thay quần áo mới, vũ khí, mũ giáp mới, yên ngựa mới. Khi sống, người ta chém giết lẫn nhau; khi chết, người ta trở thành những người làm giàu cho người sống.
Khi Đỗ Phụng còn là một tên lính quèn, sau khi lập công đuổi một toán quân xâm lược ở biên giới phía tây, ông đã nhận được lệnh đi càn quét chiến trường. Sáng hôm đó, khi ông nhìn qua toàn bộ vùng đất bị đóng băng đầy rẫy xác chết, như một người chơi xúc xắc có kinh nghiệm, ông đoán được những người chết giàu đến mức nào, rồi tiến về một trong số những xác chết đó. Đầu tóc và quần áo y cho thấy y thuộc bộ tộc du mục ở cực Bắc, những người lính của họ nổi tiếng với việc mang theo những viên đá quý làm bùa. Khi cúi xuống gần, Đỗ Phụng nhận ra y vẫn còn đang thở dù ngập trong vũng máu. Một thanh kiếm đã đâm vào cuống họng y đồng thời y cũng đã bị mất một phần vai và cánh tay. Một ánh sáng hừng hực chạy qua đôi mắt đang khép hờ của y, báo hiệu cái chết sắp đến. Đỗ Phụng cắt dây buộc áo giáp của y rồi chuẩn bị tìm kiếm cái áo choàng thì kẻ bị thương nhấc chân lết lại gần, rồi vung tay toan đấm vào phía bụng dưới của ông. Đỗ Phụng liền rút dao cắt cổ tay y. Đã mất hết máu từ trước nên tên địch không chảy máu nữa. Y nhanh chóng trút hơi thở nhưng vẫn nắm chặt tay. Đỗ Phụng vừa đẩy y ra vừa nguyền rủa. Lúc đó ông mới biết rằng tên lính không phải đấm ông, mà thật ra là muốn đưa cho ông một gói nhỏ mạ xi có quấn khăn.
Sau vụ việc này, Đỗ Phụng không muốn tìm kiếm nữa. Ông trở về trại. Trong góc trại, ông mở gói ra rồi rút ra một cuốn sách da cừu trên bìa có những ký tự mà ông không biết đọc. Sau trận chiến, khó có thể biết xác nào là người nào. Không giống như người Hoa Hạ có thói quen thêu tên họ và quê quán ở dưới áo, những người du mục phương Bắc không để lại dấu hiệu gì về thân thế. Biết rằng khó gặp được chuyện như chuyện về người lính mà ông vừa cướp bóc, Đỗ Phụng giấu cuốn sách trong thắt lưng của mình.
Giống như loài sói mà họ thờ phụng, người Tiên Ti sống theo bầy. Từng sống với cha mẹ, anh chị em và những huynh đệ trong quân đội, Đỗ Phụng chưa từng biết đến cô đơn. Cái gói nhỏ này làm ông bỗng thấy thích được ở một mình. Ông có thói quen tránh xa đám lính tráng rồi mở cuốn sách ra. Những kí tự không thể giải mã dần quen thuộc với ông. Khi ông xem nhiều, nó trở thành những bức tranh, rồi Đỗ Phụng nhận ra trong đó từng đám mây, bóng trăng treo sau đỉnh núi, một mặt hồ có rừng cây bao quanh, một cánh đồng hoa và nhiều thứ khác. Những con số hòa lẫn với nhau ở đó, tạo thành phách điệu. Sự ồn ào của đời nhà binh lúc đó bỗng tắt để một thứ âm nhạc chầm chậm được cất lên, cho ông cảm xúc hòa trộn giữa hào sảng và sầu bi.
Ông bí mật dò hỏi những kẻ tù nhân. Những trận chiến không dứt đã cho ông gặp những tù binh có nguồn gốc khác nhau. Nhưng ông phải tốn rất nhiều thời gian mới tìm được một sĩ phu người Hán. Chỉ thoáng nhìn ông ta đã nói ngay đó là một khúc nhạc cho đàn cổ cầm, các nốt là các con số và ký tự Hán ngữ.
Đỗ Phụng hy vọng đó là một chữ viết kỳ bí chỉ dẫn đến một kho báu của một hoàng tử mất ngôi và mất đầu được giấu kín. Đàn cổ cầm là nhạc cụ mà ông chẳng biết âm thanh hay hình dạng thế nào. Bực tức, ông đã muốn vứt cuộn giấy da vào lửa nhưng cuối cùng giữ lại vì nghĩ rằng nếu người lính đã tin cẩn giao nó lại cho ông, hẳn nó có giá trị.
Các mùa lần lượt trôi qua và Đỗ Phụng được thăng tiến dần. Khi ông có quyền ra lệnh, ông đã ra lệnh cho lính tráng tìm một cây đàn cổ cầm và dẫn một tên tù binh biết chơi đàn đến gặp mình. Binh lính mang đến tất cả các loại nhạc cụ Trung Hoa có hình ống, hình tù và, hình chảo, hình tháp chùa. Các nhạc cụ bằng gỗ, bằng da, bằng sậy, bằng kim khí. Thấy hình dáng và âm thanh của chúng thú vị, bất cứ khi nào được nghỉ ngơi, Đỗ Phụng đều tháo chúng ra để tìm hiểu phương thức chúng tạo ra các loại âm thanh. Các chốt, cầu, dây đàn, khung âm, hộp cộng hưởng, bàn phím, ông học thuộc cấu trúc của chúng mà không biết chúng tên là gì.
Giữa hai trận chiến, ông lại được nhấm nháp những khoảnh khắc yên bình như nhấp nháp một chén sữa cừu. Nếu như một người lính Tiên Ti thường thổi sáo say mê trước cảnh mặt trời lặn thì người Hán thường thổi tiêu, một loại sáo tre lớn cầm theo chiều thẳng đứng khi chơi. Các âm điệu mà trước đây ông không chú tâm bắt đầu trám đầy trái tim ông. Âm nhạc làm ông quên đi những vết thương đau đớn và những cơ bắp rã rời. Âm nhạc bao phủ lấy ông, giúp các bắp chân và đầu óc ông thư giãn. Âm nhạc như một mặt trời quay quanh bầu trời, như gió làm cánh đồng trổ bông, âm nhạc có thể thấy được và nghe được với tất cả những ai muốn nhận những điều tốt đẹp.
Tuy nhiên, không người lính nào mang lại môt cây đàn cổ cầm. Đỗ Phụng kết luận rằng nó rất quý hiếm và cũng giống như màu tía dành riêng cho hoàng đế và lụa không dành cho phàm phu tục tử, cây đàn cổ cầm không thể do những con người trần thế chơi. Do đó, bản nhạc viết trên da cừu còn quý giá hơn nữa.
Kiên trì là con đường dẫn đến may mắn, còn ngẫu nhiên là phần thưởng của nó. Sau cuộc cướp phá một kinh thành trong vùng xa xôi ở cực tây, binh lính của Đỗ Phụng báo lại rằng chúng đã tìm thấy một người Hán sống trong một ngôi nhà bốn bức tường đều treo nhạc cụ. Ông vội vàng đến đó. Binh lính không được đốt ngôi nhà và con đường chỗ người thợ đàn cư ngụ. Trong khi chờ thủ lĩnh tới, chúng đã buộc người Hán nọ vào một cái cây ở giữa sân. Đỗ Phụng cho tất cả lui. Ông tháo dây cho người thợ đàn, mời ông ta ngồi xuống rồi rút tấm da cừu ra.
Người Hán nọ run rẩy hồi lâu rồi mới bình tĩnh lại được. Ánh mắt sợ hãi của ông ta cứ hết nhìn tấm da cừu lại liếc Đỗ Phụng, rồi cuối cùng dừng lại trên các nốt nhạc. Ông ta đọc nhanh các ký tự kỳ bí rồi đọc lại lần thứ hai. Ông ta lẩm bẩm rồi nhịp nhịp tay phải để đánh nhịp cho lời ông ta hát rất hỗn độn. Khuôn mặt ông ta bừng sáng rồi co rúm lại mỗi khi ông ta có vẻ gặp khó khăn trong việc đọc nhạc.
- Không thể nào, – ông ta vừa thì thầm vừa gãi đầu.
Ông ta nhìn chằm chằm vào không trung rồi lại chìm đắm vào bản nhạc, tay vẫn nhịp nhịp theo nhạc.
- Đúng vậy!… Không thể tin nổi… Tôi không bao giờ dám tin!…
Ông ta im bặt, hàng lông mày nheo lại. Ông ta nhịp bàn chân. Bất ngờ ông ta lăn ra đất, dập đầu lạy lục Đỗ Phụng.
- Tướng quân xin cho thảo dân được dùng đàn cổ cầm!
Một cây đàn cổ cầm! Đỗ Phụng run rẩy sung sướng. Người Hán nọ vội vã vào nhà rồi trở ra với một nhạc cụ có hình chiếc lá chuối dày ba đốt tay và dài bằng năm bàn chân. Ông ta siết lần lượt bảy sợi dây đàn rồi vừa chơi vừa đọc bản nhạc.
Đỗ Phụng quên cả chuyện chiến tranh. Các âm thanh bổng và trầm phát ra từ cây đàn cuốn lấy ông như gió thổi qua tán cây làm lá run rẩy. Ông ngước lên. Bầu trời trong xanh không một gợn mây mở ra. Đã lâu lắm rồi ông không còn nhìn thấy vẻ đẹp của bầu trời! Âm nhạc tiếp tục, rồi im lặng, như một dòng nước nóng sinh ra trong lòng ông và chảy khắp ngõ ngách trong cơ thể ông. Trước đây ông chưa bao giờ nghe được sự im lặng!
Mặt trời chầm chậm chuyển về tây. Khi đêm xuống, một chiếc bàn được đặt vào giữa sân. Đỗ Phụng và người thợ đàn uống rượu như bạn bè thân thiết.
Đỗ Phụng kể lại chuyện ông đã có được bản nhạc này như thế nào rồi hỏi người Hán nọ bản nhạc được ghi trong đó là bản gì. Đã thấm hơi men, người thợ đàn cao giọng:
- Là một phiên bản dài của khúc Quảng Lăng tán! Tôi tự hỏi phép màu nào đã giúp nó thoát khỏi những cuộc chiến liên miên hoành hành Trung Nguyên và ai là người đã chép lại nó trên tấm da cừu!
Nhìn thấy Đỗ Phụng bối rối không hiểu, ông ta giải thích:
- Trước đây, thi sĩ Kê Khang cho rằng một hồn ma nữ sĩ đã truyền cho ông bản Quảng Lăng tán. Khi bị Tấn vương Tư Mã Chiêu khép tội chết, ông đã chơi khúc nhạc này trên cọc hành hình rồi hét lớn: “Cháu ta là Hiếu Ni rất muốn học bản nhạc này, ta đã không dạy cho nó. Từ đây, khúc nhạc này sẽ chết cùng ta!”. Sau khi ông chết, người ta tìm thấy rất nhiều phiên bản cùng tên. Một trong số đó đã được gia đình tôi giữ kĩ. Nhưng nó vẫn chưa đạt đến độ tinh tế và thanh tao như phiên bản trên tấm da cừu của tướng quân!
Đỗ Phụng biết được rằng nghề làm thợ đàn là cha truyền con nối, rằng tổ tiên của Thẩm Thanh Lâm sống ở Trường An, nơi người ta làm đàn cổ cầm dâng cho các hoàng đế. Khi kinh đô Trường An rơi vào tay giặc Hung Nô, gia đình ông theo cuộc di dân của người Trung Hoa và phải vượt qua dòng sông để lánh nạn ở bờ Nam. Tới dòng sông Dương Tử, ông cố tổ của ông đã quyết định quay lại.
“Các thư khố đã bị thiêu rụi, những sĩ phu bị bắt bớ, các cung điện trở thành tro bụi. Ai có thể chắc rằng dòng Dương Tử có thể cản được quân lính man di? Chúng ta hãy ở đây và trốn trong một ngôi làng. Nhờ gia tộc chúng ta, nghề làm đàn sẽ được bảo tồn. Khi chẳng mấy chốc chẳng còn sách vở, chẳng còn thi ca, chẳng còn hội họa, chẳng còn cây đàn cổ cầm nào trong những kinh thành trước kia thuộc về người Hán, chúng ta sẽ là những người bảo tồn cuối cùng”.
Mặt trăng đã lên, hai người đàn ông không ngừng thêm rượu. Đỗ Phụng biết được nhiều thế kỷ sau, gia đình họ Thẩm đã dần khấm khá, rồi biết thêm Thẩm Thanh Lâm có ba cô con gái mà không có con trai để truyền lại nghề làm đàn. Nửa tỉnh nửa say, Đỗ Phụng hét lên:
- Ông cứ việc nhận ta làm đồ đệ.
- Tướng quân sao?
Thẩm Thanh Lâm nhấp nháy mắt rồi phá lên cười.
-Đàn cổ cầm là một nhạc cụ thiêng liêng! Nó được thần Phục Hy tạo ra để dành cho người lương thiện và bình tâm. Người Tiên Ti cướp bóc, đốt phá và giết chóc. Thời nhà Tây Tấn, tổng đốc Dự thành đã để cho quân Tiên Ti vào Trung Nguyên. Người Tiên Ti bắt hàng nghìn cô gái Hoa Hạ, một nửa để mua vui cho chúng, một khác để mang thai. Khi tổng đốc nhận ra điều đó và đòi lại tám nghìn cô gái còn sống sót, người Tiên Ti vì không thể ăn thịt tất cả cùng lúc, đã dìm chết họ ở nhánh sông Y Hà làm khúc sông này ngừng chảy trong nhiều tháng trời…
Đỗ Phụng mỉm cười nhưng không ngắt lời. Ở bờ Nam cũng như bờ Bắc của sông Dương Tử, người Tiên Ti bị ghê sợ, thù hằn, bị so với quỷ dữ và thú hoang. Nhưng các tướng quân Tiên Ti không phủ nhận huyền thoại về sự hung tợn của họ, điều có thể làm quân địch run sợ và đẩy chúng đến chỗ đầu hàng.
Người Hán nọ nói tiếp:
- Khi Nhiễm Mẫn tiêu diệt nhà Bắc Triệu, ông ta đã giải phóng năm mươi nghìn cô gái Hoa Hạ bị bắt để quân Hung Nô ăn thịt. Khi Nhiễm Mẫn bị thất trận trước quân Tiên Ti, quân Tiên Ti bắt năm mươi nghìn phụ nữ ăn thịt qua mùa đông. Người ta nói rằng vào mùa xuân, một núi xương nằm ở ngoài thành… Người ta cũng kể rằng khi đại hãn Thác Bạt Tự dấy ba mươi nghìn quân Tiên Ti tấn công triều Nam Tống, ông ta đã không cần tiếp tế. Quân của ông ta sống nhờ cướp bóc và ăn thịt người khi không tìm ra cao lương…
- Ta muốn học đàn cổ cầm, – Đỗ Phụng nói với ông ta. – Nếu ông từ chối, con đường này sẽ bị đốt rụi, ông và các xóm giềng sẽ bị quay chín.
Người Hán nọ tím tái mặt mày. Ông ta cúi đầu rồi uống một hơi cạn chén rượu đầy. Thứ nước đó chảy qua miệng rồi tràn ngập lồng ngực ông ta. Ông ta lấy cây đàn cổ cầm rồi để ngón tay lên những chỗ khác nhau.
- Lúc đầu, đàn cổ cầm chỉ có năm dây, – ông ta nói. – Dây đầu tiên, dây cung, tương ứng với Địa nuôi dưỡng bốn mùa. Nó gồm tám mươi mốt sợi chỉ lụa, đó là dây lớn nhất trong bảy dây. Nó tạo ra âm trầm, uy nghi, tượng trưng cho bậc quân vương. Dây thứ hai, dây thương, tương ứng với Kim và mùa thu. Nó gồm bảy mươi hai dây lụa và tạo ra thanh rõ ràng. Nó biểu trưng cho bậc công hầu. Dây thứ ba, dây giốc, là Mộc và mùa xuân. Nó gồm sáu mươi tư sợi chỉ lụa. Mùa xuân thế gian bừng nở. Như từng khóm cây mới nhô lên khỏi mặt đất để tung cành trổ ngọn, dây thứ ba rất mong manh. Nó run rẩy ngay khi ta chạm vào. Do đó, nó tượng trưng cho dân chúng. Dây thứ tư, dây chủy, là Hỏa và mùa hè. Nó gồm năm mươi bốn dây lụa. Âm thanh của nó dồi dào, thịnh vượng. Nó tượng trưng cho thiên nhiên. Dây thứ năm là dây vũ, là Thủy và mùa đông. Vào mùa đông, lá rụng đi và vạn vật khỏa thân. Vũ trụ mất hết mặt nạ và bị phơi trần. Nó tượng trung cho muôn vật đang sống. Dây thứ sáu được Chu Văn Vương thêm vào. Và dây thứ bảy được Chu Vũ Vương thêm vào.
Người thợ đàn lật cây đàn lại.
- Các âm thoát ra từ hộp âm làm từ hai thân gỗ được đẽo gọt và dán vào nhau. Thợ đàn làm việc không cần cảm xúc. Lạnh lùng và chính xác, anh ta có thể đẽo gọt thân gỗ nhờ vào những phương thức tổ tiên đã định sẵn, tạo ra mặt nhẵn, hình dáng và tỷ lệ hoàn hảo là nguồn gốc của các âm thanh như tiếng gió, tiếng sét, tiếng nước hồ, tiếng sao trời bay lên… Ở đây, đây là “hồ rồng”, kia là “bồn phượng”. Bên trong, mắt thường không nhìn thấy được, có một “cột trời”, một “cột đất”. Chúng vừa rung lên, khuấy động và tạo ra âm, vừa sinh ra sự im lặng mà tâm hồn có thể cảm nhận được. Với những ai đã quen nghe tiếng trống trận, bàn tay và cổ tay chỉ biết đường gươm, lưỡi kiếm, với một cái bụng quen những cơn đói chiến tranh và hận thù, người đó không thể nào biến một khúc gỗ thành một cây đàn cổ cầm được đâu.
Ông ta nhìn chằm chằm khuôn mặt Đỗ Phụng hòng làm ông thối chí:
- Không như các nhạc cụ sênh, tiêu, sáo, tỳ bà, nguyễn, không như các nhạc cụ chơi nhờ gió, nhờ dây khẩy và các loại trống, đàn cổ cầm không chơi trong dàn hòa tấu. Nó trốn tránh đám đông và không muốn lọt vào những lỗ tai thô lỗ. Đàn cổ cầm là khởi nguồn của con người chứ không phải là vật trang hoàng cho tài năng của người đó. Đàn cổ cầm là không biết xao lãng, nó luôn suy nghĩ. Một văn nhân chơi đàn cổ cầm cho chính ông ta, xa lánh thời thế. Đàn cổ cầm mài giũa lý trí, làm thanh sạch con tim, luyện ý thích, rèn tính khí, thay đổi nhân cách con người. Cái khoái cảm nó mang lại rất tao nhã, vì không thể tả được và không thể nắm bắt được. Đó không phải là cơn say vẻ tráng lệ hào nhoáng, không phải cảm xúc với giai điệu, cũng không phải là cơn dâm dật của vũ điệu, cũng không phải lòng nhiệt thành của người cầu nguyện…
Thấy Đỗ Phụng không phản ứng với những lời mình nói, ông ta nói thêm:
- Cuộc đời là một giấc mơ. Đàn cổ cầm thức tỉnh tâm hồn và xóa bỏ các ảo giác… Nó không dành cho những con người của chiến tranh. Nếu tướng quân muốn giải trí và mua vui cho mình, hãy gọi những người đàn bà đến…
Nghĩ rằng mình đã thành công trong việc thuyết phục tướng quân, Thẩm Thanh Lâm cười khẩy:
- Lưỡi kiếm cắt đầu và giết chóc. Đàn cổ cầm suy tư và hít thở khí trời. Đàn cổ cầm không phải là cánh tay nối dài của quyền lực, nó là sự phá hủy quyền lực. Nếu tôi dạy cho tướng quân nghề làm đàn, ngài hãy từ bỏ chiến tranh để theo đuổi âm nhạc.
- Ta không phải là người giỏi nói năng, – Đỗ Phụng nói. – Những gì ta nghe từ ông làm ta thỏa mãn. Ta cho ông một đêm để chuẩn bị hành lý. Chúng ta sẽ lên đường. Ông sẽ là sư phụ của ta, ông sẽ có thịt và rượu và không ai làm tổn hại đến ông.
Thẩm Thanh Lâm ngỡ ngàng im lặng hồi lâu. Rồi ông ta quyết định:
- Sự thể đã thế này, tôi chỉ có một điều kiện. Nghề của gia đình cha truyền con nối, tôi phải nhận ngài làm con nuôi, ngài phải từ bỏ họ và lấy theo họ của tôi là họ Thẩm. Nếu tướng quân từ chối, tôi sẽ theo tướng quân nhưng tôi sẽ tự sát ngay khi có thể.
Người Tiên Ti không tin vào số phận nhưng tin vào sự may mắn. Biết rằng cái chết sẽ đến còn nhanh hơn lưỡi kiếm, họ sống lấy tinh thần làm chủ đạo và không hoang phí một phút giây nào. Đỗ Phụng chấp nhận ngay lập tức điều kiện của Thẩm Thanh Lâm.
Ba năm sau, trong một cuộc đụng độ với người Tiên Ti ở phía tây, Đỗ Cố bị các tướng lĩnh hạ cấp phản bội. Từ sau lưng, chúng tấn công ông bằng một trận mưa tên, cắt đầu ông rồi mang về dâng cho triều Tiên Ti phía tây. Khi Thẩm Phụng biết tin anh họ mình đã chết, ông đổi trang phục với một tên lính rồi trốn đi trong đêm với sư phụ mình. Người thợ đàn người Hán nói đúng. Âm nhạc đã giúp Thẩm Phụng quay lưng lại với chiến tranh, nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu vì tình nghĩa huynh đệ. Cái chết của người anh họ đã giải phóng ông khỏi ràng buộc. Ông đã được tự do và quyết định đi về phương Nam.
- Phương Bắc là vùng đất của ta, thậm chí khi nó không còn thuộc về người Hoa Hạ, – sư phụ ông than vãn. – Tại sao lại bỏ đất đai của mình? Tại sao phải đi sống giữa những kẻ thù? Thậm chí dù người ta có ca ngợi những mảnh vườn và các đền thờ kỳ diệu ở phương Nam, ta vẫn thích những cơn bão tuyết và bánh mì nhồi thịt cừu nướng!
Bất chấp những than vãn của ông ta, Thẩm Phụng đi xuống bờ sông, nơi ông gặp những người lính Tiên Ti xưa, nay đã trở thành giang tặc. Họ giải thích với ông rằng họ sẽ đi qua những vùng nước nguy hiểm đến mức không có một con thuyền bảo vệ biên giới nào của phương Nam dám đến.
Đêm đen kịt. Những con sóng xô vào thềm đá giữa một khúc sông hẹp. Những chiếc thuyền mành chất đầy những con người mơ một cuộc đời mới bị những xoáy nước bóp nát rồi Thẩm Phụng ngã xuống sông.
Khi ông tỉnh lại, mưa phùn đang rơi xuống. Những bờ đá nghiêng mình vào ông giống như thì thầm với nhau. Ông lang thang nhiều ngày bên bờ sông mà không thấy xác sư phụ đâu. Tổ tiên của Thẩm Thanh Lâm đã cấm con cháu vượt qua dòng Dương Tử. Vong hồn họ chắc đã giữ Thẩm Thanh Lâm ở bờ Bắc. Chắp hai tay đưa lên trán, Thẩm Phụng cúi lạy thật sâu, đầu hướng về phương Bắc, rồi đi vào trong núi.
Trên mảnh đất vô số lính Tiên Ti trôi dạt vào có đầy những rừng tre khổng lồ và đỉnh núi màu tía vì đỗ quyên đang mùa trổ bông. Ông đi bộ nhiều ngày liền theo những lối mòn tràn ngập bóng tối rồi bất thình lình mặt trời chiếu rọi cả một thung lũng. Sườn phía nam tầng tầng lớp lớp thềm cỏ đủ sắc độ của màu xanh. Đó là một loại cây ông không biết, được trồng thành từng thửa nhỏ. Sau đó Thẩm Phụng được biết đó là ruộng lúa.
Trong làng, ông xin được chân lính gác cho người buôn muối và đi buôn với ông ta. Thật lạ lùng, số phận lặp đi lặp lại tựa như một điệp khúc cho đàn cổ cầm. Từ cuộc gặp này đến cuộc gặp khác, Thẩm Phụng ngao du qua đất phương Nam theo đúng cách thời trẻ ông đã ngang dọc trên đất Bắc.
Ông xếp những đôi ủng da lại rồi đi một đôi dép gỗ. Ông tháo mái tóc Tiên Ti của mình ra rồi buộc thành búi theo kiểu phương Nam. Ông giấu giọng nói bằng cách im lặng và luôn nhìn xuống vì người ta nói ánh mắt ông hung dữ. Ở phương Nam, giọng nói ngọt ngào như có vần điệu. Quanh năm suốt tháng sống trong sương mù, đàn ông và đàn bà có nước da sáng hơn và mịn hơn. Họ ăn cơm thay vì bánh mì và sợi mì còn mỏng hơn cọng tóc.
Chìm trong những tán lá và muôn hoa, các kinh thành lại mang trên mình những vết sẹo chiến tranh giống như những kinh thành phương Bắc. Đền miếu, kênh đào, cầu cống, các dinh thự trôi về phía Thẩm Phụng như những kỳ quan buồn bã trong một giấc mơ, rồi thổi lên một điệu nhạc dai dẳng. Dần dà, ông gặp được những người Tiên Ti và người Hung Nô đang trốn phương Bắc. Trong khi ở xứ ông, người Hán bị xem như một giống nòi thấp kém thì ở phương Nam này, người du mục phải chấp nhận những việc làm nhục nhã và nguy hiểm mà người Hán không muốn làm.
Sau khi chiếm ngôi nhà của bác mình, lật đổ nhà Tề, Tiêu Diễn trở thành Hoàng đế nhà Lương. Khi còn trẻ, ông ta là một chiến binh hung tợn, đã gây ra các cuộc chiến tranh chống người Tiên Ti nhà Ngụy. Khi già, ông gác hết việc triều chính, chỉ đam mê nghệ thuật và Phật giáo. Dưới thời ông, hội họa là biểu trưng của thơ ca và các bài thơ là nơi phô bày hiểu biết. Đàn cổ cầm là loại nhạc cụ được Hoàng đế vốn đã trở thành nhà hiền triết yêu thích. Theo gương ông, các quan lại và tướng lĩnh phương Nam học nhạc, còn ở kinh đô Kiến Khang, những người thợ đàn giỏi nhất viết nên âm luật tinh tế.
Cái tên Thẩm Phụng trở nên nổi tiếng vì ông xử lý gỗ theo phương pháp cổ đã thất truyền ở bờ Nam. Những cây đàn cổ cầm mang những cái tên tượng thanh gợi nhớ về Bắc Trung Hoa: “Sấm sa mạc”, “Rừng thông”, “Tiếng tuyết rơi”, “Nghìn ngựa phi nước đại”, tất cả đều tạo ra những âm thanh tinh tế làm dịu đi những cơn giận dữ. Bồng bềnh rồi xoay tròn, những âm thanh trầm tĩnh băng qua sự náo nhiệt của những con phố Kiến Khang rồi đến tai Hoàng đế. Ngạc nhiên khi biết một người Tiên Ti lại có thể là thợ đàn, Tiêu Diễn gọi ông vào cung đàm luận về tính vô thường của thế giới cát bụi và cái thanh đạm của cây đàn cổ cầm. Ông ta lệnh cho Thẩm Phụng làm hai cây đàn có tên “Bạch hạc vỗ cánh” và “Mây nhàn”.
Người thợ đàn trẻ không còn nhớ nổi cha mẹ mình là ai. Sư phụ kể với chàng rằng khi ông nhặt được chàng giữa đường, chàng đang khóc trên xác một người phụ nữ bắt đầu thối rữa. Lúc đó chắc chàng lên ba tuổi. Lúc đó chàng đang run lẩy bẩy và sốt. Cơn đói quặn ruột và cơn khát đốt cổ họng chàng. Sư phụ cõng chàng trên lưng nhưng cấm chàng ăn. Sư phụ đi nấu rễ cây, vỏ cây và lá cây, rồi sư phụ bắt chàng uống nước cất có vị buồn nôn và nhuộm miệng chàng đen sì. Sư phụ nói với chàng:
- Con tên là Thẩm Phong, có nghĩa là “gió”, phát âm với giọng bềnh bồng.
Cõng chàng trên lưng, sư phụ dẫn chàng rời kinh đô Kiến Khang. Cảnh huyên náo trong thành làm một đứa trẻ hoang dại sợ hãi, khóc nức nở. Trong chỗ trọ, dù cho đứa trẻ la hét và khóc lóc, sư phụ vẫn buộc nó vào một cây cột rồi đi tìm việc. Tiếng chuông leng keng và tiếng xì xầm cười nói lúc nào cũng làm nó giật mình, Thẩm Phong nức ở, cắn dây thừng để bỏ trốn, la lên rằng mình muốn về lại miền núi và chơi với khỉ. Chàng không hiểu tại sao con người lại sống giữa bốn bức tường, tại sao kinh thành chỉ là những vách cao, nơi người ta đào vài cái lỗ để đi vào đi ra. Con người lúc nào cũng vội vã và làm cho chàng sợ. Nhất là những tên lính có đầu gắn lông chim và cơ thể bọc những mảnh đồng và da. Chúng đi ngựa, lật úp các hàng quán và dùng vũ khí đánh đập bất cứ ai trên đường vó ngựa chúng đi qua.
Khi Thẩm Phong quen với tiếng ồn ào của đô thành, sư phụ chàng lại dẫn chàng đi với ông. Chàng được đem tới chỗ một công xưởng thật lớn, nơi chàng đục đẽo các trụ cột, lan can và những cánh cửa cho cung điện của Hoàng đế Tiêu Diễn. Khi những thân gỗ nghìn năm khổng lồ được đưa vào, sư phụ chàng cảm thấy rất khó chịu. Chẻ cành, mài vỏ để biến chúng thành cột và xà, điều đó làm ông xót xa. Thẩm Phong nhớ rằng khi đêm xuống, lính gác được hứa cho một phần bạc kiếm được để tiếp tay cho những người thợ cướp những mẩu gỗ quý. Trong khi những người khác biến chúng thành đồ đạc để bán ngoài chợ thì sư phụ chàng bắt đầu đục đẽo thành nhạc cụ.
Hai năm sau, cậu bé Thẩm Phong đã quen mặc áo vải mềm chạy lon ton theo sư phụ đi bán đàn cho những vị khách giàu sang. Họ không còn ở trong nhà trọ nữa mà có một ngôi nhà với một mảnh vườn. Thẩm Phong, đứa học việc, giờ đã biết bào gỗ, chạy dây lụa và quét sơn. Cạnh bên sư phụ mài và đập vỏ cây, chàng được phép làm những cây đàn cổ cầm nhỏ để làm đồ chơi. Một ngày, chàng thấy một toán lính ăn mặc rất lạ đi vào trong thành, chàng chạy đi gọi sư phụ, người vừa thấy kỵ binh đã đứng sững vì mừng vui và sợ hãi. Ông nhận ra quân phục của lính Tiên Ti.
Triều Lương cũng phù du như những triều đại trước. Là người nhiệt thành tâm Phật, Hoàng đế Tiêu Diễn cạo đầu vào chùa thành sư; ông ta chỉ ra khỏi chùa khi triều đình có việc lớn. Ông chấp nhận cho tướng quân Hầu Cảnh ở phương Bắc lánh nạn và mở cửa biên cương cho quân lính của y vào, nghĩ rằng bằng cách hợp lực lại, họ có thể chinh phạt miền Bắc. Nhưng Hầu Cảnh đã trở mặt với ông.
Kiến Khang trong cơn bão lửa. Theo từng đám di dân, Thẩm Phong và sư phụ thoát được khỏi cuộc tàn sát tàn ác của lính Tiên Ti. Họ lưu lại trên sông với giang tặc, những người dạy cho Thẩm Phong nhiều khúc hát buồn.
Hầu Cảnh bỏ đói Hoàng đế Tiêu Diễn đến khi ông chết đói. Các tổng đốc người Hán nổi dậy chống hắn. Hầu Cảnh mất mạng ngay trong một trận chiến. Một tướng quân người Hán là Trần Bá Tiên lợi dụng thời khắc hỗn độn của cuộc nội chiến để chiếm đóng kinh đô. Ông ta leo lên ngôi và lập ra triều mới là triều Trần.
Những người thợ đàn không còn nhà cửa, nghề của họ cũng không giúp họ kiếm sống nổi nữa. Thẩm Phong lớn lên trong một thế giới phủ đầy bóng đêm. Tất cả những nơi mà họ đi qua, họ đều chỉ thấy những kinh thành bị thiêu đốt, những xóm làng không một bóng người, những cánh đồng không gặt. Dọc theo bờ sông, người ta đốn cây và đào đường làm những cung điện mới.
Đêm tàn mà ngày mới lên vẫn hoàn toàn vô vọng.
Mùa đông, cái lạnh luồn vào chân Thẩm Phong, gặm nhấm chân chàng. Mùa hè, bọ chét, muỗi và đỉa hút máu người. Chàng chạy trước rồi chạy sau sư phụ, mặt nhăn nhó, tay đập muỗi, tay gãi chân. Bị ảnh hưởng văn hóa phương Bắc, sư phụ chàng đã trở thành Phật tử. Một buổi sáng, ông nói với chàng:
- Thẩm Phong, Phật hiện ra trong giấc mơ của ta đêm qua. Phật nói với ta: “Chiến tranh biến đời sống thành chỗ chết chóc. Con phải phát tán lời ta về hòa bình thông qua âm nhạc. Ta sẽ tìm cho con một mái nhà, con phải bắt đầu làm đàn cổ cầm lại.”
Ba ngày sau, họ đến Kinh Châu. Một cơn bão vừa quét qua, những tia nắng vàng đâm xuyên lớp sương mờ. Từng đám mây tụ hội, quay vòng. Những cánh buồm tía xâm lấn bến thuyền tối tăm. Ở chân trời, ngọn núi Bắc sừng sững với đỉnh núi màu xanh, vây quanh là những đám mây đen mang theo hơi nước và những cơn mưa. Bên trên, mặt trời tỏa sáng như một viên ngọc trai vàng. Sư phụ dừng lại, lòng khấp khởi vui mừng:
- Con người mãi còn trong sương mù vô minh. Nhưng ta, ánh sáng của Phật đã cho ta đứng dậy. Đi thôi, đi theo ngọn núi đó, chúng ta sẽ xây một ngôi nhà.
Núi Bắc dung chứa những ngôi nhà do nông dân trốn chiến tranh và trốn thuế xây nên. Cuộc đời của họ theo nhịp điệu của mặt trời, hòa với bốn mùa, chậm rãi trôi đi, xa lánh cái dữ dội của dòng sông và sự náo nhiệt của các đô thành. Đứa học việc đã cao hơn sư phụ mình một nửa cái đầu và đã ngang sức với ông trong việc xử lý gỗ. Thời gian trôi đi như một con nai bị đuổi. Hai vương triều nhà Ngụy đã sụp đổ và họ bị thay thế bởi hai vương triều mới là nhà Chu và nhà Tề. Người thợ đàn già không còn quê hương. Thẩm Phong không hiểu vì sao ông phải quay về phương Bắc.
Mặt trời đã lặn nơi đường chân trời. Người thợ đàn trẻ chùi nước mắt. Chàng ngồi xổm dưới gốc cây đào trước nắp quan tài. Chàng nhận ra sư phụ đã lấy ngón tay khắc lên đó một chữ “diệu”. Thẩm Phong lấy một miếng giẻ chùi tấm gỗ. Hơi nhô lên ở giữa, tấm gỗ có đường nét tuyệt hảo và hình khối thanh nhã. Được phủ một lớp sơn đen loại đặc biệt, nó thậm chí còn phản chiếu được ánh mặt trời lúc chiều tà. Thẩm Phong nhớ lại một cuộc nói chuyện với sư phụ.
- Gỗ quan tài rất xấu khi quan tài dùng cho một người tâm địa xấu xa, – người thợ đàn già nói với chàng.
- Tìm một quan tài của người tốt ở đâu? – Chàng hỏi vặn lại. – Lúc sống, một người có chí khí có thể làm điều thiện rời điều xấu. Lúc chết, khi đã phân rã, rời khỏi mọi đạo đức và luật lệ, không còn tài sản và hành trang, chẳng phải anh ta cũng chỉ là một bộ xương như bao kẻ khác sao?
Thẩm Phong vuốt ve tấm gỗ. Chàng ngạc nhiên khi không cảm thấy hơi lạnh của tấm gỗ đã ba vương triều nay không đón mặt trời. Chàng gõ gõ vào giữa làm phát ra một tràng âm thanh trong trẻo.
Khúc gỗ này đang sống. Có phải đó là ý nghĩa của từ “diệu” mà sư phụ chàng khắc lại? Diệu, tính từ chỉ một phụ nữ đẹp yêu kiều, có phải nó muốn nói một cây đàn cổ cầm tuyệt diệu? Thẩm Phong đã quen đặt những câu hỏi và nhận lại những câu trả lời. Chàng cũng quen đi theo và trợ giúp sư phụ. Cái im lặng quanh ngôi nhà làm chàng nhớ ra người thợ đàn già không còn ở đó để chỉ dẫn cho chàng nữa.
Chàng tiếc đã để ông ra đi. Đúng ra chàng đã phải chạy theo ông giữ ông lại bằng sức mạnh và nước mắt.
Đêm xuống, gió nổi lên, nỗi buồn lảng vảng. Tiếng ồn của lũy tre từ dưới thung lũng bay về.
Mùi thức ăn xộc vào mũi làm bụng chàng bắt đầu cồn cào. Thẩm Phong mở mí mắt. Ngọn lửa chập chờn trong nhà. Người thợ đàn già đã trở về và nấu thức ăn trong khi chàng ngủ. Thẩm Phong nhảy dựng dậy mừng rỡ. Hai mắt chàng lướt qua căn nhà trống và nhanh chóng nhìn về phía cửa. Bên ngoài, mặt trời đang xuống núi nhuộm những mái nhà trong làng bằng một màu cam huyền hoặc. Trong khoảnh vườn rào bằng tre, sư phụ chàng nấu cơm chiều.
Thẩm Phong chào thầy vui vẻ:
- Sư phụ đã về rồi!
Chàng lập tức cảm thấy hối hận vô cùng. Trên tấm bàn đá, chỉ có một chén rau muối để ăn với cơm. Đêm trước, vì bị Chu Bảo thôi thúc đi mở cửa hầm mộ nên chàng rời Kinh Châu mà không mua thứ gì. Chàng mở mắt và thấy tấm nắp quan tài bị lấy cắp vẫn nằm dưới gốc cây đào.
Chàng ngồi vào bàn, nhìn chằm chằm khuôn mặt sư phụ và quyết định giấu đi tin buồn: không còn một ai đặt làm đàn. Chàng mỉm cười ném túi bạc của Lỗ Tứ lên bàn, bạc leng keng trong túi.
- Con đã bán cây đàn cổ cầm, ngày mai con đi chợ! Con mua rượu gạo, thịt lợn chỗ bác Tống và bánh mật ong quế nhé? Con may cho sư phụ bộ đồ mới nhé? Áo sư phụ thủng lỗ chỗ cả rồi! Nếu con có đem cho bé Hoa vá lại thì cũng không mặc được lâu nữa. Tốt nhất nên mua một cái mới.
Người thợ đàn già không để ý. Mặt cúi gằm, ông tiếp tục ăn bữa tối.
- Lâu nay sư phụ đi đâu vậy? – Thẩm Phong hỏi tiếp. – Lần này con đã đếm đấy nhé, nhìn này.
Dưới chân tường nhà mười viên sỏi nhỏ xếp hàng.
- Mười ngày! Trong mười ngày con đã không có tin tức gì của sư phụ. Vì trời mưa nên con sợ sư phụ bị ngã dưới thung… hay sư phụ bị hổ tấn công rồi đấy…
Người thợ đàn gia giống như vừa trở về sau nhiều đêm trường giữa rừng. Gò má hõm vào, lưng còng xuống. Mái tóc ông rối bù như tổ chim. Đầu ngón tay đen sạm và nứt nẻ, các móng tay đã bị gãy và đôi chỗ có dấu máu tím bầm.
Thẩm Phong thở dài. Rồi chàng cố mỉm cười lần nữa.
- Ở thác lớn, nước vẫn còn lạnh. Sau bữa tối, con sẽ chuẩn bị cho sư phụ một chậu nước nóng trong nhà, được không sư phụ?
Người thợ đàn già không trả lời. Khuôn mặt nâu đậm có những nếp nhăn sâu hoắm vẫn im lìm. Những nếp nhăn nhúc nhích khi ông nhai. Thật khó mà biết ông đang nghĩ gì.
Thẩm Phong đứng dậy, lấy một bát cơm rồi quay lại. Chàng cố gắng tiếp chuyện:
- Tấm gỗ ở ngoài kia… sư phụ đoán nó bao nhiêu tuổi?
Người thợ đàn già vẫn im lặng, không thèm ngước mắt nhìn.
Hai người đàn ông tiếp tục ngồi ăn đối diện nhau mà không nói lời nào. Bỗng người thợ đàn đứng dậy, tay cầm cái chén không, đi ngang qua cây đào rồi nhìn sơ qua tấm gỗ. Thẩm Phong nín thở. Sư phụ là người thành tâm với Phật. Ông sẽ nổi giận nếu biết Thẩm Phong và Chu Bảo trộm nó từ chùa Đại Bi.
Người thợ đàn già cúi xuống, lấy tay áo chùi một góc tấm gỗ, lẩm bẩm vài lời không rõ. Ông lắc đầu rồi quay lại ngôi nhà. Khi Thẩm Phong ăn sạch bát cơm, người thợ đàn già đi ra, mang theo một bọc quần áo trên lưng. Cổ Thẩm Phong nghẹn lại, chàng đứng dậy. Sao sư phụ chàng lại chuẩn bị lên đường? Lần này ông sẽ đi vài ngày hay đi mãi?
Thẩm Phong chặn lối đi lại. Chàng gằn giọng hỏi sư phụ:
- Sư phụ mới đi mười ngày. Giờ sư phụ còn đi đâu nữa?
Người thợ đàn già lẩm nhẩm, lảng tránh ánh mắt của Thẩm Phong.
- Sư phụ không điếc, con biết mà!- Thẩm Phong hét lên.- Ở đây là nhà sư phụ, nhà của chúng ta, sư phụ còn đi đâu?
Chàng giơ tay lên tìm cách lấy lại túi đồ. Dù tay đã run nhưng người thợ đàn già vẫn tránh né được, chính ông đã dạy võ cho Thẩm Phong. Ông đánh bật cánh tay chàng ra rồi vụt né qua một bên, bước một chân về phía trước. Thẩm Phong nắm vai ông giữ lại.
- Sư phụ thậm chí không phải cha con, nhưng sư phụ đã cứu mạng con và nuôi con lớn lên như con đẻ. Với người Hoa Hạ, một người cha không thể bỏ rơi con mình, một đứa con phải nuôi cha mẹ đến khi cha mẹ chết. Nó phải chôn cha nó đàng hoàng và chăm lo phần mộ cho đến khi tới lượt mình phải chết. Sư phụ đã sống giữa những người Hoa Hạ, sư phụ không còn là ngươi Tiên Ti nữa!
Thẩm Phong cố kìm nước mắt.
- Khi con còn nhỏ, sư phụ dẫn con theo bất cứ nơi nào sư phụ đến. Chúng ta đã làm việc trong xưởng, đã ở trong thành và sống trong rừng. Chúng ta đã cùng chọn ngôi làng này. Sư phụ đã dạy con làm đàn cổ cầm, dạy con dựng nhà. Giờ sư phụ đi đâu? Con đi với sư phụ!
Người thợ đàn già nhìn chằm chằm xuống đất, lắc đầu, hạ vai xuống thoát khỏi tay Thẩm Phong rồi đi ra phía cổng. Thẩm Phong lao theo để cản ngăn, nhưng người thợ đàn già đẩy chàng lại.
- Sư phụ! Hãy nhìn ngôi nhà xem. Chân nhà, chái nhà, mỗi lớp đất nện trên tường đều đẫm mồ hôi của cả hai! Hãy nhìn khoảnh vườn! Chúng ta đã khai khẩn cùng nhau!
Nước mắt làm mắt Thẩm Phong mờ đi rồi chàng giơ tay chùi mắt. Không thèm nhìn chàng, không thèm ngoảnh đầu lại, người thợ đàn già mở cửa rồi đi theo con đường mòn có hoa mùa xuân nở đầy hai bên. Nỗi buồn trùm kín Thẩm Phong làm chàng như hóa đá. Sư phụ chàng không phải người Hán. Trong người ông chảy dòng máu của tộc người Tiên Ti, một bộ lạc du mục ở phương Bắc. Những người Tiên Ti không có khái niệm gia đình. Các bà mẹ nuôi lớn tất cả những đứa con trong tộc và lũ con gọi tất cả những người đàn ông là “cha”. Không giống như người Hán vốn sống tình cảm, một người Tiên Ti không gắn bó với bất cứ thứ gì. Cách đây hai mươi năm, khi sư phụ chàng lang thang trên những con đường ở phương Nam, ông đã nhặt được chàng và nuôi chàng lớn, bây giờ, ông bỏ chàng lại không một lời giải thích. Trở lại thành một người tự do, du ngoạn thật xa, luôn rất xa, có lẽ là ý nguyện của ông.
Sải từng bước dài, sư phụ chàng đi xuống làng. Thẩm Phong nghiến răng cố ngăn tiếng nức nở. Bỗng chàng nhớ nhiều năm trước, khi sư phụ vừa thấy tóc điểm trắng lốm đốm, ông đã nói với chàng một ngày kia ông sẽ trở lại phương Bắc và chết ở đó. Ông cũng nói thêm: “Ta sẽ để lại cho con ngôi nhà này. Nó sẽ đủ cho con và vợ con.”
- Dẫn con về phương Bắc với! – Thẩm Phong hét lên.
Bên thềm nhà, chàng vẫy vẫy tay, làm những ký hiệu mà sư phụ chàng chẳng thấy. Ngôi nhà của họ dựng trên đỉnh đồi nhìn xuống toàn bộ ngôi làng. Lúc hoàng hôn, khói trong các ngôi nhà bay lên khỏi những mái nhà bằng lá tre rồi chầm chậm lên trời. Từ phía tây, mặt trời ném những tia sáng cuối cùng lên cánh rừng. Thẩm Phong hạ tay xuống.
Tên của chàng, Thẩm Phong, có nghĩa là “ngọn gió”, dựa theo tên của người thợ đàn già là Thẩm Phụng. Từ “Phụng” phát âm nặng hơn, có nghĩa là “chim phượng”. Cả hai cái tên đều có ký tự tượng hình giống nhau: gồm một nét như cánh chim và một nét cong như vòm trời. Vì trong buổi dựng trời dựng đất, khi những người thư lại Hoa Hạ viết trên mai rùa, cả hai cái tên chỉ là một. Gió là một cánh chim thần.
Giống như gió và phượng hoàng không biết mệt mỏi, trong đời mình, người thợ đàn già đã đi qua hàng nghìn bản làng, từ Nam chí Bắc.
Trước khi có tên Thẩm Phụng, ông tên là Đỗ Phụng. Tổ tiên ông là thợ săn sói và chăn nuôi ngựa sống trong những thảo nguyên Đại Bắc. Hàng trăm năm trước, theo chân đại hãn, thủ lĩnh của tộc người Tiên Ti, họ đã thúc ngựa đến Trung Nguyên, đánh nhau với lính Hoa Hạ, bắn cung tên không bao giờ trượt. Người Tiên Ti thành lập nhiều vương quốc trên mảnh đất ngày xưa vốn của người Hán rồi đánh nhau tranh giành mảnh đất Trung Nguyên với bốn bộ tộc du mục khác. Sau vô số cuộc chiến tranh, một đại hãn Tiên Ti đã thống nhất miền Bắc, lập ra vương quốc bá chủ là nhà Ngụy. Một trong những con cháu của ông đã theo hệ thống triều chính Hoa Hạ, bắt dân chúng phải ăn mặc như người Hán, dùng tiếng Hán và viết những cái tên Tiên Ti bằng ký tự Hán.
Người thợ đàn già sinh ra trong Dự thành, phía đông bắc Trung Nguyên, họ của ông viết bằng tiếng Hán là Đỗ. Ở đó, vào mùa đông, những vú băng treo trên nóc nhà chĩa xuống mặt đất đầy tuyết. Mùa hè, dưới sức nóng khủng khiếp, những con cò rên rỉ ngày đêm trong tàn cây. Một ngày nọ, khi mới vừa biết đi, ông đã có thể bước qua thềm nhà, bò trong sân và lăn ra đường. Bất thình lình mặt đất rung chuyển rồi gió thổi tung những làn cát bụi liên hồi. Trước mặt ông, những bóng người chạy vùn vụt, làm sỏi đá và bùn đất tung lên. Sau đó, người ta tìm được ông ở giữa đường, ngạc nhiên khi thấy ông không bị đám kỵ binh đi đánh một bộ tộc Đại Bắc giẫm nát. Cha ông từ lúc đó gọi ông là Phụng, vì Phụng là loài chim mang lại may mắn.
Thời chiến, người Tiên Ti đi lính; thời bình, họ nuôi gia súc và làm thương nhân. Từ hai thế hệ nay, gia đình ông làm bánh mì nướng, những chiếc bánh mì đã trở thành nổi tiếng trong Dự thành. Đỗ Phụng lớn lên giữa đám bụi bột mì. Ông ngủ và học nói trên lưng những chị lớn đang xay bột bằng cối đá.
Đỗ Phụng có một người anh họ tên là Đỗ Cố. Những người đàn ông trong tộc quyết định mua một chức quan cho Đỗ Cố, cháu đích tôn của chi trưởng trong gia tộc, với hy vọng chức quan sẽ cho họ vị trí cao trong xã hội. Mọi người cũng quyết định rằng, Đỗ Phụng, cháu đích tôn của chi dưới được truyền lại công thức làm bánh mì nướng, với hy vọng kể từ ông và các con cháu, nghề làm ăn của dòng họ sẽ được phát đạt. Đỗ Cố được gửi đến học ở một trường do người Hán dạy. Đỗ Phụng đi theo. Ông phải học tính toán và những ký tự cần thiết để làm bảng tính.
Đỗ Cố và Đỗ Phụng chán học lắm, thường xuyên trốn lớp đi la cà trong phố, những nơi có họp chợ. Một người bán thảo dược thương hai đứa, dạy chúng đánh vật và dùng vũ khí. Một ngày nọ, Đỗ Cố và Đỗ Phụng gặp một người bán thịt. Hai đứa ẩu đả với ông ta rồi lỡ tay giết chết ông ta. Để không bị quân lính bắt và sợ ông nội nổi giận, chúng trốn khỏi Dự thành. Lúc đó, chúng mới mười hai và mười một tuổi. Người bán thảo dược gửi chúng tới một người anh họ, người này lại gửi chúng tới nhà ông anh, một thợ rèn ở một thành phía tây. Người này giữ chúng lại một năm rồi gửi chúng đến một người làm vũ khí ở một miền xa. Chúng đi bộ băng qua Bắc Trung Hoa. Khi đói, chúng tấn công những người đi đường không biết phòng bị và lấy tiền bạc của họ. Nhưng đến lượt mình, chúng bị tấn công và bị trộm. Chúng cũng gặp những thầy tu hành hương, những phu bảo vệ xe thồ, những người mãi võ và lũ cướp đôi lúc trở thành bạn chúng. Những cuộc gặp gỡ tình cờ cho chúng biết hướng đi rồi chúng đến biên giới Tây Bắc.
Dưới đôi mắt mở to ngạc nhiên, chân trời mới mở ra. Những thung lũng trở thành một mảnh đất bằng phẳng, rộng lớn đầy cỏ thu hút từng bầy chim trắng và những đám mây như bông gòn. Nhưng một ngày kia, tiếng tù và inh tai nổi lên. Từ một nơi nào đó không rõ, một toán người Tiên Ti lao vào giữa thung lũng, dàn hàng dài trước những kỵ binh Nhu Nhiên phi nước đại đến. Cả hai quân nhìn nhau khinh bỉ từ xa, bắn những cơn mưa tên qua lại trước khi lao vào nhau như hai con sóng cuồng loạn. Thấy cuộc chiến hấp dẫn và vũ khí đẹp đẽ, cả hai cướp lấy gươm và áo giáp của những người chết rồi đi theo quân Tiên Ti. Lúc đó chúng được mười lăm và mười bốn tuổi.
Toán quân lại lên đường đi về hướng tây để lấy lại những thành đô từ tay người Tây Tạng và người Thát Đát. Sau đó họ được triệu hồi để đàn áp cuộc nổi dậy của nông dân Hán trong vùng Trung Nguyên. Rồi họ lại phi nước đại về Đông Bắc để chống quân Khiết Đan xâm lược. Cứ mỗi trận chiến, hai đứa trẻ lại nghĩ rằng chúng sẽ chẳng còn nhìn thấy mặt trời lần nữa, nhưng may mắn hết lần này đến lần khác lại đến với chúng. Chúng luôn hồi phục sau khi bị thương.
Dù người Tiên Ti đã thống nhất Bắc Trung Hoa, họ vẫn phải giữ vững sự cai trị bằng tên và kiếm. Ở đó, dòng máu quý tộc chẳng thể nào so với lòng gan dạ và sự ma mãnh trên chiến trận. Mười năm trôi qua. Dù có gốc gác gia đình thấp kém, từ chỗ là những kỵ binh bình thường, hai anh em họ đã được thăng tiến thành thủ lĩnh toán quân, rồi tướng triều đình.
Trên bờ Bắc sông Dương Tử, chúng nhận lệnh chuẩn bị xâm chiếm phương Nam. Chúng huấn luyện lính tráng tập trận thủy chiến trong khi chờ tin. Tin tức triều đình không thấy đến; tin đồn xì xào khắp nơi làm lính tráng bán tín bán nghi chẳng biết thế nào. Chúng được tin sau những bất đồng của hai phe Hoàng hậu, Hoàng đế, Hoàng thái tử và các đảng phái, vương quốc Tiên Ti bị chia làm hai triều, triều Đông Ngụy và triều Tây Ngụy, với hai hoàng đế, hai kinh thành. Người Tiên Ti phải chọn những quân vương mới, và theo lựa chọn của tướng quân thượng cấp, Đỗ Cố và Đỗ Phụng gia nhập quân Đông Ngụy.
Chiến tranh giữa hai vương quốc Tiên Ti còn tàn khốc hơn những cuộc chiến tranh trước đó. Sau những cuộc giáp quân với người Tây Ngụy, quân của chúng bị tan tác, tướng quân của chúng bị giết. Là những người duy nhất sống sót sau trận chiến, chúng quyết định sẽ chỉ chiến đấu vì chính chúng thôi. Hoành hành ngang dọc trên biên giới giữa hai triều nhà Ngụy, như những đám mây đen quần thảo trên bầu trời, chúng cướp bóc các khu phố và làng mạc, thỉnh thoảng lại gia nhập các toán lính nhỏ người Tiên Ti, người Hung Nô, người Khiết Đan và người Hán trung lập. Cả hai vương triều nhà Ngụy vừa truy bắt chúng vừa cung cấp vũ khí và ngựa để chúng đánh vương triều bên kia. Lúc thì quân số của chúng tăng lên, lúc thì chẳng còn một mống. Không biết ngày mai có còn sống hay không nên chúng ăn chơi, tiệc tùng mỗi khi có được cái gì đó để ăn uống.
Ở phương Bắc, những người lính theo truyền thống mang theo tất cả của cải mình có, trong đó phần nhiều kiếm được nhờ cướp bóc. Các tướng quân trả công cho binh sĩ chiến thắng bằng cách cho phép họ càn quét chiến trường. Trên những xác chết, họ tìm thấy những cái cổ đầy vòng vàng, những cánh tay đầy vòng bạc và ngọc thạch, những chiếc áo thêu ngọc trai bên trong. Cũng có những thanh kiếm mũi nạm đá quý, những cung tên khảm xà cừ và lông chim quý truyền từ tay kẻ này sang kẻ khác, qua nhiều thế hệ người sống và người chết. Nhân cơ hội đó, binh lính thay quần áo mới, vũ khí, mũ giáp mới, yên ngựa mới. Khi sống, người ta chém giết lẫn nhau; khi chết, người ta trở thành những người làm giàu cho người sống.
Khi Đỗ Phụng còn là một tên lính quèn, sau khi lập công đuổi một toán quân xâm lược ở biên giới phía tây, ông đã nhận được lệnh đi càn quét chiến trường. Sáng hôm đó, khi ông nhìn qua toàn bộ vùng đất bị đóng băng đầy rẫy xác chết, như một người chơi xúc xắc có kinh nghiệm, ông đoán được những người chết giàu đến mức nào, rồi tiến về một trong số những xác chết đó. Đầu tóc và quần áo y cho thấy y thuộc bộ tộc du mục ở cực Bắc, những người lính của họ nổi tiếng với việc mang theo những viên đá quý làm bùa. Khi cúi xuống gần, Đỗ Phụng nhận ra y vẫn còn đang thở dù ngập trong vũng máu. Một thanh kiếm đã đâm vào cuống họng y đồng thời y cũng đã bị mất một phần vai và cánh tay. Một ánh sáng hừng hực chạy qua đôi mắt đang khép hờ của y, báo hiệu cái chết sắp đến. Đỗ Phụng cắt dây buộc áo giáp của y rồi chuẩn bị tìm kiếm cái áo choàng thì kẻ bị thương nhấc chân lết lại gần, rồi vung tay toan đấm vào phía bụng dưới của ông. Đỗ Phụng liền rút dao cắt cổ tay y. Đã mất hết máu từ trước nên tên địch không chảy máu nữa. Y nhanh chóng trút hơi thở nhưng vẫn nắm chặt tay. Đỗ Phụng vừa đẩy y ra vừa nguyền rủa. Lúc đó ông mới biết rằng tên lính không phải đấm ông, mà thật ra là muốn đưa cho ông một gói nhỏ mạ xi có quấn khăn.
Sau vụ việc này, Đỗ Phụng không muốn tìm kiếm nữa. Ông trở về trại. Trong góc trại, ông mở gói ra rồi rút ra một cuốn sách da cừu trên bìa có những ký tự mà ông không biết đọc. Sau trận chiến, khó có thể biết xác nào là người nào. Không giống như người Hoa Hạ có thói quen thêu tên họ và quê quán ở dưới áo, những người du mục phương Bắc không để lại dấu hiệu gì về thân thế. Biết rằng khó gặp được chuyện như chuyện về người lính mà ông vừa cướp bóc, Đỗ Phụng giấu cuốn sách trong thắt lưng của mình.
Giống như loài sói mà họ thờ phụng, người Tiên Ti sống theo bầy. Từng sống với cha mẹ, anh chị em và những huynh đệ trong quân đội, Đỗ Phụng chưa từng biết đến cô đơn. Cái gói nhỏ này làm ông bỗng thấy thích được ở một mình. Ông có thói quen tránh xa đám lính tráng rồi mở cuốn sách ra. Những kí tự không thể giải mã dần quen thuộc với ông. Khi ông xem nhiều, nó trở thành những bức tranh, rồi Đỗ Phụng nhận ra trong đó từng đám mây, bóng trăng treo sau đỉnh núi, một mặt hồ có rừng cây bao quanh, một cánh đồng hoa và nhiều thứ khác. Những con số hòa lẫn với nhau ở đó, tạo thành phách điệu. Sự ồn ào của đời nhà binh lúc đó bỗng tắt để một thứ âm nhạc chầm chậm được cất lên, cho ông cảm xúc hòa trộn giữa hào sảng và sầu bi.
Ông bí mật dò hỏi những kẻ tù nhân. Những trận chiến không dứt đã cho ông gặp những tù binh có nguồn gốc khác nhau. Nhưng ông phải tốn rất nhiều thời gian mới tìm được một sĩ phu người Hán. Chỉ thoáng nhìn ông ta đã nói ngay đó là một khúc nhạc cho đàn cổ cầm, các nốt là các con số và ký tự Hán ngữ.
Đỗ Phụng hy vọng đó là một chữ viết kỳ bí chỉ dẫn đến một kho báu của một hoàng tử mất ngôi và mất đầu được giấu kín. Đàn cổ cầm là nhạc cụ mà ông chẳng biết âm thanh hay hình dạng thế nào. Bực tức, ông đã muốn vứt cuộn giấy da vào lửa nhưng cuối cùng giữ lại vì nghĩ rằng nếu người lính đã tin cẩn giao nó lại cho ông, hẳn nó có giá trị.
Các mùa lần lượt trôi qua và Đỗ Phụng được thăng tiến dần. Khi ông có quyền ra lệnh, ông đã ra lệnh cho lính tráng tìm một cây đàn cổ cầm và dẫn một tên tù binh biết chơi đàn đến gặp mình. Binh lính mang đến tất cả các loại nhạc cụ Trung Hoa có hình ống, hình tù và, hình chảo, hình tháp chùa. Các nhạc cụ bằng gỗ, bằng da, bằng sậy, bằng kim khí. Thấy hình dáng và âm thanh của chúng thú vị, bất cứ khi nào được nghỉ ngơi, Đỗ Phụng đều tháo chúng ra để tìm hiểu phương thức chúng tạo ra các loại âm thanh. Các chốt, cầu, dây đàn, khung âm, hộp cộng hưởng, bàn phím, ông học thuộc cấu trúc của chúng mà không biết chúng tên là gì.
Giữa hai trận chiến, ông lại được nhấm nháp những khoảnh khắc yên bình như nhấp nháp một chén sữa cừu. Nếu như một người lính Tiên Ti thường thổi sáo say mê trước cảnh mặt trời lặn thì người Hán thường thổi tiêu, một loại sáo tre lớn cầm theo chiều thẳng đứng khi chơi. Các âm điệu mà trước đây ông không chú tâm bắt đầu trám đầy trái tim ông. Âm nhạc làm ông quên đi những vết thương đau đớn và những cơ bắp rã rời. Âm nhạc bao phủ lấy ông, giúp các bắp chân và đầu óc ông thư giãn. Âm nhạc như một mặt trời quay quanh bầu trời, như gió làm cánh đồng trổ bông, âm nhạc có thể thấy được và nghe được với tất cả những ai muốn nhận những điều tốt đẹp.
Tuy nhiên, không người lính nào mang lại môt cây đàn cổ cầm. Đỗ Phụng kết luận rằng nó rất quý hiếm và cũng giống như màu tía dành riêng cho hoàng đế và lụa không dành cho phàm phu tục tử, cây đàn cổ cầm không thể do những con người trần thế chơi. Do đó, bản nhạc viết trên da cừu còn quý giá hơn nữa.
Kiên trì là con đường dẫn đến may mắn, còn ngẫu nhiên là phần thưởng của nó. Sau cuộc cướp phá một kinh thành trong vùng xa xôi ở cực tây, binh lính của Đỗ Phụng báo lại rằng chúng đã tìm thấy một người Hán sống trong một ngôi nhà bốn bức tường đều treo nhạc cụ. Ông vội vàng đến đó. Binh lính không được đốt ngôi nhà và con đường chỗ người thợ đàn cư ngụ. Trong khi chờ thủ lĩnh tới, chúng đã buộc người Hán nọ vào một cái cây ở giữa sân. Đỗ Phụng cho tất cả lui. Ông tháo dây cho người thợ đàn, mời ông ta ngồi xuống rồi rút tấm da cừu ra.
Người Hán nọ run rẩy hồi lâu rồi mới bình tĩnh lại được. Ánh mắt sợ hãi của ông ta cứ hết nhìn tấm da cừu lại liếc Đỗ Phụng, rồi cuối cùng dừng lại trên các nốt nhạc. Ông ta đọc nhanh các ký tự kỳ bí rồi đọc lại lần thứ hai. Ông ta lẩm bẩm rồi nhịp nhịp tay phải để đánh nhịp cho lời ông ta hát rất hỗn độn. Khuôn mặt ông ta bừng sáng rồi co rúm lại mỗi khi ông ta có vẻ gặp khó khăn trong việc đọc nhạc.
- Không thể nào, – ông ta vừa thì thầm vừa gãi đầu.
Ông ta nhìn chằm chằm vào không trung rồi lại chìm đắm vào bản nhạc, tay vẫn nhịp nhịp theo nhạc.
- Đúng vậy!… Không thể tin nổi… Tôi không bao giờ dám tin!…
Ông ta im bặt, hàng lông mày nheo lại. Ông ta nhịp bàn chân. Bất ngờ ông ta lăn ra đất, dập đầu lạy lục Đỗ Phụng.
- Tướng quân xin cho thảo dân được dùng đàn cổ cầm!
Một cây đàn cổ cầm! Đỗ Phụng run rẩy sung sướng. Người Hán nọ vội vã vào nhà rồi trở ra với một nhạc cụ có hình chiếc lá chuối dày ba đốt tay và dài bằng năm bàn chân. Ông ta siết lần lượt bảy sợi dây đàn rồi vừa chơi vừa đọc bản nhạc.
Đỗ Phụng quên cả chuyện chiến tranh. Các âm thanh bổng và trầm phát ra từ cây đàn cuốn lấy ông như gió thổi qua tán cây làm lá run rẩy. Ông ngước lên. Bầu trời trong xanh không một gợn mây mở ra. Đã lâu lắm rồi ông không còn nhìn thấy vẻ đẹp của bầu trời! Âm nhạc tiếp tục, rồi im lặng, như một dòng nước nóng sinh ra trong lòng ông và chảy khắp ngõ ngách trong cơ thể ông. Trước đây ông chưa bao giờ nghe được sự im lặng!
Mặt trời chầm chậm chuyển về tây. Khi đêm xuống, một chiếc bàn được đặt vào giữa sân. Đỗ Phụng và người thợ đàn uống rượu như bạn bè thân thiết.
Đỗ Phụng kể lại chuyện ông đã có được bản nhạc này như thế nào rồi hỏi người Hán nọ bản nhạc được ghi trong đó là bản gì. Đã thấm hơi men, người thợ đàn cao giọng:
- Là một phiên bản dài của khúc Quảng Lăng tán! Tôi tự hỏi phép màu nào đã giúp nó thoát khỏi những cuộc chiến liên miên hoành hành Trung Nguyên và ai là người đã chép lại nó trên tấm da cừu!
Nhìn thấy Đỗ Phụng bối rối không hiểu, ông ta giải thích:
- Trước đây, thi sĩ Kê Khang cho rằng một hồn ma nữ sĩ đã truyền cho ông bản Quảng Lăng tán. Khi bị Tấn vương Tư Mã Chiêu khép tội chết, ông đã chơi khúc nhạc này trên cọc hành hình rồi hét lớn: “Cháu ta là Hiếu Ni rất muốn học bản nhạc này, ta đã không dạy cho nó. Từ đây, khúc nhạc này sẽ chết cùng ta!”. Sau khi ông chết, người ta tìm thấy rất nhiều phiên bản cùng tên. Một trong số đó đã được gia đình tôi giữ kĩ. Nhưng nó vẫn chưa đạt đến độ tinh tế và thanh tao như phiên bản trên tấm da cừu của tướng quân!
Đỗ Phụng biết được rằng nghề làm thợ đàn là cha truyền con nối, rằng tổ tiên của Thẩm Thanh Lâm sống ở Trường An, nơi người ta làm đàn cổ cầm dâng cho các hoàng đế. Khi kinh đô Trường An rơi vào tay giặc Hung Nô, gia đình ông theo cuộc di dân của người Trung Hoa và phải vượt qua dòng sông để lánh nạn ở bờ Nam. Tới dòng sông Dương Tử, ông cố tổ của ông đã quyết định quay lại.
“Các thư khố đã bị thiêu rụi, những sĩ phu bị bắt bớ, các cung điện trở thành tro bụi. Ai có thể chắc rằng dòng Dương Tử có thể cản được quân lính man di? Chúng ta hãy ở đây và trốn trong một ngôi làng. Nhờ gia tộc chúng ta, nghề làm đàn sẽ được bảo tồn. Khi chẳng mấy chốc chẳng còn sách vở, chẳng còn thi ca, chẳng còn hội họa, chẳng còn cây đàn cổ cầm nào trong những kinh thành trước kia thuộc về người Hán, chúng ta sẽ là những người bảo tồn cuối cùng”.
Mặt trăng đã lên, hai người đàn ông không ngừng thêm rượu. Đỗ Phụng biết được nhiều thế kỷ sau, gia đình họ Thẩm đã dần khấm khá, rồi biết thêm Thẩm Thanh Lâm có ba cô con gái mà không có con trai để truyền lại nghề làm đàn. Nửa tỉnh nửa say, Đỗ Phụng hét lên:
- Ông cứ việc nhận ta làm đồ đệ.
- Tướng quân sao?
Thẩm Thanh Lâm nhấp nháy mắt rồi phá lên cười.
-Đàn cổ cầm là một nhạc cụ thiêng liêng! Nó được thần Phục Hy tạo ra để dành cho người lương thiện và bình tâm. Người Tiên Ti cướp bóc, đốt phá và giết chóc. Thời nhà Tây Tấn, tổng đốc Dự thành đã để cho quân Tiên Ti vào Trung Nguyên. Người Tiên Ti bắt hàng nghìn cô gái Hoa Hạ, một nửa để mua vui cho chúng, một khác để mang thai. Khi tổng đốc nhận ra điều đó và đòi lại tám nghìn cô gái còn sống sót, người Tiên Ti vì không thể ăn thịt tất cả cùng lúc, đã dìm chết họ ở nhánh sông Y Hà làm khúc sông này ngừng chảy trong nhiều tháng trời…
Đỗ Phụng mỉm cười nhưng không ngắt lời. Ở bờ Nam cũng như bờ Bắc của sông Dương Tử, người Tiên Ti bị ghê sợ, thù hằn, bị so với quỷ dữ và thú hoang. Nhưng các tướng quân Tiên Ti không phủ nhận huyền thoại về sự hung tợn của họ, điều có thể làm quân địch run sợ và đẩy chúng đến chỗ đầu hàng.
Người Hán nọ nói tiếp:
- Khi Nhiễm Mẫn tiêu diệt nhà Bắc Triệu, ông ta đã giải phóng năm mươi nghìn cô gái Hoa Hạ bị bắt để quân Hung Nô ăn thịt. Khi Nhiễm Mẫn bị thất trận trước quân Tiên Ti, quân Tiên Ti bắt năm mươi nghìn phụ nữ ăn thịt qua mùa đông. Người ta nói rằng vào mùa xuân, một núi xương nằm ở ngoài thành… Người ta cũng kể rằng khi đại hãn Thác Bạt Tự dấy ba mươi nghìn quân Tiên Ti tấn công triều Nam Tống, ông ta đã không cần tiếp tế. Quân của ông ta sống nhờ cướp bóc và ăn thịt người khi không tìm ra cao lương…
- Ta muốn học đàn cổ cầm, – Đỗ Phụng nói với ông ta. – Nếu ông từ chối, con đường này sẽ bị đốt rụi, ông và các xóm giềng sẽ bị quay chín.
Người Hán nọ tím tái mặt mày. Ông ta cúi đầu rồi uống một hơi cạn chén rượu đầy. Thứ nước đó chảy qua miệng rồi tràn ngập lồng ngực ông ta. Ông ta lấy cây đàn cổ cầm rồi để ngón tay lên những chỗ khác nhau.
- Lúc đầu, đàn cổ cầm chỉ có năm dây, – ông ta nói. – Dây đầu tiên, dây cung, tương ứng với Địa nuôi dưỡng bốn mùa. Nó gồm tám mươi mốt sợi chỉ lụa, đó là dây lớn nhất trong bảy dây. Nó tạo ra âm trầm, uy nghi, tượng trưng cho bậc quân vương. Dây thứ hai, dây thương, tương ứng với Kim và mùa thu. Nó gồm bảy mươi hai dây lụa và tạo ra thanh rõ ràng. Nó biểu trưng cho bậc công hầu. Dây thứ ba, dây giốc, là Mộc và mùa xuân. Nó gồm sáu mươi tư sợi chỉ lụa. Mùa xuân thế gian bừng nở. Như từng khóm cây mới nhô lên khỏi mặt đất để tung cành trổ ngọn, dây thứ ba rất mong manh. Nó run rẩy ngay khi ta chạm vào. Do đó, nó tượng trưng cho dân chúng. Dây thứ tư, dây chủy, là Hỏa và mùa hè. Nó gồm năm mươi bốn dây lụa. Âm thanh của nó dồi dào, thịnh vượng. Nó tượng trưng cho thiên nhiên. Dây thứ năm là dây vũ, là Thủy và mùa đông. Vào mùa đông, lá rụng đi và vạn vật khỏa thân. Vũ trụ mất hết mặt nạ và bị phơi trần. Nó tượng trung cho muôn vật đang sống. Dây thứ sáu được Chu Văn Vương thêm vào. Và dây thứ bảy được Chu Vũ Vương thêm vào.
Người thợ đàn lật cây đàn lại.
- Các âm thoát ra từ hộp âm làm từ hai thân gỗ được đẽo gọt và dán vào nhau. Thợ đàn làm việc không cần cảm xúc. Lạnh lùng và chính xác, anh ta có thể đẽo gọt thân gỗ nhờ vào những phương thức tổ tiên đã định sẵn, tạo ra mặt nhẵn, hình dáng và tỷ lệ hoàn hảo là nguồn gốc của các âm thanh như tiếng gió, tiếng sét, tiếng nước hồ, tiếng sao trời bay lên… Ở đây, đây là “hồ rồng”, kia là “bồn phượng”. Bên trong, mắt thường không nhìn thấy được, có một “cột trời”, một “cột đất”. Chúng vừa rung lên, khuấy động và tạo ra âm, vừa sinh ra sự im lặng mà tâm hồn có thể cảm nhận được. Với những ai đã quen nghe tiếng trống trận, bàn tay và cổ tay chỉ biết đường gươm, lưỡi kiếm, với một cái bụng quen những cơn đói chiến tranh và hận thù, người đó không thể nào biến một khúc gỗ thành một cây đàn cổ cầm được đâu.
Ông ta nhìn chằm chằm khuôn mặt Đỗ Phụng hòng làm ông thối chí:
- Không như các nhạc cụ sênh, tiêu, sáo, tỳ bà, nguyễn, không như các nhạc cụ chơi nhờ gió, nhờ dây khẩy và các loại trống, đàn cổ cầm không chơi trong dàn hòa tấu. Nó trốn tránh đám đông và không muốn lọt vào những lỗ tai thô lỗ. Đàn cổ cầm là khởi nguồn của con người chứ không phải là vật trang hoàng cho tài năng của người đó. Đàn cổ cầm là không biết xao lãng, nó luôn suy nghĩ. Một văn nhân chơi đàn cổ cầm cho chính ông ta, xa lánh thời thế. Đàn cổ cầm mài giũa lý trí, làm thanh sạch con tim, luyện ý thích, rèn tính khí, thay đổi nhân cách con người. Cái khoái cảm nó mang lại rất tao nhã, vì không thể tả được và không thể nắm bắt được. Đó không phải là cơn say vẻ tráng lệ hào nhoáng, không phải cảm xúc với giai điệu, cũng không phải là cơn dâm dật của vũ điệu, cũng không phải lòng nhiệt thành của người cầu nguyện…
Thấy Đỗ Phụng không phản ứng với những lời mình nói, ông ta nói thêm:
- Cuộc đời là một giấc mơ. Đàn cổ cầm thức tỉnh tâm hồn và xóa bỏ các ảo giác… Nó không dành cho những con người của chiến tranh. Nếu tướng quân muốn giải trí và mua vui cho mình, hãy gọi những người đàn bà đến…
Nghĩ rằng mình đã thành công trong việc thuyết phục tướng quân, Thẩm Thanh Lâm cười khẩy:
- Lưỡi kiếm cắt đầu và giết chóc. Đàn cổ cầm suy tư và hít thở khí trời. Đàn cổ cầm không phải là cánh tay nối dài của quyền lực, nó là sự phá hủy quyền lực. Nếu tôi dạy cho tướng quân nghề làm đàn, ngài hãy từ bỏ chiến tranh để theo đuổi âm nhạc.
- Ta không phải là người giỏi nói năng, – Đỗ Phụng nói. – Những gì ta nghe từ ông làm ta thỏa mãn. Ta cho ông một đêm để chuẩn bị hành lý. Chúng ta sẽ lên đường. Ông sẽ là sư phụ của ta, ông sẽ có thịt và rượu và không ai làm tổn hại đến ông.
Thẩm Thanh Lâm ngỡ ngàng im lặng hồi lâu. Rồi ông ta quyết định:
- Sự thể đã thế này, tôi chỉ có một điều kiện. Nghề của gia đình cha truyền con nối, tôi phải nhận ngài làm con nuôi, ngài phải từ bỏ họ và lấy theo họ của tôi là họ Thẩm. Nếu tướng quân từ chối, tôi sẽ theo tướng quân nhưng tôi sẽ tự sát ngay khi có thể.
Người Tiên Ti không tin vào số phận nhưng tin vào sự may mắn. Biết rằng cái chết sẽ đến còn nhanh hơn lưỡi kiếm, họ sống lấy tinh thần làm chủ đạo và không hoang phí một phút giây nào. Đỗ Phụng chấp nhận ngay lập tức điều kiện của Thẩm Thanh Lâm.
Ba năm sau, trong một cuộc đụng độ với người Tiên Ti ở phía tây, Đỗ Cố bị các tướng lĩnh hạ cấp phản bội. Từ sau lưng, chúng tấn công ông bằng một trận mưa tên, cắt đầu ông rồi mang về dâng cho triều Tiên Ti phía tây. Khi Thẩm Phụng biết tin anh họ mình đã chết, ông đổi trang phục với một tên lính rồi trốn đi trong đêm với sư phụ mình. Người thợ đàn người Hán nói đúng. Âm nhạc đã giúp Thẩm Phụng quay lưng lại với chiến tranh, nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu vì tình nghĩa huynh đệ. Cái chết của người anh họ đã giải phóng ông khỏi ràng buộc. Ông đã được tự do và quyết định đi về phương Nam.
- Phương Bắc là vùng đất của ta, thậm chí khi nó không còn thuộc về người Hoa Hạ, – sư phụ ông than vãn. – Tại sao lại bỏ đất đai của mình? Tại sao phải đi sống giữa những kẻ thù? Thậm chí dù người ta có ca ngợi những mảnh vườn và các đền thờ kỳ diệu ở phương Nam, ta vẫn thích những cơn bão tuyết và bánh mì nhồi thịt cừu nướng!
Bất chấp những than vãn của ông ta, Thẩm Phụng đi xuống bờ sông, nơi ông gặp những người lính Tiên Ti xưa, nay đã trở thành giang tặc. Họ giải thích với ông rằng họ sẽ đi qua những vùng nước nguy hiểm đến mức không có một con thuyền bảo vệ biên giới nào của phương Nam dám đến.
Đêm đen kịt. Những con sóng xô vào thềm đá giữa một khúc sông hẹp. Những chiếc thuyền mành chất đầy những con người mơ một cuộc đời mới bị những xoáy nước bóp nát rồi Thẩm Phụng ngã xuống sông.
Khi ông tỉnh lại, mưa phùn đang rơi xuống. Những bờ đá nghiêng mình vào ông giống như thì thầm với nhau. Ông lang thang nhiều ngày bên bờ sông mà không thấy xác sư phụ đâu. Tổ tiên của Thẩm Thanh Lâm đã cấm con cháu vượt qua dòng Dương Tử. Vong hồn họ chắc đã giữ Thẩm Thanh Lâm ở bờ Bắc. Chắp hai tay đưa lên trán, Thẩm Phụng cúi lạy thật sâu, đầu hướng về phương Bắc, rồi đi vào trong núi.
Trên mảnh đất vô số lính Tiên Ti trôi dạt vào có đầy những rừng tre khổng lồ và đỉnh núi màu tía vì đỗ quyên đang mùa trổ bông. Ông đi bộ nhiều ngày liền theo những lối mòn tràn ngập bóng tối rồi bất thình lình mặt trời chiếu rọi cả một thung lũng. Sườn phía nam tầng tầng lớp lớp thềm cỏ đủ sắc độ của màu xanh. Đó là một loại cây ông không biết, được trồng thành từng thửa nhỏ. Sau đó Thẩm Phụng được biết đó là ruộng lúa.
Trong làng, ông xin được chân lính gác cho người buôn muối và đi buôn với ông ta. Thật lạ lùng, số phận lặp đi lặp lại tựa như một điệp khúc cho đàn cổ cầm. Từ cuộc gặp này đến cuộc gặp khác, Thẩm Phụng ngao du qua đất phương Nam theo đúng cách thời trẻ ông đã ngang dọc trên đất Bắc.
Ông xếp những đôi ủng da lại rồi đi một đôi dép gỗ. Ông tháo mái tóc Tiên Ti của mình ra rồi buộc thành búi theo kiểu phương Nam. Ông giấu giọng nói bằng cách im lặng và luôn nhìn xuống vì người ta nói ánh mắt ông hung dữ. Ở phương Nam, giọng nói ngọt ngào như có vần điệu. Quanh năm suốt tháng sống trong sương mù, đàn ông và đàn bà có nước da sáng hơn và mịn hơn. Họ ăn cơm thay vì bánh mì và sợi mì còn mỏng hơn cọng tóc.
Chìm trong những tán lá và muôn hoa, các kinh thành lại mang trên mình những vết sẹo chiến tranh giống như những kinh thành phương Bắc. Đền miếu, kênh đào, cầu cống, các dinh thự trôi về phía Thẩm Phụng như những kỳ quan buồn bã trong một giấc mơ, rồi thổi lên một điệu nhạc dai dẳng. Dần dà, ông gặp được những người Tiên Ti và người Hung Nô đang trốn phương Bắc. Trong khi ở xứ ông, người Hán bị xem như một giống nòi thấp kém thì ở phương Nam này, người du mục phải chấp nhận những việc làm nhục nhã và nguy hiểm mà người Hán không muốn làm.
Sau khi chiếm ngôi nhà của bác mình, lật đổ nhà Tề, Tiêu Diễn trở thành Hoàng đế nhà Lương. Khi còn trẻ, ông ta là một chiến binh hung tợn, đã gây ra các cuộc chiến tranh chống người Tiên Ti nhà Ngụy. Khi già, ông gác hết việc triều chính, chỉ đam mê nghệ thuật và Phật giáo. Dưới thời ông, hội họa là biểu trưng của thơ ca và các bài thơ là nơi phô bày hiểu biết. Đàn cổ cầm là loại nhạc cụ được Hoàng đế vốn đã trở thành nhà hiền triết yêu thích. Theo gương ông, các quan lại và tướng lĩnh phương Nam học nhạc, còn ở kinh đô Kiến Khang, những người thợ đàn giỏi nhất viết nên âm luật tinh tế.
Cái tên Thẩm Phụng trở nên nổi tiếng vì ông xử lý gỗ theo phương pháp cổ đã thất truyền ở bờ Nam. Những cây đàn cổ cầm mang những cái tên tượng thanh gợi nhớ về Bắc Trung Hoa: “Sấm sa mạc”, “Rừng thông”, “Tiếng tuyết rơi”, “Nghìn ngựa phi nước đại”, tất cả đều tạo ra những âm thanh tinh tế làm dịu đi những cơn giận dữ. Bồng bềnh rồi xoay tròn, những âm thanh trầm tĩnh băng qua sự náo nhiệt của những con phố Kiến Khang rồi đến tai Hoàng đế. Ngạc nhiên khi biết một người Tiên Ti lại có thể là thợ đàn, Tiêu Diễn gọi ông vào cung đàm luận về tính vô thường của thế giới cát bụi và cái thanh đạm của cây đàn cổ cầm. Ông ta lệnh cho Thẩm Phụng làm hai cây đàn có tên “Bạch hạc vỗ cánh” và “Mây nhàn”.
Người thợ đàn trẻ không còn nhớ nổi cha mẹ mình là ai. Sư phụ kể với chàng rằng khi ông nhặt được chàng giữa đường, chàng đang khóc trên xác một người phụ nữ bắt đầu thối rữa. Lúc đó chắc chàng lên ba tuổi. Lúc đó chàng đang run lẩy bẩy và sốt. Cơn đói quặn ruột và cơn khát đốt cổ họng chàng. Sư phụ cõng chàng trên lưng nhưng cấm chàng ăn. Sư phụ đi nấu rễ cây, vỏ cây và lá cây, rồi sư phụ bắt chàng uống nước cất có vị buồn nôn và nhuộm miệng chàng đen sì. Sư phụ nói với chàng:
- Con tên là Thẩm Phong, có nghĩa là “gió”, phát âm với giọng bềnh bồng.
Cõng chàng trên lưng, sư phụ dẫn chàng rời kinh đô Kiến Khang. Cảnh huyên náo trong thành làm một đứa trẻ hoang dại sợ hãi, khóc nức nở. Trong chỗ trọ, dù cho đứa trẻ la hét và khóc lóc, sư phụ vẫn buộc nó vào một cây cột rồi đi tìm việc. Tiếng chuông leng keng và tiếng xì xầm cười nói lúc nào cũng làm nó giật mình, Thẩm Phong nức ở, cắn dây thừng để bỏ trốn, la lên rằng mình muốn về lại miền núi và chơi với khỉ. Chàng không hiểu tại sao con người lại sống giữa bốn bức tường, tại sao kinh thành chỉ là những vách cao, nơi người ta đào vài cái lỗ để đi vào đi ra. Con người lúc nào cũng vội vã và làm cho chàng sợ. Nhất là những tên lính có đầu gắn lông chim và cơ thể bọc những mảnh đồng và da. Chúng đi ngựa, lật úp các hàng quán và dùng vũ khí đánh đập bất cứ ai trên đường vó ngựa chúng đi qua.
Khi Thẩm Phong quen với tiếng ồn ào của đô thành, sư phụ chàng lại dẫn chàng đi với ông. Chàng được đem tới chỗ một công xưởng thật lớn, nơi chàng đục đẽo các trụ cột, lan can và những cánh cửa cho cung điện của Hoàng đế Tiêu Diễn. Khi những thân gỗ nghìn năm khổng lồ được đưa vào, sư phụ chàng cảm thấy rất khó chịu. Chẻ cành, mài vỏ để biến chúng thành cột và xà, điều đó làm ông xót xa. Thẩm Phong nhớ rằng khi đêm xuống, lính gác được hứa cho một phần bạc kiếm được để tiếp tay cho những người thợ cướp những mẩu gỗ quý. Trong khi những người khác biến chúng thành đồ đạc để bán ngoài chợ thì sư phụ chàng bắt đầu đục đẽo thành nhạc cụ.
Hai năm sau, cậu bé Thẩm Phong đã quen mặc áo vải mềm chạy lon ton theo sư phụ đi bán đàn cho những vị khách giàu sang. Họ không còn ở trong nhà trọ nữa mà có một ngôi nhà với một mảnh vườn. Thẩm Phong, đứa học việc, giờ đã biết bào gỗ, chạy dây lụa và quét sơn. Cạnh bên sư phụ mài và đập vỏ cây, chàng được phép làm những cây đàn cổ cầm nhỏ để làm đồ chơi. Một ngày, chàng thấy một toán lính ăn mặc rất lạ đi vào trong thành, chàng chạy đi gọi sư phụ, người vừa thấy kỵ binh đã đứng sững vì mừng vui và sợ hãi. Ông nhận ra quân phục của lính Tiên Ti.
Triều Lương cũng phù du như những triều đại trước. Là người nhiệt thành tâm Phật, Hoàng đế Tiêu Diễn cạo đầu vào chùa thành sư; ông ta chỉ ra khỏi chùa khi triều đình có việc lớn. Ông chấp nhận cho tướng quân Hầu Cảnh ở phương Bắc lánh nạn và mở cửa biên cương cho quân lính của y vào, nghĩ rằng bằng cách hợp lực lại, họ có thể chinh phạt miền Bắc. Nhưng Hầu Cảnh đã trở mặt với ông.
Kiến Khang trong cơn bão lửa. Theo từng đám di dân, Thẩm Phong và sư phụ thoát được khỏi cuộc tàn sát tàn ác của lính Tiên Ti. Họ lưu lại trên sông với giang tặc, những người dạy cho Thẩm Phong nhiều khúc hát buồn.
Hầu Cảnh bỏ đói Hoàng đế Tiêu Diễn đến khi ông chết đói. Các tổng đốc người Hán nổi dậy chống hắn. Hầu Cảnh mất mạng ngay trong một trận chiến. Một tướng quân người Hán là Trần Bá Tiên lợi dụng thời khắc hỗn độn của cuộc nội chiến để chiếm đóng kinh đô. Ông ta leo lên ngôi và lập ra triều mới là triều Trần.
Những người thợ đàn không còn nhà cửa, nghề của họ cũng không giúp họ kiếm sống nổi nữa. Thẩm Phong lớn lên trong một thế giới phủ đầy bóng đêm. Tất cả những nơi mà họ đi qua, họ đều chỉ thấy những kinh thành bị thiêu đốt, những xóm làng không một bóng người, những cánh đồng không gặt. Dọc theo bờ sông, người ta đốn cây và đào đường làm những cung điện mới.
Đêm tàn mà ngày mới lên vẫn hoàn toàn vô vọng.
Mùa đông, cái lạnh luồn vào chân Thẩm Phong, gặm nhấm chân chàng. Mùa hè, bọ chét, muỗi và đỉa hút máu người. Chàng chạy trước rồi chạy sau sư phụ, mặt nhăn nhó, tay đập muỗi, tay gãi chân. Bị ảnh hưởng văn hóa phương Bắc, sư phụ chàng đã trở thành Phật tử. Một buổi sáng, ông nói với chàng:
- Thẩm Phong, Phật hiện ra trong giấc mơ của ta đêm qua. Phật nói với ta: “Chiến tranh biến đời sống thành chỗ chết chóc. Con phải phát tán lời ta về hòa bình thông qua âm nhạc. Ta sẽ tìm cho con một mái nhà, con phải bắt đầu làm đàn cổ cầm lại.”
Ba ngày sau, họ đến Kinh Châu. Một cơn bão vừa quét qua, những tia nắng vàng đâm xuyên lớp sương mờ. Từng đám mây tụ hội, quay vòng. Những cánh buồm tía xâm lấn bến thuyền tối tăm. Ở chân trời, ngọn núi Bắc sừng sững với đỉnh núi màu xanh, vây quanh là những đám mây đen mang theo hơi nước và những cơn mưa. Bên trên, mặt trời tỏa sáng như một viên ngọc trai vàng. Sư phụ dừng lại, lòng khấp khởi vui mừng:
- Con người mãi còn trong sương mù vô minh. Nhưng ta, ánh sáng của Phật đã cho ta đứng dậy. Đi thôi, đi theo ngọn núi đó, chúng ta sẽ xây một ngôi nhà.
Núi Bắc dung chứa những ngôi nhà do nông dân trốn chiến tranh và trốn thuế xây nên. Cuộc đời của họ theo nhịp điệu của mặt trời, hòa với bốn mùa, chậm rãi trôi đi, xa lánh cái dữ dội của dòng sông và sự náo nhiệt của các đô thành. Đứa học việc đã cao hơn sư phụ mình một nửa cái đầu và đã ngang sức với ông trong việc xử lý gỗ. Thời gian trôi đi như một con nai bị đuổi. Hai vương triều nhà Ngụy đã sụp đổ và họ bị thay thế bởi hai vương triều mới là nhà Chu và nhà Tề. Người thợ đàn già không còn quê hương. Thẩm Phong không hiểu vì sao ông phải quay về phương Bắc.
Mặt trời đã lặn nơi đường chân trời. Người thợ đàn trẻ chùi nước mắt. Chàng ngồi xổm dưới gốc cây đào trước nắp quan tài. Chàng nhận ra sư phụ đã lấy ngón tay khắc lên đó một chữ “diệu”. Thẩm Phong lấy một miếng giẻ chùi tấm gỗ. Hơi nhô lên ở giữa, tấm gỗ có đường nét tuyệt hảo và hình khối thanh nhã. Được phủ một lớp sơn đen loại đặc biệt, nó thậm chí còn phản chiếu được ánh mặt trời lúc chiều tà. Thẩm Phong nhớ lại một cuộc nói chuyện với sư phụ.
- Gỗ quan tài rất xấu khi quan tài dùng cho một người tâm địa xấu xa, – người thợ đàn già nói với chàng.
- Tìm một quan tài của người tốt ở đâu? – Chàng hỏi vặn lại. – Lúc sống, một người có chí khí có thể làm điều thiện rời điều xấu. Lúc chết, khi đã phân rã, rời khỏi mọi đạo đức và luật lệ, không còn tài sản và hành trang, chẳng phải anh ta cũng chỉ là một bộ xương như bao kẻ khác sao?
Thẩm Phong vuốt ve tấm gỗ. Chàng ngạc nhiên khi không cảm thấy hơi lạnh của tấm gỗ đã ba vương triều nay không đón mặt trời. Chàng gõ gõ vào giữa làm phát ra một tràng âm thanh trong trẻo.
Khúc gỗ này đang sống. Có phải đó là ý nghĩa của từ “diệu” mà sư phụ chàng khắc lại? Diệu, tính từ chỉ một phụ nữ đẹp yêu kiều, có phải nó muốn nói một cây đàn cổ cầm tuyệt diệu? Thẩm Phong đã quen đặt những câu hỏi và nhận lại những câu trả lời. Chàng cũng quen đi theo và trợ giúp sư phụ. Cái im lặng quanh ngôi nhà làm chàng nhớ ra người thợ đàn già không còn ở đó để chỉ dẫn cho chàng nữa.
Chàng tiếc đã để ông ra đi. Đúng ra chàng đã phải chạy theo ông giữ ông lại bằng sức mạnh và nước mắt.
Đêm xuống, gió nổi lên, nỗi buồn lảng vảng. Tiếng ồn của lũy tre từ dưới thung lũng bay về.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.