Chương 12: Tập Kích (Hạ)
Hải Thanh Nã Thiên Nga
21/10/2022
Tiền tuyến hỗn chiến, trong thành Thạch Yến tất nhiên không thể thái bình. Tuy có lính canh giữ nhưng người ngựa như nước chảy không ngừng ra vào, nối dài không dứt.
Vào thời điểm căng thẳng như thế này thì miếng lệnh bài lấy được từ thi thể tên Bách binh trưởng kia vô cùng hữu dụng. Tôi lấy bùn đất trát lên mặt, hễ bị chặn đường liền móc miếng lệnh bài ở trong ngực giơ ra, xì xà xì xồ mấy câu tiếng Tiên Bi lúc trước học lỏm được, hùng dũng xông thẳng về phía trước. Thiết nghĩ có lẽ tên Bách binh trưởng kia cũng chẳng phải là kẻ tầm thường gì vì trên đường đi chẳng có ai dám ngăn tôi lại.
Binh mã của Thốc Phát Bàn quả thực đã được phái ra ngoài gần hết, trong thành chẳng còn lại mấy người. Thành trì này chủ yếu dùng để dụ địch, lính thủ thành rất ít, dân ở trong thành đã trốn sạch, cửa nhà nào cũng cài then im ỉm.
Tôi vào thành chưa được bao lâu đã nghe thấy một trận ầm ĩ phát ra từ bên hông cổng thành, quả nhiên nhìn thấy một đoàn binh mã đang tiến vào bên trong. Nhìn tư thế hành lễ của đám người xung quanh thì gã đàn ông to như con bò mộng mặc áo giáp ngồi trên lưng ngựa ở chính giữa kia, không nghĩ ngờ gì chính là Thốc Phát Bàn.
Thốc Phát Bàn ước chừng hơn năm mươi tuổi, khuôn mặt vuông hàm góc cạnh, mắt như dã ưng, nom còn khoẻ mạnh hơn nhiều so với tưởng tượng của tôi. Thần sắc gã có phần u ám, nóng nảy, rõ ràng là đang nổi điên vì chiến sự không suôn sẻ.
Gã vừa đi vừa lớn giọng trách mắng hai bên tả hữu, sau khi vào thành liền đi thẳng về phía cung điện.
Tại cái thành nhỏ hoang vu này, chỗ gọi là cung điện chẳng qua chỉ là một cái viện xây làm nhiều phòng, chẳng lớn hơn viện của một phú hộ ở Hoài Nam là mấy. Tất nhiên cũng không có bố trí phòng bị gì phức tạp.
Tôi dạo ở bên ngoài viện vài vòng, cuối cùng chọn lấy một chỗ tường tương đối thấp, trèo vào bên trong.
Chỗ mà tôi vừa đột nhập vào là sau hậu viện, xung quanh vắng lặng không một bóng người. Tôi đi men theo bờ tường, chưa được bao lâu đã nghe thấy tiếng người náo nhiệt ở phía trước. Tôi liền nấp vào một góc lén lút nhìn ra, quả nhiên là tiền đường.
Đáng tiếc gã Thốc Phát Bàn này đúng là sợ chết, đến hậu viện cũng có bố trí vệ binh, tôi cải trang thế này chỉ sợ khó mà trà trộn vào được.
Đột nhiên một âm thanh giòn tan vang lên tựa như có người vừa ném vỡ ly trà, sau đó là tiếng người tức giận mắng nhiếc, lẫn trong đó là tiếng khóc của trẻ con. Một lát sau, một nữ tử Tiên Ti ôm một đứa bé, từ sau hậu đường vội vã đi về phía hậu viện.
Lòng tôi có chút tiếc nuối, nếu như có kẻ ném đồ làm hiệu, lâm trận mưu phản thì tốt biết bao, có thể giảm đi khá khá phiền phức.
Có điều ở nơi này lại có cả gia quyến, đúng là chuyện mừng ngoài ý muốn.
Tôi đi theo hướng đi của nữ tử kia quả nhiên nhìn thấy một đám thị tỳ ra ra vào vào, giống như đang thu dọn đồ đạc. Trong đó, có một tiểu tỳ trên tay bê một chiếc chén nhỏ, đi về phía hậu đường.
Phục sức của nữ tử tộc Tiên Ti khác với nữ tử Trung Nguyên, trang sức trước trán rủ xuống, đong đưa như rèm châu che khuất khuôn mặt vô cùng đẹp. Tôi cẩn thận ước lượng vóc dáng tiểu tỳ kia rồi nhìn lại người mình, ừm, tựa hồ cũng không khác nhau là mấy.Thứ đựng ở trong chén là canh linh chi, Thốc Phát Bàn cũng thật biết quý trọng thân thể, vào lúc này rồi mà vẫn không quên tự tẩm bổ.
Tôi cúi đầu, nhanh chóng đi về phía chính đường. Hộ vệ nhìn thấy tôi cũng không ngăn lại, để mặc cho tôi đi vào bên trong.
Ở chính đường có rất nhiều người đang ngồi. Ngồi ở vị trí cao nhất tất nhiên là Thốc Phát Bàn, gã vẫn còn mặc giáp, đang ngồi xếp bằng ở trên án, nom có phần vênh váo hung hăng, những người còn lại chia ra ngồi ở hai bên trái phải bên dưới, có vẻ như đều là thuộc hạ dưới trướng của gã. Trong đó người ngồi vị trí đầu tiên bên tay trái còn khá trẻ, ánh mắt thâm trầm mà sắc bén, vẻ mặt lạnh nhạt, khác biệt hẳn với những người còn lại.
Tôi bưng chén canh cẩn thận đi đến trước án của Thốc Phát Bàn.
Chén canh này tất nhiên đã bị tôi động tay động chân, còn đặc biệt chỉ bôi vào một bên thành chén, đề phòng trường hợp bị hộ vệ bắt nếm thử trước. Tôi nhẹ nhàng đặt chén canh xuống, chỉ cần Thốc Phát bàn cầm lấy uống một ngụm thì cho dù sau đó tôi có không có cơ hội để xuống tay đi chăng nữa thì trong vòng một canh giờ, gã cũng sẽ mất mạng.
Nhưng gã không hề đụng vào chén canh, thậm chí còn không thèm liếc mắt.
Nói thực thì bầu không khí ở nơi này có chút nằm ngoài dự đoán của tôi.
Chiến sự ở ngoài kia đang vào hồi hung hãn nhất, còn nơi này là nơi nghị sự của chủ tướng, đáng nhẽ phải vô cùng ồn ào mới phải, vậy mà ở chính đường lại lặng ngắt như tờ.
Thốc Phát Bàn cùng vài thủ hạ đối diện với nhau, hồi lâu mới chậm rãi nói một câu, tưa như là hỏi điều gì đó.
Một người trong số đó mở miệng đáp lại, vô cùng ngắn gọn, chính là người trẻ tuổi nọ.
Tôi chỉ vừa mới lùi xuống thì đột nhiên Thốc Phát Bàn đập mạnh tay xuống mặt án, canh linh chi trong chén sánh cả ra ngoài. Tôi giật thót mình vội vàng trốn sang một bên.
Vẻ mặt Thốc Phát Bàn ngập vẻ giận dữ, chỉ tay vào người trẻ tuổi nọ mắng to.
Người nọ ngồi yên bình tĩnh,chỉ đưa mắt nhìn gã, trên mặt lộ vẻ cười lạnh. Đám thủ hạ xung quanh cũng chẳng nhàn rỗi, tựa như đang tranh luận điều gì đó, ngữ khí kịch liệt.
Thốc Phát Bàn vớ lấy chén canh ở trên án ném về phía người trẻ tuổi nọ. Hắn nhanh như chớp nghiêng người sang một bên, vừa vặn né được chén canh.
Trên chính đường nhất thời giương cung bạt kiếm. Có kẻ gầm lên một tiếng, rút đao chém về phía người trẻ tuổi nọ nhưng còn chưa kịp tới gần thì đã bị kẻ khác chém chết trước.
Sự tình chuyển biến đột ngột, nằm ngoài dự kiến của tôi.
Đám thị nữ hầu hạ ở chính đường thất kinh vội vàng trốn tiệt, bàn ghế đều bị lật hết cả lên, hai bên hùng hổ lao vào đánh nhau. Chẳng bao lâu sau thì binh sĩ bên canh giữ ở bên ngoài điện cũng xông vào, vung đao về phía đám hộ vệ của Thốc Phát Bàn.
Tôi trốn đằng sau mấy cây cột, mắt dán chặt vào từng cử động của Thốc Phát Bàn, tìm cơ hội hành động.
Không ngoài dự đoán của tôi, gã thấy tình hình có vẻ không ổn liền lập tức tính tìm đường chuồn đi. Hậu viện cách nơi này không xa, lại có sẵn chuồng ngựa, đó là bố trí của gã để đề phòng vạn nhất. Tôi chạm vào chiếc nỏ nhỏ vẫn luôn mang theo bên mình, chỉ cần gã chạy về phía hậu viện…
Tiếc là Thốc Phát Bàn mới chạy được nửa đường thì đã bị người nọ chặn lại.
Bọn họ dùng đều là đao, đọ sức ngay trên hành lang, chiêu nào chiêu nấy đều tàn nhẫn. Nhưng dù sao thì Thốc Phát Bàn cũng đã lớn tuổi, chẳng được bao lâu thì bắt đầu đuối sức, bị trúng hai nhát đao. Bỗng nhiên, người nọ tung chân đá một cước trúng ngay ngực gã khiến cho Thốc Phát Bàn lảo đảo ngã trúng vào bụi hoa mà tôi đang ẩn nấp.
Tuy tôi cũng muốn lấy mạng gã nhưng không ngờ lại tự chuốc lấy họa. Hiện tại đột nhiên bị bại lộ, đành phải giả vờ hét lên một tiếng rồi lập tức lủi sang chỗ khác. Thế nhưng Thốc Phát Bàn lại chợt túm lấy y phục của tôi, vật lộn đứng dậy, vừa chửi rủa vừa kéo tôi ra chắn ở phía trước.
Gã chó chết đáng băm thây vạn đoạn, hóa ra là muốn đem tôi ra làm khiên thịt cho gã.
Tôi chẳng hề khách khí, đột ngột khóa trái cánh tay Thốc Phát Bàn, xoay người một cái, lăn thẳng từ trên bậc thềm xuống, chỉ nghe thấy tiếng trầm đục của xương cốt bị bẻ gãy vang lên. Chờ đến khi tôi đứng được lên thì Thốc Phát Bàn đã nằm thẳng cẳng ở trên mặt đất, cổ vẹo hẳn sang một bên.
Gã trợn trừng mắt nhìn tôi, chết không nhắm mắt.
Nam tử trẻ tuổi đứng ở trên bậc thềm cũng nhìn tôi, ánh mắt sáng quắc, dáng vẻ như thể không thể tin vào mắt mình.
Tôi biết nơi này không thể ở lại lâu liền thừa dịp hắn còn chưa kịp phản ứng lại, xoay người chạy ra bên ngoài.
Người ở hậu viện đã trốn sạch từ đời nào, lúc tôi nhảy qua mái tường còn ngoái đầu nhìn lại nhưng người nọ không hề đuổi theo.
Ban nãy chỉ vội chạy trốn, giờ ngẫm lại mới thấy tiếc.
Nam tử trẻ tuổi kia có vẻ như chẳng hề để tâm đến cái đầu của Thốc Phát Bàn, giả như lúc ấy mà tôi lớn mật hơn một tí thì tốt, cái đầu đó giá trị mười vạn tiền đó…Quân Tiên Ti rút khỏi thành Thạch Yến
Nam tử trẻ tuổi kia và thủ hạ của hắn giết sạch hết đám hộ vệ của Thốc Phát Bàn sau đó đưa theo toàn bộ người còn lại ở trong thành chạy thoát.
Chỉ trong thoáng chốc, thành Thạch Yến đã không còn một bóng người. Tôi thậm chí còn lượn vài vòng ở trong tòa viện kia để tìm thi thể của Thốc Phát Bàn nhưng không tìm thấy. Tôi cũng muốn đem phục trang trả lại cho thị nữ bị tôi đánh ngất nhưng cũng không tìm được cô ấy, có lẽ là sau khi tỉnh lại phát hiện ra sự tình không ổn, không kịp truy cứu bèn vội vàng chạy trốn theo những kẻ khác rồi.
Một canh giờ sau, đại quân triều đình cuối cùng cũng xuất hiện ở bên ngoài cửa thành mở rộng. Quân sĩ phát hiện bên trong không một bóng người thì mừng rỡ như điên, cuồn cuộn dũng mãnh tiến vào trong thành.
Tiếc là quân Tiên Ti dù bỏ lại thành trì nhưng lại cướp sạch toàn bộ châu báu nữ trang, chẳng khác gì “châu chấu di cư”* không để lại một thứ gì. Đám quân sĩ lùng sục hết cả thành song cũng chỉ tìm thấy một vài bộ y phục rách rưới cùng chăn nệm tả tơi.*_ Nguyên tác là 蝗虫过境_Hoàng trùng quá cảnh: lấy từ câu "Hoàng trùng quá cảnh, thốn thảo bất sinh" có nghĩa là "Châu chấu đi qua, không lưu lại một ngọn cỏ" để chỉ nạn châu chấu. Câu này cũng được lấy để ví von về chiến tranh thời xưa, người xưa lấy câu này để nói lên cái thảm cảnh khốc liệt đằng sau bước chân ngàn vạn quân giặc đi qua lưu lại.Tôi trốn trong một cái tháp phù đồ đổ nát ở trong thành, ăn lương khô xong đánh một giấc thẳng đến tận trưa rồi mới thong thả quay về.
Tuần Thượng đã đem Mộ phủ chuyển vào bên trong thành. Tôi khó khăn lắm mới hỏi ra được Công tử đang ở đâu, đang chen lấn với đám đông đến sứt đầu mẻ trán thì chợt nghe thấy có tiếng người gọi tên tôi, vừa quay đầu lại liền đụng phải một binh sĩ đang vội vã lướt qua.
Cả người tôi lảo đảo suýt ngã thì được một đôi tay đỡ lấy, ngẩng đầu nhìn lên hóa ra là Thẩm Xung.
Vẻ mặt chàng mỏi mệt, vừa mừng vừa sợ nắm lấy cánh tay tôi, vội vàng hỏi- “Nàng chạy đi đâu vậy?”
Tôi hé miệng muốn trả lời song lại cảm thấy không biết phải giải thích làm sao nên đành phải nói dối – “Biểu công tử, nô tỳ lạc đường.”
“Lạc đường ư?” – Thẩm Xung hỏi – “Sao lại lạc đường?”
Tôi vốn muốn bịa rằng mình bị loạn quân tách ra, vì quá hoảng sợ nên trốn vào trong chỗ đất hoang nhưng A Khang theo hầu bên canh Thẩm Xung lại lom lom nhìn tôi hỏi – “Nghê Sinh, sao nàng lại mặc y phục của nữ tử Tiên Ti thế kia?”
Tôi ngẩn người, gần như là quên béng mất chuyện này, trên người vẫn còn mặc y phục của thị tỳ kia chưa kịp đổi trở lại. Y phục của người Tiên Ti là trường bào, nam nữ đều giống nhau, không mấy khác biệt, quan trọng là tóc của tôi vẫn đang vấn theo kiểu của nữ tử.
Tôi sờ tóc mình, thở dài, nước mắt lã chã.
“Biểu công tử,” – Tôi nói – “Nô tỳ lạc trong loạn quân, bị người Tiên Ti bắt được. Gã Thốc Phát Bàn kia cực kỳ cầm thú, ngắm trúng nô tỳ, muốn bắt nô tỳ theo…”
Khóe mắt tôi liếc về phía Thẩm Xung, quả nhiên thấy mặt chàng biến sắc.
“Sau đó thì sao?” – Chàng gấp gáp hỏi.
Nói thật lòng, thấy chàng lộ ra vẻ lo lắng, tôi vô cùng hưởng thụ.
Tôi đáng thương nói – “May mà nô tỳ nhanh trí, thừa lúc gã bị ám sát, trong thành đại loạn mới chạy trốn được ra ngoài. Biểu công tử, khi đó nô tỳ còn tưởng rằng sẽ không còn gặp lại ngài được nữa, nô tỳ rất sợ…”
Thẩm Xung an ủi tôi – “Không sao là tốt rồi, sau khi ta trở lại không thấy nàng đâu liền chạy đi khắp nơi tìm kiếm, chỉ lo nàng gặp phải chuyện gì.”
Nghe được những lời này, trong lòng tôi ngọt lịm như ướp mật, những vất vả trước đó toàn toàn bốc hơi hết cả.
Tôi lại chìa ra vết bầm trên cổ tay do đánh nhau với Thốc Phát Bàn để lại, muốn nhân cơ hội thêm mắm dặm muối, khiến Thẩm Xung càng thêm quan tâm tôi hơn một chút thì không ngờ Công tử đã tới.
Hắn gọi to tên tôi, đẩy đám người ở trước mặt ra, hầm hầm đi tới – “Nàng đã chạy đi đâu?”
Tôi hơi sửng sốt.
Dưới ánh mặt trời chói chang, mồ hôi khiến cho bùn đất bôi ở trên mặt hắn đều trôi sạch, mọi biểu tình đều hiện ra rõ ràng như gương. Lo âu, ngạc nhiên, mừng rỡ và cả tức giận, tất cả cảm xúc đan xen với nhau, hòa lại nơi đáy mắt vằn lên tia máu, nóng rực đến bức người.
Tôi chưa từng nhìn thấy Công tử như vậy, nhất thời liền quên luôn cả bịa chuyện nói dối.
“Nguyên Sơ,” – Thẩm Xung bước tới nói – “Nghê Sinh bị lạc đường.”
“Lạc đường ư?” – Công tử thoáng thả lỏng, sau đó lại nhíu mày nhìn tôi – “Sao nàng lại lạc đường?”
Thẩm Xung thuật lại đầu đuôi câu chuyện, Công tử nghe xong, lại nhìn bộ y phục nữ tử Tiên Ti ở trên người tôi, hít sâu một hơi.
“Không sao là tốt rồi.” – Cuối cùng hắn cũng khôi phục lại vẻ mặt bình thường, nói với tôi – “Ta và Dật Chị chạy khắp nơi tìm nàng, còn ngỡ rằng nàng đã chết vì loạn quân rồi.”
Tôi mỉm cười, không kìm được lén nhìn Thẩm Xung. Chàng cũng lo lắng cho tôi, còn chạy khắp nơi tìm tôi ư?
Ý nghĩ này vừa nảy lên, trong lòng tôi có chút tiếc nuối, lại có chút vui vẻ. Nếu như tôi không tham ngủ thì tốt rồi, trong lúc chàng đi tìm, chọn lấy một chỗ cảnh đẹp vắng người rồi xuất hiện trước mặt chàng…
“Nguyên Sơ” – Thẩm Xung lên tiếng, cắt ngang sự tơ tưởng của tôi – “Nói như vậy thì Thốc Phát Bàn quả nhiên là do Mộ Dung Hiển giết chết.”
Công tử gật đầu – “Xem ra đúng là như vậy.”
Tôi kinh ngạc, nhớ lại khuôn mặt của người nọ.
Hóa ra, hắn tên là Mộ Dung Hiển.
Vào thời điểm căng thẳng như thế này thì miếng lệnh bài lấy được từ thi thể tên Bách binh trưởng kia vô cùng hữu dụng. Tôi lấy bùn đất trát lên mặt, hễ bị chặn đường liền móc miếng lệnh bài ở trong ngực giơ ra, xì xà xì xồ mấy câu tiếng Tiên Bi lúc trước học lỏm được, hùng dũng xông thẳng về phía trước. Thiết nghĩ có lẽ tên Bách binh trưởng kia cũng chẳng phải là kẻ tầm thường gì vì trên đường đi chẳng có ai dám ngăn tôi lại.
Binh mã của Thốc Phát Bàn quả thực đã được phái ra ngoài gần hết, trong thành chẳng còn lại mấy người. Thành trì này chủ yếu dùng để dụ địch, lính thủ thành rất ít, dân ở trong thành đã trốn sạch, cửa nhà nào cũng cài then im ỉm.
Tôi vào thành chưa được bao lâu đã nghe thấy một trận ầm ĩ phát ra từ bên hông cổng thành, quả nhiên nhìn thấy một đoàn binh mã đang tiến vào bên trong. Nhìn tư thế hành lễ của đám người xung quanh thì gã đàn ông to như con bò mộng mặc áo giáp ngồi trên lưng ngựa ở chính giữa kia, không nghĩ ngờ gì chính là Thốc Phát Bàn.
Thốc Phát Bàn ước chừng hơn năm mươi tuổi, khuôn mặt vuông hàm góc cạnh, mắt như dã ưng, nom còn khoẻ mạnh hơn nhiều so với tưởng tượng của tôi. Thần sắc gã có phần u ám, nóng nảy, rõ ràng là đang nổi điên vì chiến sự không suôn sẻ.
Gã vừa đi vừa lớn giọng trách mắng hai bên tả hữu, sau khi vào thành liền đi thẳng về phía cung điện.
Tại cái thành nhỏ hoang vu này, chỗ gọi là cung điện chẳng qua chỉ là một cái viện xây làm nhiều phòng, chẳng lớn hơn viện của một phú hộ ở Hoài Nam là mấy. Tất nhiên cũng không có bố trí phòng bị gì phức tạp.
Tôi dạo ở bên ngoài viện vài vòng, cuối cùng chọn lấy một chỗ tường tương đối thấp, trèo vào bên trong.
Chỗ mà tôi vừa đột nhập vào là sau hậu viện, xung quanh vắng lặng không một bóng người. Tôi đi men theo bờ tường, chưa được bao lâu đã nghe thấy tiếng người náo nhiệt ở phía trước. Tôi liền nấp vào một góc lén lút nhìn ra, quả nhiên là tiền đường.
Đáng tiếc gã Thốc Phát Bàn này đúng là sợ chết, đến hậu viện cũng có bố trí vệ binh, tôi cải trang thế này chỉ sợ khó mà trà trộn vào được.
Đột nhiên một âm thanh giòn tan vang lên tựa như có người vừa ném vỡ ly trà, sau đó là tiếng người tức giận mắng nhiếc, lẫn trong đó là tiếng khóc của trẻ con. Một lát sau, một nữ tử Tiên Ti ôm một đứa bé, từ sau hậu đường vội vã đi về phía hậu viện.
Lòng tôi có chút tiếc nuối, nếu như có kẻ ném đồ làm hiệu, lâm trận mưu phản thì tốt biết bao, có thể giảm đi khá khá phiền phức.
Có điều ở nơi này lại có cả gia quyến, đúng là chuyện mừng ngoài ý muốn.
Tôi đi theo hướng đi của nữ tử kia quả nhiên nhìn thấy một đám thị tỳ ra ra vào vào, giống như đang thu dọn đồ đạc. Trong đó, có một tiểu tỳ trên tay bê một chiếc chén nhỏ, đi về phía hậu đường.
Phục sức của nữ tử tộc Tiên Ti khác với nữ tử Trung Nguyên, trang sức trước trán rủ xuống, đong đưa như rèm châu che khuất khuôn mặt vô cùng đẹp. Tôi cẩn thận ước lượng vóc dáng tiểu tỳ kia rồi nhìn lại người mình, ừm, tựa hồ cũng không khác nhau là mấy.Thứ đựng ở trong chén là canh linh chi, Thốc Phát Bàn cũng thật biết quý trọng thân thể, vào lúc này rồi mà vẫn không quên tự tẩm bổ.
Tôi cúi đầu, nhanh chóng đi về phía chính đường. Hộ vệ nhìn thấy tôi cũng không ngăn lại, để mặc cho tôi đi vào bên trong.
Ở chính đường có rất nhiều người đang ngồi. Ngồi ở vị trí cao nhất tất nhiên là Thốc Phát Bàn, gã vẫn còn mặc giáp, đang ngồi xếp bằng ở trên án, nom có phần vênh váo hung hăng, những người còn lại chia ra ngồi ở hai bên trái phải bên dưới, có vẻ như đều là thuộc hạ dưới trướng của gã. Trong đó người ngồi vị trí đầu tiên bên tay trái còn khá trẻ, ánh mắt thâm trầm mà sắc bén, vẻ mặt lạnh nhạt, khác biệt hẳn với những người còn lại.
Tôi bưng chén canh cẩn thận đi đến trước án của Thốc Phát Bàn.
Chén canh này tất nhiên đã bị tôi động tay động chân, còn đặc biệt chỉ bôi vào một bên thành chén, đề phòng trường hợp bị hộ vệ bắt nếm thử trước. Tôi nhẹ nhàng đặt chén canh xuống, chỉ cần Thốc Phát bàn cầm lấy uống một ngụm thì cho dù sau đó tôi có không có cơ hội để xuống tay đi chăng nữa thì trong vòng một canh giờ, gã cũng sẽ mất mạng.
Nhưng gã không hề đụng vào chén canh, thậm chí còn không thèm liếc mắt.
Nói thực thì bầu không khí ở nơi này có chút nằm ngoài dự đoán của tôi.
Chiến sự ở ngoài kia đang vào hồi hung hãn nhất, còn nơi này là nơi nghị sự của chủ tướng, đáng nhẽ phải vô cùng ồn ào mới phải, vậy mà ở chính đường lại lặng ngắt như tờ.
Thốc Phát Bàn cùng vài thủ hạ đối diện với nhau, hồi lâu mới chậm rãi nói một câu, tưa như là hỏi điều gì đó.
Một người trong số đó mở miệng đáp lại, vô cùng ngắn gọn, chính là người trẻ tuổi nọ.
Tôi chỉ vừa mới lùi xuống thì đột nhiên Thốc Phát Bàn đập mạnh tay xuống mặt án, canh linh chi trong chén sánh cả ra ngoài. Tôi giật thót mình vội vàng trốn sang một bên.
Vẻ mặt Thốc Phát Bàn ngập vẻ giận dữ, chỉ tay vào người trẻ tuổi nọ mắng to.
Người nọ ngồi yên bình tĩnh,chỉ đưa mắt nhìn gã, trên mặt lộ vẻ cười lạnh. Đám thủ hạ xung quanh cũng chẳng nhàn rỗi, tựa như đang tranh luận điều gì đó, ngữ khí kịch liệt.
Thốc Phát Bàn vớ lấy chén canh ở trên án ném về phía người trẻ tuổi nọ. Hắn nhanh như chớp nghiêng người sang một bên, vừa vặn né được chén canh.
Trên chính đường nhất thời giương cung bạt kiếm. Có kẻ gầm lên một tiếng, rút đao chém về phía người trẻ tuổi nọ nhưng còn chưa kịp tới gần thì đã bị kẻ khác chém chết trước.
Sự tình chuyển biến đột ngột, nằm ngoài dự kiến của tôi.
Đám thị nữ hầu hạ ở chính đường thất kinh vội vàng trốn tiệt, bàn ghế đều bị lật hết cả lên, hai bên hùng hổ lao vào đánh nhau. Chẳng bao lâu sau thì binh sĩ bên canh giữ ở bên ngoài điện cũng xông vào, vung đao về phía đám hộ vệ của Thốc Phát Bàn.
Tôi trốn đằng sau mấy cây cột, mắt dán chặt vào từng cử động của Thốc Phát Bàn, tìm cơ hội hành động.
Không ngoài dự đoán của tôi, gã thấy tình hình có vẻ không ổn liền lập tức tính tìm đường chuồn đi. Hậu viện cách nơi này không xa, lại có sẵn chuồng ngựa, đó là bố trí của gã để đề phòng vạn nhất. Tôi chạm vào chiếc nỏ nhỏ vẫn luôn mang theo bên mình, chỉ cần gã chạy về phía hậu viện…
Tiếc là Thốc Phát Bàn mới chạy được nửa đường thì đã bị người nọ chặn lại.
Bọn họ dùng đều là đao, đọ sức ngay trên hành lang, chiêu nào chiêu nấy đều tàn nhẫn. Nhưng dù sao thì Thốc Phát Bàn cũng đã lớn tuổi, chẳng được bao lâu thì bắt đầu đuối sức, bị trúng hai nhát đao. Bỗng nhiên, người nọ tung chân đá một cước trúng ngay ngực gã khiến cho Thốc Phát Bàn lảo đảo ngã trúng vào bụi hoa mà tôi đang ẩn nấp.
Tuy tôi cũng muốn lấy mạng gã nhưng không ngờ lại tự chuốc lấy họa. Hiện tại đột nhiên bị bại lộ, đành phải giả vờ hét lên một tiếng rồi lập tức lủi sang chỗ khác. Thế nhưng Thốc Phát Bàn lại chợt túm lấy y phục của tôi, vật lộn đứng dậy, vừa chửi rủa vừa kéo tôi ra chắn ở phía trước.
Gã chó chết đáng băm thây vạn đoạn, hóa ra là muốn đem tôi ra làm khiên thịt cho gã.
Tôi chẳng hề khách khí, đột ngột khóa trái cánh tay Thốc Phát Bàn, xoay người một cái, lăn thẳng từ trên bậc thềm xuống, chỉ nghe thấy tiếng trầm đục của xương cốt bị bẻ gãy vang lên. Chờ đến khi tôi đứng được lên thì Thốc Phát Bàn đã nằm thẳng cẳng ở trên mặt đất, cổ vẹo hẳn sang một bên.
Gã trợn trừng mắt nhìn tôi, chết không nhắm mắt.
Nam tử trẻ tuổi đứng ở trên bậc thềm cũng nhìn tôi, ánh mắt sáng quắc, dáng vẻ như thể không thể tin vào mắt mình.
Tôi biết nơi này không thể ở lại lâu liền thừa dịp hắn còn chưa kịp phản ứng lại, xoay người chạy ra bên ngoài.
Người ở hậu viện đã trốn sạch từ đời nào, lúc tôi nhảy qua mái tường còn ngoái đầu nhìn lại nhưng người nọ không hề đuổi theo.
Ban nãy chỉ vội chạy trốn, giờ ngẫm lại mới thấy tiếc.
Nam tử trẻ tuổi kia có vẻ như chẳng hề để tâm đến cái đầu của Thốc Phát Bàn, giả như lúc ấy mà tôi lớn mật hơn một tí thì tốt, cái đầu đó giá trị mười vạn tiền đó…Quân Tiên Ti rút khỏi thành Thạch Yến
Nam tử trẻ tuổi kia và thủ hạ của hắn giết sạch hết đám hộ vệ của Thốc Phát Bàn sau đó đưa theo toàn bộ người còn lại ở trong thành chạy thoát.
Chỉ trong thoáng chốc, thành Thạch Yến đã không còn một bóng người. Tôi thậm chí còn lượn vài vòng ở trong tòa viện kia để tìm thi thể của Thốc Phát Bàn nhưng không tìm thấy. Tôi cũng muốn đem phục trang trả lại cho thị nữ bị tôi đánh ngất nhưng cũng không tìm được cô ấy, có lẽ là sau khi tỉnh lại phát hiện ra sự tình không ổn, không kịp truy cứu bèn vội vàng chạy trốn theo những kẻ khác rồi.
Một canh giờ sau, đại quân triều đình cuối cùng cũng xuất hiện ở bên ngoài cửa thành mở rộng. Quân sĩ phát hiện bên trong không một bóng người thì mừng rỡ như điên, cuồn cuộn dũng mãnh tiến vào trong thành.
Tiếc là quân Tiên Ti dù bỏ lại thành trì nhưng lại cướp sạch toàn bộ châu báu nữ trang, chẳng khác gì “châu chấu di cư”* không để lại một thứ gì. Đám quân sĩ lùng sục hết cả thành song cũng chỉ tìm thấy một vài bộ y phục rách rưới cùng chăn nệm tả tơi.*_ Nguyên tác là 蝗虫过境_Hoàng trùng quá cảnh: lấy từ câu "Hoàng trùng quá cảnh, thốn thảo bất sinh" có nghĩa là "Châu chấu đi qua, không lưu lại một ngọn cỏ" để chỉ nạn châu chấu. Câu này cũng được lấy để ví von về chiến tranh thời xưa, người xưa lấy câu này để nói lên cái thảm cảnh khốc liệt đằng sau bước chân ngàn vạn quân giặc đi qua lưu lại.Tôi trốn trong một cái tháp phù đồ đổ nát ở trong thành, ăn lương khô xong đánh một giấc thẳng đến tận trưa rồi mới thong thả quay về.
Tuần Thượng đã đem Mộ phủ chuyển vào bên trong thành. Tôi khó khăn lắm mới hỏi ra được Công tử đang ở đâu, đang chen lấn với đám đông đến sứt đầu mẻ trán thì chợt nghe thấy có tiếng người gọi tên tôi, vừa quay đầu lại liền đụng phải một binh sĩ đang vội vã lướt qua.
Cả người tôi lảo đảo suýt ngã thì được một đôi tay đỡ lấy, ngẩng đầu nhìn lên hóa ra là Thẩm Xung.
Vẻ mặt chàng mỏi mệt, vừa mừng vừa sợ nắm lấy cánh tay tôi, vội vàng hỏi- “Nàng chạy đi đâu vậy?”
Tôi hé miệng muốn trả lời song lại cảm thấy không biết phải giải thích làm sao nên đành phải nói dối – “Biểu công tử, nô tỳ lạc đường.”
“Lạc đường ư?” – Thẩm Xung hỏi – “Sao lại lạc đường?”
Tôi vốn muốn bịa rằng mình bị loạn quân tách ra, vì quá hoảng sợ nên trốn vào trong chỗ đất hoang nhưng A Khang theo hầu bên canh Thẩm Xung lại lom lom nhìn tôi hỏi – “Nghê Sinh, sao nàng lại mặc y phục của nữ tử Tiên Ti thế kia?”
Tôi ngẩn người, gần như là quên béng mất chuyện này, trên người vẫn còn mặc y phục của thị tỳ kia chưa kịp đổi trở lại. Y phục của người Tiên Ti là trường bào, nam nữ đều giống nhau, không mấy khác biệt, quan trọng là tóc của tôi vẫn đang vấn theo kiểu của nữ tử.
Tôi sờ tóc mình, thở dài, nước mắt lã chã.
“Biểu công tử,” – Tôi nói – “Nô tỳ lạc trong loạn quân, bị người Tiên Ti bắt được. Gã Thốc Phát Bàn kia cực kỳ cầm thú, ngắm trúng nô tỳ, muốn bắt nô tỳ theo…”
Khóe mắt tôi liếc về phía Thẩm Xung, quả nhiên thấy mặt chàng biến sắc.
“Sau đó thì sao?” – Chàng gấp gáp hỏi.
Nói thật lòng, thấy chàng lộ ra vẻ lo lắng, tôi vô cùng hưởng thụ.
Tôi đáng thương nói – “May mà nô tỳ nhanh trí, thừa lúc gã bị ám sát, trong thành đại loạn mới chạy trốn được ra ngoài. Biểu công tử, khi đó nô tỳ còn tưởng rằng sẽ không còn gặp lại ngài được nữa, nô tỳ rất sợ…”
Thẩm Xung an ủi tôi – “Không sao là tốt rồi, sau khi ta trở lại không thấy nàng đâu liền chạy đi khắp nơi tìm kiếm, chỉ lo nàng gặp phải chuyện gì.”
Nghe được những lời này, trong lòng tôi ngọt lịm như ướp mật, những vất vả trước đó toàn toàn bốc hơi hết cả.
Tôi lại chìa ra vết bầm trên cổ tay do đánh nhau với Thốc Phát Bàn để lại, muốn nhân cơ hội thêm mắm dặm muối, khiến Thẩm Xung càng thêm quan tâm tôi hơn một chút thì không ngờ Công tử đã tới.
Hắn gọi to tên tôi, đẩy đám người ở trước mặt ra, hầm hầm đi tới – “Nàng đã chạy đi đâu?”
Tôi hơi sửng sốt.
Dưới ánh mặt trời chói chang, mồ hôi khiến cho bùn đất bôi ở trên mặt hắn đều trôi sạch, mọi biểu tình đều hiện ra rõ ràng như gương. Lo âu, ngạc nhiên, mừng rỡ và cả tức giận, tất cả cảm xúc đan xen với nhau, hòa lại nơi đáy mắt vằn lên tia máu, nóng rực đến bức người.
Tôi chưa từng nhìn thấy Công tử như vậy, nhất thời liền quên luôn cả bịa chuyện nói dối.
“Nguyên Sơ,” – Thẩm Xung bước tới nói – “Nghê Sinh bị lạc đường.”
“Lạc đường ư?” – Công tử thoáng thả lỏng, sau đó lại nhíu mày nhìn tôi – “Sao nàng lại lạc đường?”
Thẩm Xung thuật lại đầu đuôi câu chuyện, Công tử nghe xong, lại nhìn bộ y phục nữ tử Tiên Ti ở trên người tôi, hít sâu một hơi.
“Không sao là tốt rồi.” – Cuối cùng hắn cũng khôi phục lại vẻ mặt bình thường, nói với tôi – “Ta và Dật Chị chạy khắp nơi tìm nàng, còn ngỡ rằng nàng đã chết vì loạn quân rồi.”
Tôi mỉm cười, không kìm được lén nhìn Thẩm Xung. Chàng cũng lo lắng cho tôi, còn chạy khắp nơi tìm tôi ư?
Ý nghĩ này vừa nảy lên, trong lòng tôi có chút tiếc nuối, lại có chút vui vẻ. Nếu như tôi không tham ngủ thì tốt rồi, trong lúc chàng đi tìm, chọn lấy một chỗ cảnh đẹp vắng người rồi xuất hiện trước mặt chàng…
“Nguyên Sơ” – Thẩm Xung lên tiếng, cắt ngang sự tơ tưởng của tôi – “Nói như vậy thì Thốc Phát Bàn quả nhiên là do Mộ Dung Hiển giết chết.”
Công tử gật đầu – “Xem ra đúng là như vậy.”
Tôi kinh ngạc, nhớ lại khuôn mặt của người nọ.
Hóa ra, hắn tên là Mộ Dung Hiển.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.