Chương 1: Tội tỳ
Hải Thanh Nã Thiên Nga
21/10/2022
Tháng Ba, sau tiết Thượng tị(1), trời trong nắng ấm.
1_THƯỢNG TỊ 上巳: là một tiết truyền thống cổ xưa của Trung Quốc, tục gọi là "Tam nguyệt tam" 三月三. Tiết này từ đời Hán về trước ấn định vào ngày Tị của thượng tuần tháng ba, về sau cố định vào ngày mồng 3 tháng 3 theo lịch nhà Hạ.
Ánh dương chan hòa khắp nơi, gió cũng không còn buốt lạnh, các vị quý nhân không còn sợ nhiễm phong hàn mau chóng khoác lên mình những bộ xiêm y lộng lẫy, hoa phục mỹ sức khiến cho người ta ngắm nhìn không chớp mắt.
Trong Phú Xuân viên của Tân An hầu Cao Bàn, cây cối đâm chồi nảy lộc. Dưới bóng cây râm mát bày vô số án tịch ngăn cách bằng các bình phong bằng gấm, tân khách bốn phía đều tập trung tinh thần lắng nghe huyền đàm(2)
(2_Huyền đàm 玄谈:Đàm luận về đạo của Lão Trang và Chu Dịch.
Đây là buổi nhã tiệc có thanh thế lớn nhất trong thành Lạc Dương từ đầu tháng tới giờ, hơn một nửa số danh môn thế gia đều tụ họp tại đây.
Tôi đứng đằng sau một đám người hầu ăn vận đẹp đẽ, thuận tay nhón lấy hai quả nho từ trên án.
Người đang thuyết giảng là một vị thiếu niên, trong tay cầm một đóa sen mới hé, mặt ngọc mày ngài, phi thường tuấn tú.
Hắn đang luận bàn về Lão Trang, giọng điệu từ tốn chậm rãi, âm thanh trong trẻo như tiếng suối. Hơn trăm người ngồi xung quanh nín thở lắng nghe, không một ai dám lên tiếng, giống như sợ tiếng ồn sẽ làm phiền đến hắn.
"Này, sao Hoàn công tử lại không cầm phất trần giống như những người khác nhỉ?" – Một người đứng trước mặt tôi nhỏ giọng hỏi.
Kẻ khác đáp lời – "Người như Hoàn công tử mà phải cầm phất trần à, quá thô tục."
"Cũng đúng, nhìn tư thái kia mà xem, chậc chậc... Hoàn công tử nếu chịu thường xuyên tới thì tốt quá!"
"Mơ đi, Hoàn công tử nổi tiếng thanh cao, những loại yến tiệc bình thường trước nay đều không chịu tới. Nghe nói lần này để mời được Hoàn công tử, Quân hầu còn phải cậy đến thể diện của vị ở trong cung đấy..."
"Suỵt!" – Bị người bên cạnh trừng mắt nhắc nhở, hai kẻ kia vội vàng im bặt.
Lời lẽ của thiếu niên kia vô cùng ngắn gọn, không có lấy một từ hoa mỹ nhưng ý tứ cô đọng hàm súc. Hắn vừa dứt lời, xung quanh lập tức ồ lên khen ngợi không ngớt, ngay cả đám người hầu đứng trên vọng lâu cũng xuýt xoa luôn miệng.
"Thật không hổ là Hoàn công tử, ngôn từ gãy gọn nhưng hàm súc thông thấu!"
"Lúc trước nghe Hà Khuê thuyết giảng ta đã nghĩ là tuyệt hảo lắm rồi, không ngờ Hoàn công tử còn cao hơn một bậc."
"Hà Khuê làm sao mà bì được với Hoàn công tử!"
"Lại chẳng thế à! Hai năm trước nào có ai từng nghe danh Hà Khuê? Còn Hoàn công tử thì từ hồi năm tuổi đã nổi danh khắp chốn rồi."
"Những người có giao hảo với Hoàn công tử toàn là danh sĩ hạng nhất, nghe nói ngài ấy bình thường giữ thân như ngọc, không gần nữ sắc, còn chưa cả hứa hôn.". Truyện Khác
"Hả? Thật ư? Hoàn công tử vẫn chưa hứa hôn?
"Nghe nói ngài ấy thủa nhỏ yếu bệnh, từng được tiên nhân sấm rằng không thể sớm thành thân."
"Ồ, quả không phải là người tầm thường..."
"Nào như Hà Khuê, nghe nói y mười tuổi đã hứa hôn, trong nhà còn nạp nguyên một đàn cơ thiếp."
"Thô tục."
"Đúng vậy, quá thô tục"
"Mà này... Nhìn bàn thức ăn trước mặt Hoàn công tử sao lại không suy suyển chút nào thế? Nếu như không hợp khẩu vị ngài ấy, chủ nhân lại trách mắng không biết chừng..."
"Không sao đâu, ta nghe nói Hoàn công tử khi ra ngoài làm khách chưa bao giờ tùy tiện ăn uống."
"Chậc, ta thấy Hoàn công tử chẳng khác nào Uyên Sồ(3) trong lời của Trang Tử, không phải ngô đồng không đậu, không phải quả luyện(4) không ăn, không phải nước suối ngọt không uống."
(3_Uyên Sồ: trong truyền thuyết TQ Phượng Hoàng có năm loại, theo thứ tự là Phượng màu đỏ thẫm, Thanh Loan màu xanh, Uyên Sồ màu vàng, Hồng Hộc màu trắng và Nhạc Trạc màu tím.)(4_Quả luyện: một loại quả rất thanh khiết)
"Đó là dĩ nhiên, bằng không mọi người đã chẳng nói ngài ấy có phong thái của tiên nhân, cốt khí vô song..."
Đám hầu vừa thì thầm vừa lộ ra vẻ hâm mộ.
Tôi nghe vậy thì cũng gật đầu tán thưởng, tiện tay nhét mấy viên mứt quả vào tay áo.
Cao Bàn quả không hổ là người có địa vị trong kinh, đến mấy món ăn vặt cũng ngon hơn nhà người khác. Ngay lúc tôi đang định tiện tay thêm lần nữa thì giọng của Thanh Huyền chợt vang lên ở sau lưng – "Nghê Sinh!"
Tôi quay đầu lại thì thấy hắn đang vội vã đi tới, vẫy tay gọi tôi – "Mau đi theo ta, công tử đang tìm cô."
Đám hầu nghe vậy đều đưa mắt nhìn qua.
Thấy bị phát hiện cũng không tiện lấy thêm, tôi đành hậm hực thu tay lại.
******
Các vị quý nhân hôm nay dậy sớm, ngồi cả hồi lâu tất nhiên là sẽ mệt mỏi, phải đứng dậy đi lại. Sau mấy lượt huyền đàm, danh sĩ, khách quý mỗi người một một vẻ phong lưu. Tiếng nhạc nổi lên, ca kỹ chầm chậm cất nhịp, tân khách tiếp tục yến ẩm, dạo chơi ngắm cảnh vườn, nâng chén say sưa.
Phú Xuân viên mới được tu sửa vô cùng khí phái, ngay cả chỗ thay quần áo cũng rường cột chạm trổ hệt như cung uyển.
Nơi tiếp đãi khách quý thì lại càng nhã trí, lầu các tinh xảo, hoa thơm bao phủ. Hơn mười mấy đứa thị tỳ hầu hạ xếp xung quanh, đứa nào cũng xinh đẹp động lòng, mặc lăng la tơ lụa, hoặc bưng hương hoặc dâng điểm tâm, quả là cảnh đẹp vui tai vui mắt.
Tôi thầm nghĩ, lão tặc Cao Bàn này đúng là biết hưởng thụ, nghe nói thủ đoạn vơ vét của cải của lão cực phong phú, mà tiêu tiền coi bộ cũng không keo kiệt.
Đáng tiếc hiện tại đám tỳ nữ xinh đẹp đều bị chặn hết ở phía ngoài cửa, mặt mũi thẹn thùng khổ sở, vừa thấy tôi tới liền lộ ra vẻ soi xét.
Tôi nhìn bọn họ cười cười, tự động đi tới trước cửa, ho nhẹ một tiếng gõ cửa nói – "Công tử."
Bên trong không một động tĩnh.
Không hề gì.
Tôi sửa sang lại mũ áo, dưới ánh nhìn sáng quắc của đám nữ tỳ, đẩy cửa bước vào bên trong.
Trong phòng tuy là nơi ngũ cốc luân hồi nhưng lại được bày trí không khác gì khuê phòng thiếu nữ. Hương xông ngào ngạt, tầng tầng sa trướng, giường mềm đệm gấm, cần cái gì có cái đó.
Bốn phía vô cùng an tĩnh, tôi đóng kín cửa lại, cố gắng bước đi thật nhẹ nhàng.
Cách đó không xa, làn khói mỏng nhẹ nhàng lượn lờ trên lư hương, đóa sen mới hé đặt hờ trên án, công tử nửa nằm nửa dựa trên giường mềm, một cánh tay đặt dưới đầu làm gối, hai mắt nhắm chặt.
Tôi cởi giày, cẩn thận đi tới, bàn chân đạp trên mặt chiếu không một tiếng động.
Cửa sổ nửa khép nửa mở, ánh mặt trời chiếu xiên qua tán cây hắt bóng lên khuôn mặt tuấn mỹ của hắn làm nổi bật làn da trắng trẻo như bạch ngọc, yên bình mà đẹp đẽ.
Tôi nhìn một hồi, tưởng là hắn đã ngủ, đang định đi ra thì bỗng nhiên hắn lại mở mắt.
Đôi mắt thấm đẫm ánh mặt trời khẽ chớp, rực rỡ dập dềnh như sóng.
"Quay về rồi hả?" – Hắn hơi hé mắt nhìn tôi, giọng nói không pha chút vẻ ngái ngủ nào.
"Quay về rồi." – Tôi trả lời.
"Đi đâu vậy?" – Hắn lạnh lùng hỏi.
Tôi vội vàng lấy lòng nói – "Ta thấy công tử vừa rồi chưa ăn uống gì nên mới chạy đến nhà bếp một chuyến." – Vừa nói vừa móc từ cái túi nhỏ đeo ở bên hông ra một cái gói bọc bằng khăn lụa xòe ra, bên trong là mấy miếng bánh ngọt màu trắng.
Công tử nhìn mấy miếng bánh trong tay tôi, thoáng chốc lộ ra nét cười biếng nhác. Khóe môi cong cong khiến cho những đường nét kiêu ngạo trên khuôn mặt như mềm đi, tăng thêm mấy phần ôn hòa, đôi mắt phượng đen huyền như mặc ngọc, cùng với vị thiếu niên vui buồn không lộ trên yến tiệc lúc nãy tựa như hai người hoàn toàn khác nhau.
Đúng là khiến người ta thấy vui vẻ khoan khoái.
******
Công tử tên gọi Hoàn Tích, tự Nguyên Sơ, tháng trước vừa mới tròn mười tám.
Phần lớn tân khách đến dự yến tiệc ngày hôm nay đều là để gặp mặt hắn.
Ở Lạc Dương, phàm chỉ cần có người nhắc đến "Hoàn công tử" thì nhất định là chỉ vị Tam công tử trong phủ Thượng thư Hoàn Túc, tuyệt không thể sai.
Hoàn thị ở Tiêu quận, từ thời tiền triều đã là đại tộc hào cường một phương. Vào thời Cao Tổ, tổ phụ của công tử làm quan tới chức Tư Không; còn phụ thân của công tử, cũng chính là chủ công của tôi, Hoàn Túc, kế tục tước vị Cao Dương Quận công, thực ấp tám ngàn năm trăm hộ.
Đương thời thịnh hào nhoáng xa xỉ còn người đời lại thích thiếu niên khôi ngô.
Công tử xuất thân danh môn, ba tuổi nhận mặt chữ, năm tuổi biết làm văn, da trắng như tuyết, dung mạo như tranh. Đương nhiên, còn phải cộng thêm mẫu thân của hắn, tỷ tỷ ruột của Hoàng đế, Huỳnh Dương Đại Trưởng công chúa.
Từ năm 5 tuổi, thanh danh của công tử đã lan xa, ngay cả Hoàng đế cũng yêu chiều khen một câu "Người như bạch ngọc, tiếng như suối reo", thường xuyên triệu hắn nhập cung, để cho hắn ở trong điện ngâm đọc thiên tác.
Còn về phần tôi, kỳ thực cũng không phải sinh ra đã là nô tỳ.
Ba năm trước, ở chỗ bán quan tỳ của Lạc Dương, người của Hoàn thị đã chọn trúng tôi mua về làm thị tỳ hầu hạ bên cạnh công tử.
Không giống với những quan tỳ khác, sở dĩ tôi lưu lạc đến bước đường ấy đơn thuần chỉ là vì xúi quẩy gặp phải đúng năm đen tháng hạn.
Tôi tên là Vân Nghê Sinh, năm nay mười bảy tuổi, là người Hoài Nam.
Vào năm tôi 5 tuổi, Hoài Nam xảy ra đại dịch, phụ mẫu đều vì thế mà qua đời, là tổ phụ một tay nuôi tôi lớn lên.
Nghe nói rất lâu về trước, Vân thị cũng là một đại tộc khá có tiếng, sau đó chiến loạn suy vi, đến đời của tổ phụ tôi, Vân Trọng, thì trên tay chỉ còn lại chừng trăm mẫu đất ruộng. Trải qua nhiều năm cố gắng góp nhặt của tổ phụ, đem ruộng đất mở rộng tới hơn ba mươi khoảnh(5), Vân thị lại một lần nữa sống lại những ngày tháng sung túc.
(5_một khoảnh bằng 100 mẫu Trung Quốc, chừng 6,6667 hec-ta)
Về quá khứ của Vân thị, tổ phụ giữ kín như bưng, có điều trong tàng thất của ông có một bộ bí tàng, nghe nói là do tổ tiên ghi chép sửa sang lại, tuy sách không có tên nhưng đếm sơ sơ cũng được hơn trăm quyển. Tổ phụ nói đó là bảo vật gia truyền, từ trước đến nay chưa từng tiết lộ cho người khác, cũng không cho phép tôi nói ra, nhưng ông lại không hề cấm tôi đọc chúng.
Những quyển sách đó vô cùng thú vị, từ nhỏ đến lớn, hễ không có việc gì là tôi lại lấy từ trong tàng thất ra hai quyển, bò lên chiếc giường êm ái của tổ phụ say mê đọc cả ngày trời. Từ thiên văn đến địa lý, trong sách không gì không có, thậm chí còn có mấy quyển chuyên dạy người ta làm điều phi pháp, tất cả đều khiến người ta mở rộng tầm mắt.
Dĩ nhiên, tổ phụ tôi là một sĩ thân có thân phận mặt mũi, học thức uyên bác. Theo lời ông nói, lúc ông còn trẻ cũng từng trải qua khoa cử đàng hoàng nhưng không ưa nổi cái không khí lộn nhộn của quan trường cho nên mới bỏ dở giữa chừng, chuyển sang ngao du thiên hạ mấy chục năm, cho đến tận khi nhận nuôi tôi mới hồi hương an cư lạc nghiệp.
Ngoại trừ bộ sách hiếm quỷ dị kia ra thì những loại sách khác ông cũng đều có đủ, bày chật hết mấy gian phòng. Trong ký ức của tôi, công việc hàng ngày của ông chính là sáng sáng ra ra đồng trông nom đám tá điền cày cấy trồng trọt, chiều về dùng cơm, đọc sách.
Tôi biết các hương thân trong vùng không mấy thích tổ phụ nhưng lại rất kính sợ ông. Tính tình tổ phụ quái gở, cho dù là sĩ thân có tiền đồ nhất trong vùng đến nhà mượn sách thì ông cũng không cho, nhưng ông lại rất có bản lĩnh, có thể tính trước được hạn hán, lũ lụt, thiên tai nhân họa còn chuẩn hơn cả bán tiên.
"Mẫu thân ta nói, tổ phụ cô nhất định là trúng yêu tà." – A Đồng, con trai của tá điền nhà tôi đã từng len lén nói với tôi như vậy.
Tôi trợn mắt lườm cậu ta – "Ngươi mà còn dám nói bậy ta sẽ về mách tổ phụ ta."
A Đồng bĩu môi chạy đi.
Người khác có nói như thế nào thì tôi cũng không quan tâm.
Tổ phụ đối xử với tôi rất tốt, đồ đạc của ông tôi đều có thể xem, đều có thể động vào, cho dù tôi có hỏi bất kỳ chuyện gì thì ông cũng sẽ kiên trì giảng giải cho tôi hiểu. Những ngày tháng sống ở bên cạnh ông, tôi luôn có thể không buồn không lo, vô tư lự mà sống.
Song cuộc sống tươi đẹp đó chỉ duy trì được đến năm tôi mười bốn tuổi.
Tổ phụ qua đời, dưới gối không một mụn con cái. Vị thúc tộc Vân Hoành đang làm Thái thú ở Dĩnh Xuyên không quản ngại vất vả đích thân chạy tới chịu tang, nói nhất định phải nhận nuôi tôi, còn nói đã tìm được cho tôi một mối hôn sự rất tốt.
Đối tượng gia thế không tồi, là Ngũ công tử của Phiêu kỵ tướng quân Viên Khôi.
"Cháu gái không biết đấy thôi, Viên công là đệ đệ của đương kim Thái hậu, cũng là cữu cữu của kim thượng." – Thúc mẫu cầm tay tôi thân thiết nói – "Thúc phụ cháu và Viên công vốn có giao hảo từ xưa, chỉ tiếc các tỷ muội của cháu đều đã có hôn ước mà Viên công cũng chỉ còn lại một người nhi tử là chưa thành hôn. Hai đứa các cháu tuổi tác tương đương, đúng là vừa khéo, đợi qua kỳ tang là có thể thành hôn ngay. Còn về chuyện hồi môn, tổ phụ cháu trước khi qua đời từng tuyên bố rõ, sản nghiệp ở đây đều để lại dưới tên cháu tất nhiên là sẽ để cháu mang theo về nhà chồng, thúc phụ cháu cũng sẽ cho thêm một phần."
Tôi bấy giờ mới hiểu, chẳng trách trước đó chẳng bao giờ thấy mặt bọn họ, lúc này lại vội vã chạy tới lấy lòng, hóa ra là đã ôm sẵn tính toán như vậy. Vị tộc thúc này của tôi đến cả Viên thị cũng bám vào được, con đường làm quan xem chừng rất suôn sẻ.
Có điều tôi lúc đó chỉ là một thiếu nữ đương độ hoài xuân, cũng mong ước có một ngày gặp được người trong mộng. Lang quân như ý, cao môn đại hộ, mối hôn sự như vậy có ai mà không thích. Nếu như bọn họ đã không có ý muốn cướp đoạt điền sản của tổ phụ thì chuyện tốt vô duyên vô cớ đưa tới tận cửa như vậy há có thể không cần.
Cho nên tôi mới nửa thẹn thùng nửa thấp thỏm, ỡm ờ mà đồng ý.
Bọn họ thấy vậy thì mừng như bắt được vàng, lập tức ra lệnh cho gia nhân may đồ, chuẩn bị trang sức đồ cưới...
Nhớ đến những chuyện này, trong lòng tôi lại ôm đầy một bầu hận.
Tổ phụ nói rằng tiếc nuối lớn nhất đời này của ông chính là tôi sinh ra là phận nữ. Ông thường dạy tôi nhất định không thể giống như những nữ tử nơi thôn dã sớm lấy chồng sinh con, đem hơn nửa năm tháng cuộc đời chôn vùi trong những chuyện vụn vặt nơi hậu viện. Tổ phụ từng nghĩ chờ tôi lớn hơn một chút, tuyển một đứa cháu rể tới ở rể, tương lai đem toàn bộ điền trạch để lại cho tôi, tiêu dao tự tại.
Tôi lẽ ra nên khắc ghi lời nói của ông, thề chết không theo, tự đi theo chí hướng của mình mới phải.
Hai tháng sau đấy, rốt cuộc hoàng đế cũng dùng tội danh mưu phản lật đổ Viên thị, đằng ngoại của Viên thái hậu.
Thì ra Viên thái hậu không phải là mẹ đẻ của hoàng đế.
Viên thị vốn là hào cường ở Hà Bắc, vào lúc Cao Tổ khai quốc, Viên thị dốc toàn lực phụ tá, giành được sự nể trọng của Cao Tổ. Lúc tiên đế vẫn còn là thái tử, Viên thị nhờ vào tài mạo mà được tuyển nhập cung, rất được tiên đế yêu thích, sau khi lên ngôi thì lập làm hoàng hậu. Đáng tiếc, Viên hậu tuy đắc sủng nhưng nhiều năm không có con, dần dần trở thành tâm bệnh.
Mà mẹ đẻ của hoàng đế là Thẩm thái hậu xuất thân thấp hèn, lúc nhập cung chỉ là một mỹ nhân nhưng lại liền một lúc sinh được một trai một gái, thụ phong quý nhân. Thẩm quý nhân e sợ thế lực của Viên hậu, vì để bảo vệ mình liền lấy cớ sức khỏe suy yếu không thể nuôi dạy hoàng tự sau đó đem đứa con trai duy nhất của mình cho Viên hậu.
Viên thị có được hoàng tử lại càng như mặt trời ban trưa. Sau khi tiên đế ngã bệnh, huynh đệ Viên thị lấy danh nghĩa phó thác trọng thần nắm giữ triều chính, khuynh đảo một thời.
Chẳng ngờ hoàng đế sau nhiều năm ẩn nhẫn lại trở mặt vô tình, giam lỏng Viên thái hậu, dùng tội danh mưu nghịch để tru di tam tộc huynh đệ Viên thị, hảo bằng cố hữu cũng không tránh khỏi liên lụy. Nam tử từ mười sáu trở lên, chém; mười sáu tuổi trở xuống cùng nữ quyến gia nhân thì tước tịch biếm làm nô.
Có hôn ước ở đó, tôi cho dù chỉ là cháu gái nhưng cũng không thể tránh khỏi tội liên đới, trong danh sách phạm nhân cũng có tên tôi. Chỉ trong một ngày mà trời đất biến sắc, tôi trở thành quan nô.
Sau một tháng ròng bị giam trong lao ngục lạnh lẽo hôi thối ở Dĩnh Xuyên, những người còn chưa chết vì rét như chúng tôi bị dẫn ra, nhốt vào trong một chiếc xe tù giải đi.
Thượng Phương viện của Lạc Dương là nơi chuyên xử trí tội tù.
Đám gia quyến phạm tội vốn được nuông chiều từ bé, trong đó không thiếu những nữ tử dung mạo xinh đẹp, yểu điệu thướt tha. Bọn họ vai không thể gánh, tay không thể vác, nếu cứ thế tống toàn bộ đi lao dịch thì đúng là phí của, chẳng bằng đem ra bán lấy tiền bổ sung quốc khố, đứa nào không thể bán mới đưa đi lao dịch.
Thời buổi này, muốn làm ra vẻ phong thái hào môn chung quy cũng phải có chút phẩm vị, trong nhà tùy tiện chỉ một đứa hầu nấu trà cũng biết ngâm thơ đọc phú ấy mới tỏ rõ được căn cơ sâu dày, là người có thể diện mặt mũi. Hoăc là mua về làm ca kỹ trong nhà, dạy dỗ chừng hai năm đến lúc mở tiệc thiết đãi khách khứa cho ra hầu hạ, vừa tăng tình thú vừa có câu chuyện làm quà, biết đâu còn được cái tiếng thơm ra tay trượng nghĩa cứu giai nhân khỏi chốn phong trần, đúng là trong trăm cái lợi không một cái hại.
Có điều, tôi lại là trường hợp ngoại lệ.
Tôi một không biết ngâm thơ làm phú, hai không biết đánh đàn thêu hoa, đến cả nấu trà cũng vụng thối vụng tha. Người trong Thượng Phương viện từng bàn tán với nhau, đại khái nói là chắc tôi sẽ bị bán đến phường kỹ. Còn nếu như đến phường kỹ cũng không thèm để mắt đến tôi vậy thì chỉ còn có một khả năng là ở lại Thượng Phương viện làm lụng cho đến chết.
Ngay tại lúc chính bản thân tôi cũng cảm thấy mình hết hi vọng thì chẳng bao lâu sau, người của Hoàn phủ xuất hiện ở Thượng Phương viện, đồng ý mua tôi.
Năm ấy, Lạc Dương gặp bệnh dịch, công tử cũng bất hạnh nhiễm phải, bệnh tình cực kỳ nguy kịch.
Trong lúc mọi người đều bó tay lắc đầu thì một phương sĩ vân du xuất hiện trước cửa Hoàn phủ hiến kế cho chủ công, nói trong mệnh của công tử có đại kiếp, lần này chính là ải mấu chốt, nếu như có thể tìm một người có mệnh tương hợp trợ giúp thì có thể chuyển nguy thành an.
Chủ công ôm hy vọng còn nước còn tát, lập tức cho người đi tìm theo lời của phương sĩ. Nhưng người có bát tự tương hợp vốn đã khó kiếm, lại thêm đương lúc dịch bệnh, vừa nghe nói là đi hầu hạ người bệnh thì người nào người nấy đều tránh như tránh tà. Cuối cùng, tôi trong lúc bất tri bất giác từ một phạm nhân mắc tội đã trở thành nô tỳ của danh môn đại hộ.
Cái gọi là trợ giúp, nói trắng ra chính là tìm người tới gánh mạng thay.
Tiên sư cái lão phương sĩ vân du chó má ấy, nếu ngày sau để tôi chạm mặt lão thì nhất định sẽ khiến cho lão phải hối hận vì đã sinh ra trên đời này.
Vốn dĩ tôi chẳng có chút cảm tình nào với việc hầu hạ người khác, nếu như người của Hoàn phủ tới chậm một chút thì có lẽ tôi đã tìm cơ hội sớm chuồn khỏi Thượng Phương viện rồi.
Có điều sau khi gặp mặt công tử, tôi liền thay đổi chủ ý.
Khi ấy là vào đầu xuân, tuyết vừa mới ngừng rơi. Dịch bệnh hoành hành, cả Lạc Dương đều chìm trong bầu không khí âm u chết chóc.
Sau khi tôi bước chân vào Hoàn phủ, còn chưa được bái kiến chủ nhân thì đã bị quản sự dẫn đến một căn viện cửa đóng chặt kín.
Cửa mở ra chỉ thấy tối om như mực, một thiếu niên nằm ở trên giường mềm, tôi bước lại gần vừa nhìn đã cảm thấy sững sờ. Người nọ có dung mạo vô cùng tuấn tú nhưng cũng đã bệnh đến nỗi chỉ còn thoi thóp chút hơi tàn, dường như chỉ cần bất cẩn một chút thì sẽ tắt thở.
Đám người xung quanh tránh hắn như tránh tà, sau khi tôi đi vào liền vội vàng đóng chặt cửa lại.
Tôi nổi cáu liền cầm cái khay ở trên bàn đập chan chát lên cửa sổ nhưng chẳng ích gì, mấy cánh cửa này vô cùng kiên cố, hoàn toàn không chút suy suyển.
Tôi đập mãi cũng mệt, vừa dừng lại thì nghe thấy một âm thanh yếu ớt vang lên – "Vô dụng thôi..."
Tôi quay đầu lại, thấy thiếu niên kia mở mắt nhìn tôi.
Hắn nói – "Nếu ngươi muốn rời khỏi đây, ta có thể giúp ngươi..." – Mới nói được một nửa hắn đã ho khan dữ dội.
Tôi do dự chốc lát, hỏi – "Huynh định giúp ta kiểu gì?"
Thiếu niên vẫn ho liên tục, cả người run rẩy, tóc tai rối bời đẫm mồ hôi dán vào trên trán. Qua hồi lâu hắn mới ngừng ho, ngước mắt nhìn lên, làn da tái nhợt đến gần như trong suốt, giống như một miếng ngọc điêu khắc đẹp đẽ dưới ánh mặt trời, yết ớt mà ấm nhuận.
"Ngươi có thể giết ta..." – Hắn nhàn nhạt nói, âm thanh khàn khàn.
Tôi – "......"
Hôm đó, tôi ngồi ở trong phòng yên lặng nhìn hắn rất lâu.
Tôi quả thực có thể giết hắn.
Trước kia, trong vùng chỗ tôi ở từng xảy ra một vụ án mạng. Một lão nông dân ốm bệnh đã lâu bị chính đứa con trai của mình lâp mưu giết chết. Tôi nghe người lớn nói, đứa con trai thừa dịp cha mình ngủ say dùng một tấm đệm bịt mũi khiến cho ông lão ngạt thở tới chết. Mới đầu người nhà còn tưởng ông lão bị đờm làm ngạt thở, sau đó gã con trai đi uống rượu với bạn, trong lúc say khướt lỡ mồm khai ra hết, lúc ấy người ta mới rõ ràng chân tướng.
Thiếu niên kia ốm đến mức độ này, người của Hoàn phủ gần như đã vô vọng, tìm tôi tới chẳng qua chỉ là ôm hy vọng còn nước còn tát. Chỉ cần tôi không lưu lại dấu vết, đợi hắn tắt thở là tôi có thể được thả ra ngoài, còn chuyện sau đó như thế nào thì lúc đó tính sau.
Nhưng... Tôi cũng có thể cứu hắn.
Kỳ thực tôi vô cùng thấu hiểu nỗi thống khổ của hắn bởi vì tôi cũng đã từng mắc phải căn bệnh y hệt như vậy. Căn bệnh dịch năm ấy giết chết phụ mẫu của tôi vô cùng nguy hiểm, tôi cũng không tránh khỏi nhiễm bệnh. Lúc đó gia nhân đều đã trốn hết, tôi bị ném lại trong nhà trơ trọi chờ chết. Nếu như không nhờ tổ phụ kịp thời xuất hiện thì có lẽ tuổi thọ của tôi đã dừng ngay tại thời điểm đó rồi. Phương thuốc năm đó tổ phụ cho tôi uống vừa đắng vừa hôi, qua nhiều năm vẫn là cơn ác mộng nhưng cũng chính vì vậy mà đến nay tôi vẫn còn nhớ rất rõ.
Sau khi cân nhắc hồi lâu, tôi lựa chọn vế sau.
Tôi gọi đám người ở bên ngoài tới bảo bọn họ đi bốc thuốc. Còn về lai lịch của phương thuốc, tôi cũng lười giải thích, chỉ nói là lúc ngủ mơ thấy một ông lão toàn thân bọc kim quang nói cho tôi biết. Người của Hoàn phủ nửa tin nửa ngờ nhưng lúc ấy đã cùng đường mạt lộ chỉ đành nhắm mắt làm theo.
Những chuyện tiếp theo vô cùng thuận lợi, không bao lâu sau bệnh của công tử bắt đầu có chuyển biến tốt, sau hai tháng thì đã hoàn toàn khỏi bệnh.
Từ trên xuống dưới phủ Hoàn vô cùng vui mừng hoan hỉ, nghe nói Hoàn Túc còn thưởng cho lão phương sĩ kia trăm lượng hoàng kim coi như tạ ơn, còn công lao của tôi tất nhiên là đều thuộc về ông lão thần tiên đạo mạo ở trong mộng.
Bọn họ thưởng cho tôi từ nay được phép ở lại trong phủ làm thị tỳ thân cận cho công tử, tiếp tục thay hắn ngăn chặn tai kiếp.
Tôi cảm thấy Hoàn Túc đúng là một lão già vừa keo kiệt lại ngu xuẩn, ngay cả ân nhân của nhi tử mình là ai cũng không phân biệt được. Có điều, tôi cũng không có gì bất mãn với việc ở lại bên cạnh công tử. Lúc quyết định cứu hắn thì tôi đã nghĩ kĩ rồi, Hoàn phủ là danh môn gia sản bạc vạn tất nhiên là không thiếu chỗ tốt, dù sao thì tôi cũng đã không còn nhà để về, ở lại phủ Hoàn ăn ngon mặc đẹp cũng không phải là chuyện xấu.
Còn về chuyện ngăn cản tai kiếp...
Mặc xác cái tai kiếp gì đó.
Kỳ thực không ai biết, vì để thuận lợi gả vào nhà họ Viên, vị tộc thúc kia đã đem ngày sinh của tôi sửa lùi lại ba tháng. Hoàn phủ mua tôi, quả thực là tìm sai người rồi.
******
Tôi nhìn công tử ăn bánh ngọt xong liền dâng trà lên – "Công tử còn muốn ăn nữa không? Ta đi lấy thêm một ít nữa nhé."
"Không cần," – Công tử duỗi người một cái – "Thế là đủ rồi."
Tôi cười cười, cũng cảm thấy như thế là vừa đủ.
Bánh ngọt nhà Cao Bàn là món nổi danh trong kinh, nghe nói là dùng phương pháp độc môn bí truyền, không chỉ quy trình phức tạp mà đoán chừng nguyên liệu cũng vô cùng đắt đỏ. Vì muốn để cho màu sắc của mặt bánh càng thêm óng ánh trong suốt, trù sư đã dùng nam châu thượng hạng mài thành bột, không tiếc tiền mà rắc lên.
Tốn công như vậy nhưng kỳ thực chỉ là một màn trò cười.
Cao Bàn vốn là thương nhân lâu đời ở Giao Đông, kỳ muội được tuyển vào cung, vô cùng đắc sủng, sinh liền một lúc hai vị hoàng tử. Hoàng đế trong lúc vui mừng liền phong nàng ta làm quý nhân, đến Cao Bàn cũng được phong hầu. Cao Bàn rạng rỡ vào kinh, dốc sức kết giao với dòng dõi quý tộc danh lưu, với thân phận của công tử tất nhiên là cực kỳ trọng hậu. Vì để mời được công tử, lão đã phí không biết bao nhiêu tâm sức.
Tiếc rằng công tử ghét lão thô bỉ, cứ luôn một mực không đáp lại.
Tôi cũng không biết vì sao lần này công tử lại đồng ý tới đây. Sáng ra hắn bỗng nhiên dặn dò chuẩn bị xe đi thẳng tới phủ của Cao Bàn. Cao Bàn mừng rỡ khôn xiết, cười đến tít cả hai mắt. Mà tôi chỉ có thể phỏng đoán, ước chừng là hôm qua công tử đi học ở Quốc Tử Học nghe đường đệ Hoàn Tương khen bánh ngọt nhà Cao Bàn như cao lương mỹ vị cho nên mới động thấy thèm ăn.
Công tử dù sao cũng chỉ mới mười tám tuổi, cũng thích ăn ngon như bao thiếu niên cùng tuổi khác. Song có lẽ ký ức về lần mắc bệnh dịch trước đó quá tồi tệ cho nên hắn bị mắc tật sạch sẽ. Ngày thường ở trong nhà, hễ trên tháp mềm(6) có tí bụi là hắn không ngồi, quần áo hơi dính bẩn cũng không chịu mặc. Phòng ốc ở trong viện hắn lúc nào cũng là nơi được dọn dẹp sạch sẽ nhất, bất kể là góc tường hay gầm ghế đều không có lấy một sợi mạng nhện. Lúc xuất môn làm khách thì lại càng chú trọng gấp đôi. Phàm là tụ yến thì dù lớn hay nhỏ tân khách cũng đều phải xa giao nói chuyện, khó tránh khỏi chuyện nước bọt văng lung tung vì vậy cho dù ở trên án bày sơn hào hải vị thì hắn cũng chê bẩn. Cho nên mỗi một lần hắn xuất môn, tôi lại phải âm thầm lẻn đi kiếm cho hắn một ít thức ăn để phòng ngừa đói bụng.
(6_là một cái giường nhỏ, có lót một lớp nệm đơn giản)
Dĩ nhiên, tôi vô cùng cam tâm tình nguyện làm việc đó bởi vì chỉ có như vậy thì hắn mới có thể rời tiệc rượu sớm hơn một chút. Công tử giống như một đóa hoa mới hé nụ, đi tới đâu là mời ong gọi bướm đến đấy. Mỗi lần hắn xuất môn, đoạn đường phía trước phủ Hoàn lại chật cứng người chờ ngắm phong thái của hắn, còn không biết ngại mà ném hoa và trái cây lên xe để thu hút sự chú ý.
Dưới tình thế như vậy, đám người hầu bọn tôi không còn cách gì khác hơn là nghiêm phòng tử thủ, lao tâm khổ tứ. Công tử có thể bớt lộ diện một khắc là tôi có thể bớt nhọc tâm một khắc, cả nhà cùng vui.viết
1_THƯỢNG TỊ 上巳: là một tiết truyền thống cổ xưa của Trung Quốc, tục gọi là "Tam nguyệt tam" 三月三. Tiết này từ đời Hán về trước ấn định vào ngày Tị của thượng tuần tháng ba, về sau cố định vào ngày mồng 3 tháng 3 theo lịch nhà Hạ.
Ánh dương chan hòa khắp nơi, gió cũng không còn buốt lạnh, các vị quý nhân không còn sợ nhiễm phong hàn mau chóng khoác lên mình những bộ xiêm y lộng lẫy, hoa phục mỹ sức khiến cho người ta ngắm nhìn không chớp mắt.
Trong Phú Xuân viên của Tân An hầu Cao Bàn, cây cối đâm chồi nảy lộc. Dưới bóng cây râm mát bày vô số án tịch ngăn cách bằng các bình phong bằng gấm, tân khách bốn phía đều tập trung tinh thần lắng nghe huyền đàm(2)
(2_Huyền đàm 玄谈:Đàm luận về đạo của Lão Trang và Chu Dịch.
Đây là buổi nhã tiệc có thanh thế lớn nhất trong thành Lạc Dương từ đầu tháng tới giờ, hơn một nửa số danh môn thế gia đều tụ họp tại đây.
Tôi đứng đằng sau một đám người hầu ăn vận đẹp đẽ, thuận tay nhón lấy hai quả nho từ trên án.
Người đang thuyết giảng là một vị thiếu niên, trong tay cầm một đóa sen mới hé, mặt ngọc mày ngài, phi thường tuấn tú.
Hắn đang luận bàn về Lão Trang, giọng điệu từ tốn chậm rãi, âm thanh trong trẻo như tiếng suối. Hơn trăm người ngồi xung quanh nín thở lắng nghe, không một ai dám lên tiếng, giống như sợ tiếng ồn sẽ làm phiền đến hắn.
"Này, sao Hoàn công tử lại không cầm phất trần giống như những người khác nhỉ?" – Một người đứng trước mặt tôi nhỏ giọng hỏi.
Kẻ khác đáp lời – "Người như Hoàn công tử mà phải cầm phất trần à, quá thô tục."
"Cũng đúng, nhìn tư thái kia mà xem, chậc chậc... Hoàn công tử nếu chịu thường xuyên tới thì tốt quá!"
"Mơ đi, Hoàn công tử nổi tiếng thanh cao, những loại yến tiệc bình thường trước nay đều không chịu tới. Nghe nói lần này để mời được Hoàn công tử, Quân hầu còn phải cậy đến thể diện của vị ở trong cung đấy..."
"Suỵt!" – Bị người bên cạnh trừng mắt nhắc nhở, hai kẻ kia vội vàng im bặt.
Lời lẽ của thiếu niên kia vô cùng ngắn gọn, không có lấy một từ hoa mỹ nhưng ý tứ cô đọng hàm súc. Hắn vừa dứt lời, xung quanh lập tức ồ lên khen ngợi không ngớt, ngay cả đám người hầu đứng trên vọng lâu cũng xuýt xoa luôn miệng.
"Thật không hổ là Hoàn công tử, ngôn từ gãy gọn nhưng hàm súc thông thấu!"
"Lúc trước nghe Hà Khuê thuyết giảng ta đã nghĩ là tuyệt hảo lắm rồi, không ngờ Hoàn công tử còn cao hơn một bậc."
"Hà Khuê làm sao mà bì được với Hoàn công tử!"
"Lại chẳng thế à! Hai năm trước nào có ai từng nghe danh Hà Khuê? Còn Hoàn công tử thì từ hồi năm tuổi đã nổi danh khắp chốn rồi."
"Những người có giao hảo với Hoàn công tử toàn là danh sĩ hạng nhất, nghe nói ngài ấy bình thường giữ thân như ngọc, không gần nữ sắc, còn chưa cả hứa hôn.". Truyện Khác
"Hả? Thật ư? Hoàn công tử vẫn chưa hứa hôn?
"Nghe nói ngài ấy thủa nhỏ yếu bệnh, từng được tiên nhân sấm rằng không thể sớm thành thân."
"Ồ, quả không phải là người tầm thường..."
"Nào như Hà Khuê, nghe nói y mười tuổi đã hứa hôn, trong nhà còn nạp nguyên một đàn cơ thiếp."
"Thô tục."
"Đúng vậy, quá thô tục"
"Mà này... Nhìn bàn thức ăn trước mặt Hoàn công tử sao lại không suy suyển chút nào thế? Nếu như không hợp khẩu vị ngài ấy, chủ nhân lại trách mắng không biết chừng..."
"Không sao đâu, ta nghe nói Hoàn công tử khi ra ngoài làm khách chưa bao giờ tùy tiện ăn uống."
"Chậc, ta thấy Hoàn công tử chẳng khác nào Uyên Sồ(3) trong lời của Trang Tử, không phải ngô đồng không đậu, không phải quả luyện(4) không ăn, không phải nước suối ngọt không uống."
(3_Uyên Sồ: trong truyền thuyết TQ Phượng Hoàng có năm loại, theo thứ tự là Phượng màu đỏ thẫm, Thanh Loan màu xanh, Uyên Sồ màu vàng, Hồng Hộc màu trắng và Nhạc Trạc màu tím.)(4_Quả luyện: một loại quả rất thanh khiết)
"Đó là dĩ nhiên, bằng không mọi người đã chẳng nói ngài ấy có phong thái của tiên nhân, cốt khí vô song..."
Đám hầu vừa thì thầm vừa lộ ra vẻ hâm mộ.
Tôi nghe vậy thì cũng gật đầu tán thưởng, tiện tay nhét mấy viên mứt quả vào tay áo.
Cao Bàn quả không hổ là người có địa vị trong kinh, đến mấy món ăn vặt cũng ngon hơn nhà người khác. Ngay lúc tôi đang định tiện tay thêm lần nữa thì giọng của Thanh Huyền chợt vang lên ở sau lưng – "Nghê Sinh!"
Tôi quay đầu lại thì thấy hắn đang vội vã đi tới, vẫy tay gọi tôi – "Mau đi theo ta, công tử đang tìm cô."
Đám hầu nghe vậy đều đưa mắt nhìn qua.
Thấy bị phát hiện cũng không tiện lấy thêm, tôi đành hậm hực thu tay lại.
******
Các vị quý nhân hôm nay dậy sớm, ngồi cả hồi lâu tất nhiên là sẽ mệt mỏi, phải đứng dậy đi lại. Sau mấy lượt huyền đàm, danh sĩ, khách quý mỗi người một một vẻ phong lưu. Tiếng nhạc nổi lên, ca kỹ chầm chậm cất nhịp, tân khách tiếp tục yến ẩm, dạo chơi ngắm cảnh vườn, nâng chén say sưa.
Phú Xuân viên mới được tu sửa vô cùng khí phái, ngay cả chỗ thay quần áo cũng rường cột chạm trổ hệt như cung uyển.
Nơi tiếp đãi khách quý thì lại càng nhã trí, lầu các tinh xảo, hoa thơm bao phủ. Hơn mười mấy đứa thị tỳ hầu hạ xếp xung quanh, đứa nào cũng xinh đẹp động lòng, mặc lăng la tơ lụa, hoặc bưng hương hoặc dâng điểm tâm, quả là cảnh đẹp vui tai vui mắt.
Tôi thầm nghĩ, lão tặc Cao Bàn này đúng là biết hưởng thụ, nghe nói thủ đoạn vơ vét của cải của lão cực phong phú, mà tiêu tiền coi bộ cũng không keo kiệt.
Đáng tiếc hiện tại đám tỳ nữ xinh đẹp đều bị chặn hết ở phía ngoài cửa, mặt mũi thẹn thùng khổ sở, vừa thấy tôi tới liền lộ ra vẻ soi xét.
Tôi nhìn bọn họ cười cười, tự động đi tới trước cửa, ho nhẹ một tiếng gõ cửa nói – "Công tử."
Bên trong không một động tĩnh.
Không hề gì.
Tôi sửa sang lại mũ áo, dưới ánh nhìn sáng quắc của đám nữ tỳ, đẩy cửa bước vào bên trong.
Trong phòng tuy là nơi ngũ cốc luân hồi nhưng lại được bày trí không khác gì khuê phòng thiếu nữ. Hương xông ngào ngạt, tầng tầng sa trướng, giường mềm đệm gấm, cần cái gì có cái đó.
Bốn phía vô cùng an tĩnh, tôi đóng kín cửa lại, cố gắng bước đi thật nhẹ nhàng.
Cách đó không xa, làn khói mỏng nhẹ nhàng lượn lờ trên lư hương, đóa sen mới hé đặt hờ trên án, công tử nửa nằm nửa dựa trên giường mềm, một cánh tay đặt dưới đầu làm gối, hai mắt nhắm chặt.
Tôi cởi giày, cẩn thận đi tới, bàn chân đạp trên mặt chiếu không một tiếng động.
Cửa sổ nửa khép nửa mở, ánh mặt trời chiếu xiên qua tán cây hắt bóng lên khuôn mặt tuấn mỹ của hắn làm nổi bật làn da trắng trẻo như bạch ngọc, yên bình mà đẹp đẽ.
Tôi nhìn một hồi, tưởng là hắn đã ngủ, đang định đi ra thì bỗng nhiên hắn lại mở mắt.
Đôi mắt thấm đẫm ánh mặt trời khẽ chớp, rực rỡ dập dềnh như sóng.
"Quay về rồi hả?" – Hắn hơi hé mắt nhìn tôi, giọng nói không pha chút vẻ ngái ngủ nào.
"Quay về rồi." – Tôi trả lời.
"Đi đâu vậy?" – Hắn lạnh lùng hỏi.
Tôi vội vàng lấy lòng nói – "Ta thấy công tử vừa rồi chưa ăn uống gì nên mới chạy đến nhà bếp một chuyến." – Vừa nói vừa móc từ cái túi nhỏ đeo ở bên hông ra một cái gói bọc bằng khăn lụa xòe ra, bên trong là mấy miếng bánh ngọt màu trắng.
Công tử nhìn mấy miếng bánh trong tay tôi, thoáng chốc lộ ra nét cười biếng nhác. Khóe môi cong cong khiến cho những đường nét kiêu ngạo trên khuôn mặt như mềm đi, tăng thêm mấy phần ôn hòa, đôi mắt phượng đen huyền như mặc ngọc, cùng với vị thiếu niên vui buồn không lộ trên yến tiệc lúc nãy tựa như hai người hoàn toàn khác nhau.
Đúng là khiến người ta thấy vui vẻ khoan khoái.
******
Công tử tên gọi Hoàn Tích, tự Nguyên Sơ, tháng trước vừa mới tròn mười tám.
Phần lớn tân khách đến dự yến tiệc ngày hôm nay đều là để gặp mặt hắn.
Ở Lạc Dương, phàm chỉ cần có người nhắc đến "Hoàn công tử" thì nhất định là chỉ vị Tam công tử trong phủ Thượng thư Hoàn Túc, tuyệt không thể sai.
Hoàn thị ở Tiêu quận, từ thời tiền triều đã là đại tộc hào cường một phương. Vào thời Cao Tổ, tổ phụ của công tử làm quan tới chức Tư Không; còn phụ thân của công tử, cũng chính là chủ công của tôi, Hoàn Túc, kế tục tước vị Cao Dương Quận công, thực ấp tám ngàn năm trăm hộ.
Đương thời thịnh hào nhoáng xa xỉ còn người đời lại thích thiếu niên khôi ngô.
Công tử xuất thân danh môn, ba tuổi nhận mặt chữ, năm tuổi biết làm văn, da trắng như tuyết, dung mạo như tranh. Đương nhiên, còn phải cộng thêm mẫu thân của hắn, tỷ tỷ ruột của Hoàng đế, Huỳnh Dương Đại Trưởng công chúa.
Từ năm 5 tuổi, thanh danh của công tử đã lan xa, ngay cả Hoàng đế cũng yêu chiều khen một câu "Người như bạch ngọc, tiếng như suối reo", thường xuyên triệu hắn nhập cung, để cho hắn ở trong điện ngâm đọc thiên tác.
Còn về phần tôi, kỳ thực cũng không phải sinh ra đã là nô tỳ.
Ba năm trước, ở chỗ bán quan tỳ của Lạc Dương, người của Hoàn thị đã chọn trúng tôi mua về làm thị tỳ hầu hạ bên cạnh công tử.
Không giống với những quan tỳ khác, sở dĩ tôi lưu lạc đến bước đường ấy đơn thuần chỉ là vì xúi quẩy gặp phải đúng năm đen tháng hạn.
Tôi tên là Vân Nghê Sinh, năm nay mười bảy tuổi, là người Hoài Nam.
Vào năm tôi 5 tuổi, Hoài Nam xảy ra đại dịch, phụ mẫu đều vì thế mà qua đời, là tổ phụ một tay nuôi tôi lớn lên.
Nghe nói rất lâu về trước, Vân thị cũng là một đại tộc khá có tiếng, sau đó chiến loạn suy vi, đến đời của tổ phụ tôi, Vân Trọng, thì trên tay chỉ còn lại chừng trăm mẫu đất ruộng. Trải qua nhiều năm cố gắng góp nhặt của tổ phụ, đem ruộng đất mở rộng tới hơn ba mươi khoảnh(5), Vân thị lại một lần nữa sống lại những ngày tháng sung túc.
(5_một khoảnh bằng 100 mẫu Trung Quốc, chừng 6,6667 hec-ta)
Về quá khứ của Vân thị, tổ phụ giữ kín như bưng, có điều trong tàng thất của ông có một bộ bí tàng, nghe nói là do tổ tiên ghi chép sửa sang lại, tuy sách không có tên nhưng đếm sơ sơ cũng được hơn trăm quyển. Tổ phụ nói đó là bảo vật gia truyền, từ trước đến nay chưa từng tiết lộ cho người khác, cũng không cho phép tôi nói ra, nhưng ông lại không hề cấm tôi đọc chúng.
Những quyển sách đó vô cùng thú vị, từ nhỏ đến lớn, hễ không có việc gì là tôi lại lấy từ trong tàng thất ra hai quyển, bò lên chiếc giường êm ái của tổ phụ say mê đọc cả ngày trời. Từ thiên văn đến địa lý, trong sách không gì không có, thậm chí còn có mấy quyển chuyên dạy người ta làm điều phi pháp, tất cả đều khiến người ta mở rộng tầm mắt.
Dĩ nhiên, tổ phụ tôi là một sĩ thân có thân phận mặt mũi, học thức uyên bác. Theo lời ông nói, lúc ông còn trẻ cũng từng trải qua khoa cử đàng hoàng nhưng không ưa nổi cái không khí lộn nhộn của quan trường cho nên mới bỏ dở giữa chừng, chuyển sang ngao du thiên hạ mấy chục năm, cho đến tận khi nhận nuôi tôi mới hồi hương an cư lạc nghiệp.
Ngoại trừ bộ sách hiếm quỷ dị kia ra thì những loại sách khác ông cũng đều có đủ, bày chật hết mấy gian phòng. Trong ký ức của tôi, công việc hàng ngày của ông chính là sáng sáng ra ra đồng trông nom đám tá điền cày cấy trồng trọt, chiều về dùng cơm, đọc sách.
Tôi biết các hương thân trong vùng không mấy thích tổ phụ nhưng lại rất kính sợ ông. Tính tình tổ phụ quái gở, cho dù là sĩ thân có tiền đồ nhất trong vùng đến nhà mượn sách thì ông cũng không cho, nhưng ông lại rất có bản lĩnh, có thể tính trước được hạn hán, lũ lụt, thiên tai nhân họa còn chuẩn hơn cả bán tiên.
"Mẫu thân ta nói, tổ phụ cô nhất định là trúng yêu tà." – A Đồng, con trai của tá điền nhà tôi đã từng len lén nói với tôi như vậy.
Tôi trợn mắt lườm cậu ta – "Ngươi mà còn dám nói bậy ta sẽ về mách tổ phụ ta."
A Đồng bĩu môi chạy đi.
Người khác có nói như thế nào thì tôi cũng không quan tâm.
Tổ phụ đối xử với tôi rất tốt, đồ đạc của ông tôi đều có thể xem, đều có thể động vào, cho dù tôi có hỏi bất kỳ chuyện gì thì ông cũng sẽ kiên trì giảng giải cho tôi hiểu. Những ngày tháng sống ở bên cạnh ông, tôi luôn có thể không buồn không lo, vô tư lự mà sống.
Song cuộc sống tươi đẹp đó chỉ duy trì được đến năm tôi mười bốn tuổi.
Tổ phụ qua đời, dưới gối không một mụn con cái. Vị thúc tộc Vân Hoành đang làm Thái thú ở Dĩnh Xuyên không quản ngại vất vả đích thân chạy tới chịu tang, nói nhất định phải nhận nuôi tôi, còn nói đã tìm được cho tôi một mối hôn sự rất tốt.
Đối tượng gia thế không tồi, là Ngũ công tử của Phiêu kỵ tướng quân Viên Khôi.
"Cháu gái không biết đấy thôi, Viên công là đệ đệ của đương kim Thái hậu, cũng là cữu cữu của kim thượng." – Thúc mẫu cầm tay tôi thân thiết nói – "Thúc phụ cháu và Viên công vốn có giao hảo từ xưa, chỉ tiếc các tỷ muội của cháu đều đã có hôn ước mà Viên công cũng chỉ còn lại một người nhi tử là chưa thành hôn. Hai đứa các cháu tuổi tác tương đương, đúng là vừa khéo, đợi qua kỳ tang là có thể thành hôn ngay. Còn về chuyện hồi môn, tổ phụ cháu trước khi qua đời từng tuyên bố rõ, sản nghiệp ở đây đều để lại dưới tên cháu tất nhiên là sẽ để cháu mang theo về nhà chồng, thúc phụ cháu cũng sẽ cho thêm một phần."
Tôi bấy giờ mới hiểu, chẳng trách trước đó chẳng bao giờ thấy mặt bọn họ, lúc này lại vội vã chạy tới lấy lòng, hóa ra là đã ôm sẵn tính toán như vậy. Vị tộc thúc này của tôi đến cả Viên thị cũng bám vào được, con đường làm quan xem chừng rất suôn sẻ.
Có điều tôi lúc đó chỉ là một thiếu nữ đương độ hoài xuân, cũng mong ước có một ngày gặp được người trong mộng. Lang quân như ý, cao môn đại hộ, mối hôn sự như vậy có ai mà không thích. Nếu như bọn họ đã không có ý muốn cướp đoạt điền sản của tổ phụ thì chuyện tốt vô duyên vô cớ đưa tới tận cửa như vậy há có thể không cần.
Cho nên tôi mới nửa thẹn thùng nửa thấp thỏm, ỡm ờ mà đồng ý.
Bọn họ thấy vậy thì mừng như bắt được vàng, lập tức ra lệnh cho gia nhân may đồ, chuẩn bị trang sức đồ cưới...
Nhớ đến những chuyện này, trong lòng tôi lại ôm đầy một bầu hận.
Tổ phụ nói rằng tiếc nuối lớn nhất đời này của ông chính là tôi sinh ra là phận nữ. Ông thường dạy tôi nhất định không thể giống như những nữ tử nơi thôn dã sớm lấy chồng sinh con, đem hơn nửa năm tháng cuộc đời chôn vùi trong những chuyện vụn vặt nơi hậu viện. Tổ phụ từng nghĩ chờ tôi lớn hơn một chút, tuyển một đứa cháu rể tới ở rể, tương lai đem toàn bộ điền trạch để lại cho tôi, tiêu dao tự tại.
Tôi lẽ ra nên khắc ghi lời nói của ông, thề chết không theo, tự đi theo chí hướng của mình mới phải.
Hai tháng sau đấy, rốt cuộc hoàng đế cũng dùng tội danh mưu phản lật đổ Viên thị, đằng ngoại của Viên thái hậu.
Thì ra Viên thái hậu không phải là mẹ đẻ của hoàng đế.
Viên thị vốn là hào cường ở Hà Bắc, vào lúc Cao Tổ khai quốc, Viên thị dốc toàn lực phụ tá, giành được sự nể trọng của Cao Tổ. Lúc tiên đế vẫn còn là thái tử, Viên thị nhờ vào tài mạo mà được tuyển nhập cung, rất được tiên đế yêu thích, sau khi lên ngôi thì lập làm hoàng hậu. Đáng tiếc, Viên hậu tuy đắc sủng nhưng nhiều năm không có con, dần dần trở thành tâm bệnh.
Mà mẹ đẻ của hoàng đế là Thẩm thái hậu xuất thân thấp hèn, lúc nhập cung chỉ là một mỹ nhân nhưng lại liền một lúc sinh được một trai một gái, thụ phong quý nhân. Thẩm quý nhân e sợ thế lực của Viên hậu, vì để bảo vệ mình liền lấy cớ sức khỏe suy yếu không thể nuôi dạy hoàng tự sau đó đem đứa con trai duy nhất của mình cho Viên hậu.
Viên thị có được hoàng tử lại càng như mặt trời ban trưa. Sau khi tiên đế ngã bệnh, huynh đệ Viên thị lấy danh nghĩa phó thác trọng thần nắm giữ triều chính, khuynh đảo một thời.
Chẳng ngờ hoàng đế sau nhiều năm ẩn nhẫn lại trở mặt vô tình, giam lỏng Viên thái hậu, dùng tội danh mưu nghịch để tru di tam tộc huynh đệ Viên thị, hảo bằng cố hữu cũng không tránh khỏi liên lụy. Nam tử từ mười sáu trở lên, chém; mười sáu tuổi trở xuống cùng nữ quyến gia nhân thì tước tịch biếm làm nô.
Có hôn ước ở đó, tôi cho dù chỉ là cháu gái nhưng cũng không thể tránh khỏi tội liên đới, trong danh sách phạm nhân cũng có tên tôi. Chỉ trong một ngày mà trời đất biến sắc, tôi trở thành quan nô.
Sau một tháng ròng bị giam trong lao ngục lạnh lẽo hôi thối ở Dĩnh Xuyên, những người còn chưa chết vì rét như chúng tôi bị dẫn ra, nhốt vào trong một chiếc xe tù giải đi.
Thượng Phương viện của Lạc Dương là nơi chuyên xử trí tội tù.
Đám gia quyến phạm tội vốn được nuông chiều từ bé, trong đó không thiếu những nữ tử dung mạo xinh đẹp, yểu điệu thướt tha. Bọn họ vai không thể gánh, tay không thể vác, nếu cứ thế tống toàn bộ đi lao dịch thì đúng là phí của, chẳng bằng đem ra bán lấy tiền bổ sung quốc khố, đứa nào không thể bán mới đưa đi lao dịch.
Thời buổi này, muốn làm ra vẻ phong thái hào môn chung quy cũng phải có chút phẩm vị, trong nhà tùy tiện chỉ một đứa hầu nấu trà cũng biết ngâm thơ đọc phú ấy mới tỏ rõ được căn cơ sâu dày, là người có thể diện mặt mũi. Hoăc là mua về làm ca kỹ trong nhà, dạy dỗ chừng hai năm đến lúc mở tiệc thiết đãi khách khứa cho ra hầu hạ, vừa tăng tình thú vừa có câu chuyện làm quà, biết đâu còn được cái tiếng thơm ra tay trượng nghĩa cứu giai nhân khỏi chốn phong trần, đúng là trong trăm cái lợi không một cái hại.
Có điều, tôi lại là trường hợp ngoại lệ.
Tôi một không biết ngâm thơ làm phú, hai không biết đánh đàn thêu hoa, đến cả nấu trà cũng vụng thối vụng tha. Người trong Thượng Phương viện từng bàn tán với nhau, đại khái nói là chắc tôi sẽ bị bán đến phường kỹ. Còn nếu như đến phường kỹ cũng không thèm để mắt đến tôi vậy thì chỉ còn có một khả năng là ở lại Thượng Phương viện làm lụng cho đến chết.
Ngay tại lúc chính bản thân tôi cũng cảm thấy mình hết hi vọng thì chẳng bao lâu sau, người của Hoàn phủ xuất hiện ở Thượng Phương viện, đồng ý mua tôi.
Năm ấy, Lạc Dương gặp bệnh dịch, công tử cũng bất hạnh nhiễm phải, bệnh tình cực kỳ nguy kịch.
Trong lúc mọi người đều bó tay lắc đầu thì một phương sĩ vân du xuất hiện trước cửa Hoàn phủ hiến kế cho chủ công, nói trong mệnh của công tử có đại kiếp, lần này chính là ải mấu chốt, nếu như có thể tìm một người có mệnh tương hợp trợ giúp thì có thể chuyển nguy thành an.
Chủ công ôm hy vọng còn nước còn tát, lập tức cho người đi tìm theo lời của phương sĩ. Nhưng người có bát tự tương hợp vốn đã khó kiếm, lại thêm đương lúc dịch bệnh, vừa nghe nói là đi hầu hạ người bệnh thì người nào người nấy đều tránh như tránh tà. Cuối cùng, tôi trong lúc bất tri bất giác từ một phạm nhân mắc tội đã trở thành nô tỳ của danh môn đại hộ.
Cái gọi là trợ giúp, nói trắng ra chính là tìm người tới gánh mạng thay.
Tiên sư cái lão phương sĩ vân du chó má ấy, nếu ngày sau để tôi chạm mặt lão thì nhất định sẽ khiến cho lão phải hối hận vì đã sinh ra trên đời này.
Vốn dĩ tôi chẳng có chút cảm tình nào với việc hầu hạ người khác, nếu như người của Hoàn phủ tới chậm một chút thì có lẽ tôi đã tìm cơ hội sớm chuồn khỏi Thượng Phương viện rồi.
Có điều sau khi gặp mặt công tử, tôi liền thay đổi chủ ý.
Khi ấy là vào đầu xuân, tuyết vừa mới ngừng rơi. Dịch bệnh hoành hành, cả Lạc Dương đều chìm trong bầu không khí âm u chết chóc.
Sau khi tôi bước chân vào Hoàn phủ, còn chưa được bái kiến chủ nhân thì đã bị quản sự dẫn đến một căn viện cửa đóng chặt kín.
Cửa mở ra chỉ thấy tối om như mực, một thiếu niên nằm ở trên giường mềm, tôi bước lại gần vừa nhìn đã cảm thấy sững sờ. Người nọ có dung mạo vô cùng tuấn tú nhưng cũng đã bệnh đến nỗi chỉ còn thoi thóp chút hơi tàn, dường như chỉ cần bất cẩn một chút thì sẽ tắt thở.
Đám người xung quanh tránh hắn như tránh tà, sau khi tôi đi vào liền vội vàng đóng chặt cửa lại.
Tôi nổi cáu liền cầm cái khay ở trên bàn đập chan chát lên cửa sổ nhưng chẳng ích gì, mấy cánh cửa này vô cùng kiên cố, hoàn toàn không chút suy suyển.
Tôi đập mãi cũng mệt, vừa dừng lại thì nghe thấy một âm thanh yếu ớt vang lên – "Vô dụng thôi..."
Tôi quay đầu lại, thấy thiếu niên kia mở mắt nhìn tôi.
Hắn nói – "Nếu ngươi muốn rời khỏi đây, ta có thể giúp ngươi..." – Mới nói được một nửa hắn đã ho khan dữ dội.
Tôi do dự chốc lát, hỏi – "Huynh định giúp ta kiểu gì?"
Thiếu niên vẫn ho liên tục, cả người run rẩy, tóc tai rối bời đẫm mồ hôi dán vào trên trán. Qua hồi lâu hắn mới ngừng ho, ngước mắt nhìn lên, làn da tái nhợt đến gần như trong suốt, giống như một miếng ngọc điêu khắc đẹp đẽ dưới ánh mặt trời, yết ớt mà ấm nhuận.
"Ngươi có thể giết ta..." – Hắn nhàn nhạt nói, âm thanh khàn khàn.
Tôi – "......"
Hôm đó, tôi ngồi ở trong phòng yên lặng nhìn hắn rất lâu.
Tôi quả thực có thể giết hắn.
Trước kia, trong vùng chỗ tôi ở từng xảy ra một vụ án mạng. Một lão nông dân ốm bệnh đã lâu bị chính đứa con trai của mình lâp mưu giết chết. Tôi nghe người lớn nói, đứa con trai thừa dịp cha mình ngủ say dùng một tấm đệm bịt mũi khiến cho ông lão ngạt thở tới chết. Mới đầu người nhà còn tưởng ông lão bị đờm làm ngạt thở, sau đó gã con trai đi uống rượu với bạn, trong lúc say khướt lỡ mồm khai ra hết, lúc ấy người ta mới rõ ràng chân tướng.
Thiếu niên kia ốm đến mức độ này, người của Hoàn phủ gần như đã vô vọng, tìm tôi tới chẳng qua chỉ là ôm hy vọng còn nước còn tát. Chỉ cần tôi không lưu lại dấu vết, đợi hắn tắt thở là tôi có thể được thả ra ngoài, còn chuyện sau đó như thế nào thì lúc đó tính sau.
Nhưng... Tôi cũng có thể cứu hắn.
Kỳ thực tôi vô cùng thấu hiểu nỗi thống khổ của hắn bởi vì tôi cũng đã từng mắc phải căn bệnh y hệt như vậy. Căn bệnh dịch năm ấy giết chết phụ mẫu của tôi vô cùng nguy hiểm, tôi cũng không tránh khỏi nhiễm bệnh. Lúc đó gia nhân đều đã trốn hết, tôi bị ném lại trong nhà trơ trọi chờ chết. Nếu như không nhờ tổ phụ kịp thời xuất hiện thì có lẽ tuổi thọ của tôi đã dừng ngay tại thời điểm đó rồi. Phương thuốc năm đó tổ phụ cho tôi uống vừa đắng vừa hôi, qua nhiều năm vẫn là cơn ác mộng nhưng cũng chính vì vậy mà đến nay tôi vẫn còn nhớ rất rõ.
Sau khi cân nhắc hồi lâu, tôi lựa chọn vế sau.
Tôi gọi đám người ở bên ngoài tới bảo bọn họ đi bốc thuốc. Còn về lai lịch của phương thuốc, tôi cũng lười giải thích, chỉ nói là lúc ngủ mơ thấy một ông lão toàn thân bọc kim quang nói cho tôi biết. Người của Hoàn phủ nửa tin nửa ngờ nhưng lúc ấy đã cùng đường mạt lộ chỉ đành nhắm mắt làm theo.
Những chuyện tiếp theo vô cùng thuận lợi, không bao lâu sau bệnh của công tử bắt đầu có chuyển biến tốt, sau hai tháng thì đã hoàn toàn khỏi bệnh.
Từ trên xuống dưới phủ Hoàn vô cùng vui mừng hoan hỉ, nghe nói Hoàn Túc còn thưởng cho lão phương sĩ kia trăm lượng hoàng kim coi như tạ ơn, còn công lao của tôi tất nhiên là đều thuộc về ông lão thần tiên đạo mạo ở trong mộng.
Bọn họ thưởng cho tôi từ nay được phép ở lại trong phủ làm thị tỳ thân cận cho công tử, tiếp tục thay hắn ngăn chặn tai kiếp.
Tôi cảm thấy Hoàn Túc đúng là một lão già vừa keo kiệt lại ngu xuẩn, ngay cả ân nhân của nhi tử mình là ai cũng không phân biệt được. Có điều, tôi cũng không có gì bất mãn với việc ở lại bên cạnh công tử. Lúc quyết định cứu hắn thì tôi đã nghĩ kĩ rồi, Hoàn phủ là danh môn gia sản bạc vạn tất nhiên là không thiếu chỗ tốt, dù sao thì tôi cũng đã không còn nhà để về, ở lại phủ Hoàn ăn ngon mặc đẹp cũng không phải là chuyện xấu.
Còn về chuyện ngăn cản tai kiếp...
Mặc xác cái tai kiếp gì đó.
Kỳ thực không ai biết, vì để thuận lợi gả vào nhà họ Viên, vị tộc thúc kia đã đem ngày sinh của tôi sửa lùi lại ba tháng. Hoàn phủ mua tôi, quả thực là tìm sai người rồi.
******
Tôi nhìn công tử ăn bánh ngọt xong liền dâng trà lên – "Công tử còn muốn ăn nữa không? Ta đi lấy thêm một ít nữa nhé."
"Không cần," – Công tử duỗi người một cái – "Thế là đủ rồi."
Tôi cười cười, cũng cảm thấy như thế là vừa đủ.
Bánh ngọt nhà Cao Bàn là món nổi danh trong kinh, nghe nói là dùng phương pháp độc môn bí truyền, không chỉ quy trình phức tạp mà đoán chừng nguyên liệu cũng vô cùng đắt đỏ. Vì muốn để cho màu sắc của mặt bánh càng thêm óng ánh trong suốt, trù sư đã dùng nam châu thượng hạng mài thành bột, không tiếc tiền mà rắc lên.
Tốn công như vậy nhưng kỳ thực chỉ là một màn trò cười.
Cao Bàn vốn là thương nhân lâu đời ở Giao Đông, kỳ muội được tuyển vào cung, vô cùng đắc sủng, sinh liền một lúc hai vị hoàng tử. Hoàng đế trong lúc vui mừng liền phong nàng ta làm quý nhân, đến Cao Bàn cũng được phong hầu. Cao Bàn rạng rỡ vào kinh, dốc sức kết giao với dòng dõi quý tộc danh lưu, với thân phận của công tử tất nhiên là cực kỳ trọng hậu. Vì để mời được công tử, lão đã phí không biết bao nhiêu tâm sức.
Tiếc rằng công tử ghét lão thô bỉ, cứ luôn một mực không đáp lại.
Tôi cũng không biết vì sao lần này công tử lại đồng ý tới đây. Sáng ra hắn bỗng nhiên dặn dò chuẩn bị xe đi thẳng tới phủ của Cao Bàn. Cao Bàn mừng rỡ khôn xiết, cười đến tít cả hai mắt. Mà tôi chỉ có thể phỏng đoán, ước chừng là hôm qua công tử đi học ở Quốc Tử Học nghe đường đệ Hoàn Tương khen bánh ngọt nhà Cao Bàn như cao lương mỹ vị cho nên mới động thấy thèm ăn.
Công tử dù sao cũng chỉ mới mười tám tuổi, cũng thích ăn ngon như bao thiếu niên cùng tuổi khác. Song có lẽ ký ức về lần mắc bệnh dịch trước đó quá tồi tệ cho nên hắn bị mắc tật sạch sẽ. Ngày thường ở trong nhà, hễ trên tháp mềm(6) có tí bụi là hắn không ngồi, quần áo hơi dính bẩn cũng không chịu mặc. Phòng ốc ở trong viện hắn lúc nào cũng là nơi được dọn dẹp sạch sẽ nhất, bất kể là góc tường hay gầm ghế đều không có lấy một sợi mạng nhện. Lúc xuất môn làm khách thì lại càng chú trọng gấp đôi. Phàm là tụ yến thì dù lớn hay nhỏ tân khách cũng đều phải xa giao nói chuyện, khó tránh khỏi chuyện nước bọt văng lung tung vì vậy cho dù ở trên án bày sơn hào hải vị thì hắn cũng chê bẩn. Cho nên mỗi một lần hắn xuất môn, tôi lại phải âm thầm lẻn đi kiếm cho hắn một ít thức ăn để phòng ngừa đói bụng.
(6_là một cái giường nhỏ, có lót một lớp nệm đơn giản)
Dĩ nhiên, tôi vô cùng cam tâm tình nguyện làm việc đó bởi vì chỉ có như vậy thì hắn mới có thể rời tiệc rượu sớm hơn một chút. Công tử giống như một đóa hoa mới hé nụ, đi tới đâu là mời ong gọi bướm đến đấy. Mỗi lần hắn xuất môn, đoạn đường phía trước phủ Hoàn lại chật cứng người chờ ngắm phong thái của hắn, còn không biết ngại mà ném hoa và trái cây lên xe để thu hút sự chú ý.
Dưới tình thế như vậy, đám người hầu bọn tôi không còn cách gì khác hơn là nghiêm phòng tử thủ, lao tâm khổ tứ. Công tử có thể bớt lộ diện một khắc là tôi có thể bớt nhọc tâm một khắc, cả nhà cùng vui.viết
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.