Danh Môn

Quyển 4 - Chương 11: Vạn dặm lai sứ

Cao Nguyệt

05/10/2015

Nhưng cách đây bốn năm, Thổ Phiên và Đại Đường cùng nhau tranh đoạt An Tây, kết quả là Thổ Phiên thất bại và từ đó ngày càng suy yếu. Đồng thời Đại Đường cũng từ đó mà phục hưng lấy lại vị thế của một đại đế quốc. Bắt đầu từ năm Đại Trị thứ hai, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ là Vi Cao Tiện đã sử dụng nhiều phương thức, nhiều cách để thu hút và lôi kéo các dân tộc Man ở tây nam Kiếm Nam Đồng thời ông ta cũng phát đi nhiều tín hiệu hòa bình với Nam Chiếu. Trước sự thay đổi của thế cục, Nam Chiếu quốc vương cũng là kẻ thức thời có tầm nhìn nên vào mùa thu năm thứ ba Đại Trị ông ta đã quyết định tuyệt giao với Thổ Phiên, đồng thời thừa nhận và tái xác lập thân phận thuộc quốc của mình với Đại Đường Trả lại Đại Đường Diệu Châu và Đẳng Châu.

Năm nay, quốc vương Nam Chiếu không chỉ đi một mình mà còn đưa theo vương hậu của mình tới Trường An, để triều kiến hoàng đế Đại Đường và tiếp nhận sắc phong của triều đình Đại Đường.

Trương Hoán dân theo mấy vị tướng quốc từ Lân Đức Điện sang Tử Thần Điện giữa mấy trăm tên Ngự Lâm Quân hộ vệ. Bọn họ đi từ cửa Tả Ngân Đài để tiến về Tử Thần Điện. Dọc đường đi hắn cùng thảo luận với các vị trọng thần của mình về việc bố trí, sắp xếp vấn đề nông nghiệp trong năm mới này. Nhất là việc triều đình phải cho xây dựng thêm mới các guồng lấy nước vào đồng ruộng cho khu vực Giang Hoài, việc này không thể trì hoãn được nữa rồi.

“ Mới cho xây dựng, lắp đặt được ba ngàn bộ guồng lấy nước, vậy mà năm nay số ruộng lúa nước đã lên tới năm vạn khoảnh, trẫm cho rằng việc xây dựng thêm các guông lấy nước là không thể trì hoãn được nữa. Chuyện này ta giao cho Bùi tướng quốc toàn quyền xử lý. Khanh hãy đi Giang Nam trực tiếp chỉ đạo cho Khuyến Nông Sứ của hai tỉnh Giang – Chiết cũng như đốc thúc các địa phương nhanh chóng cho xây dựng các guồng lấy nước vào đồng ruộng” Trương Hoán quay đầu lại nhìn qua Bùi Hữu hỏi: “ Bùi tướng quốc có tình nguyện chịu đựng khó nhọc này không”

Bùi Hữu ngồi trên ngựa khom người thi lễ nói: “ Thần nguyện tuân theo sự phân phó của bệ hạ”

“ Tốt lắm! Ngày mùng năm lên đường là vừa kịp rồi”

Trương Hoán gật đầu cười thoải mái. Lúc này hắn nghe thấy loáng thoáng thấy có âm thanh ầm ĩ, nô đùa từ phương xa vọng lại, hắn kinh ngạc nhìn quanh quất. Lướt nhìn qua hàng rào của Đông Nội Uyển, hắn bỗng nhận thấy ở trên cây táo hồng to lớn đằng kia dường như có ba bốn đứa trẻ đang hướng về phía hắn mà vấy vẫy tay, bộ dạng của chúng vô cùng hưng phấn.

“ Kỳ quái ! Đây là nơi nào mà lại để cho đám trẻ con kia vào hả” Trương Hoán hết sức kinh ngạc hỏi tên thị vệ gần đó.

Tên thị vệ đứng nhìn ngó xem xét hồi lâu nhưng cũng mờ mịt lắc đầu không nhận rõ ai với ai cả. Mấy vị đại thần trông thấy trông thấy lũ trẻ con vẫy tay cũng không hiểu tai sao nên bàn tán xôn xao: Tại sao bọn trẻ con đó lại có thể trèo lên cái cây lớn ở Đông Nội Uyển này chứ. Chúng là con cái nhà ai vậy? Mà sao lại không quản lý chúng gì cả.

“ Trẫm biết rồi” Trương Hoán bỗng nhiên chợt hiểu ra, hắn cười ha hả nói với đám quan quân tùy tùng: “ Những đứa trẻ này chắc chắn là con cái của dân chúng quanh đây. Năm ngoái trẫm đã hạ chỉ hàng năm vào tiết đạp thanh đầu xuân năm mới có thể cho phép thường dân dến du ngoạn một chút trong lâm viên của hoàng gia. Đông Nội Uyển này chính là một trong số những khu vực trong lâm viên đó. Đây nhất định là đám hài tử ở phố phường quanh đây, chắc cha mẹ chúng quản lý không nghiêm nên bọn chúng mới trèo lên cây cao như thế”

Dứt lời hắn quay đầu nói với tên thị vệ: “ Ngươi hãy đến chỗ đó một chuyến, nói cho cha mẹ của những đứa trẻ này bảo bọn họ phải giáo dục con cái của mình cho tốt”

Tên thị vệ đáp một tiếng rồi quay đầu ngựa chạy về hướng Đông Nội Uyển. Lúc này Trương Hoán bỗng nhiên nhìn thấy bóng dáng của một người con gái áo hồng đang ngồi trên tán cây cao kia, cô gái đó cũng vẫy vẫy tay với hắn. Trương Hoán đột nhiên có cảm giác rằng cô gái mặc áo hồng kia dường như rất giống ới Bình Bình, hắn thầm nghĩ: “ Chẳng lẽ lại là Bình Bình sao, không thể nào? Nàng làm sao lại tìm được nhiều đứa trẻ đến như thế”

Bỗng nhiên, Trương Hoán dường như nghĩ tới điều gì đó, khiến cho nét mặt của hắn nhất thời lúng túng vô cùng, vội vàng hướng mọi người cười nói: “ Ham chơi ham nghịch là thiên tính của bọn trẻ con, chúng ta không cần quản xem bọn chúng nghịch ngợm cái gì. Điều quan trong bây giờ là không thể để cho quốc vương Nam Chiếu sốt rột chờ đợi. Chúng ta hãy đi mau mau một chút. Ha ha”

Sứ thần của các nước cũng đã lục tục kéo nhau đến Trường An, vì vậy trong suốt ba ngày đầu năm, từ ngày mùng một cho tới ngày mùng ba Trương Hoán lúc nào cũng phải bận rộn với các cuộc triều kiến, tiếp đón. Đến ngày mùng ba, Trương Hoán nhận được một tin tức bất ngờ đó là quốc vương của Bạt Hãn Na phái đặc sứ bí mật tới Trường An , để triều kiến hoàng đế Đại Đường.

Đây là một tin tức hết sức bất ngờ, nó thật sự nằm ngoài sự dự đoán của Trương Hoán, bởi vì Bạt Hãn Na quốc đang chịu sự khống chế gay gắt của Đại Thực quốc. Trong lãnh thổ của Bạt Hãn Na quốc có tới gần một vạn quân Đại Thực đồn trú. Đồng thời gia tộc quyền quý của Đại Thực là Tát Mạn gia tộc lại đang sở hữu mười vạn khoảnh đồng cỏ màu mỡ của Bạt Hãn Na quốc. Hơn nữa cũng giống như nhiều nước khác ở khu vực Chiêu Võ, Bạt Hãn Na quốc cũng phải đưa vương tử của mình tới Ba Cách Đạt để làm con tin. Dưới tình huống khó khăn, ngặt nghèo như vậy mà Bạt Hãn Na quốc vẫn bí mật cứ đặc sứ vượt xa ngàn dặm tới Đại Đường triều kiến, chứng tỏ ý nghĩa và vấn đề sẽ không tầm thường . Chính vì vậy mà Trương hoán rất coi trọng cuộc tiếp kiến này, nên hắn đã lùi cuộc tiếp kiến với đặc sứ của Quy Tư quốc sang hôm khác, để dành thời gian tiếp kiến đặc sứ của Bạt Hãn Na quốc.

Theo bản đồ thế giới hiện đại thì Bạt Hãn Nhĩ quốc hiện này nằm ở khu vực thuộc Kazactan (Một nước thuộc Liên Xô cũ), còn trong thời kỳ nhà Hán nó thuộc Đại Uyển quốc. Ngay từ thời Đường sơ Bạt Hãn Na quốc đối với Đại Đường luôn là một thuộc quốc rất mực trung thành, hàng năm đều phái sứ giả sang Đại Đường triều cống đầy đủ, dâng lên hoàng đế Đại Đường bản đồ tượng trưng cho đất đai lãnh thổ và quyền trượng biểu tượng cho quyền lực của Bạt Hãn Na quốc. Vào năm Khai Nguyên thứ ba, An Tây đô hộ sứ Trương Hiếu Tung suất quân từ Bạt Hãn Na quốc kịch chiến với phe bạch y Đại Thực ở Khuất Ba Để. Kết quả là đánh hạ được mấy thành trì, bức lui đại quân của bạch y Đại Thực.

Trong trận chiến trứ danh ở Đát La Tư năm đó, đích thân quốc vương của Bạt Hãn Na quốc dẫn theo hai vạn dũng sĩ của mình cùng Đường quân sát cánh chiến đấu. Trong trận chiến đó, phe Đường quân thất bại, Đại Thực chiếm được Bạt Hãn Na quốc, chúng giết chết vị quốc vương anh dũng kia, đồng thời lập nên một quốc vương mới làm bù nhìn cho chúng. Đại Thực bắt Bạt Hãn Na quốc phải xưng thần, hàng năm phải nộp thuế cho chúng.

Từ sau khi Đại Đường khôi phục lại việc đồn trú quân ở Toái Diệp thì đã liên tiếp và đặc biệt giành sự quan tâm chú ý tới Bạt Hãn Na quốc. Vào năm Đại Trị thứ ba, quốc vương Khế Lực của Bạt Hãn Na quốc đã phái sứ giả của mình đi trước tới Toái Diệp để hội kiến. Nhưng thật không may, mới đi được nửa đường đoàn sứ giả này đã bị binh lính của Tát Man gia tộc chặn bắt lại. Kế hoạch liện lạc với Đại Đường lần đó bị thất bại. Còn để chuẩn bị cho đặc sứ cảu mình tới Đại Đường an toàn, quốc vương của Bạt Hãn Na quốc đã ra sức chuẩn bị từ tận sáu tháng trước.Vị quốc vương này sai đặc sứ của mình giả trang thành thương nhân qua Hồi Hột buôn bán, rồi từ Hồi Hột xuôi theo hướng nam để sang Đại Đường. Vị đặc sứ này trải qua nhiều hành trình nay mới an toàn tiến vào Đại Đường.

Việc đặc sứ của Bạt Hãn Na quốc phải bí mật tới Đại Đường chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề, Trương Hoán hiểu rõ điều đó nên hắn không tiếp kiến ở Tử Thần Thiên Điện như tiếp đón các đặc sứ khác, mà dùng ngay chính ngự thư phòng của mình để tiếp kiến vị sứ giả vừa phải vượt ngàn dặm xa xôi để tới được Đại Đường này. Trong cuộc hội kiến này ngoại trừ Hàn tướng quốc và Thôi Ngụ ra còn có đại hoàng tử Lý Kỳ, và vị sư phụ Lý Bí của hoàng tử. Sở dĩ có thêm hoàng tử Lý Kỳ trong cuộc hội kiến này là bởi vì, sau khi hiểu được ngọn nguồn của sự việc bọn trẻ trèo cây ở Đông Nội Uyển lần trước, Trương Hoán đã tự ý thức được việc giáo dục của mình với nhi tử còn qua loa, chưa sát sao thực tế, khiến cho nó trong mấy năm gần đây ngày càng trở nên nhút nhát. Việc này có liên quan trực tiếp người kế thừa sự nghiệp của hắn trong tương lai, vì vậy Trương Hoán liền bổ nhiệm Hàn Lâm đại học sĩ Lý Bí làm sư phó dạy dỗ cho Lý Kỳ. Và cũng bắt đầu từ hôm nay, Trương Hoán cũng cho phép Lý Kỳ đứng hầu bên cạnh hắn để tiếp kiến sứ thần của các nước khác, dần dần tôi luyện bản lĩnh cho vị hoàng tử này.

Đặc sứ mà Bạt Hãn Na quốc vương phái đến lần này tên gọi là Khế Tác Á, ông ta chính là thúc thúc của Bạt Hãn Na quốc vương Khế Lực. Khế Tác Á năm nay chừng ngoài năm mươi tuổi, dáng người lùn, chắc nịch. Ánh mắt của ông ta rất lanh lợi, dường như đôi mắt ấy cũng như biết nói, biểu đạt tình cảm giống như cái miệng của ông ta vậy. Ông ta được tên thị vệ dẫn vào trong ngự thư phòng, ngay lập tức vị đặc sứ này hướng về phía Trương Hoán hành đại lễ ra mắt tham kiến: “ Thần là Khế Tác Á, là đặc sứ của Bạt Hãn Na quốc xin ra mắt hoàng đê Đại Đường, chúc hoàng thượng uy chấn tứ hải, cùng nhật nguyệt sáng rọi muôn nơi”

Trương Hoán nhẹ nhàng khoát tay ra hiệu cho bình thân, cười nói: “ Đặc sứ bình thân, ban cho ghế ngồi”



“ Tiểu thần tạ ơn hoàng thượng”

Khế Tác Á ngồi xuống ghế, nhưng ngay sau đó ông ta lại lấy ra từ trong ngực áo một phong thư, rồi đứng lên kính cẩn dâng lên Trương Hoán: “ Đây là bức thư do chính tay quốc vương của thần viết gửi tới bệ hạ, xin bệ hạ xem qua”

Trương Hoán nhận lấy bức thư từ tay của Khế Tác Á, nhưng hắn cũng không xem vội, mà đem bức thư đặt ở trên bàn. Sau đó Trương Hoán quay sang hỏi vị đặc sứ kia: “ Hiện tại tình hình trong nước của Bạt Hãn Na quốc thế nào, ngươi có thể giới thiệu qua cho trẫm được hay không”

“ Thần tuân chỉ” Sau đó với cái dáng vẻ trầm tư, Khế Tác Á từ rừ, lược thuật về nội tình đang xảy ra ở Bạt Hãn na quốc: “ Bạt Hãn Na quốc của chúng thần kể từ sau khi bị Đại Thực chiếm đóng, chèn ép, thì thuế khóa ngày thêm trầm trọng. Ban đầu chúng thần chỉ phải nộp thuế với mức một phần mười. Nhưng từ mươi năm trở lại đây, Đại Thực lại ngang nhiên ban cho Tát Mạn gia tộc khu vực đất đai phì nhiêu, màu mỡ nhất ở bên lưu vực sông Chân Châu hà. Vì vậy những người Bạt Hãn Na quốc chăn thả và canh tác ở khu vực này ngoài việc phải một thuế với mức một phần mười, còn phải gánh chịu thêm thuế sử dụng đất của Tát Man gia tộc. Thứ thế này gọi là thuế chăn thả dê, phải nộp ba phần. Ngoài ra người Bạt Hãn Na quốc còn phải gánh chịu nhiều thứ quân phí của Đại Thực, hay Tổng đốc cai trị phí ... Tất cả các loại thuế phí này đồng loạt đổ xuống đầu người Bạt Hãn Na quốc chúng thần, nên sáu bảy phần mười thu hoạch của người dân đều bị bọn người Đại Thực cưỡng thu hết. Không những thế, những năm trước đây Đại thực còn bắt chúng thần phải thay đổi tín ngưỡng, vì thế mà người Bạt Hãn Na

chúng thần vô cùng căm tức, đã nhiều lần nổi dậy phản kháng nhưng đều bị chúng đàn áp thảm khốc. Đặc biệt là từ sau khi Đại Thực Calipha lên ngôi, lại thi hành thủ đoạn mới đối với Bạt Hãn Na quốc, đó là những người Bạt Hãn na quốc nếu như quy phục Đại Thực thì sẽ được giảm một nửa thuế, còn ngược lại nếu những ai không chịu quy phục Đại Thực thì thuế khóa sẽ bị tăng gấp đôi, trở thành hai lần thuế khóa.

Nói tới đây, Khế Tác Á thở dài một tiếng, trong giọng nói của ông ta tràn đầy sự bi thương thống khổ đối với tình cảnh đất nước mình. Ông ta lại so sánh tình cảnh ấy với trước đây là thuộc quốc của Đại Đường: “ Khi Bạt Hãn Na quốc là thuộc quốc của Đại Đường, không hề có tình cảnh ấy, Đại Đường không hề thu của chúng thần một đồng tiền thuế nào, cũng không ép buộc người dân phải thay đổi tín ngưỡng của mình. Vì vậy người dân Bạt Hãn Na quốc lúc nào cũng mong ngóng Đại Đường sẽ quay trở về với sông Chân Châu hà , còn quốc vương chúng thần thì mong ngóng Đường quân như con cái mong ngóng cha mẹ. Thần khẩn xin bệ hạ sớm phát binh, cứu giúp cho chúng thần khỏi cơn hoạn nạn này.”

Trương Hoán nghe xong gật đầu. Lúc này hắn mới mở phong thư do quốc vương Khế Lực viết, gửi cho hắn. Bức thư viết bằng chữ Đột Quyết, vì thế Hồng Lư tự khanh đem dịch nó ra chữ Hán. Bức thư khá dài, những đại ý của nó là: Bạt Hãn Na quốc nguyện một lần nữa được thần phục Đại Đường, cũng tình nguyện được giúp Đường quân đánh đuổi quân đội của Đại Thực.

Trương Hoán lúc này có chút trầm ngâm, hắn hỏi đặc sứ: “ Chẳng lẽ trong tay quốc vương của các ngươi không có quân đội sao”

“ Bẩm hoàng thượng, bọn người Đại Thực kia vì không muốn cho quốc vương chiêu nạp và có quân đội nên đã tước đoạt quyền thu thuế của quốc vương. Nhưng hiện tại trong tay quốc vương cũng có ba ngàn binh sĩ, họ đều là những dũng sĩ của Bạt Hãn Na quốc, tình nguyện chịu sự sai khiến của quốc vương”

Những thông tin mà vị đặc sứ vừa trình bày thật là có nhiều ý nghĩa, nó như một trận gió mát, xua tan màn sương mù trước mắt Trương Hoán. Sau thông tin này, chỉ trong nháy mắt, chiến lược và thế cục mà hắn dự định đã hiện ra thật rõ nét. Lấy Toái Diệp làm trung tâm, rồi phát triển lực lượng ra bốn hướng. Trước tiên là phải tiêu diệt được bọn người Cát La Lộc để gạt bỏ gánh nặng và nguy cơ chờ chực. Còn ba trọng điểm là Bắc Đình, Cửu Nguyên, Tây Thụ Hàng thành cần tập trung hỏa lực sẵn sàng. Đồng thời lệnh cho người Hiệt Kiết Tư phối hợp cũng với Đường quân kiềm chế Hồi Hột, không cho chúng vọng động. Sau đó đánh hạ Thổ Hỏa La để trử bỏ đi nguy cơ phía sau. Ngoài ra Đường quân cần nhanh chóng phát triển về phía đông, tranh thủ thái độ cầu khẩn của Bạt Hãn Na và các nước khác trong khu vực Chiêu Võ để lôi kéo bọn họ . Cứ như vật Đại Đường sẽ tạo được một sự cân bằng với Đại Thực về thế và lực. Và như vậy chiến lược quan trọng thứ hai về Tây Vực không cần nhiều công sức cũng đã hoàn thành.

Nghĩ tới đây, Trương Hoán liền quay sang nói với Khế Tác Á bằng một giọng điệu rất chân thành: “ Ngươi hãy trở về và chuyển cáo với quốc vương các ngươi rằng Đại Đường sẵn sàng mở rộng cánh tay để chào đón Bạt Hãn Na trở về”

Khế Tác Á đã lui ra ngoài, nhưng Trương Hoán thì vẫn đứng bên cửa sổ trầm tư không nói. Lúc này Hàn tướng quốc bước lên, tấu trình: “ Bẩm hoàng thượng, xin hoàng thượng cho phép thần được nói một lời” .

“ Khanh cứ nói đi, không cần câu nệ” Trương Hoán đang trầm tư, liền bị lời nói của Hàn tướng quốc làm cho thức tỉnh, vội vàng trở lại chỗ ngồi.

“ Bệ hạ muốn tiêu diệt bọn người Cát LA Lộc, nhưng người đã tìm ra cách nào để kiềm chế quân Đại Thực ở Thổ Hỏa La tiến lên bắc hay chưa” . Hàn tướng quốc khẽ mỉm cười nói.

Trương Hoán thấy hắn ta có cái bộ dạng bí hiểm ấy, liền cười nói : “ Thôi, có ý kiến gì hay thì khanh nói nhanh ra đi, đừng bắt trẫm phải đoán già đoán non nữa”

“ Thần không dám. Chỉ là buổi sáng ngày hôm nay thần ở Hồng Lư Tự có nghe được một tin, đó là sứ thần của dân tộc Thổ Phiên ba ngày trước đã đến huyện Phượng Tường rồi, và thần dự đoán thì chừng là hôm nay hoặc ngày mai là bọn họ có thể đến Trường An”

“ Ý của ngươi là ...” Trương Hoán dường như hiểu ra được ý tứ của Hàn tướng quốc. Nếu như cùng dân tộc Thổ Phiên kết đồng mình, thì Đại Đường có thể để cho Thổ Phiên xuất binh để kiềm chế quân đội của Đại Thực ở Thổ Hỏa La tiến lên phía bắc. Đây quả thực là một ý tưởng vô cùng táo báo. Trên thực tế thì, đây đã là lần thứ ba Thổ phiên cử đặc sứ sang triều kiến Đại Đường. Vào năm Đại Trị thứ hai, sứ thần của dân tộc Thổ Phiên sang Đại Đường bày tỏ ý nguyện được cùng Đại Đường hòa giải những xích mích, hiểu lầm trước đây. Sau đó đến tháng năm năm Đại Trị thứ ba, sứ giả Thổ Phiên lại một lần nữa đến Đại Đường thỉnh cầu được cùng Đại Đường hội minh. Trương Hoán đáp lại lời thỉnh cầu dó, và cử Hồng Lư Tự Khanh Lê Kiền đại diện cho Đại Đường cùng tiến hành hội minh với sứ giả Thổ Phiên. Vào tháng chín năm Đại trị thứ ba, hai nước cử hành nghi thức hội minh. Trong văn bản hội minh đã được kí kết hai nước thống nhất một số điểm sau: Thổ Phiên thừa nhận, nvaf tôn trọng địa giưới lãnh thổ, đường biên giới chúng của hai nước đã được xác lập từ năm Thiên bảo thứ mười bốn. Đồng thời Thổ Phiên đồng ý phóng thích những dân chúng Đại Đường bị Thổ Phiên bắt giữ trước đây ở khu vực gần biên giới. Còn về phía Đại Đường, Đường quân sẽ phóng thích và trao trả lại số tù binh Thổ Phiên đã Đại Đường bắt giữ trong mấy lần chiến dịch ở Tây Vực, đồng thời Đại Đường cũng trao trả lại tro cốt của những tù binh Thổ Phiên sau chiến dịch An Tây chết bệnh. Sau khi đạt được các thỏa thuận trên hai thiết lập các khu trợ, các trung tâm buôn bán ở Cửu Khúc, Uyển Tú thành, Cũng Tế thành, Bách Cốc thành. Hai bên buôn bán, trao đổi bình thường.

Thật ra việc dân tộc Thổ Phiên chủ động hòa giải với Đại Đường cũng không phải là tình cờ hay xuất phát từ chân tình, mà đó là lẽ tất nhiên của một quốc gia đang hùng mạnh, nhưng giờ đây lại đang suy yếu. Dân tộc Thổ Phiên thực ra có nhiêu tham vọng nhưng sau mười năm tiến hành chiến lược khuếch trương mở rộng đã trải qua nhiều lần chiến tranh, như giao chiến với Đại Đường ở Tây Vực, tranh chấp Thổ Hỏa La với Đại Thực. Trong các cuộc chiến đó Thổ Phiên đều thất bại, từ đó dần dần suy yếu kiệt quệ. Hơn nữa trong nội bộ chính trị của Thổ Phiên, hai đại thế lực tranh chấp quyền hành nên hỗn chiến ác liệt. Từ đó khiến cho Thổ Phiên càng thêm suy sụp không còn đủ khả năng đội chọi lại với Đại Đường được nữa.

Cùng quá là để cho dân tộc Thổ Phiên làm nhiệm vụ kiềm chế bọn người Đại Thực ở Thổ Hỏa La. Nhưng Trương Hoán đối với bọn dân tộc thổ Phiên này thực lòng vẫn còn có điểm chưa yên tâm, hắn lo sợ dã tâm của Thổ Phiên sẽ lại trỗi dậy, lại trở thành kẻ đối địch với Đại Đường. Trương Hoán quay đầu lại nhìn về phía Lý Bí, hy vọng vị sư phó này có thể giúp hắn tháo gỡ mối lo ngại này.

Lý Bì nhìn thấy ánh mặt của Trương Hoán hướng về phía mình lập tức hiểu được ý nghĩ của hắn. Lý Bì liền tiến lên một bước, thi lễ nói với Trương Hoán: “ Bệ hạ, thần tán thành với ý kiến của Hàn tướng quốc, lấy dân tộc Thổ Phiên làm công cụ để kiềm chế quân Đại Thực ở Thổ Hỏa La. Nhưng thần xin bổ sung thêm một điểm nhỏ”

“ Khanh cứ nói thẳng cho trẫm nghe xem, nào”



Lý Bí khẽ mỉm cười nói tiếp: “ Thần cho rằng với thực lực hiện nay của dân tộc Thổ Phiên thì bọn họ không còn khả năng để tranh đoạt Thổ Hỏa La được nữa, vì vậy việc Thổ Phiên xuất binh chỉ cần tạo ra thế mà thôi, đóng quân mà không cần đánh. Hơn nữa dân tộc Thổ Phiên bây giờ thế và lực đều mỏng và yếu không thể nào ngăn cản được tình huống quân Đại Thực đi cứu viện bọn người Cát La Lộc. Nhưng như thế cũng tốt, phù hợp với sự kỳ vọng của thần. Chúng ta cứ để cho Đại Thực quân từ Thổ Hỏa La đi cứu viện Cát La Lộc. Con hoàng thượng thì xuất binh từ Sơ Lặc”

“ Hay lắm” Không đợi Lý Bí nói xong, Hàn tướng quốc đứng ở bên cạnh đã thất thanh kêu lên. Ông ta khẽ khom người hướng về phía Trương Hoán thi lễ nói: “ Bệ hạ, Lý đại học sĩ sử dụng kế hư binh quả là thần diệu, cái này giống như Hàn Tín năm xưa minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương. Thần cho là rất khả thi”

Trương Hoán vuốt râu cười, quả nhiên là gừng càng già lại càng cay, sách lược mà Lý Bí vừa trình bày quả nhiên vô cùng xảo diệu. Bất quá để thành công được thì trò chơi này phải diễn xuất một chút mới được.

Xế chiều ngày hôm đó, sứ thần của dân tộc Thổ Phiên đã tới Trường An để triều kiến thiên tử Đại Đường. Trương Hoán liền lệnh cho Thôi Ngụ làm việc với sứ thần Thổ Phiên. Hai bên bàn bạc, trao đổi và tiến hành hiệp thương về việc Thổ Phiên xuất binh để khiềm chế các động thái quân sự của quân đội Đại Thực ở Thổ Hỏa La.

Những ngày đầu năm mới, ở Trường An người người qua lại như mắc cửi. Vào mùng sáu tháng giêng, năm Đại Trị thứ năm, Đại Đường tiến hành mở khoa thi tuyển chọn nhân tài. Ước chừng có tới mười lắm vạn nhân sĩ các nơi tụ hội về Trường An dự thi. Ngoài ra còn có các sứ thần của các nước đến triều kiến hoàng đế cùng với một lượng lớn những người tùy tùng. Không chỉ có thế, các quan viên địa phương từ các nơi cũng về kinh thành báo cáo nhiệm vụ. Còn có các thương nhân ở nhiều nước tới Trường An để làm ăn nữa. Tất cả những con người ấy khiến cho các con phố, con đường ở Trường An như một dòng người tấp nập. Đặc biệt là khu chợ ở phía đông không khí lại thập phần náo nhiệt.

Khu chợ ở phía đông Trường An có nhiều điểm đặc trưng khác với khu chợ ở phía tây. Trong khi khu chợ phía tây chủ yếu buôn bán các loại lương thực, vải vóc, lá trà, và một số loại vật tư khác. Trong những giáp tết khu vực chợp này làm ăn vô cùng tập nập, người mua kẻ bán sôi động vô cùng. Nhưng khi vừa mới ra giêng thì nơi không khí buôn bán ấy nhanh chóng biến mất, thậm chí có phần ảm đạm. Và đến lúc này sinh ý thịnh vượng của khu chợ phía đông lại nổi lên mãnh liệt. Khu chợ này chủ yếu buôn bán trao đổi các loại ngọc ngà, châu báu, các đồ sứ, tơ lụa cùng với những đặc sản quý giá, những đồ hàng xa xỉ của các nước, các địa phương khác đưa tới. Ngay từ đầu năm cho đến tận ngày rằm tháng giêng ở khu chợ phía đông này lúc cũng đông nghịt, người người qua lại không ngớt. Những người dân bình thường thì dành dụm tiền trong cả một năm để mấy ngày này đến chợ phía đông này để mua vài món đồ đắt tiền một chút. Còn các gia đình quan lại, các nhà quyền quý giàu có cũng nhân cơ hội này mà tiêu tiền, mua sắm. Ngoài ra ở khu chợ phía đông này còn có nhiều thương nhân, các sứ thần

Tại cửa hiệu Phúc Bảo kí ở khu chợ phía đông thành Trường An, một tên tiểu nhị đang hướng về phía hai người trẻ tuổi thao thao bất tuyệt tiếp thị về mặt hàng châu ngọc: “ Hai vị khách quan, xin mời hai vị hãy xem chuỗi dây chuyền trân châu này, những viên trân châu viên nào viên đấy tròn đầy, chắc nịch. Đây là loại trân châu cực phẩm được tìm thấy ở vùng biển của Nhật Bản, vô cùng quý giá. Vị cô nương này đây da dẻ trắng như tuyết, nếu như trên chiếc cổ trắng ngần kia trang sức thêm chuỗi trân châu này thì càng thêm phần xinh đẹp quyến rũ. Công tủ có thấy thế không, hay người mua tặng vị cô nương này đi.”

Hai người trẻ tuổi kiia thì một người là Thôi Diệu, còn người kia dĩ nhiên chính là công chúa Hiệt Kiết Tư tên gọi Cổ Đại rồi. Ngày hôm này Thôi Diệu đưa nàng đi tới khu chợ phía đông này để nàng mua sắm một chút các thứ đồ trang sức. Từ khi tới Trường An đến nay cũng đã nửa tháng, Thôi Diệu và Cổ Đại, hai người ngày càng trở nên thân thiết, hơn nữa Cổ Đại nàng ấy chủ động xin Thôi Diệu dạy cho Hán ngữ, cho nên giữa hai con người trẻ tuổi này dần dần nảy sinh một tình thứ tình cảm đặc biệt không thể diễn đạt bằng lời được.

Lúc này nhìn ngoại hình của Cổ Đại đã khác rất nhiều so với lần đầu tiên gặp Thôi Diệu, tất cả những vệt xạm đen trên mặt đã được nàng tẩy trang đi hết, và trước mắt Thôi Diệu bây giờ là một Cổ Đại có gương mặt thanh tú, ngũ quan tinh xảo tuyệt luân, da dẻ nàng ấy trắng như băng như tuyết. Đặc biệt đôi mắt nàng xanh màu nước biển, dường như trong đôi mắt ấy luôn ẩn chứa rất nhiều suy tư. Mái tóc của nàng vàng bồng bềnh lấp lánh, cùng với vóc người nhỏ nhắn nhưng đầy đặn. Nàng ít hơn Thôi Diệu một tuổi, Qua năm mới vừa rồi nàng chính thức bước sang tuổi mười lăm, và theo phong tục truyền thống của người Hiệt Kiết Tư thì nàng đã có thể lấy chồng được rồi. Đến khi đó phụ vương của nàng sẽ lập một lôi đài tiến hành đại hội tỷ võ chiêu phu cho nàng. Và dĩ nhiên chồng của nàng sẽ là một dũng sĩ Hiệt Kiết Tư thực thụ. Nhưng Cổ Đại không nghĩ vậy, nàng bị ảnh hưởng từ người anh trai của mình, nên nàng rất hâm mộ văn hóa Trung Nguyên nói chung và Đại Đường nói riêng. Hơn nữa nàng lại gặp được Thôi Diệu, một thanh niên có học vấn rất uyên bác, lại có khí chất của một nam tử hán. Những điều này đã khiến cho vị công chúa Hiệt Kiết Tư bị hấp dẫn, “ say nắng” vị công tử tài hoa kia. Cổ Đại đã âm thầm vương tơ tình, đem lòng yêu gửi gắm Thôi Diệu mất rồi.

Thôi Diệu cũng có tâm trạng như vậy, hắn năm nay cũng đã mười sáu tuổi, cũng là cái tuổi của con tim thổn thức yêu đương. Và Cổ Đại chính là cô gái đầu tiên gây ấn tượng, xâm chiếm sự thương nhớ trong trái tim hắn. Thôi Diệu sẽ mãi mãi không thể quên được cái đêm hôm đó, Cổ Đại hướng về phía hắn cầu xin sự giúp đỡ. Lúc ấy nàng như một con cừu nhỏ, run rẩy sợ hãi đứng nép sau lưng hắn. Trong cái khoảnh khắc ấy hắn tự ý thức được bản thân phải bảo vệ cô gái yếu đuối này. Hơn nữa Cổ Đại sau khi tẩy trang lại xinh đẹp vô cùng, khiến cho con tim của hắn đập thình thịch, lúng túng.

Nhưng có điểm mà Thôi Diệu ấn tượng và bị thu hút nhất ở Cổ Đại, chính là sự thông minh của nàng. Mặc dù nàng ban đầu nàng chỉ biết qua một chút ít Hán ngữ nhưng chỉ vẻn vẹn trong nửa tháng nàng đã có thể miễn cưỡng dùng Hán ngữ để nói chuyện rồi. Nên biết rằng việc học và thông hiểu một ngôn ngữ mới phụ thuộc nhiều vào sự thông minh và thiên phú. Điều này khiến cho Thôi Diệu rất kinh ngạc và thán phục nàng.

Chỉ có điều, hai con người trẻ tuổi này dù đều thầm cảm mến và dành tình cảm cho nhau, nhưng thứ tình cảm ấy bây giờ còn quá mỏng manh, mơ hồ. Cả hai đều ngượng ngùng im lặng, không dám vượt qua ranh giới tình bạn. Lúc này Thôi Diệu nhìn thấy Cổ Đại đang ướm thử chuỗi ngọc trân châu lên cổ mình, hắn nhận ra chuỗi ngọc kia càng làm cho nàng thêm xinh đẹp, đáng yêu biết bao nhiêu. Hắn liền không chút do dự nói: “ Ta mua chuỗi ngọc này, bao nhiêu tiền vậy tiểu nhị?”

Tiểu nhị nghe thế trong lòng âm thầm đắc ý, hắn giơ một đầu ngón tay tỏ vẻ tán thưởng Thôi Diệu: “ Công tử à, chuổi ngọc trân châu này giá một trăm quán tiền, hoặc là công tử có thể trả bằng ngân tệ cũng được”

Thôi Diệu trong lòng giật mình sửng sốt, thực ra trên người hắn lúc này tổng cộng chỉ mang theo có ba mươi quán. Như vậy là còn thiếu rất nhiều, hắn phải làm sao bây giờ. Thôi Diệu lộ ra vẻ mặt khó khăn, không muốn mua.

“ Thôi công tử à, muội không thích chuỗi ngọc trân châu nay, chúng ta đi hàng khác xem thử đi” Cổ Đại nhẹ nhàng đặt lại chuỗi ngọc lên quầy trả cho tên tiểu nhị, rồi kéo áo Thôi Diệu đi ra ngoài.

Tên tiểu nhị thấy hai người khách đang định bỏ đi thì luống cuống, hắn vội vàng cầm lấy chuỗi ngọc, chạy với theo: “ Công tử à, được rồi để ta giảm giá cho công tử, tám mươi quán có được không hả. Được rồi! được rồi! Sáu mươi quán đấy, công tử cầm đi, đây là sát giá lắm rồi đấy không thể giảm được nữa đâu”

Thôi Diệu ngầm thở dài trong lòng, năm mươi quán hắn còn không đủ nữa là sáu mươi. Tên tiểu nhị thấy hắn không chịu mua đành bực bội cầm chuỗi ngọc trở về quầy. Thật ra cái chuỗi ngọc này chỉ đáng giá mười quán là cùng nhưng vì lúc này trong cửa hiệu khách nhân quá nhiều nên hắn không dám nói ra giá trị thực của chuỗi ngọc.

Thôi Diệu cùng với Cổ Đại rời khỏi tiệm bán đồ châu ngọc đó, đi chưa được mấy bước thì bỗng nhiên Thôi Diệu kêu lên: “ A! Ta để quên một vật trong cửa hàng vừa rồi”

Hắn vội nói với Cổ Đại : “ Muội ở đây chờ huynh nhé, để ta quay trở lại lấy đồ đã”

Nói xong Thôi Diệu hấp tấp chạy lại về phía cửa hàng bán châu ngọc vừa rồi. Khi bước vào trong tiệm, hắn tiến thẳng đến chỗ tên tiểu nhị hỏi: “ Tiểu nhị, chuỗi ngọc kia đâu rồi, ta muốn mua nó”

Tên tiểu nhị mừng rỡ, vội vàng lấy chuỗi ngọc trân châu đó ra, hắn bỏ nó vào một chiếc túi da hươu nhỏ: “ Công tử thật là có con mắt tinh đời, chuỗi ngọc này mà sánh cùng giai nhân kia thì thật là tuyệt với, không chê vào đâu được. Công tử cho tiểu nhân xin sáu mươi quan”

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện Đam Mỹ
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Danh Môn

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook