Chương 24: Thái tử
Chi Chi
18/05/2022
- Nhị hoàng tử?! - Vương Hi bật thốt.
Thường Kha gật đầu, nói:
- Đúng là ngài ấy. Tỷ gặp ngài ấy lần cuối là lúc Ngọc tỷ tỷ ở sát vách xuất giá. Không thể nào có chuyện tỷ nhận nhầm!
Vương Hi gật đầu.
Thường Kha từng kể, hồi Trần Lạc còn nhỏ đã dẫn Nhị hoàng tử trèo tường, giờ hai người xuất hiện cùng nhau cũng không có gì lạ lùng. Nhưng hai người cùng đến tìm Phùng đại phu thì lại là một chuyện quá kỳ quái!
Vương Hi nghiền ngẫm những lời phụ thân đã nói với nàng. Đương kim hoàng thượng không phải đích cũng không phải trưởng, mẹ đẻ có địa vị thấp, sau khi thành niên cưới con gái của một Thiên hộ trong quân cận vệ, nhìn chung là một vị hoàng tử hết sức mờ nhạt.
Nhưng cơ duyên thế nào thê tử kết tóc của ngài lại qua đời sau khó sinh.
Ngay lúc đó, Hoàng hậu Bạc thị không có con, còn Tiên đế muốn lập Cửu hoàng tử do sủng phi Vương thị sinh làm Thái tử nên đã nghĩ đủ mọi cách để Cửu hoàng tử được nuôi dưỡng dưới danh nghĩa của Hoàng hậu. Hoàng hậu thấy khó mà từ chối nên muốn Cửu hoàng tử cưới cháu gái ruột của mình làm chính thất. Tiên đế đồng ý, nhưng không biết Vương thị nổi cơn gì mà lại phản đối, thậm chí còn muốn Cửu hoàng tử cưới cháu gái mình.
Có lẽ do được nuông chiều quen nên Cửu hoàng tử không nghĩ nhiều, quyết định cưới biểu muội theo ý mẹ ruột. Về sau xảy ra chuyện gì thì chẳng mấy người trong cung biết chứ đừng nói là người Vương gia nghe được. Hoàng hậu thuyết phục Tiên đế, xin nuôi dưỡng đương kim thánh thượng dưới tên mình rồi lập làm Thái tử, sau đó tiếp tục cưới con gái họ Bạc làm Thái tử phi, sinh ra Nhị hoàng tử.
Nếu cứ theo chiều hướng này, sau khi tiên đế băng hà, đương kim thánh thượng sẽ kế vị, Thái tử phi Bạc thị sẽ được lập hậu, thê tử đã qua đời của Hoàng thượng sẽ được truy phong làm quý phi, Tiên hoàng hậu Bạc thị sẽ được tôn là Hoàng thái hậu, Nhị hoàng tử có phủ Khánh Vân Hầu hai đời làm quốc cữu ủng hộ tất sẽ làm Thái tử, mọi chuyện đều sẽ viên mãn.
Nhưng sự đời luôn vượt quá suy tính của con người.
Sau ngày tiên đế băng hà, đương kim hoàng thượng kế vị, Thái tử phi Bạc thị được lập hậu, vợ cả đã qua đời được truy phong làm quý phi, Tiên hoàng hậu được tôn là Hoàng thái hậu, Nhị hoàng tử có sự ủng hộ phủ Khánh Vân Hầu đáng lẽ nên được lập làm Thái tử nhưng Hoàng thượng lại trở mặt.
Đầu tiên, ngài lấy cớ Tiên đế mới băng hà, Nhị hoàng tử còn nhỏ, hoãn việc người kế vị. Qua mấy năm sau, Nhị hoàng tử đã trưởng thành nhưng Thái hậu đã cưỡi hạc về trời, phủ Khánh Vân Hầu nhắc lại chuyện lập Thái tử thì Hoàng thượng bắt đầu lập lờ.
Lại qua mấy năm nữa, Hoàng thượng văn trị võ công, thiên hạ thái bình, biển lặng sông yên, uy thế ngày càng hưng thịnh, tiếng nói của phủ Khánh Vân Hầu không còn được như trước đây, khi nhắc đến việc lập Nhị hoàng tử làm Thái tử thì có một triều nhân lại lôi Đại hoàng tử do thê tử kết tóc của Hoàng thượng sinh ra, thảo luận nên lập ai mới đúng đắn.
Hoàng thượng giữ lại tấu chương, không ý kiến gì. Hoàng hậu thấy không ổn bèn bàn bạc với Khánh Vân Hầu, cũng chính là đệ ruột của mình. Khánh Vân Hầu không thể không nói đôi câu cho cháu trai. Hoàng thượng hi hi ha ha, không trách mắng Khánh Vân hầu can thiệp vào việc lập người kế vị, cũng không tỏ rõ muốn lập ai làm Thái tử.
Về sau bị hỏi nhiều quá, Hoàng thượng đã nổi cơn tức giận ngay trên điện Kim Loan, liên thanh chất vấn triều thần cùng Khánh Vân Hầu, có phải cho rằng ông làm hoàng đế không được mấy năm nữa nên vội vàng ép thoái vị.
Nói thế thì ai dám tiếp? Thần tử trong đại điện lập từ quỳ xuống thỉnh tội.
Việc lập người kế vị cũng lắng xuống, không có ai nhắc đến.
Cả phủ Khánh Vân Hầu lẫn đương kim hoàng hậu đều bồn chồn không yên, không hiểu Hoàng thượng định thế nào. Nghe nói để dò hỏi thánh ý, hi vọng tại thời điểm mấu chốt có người có thể lay chuyển suy nghĩ đế vương như Thái hậu, Hoàng hậu đã không ngại nồng hậu với muội ruột duy nhất của Hoàng thượng là Trưởng công chúa Bảo Khánh, và thậm chí còn rất quan tâm đến các vị phu nhân của Đại học sĩ Nội các.
Xem ra, trên đời này không có chuyện vô cớ yên thích và cũng không có chuyện vô vớ căm hận.
Trần Lạc được Hoàng thượng yêu thương, có thể làm bạn với Hoàng tử, tự do ra vào vượng Ngự Uyển chắc có liên quan mật thiết tới chuyện này!
Suy nghĩ một hồi mà vẫn chưa thấy Phùng đại phu đâu nên Vương Hi đã đổi khách làm chủ, mời Thường Kha ngồi xuống. Một gia nhân từng chạy vặt cho Vương Hỉ tới châm trà rót nước cho bọn nàng. Chỉ là bọn nàng vừa đặt mông xuống thì Phùng đại phu đã quay trở về.
- Phùng gia gia! - Vương Hi vui vẻ chạy về phía Phùng đại phu như con chim nhỏ. - Con không làm phiền ông chứ ạ? Biết ông có khách quý, con đã bảo Vương Hi qua trước. Con chỉ muốn cho ông một bất ngờ thôi!
Phùng đại phu cười ha hả, yêu chiều nói:
- Không sao cả! - Sau đó nhìn Thường Kha. - Đây là tỷ muội tốt con mới quen hả? Trông đoan trang, thanh nhã lắm!
Thường Kha đã đứng dậy từ lúc Phùng đại phu vào. Giờ nghe Phùng đại phu nói vậy, nàng lập tức đỏ mặt xấu hổ, ngượng ngùng gọi một tiếng "Phùng gia gia". Phùng đại phu mỉm cười, hiền hậu nói chuyện với Thường Kha.
Vương Hi bước tới đỡ Phùng đại phu, mời ông ngồi xuống ghế, ríu rít giới thiệu Thường Kha:
- Đây là biểu tỷ của phủ Vĩnh Thành Hầu, lớn hơn con ba tháng, ở nhà đứng hàng thứ năm, chơi với con rất hợp. Nay bọn con đến Vân Tưởng Dung may y phục, Vân Tưởng Dung tặng bọn con mấy túi thơm do một vị sư phụ hiệu Triều Vân của chùa Đại Giác làm. Y được xưng là đệ nhất điều hương nữa đó! Nhưng con cảm thấy vẫn không bằng ông. Mà chẳng phải sắp đến tết Đoan Ngọ sao? Con tới là muốn ngờ ông làm giúp con mấy cái túi thơm ấy ạ.
Nàng vừa nói vừa nũng nịu lắc lắc tay áo của Phùng đại phu:
- Nay con đi vội quá, không mua được gì hiếu kính ông nên muốn mời ông đến Tứ Quý Mỹ ăn chân giò thủy tinh. Con nghe nói chân giò thủy tinh là món tủ của nhà họ nhưng chưa được thử lần nào, vừa hay chúng ta có thể đi xem sao.
Phùng đại phu lạ gì cái tính của Vương Hi, nghe vậy thì nhéo mũi trêu nàng:
- Ta thấy con đột nhiên nổi hửng chạy tới chỗ ta thì có, còn nhân cơ hội này ăn chực của ta nữa chứ!
Vương Hi cười cười, dựng ngón cái lên, nói:
- Con khỉ nhỏ là con đây sao có thể thoát khỏi Ngũ Chỉ sơn của ông, ông lợi hại quá luôn!
- Đúng rồi đấy! - Phùng đại phu cười ha hả, mặt mày tươi phơi phới.
Thường Kha trợn mắt hốc mồm, tưởng Vương Hi có thể kiếm được bữa ăn ngon ngẻ nhưng ai ngờ Phùng đại phu lại mặt không biến sắc, vòng lại chuyện trước:
- Con theo ta học điều hương nhiều năm, lần trước còn bảo không cần học nữa, đã xuất sư. Danh sư xuất cao đồ, con bây giờ phải điều hương giỏi hơn sư phụ, có thể làm thay sư phụ rồi. Con muốn bao nhiêu túi thơm thì cứ tự làm, làm theo sở thích của mình. Mà trong quà tết Đoan Ngọ tặng ta nhớ phải có mấy túi thơm do chính tay con làm đấy.
- Còn về chân giò thủy tinh, dù cũng thích ăn giống con nhưng ta đã lớn tuổi, mấy năm nay Tiểu Cao ca của con có cho ta ăn đâu. Ta sợ đến Tứ Quỹ Mỹ nhìn các con ăn rồi thèm chảy nước miếng lắm. Ta không đi, giờ ta chỉ có thể ăn dưa muối nước tương của Lục Vị Viên thôi. Nếu con rảnh thì mua vài hũ nhà họ để hiếu kính ta.
Không chiếm được túi thơm, không ăn được chân giò thủy tinh đã đành, lại còn phải tự đi mua dưa muối, tự làm túi thơm.
Vương Hi không ngờ đã mấy năm không gặp mà Phùng đại phu lại đùa nàng như vậy.
Trần Lạc không phải Trần Lạc mà Thường Kha nói, chẳng lẽ Phùng đại phu cũng không phải Phùng đại phu mà nàng biết ư?
Nàng rất muốn giật mấy sợi râu của Phùng đại phu, xem ông có phải là Phùng đại phu thật không?
Thường Kha thấy Vương Hi ỉu xìu không thôi thì bật cười. Tiếng cười của nàng không những đánh thức Vương Hi mà còn khiến Phùng đại phu cảm thấy thú vị.
Ông xoa đầu Vương Hi, cười nói:
- Chớ sợ! Chớ sợ! Hôm nay ở lại dùng bữa tối, đầu bếp của ta rất rành đồ ăn Hoài Dương, thể nào con cũng thích.
Chỉ cần là mỹ thực thì Vương Hi đều thích. Hơn nữa, Phùng đại phu cũng là ông già háu ăn giống ông nội nàng, nếu ông đã nói ngon là chắc chắn ngon. Nàng lập tức đồng ý, còn vỗ ngực nói:
- Dọa con hết hồn! Tới Tứ Quý Mỹ rồi mà Phùng gia gia lại nói không mang theo tiền là hôm nay con mất lớn.
Mọi người nghe vậy thì được trận cười.
Vương Hi nói nàng có mua bánh nướng đến:
- Ông ăn thử xem có ngon không, nhưng chắc chắn không ngon bằng lúc mới ra lò. Cơ mà quán cách đây không xa, con sẽ bảo Vương Hỉ nói địa điểm cho Tiểu Cao ca.
Tiểu Cao ca tên Phùng Cao, là một cô nhi được Phùng đại phu nhận nuôi, cũng là đồ đệ của Phùng đại phụ, trước khi Vương Hi sinh ra đã ở tại Vương gia với Phùng đại phu rồi. Đối với Vương Hi, Tiểu Cao ca này tựa như huynh ruột của nàng vậy.
Phùng đại phu cười nói:
- Quán bánh nướng ở ngõ bên kia hả? Bánh nhà đó ngon thật.
Vương Hi cười hì hì, ngượng ngùng nói:
- Con đột nhiên quên mất ông đã ở kinh thành được hai, ba năm rồi. Có thể ông không biết chỗ mua cam thảo chứ chỗ ăn ngon thì thể nào cũng biết.
- Cái con nhóc này! - Phùng đại phu day trán Vương Hi, sau đó bảo nàng đưa túi hương cho mình xem. - Người ta làm không được chỗ nào?
Vương Hi bĩu môi, nói:
- Lưỡi con không nhạy bằng ông và ông nội, nhưng về mấy chuyện hương hoa son phấn này thì ông và ông nội không thể bằng con được.
Phùng đại phu dung túng nhìn nàng cười.
Nhân lúc Bạch Chỉ đi lấy túi thơm, nàng bèn kể về vải của Phùng Ký:
- Có loại tơ tằm nào không dệt được lụa chứ? Chỉ có thể là nhà họ không thu hoạch được nhiều, và cũng khó vững chân ở Giang Nam. Nhà họ nghĩ ra cách này kể cũng mới lạ, qua mắt được những người không tinh, nhưng về lâu về dài thì chưa chắc đã có tác dụng. Song giá thành chắc chắn thấp hơn tơ tằm bình thường. Chẳng phải Đại ca nói bên Vân Quý, Thổ Phiên chê vải nhà ta đắt sao? Con tính báo cho Đại ca, để huynh ấy phái người đi nói chuyện với Phùng gia.
Các đời họ Vương đều vững chân ở đất Thục, mà tơ lụa đất Thục lại không tốt bằng tơ lụa Giang Nam nên nhà họ chỉ làm ăn ở Tây Bắc, Tây Nam và giữ mối giao thương sơ sơ cùng một vùng phía Nam. Còn chuyện buôn bán vải vóc trên con đường Trà Mã* cũng không thể cạnh tranh với các đoàn buôn đến từ Quảng Đông và Phúc Kiến. Giả sử Phùng gia gặp khó khăn đúng như Vương Hi nói thì có khi lại có một cơ hội tốt nếu hai nhà liên thủ.
Trà Mã cổ đạo là một con đường mòn huyền thoại nằm sâu trong những dãy núi ở Tứ Xuyên, chuyên vận chuyển trà và ngựa liên thông Trung Quốc với Tây Tạng, tới nay đã hàng nghìn năm tuổi.
Phùng đại phu nhanh chóng hiểu rõ. Ông nhịn không được lại xoa đầu Vương Hi, cười nói:
- Ông nội con nói con là cục vàng quả không sai. Đi may y phục thôi mà cũng tìm được mối làm ăn cho nhà mình được!
Vương Hi bèn khoác lác:
- Chẳng phải ông và ông nội con thường nói cái gì mà "thế sự tinh thông đều nhờ học vấn" ư? Con như thế cũng được xem là sảnh sỏi chuyện nhân tình ha?
- Được, được, được! - Phùng đại phu cũng mong họ Vương làm ăn càng phát đạt nên vui vẻ khen ngợi Vương Hi.
Bấy giờ, Vương Hi mới nói về chuyện mà nàng đã muốn hỏi lúc nãy:
- Nhị công tử của phủ Trấn Quốc công và Nhị hoàng tử tìm ông làm gì?
Thường Kha gật đầu, nói:
- Đúng là ngài ấy. Tỷ gặp ngài ấy lần cuối là lúc Ngọc tỷ tỷ ở sát vách xuất giá. Không thể nào có chuyện tỷ nhận nhầm!
Vương Hi gật đầu.
Thường Kha từng kể, hồi Trần Lạc còn nhỏ đã dẫn Nhị hoàng tử trèo tường, giờ hai người xuất hiện cùng nhau cũng không có gì lạ lùng. Nhưng hai người cùng đến tìm Phùng đại phu thì lại là một chuyện quá kỳ quái!
Vương Hi nghiền ngẫm những lời phụ thân đã nói với nàng. Đương kim hoàng thượng không phải đích cũng không phải trưởng, mẹ đẻ có địa vị thấp, sau khi thành niên cưới con gái của một Thiên hộ trong quân cận vệ, nhìn chung là một vị hoàng tử hết sức mờ nhạt.
Nhưng cơ duyên thế nào thê tử kết tóc của ngài lại qua đời sau khó sinh.
Ngay lúc đó, Hoàng hậu Bạc thị không có con, còn Tiên đế muốn lập Cửu hoàng tử do sủng phi Vương thị sinh làm Thái tử nên đã nghĩ đủ mọi cách để Cửu hoàng tử được nuôi dưỡng dưới danh nghĩa của Hoàng hậu. Hoàng hậu thấy khó mà từ chối nên muốn Cửu hoàng tử cưới cháu gái ruột của mình làm chính thất. Tiên đế đồng ý, nhưng không biết Vương thị nổi cơn gì mà lại phản đối, thậm chí còn muốn Cửu hoàng tử cưới cháu gái mình.
Có lẽ do được nuông chiều quen nên Cửu hoàng tử không nghĩ nhiều, quyết định cưới biểu muội theo ý mẹ ruột. Về sau xảy ra chuyện gì thì chẳng mấy người trong cung biết chứ đừng nói là người Vương gia nghe được. Hoàng hậu thuyết phục Tiên đế, xin nuôi dưỡng đương kim thánh thượng dưới tên mình rồi lập làm Thái tử, sau đó tiếp tục cưới con gái họ Bạc làm Thái tử phi, sinh ra Nhị hoàng tử.
Nếu cứ theo chiều hướng này, sau khi tiên đế băng hà, đương kim thánh thượng sẽ kế vị, Thái tử phi Bạc thị sẽ được lập hậu, thê tử đã qua đời của Hoàng thượng sẽ được truy phong làm quý phi, Tiên hoàng hậu Bạc thị sẽ được tôn là Hoàng thái hậu, Nhị hoàng tử có phủ Khánh Vân Hầu hai đời làm quốc cữu ủng hộ tất sẽ làm Thái tử, mọi chuyện đều sẽ viên mãn.
Nhưng sự đời luôn vượt quá suy tính của con người.
Sau ngày tiên đế băng hà, đương kim hoàng thượng kế vị, Thái tử phi Bạc thị được lập hậu, vợ cả đã qua đời được truy phong làm quý phi, Tiên hoàng hậu được tôn là Hoàng thái hậu, Nhị hoàng tử có sự ủng hộ phủ Khánh Vân Hầu đáng lẽ nên được lập làm Thái tử nhưng Hoàng thượng lại trở mặt.
Đầu tiên, ngài lấy cớ Tiên đế mới băng hà, Nhị hoàng tử còn nhỏ, hoãn việc người kế vị. Qua mấy năm sau, Nhị hoàng tử đã trưởng thành nhưng Thái hậu đã cưỡi hạc về trời, phủ Khánh Vân Hầu nhắc lại chuyện lập Thái tử thì Hoàng thượng bắt đầu lập lờ.
Lại qua mấy năm nữa, Hoàng thượng văn trị võ công, thiên hạ thái bình, biển lặng sông yên, uy thế ngày càng hưng thịnh, tiếng nói của phủ Khánh Vân Hầu không còn được như trước đây, khi nhắc đến việc lập Nhị hoàng tử làm Thái tử thì có một triều nhân lại lôi Đại hoàng tử do thê tử kết tóc của Hoàng thượng sinh ra, thảo luận nên lập ai mới đúng đắn.
Hoàng thượng giữ lại tấu chương, không ý kiến gì. Hoàng hậu thấy không ổn bèn bàn bạc với Khánh Vân Hầu, cũng chính là đệ ruột của mình. Khánh Vân Hầu không thể không nói đôi câu cho cháu trai. Hoàng thượng hi hi ha ha, không trách mắng Khánh Vân hầu can thiệp vào việc lập người kế vị, cũng không tỏ rõ muốn lập ai làm Thái tử.
Về sau bị hỏi nhiều quá, Hoàng thượng đã nổi cơn tức giận ngay trên điện Kim Loan, liên thanh chất vấn triều thần cùng Khánh Vân Hầu, có phải cho rằng ông làm hoàng đế không được mấy năm nữa nên vội vàng ép thoái vị.
Nói thế thì ai dám tiếp? Thần tử trong đại điện lập từ quỳ xuống thỉnh tội.
Việc lập người kế vị cũng lắng xuống, không có ai nhắc đến.
Cả phủ Khánh Vân Hầu lẫn đương kim hoàng hậu đều bồn chồn không yên, không hiểu Hoàng thượng định thế nào. Nghe nói để dò hỏi thánh ý, hi vọng tại thời điểm mấu chốt có người có thể lay chuyển suy nghĩ đế vương như Thái hậu, Hoàng hậu đã không ngại nồng hậu với muội ruột duy nhất của Hoàng thượng là Trưởng công chúa Bảo Khánh, và thậm chí còn rất quan tâm đến các vị phu nhân của Đại học sĩ Nội các.
Xem ra, trên đời này không có chuyện vô cớ yên thích và cũng không có chuyện vô vớ căm hận.
Trần Lạc được Hoàng thượng yêu thương, có thể làm bạn với Hoàng tử, tự do ra vào vượng Ngự Uyển chắc có liên quan mật thiết tới chuyện này!
Suy nghĩ một hồi mà vẫn chưa thấy Phùng đại phu đâu nên Vương Hi đã đổi khách làm chủ, mời Thường Kha ngồi xuống. Một gia nhân từng chạy vặt cho Vương Hỉ tới châm trà rót nước cho bọn nàng. Chỉ là bọn nàng vừa đặt mông xuống thì Phùng đại phu đã quay trở về.
- Phùng gia gia! - Vương Hi vui vẻ chạy về phía Phùng đại phu như con chim nhỏ. - Con không làm phiền ông chứ ạ? Biết ông có khách quý, con đã bảo Vương Hi qua trước. Con chỉ muốn cho ông một bất ngờ thôi!
Phùng đại phu cười ha hả, yêu chiều nói:
- Không sao cả! - Sau đó nhìn Thường Kha. - Đây là tỷ muội tốt con mới quen hả? Trông đoan trang, thanh nhã lắm!
Thường Kha đã đứng dậy từ lúc Phùng đại phu vào. Giờ nghe Phùng đại phu nói vậy, nàng lập tức đỏ mặt xấu hổ, ngượng ngùng gọi một tiếng "Phùng gia gia". Phùng đại phu mỉm cười, hiền hậu nói chuyện với Thường Kha.
Vương Hi bước tới đỡ Phùng đại phu, mời ông ngồi xuống ghế, ríu rít giới thiệu Thường Kha:
- Đây là biểu tỷ của phủ Vĩnh Thành Hầu, lớn hơn con ba tháng, ở nhà đứng hàng thứ năm, chơi với con rất hợp. Nay bọn con đến Vân Tưởng Dung may y phục, Vân Tưởng Dung tặng bọn con mấy túi thơm do một vị sư phụ hiệu Triều Vân của chùa Đại Giác làm. Y được xưng là đệ nhất điều hương nữa đó! Nhưng con cảm thấy vẫn không bằng ông. Mà chẳng phải sắp đến tết Đoan Ngọ sao? Con tới là muốn ngờ ông làm giúp con mấy cái túi thơm ấy ạ.
Nàng vừa nói vừa nũng nịu lắc lắc tay áo của Phùng đại phu:
- Nay con đi vội quá, không mua được gì hiếu kính ông nên muốn mời ông đến Tứ Quý Mỹ ăn chân giò thủy tinh. Con nghe nói chân giò thủy tinh là món tủ của nhà họ nhưng chưa được thử lần nào, vừa hay chúng ta có thể đi xem sao.
Phùng đại phu lạ gì cái tính của Vương Hi, nghe vậy thì nhéo mũi trêu nàng:
- Ta thấy con đột nhiên nổi hửng chạy tới chỗ ta thì có, còn nhân cơ hội này ăn chực của ta nữa chứ!
Vương Hi cười cười, dựng ngón cái lên, nói:
- Con khỉ nhỏ là con đây sao có thể thoát khỏi Ngũ Chỉ sơn của ông, ông lợi hại quá luôn!
- Đúng rồi đấy! - Phùng đại phu cười ha hả, mặt mày tươi phơi phới.
Thường Kha trợn mắt hốc mồm, tưởng Vương Hi có thể kiếm được bữa ăn ngon ngẻ nhưng ai ngờ Phùng đại phu lại mặt không biến sắc, vòng lại chuyện trước:
- Con theo ta học điều hương nhiều năm, lần trước còn bảo không cần học nữa, đã xuất sư. Danh sư xuất cao đồ, con bây giờ phải điều hương giỏi hơn sư phụ, có thể làm thay sư phụ rồi. Con muốn bao nhiêu túi thơm thì cứ tự làm, làm theo sở thích của mình. Mà trong quà tết Đoan Ngọ tặng ta nhớ phải có mấy túi thơm do chính tay con làm đấy.
- Còn về chân giò thủy tinh, dù cũng thích ăn giống con nhưng ta đã lớn tuổi, mấy năm nay Tiểu Cao ca của con có cho ta ăn đâu. Ta sợ đến Tứ Quỹ Mỹ nhìn các con ăn rồi thèm chảy nước miếng lắm. Ta không đi, giờ ta chỉ có thể ăn dưa muối nước tương của Lục Vị Viên thôi. Nếu con rảnh thì mua vài hũ nhà họ để hiếu kính ta.
Không chiếm được túi thơm, không ăn được chân giò thủy tinh đã đành, lại còn phải tự đi mua dưa muối, tự làm túi thơm.
Vương Hi không ngờ đã mấy năm không gặp mà Phùng đại phu lại đùa nàng như vậy.
Trần Lạc không phải Trần Lạc mà Thường Kha nói, chẳng lẽ Phùng đại phu cũng không phải Phùng đại phu mà nàng biết ư?
Nàng rất muốn giật mấy sợi râu của Phùng đại phu, xem ông có phải là Phùng đại phu thật không?
Thường Kha thấy Vương Hi ỉu xìu không thôi thì bật cười. Tiếng cười của nàng không những đánh thức Vương Hi mà còn khiến Phùng đại phu cảm thấy thú vị.
Ông xoa đầu Vương Hi, cười nói:
- Chớ sợ! Chớ sợ! Hôm nay ở lại dùng bữa tối, đầu bếp của ta rất rành đồ ăn Hoài Dương, thể nào con cũng thích.
Chỉ cần là mỹ thực thì Vương Hi đều thích. Hơn nữa, Phùng đại phu cũng là ông già háu ăn giống ông nội nàng, nếu ông đã nói ngon là chắc chắn ngon. Nàng lập tức đồng ý, còn vỗ ngực nói:
- Dọa con hết hồn! Tới Tứ Quý Mỹ rồi mà Phùng gia gia lại nói không mang theo tiền là hôm nay con mất lớn.
Mọi người nghe vậy thì được trận cười.
Vương Hi nói nàng có mua bánh nướng đến:
- Ông ăn thử xem có ngon không, nhưng chắc chắn không ngon bằng lúc mới ra lò. Cơ mà quán cách đây không xa, con sẽ bảo Vương Hỉ nói địa điểm cho Tiểu Cao ca.
Tiểu Cao ca tên Phùng Cao, là một cô nhi được Phùng đại phu nhận nuôi, cũng là đồ đệ của Phùng đại phụ, trước khi Vương Hi sinh ra đã ở tại Vương gia với Phùng đại phu rồi. Đối với Vương Hi, Tiểu Cao ca này tựa như huynh ruột của nàng vậy.
Phùng đại phu cười nói:
- Quán bánh nướng ở ngõ bên kia hả? Bánh nhà đó ngon thật.
Vương Hi cười hì hì, ngượng ngùng nói:
- Con đột nhiên quên mất ông đã ở kinh thành được hai, ba năm rồi. Có thể ông không biết chỗ mua cam thảo chứ chỗ ăn ngon thì thể nào cũng biết.
- Cái con nhóc này! - Phùng đại phu day trán Vương Hi, sau đó bảo nàng đưa túi hương cho mình xem. - Người ta làm không được chỗ nào?
Vương Hi bĩu môi, nói:
- Lưỡi con không nhạy bằng ông và ông nội, nhưng về mấy chuyện hương hoa son phấn này thì ông và ông nội không thể bằng con được.
Phùng đại phu dung túng nhìn nàng cười.
Nhân lúc Bạch Chỉ đi lấy túi thơm, nàng bèn kể về vải của Phùng Ký:
- Có loại tơ tằm nào không dệt được lụa chứ? Chỉ có thể là nhà họ không thu hoạch được nhiều, và cũng khó vững chân ở Giang Nam. Nhà họ nghĩ ra cách này kể cũng mới lạ, qua mắt được những người không tinh, nhưng về lâu về dài thì chưa chắc đã có tác dụng. Song giá thành chắc chắn thấp hơn tơ tằm bình thường. Chẳng phải Đại ca nói bên Vân Quý, Thổ Phiên chê vải nhà ta đắt sao? Con tính báo cho Đại ca, để huynh ấy phái người đi nói chuyện với Phùng gia.
Các đời họ Vương đều vững chân ở đất Thục, mà tơ lụa đất Thục lại không tốt bằng tơ lụa Giang Nam nên nhà họ chỉ làm ăn ở Tây Bắc, Tây Nam và giữ mối giao thương sơ sơ cùng một vùng phía Nam. Còn chuyện buôn bán vải vóc trên con đường Trà Mã* cũng không thể cạnh tranh với các đoàn buôn đến từ Quảng Đông và Phúc Kiến. Giả sử Phùng gia gặp khó khăn đúng như Vương Hi nói thì có khi lại có một cơ hội tốt nếu hai nhà liên thủ.
Trà Mã cổ đạo là một con đường mòn huyền thoại nằm sâu trong những dãy núi ở Tứ Xuyên, chuyên vận chuyển trà và ngựa liên thông Trung Quốc với Tây Tạng, tới nay đã hàng nghìn năm tuổi.
Phùng đại phu nhanh chóng hiểu rõ. Ông nhịn không được lại xoa đầu Vương Hi, cười nói:
- Ông nội con nói con là cục vàng quả không sai. Đi may y phục thôi mà cũng tìm được mối làm ăn cho nhà mình được!
Vương Hi bèn khoác lác:
- Chẳng phải ông và ông nội con thường nói cái gì mà "thế sự tinh thông đều nhờ học vấn" ư? Con như thế cũng được xem là sảnh sỏi chuyện nhân tình ha?
- Được, được, được! - Phùng đại phu cũng mong họ Vương làm ăn càng phát đạt nên vui vẻ khen ngợi Vương Hi.
Bấy giờ, Vương Hi mới nói về chuyện mà nàng đã muốn hỏi lúc nãy:
- Nhị công tử của phủ Trấn Quốc công và Nhị hoàng tử tìm ông làm gì?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.