Đầu Cành Treo Một Mảnh Trăng Xanh
Chương 7
Bé Con Say Xỉn
24/04/2023
Đọc đến đây trong lòng tôi có chút hốt hoảng, chẳng lẽ mọi sự việc xảy
đến với tôi đều đã được dự đoán từ trước? Nhưng nếu thật sự là như vậy
tại sao cha mẹ lại chưa từng nói cho tôi biết chứ?
Đem theo những nghi ngờ tôi đọc tiếp bức thư còn đang dang dở, chân tướng dần hiện ra qua dòng hồi tưởng của mẹ.
"Được biết vợ chồng ông Nhân bà Hoài - tức bố mẹ Hòa lấy nhau cũng đã lâu mà chẳng có lấy nổi một mụn con. Lại thêm ông Nhân là con trai độc đinh, có trách nhiệm phải sinh con đẻ cái kế thừa hương hỏa, áp lực từ gia đình cùng lời bàn tán của bà con láng giềng khiến cho vợ chồng ngày đêm trăn trở.
Các cụ nhà ta có câu "cây khô không có lộc, người độc không có con" cũng chính vì vậy mà bà Hoài thường xuyên bị mẹ chồng hạch sách, mạt sát. Đỉnh điểm là hôm nay khi mẹ chồng đi khấn vái về, không biết nghe thầy phán gì mà bà ta nổi trận lôi đình vừa về đến cửa đã ném hết đồ đạc của con dâu ra giữa sân mà quát:
"Cút! Cút về nhà mẹ đẻ cô đi! Nhà tôi thật vô phúc mới có đứa con dâu như thế này!"
Bà Hoài ấm ức vừa cắn răng lau nước mắt mắt vừa lọ mọ thu dọn đồ đạc của mình.
"Mẹ! Con xin mẹ! Nếu con có tội tình gì mẹ cứ đánh cứ mắng. Con bước vào cửa nhà mình đã bái lạy tổ tiên ra mắt ân trên đã là con dâu nhà họ Triệu rồi, sống làm người họ Triệu c.h.ế.t làm ma họ Triệu. Giờ mẹ đuổi con đi con biết đi đâu hả mẹ!"
Nói rồi bà lại ôm mặt khóc. Mẹ ông Nhân giận đến mức thở hổn hển phải chống tay vào cột nhà mới có thể đứng vững. Bà ta chỉ tay vào mặt con dâu mà mắng:
"Được! Được lắm! chị còn biết mình là con dâu nhà này à? Tôi hỏi chị thế chị đã làm tròn trách nhiệm của một người con dâu chưa? Chị ăn ở với con trai tôi bao nhiêu năm sao đến giờ vẫn chưa có nổi một mụn con chị biết không? Là vì gái độc không con đấy! Thầy bảo rồi chị chính là tai họa của cái nhà này, con trai tôi chỉ có bỏ chị mới không tuyệt tử tuyệt tôn thôi!"
Bà Hoài sững người, trước đây dù mẹ chồng không ưa gì mình nhưng cũng chưa bao giờ nói nặng lời đến vậy. Có thể thấy bà ấy tin tưởng vị thầy kia đến nhường nào. Bà Hoài tủi thân lắm nhưng hơn hết là sợ, bà sợ những lời ông thầy nói là thật cũng sợ phải đối diện với chồng. Không biết khi chồng mình nghe chuyện liệu có cảm thông hay là như ý mẹ muốn sẽ bỏ mình?
Không biết phải làm sao bà Hoài càng bật khóc to hơn. Thấy dáng vẻ tội nghiệp của cô con dâu mẹ chồng không những không dừng lại mà càng được nước lấn tới lăng mạ, sỉ nhục thậm tệ. Nhất thời cảnh tượng ồn ào giữa sân thu hút sự hiếu kỳ của rất nhiều người.
Hàng xóm tụ tập vây xem, có người khuyên bảo có người đồng tình thậm chí còn buông lời đàm tiếu trong khi chính chủ vẫn còn quỳ khóc trước mặt. Cùng lúc đó ông Nhân cũng vừa đi làm đồng về, chẳng hiểu mọi chuyện ra sao nhưng thấy vợ như vậy liền vội chạy đến bênh vực:
"Mẹ làm sao thế hở mẹ! Vợ con có tội tình gì mà mẹ lại đối xử với cô ấy như thế?"
Lần đầu thấy con trai to tiếng với mình bà mẹ đã tức lại càng thêm tức tiện dịp bèn kêu gào kể khổ:
"Bớ làng nước ơi! Bà con ơi ra đây mà xem này! Uổng công tôi nài lưng nuôi nó khôn lớn mà nó lại vì vợ mà hỗn với tôi. Ôi con ơi! Con có thương mẹ thì bỏ nó đi. Chính nó sẽ đem tai họa đến cho con đấy! Mẹ quỳ mẹ lạy con."
Nói rồi bà ta lăn đùng ra đất vừa gào vừa khóc cứ như mình mới là người bị bắt nạt. Trong đám đông có vài người không nhịn được mà che miệng cười, ánh mắt nhìn nhà này cứ như đang xem một vở hài kịch. Phần lớn mọi người đều háo hức chờ mong xem anh con trai sẽ giải quyết việc này như nào. Ông Hoài ôm vợ vào lòng che chở nhìn mẹ kiên quyết đáp:
"Nếu mẹ muốn ép con bỏ vợ thì con cũng chỉ đành phụ công ơn sinh thành. Con trai bất hiếu tại đây xin bà con láng giềng làm chứng tôi Triệu Quốc Nhân đã cưới Nguyễn Thị Hoài làm vợ đời này kiếp này sẽ không phụ cô ấy. Nếu trái lời sẽ bị trời phạt!"
Nói rồi ông giơ bốn ngón tay hướng lên trời mà thề độc. Kể cũng lạ sau khi ông Nhân vừa dứt câu trời liền nổi gió lớn, mây đen chẳng biết từ đâu kéo về. Sét đánh giữa trời quang là điềm chẳng lành.
Người mẹ chỉ mạnh miệng thế chứ đâu ai muốn con trai mình bị sét đánh, thấy lời con nói linh nghiệm liền sợ hãi vội bò đến chỗ hai vợ chồng. Bà vừa khóc vừa kéo lấy vạt áo con.
"Ôi con ơi mẹ sai rồi! Mẹ không bắt hai đứa bỏ nhau nữa. Con mau rút lại lời vừa nói đi. Mẹ xin con! Con ơi!"
Ông Nhân đỡ vợ đứng dậy rồi mới quay sang đỡ mẹ nhưng vẫn kiên quyết:
"Lời đã nói ra không thể rút lại."
Bà Trần biết dưa ép chín hái không ngọt không thể làm khó con nữa bèn hậm hực đi vào nhà trong, ông Nhân bà Hoài cũng dọn đồ theo sau, hàng xóm thấy kịch đã tàn liền biết ý ai về nhà nấy. Chẳng mấy chốc đã trả lại khoảng sân yên tĩnh như lúc ban đầu.
...
Cổng làng Thượng có cây đa to lắm. Chẳng ai biết nó ở đấy từ bao giờ, nghe mấy cụ già trong làng kể trước đây làng này là đồn lính của bọn ngoại xâm phương bắc. Trong trận đánh với quân Đại Việt ta rất nhiều tướng sĩ của chúng tử trận ở đây, linh hồn c.h.ế.t nơi đất khách quê người không thể quay về cố hương cũng không thể siêu thoát. Tướng quân ta bấy giờ nghe tiếng oan hồn kêu khóc thì thương cảm bèn sai người trồng một gốc đa cho những hồn ma bóng quế không chốn về nương tựa.
Sau này người dân thấy cây đa thiêng bèn lập một miếu thờ không tên mùng một ngày rằm hàng tháng đều tới dâng hương phần vì an ủi vong linh người đã khuất phần vì để chúng không ra ngoài quậy phá nữa.
Truyền thuyết suy cho cùng vẫn chỉ là truyền thuyết chẳng ai đi so đo tính đúng sai của nó cả. Nhưng phàm là dân làng Thượng thì ai cũng biết những ngày trái gió trở trời hay đêm khuya thanh vắng thì vạn nhất cũng đừng đi qua gốc cây ấy. Nhẹ thì bị người âm trêu chọc còn nặng thì cũng phải ốm đến dăm bữa nửa tháng là ít.
Cũng chính vì vậy mà hôm nay khi vừa thấy mây đen kéo đến là mọi người liền rời đồng vội vã trở về nhà, chỗ miếu nhỏ nơi đầu làng vắng tanh không một bóng người.
Sau một hồi sấm rần như báo hiệu thì cơn mưa cũng bắt đầu trút xuống. Từng hạt từng hạt nặng trĩu hình thành lên một màn chắn trắng xóa như muốn cách ly ngôi làng với thế giới bên ngoài. Từ phía cổng làng có bóng người bước chậm đến, người ấy cầm một cây dù màu đen lớn, che trên đầu, chẳng trông rõ mặt mũi.
Lúc đi ngang qua gốc cây đa, từ phía trên cành cây có rất nhiều đôi mắt đỏ lừ nhìn xuống. Trong bóng tối của tán cây có thứ gì đó đang rình rập nhưng trái với phản ứng thường ngày lần này chúng chỉ ám binh bất động, dường như đang đề phòng một cái gì đó.
Người lạ kia cũng không vì thế mà dừng bước, men theo con đường đất hôi rình mùi bùn đi về hướng nhà ông bà Nhân Hoài.
Đem theo những nghi ngờ tôi đọc tiếp bức thư còn đang dang dở, chân tướng dần hiện ra qua dòng hồi tưởng của mẹ.
"Được biết vợ chồng ông Nhân bà Hoài - tức bố mẹ Hòa lấy nhau cũng đã lâu mà chẳng có lấy nổi một mụn con. Lại thêm ông Nhân là con trai độc đinh, có trách nhiệm phải sinh con đẻ cái kế thừa hương hỏa, áp lực từ gia đình cùng lời bàn tán của bà con láng giềng khiến cho vợ chồng ngày đêm trăn trở.
Các cụ nhà ta có câu "cây khô không có lộc, người độc không có con" cũng chính vì vậy mà bà Hoài thường xuyên bị mẹ chồng hạch sách, mạt sát. Đỉnh điểm là hôm nay khi mẹ chồng đi khấn vái về, không biết nghe thầy phán gì mà bà ta nổi trận lôi đình vừa về đến cửa đã ném hết đồ đạc của con dâu ra giữa sân mà quát:
"Cút! Cút về nhà mẹ đẻ cô đi! Nhà tôi thật vô phúc mới có đứa con dâu như thế này!"
Bà Hoài ấm ức vừa cắn răng lau nước mắt mắt vừa lọ mọ thu dọn đồ đạc của mình.
"Mẹ! Con xin mẹ! Nếu con có tội tình gì mẹ cứ đánh cứ mắng. Con bước vào cửa nhà mình đã bái lạy tổ tiên ra mắt ân trên đã là con dâu nhà họ Triệu rồi, sống làm người họ Triệu c.h.ế.t làm ma họ Triệu. Giờ mẹ đuổi con đi con biết đi đâu hả mẹ!"
Nói rồi bà lại ôm mặt khóc. Mẹ ông Nhân giận đến mức thở hổn hển phải chống tay vào cột nhà mới có thể đứng vững. Bà ta chỉ tay vào mặt con dâu mà mắng:
"Được! Được lắm! chị còn biết mình là con dâu nhà này à? Tôi hỏi chị thế chị đã làm tròn trách nhiệm của một người con dâu chưa? Chị ăn ở với con trai tôi bao nhiêu năm sao đến giờ vẫn chưa có nổi một mụn con chị biết không? Là vì gái độc không con đấy! Thầy bảo rồi chị chính là tai họa của cái nhà này, con trai tôi chỉ có bỏ chị mới không tuyệt tử tuyệt tôn thôi!"
Bà Hoài sững người, trước đây dù mẹ chồng không ưa gì mình nhưng cũng chưa bao giờ nói nặng lời đến vậy. Có thể thấy bà ấy tin tưởng vị thầy kia đến nhường nào. Bà Hoài tủi thân lắm nhưng hơn hết là sợ, bà sợ những lời ông thầy nói là thật cũng sợ phải đối diện với chồng. Không biết khi chồng mình nghe chuyện liệu có cảm thông hay là như ý mẹ muốn sẽ bỏ mình?
Không biết phải làm sao bà Hoài càng bật khóc to hơn. Thấy dáng vẻ tội nghiệp của cô con dâu mẹ chồng không những không dừng lại mà càng được nước lấn tới lăng mạ, sỉ nhục thậm tệ. Nhất thời cảnh tượng ồn ào giữa sân thu hút sự hiếu kỳ của rất nhiều người.
Hàng xóm tụ tập vây xem, có người khuyên bảo có người đồng tình thậm chí còn buông lời đàm tiếu trong khi chính chủ vẫn còn quỳ khóc trước mặt. Cùng lúc đó ông Nhân cũng vừa đi làm đồng về, chẳng hiểu mọi chuyện ra sao nhưng thấy vợ như vậy liền vội chạy đến bênh vực:
"Mẹ làm sao thế hở mẹ! Vợ con có tội tình gì mà mẹ lại đối xử với cô ấy như thế?"
Lần đầu thấy con trai to tiếng với mình bà mẹ đã tức lại càng thêm tức tiện dịp bèn kêu gào kể khổ:
"Bớ làng nước ơi! Bà con ơi ra đây mà xem này! Uổng công tôi nài lưng nuôi nó khôn lớn mà nó lại vì vợ mà hỗn với tôi. Ôi con ơi! Con có thương mẹ thì bỏ nó đi. Chính nó sẽ đem tai họa đến cho con đấy! Mẹ quỳ mẹ lạy con."
Nói rồi bà ta lăn đùng ra đất vừa gào vừa khóc cứ như mình mới là người bị bắt nạt. Trong đám đông có vài người không nhịn được mà che miệng cười, ánh mắt nhìn nhà này cứ như đang xem một vở hài kịch. Phần lớn mọi người đều háo hức chờ mong xem anh con trai sẽ giải quyết việc này như nào. Ông Hoài ôm vợ vào lòng che chở nhìn mẹ kiên quyết đáp:
"Nếu mẹ muốn ép con bỏ vợ thì con cũng chỉ đành phụ công ơn sinh thành. Con trai bất hiếu tại đây xin bà con láng giềng làm chứng tôi Triệu Quốc Nhân đã cưới Nguyễn Thị Hoài làm vợ đời này kiếp này sẽ không phụ cô ấy. Nếu trái lời sẽ bị trời phạt!"
Nói rồi ông giơ bốn ngón tay hướng lên trời mà thề độc. Kể cũng lạ sau khi ông Nhân vừa dứt câu trời liền nổi gió lớn, mây đen chẳng biết từ đâu kéo về. Sét đánh giữa trời quang là điềm chẳng lành.
Người mẹ chỉ mạnh miệng thế chứ đâu ai muốn con trai mình bị sét đánh, thấy lời con nói linh nghiệm liền sợ hãi vội bò đến chỗ hai vợ chồng. Bà vừa khóc vừa kéo lấy vạt áo con.
"Ôi con ơi mẹ sai rồi! Mẹ không bắt hai đứa bỏ nhau nữa. Con mau rút lại lời vừa nói đi. Mẹ xin con! Con ơi!"
Ông Nhân đỡ vợ đứng dậy rồi mới quay sang đỡ mẹ nhưng vẫn kiên quyết:
"Lời đã nói ra không thể rút lại."
Bà Trần biết dưa ép chín hái không ngọt không thể làm khó con nữa bèn hậm hực đi vào nhà trong, ông Nhân bà Hoài cũng dọn đồ theo sau, hàng xóm thấy kịch đã tàn liền biết ý ai về nhà nấy. Chẳng mấy chốc đã trả lại khoảng sân yên tĩnh như lúc ban đầu.
...
Cổng làng Thượng có cây đa to lắm. Chẳng ai biết nó ở đấy từ bao giờ, nghe mấy cụ già trong làng kể trước đây làng này là đồn lính của bọn ngoại xâm phương bắc. Trong trận đánh với quân Đại Việt ta rất nhiều tướng sĩ của chúng tử trận ở đây, linh hồn c.h.ế.t nơi đất khách quê người không thể quay về cố hương cũng không thể siêu thoát. Tướng quân ta bấy giờ nghe tiếng oan hồn kêu khóc thì thương cảm bèn sai người trồng một gốc đa cho những hồn ma bóng quế không chốn về nương tựa.
Sau này người dân thấy cây đa thiêng bèn lập một miếu thờ không tên mùng một ngày rằm hàng tháng đều tới dâng hương phần vì an ủi vong linh người đã khuất phần vì để chúng không ra ngoài quậy phá nữa.
Truyền thuyết suy cho cùng vẫn chỉ là truyền thuyết chẳng ai đi so đo tính đúng sai của nó cả. Nhưng phàm là dân làng Thượng thì ai cũng biết những ngày trái gió trở trời hay đêm khuya thanh vắng thì vạn nhất cũng đừng đi qua gốc cây ấy. Nhẹ thì bị người âm trêu chọc còn nặng thì cũng phải ốm đến dăm bữa nửa tháng là ít.
Cũng chính vì vậy mà hôm nay khi vừa thấy mây đen kéo đến là mọi người liền rời đồng vội vã trở về nhà, chỗ miếu nhỏ nơi đầu làng vắng tanh không một bóng người.
Sau một hồi sấm rần như báo hiệu thì cơn mưa cũng bắt đầu trút xuống. Từng hạt từng hạt nặng trĩu hình thành lên một màn chắn trắng xóa như muốn cách ly ngôi làng với thế giới bên ngoài. Từ phía cổng làng có bóng người bước chậm đến, người ấy cầm một cây dù màu đen lớn, che trên đầu, chẳng trông rõ mặt mũi.
Lúc đi ngang qua gốc cây đa, từ phía trên cành cây có rất nhiều đôi mắt đỏ lừ nhìn xuống. Trong bóng tối của tán cây có thứ gì đó đang rình rập nhưng trái với phản ứng thường ngày lần này chúng chỉ ám binh bất động, dường như đang đề phòng một cái gì đó.
Người lạ kia cũng không vì thế mà dừng bước, men theo con đường đất hôi rình mùi bùn đi về hướng nhà ông bà Nhân Hoài.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.