Chương 4: Con không muốn ăn
Mộ Thành Tuyết
18/04/2022
Đuổi kịp em họ, Bảo Hoa kéo nó ngồi vào trong xe mình. Xe là quà cưới của chú hai, mặc dù ban đầu người nhà phản đối kịch liệt việc hôn sự của mình. Nhưng sau đó, nhờ vào sự kiên định của cả hai, cuối cùng gia đình cũng thừa nhận Hạ Bang, thừa nhận rồi dĩ nhiên sẽ chúc phúc cho hai đứa.
Đám trẻ họ Văn từ nhỏ đến lớn vô cùng khiêm tốn. Bây giờ hai chị em đang tính lái về phía nhà của gia tộc họ Văn, song bởi vì sân trước có cả bảo vệ đứng gác, thế là đủ hiểu nơi này tuyệt đối không hề bình thường. Cánh cửa sắt đen chậm rãi mở rộng, chiếc xe im hơi lặng tiếng lăn bánh đi vào. Suốt đoạn đường, hai chị em không hề trao đổi với nhau câu nào. Đây không phải lần đầu tiên Văn Bảo Hoa dẫn em họ đi coi mắt, cũng chả phải lần đầu tiên cả hai trầm mặc.
Khi sắp về đến nhà, Văn Bảo Hoa mới thở nhẹ ra một hơi, thím thể nào cũng ở bên trong mong ngóng kết quả buổi xem mặt, đảm bảo chẳng cần hỏi mà chỉ nhìn qua thời gian lần này cũng đoán ra đáp án. Văn Già La xuống xe trước, rốt cuộc đã mở đôi mắt một mực khép hờ, từ tốn lên tiếng:
- Chị, sau này không cần phiền toái thế này nữa đâu.
Văn Bảo Hoa nghe xong còn đang bị bao phủ bởi tầng tầng lớp lớp sương mù thì Văn Già La đã đóng cửa xe lại. Trong nhà, vì ông nội yêu thích cây cảnh cho nên đâu đâu cũng một màu xanh biếc, tựa như vừa bước vào một cái công viên vậy. Đường dẫn tới cửa chính lát đá cuội, Văn Già La lại đi giày đế bằng, mặc dù có hơi tê chân nhưng vẫn rất ổn, mà bám theo sau lưng em - Văn Bảo Hoa lại không được tốt như thế. Má ơi, cái đôi giày cao gót xiêu xiêu vẹo vẹo thành ra phải cực kỳ cẩn thận từng li từng tí.
Văn Dục hứng thú nhất đối với việc đứng ngắm dáng vẻ mất mặt của các cô gái chân dính lấy đôi giày cao gót. À, Văn Dục là con trai chú hai, người con trai đồng lứa duy nhất của cô trong Văn gia. Cửa chính phòng khách lầu một đã mở sẵn, người giúp việc mỉm cười đón hai người vào.
- Đại tiểu thư, dép đây. - Một nữ giúp việc khác cầm đôi dép đặt xuống phía trước Văn Bảo Hoa. Văn Bảo Hoa nói cám ơn, vội vàng thả tự do cho chân mình rồi đuổi theo Già La đi lên tầng hai. Tầng hai được thiết kế theo lối cổ kính. Không thể chối cãi, lúc Văn Bảo Hoa sửa sang phong cách tầng hai, nhà mình đã bị ảnh hưởng lớn bởi nơi đây. Ông nội và bà nội cô là sự kết hợp mang sắc thái tựa như một cuốn truyện hư cấu, quân nhân tiên phong giữa rừng thuốc súng xen lẫn ánh thép lạnh giá của vũ khí, và vị tiểu thư có tri thức và thông thạo lễ nghi ẩn mình trong khuê phòng, lại giống một bộ phim điện ảnh tuyệt đẹp, chẳng qua bộ phim ấy đến tận bây giờ vẫn chưa hạ màn. Hôn sự của Văn Bảo Hoa, nhờ bà nội giúp đỡ mới qua được. Cách biệt về thân phận không thể quyết định có hạnh phúc hay không, giống như ông với bà ngày xưa đâu phải chưa từng trải qua bao sóng gió.
Tất cả đồ vật trên tầng hai đều là đồ cổ chân chính, các chú vì muốn bà nội luôn cảm thấy quá khứ ngập tràn yêu thương nên lần lượt mang quà cáp về hoàn thiện bộ sưu tập này. Về sau, bà nội theo sự chỉ đạo của chồng mà biến nơi này thành "Tụ nghĩa đường", trưng bày rập khuôn như kiểu bất kì lúc nào cũng có thể mở một hội nghị lãnh đạo cấp cao rồi lao khỏi cửa bày binh bố trận vậy.
Cô con dâu của họ Văn, La Lâm Y đang ngồi chờ đợi tin tức về con gái, song lại không ngờ nó quay lại nhanh như thế. Mà cũng không ngờ, đến thời điểm nhìn thấy em, ngoại trừ cảm giác bất lực thì không còn suy nghĩ nào khác.
- Già La...
- Mẹ, - Văn Già La gọi một tiếng xong bình tĩnh thưa. - Sau này đừng sắp xếp mấy vụ xem mắt cho con nữa.
La Lâm Y mơ hồ như không nghe thấy gì, hơi nhăn mặt, nhướng mày hỏi:
- Trưa nay con ăn cơm chưa?
- Nó chưa ăn đâu ạ. - Văn Bảo Hoa rốt cuộc cũng đã đuổi kịp, mải mốt bổ sung. - Thím ơi, nhà còn đồ ăn không?
- Con không muốn ăn. - Văn Già La lại dở chứng.
"Con không muốn ăn" - bốn chữ rất đơn giản, nhưng tại Văn gia, bốn chữ này thật sự dọa chết người. Sắc mặt La Lâm Y nhất thời trầm xuống, dứt khoát đứng bật dậy.
- Không thích đi xem mắt thì thôi, không đi coi mắt nữa. Nhưng sao lại không ăn cơm, con xem, con một chút cũng...
Nửa câu sau bị nghẹn nơi cổ họng, bà nhìn đứa con gái từng như hoa như ngọc của mình giờ gầy đến trơ xương, lòng đau gần chết.
- Con không có khẩu vị. - Văn Già La ngừng một lát. - Nếu như mẹ còn định sắp xếp buổi xem mắt nào cho con thì có thể con vĩnh viễn cũng không có khẩu vị.
Nội tâm Văn Bảo Hoa hơi hoảng, cuối cùng cũng hiểu rõ ý nghĩa câu nói trước khi xuống xe của em ban nãy. Cô nhìn khuôn mặt thím trong nháy mắt trắng như tuyết, lòng dạ tránh không khỏi nảy sinh chút khó chịu mà đứng lên.
Văn Già La, con gái của chú, cũng là đứa trẻ nhỏ tuổi nhất nhà họ Văn, dĩ nhiên được vô cùng cưng chiều. Thấy tên Văn Già La thôi cũng đủ hiểu, chú Văn Uyên trực tiếp đưa tên hai vợ chồng ông vào làm tên cho con gái, cái tên cũng mang nặng toàn bộ tình yêu của hai người.
Đồng lứa Văn Già La chỉ có ba đứa trẻ, nhưng cuộc sống không có quá xa hoa lãng phí sinh kiêu căng phách lối, cả đám lớn lên như những đứa trẻ khác, đến trường, kết bạn, mọi chuyện vẫn luôn cực kỳ thuận lợi. Chỉ duy một thay đổi, xảy ra lúc Già La học đại học.
Con bé lựa chọn đại học cách nhà rất xa, như vượt hơn nửa đất nước. Ban đầu khi mới ghi danh, thím van nài hết sức mà cũng không xoay chuyển con bé nổi; cuối cùng ông nội đành bảo, trưởng thành thì phải dang cánh tung bay, chớ nên làm con gà rù chỉ biết quanh quẩn trong nhà, thế mới cho phép nó rời nhà đi xa như vậy. Thật ra thì thím chỉ mong Già La có thể làm một con bồ câu ngoan ngoãn, có thể mãi mãi ở bên bà, tóm lại đừng bao giờ quên đường về nhà. Thậm chí chú ba, dù đã hứa sẽ không trái lời ông nội, cũng luyến tiếc, đành ra lệnh thư kí bên người cùng mình đích thân chở nó đến trường đại học.
Nhưng đến kì nghỉ hè năm hai, sau khi trở về, người nhà ai cũng cảm thấy con bé thay đổi. Cô gái hay cười bỗng trở nên u buồn, lúc nào cũng như đang suy tư một điều gì đó, hay nhiều khi giống như đơn thuần chỉ ngồi ngẩn người. Lúc ấy Văn Dục cười đùa, bảo nhất định nó dính phải yêu đương rồi, bởi vì đang bị chia cắt giữa khoảng cách địa lí cho nên mới tương tư phát ớn. Khi mọi người truy hỏi, Già La một mực tránh né, chẳng thèm khẳng định xem giả thuyết kia có đúng hay không. Đám trẻ thời nay đứa nào cũng thích chuyện yêu đương, chú cố tình đợi một lần hỏi thử, mà vì không muốn mọi người xúm vào trêu ghẹo con gái mình nữa, bèn bảo Văn Dục bỏ qua cho nó. Rồi sau đó, con bé lại quay về trường, có lẽ lần này không hề nhẹ nhàng như chú đã nghĩ. Chỉ qua hai tháng thôi, gia đình nhận được điện thoại từ nhà trường. Đầu dây bên kia khéo léo đề nghị cho Già La nghỉ dài hạn để ở nhà nghỉ ngơi một chút, đầu dây bên này liền truy hỏi đến cùng, mãi đầu dây bên kia mới thốt lên ba chữ "chứng biếng ăn".
"Chứng biếng ăn" nghĩa là sao? Người họ Văn vốn không hiểu gì, nhưng khi tiểu thẩm thẩm đích thân đi đón con gái về mới đột nhiên vỡ lẽ. Thời điểm bà thấy bảo bối nhà mình chỉ sau mỗi hai tháng ngắn ngủi không gặp mặt đã gầy tới nỗi da bọc xương, bà cảm giác trước mắt như tối sầm lại, suýt tí nữa lăn đùng ra đấy ngất xỉu. Bà đập cái uỳnh lên bàn thầy hiệu trưởng, cao giọng trách mắng ông một phen rồi giao trách nhiệm cho nhà trường tìm kiếm nguyên nhân con gái mình trở nên suy sút như thế. Ngay khi thím nổi cơn thịnh nộ rồi phát ngôn bừa bãi, dọa nạt tuyệt đối sẽ không bỏ qua thì người ở bên cạnh bà nãy giờ hết sức uể oải, Văn Già La rốt cuộc cũng mở miệng. Nó nói, mẹ ơi, con đói.
Những lời này khiến cho tất cả mọi người đang ở đấy mừng khôn kể xiết. Lúc ấy hết thảy đều đã hiểu đôi chút về "chứng biếng ăn", mà Văn Già La còn nói tiếp, con muốn ăn thức ăn dì nấu. Dì chính là người giúp việc trong nhà, khi ba người con trai nhà họ Văn bận rộn bên ngoài thì đám con cháu thường xuyên quây quần bên ông bà nội. Có nói cả đám lớn lên hết thảy là nhờ đồ ăn dì nấu cũng không sai. Thím nghe vậy mới buông tha cho ông thầy hiệu trưởng, gật đầu đáp ứng con gái, lập tức quay về nhà, sau đó ngay tức khắc gọi điện thoại về nhà, báo dì giúp việc chuẩn bị sẵn một bàn tiệc phong phú.
Nhưng tới khi thật sự về nhà, cũng vừa lúc dọn lên một bàn đồ ăn thức uống nóng hổi, Già La đến cả đũa cũng không thèm cầm lên, chỉ an tĩnh nói:
- Con không muốn ăn.
Từ đó trở đi, toàn bộ lực chú ý của gia đình đều đặt lên cô em họ này. Ông nội mời nhiều bác sĩ đích thân đến tận cửa, vô luận là Tây y hay Đông y, dù đã thử vô số phương pháp, nhưng không ai chữa trị nổi triệu chứng của Già La. Nói đơn giản là hễ cứ ăn cái gì là lại ói.
Không ăn thì sao khỏe mạnh được, sau đó đành phải trực tiếp sử dụng tiêm truyền dinh dưỡng. Mà chứng biếng ăn có thể là do vướng mắc trong lòng, cho nên người nhà họ Văn mời bác sĩ tâm lý tới. Nhưng vị bác sĩ đó lại bảo, mỗi ngày ông ta tán gẫu với nhiều người mà chưa bao giờ đụng phải ai kiên định như Già La. Cuối cùng chẳng thể làm gì khác ngoài thử thôi miên nó, ý định khai thác chút thông tin về việc đã xảy ra. Đến tột cùng chỉ nhận được từ nó đúng một câu. Già La nói, con thất tình rồi.
Lại bốn chữ cực kì đơn giản, nhưng tựa hồ khái quát toàn bộ hết thảy lí do những gì đã xảy ra trên người Già La. Vì tình yêu mà tổn hại tới sức khỏe, cũng không hiếm lạ, mọi người rốt cuộc đã có thể thở phào nhẹ nhõm, song dường như bí ẩn lại càng tăng thêm. Khi chú bí mật phái người tới điều tra tại trường đại học liền phát hiện, con bé hình như chưa từng dính dáng đến bất cứ tin đồn yêu đương nào, đám bạn học của nó cũng không biết, tất cả đều chẳng biết gì cả. Nhìn con bé càng ngày càng gầy đi, dần dà gầy tới mức khiến cho người ta thấy phát hoảng.
Sau đấy, khi Già La biết bản thân đã thú nhận câu nói kia cũng không hề hoang mang hay gì, chỉ nói, thầm mến có thể coi là thất tình mà, đúng không?
Đây thực sự là chuyện làm người ta khó có thể tưởng tượng nổi. Chỉ thầm mến thôi mà tự gây tổn thương cho bản thân thế này ư, chàng trai mà con bé âm thầm mến thương kia, thật sự xuất sắc như vậy sao? Nhưng đây không còn là thắc mắc có thể điều tra nữa rồi. Yêu thầm là tình cảm cất giấu sâu trong tâm tư của một người, không cần bày tỏ ngoài miệng, sẽ không một ai hay biết, thậm chí cả người được yêu.
Đến khi ông nội biết, có một gã đàn ông dám làm tổn thương cháu gái bé bỏng của mình thì giận dữ tới mức la lớn:
- Tôi phải đi đập chết nó! - nhưng kcâu chuyện này không có bội tình bạc nghĩa, không có chia tay rồi thôi. Mà cả cái thằng kia cũng chả phạm sai lầm gì, thành ra người nhà tức chết nhưng chẳng có chỗ nào để phát tiết, chỉ đành trơ mắt nhìn Già La càng ngày càng gầy yếu dần. Huống chi Già La đã nói, đàn anh mà nó thích vừa tốt nghiệp, cả đời này sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa.
Đã thế thì thế gian thiếu gì người tốt đẹp, hà cớ chi nhất định phải yêu một người, mọi người dừng khuyên nhủ nó. Xong con bé lại còn bồi thêm, kiếp này con đã dùng hết khí lực để thích một người rồi, về sau sẽ chẳng bao giờ có thể đối với ai như vậy nữa.
Đây mới chính là chết tâm.
Khi Văn Bảo Hoa nghe được câu nọ, nội tâm vừa đau vừa hận. Khi cô yêu Hạ Bang, cũng chưa từng dám thề thốt những lời hứa trọn đời, chỉ hi vọng hai đứa có thể bảo vệ tình cảm này thật tốt, nuôi nó để rồi cuối cùng có thể đơm hoa kết trái. Nhưng năm ấy, Già La mới hai mươi, vậy mà vẻ mặt đầy ung dung xen lẫn nghiêm túc tuyên bố với cả nhà, tuyệt đối tuân thủ quyết định bản thân. Thấy Già La gầy yếu như vậy, chả ai dám tùy tiện đả kích nó. Cuối cùng. chú chỉ hít một hơi khói thuốc trên tay, tựa như vừa mới hoàn hồn từ câu nói của nó mà bình tĩnh đáp, thế thì bố nuôi con cả đời.
Văn Bảo Hoa còn nhớ ngày đầu thím ngấm ngầm khóc lóc muốn chết đi sống lại, nhưng cuộc sống vẫn cứ tiếp tục trôi qua. Có lời cam kết của chú, thân thể Già La mới từ từ khá hơn, nhưng mà vẫn gầy như thế, như kiểu chỉ cần động nhẹ thôi là hết đường về nhà.
Tuy vậy, thím chưa từng tán thành cái ý định độc thân trọn kiếp của Già La, tiếc thay mấy năm qua Già La luôn luôn một mình đi tới đi lui. Dù trong công việc hay giao tiếp bình thường, cũng chẳng bao giờ thấy nó có chút xíu rung động nào, khiến cho thím ngày càng sốt ruột. Lần xem mắt hôm nay ở quán nhà Thập Thất đã là cái thứ năm rồi. Thím nhìn thấy Già La không hề tính tìm bạn trai, bèn sử dụng tới biện pháp "xem mắt" này.
Không ngờ mới đầu Già La còn chịu đựng, thế mà hiện tại rốt cuộc cũng bùng nổ. Chỉ có con gái mới có thể nhắm trúng tử huyệt của mẹ mình. Một câu "Con không muốn ăn" dễ dàng làm cho thím không dám nói thêm lời nào. Có lẽ thấy bản thân chỉ bằng một câu uy hiếp nhẹ nhàng đã thành công, lúc bấy giờ Già La mới chậm rãi lên tiếng:
- Con muốn ăn một bát cháo.
Ánh mắt La Lâm Y lập tức sáng lấp lánh.
- Cháo phải không, được, được, để mẹ đi gọi người làm.
Nhìn thím có tinh thần phấn khởi rồi xắn tay áo, Văn Bảo Hoa thầm thở dài. Cô liếc mắt nhìn Già La, dường như có thể thấy khóe môi con bé thấm đượm một nỗi ưu thương nhàn nhạt. Lòng cô trầm xuống, có lẽ vì chàng trai kia là hậu bối cùng thế hệ với cô nên cô bàn luận cùng Văn Dục về nguyên nhân ban đầu khiến Già La thay đổi kinh khủng như vậy. Hai người đều kết luận, chắc chắn có cái gì đó đã bị bỏ sót. Chỉ vì một mối tình thầm lặng mà bỏ lỡ cả một cuộc đời. Cho dù thật sự từng xuất hiện trong niên đại của ông nội, mà bây giờ là xã hội hiện đại, chỉ nghe thôi cũng đã thấy không chân thực.
Đám trẻ họ Văn từ nhỏ đến lớn vô cùng khiêm tốn. Bây giờ hai chị em đang tính lái về phía nhà của gia tộc họ Văn, song bởi vì sân trước có cả bảo vệ đứng gác, thế là đủ hiểu nơi này tuyệt đối không hề bình thường. Cánh cửa sắt đen chậm rãi mở rộng, chiếc xe im hơi lặng tiếng lăn bánh đi vào. Suốt đoạn đường, hai chị em không hề trao đổi với nhau câu nào. Đây không phải lần đầu tiên Văn Bảo Hoa dẫn em họ đi coi mắt, cũng chả phải lần đầu tiên cả hai trầm mặc.
Khi sắp về đến nhà, Văn Bảo Hoa mới thở nhẹ ra một hơi, thím thể nào cũng ở bên trong mong ngóng kết quả buổi xem mặt, đảm bảo chẳng cần hỏi mà chỉ nhìn qua thời gian lần này cũng đoán ra đáp án. Văn Già La xuống xe trước, rốt cuộc đã mở đôi mắt một mực khép hờ, từ tốn lên tiếng:
- Chị, sau này không cần phiền toái thế này nữa đâu.
Văn Bảo Hoa nghe xong còn đang bị bao phủ bởi tầng tầng lớp lớp sương mù thì Văn Già La đã đóng cửa xe lại. Trong nhà, vì ông nội yêu thích cây cảnh cho nên đâu đâu cũng một màu xanh biếc, tựa như vừa bước vào một cái công viên vậy. Đường dẫn tới cửa chính lát đá cuội, Văn Già La lại đi giày đế bằng, mặc dù có hơi tê chân nhưng vẫn rất ổn, mà bám theo sau lưng em - Văn Bảo Hoa lại không được tốt như thế. Má ơi, cái đôi giày cao gót xiêu xiêu vẹo vẹo thành ra phải cực kỳ cẩn thận từng li từng tí.
Văn Dục hứng thú nhất đối với việc đứng ngắm dáng vẻ mất mặt của các cô gái chân dính lấy đôi giày cao gót. À, Văn Dục là con trai chú hai, người con trai đồng lứa duy nhất của cô trong Văn gia. Cửa chính phòng khách lầu một đã mở sẵn, người giúp việc mỉm cười đón hai người vào.
- Đại tiểu thư, dép đây. - Một nữ giúp việc khác cầm đôi dép đặt xuống phía trước Văn Bảo Hoa. Văn Bảo Hoa nói cám ơn, vội vàng thả tự do cho chân mình rồi đuổi theo Già La đi lên tầng hai. Tầng hai được thiết kế theo lối cổ kính. Không thể chối cãi, lúc Văn Bảo Hoa sửa sang phong cách tầng hai, nhà mình đã bị ảnh hưởng lớn bởi nơi đây. Ông nội và bà nội cô là sự kết hợp mang sắc thái tựa như một cuốn truyện hư cấu, quân nhân tiên phong giữa rừng thuốc súng xen lẫn ánh thép lạnh giá của vũ khí, và vị tiểu thư có tri thức và thông thạo lễ nghi ẩn mình trong khuê phòng, lại giống một bộ phim điện ảnh tuyệt đẹp, chẳng qua bộ phim ấy đến tận bây giờ vẫn chưa hạ màn. Hôn sự của Văn Bảo Hoa, nhờ bà nội giúp đỡ mới qua được. Cách biệt về thân phận không thể quyết định có hạnh phúc hay không, giống như ông với bà ngày xưa đâu phải chưa từng trải qua bao sóng gió.
Tất cả đồ vật trên tầng hai đều là đồ cổ chân chính, các chú vì muốn bà nội luôn cảm thấy quá khứ ngập tràn yêu thương nên lần lượt mang quà cáp về hoàn thiện bộ sưu tập này. Về sau, bà nội theo sự chỉ đạo của chồng mà biến nơi này thành "Tụ nghĩa đường", trưng bày rập khuôn như kiểu bất kì lúc nào cũng có thể mở một hội nghị lãnh đạo cấp cao rồi lao khỏi cửa bày binh bố trận vậy.
Cô con dâu của họ Văn, La Lâm Y đang ngồi chờ đợi tin tức về con gái, song lại không ngờ nó quay lại nhanh như thế. Mà cũng không ngờ, đến thời điểm nhìn thấy em, ngoại trừ cảm giác bất lực thì không còn suy nghĩ nào khác.
- Già La...
- Mẹ, - Văn Già La gọi một tiếng xong bình tĩnh thưa. - Sau này đừng sắp xếp mấy vụ xem mắt cho con nữa.
La Lâm Y mơ hồ như không nghe thấy gì, hơi nhăn mặt, nhướng mày hỏi:
- Trưa nay con ăn cơm chưa?
- Nó chưa ăn đâu ạ. - Văn Bảo Hoa rốt cuộc cũng đã đuổi kịp, mải mốt bổ sung. - Thím ơi, nhà còn đồ ăn không?
- Con không muốn ăn. - Văn Già La lại dở chứng.
"Con không muốn ăn" - bốn chữ rất đơn giản, nhưng tại Văn gia, bốn chữ này thật sự dọa chết người. Sắc mặt La Lâm Y nhất thời trầm xuống, dứt khoát đứng bật dậy.
- Không thích đi xem mắt thì thôi, không đi coi mắt nữa. Nhưng sao lại không ăn cơm, con xem, con một chút cũng...
Nửa câu sau bị nghẹn nơi cổ họng, bà nhìn đứa con gái từng như hoa như ngọc của mình giờ gầy đến trơ xương, lòng đau gần chết.
- Con không có khẩu vị. - Văn Già La ngừng một lát. - Nếu như mẹ còn định sắp xếp buổi xem mắt nào cho con thì có thể con vĩnh viễn cũng không có khẩu vị.
Nội tâm Văn Bảo Hoa hơi hoảng, cuối cùng cũng hiểu rõ ý nghĩa câu nói trước khi xuống xe của em ban nãy. Cô nhìn khuôn mặt thím trong nháy mắt trắng như tuyết, lòng dạ tránh không khỏi nảy sinh chút khó chịu mà đứng lên.
Văn Già La, con gái của chú, cũng là đứa trẻ nhỏ tuổi nhất nhà họ Văn, dĩ nhiên được vô cùng cưng chiều. Thấy tên Văn Già La thôi cũng đủ hiểu, chú Văn Uyên trực tiếp đưa tên hai vợ chồng ông vào làm tên cho con gái, cái tên cũng mang nặng toàn bộ tình yêu của hai người.
Đồng lứa Văn Già La chỉ có ba đứa trẻ, nhưng cuộc sống không có quá xa hoa lãng phí sinh kiêu căng phách lối, cả đám lớn lên như những đứa trẻ khác, đến trường, kết bạn, mọi chuyện vẫn luôn cực kỳ thuận lợi. Chỉ duy một thay đổi, xảy ra lúc Già La học đại học.
Con bé lựa chọn đại học cách nhà rất xa, như vượt hơn nửa đất nước. Ban đầu khi mới ghi danh, thím van nài hết sức mà cũng không xoay chuyển con bé nổi; cuối cùng ông nội đành bảo, trưởng thành thì phải dang cánh tung bay, chớ nên làm con gà rù chỉ biết quanh quẩn trong nhà, thế mới cho phép nó rời nhà đi xa như vậy. Thật ra thì thím chỉ mong Già La có thể làm một con bồ câu ngoan ngoãn, có thể mãi mãi ở bên bà, tóm lại đừng bao giờ quên đường về nhà. Thậm chí chú ba, dù đã hứa sẽ không trái lời ông nội, cũng luyến tiếc, đành ra lệnh thư kí bên người cùng mình đích thân chở nó đến trường đại học.
Nhưng đến kì nghỉ hè năm hai, sau khi trở về, người nhà ai cũng cảm thấy con bé thay đổi. Cô gái hay cười bỗng trở nên u buồn, lúc nào cũng như đang suy tư một điều gì đó, hay nhiều khi giống như đơn thuần chỉ ngồi ngẩn người. Lúc ấy Văn Dục cười đùa, bảo nhất định nó dính phải yêu đương rồi, bởi vì đang bị chia cắt giữa khoảng cách địa lí cho nên mới tương tư phát ớn. Khi mọi người truy hỏi, Già La một mực tránh né, chẳng thèm khẳng định xem giả thuyết kia có đúng hay không. Đám trẻ thời nay đứa nào cũng thích chuyện yêu đương, chú cố tình đợi một lần hỏi thử, mà vì không muốn mọi người xúm vào trêu ghẹo con gái mình nữa, bèn bảo Văn Dục bỏ qua cho nó. Rồi sau đó, con bé lại quay về trường, có lẽ lần này không hề nhẹ nhàng như chú đã nghĩ. Chỉ qua hai tháng thôi, gia đình nhận được điện thoại từ nhà trường. Đầu dây bên kia khéo léo đề nghị cho Già La nghỉ dài hạn để ở nhà nghỉ ngơi một chút, đầu dây bên này liền truy hỏi đến cùng, mãi đầu dây bên kia mới thốt lên ba chữ "chứng biếng ăn".
"Chứng biếng ăn" nghĩa là sao? Người họ Văn vốn không hiểu gì, nhưng khi tiểu thẩm thẩm đích thân đi đón con gái về mới đột nhiên vỡ lẽ. Thời điểm bà thấy bảo bối nhà mình chỉ sau mỗi hai tháng ngắn ngủi không gặp mặt đã gầy tới nỗi da bọc xương, bà cảm giác trước mắt như tối sầm lại, suýt tí nữa lăn đùng ra đấy ngất xỉu. Bà đập cái uỳnh lên bàn thầy hiệu trưởng, cao giọng trách mắng ông một phen rồi giao trách nhiệm cho nhà trường tìm kiếm nguyên nhân con gái mình trở nên suy sút như thế. Ngay khi thím nổi cơn thịnh nộ rồi phát ngôn bừa bãi, dọa nạt tuyệt đối sẽ không bỏ qua thì người ở bên cạnh bà nãy giờ hết sức uể oải, Văn Già La rốt cuộc cũng mở miệng. Nó nói, mẹ ơi, con đói.
Những lời này khiến cho tất cả mọi người đang ở đấy mừng khôn kể xiết. Lúc ấy hết thảy đều đã hiểu đôi chút về "chứng biếng ăn", mà Văn Già La còn nói tiếp, con muốn ăn thức ăn dì nấu. Dì chính là người giúp việc trong nhà, khi ba người con trai nhà họ Văn bận rộn bên ngoài thì đám con cháu thường xuyên quây quần bên ông bà nội. Có nói cả đám lớn lên hết thảy là nhờ đồ ăn dì nấu cũng không sai. Thím nghe vậy mới buông tha cho ông thầy hiệu trưởng, gật đầu đáp ứng con gái, lập tức quay về nhà, sau đó ngay tức khắc gọi điện thoại về nhà, báo dì giúp việc chuẩn bị sẵn một bàn tiệc phong phú.
Nhưng tới khi thật sự về nhà, cũng vừa lúc dọn lên một bàn đồ ăn thức uống nóng hổi, Già La đến cả đũa cũng không thèm cầm lên, chỉ an tĩnh nói:
- Con không muốn ăn.
Từ đó trở đi, toàn bộ lực chú ý của gia đình đều đặt lên cô em họ này. Ông nội mời nhiều bác sĩ đích thân đến tận cửa, vô luận là Tây y hay Đông y, dù đã thử vô số phương pháp, nhưng không ai chữa trị nổi triệu chứng của Già La. Nói đơn giản là hễ cứ ăn cái gì là lại ói.
Không ăn thì sao khỏe mạnh được, sau đó đành phải trực tiếp sử dụng tiêm truyền dinh dưỡng. Mà chứng biếng ăn có thể là do vướng mắc trong lòng, cho nên người nhà họ Văn mời bác sĩ tâm lý tới. Nhưng vị bác sĩ đó lại bảo, mỗi ngày ông ta tán gẫu với nhiều người mà chưa bao giờ đụng phải ai kiên định như Già La. Cuối cùng chẳng thể làm gì khác ngoài thử thôi miên nó, ý định khai thác chút thông tin về việc đã xảy ra. Đến tột cùng chỉ nhận được từ nó đúng một câu. Già La nói, con thất tình rồi.
Lại bốn chữ cực kì đơn giản, nhưng tựa hồ khái quát toàn bộ hết thảy lí do những gì đã xảy ra trên người Già La. Vì tình yêu mà tổn hại tới sức khỏe, cũng không hiếm lạ, mọi người rốt cuộc đã có thể thở phào nhẹ nhõm, song dường như bí ẩn lại càng tăng thêm. Khi chú bí mật phái người tới điều tra tại trường đại học liền phát hiện, con bé hình như chưa từng dính dáng đến bất cứ tin đồn yêu đương nào, đám bạn học của nó cũng không biết, tất cả đều chẳng biết gì cả. Nhìn con bé càng ngày càng gầy đi, dần dà gầy tới mức khiến cho người ta thấy phát hoảng.
Sau đấy, khi Già La biết bản thân đã thú nhận câu nói kia cũng không hề hoang mang hay gì, chỉ nói, thầm mến có thể coi là thất tình mà, đúng không?
Đây thực sự là chuyện làm người ta khó có thể tưởng tượng nổi. Chỉ thầm mến thôi mà tự gây tổn thương cho bản thân thế này ư, chàng trai mà con bé âm thầm mến thương kia, thật sự xuất sắc như vậy sao? Nhưng đây không còn là thắc mắc có thể điều tra nữa rồi. Yêu thầm là tình cảm cất giấu sâu trong tâm tư của một người, không cần bày tỏ ngoài miệng, sẽ không một ai hay biết, thậm chí cả người được yêu.
Đến khi ông nội biết, có một gã đàn ông dám làm tổn thương cháu gái bé bỏng của mình thì giận dữ tới mức la lớn:
- Tôi phải đi đập chết nó! - nhưng kcâu chuyện này không có bội tình bạc nghĩa, không có chia tay rồi thôi. Mà cả cái thằng kia cũng chả phạm sai lầm gì, thành ra người nhà tức chết nhưng chẳng có chỗ nào để phát tiết, chỉ đành trơ mắt nhìn Già La càng ngày càng gầy yếu dần. Huống chi Già La đã nói, đàn anh mà nó thích vừa tốt nghiệp, cả đời này sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa.
Đã thế thì thế gian thiếu gì người tốt đẹp, hà cớ chi nhất định phải yêu một người, mọi người dừng khuyên nhủ nó. Xong con bé lại còn bồi thêm, kiếp này con đã dùng hết khí lực để thích một người rồi, về sau sẽ chẳng bao giờ có thể đối với ai như vậy nữa.
Đây mới chính là chết tâm.
Khi Văn Bảo Hoa nghe được câu nọ, nội tâm vừa đau vừa hận. Khi cô yêu Hạ Bang, cũng chưa từng dám thề thốt những lời hứa trọn đời, chỉ hi vọng hai đứa có thể bảo vệ tình cảm này thật tốt, nuôi nó để rồi cuối cùng có thể đơm hoa kết trái. Nhưng năm ấy, Già La mới hai mươi, vậy mà vẻ mặt đầy ung dung xen lẫn nghiêm túc tuyên bố với cả nhà, tuyệt đối tuân thủ quyết định bản thân. Thấy Già La gầy yếu như vậy, chả ai dám tùy tiện đả kích nó. Cuối cùng. chú chỉ hít một hơi khói thuốc trên tay, tựa như vừa mới hoàn hồn từ câu nói của nó mà bình tĩnh đáp, thế thì bố nuôi con cả đời.
Văn Bảo Hoa còn nhớ ngày đầu thím ngấm ngầm khóc lóc muốn chết đi sống lại, nhưng cuộc sống vẫn cứ tiếp tục trôi qua. Có lời cam kết của chú, thân thể Già La mới từ từ khá hơn, nhưng mà vẫn gầy như thế, như kiểu chỉ cần động nhẹ thôi là hết đường về nhà.
Tuy vậy, thím chưa từng tán thành cái ý định độc thân trọn kiếp của Già La, tiếc thay mấy năm qua Già La luôn luôn một mình đi tới đi lui. Dù trong công việc hay giao tiếp bình thường, cũng chẳng bao giờ thấy nó có chút xíu rung động nào, khiến cho thím ngày càng sốt ruột. Lần xem mắt hôm nay ở quán nhà Thập Thất đã là cái thứ năm rồi. Thím nhìn thấy Già La không hề tính tìm bạn trai, bèn sử dụng tới biện pháp "xem mắt" này.
Không ngờ mới đầu Già La còn chịu đựng, thế mà hiện tại rốt cuộc cũng bùng nổ. Chỉ có con gái mới có thể nhắm trúng tử huyệt của mẹ mình. Một câu "Con không muốn ăn" dễ dàng làm cho thím không dám nói thêm lời nào. Có lẽ thấy bản thân chỉ bằng một câu uy hiếp nhẹ nhàng đã thành công, lúc bấy giờ Già La mới chậm rãi lên tiếng:
- Con muốn ăn một bát cháo.
Ánh mắt La Lâm Y lập tức sáng lấp lánh.
- Cháo phải không, được, được, để mẹ đi gọi người làm.
Nhìn thím có tinh thần phấn khởi rồi xắn tay áo, Văn Bảo Hoa thầm thở dài. Cô liếc mắt nhìn Già La, dường như có thể thấy khóe môi con bé thấm đượm một nỗi ưu thương nhàn nhạt. Lòng cô trầm xuống, có lẽ vì chàng trai kia là hậu bối cùng thế hệ với cô nên cô bàn luận cùng Văn Dục về nguyên nhân ban đầu khiến Già La thay đổi kinh khủng như vậy. Hai người đều kết luận, chắc chắn có cái gì đó đã bị bỏ sót. Chỉ vì một mối tình thầm lặng mà bỏ lỡ cả một cuộc đời. Cho dù thật sự từng xuất hiện trong niên đại của ông nội, mà bây giờ là xã hội hiện đại, chỉ nghe thôi cũng đã thấy không chân thực.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.