Chương 103: Kế hoạch B
Thành Nôbi
17/02/2020
Tất cả rời đi, trong Sùng Uyên điện chỉ còn mình Nguyễn Huệ.
Hắn khẽ thưởng thức vị trà sen, hương vị chan chát khiến hắn nhớ về Nguyễn Toản, lòng nao nao. ' Đã thật lâu không gặp'.
..........
Nguyễn Toản rời khỏi làng Đại, dường như bốc hơi khỏi nhân gian ngay dưới mắt của Mật vệ. Khi hay tin, hắn vô cùng tức giận, cho người trải ra khắp nơi kiếm tìm cũng như theo sát những người được coi là thân cận với Nguyễn Toản.
Nhưng gần 2 tháng, tất cả hướng theo dõi đều tiến về ngõ cụt, dừng lại ở vùng đất Bảo Lạc. Cũng là vị trí hai người gặp nhau lần đầu.
Sự việc này khiến hắn quen dần với sự kiểm soát và khống chế, cảm thấy ' nguy hiểm'. Tức tối sai người lùng sục đào ba tấc đất nhưng đều vô vọng.
..........
Hắn nhớ như in, buổi chiều đúng một tháng trước. Khi nghe tin từ Hồ Thức, hắn điên cuồng đập phá, cơn nóng giận càng lúc càng lớn. Thì từ ngoài, Tiểu Quế Tử sợ xệt tiến lại:
" Thưa bệ hạ, Phu tử xin cầu kiến."
" Ừm. Bảo đợi trẫm ở Sùng Uyên điện."
" Vâng."
Tiểu Quế Tử rời đi, hắn cũng tắm rửa một lần, khiến cho tâm tình thoải mái, khoác lên Long bào tiến về Sùng Uyên điện.
.........
Hắn đến nơi, Phu tử( Nguyễn Thiếp) vội vã đứng dậy khom người:
" Tham kiến bệ hạ."
" Haha. Thật lâu rồi Phu tử mới rảnh rỗi đến thăm trẫm."
" Mong bệ hạ bỏ quá. Thần rất muốn đến thăm người nhưng công việc ở Quốc Tử giám bận rộn. Không thoát thân được. "
" Ừm. Việc giáo dục cần phải đề cao. Công lao phu tử lớn vậy, trẫm nếu trách tội chả khác nào hôn quân ư. Mà hôm nay Phu tử đến đây có việc ư?"
" Bẩm bệ hạ, Thần đến tuyển chọn lớp nhân tài tiếp theo cho Quốc Tử giám. Bắt đầy từ Kinh đô. Thần đã báo lên bệ hạ từ trước đó."
" À...à... Việc này. Dạo này nhiều việc, Trẫm quên mất."
" Bệ hạ bề bộn. Mong người cố gắng giữ gìn Long thể." Rồi Nguyễn Thiếp trầm ngâm lúc rồi bảo:
" Thần quan sát thấy bệ hạ hình như sắc mặt không được tốt lắm. Người có vấn đề khó ạ."
" Ừm." Hắn thở dài, lúc sau đắn đo kể những lo ngại về Nguyễn Toản.
Nghe xong, Nguyễn Thiếp vội vã quỳ xuống:
" Dù bệ hạ có trừng phạt, thần cũng xin phép được nói thẳng. Mong bệ hạ thông cảm."
" Ừm. Nói đi. Trẫm hứa với Phu tử sẽ không tránh tội. Con người không phải ai hoàn hảo, trẫm biết."
" Vâng. Bệ hạ quả là bao dung, tài năng cùng khiên tốn."
" Haha. Vậy Phu tử nói nghe xem."
" Vâng. Thần biết bệ hạ có cái lo nghĩ của mình,
Bệ hạ bây giờ công tích vô số, có thể nhiều hơn nhưng cũng chỉ sánh ngang với các bậc hiền nhân năm xưa. Nhưng không thể vượt qua do người cũng mắc một sai lầm giống họ.
Đó là khi ở vị trí cao nhất, lo nghĩ nhiều hơn, xa hơn, tầm mắt dài hơn nhưng quên đi những vấn đề hiện hữu ngay bên cạnh. Có thể khi xưa bệ hạ đã từng nghĩ qua."
" Ừm. Mong Phu tử chỉ giáo."
Nguyễn Thiếp không đáp mà cười, hỏi lại:
" Lúc ban đầu, bệ hạ khởi nghĩa vì lí do do gì?"
Suy ngẫm lúc, hắn đáp:
" Do Trẫm cùng anh trai nghe được tiếng lòng của người dân là khát khao thoát ly phạm vi quý tộc (Nguyễn và Trịnh).
Nông dân muốn tranh đấu để mong thỏa mãn yêu sách cấp bách của mình: muốn hòa bình để làm ăn, muốn giảm thuế khóa và hình dịch, muốn cấp tốc được quân phân điền địa tập trung trong tay quý tộc, đại địa chủ và quan liêu.
Nhưng không ai lãnh đạo, hiểu được và đồng cảm, lên Trẫm quyết tâm tập hợp mọi người nổi dậy. Và giờ đây Trẫm đã gần hoàn thành, chỉ còn giặc Nguyễn ở bên trong."
" Vâng. Bệ hạ nói đúng. Mục đích ban đầu là vậy nhưng giờ đây người nhìn xem, bệ hạ đã làm được gì. Bệ hạ tuy đã khiến nhân dân nhiều nơi không đói khổ, đất nước sắp thống nhất....nhưng cũng bị một nỗi lo bao phủ, là nỗi lo vương quyền, sự thống trị."
" Phu tử nói tiếp." Hắn gật đầu.
" Thần muốn khuyên bệ hạ. Muốn dân tin tưởng, thì phải thực hiện lời hứa, nhất ngôn cửu định; muốn triều đình vững chắc phải lo kinh tế, phục vụ nhân dân, không ai đói khổ."
" Ừm. Trẫm suy xét và tự kiểm điểm lại mình. Phu tử nói tiếp về vấn đề kia tiếp đi."
" Vâng. Bệ hạ thử nghĩ xem, từ lúc Vương gia( Nguyễn Toản) xuất hiện. Đã giúp đỡ bệ hạ như thế nào."
Suy ngẫm lúc, hắn đáp:
" Thật nhiều. Cung cấp tình báo của tàn quân nhà Lê, giúp Trẫm nhanh chóng thống nhất miền Bắc. Xây dựng bản đồ quy hoạch, phát triển Thăng Long thành tường đồng vách sắt( không còn bọn mật thám Thanh, Lê, Nguyễn; tội phạm; quản nghiêm tôn giáo.......), trung tâm kinh tế( diệt thương nhân Hoa để cho lợi ích thuộc về nhân dân ta; kích thích giao thương với nước ngoài.......);
Đặc biệt hơn là phổ biến chữ quốc ngữ( chữ của dân tộc ta), ứng dụng khoa học vào cuộc sống.......cách mạng diện rộng... "
" Vâng. Thần biết, nếu không có Vương gia bệ hạ cũng sẽ làm được. Nhưng sẽ lâu hơn. Thần không phải bảo người kém hơn mà do Vương gia có những ý nghĩ thật kì quá, khác người."
"Ừm. Trẫm không biết đệ ấy nghĩ đâu ra được. Một con người cổ quái mà thiên tài."
" Vâng. Vậy Vương gia đã làm gì chống đối lại Vương quyền của bệ hạ chưa. "
Suy nghĩ một lúc, hắn gật đầu:
" Chưa."
Thấy vậy, Nguyễn Thiếp tiếp:
" Có thể bệ hạ thấy, Vương gia đã nhúng tay quá nhiều vào Thăng Long, nhưng người xem không phải giờ Thăng Long vẫn nằm trong tay người, được bệ hạ giao cho Ngô Thì Nhậm trấn giữ;
Làng Đại, cái nôi của sản xuất, nghiên cứu, nghe bệ hạ nói thì quân đội vẫn thuộc về Hắc vệ quân của Vương gia nhưng trông coi quản lí vẫn do trạng Quỳnh; Quỳnh với bệ hạ giao tình sâu hay với Vương gia sâu. Giữa vương gia và bệ hạ, Quỳnh chọn ai thì bệ hạ tự hiểu. "
" Ừm."
" Cho dù Vương gia có đào tạo quân đội nhưng nó có bằng nổi 1/50 quân đội bệ hạ? Vương gia nắm giữ lợi ích liệu có bằng 1/4 của bệ hạ......Bệ hạ có thể nhìn hướng khách quan trên. Ngoài ra, việc Vương gia làm vậy lại là tín hiệu tốt.
Bệ hạ thấy, có ai làm không công, tuy lo cho nhân dân nhưng giống bệ hạ, ai chả nhẽ không chút tư tâm, của cái...... Có thực mới vực được đạo."
Nghe xong lời phu tử nói, hắn ngồi thật tâm suy xét, quả vậy, lòng cũng nguôi ngao, quay ra nhìn Nguyễn Thiếp cúi thật sâu:
" Cảm tạ Phu tử đã chỉ ra sai lầm của Trẫm."
Thấy vậy, Nguyễn Thiếp hốt hoảng luống cuống:
" Việc giúp đỡ bệ hạ đi theo con đường đúng đắn là trách nhiệm của thẫn. Bệ hạ người không cần như vậy."
" Haha." Sau đó hai người ôm nhau cười lớn.
Mấy hôm sau hắn cũng hỏi thầy mình( Trương Văn Hiến), muội muội( Ngô Thị Vinh Hoa), vợ( Lê Ngonc Hân)..... tuy khuyên giải khác nhau, nhưng ai ai cũng chung mục đích: với Vương gia là bạn không thù.
Sau đó, hắn cho cho Mật vệ rút hết, không dám sát làng Đại. Sau đó chỉ viết thư từ gửi qua Nguyễn Long nhờ thông báo cho Nguyễn Toản.....
..........
Đang trầm tư, một thân hình uyển chuyển bước đến. Hắn ngẩng đầu thấy Vinh Hoa, cười:
" Muội đã đến. Không đi cùng kẻ đó ra Thăng Long ư?"
" Hừ. Huynh phá hư kế hoạch của muội. Không tính sổ với huynh là may, ở đó mà cười."
" Haha."
Không tiếp tục vấn đề này nữa, nàng chầm chậm lấy ra lá thư trong tay, nói:
" Có tin mới của bọn chúng."
" Ừm. Nguyễn Toản cũng gửi cho ta mấy ý kiến. Muội vào thư phòng cùng huynh. Chúng ta bàn bạc qua. Kế hoạch còn nhiều chỗ còn nhiều chỗ cần bổ sung."
" Vâng."
...........
Trong mật thất dưới ngầm thư phòng, một bản đồ Lưỡng Quảng thật lớn được trưng bầy, bên trên lí nha lít nha, lít nhít đánh dấu. Bên cạnh là một phụ giải lịch sử lí giải tại sao thực hiện kế hoạch đòi Lưỡng Quảng.
..........
Lưỡng Quảng vốn là đất Bách Việt, một phần lãnh thổ thuộc nước Nam Cương (Nước của Thục Phán)
Sau khi đánh bại quân Tần, thành lập nước Âu Lạc, ngoài vùng lãnh thổ của Văn Lang cũ, đất Âu Lạc còn có phần lãnh thổ 9 xứ của nước Nam Cương.
Năm 207 trước CN, sau khi tiêu diệt An Dương Vương, Triệu Vũ Đế đã sát nhập đất Âu Lạc vào Quận Nam Hải thành lập Nước Nam Việt.
Tiếp tục, năm 111, Nhà Triệu diệt vong, toàn bộ lãnh thổ Nam Việt thuộc về Nhà Hán. Đất Lưỡng Quảng lúc này nằm trong quận Giao Chỉ.
Sau này, vùng Giao Chỉ của các đời Đường, Tùy...vẫn bao gồm cả Quảng Đông lẫn Quảng Tây. Những anh dùng dân tộc Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục ... dựng cờ khởi nghĩa chống lại 1000 năm Bắc thuộc trong quân đội có một lực lượng đi theo là cư dân vùng Hợp Phố - Trung Quốc.
Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán và chấm dứt 1000 năm Bắc Thuộc. Nhưng Ngô Quyền vì lực mỏng chỉ dừng ở Đại La. không tiến ra Quảng Đông - Quảng Tây để lấy lại phần đất đó nữa.
Từ đó trở đi, Lưỡng Quảng chỉ nằm trong tiềm thức của người Việt về một vùng đất Việt cổ.
..........
Trang trọng bên trên là một chữ đỏ tươi, được Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Toản viết bằng máu còn in hằn
"Ðất nước Đại Việt có khi thịnh khi suy, lịch sử Đại Việt có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Lưỡng Quảng nhưng không phải vì thế mà Lưỡng Quảng trở thành đất của Trung Quốc hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Đại Việt, các thế hệ Đại Việt hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Lưỡng Quảng."
Tuy đã đọc nhiều lần, nhưng mỗi khi nhìn lại, nàng không khỏi xúc động, nhìn sang con người bên cạnh. Ánh mắt đầy ngưỡng mộ.
Có nhiều người đời nhìn hành động của họ Trịnh năm xưa(1781) là ' ngớ ngở', châu chấu đá xe, “Dạ Lang tự đại ” ( ý khinh bỉ một nước nhỏ bé dám ôm mộng xâm lăng Thiên triều! )
Nhưng khi đọc được, thông tin này, chỉ có con người này cùng vị Vương gia ' thần bí ' kia không cho là phải. Đến giờ kế hoạch chỉ có 3 người biết.
...........
Thấy nàng ngẩn người, Nguyễn Huệ cười:
" Ngồi xuống đi muội. Chúng ta bàn bạc thêm."
" Vâng."
" Lúc đầu huynh nghĩ kế hoạch này có thể phải đợi thật lâu nữa cho đến khi thống nhất đất nước, có cở sở kinh tế vững vàng, binh lính cường mới có thể.
Lần này chỉ muốn làm việc này trước hết là để binh sĩ có động lực, có niềm tin để chiến đấu; cho quân lính thấy chí lớn mà hết lòng, nhân dân thấy sẽ ủng hộ, bởi ' hào kiệt đời nào cũng có', dân gian còn nhiều người ẩn cử. Thứ hai là thăm dò, chọc điên, thử độ nhẫn lại của nhà Thanh.
Nếu chúng ' nổi điên ' thì ném ' một chút' cho bọn Hoà Thân, Phúc Khang An, ' dâng biểu tạ tội' coi như xong, qua đó không thể toàn lực dồn đánh Nguyễn Ánh, vẫn phải điều một lượng binh lính ở Bắc Hà đề phòng
Nếu chúng chấp nhận thì ta sẽ đánh nghi binh, cho một nửa giả vờ sang, sau đó vòng lại đi đường biển( bộ) qua Ai Lao, Chân Lạp vòng xuống phía dưới, kết hợp với lực lượng phía ngoài, hình thành thế kẹp, nghiền tan Nguyễn Ánh, lấy cớ ' mượn đường' dẹp luôn Ai Lao, Chân Lạp.
Nhưng nghe Nguyễn Toản nói, ta thấy không lâu nữa."
" Ồ. Là sao huynh."
" Đây, muội đọc đi."
Hắn đưa lá thư cho Vinh Hoa đọc.
........
Cầm trên tay nàng sững sờ. Bởi lập lập rata chắc chắn.
........
" A. Thời:
Nếu bảo lòng dân là ý trời, thì người dân Hoa đều mang nặng lòng căm ghét suốt cả 5 triều đại nhà Thanh. Phía Nam Bạch Liên Giáo khởi nghĩa rúng động cả triều đình( mấy đời không dẹp được), chỉ cần lợi dụng một tên ' Hán gian' làm bình phong, nêu cao khẩu hiệu ' Thiên yếm Mãn Thanh.'
Sự áp bức bóc lột của quan lại nhà Thanh đã xẩy ra khắp nơi(*), nếu cao khẩu hiệu: " Quan bức dân biến [quan lại áp bức, dân nổi dậy]"
=> Tạo một lực lượng lấy tên Thái Bình Thiên Quốc.
B: Thế:
Hiểu đơn giản thế tức thế lực, sức mạnh. Thế có thể có sẵn; hoặc tự tạo lấy, tạm gọi là tạo thế.
Đầu tiên, cho bọn Tàu Ô dưới quyền 12 Tổng binh, cùng 100 hiệu thuyền quấy nhiếu vùng biển. Sau đó lấy cớ ' giúp đỡ' diệt trừ, kéo quân ra ' diệt', nhanh chóng chiếm đảo Hải Nam(**). Đồng thời cũng nhân vậy xin ' vật tư' phục vụ đánh giặc. Vừa tạo được nơi trú chân gần sát mà lại không tốn chi phí.
Ngoài ra cử một đạo binh bách chiến bách thắng( chính quân Thanh đã từng nếm mùi thất trận bởi đạo binh này.) sang huấn luyện cho bọn Thái Bình Thiên Quốc.
Ngoài ra lợi dụng thêm vấn đề:
Tôn giáo: Chiêu bài tôn giáo được sử dụng trong các cuộc nổi dậy không mới mẽ gì trong lịch sử Trung Quốc; thời Hán mạt có Hoàng Cân; thời Nguyên mạt có Minh giáo, Bạch Liên giáo; đời Thanh đã có Bát Quái giáo nổi dậy. Nêu cao khẩu hiệu: “Thị thiên hạ như nhất gia, tứ hải như nhất nhân 視 天 下 如 一 家, 四 海 如 一 人.” [Coi thiên hạ như một nhà, bốn biển như một người]
Lấy của nhà giàu cho nhà nghèo, cùng tập trung tư liệu sản xuất
Có ruộng cùng cày, có cơm cùng ăn, có áo cùng mặc, có tiền cùng tiêu, không có điều gì là không công bằng
C. Cơ:
Nhà Thanh quân Bát Kì yếu kém(*), chiến tranh chủ yếu là hư trương thanh thế ( Chiến dịch " Thập toàn võ công")
Kết: Lần này đi sứ: Đệ sẽ đào tạo nội gián.
Huynh chủ cần: Thống nhất đất nước. Ổn định kinh tế 5 năm. Đánh tổng lực.
KQ: Thắng 100%."
............
Đọc xong, nàng ngây dại, liên tục khen hay:
" cái này chính là bảo chúng ta, ngoài mặt ngoại giao mềm mỏng với nhà Thanh nhưng phía sau lén lút tài trợ cho những lực lượng Thanh tân chống phá nhà Thanh, tài trợ súng ống cho cướp biển quấy nhiễu ven biển thành trì nhà Thanh đồng thời kết hợp với lực lượng Thanh Tân như Thiên Địa Hội và các giao phái khác quấy phá bên trong."(**)
" Đúng rồi muội. Thật không ngờ, đệ ấy suy nghi phân tích được như vậy. Haha."
Nàng ngật đầu, rồi nhìn Nguyễn Huệ chăm chú:
" Lần này huynh để muội giả nam trang đi sứ. Muội muốn xem người này hình dạng ra sao mà nghĩ ra được."
" Tốt. Haha." Hắn thấy vậy cười lớn, bởi trong thâm tâm, hắn muốn kết đôi hai người.
Sau đó hai người bàn luận thêm.
Tối mịt nàng mới rời đi.
............
P/s: Chắc hẳn các bạn đọc ở đây đều biết về kế hoạch thôn tính Lưỡng Quảng của Quang Trung. Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh. Chương này mình sẽ cố lí giải, dựa trên tài liệu lịch sử, dã sử.......một cách khác quan nhất, qua đó dùng để phục vụ cho câu truyện đang viết.
Mình biết khi đăng lên sẽ có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng mong mọi người hiểu rằng:
Thứ nhất: Mỗi người có cái nhìn khác nhau. Và những lập luận đưa ra có thể có sai xót không chắc chắn là ý nhà vua là như vậy. Do không ở trong hoàn cảnh lịch sử đó, cũng không thể tài năng được như vua Quang Trung.
Thứ hai: Toan tính là một chuyện, bắt tay vào thực hiện thì khó muôn phần. Phải thực sự cầm binh mới lí giải được.
Thứ ba: Mình viết DÃ SỬ
Cảm ơn!
..................
P/s: (*) Ví dụ đơn giản là ngay trước mắt phái đoàn Quang Trung giả, nhân dịp phái đoàn này sang dự lễ mừng thọ vua Thanh. Lợi dụng việc vua Càn Long vui mừng được phái đoàn nước ta sang chúc thọ để rửa mối nhục thua trận, tập đoàn tham nhũng tại nước này thừa dịp bốc hốt, bằng cách đưa ra số tiền dự chi để tiếp đón phái đoàn ta một ngày lên đến 4.000 lạng bạc! Chính vua Càn Long, qua văn bản dưới đây đã nêu lên những chi tiết sau đây:
Tiền phí tổn đón tiếp phái đoàn, đủ dùng để tiêu phí cho cuộc hành quân sang đánh An Nam!
Số tiền này không nằm trong quỹ nhà nước, mà do quỹ địa phương, thiếu thì bắt dân đóng.
Báo động việc bóc lột này khiến lòng dân căm giận!
(**) Tiêu biểu khí này là Nữ cướp biển Ching Shih( Trịnh Nhất Tẩu) vốn là vợ của đô đốc hạm đội Vĩnh Bắc Bộ của Quang Trung và ông ta đã từng thành công nhiều hơn vợ ông trong việc thao túng cả Đông Nam Á dưới chướng của đại ca Nguyễn Huệ.
Mà Ching Shih sau này( Khi Nguyễn Huệ mất) khiến cho toàn bộ hải quân nhà Thanh điếu đứng khi bà cướp bóc khắp duyên hải Nam-Bắc của Trung Hoa đến khi nhà Thanh thuê bọn Bồ Đào Nha và TBN thì mọi chuyện mới chấm dứt. Còn dưới thời Tây Sơn, thằng Pháp và Châu Âu còn không làm gì được thì có thể nghĩ rằng là Quang Trung với hàng chục hạm đội lớn sau khi thống nhất thì có thể huy diệt toàn bộ hải quân nhà Thanh. Khi tiêu diệt được hải quân, thì chuyện chinh phục Lưỡng Quảng thì quá dễ dàng còn chinh phục Trung Hoa thì cũng sẽ dễ chả kém.
( https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Trịnh_Nhất_Tẩu)
(*). Ví dụ là vụ ám sát Gia Khánh 2 lần(nối ngôi ngay sau Càn Long) ngay khi Gia Khánh đang đổi kiệu để tiến đến cổng Thuận Chinh Môn, đi vào Tử Cấm Thành, thì trong gian phòng phía Tây sau cổng Thần Võ Môn có một thích khách với thân hình vạm vỡ vụt chạy ra.
(**) Hồng Hoa Hội( Thiên Địa Hội) là một hội kín bắt nguồn từ Trung Hoa vào thời Khang Hi với mục đích phản Thanh phục Minh, khôi phục lại giang sơn của nhà Đại Minh, đánh đuổi quân ngoại tộc Mãn Thanh.
Hắn khẽ thưởng thức vị trà sen, hương vị chan chát khiến hắn nhớ về Nguyễn Toản, lòng nao nao. ' Đã thật lâu không gặp'.
..........
Nguyễn Toản rời khỏi làng Đại, dường như bốc hơi khỏi nhân gian ngay dưới mắt của Mật vệ. Khi hay tin, hắn vô cùng tức giận, cho người trải ra khắp nơi kiếm tìm cũng như theo sát những người được coi là thân cận với Nguyễn Toản.
Nhưng gần 2 tháng, tất cả hướng theo dõi đều tiến về ngõ cụt, dừng lại ở vùng đất Bảo Lạc. Cũng là vị trí hai người gặp nhau lần đầu.
Sự việc này khiến hắn quen dần với sự kiểm soát và khống chế, cảm thấy ' nguy hiểm'. Tức tối sai người lùng sục đào ba tấc đất nhưng đều vô vọng.
..........
Hắn nhớ như in, buổi chiều đúng một tháng trước. Khi nghe tin từ Hồ Thức, hắn điên cuồng đập phá, cơn nóng giận càng lúc càng lớn. Thì từ ngoài, Tiểu Quế Tử sợ xệt tiến lại:
" Thưa bệ hạ, Phu tử xin cầu kiến."
" Ừm. Bảo đợi trẫm ở Sùng Uyên điện."
" Vâng."
Tiểu Quế Tử rời đi, hắn cũng tắm rửa một lần, khiến cho tâm tình thoải mái, khoác lên Long bào tiến về Sùng Uyên điện.
.........
Hắn đến nơi, Phu tử( Nguyễn Thiếp) vội vã đứng dậy khom người:
" Tham kiến bệ hạ."
" Haha. Thật lâu rồi Phu tử mới rảnh rỗi đến thăm trẫm."
" Mong bệ hạ bỏ quá. Thần rất muốn đến thăm người nhưng công việc ở Quốc Tử giám bận rộn. Không thoát thân được. "
" Ừm. Việc giáo dục cần phải đề cao. Công lao phu tử lớn vậy, trẫm nếu trách tội chả khác nào hôn quân ư. Mà hôm nay Phu tử đến đây có việc ư?"
" Bẩm bệ hạ, Thần đến tuyển chọn lớp nhân tài tiếp theo cho Quốc Tử giám. Bắt đầy từ Kinh đô. Thần đã báo lên bệ hạ từ trước đó."
" À...à... Việc này. Dạo này nhiều việc, Trẫm quên mất."
" Bệ hạ bề bộn. Mong người cố gắng giữ gìn Long thể." Rồi Nguyễn Thiếp trầm ngâm lúc rồi bảo:
" Thần quan sát thấy bệ hạ hình như sắc mặt không được tốt lắm. Người có vấn đề khó ạ."
" Ừm." Hắn thở dài, lúc sau đắn đo kể những lo ngại về Nguyễn Toản.
Nghe xong, Nguyễn Thiếp vội vã quỳ xuống:
" Dù bệ hạ có trừng phạt, thần cũng xin phép được nói thẳng. Mong bệ hạ thông cảm."
" Ừm. Nói đi. Trẫm hứa với Phu tử sẽ không tránh tội. Con người không phải ai hoàn hảo, trẫm biết."
" Vâng. Bệ hạ quả là bao dung, tài năng cùng khiên tốn."
" Haha. Vậy Phu tử nói nghe xem."
" Vâng. Thần biết bệ hạ có cái lo nghĩ của mình,
Bệ hạ bây giờ công tích vô số, có thể nhiều hơn nhưng cũng chỉ sánh ngang với các bậc hiền nhân năm xưa. Nhưng không thể vượt qua do người cũng mắc một sai lầm giống họ.
Đó là khi ở vị trí cao nhất, lo nghĩ nhiều hơn, xa hơn, tầm mắt dài hơn nhưng quên đi những vấn đề hiện hữu ngay bên cạnh. Có thể khi xưa bệ hạ đã từng nghĩ qua."
" Ừm. Mong Phu tử chỉ giáo."
Nguyễn Thiếp không đáp mà cười, hỏi lại:
" Lúc ban đầu, bệ hạ khởi nghĩa vì lí do do gì?"
Suy ngẫm lúc, hắn đáp:
" Do Trẫm cùng anh trai nghe được tiếng lòng của người dân là khát khao thoát ly phạm vi quý tộc (Nguyễn và Trịnh).
Nông dân muốn tranh đấu để mong thỏa mãn yêu sách cấp bách của mình: muốn hòa bình để làm ăn, muốn giảm thuế khóa và hình dịch, muốn cấp tốc được quân phân điền địa tập trung trong tay quý tộc, đại địa chủ và quan liêu.
Nhưng không ai lãnh đạo, hiểu được và đồng cảm, lên Trẫm quyết tâm tập hợp mọi người nổi dậy. Và giờ đây Trẫm đã gần hoàn thành, chỉ còn giặc Nguyễn ở bên trong."
" Vâng. Bệ hạ nói đúng. Mục đích ban đầu là vậy nhưng giờ đây người nhìn xem, bệ hạ đã làm được gì. Bệ hạ tuy đã khiến nhân dân nhiều nơi không đói khổ, đất nước sắp thống nhất....nhưng cũng bị một nỗi lo bao phủ, là nỗi lo vương quyền, sự thống trị."
" Phu tử nói tiếp." Hắn gật đầu.
" Thần muốn khuyên bệ hạ. Muốn dân tin tưởng, thì phải thực hiện lời hứa, nhất ngôn cửu định; muốn triều đình vững chắc phải lo kinh tế, phục vụ nhân dân, không ai đói khổ."
" Ừm. Trẫm suy xét và tự kiểm điểm lại mình. Phu tử nói tiếp về vấn đề kia tiếp đi."
" Vâng. Bệ hạ thử nghĩ xem, từ lúc Vương gia( Nguyễn Toản) xuất hiện. Đã giúp đỡ bệ hạ như thế nào."
Suy ngẫm lúc, hắn đáp:
" Thật nhiều. Cung cấp tình báo của tàn quân nhà Lê, giúp Trẫm nhanh chóng thống nhất miền Bắc. Xây dựng bản đồ quy hoạch, phát triển Thăng Long thành tường đồng vách sắt( không còn bọn mật thám Thanh, Lê, Nguyễn; tội phạm; quản nghiêm tôn giáo.......), trung tâm kinh tế( diệt thương nhân Hoa để cho lợi ích thuộc về nhân dân ta; kích thích giao thương với nước ngoài.......);
Đặc biệt hơn là phổ biến chữ quốc ngữ( chữ của dân tộc ta), ứng dụng khoa học vào cuộc sống.......cách mạng diện rộng... "
" Vâng. Thần biết, nếu không có Vương gia bệ hạ cũng sẽ làm được. Nhưng sẽ lâu hơn. Thần không phải bảo người kém hơn mà do Vương gia có những ý nghĩ thật kì quá, khác người."
"Ừm. Trẫm không biết đệ ấy nghĩ đâu ra được. Một con người cổ quái mà thiên tài."
" Vâng. Vậy Vương gia đã làm gì chống đối lại Vương quyền của bệ hạ chưa. "
Suy nghĩ một lúc, hắn gật đầu:
" Chưa."
Thấy vậy, Nguyễn Thiếp tiếp:
" Có thể bệ hạ thấy, Vương gia đã nhúng tay quá nhiều vào Thăng Long, nhưng người xem không phải giờ Thăng Long vẫn nằm trong tay người, được bệ hạ giao cho Ngô Thì Nhậm trấn giữ;
Làng Đại, cái nôi của sản xuất, nghiên cứu, nghe bệ hạ nói thì quân đội vẫn thuộc về Hắc vệ quân của Vương gia nhưng trông coi quản lí vẫn do trạng Quỳnh; Quỳnh với bệ hạ giao tình sâu hay với Vương gia sâu. Giữa vương gia và bệ hạ, Quỳnh chọn ai thì bệ hạ tự hiểu. "
" Ừm."
" Cho dù Vương gia có đào tạo quân đội nhưng nó có bằng nổi 1/50 quân đội bệ hạ? Vương gia nắm giữ lợi ích liệu có bằng 1/4 của bệ hạ......Bệ hạ có thể nhìn hướng khách quan trên. Ngoài ra, việc Vương gia làm vậy lại là tín hiệu tốt.
Bệ hạ thấy, có ai làm không công, tuy lo cho nhân dân nhưng giống bệ hạ, ai chả nhẽ không chút tư tâm, của cái...... Có thực mới vực được đạo."
Nghe xong lời phu tử nói, hắn ngồi thật tâm suy xét, quả vậy, lòng cũng nguôi ngao, quay ra nhìn Nguyễn Thiếp cúi thật sâu:
" Cảm tạ Phu tử đã chỉ ra sai lầm của Trẫm."
Thấy vậy, Nguyễn Thiếp hốt hoảng luống cuống:
" Việc giúp đỡ bệ hạ đi theo con đường đúng đắn là trách nhiệm của thẫn. Bệ hạ người không cần như vậy."
" Haha." Sau đó hai người ôm nhau cười lớn.
Mấy hôm sau hắn cũng hỏi thầy mình( Trương Văn Hiến), muội muội( Ngô Thị Vinh Hoa), vợ( Lê Ngonc Hân)..... tuy khuyên giải khác nhau, nhưng ai ai cũng chung mục đích: với Vương gia là bạn không thù.
Sau đó, hắn cho cho Mật vệ rút hết, không dám sát làng Đại. Sau đó chỉ viết thư từ gửi qua Nguyễn Long nhờ thông báo cho Nguyễn Toản.....
..........
Đang trầm tư, một thân hình uyển chuyển bước đến. Hắn ngẩng đầu thấy Vinh Hoa, cười:
" Muội đã đến. Không đi cùng kẻ đó ra Thăng Long ư?"
" Hừ. Huynh phá hư kế hoạch của muội. Không tính sổ với huynh là may, ở đó mà cười."
" Haha."
Không tiếp tục vấn đề này nữa, nàng chầm chậm lấy ra lá thư trong tay, nói:
" Có tin mới của bọn chúng."
" Ừm. Nguyễn Toản cũng gửi cho ta mấy ý kiến. Muội vào thư phòng cùng huynh. Chúng ta bàn bạc qua. Kế hoạch còn nhiều chỗ còn nhiều chỗ cần bổ sung."
" Vâng."
...........
Trong mật thất dưới ngầm thư phòng, một bản đồ Lưỡng Quảng thật lớn được trưng bầy, bên trên lí nha lít nha, lít nhít đánh dấu. Bên cạnh là một phụ giải lịch sử lí giải tại sao thực hiện kế hoạch đòi Lưỡng Quảng.
..........
Lưỡng Quảng vốn là đất Bách Việt, một phần lãnh thổ thuộc nước Nam Cương (Nước của Thục Phán)
Sau khi đánh bại quân Tần, thành lập nước Âu Lạc, ngoài vùng lãnh thổ của Văn Lang cũ, đất Âu Lạc còn có phần lãnh thổ 9 xứ của nước Nam Cương.
Năm 207 trước CN, sau khi tiêu diệt An Dương Vương, Triệu Vũ Đế đã sát nhập đất Âu Lạc vào Quận Nam Hải thành lập Nước Nam Việt.
Tiếp tục, năm 111, Nhà Triệu diệt vong, toàn bộ lãnh thổ Nam Việt thuộc về Nhà Hán. Đất Lưỡng Quảng lúc này nằm trong quận Giao Chỉ.
Sau này, vùng Giao Chỉ của các đời Đường, Tùy...vẫn bao gồm cả Quảng Đông lẫn Quảng Tây. Những anh dùng dân tộc Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục ... dựng cờ khởi nghĩa chống lại 1000 năm Bắc thuộc trong quân đội có một lực lượng đi theo là cư dân vùng Hợp Phố - Trung Quốc.
Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán và chấm dứt 1000 năm Bắc Thuộc. Nhưng Ngô Quyền vì lực mỏng chỉ dừng ở Đại La. không tiến ra Quảng Đông - Quảng Tây để lấy lại phần đất đó nữa.
Từ đó trở đi, Lưỡng Quảng chỉ nằm trong tiềm thức của người Việt về một vùng đất Việt cổ.
..........
Trang trọng bên trên là một chữ đỏ tươi, được Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Toản viết bằng máu còn in hằn
"Ðất nước Đại Việt có khi thịnh khi suy, lịch sử Đại Việt có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Lưỡng Quảng nhưng không phải vì thế mà Lưỡng Quảng trở thành đất của Trung Quốc hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Đại Việt, các thế hệ Đại Việt hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Lưỡng Quảng."
Tuy đã đọc nhiều lần, nhưng mỗi khi nhìn lại, nàng không khỏi xúc động, nhìn sang con người bên cạnh. Ánh mắt đầy ngưỡng mộ.
Có nhiều người đời nhìn hành động của họ Trịnh năm xưa(1781) là ' ngớ ngở', châu chấu đá xe, “Dạ Lang tự đại ” ( ý khinh bỉ một nước nhỏ bé dám ôm mộng xâm lăng Thiên triều! )
Nhưng khi đọc được, thông tin này, chỉ có con người này cùng vị Vương gia ' thần bí ' kia không cho là phải. Đến giờ kế hoạch chỉ có 3 người biết.
...........
Thấy nàng ngẩn người, Nguyễn Huệ cười:
" Ngồi xuống đi muội. Chúng ta bàn bạc thêm."
" Vâng."
" Lúc đầu huynh nghĩ kế hoạch này có thể phải đợi thật lâu nữa cho đến khi thống nhất đất nước, có cở sở kinh tế vững vàng, binh lính cường mới có thể.
Lần này chỉ muốn làm việc này trước hết là để binh sĩ có động lực, có niềm tin để chiến đấu; cho quân lính thấy chí lớn mà hết lòng, nhân dân thấy sẽ ủng hộ, bởi ' hào kiệt đời nào cũng có', dân gian còn nhiều người ẩn cử. Thứ hai là thăm dò, chọc điên, thử độ nhẫn lại của nhà Thanh.
Nếu chúng ' nổi điên ' thì ném ' một chút' cho bọn Hoà Thân, Phúc Khang An, ' dâng biểu tạ tội' coi như xong, qua đó không thể toàn lực dồn đánh Nguyễn Ánh, vẫn phải điều một lượng binh lính ở Bắc Hà đề phòng
Nếu chúng chấp nhận thì ta sẽ đánh nghi binh, cho một nửa giả vờ sang, sau đó vòng lại đi đường biển( bộ) qua Ai Lao, Chân Lạp vòng xuống phía dưới, kết hợp với lực lượng phía ngoài, hình thành thế kẹp, nghiền tan Nguyễn Ánh, lấy cớ ' mượn đường' dẹp luôn Ai Lao, Chân Lạp.
Nhưng nghe Nguyễn Toản nói, ta thấy không lâu nữa."
" Ồ. Là sao huynh."
" Đây, muội đọc đi."
Hắn đưa lá thư cho Vinh Hoa đọc.
........
Cầm trên tay nàng sững sờ. Bởi lập lập rata chắc chắn.
........
" A. Thời:
Nếu bảo lòng dân là ý trời, thì người dân Hoa đều mang nặng lòng căm ghét suốt cả 5 triều đại nhà Thanh. Phía Nam Bạch Liên Giáo khởi nghĩa rúng động cả triều đình( mấy đời không dẹp được), chỉ cần lợi dụng một tên ' Hán gian' làm bình phong, nêu cao khẩu hiệu ' Thiên yếm Mãn Thanh.'
Sự áp bức bóc lột của quan lại nhà Thanh đã xẩy ra khắp nơi(*), nếu cao khẩu hiệu: " Quan bức dân biến [quan lại áp bức, dân nổi dậy]"
=> Tạo một lực lượng lấy tên Thái Bình Thiên Quốc.
B: Thế:
Hiểu đơn giản thế tức thế lực, sức mạnh. Thế có thể có sẵn; hoặc tự tạo lấy, tạm gọi là tạo thế.
Đầu tiên, cho bọn Tàu Ô dưới quyền 12 Tổng binh, cùng 100 hiệu thuyền quấy nhiếu vùng biển. Sau đó lấy cớ ' giúp đỡ' diệt trừ, kéo quân ra ' diệt', nhanh chóng chiếm đảo Hải Nam(**). Đồng thời cũng nhân vậy xin ' vật tư' phục vụ đánh giặc. Vừa tạo được nơi trú chân gần sát mà lại không tốn chi phí.
Ngoài ra cử một đạo binh bách chiến bách thắng( chính quân Thanh đã từng nếm mùi thất trận bởi đạo binh này.) sang huấn luyện cho bọn Thái Bình Thiên Quốc.
Ngoài ra lợi dụng thêm vấn đề:
Tôn giáo: Chiêu bài tôn giáo được sử dụng trong các cuộc nổi dậy không mới mẽ gì trong lịch sử Trung Quốc; thời Hán mạt có Hoàng Cân; thời Nguyên mạt có Minh giáo, Bạch Liên giáo; đời Thanh đã có Bát Quái giáo nổi dậy. Nêu cao khẩu hiệu: “Thị thiên hạ như nhất gia, tứ hải như nhất nhân 視 天 下 如 一 家, 四 海 如 一 人.” [Coi thiên hạ như một nhà, bốn biển như một người]
Lấy của nhà giàu cho nhà nghèo, cùng tập trung tư liệu sản xuất
Có ruộng cùng cày, có cơm cùng ăn, có áo cùng mặc, có tiền cùng tiêu, không có điều gì là không công bằng
C. Cơ:
Nhà Thanh quân Bát Kì yếu kém(*), chiến tranh chủ yếu là hư trương thanh thế ( Chiến dịch " Thập toàn võ công")
Kết: Lần này đi sứ: Đệ sẽ đào tạo nội gián.
Huynh chủ cần: Thống nhất đất nước. Ổn định kinh tế 5 năm. Đánh tổng lực.
KQ: Thắng 100%."
............
Đọc xong, nàng ngây dại, liên tục khen hay:
" cái này chính là bảo chúng ta, ngoài mặt ngoại giao mềm mỏng với nhà Thanh nhưng phía sau lén lút tài trợ cho những lực lượng Thanh tân chống phá nhà Thanh, tài trợ súng ống cho cướp biển quấy nhiễu ven biển thành trì nhà Thanh đồng thời kết hợp với lực lượng Thanh Tân như Thiên Địa Hội và các giao phái khác quấy phá bên trong."(**)
" Đúng rồi muội. Thật không ngờ, đệ ấy suy nghi phân tích được như vậy. Haha."
Nàng ngật đầu, rồi nhìn Nguyễn Huệ chăm chú:
" Lần này huynh để muội giả nam trang đi sứ. Muội muốn xem người này hình dạng ra sao mà nghĩ ra được."
" Tốt. Haha." Hắn thấy vậy cười lớn, bởi trong thâm tâm, hắn muốn kết đôi hai người.
Sau đó hai người bàn luận thêm.
Tối mịt nàng mới rời đi.
............
P/s: Chắc hẳn các bạn đọc ở đây đều biết về kế hoạch thôn tính Lưỡng Quảng của Quang Trung. Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh. Chương này mình sẽ cố lí giải, dựa trên tài liệu lịch sử, dã sử.......một cách khác quan nhất, qua đó dùng để phục vụ cho câu truyện đang viết.
Mình biết khi đăng lên sẽ có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng mong mọi người hiểu rằng:
Thứ nhất: Mỗi người có cái nhìn khác nhau. Và những lập luận đưa ra có thể có sai xót không chắc chắn là ý nhà vua là như vậy. Do không ở trong hoàn cảnh lịch sử đó, cũng không thể tài năng được như vua Quang Trung.
Thứ hai: Toan tính là một chuyện, bắt tay vào thực hiện thì khó muôn phần. Phải thực sự cầm binh mới lí giải được.
Thứ ba: Mình viết DÃ SỬ
Cảm ơn!
..................
P/s: (*) Ví dụ đơn giản là ngay trước mắt phái đoàn Quang Trung giả, nhân dịp phái đoàn này sang dự lễ mừng thọ vua Thanh. Lợi dụng việc vua Càn Long vui mừng được phái đoàn nước ta sang chúc thọ để rửa mối nhục thua trận, tập đoàn tham nhũng tại nước này thừa dịp bốc hốt, bằng cách đưa ra số tiền dự chi để tiếp đón phái đoàn ta một ngày lên đến 4.000 lạng bạc! Chính vua Càn Long, qua văn bản dưới đây đã nêu lên những chi tiết sau đây:
Tiền phí tổn đón tiếp phái đoàn, đủ dùng để tiêu phí cho cuộc hành quân sang đánh An Nam!
Số tiền này không nằm trong quỹ nhà nước, mà do quỹ địa phương, thiếu thì bắt dân đóng.
Báo động việc bóc lột này khiến lòng dân căm giận!
(**) Tiêu biểu khí này là Nữ cướp biển Ching Shih( Trịnh Nhất Tẩu) vốn là vợ của đô đốc hạm đội Vĩnh Bắc Bộ của Quang Trung và ông ta đã từng thành công nhiều hơn vợ ông trong việc thao túng cả Đông Nam Á dưới chướng của đại ca Nguyễn Huệ.
Mà Ching Shih sau này( Khi Nguyễn Huệ mất) khiến cho toàn bộ hải quân nhà Thanh điếu đứng khi bà cướp bóc khắp duyên hải Nam-Bắc của Trung Hoa đến khi nhà Thanh thuê bọn Bồ Đào Nha và TBN thì mọi chuyện mới chấm dứt. Còn dưới thời Tây Sơn, thằng Pháp và Châu Âu còn không làm gì được thì có thể nghĩ rằng là Quang Trung với hàng chục hạm đội lớn sau khi thống nhất thì có thể huy diệt toàn bộ hải quân nhà Thanh. Khi tiêu diệt được hải quân, thì chuyện chinh phục Lưỡng Quảng thì quá dễ dàng còn chinh phục Trung Hoa thì cũng sẽ dễ chả kém.
( https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Trịnh_Nhất_Tẩu)
(*). Ví dụ là vụ ám sát Gia Khánh 2 lần(nối ngôi ngay sau Càn Long) ngay khi Gia Khánh đang đổi kiệu để tiến đến cổng Thuận Chinh Môn, đi vào Tử Cấm Thành, thì trong gian phòng phía Tây sau cổng Thần Võ Môn có một thích khách với thân hình vạm vỡ vụt chạy ra.
(**) Hồng Hoa Hội( Thiên Địa Hội) là một hội kín bắt nguồn từ Trung Hoa vào thời Khang Hi với mục đích phản Thanh phục Minh, khôi phục lại giang sơn của nhà Đại Minh, đánh đuổi quân ngoại tộc Mãn Thanh.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.