Đế Chế Đông Lào

Chương 244: Nam tiến(2)

Thành Nôbi

24/12/2020

Trên dòng sông Hương, một chiếc thuyền nang nhẹ trôi, phía trên hai bóng hình thẫn thờ thả câu:

“ uỳnh.”

Bỗng màn nước xao động, Nguyễn Nhạc nhanh chóng kéo cần, một con cá lớn chừng bàn tay nhanh chóng vào giỏ. Ngồi bên, chứng kiến vậy, Nguyễn Toản cười khổ:

“ Anh có bí quyết gì mà khiến cá nhao nhao cắn câu vậy? chỉ em với.”

Nguyễn Nhạc tung lưỡi ra xa, lắc đầu:

“ Ta cũng không biết. Lòng an nhiên là được.”

Nguyễn Toản cười, nói:

“ Mà chuyện hôm qua Huệ nói, anh nghĩ sao. Em biết anh có nỗi khổ tâm. Nhưng bách tính còn lầm than. Anh thật tâm nhẹ nhõm, buông được ư.”

Nghe Nguyễn Toản hỏi, Nguyễn Nhạc trầm mặc.

.........

Khi xưa kéo cờ khởi nghĩa. Bao đắng cay, hắn từng trải. Bên người những kẻ thân tín dần dần ngã xuống... Vậy lên khi chiếm được Thuận Hóa, làm chủ vùng đất Nam Hà. Hắn có thay đổi lớn trong suy nghĩ. Chính vì vậy, hắn cho người đắp lại lũy thầy, tiếp tục chia đôi đất nước. Rất nhiều kẻ chê cười, đến cả Nguyễn Huệ đều cho rằng hắn ‘ chí đã mỏi’.

Nhưng ai biết, hắn muốn dùng cách ‘ôn hòa’ để thống nhất, chia để trị. Nắm chắc miền Nam làm bàn đạp bao trùm mặt Bắc. Nguyễn Huệ khác hơn, quả quyết hơn. Tiếp tục mở rộng, diệt Lê, diệt Trịnh... Cùng với tài năng và chút may mắn, nhà Tây Sơn thành lập. Người ngoài cuộc, hắn có thể thấy, nếu không có Nguyễn Toản, có lẽ giờ đất nước vẫn là mớ bòng bong, phù Lê, phù Nguyệt mọc lên như cỏ sau mưa. Phải mất hàng chục năm đê mài hết.

Không chỉ vậy, mà với quyết sách của hắn, nhiều người dần nghiêng về Nguyễn Huệ, chứng kiến toàn bộ. Không muốn anh em bất hòa. Cùng với việc nàng mất đột ngột. Trong tâm trạng chán chường, hắn chấp nhận nhàn hạ, thoải mái tiêu dao.

Lần này, nếu không nghe tin Nguyễn Huệ ốm nặng, có lẽ hắn chả muốn rời Quy Nhơn. Nhưng vừa ra, Nguyễn Huệ lại muốn hắn cùng cầm quân xuôi Nam, thống nhất giang sơn......

......

Thật lâu, Nguyễn Nhạc gật đầu:

“ Có lẽ ta sẽ đi. Coi như chuyến du lịch về phương Nam.” Rồi quay sang Nguyễn Toản:

“ Mà em cũng tham gia chứ.”

Nguyễn Toản cười:

“ Chiến dịch vĩ đại lưu danh sử sách, em phải tham gia chứ.”

Đúng lúc này, bên ngoài, vang lên tiếng ồn ào. Mấy người bước vào, Nguyễn Lữ nhìn hai người, cười:

“ Anh cả, anh Toản....”

Nguyễn Nhạc thả cần, nhẹ vẫy đưa thuyền vài bờ, bước lên, nhìn chăm chú Nguyễn Lữ, gật đầu:

“ Em còn sống. Vậy mà khiến mấy năm nay ta buồn tự trách không thôi.”

Nguyễn Lữ cười trừ:

“ Mong anh thông cảm. Khi đó muốn lừa lũ Nguyễn Ánh nên em tự chủ trương. Mong anh tha tội.”

Nguyễn Nhạc tiến lại vỗ vỗ vai:

“ không sao, không sao...” rồi quay sang Nguyễn Huệ:

“ Em còn chuyện gì giấu giếm ta nữa. Không chưa đánh trận, đã đau tim mà chết mất.”

Nguyễn Huệ nhìn xung quanh, lắc đầu:

“ Dạ không. Mọi người ở đây đều là những người chủ chốt chỉ huy kế hoạch lần này....”

Nhưng lời vừa dứt, Trần Công Xán từ ngoài vội vã bước vào, khom người:

“ Lão đến muộn. Mong mọi người không trách.”

Nói xong, nhận ra bầu không khí lúng túng, cúi đầu, Nguyễn Toản đứng bên mở miệng:



“ Ồ Trần tiên sinh, nghe mọi người kể nhiều giờ mới gặp, thật hân hạnh.”

Trần Công Xán cười:

“ Lão mới lên cảm thấy vinh hạnh. Dù ẩn cư nhưng tiếng tăm vương gia cũng như sấm bên tai.”

“ Haha.” Nguyễn Toản cười lớn, bầu không khí dần thoải mái.

........

Nguyễn Nhạc giờ cũng biết ai, quay sang bên. Nguyễn Huệ cũng xấu hổ, cười trừ:

“ Chắc chắn là không còn.”

Nguyễn Nhạc gật đầu:

“ Vậy mọi người cùng vào trong. Chúng ta bàn bạc.”

........

Trong căn phòng, toàn bộ chiến lược Nam tiến đã được sơ họa theo ba hướng. Đưa từng người quan sát 1 lượt, Nguyễn Huệ nói:

“ Kế hoạch mọi người đã nắm. Lần này chúng ta sẽ đi chi tiết. Bắt đầu từ nhánh đầu tiên. Nhánh thủy bộ kết hợp. Mục đích kéo dẫn hệ thống tử thủ Gia Định theo hướng Bắc. Ta dự định khoảng 1 doanh (1,5 vạn quân). Bộ binh: cầm đầu là Lý Văn Bưu, phó là Lê Văn Hưng, Cao Tắc Tựu. Thủy binh cầm đầu: Đặng Tiến Đông, phó là Đống Công Trường, Hồ Công Thuyên.”

Phía dưới nghe điểm tên, Đặng Tiến Đông, Lý Văn Bưu.... nhanh chóng đứng dậy. Nguyễn Huệ đưa qua toàn bộ tình báo vùng Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên...... chỉ Lý Văn Bưu:

“ Với mục đích và số quân như trên, ngươi định đánh như thế nào.”

Lý Văn Bưu xem xét một lượt, đáp

“ Thưa bệ hạ cũng như mọi người. Thần sẽ cho bộ binh kéo xuống Quy Nhơn, sau đó xuất phát đồng thời. Thủy binh theo Thị Nại đánh ra Vịnh Vân Phong, xong kéo nhanh chiếm Vịnh Cam Ranh. Nơi đây quân Nguyễn cho đặt Pháo cùng xây căn cứ. Chúng ta mang theo Định Quốc 1, bắn rát, lợi dụng hướng gió, ép chúng lui. Lấy đây làm bàn đạp.

Bộ binh theo Quy Nhơn đánh xuống Phú Yên, rồi Ninh Hòa, sau đó hai mặt giáp công chiếm Diên Khánh, làm bàn đạp chiếm Bình Thuận, uy hiếp Biên Hòa. Quân Nguyễn sẽ kéo ra, là cơ hội cho thủy quân đi qua sông Cần Giờ vào chiếm lĩnh hai cửa sông Thị Nghè và Gia Định.”

Nghe trình bày xong, Nguyễn Huệ nhìn xung quanh:

“ Mọi người có ý kiến gì không?”

Cao Tắc Tựu vội thưa:

“ Đó là tình huống tối ưu nhất. Nhưng thần theo tin báo, chặn ở Vịnh Cam Ranh là hai người Pháp là Nguyễn Văn Phấn (Dayot), Nguyễn Văn Chấn (Vannier) cùng ba thuyền chiến phương Tây. Định quốc 1 tuy uy lực, nhưng kiến nhỏ cũng có thể cắn chết voi. Thần thấy việc xông từ Vịnh Vân Phong thẳng lên là không ổn. Mặt khác ở Bình Thuận, tướng Nguyễn Quang Huy cũng vừa báo, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành bất ngờ kéo 1 vạn quân ra. Đang giao tranh ác liệt với quân ta. Lo rằng chúng cũng đã biết chỗ hở, nên muốn bù đắp.”

Nguyễn Huệ cau mày:

“ Vậy khanh có cách.”

Cao Tắc Tựu nói:

“ Thần nghĩ lúc đầu chúng ta giả thua. Xong kéo quân chúng ra vùng Ninh Hoà. Quân ta sẽ đi sát qua vùng Nam Bàn. Dưới đánh lên, trên đánh xuống. Bắt lấy Cam Ranh.”

Liên tục những góp ý. Cuối cùng, Nguyễn Toản nói:

“ Không bằng cứ bắt Cam ranh. Quân bộ do lý văn bưu kéo bọn Lê Văn Duyệt ra, Đặng Tiến động kéo từ vịnh văn phong xuống, ta sẽ kéo từ hướng dưới đánh lên. Một đánh nháp vào vùng biển cần giờ, một nhánh sẽ phối hộ chiếm cam ranh. Làm chủ được cam ranh thì mặt thủy tiến ra của chúng có nhiều coi như cũng phế.”

Có lời Nguyễn Toản, mọi khúc mắc nhanh chóng dập tan. Nhánh 1 tương đối thành hình.

........

Đến nhánh thứ hai, Nguyễn Huệ nói:

“ Nhánh này sẽ mang 3 vạn quân, do ta cùng anh cả chỉ huy. Sẽ kéo qua Lào, sau đó đánh Nam Vang, từ đó đâm thẳng Tây sang Đông vào Gia định.”

Trần Công Xán lo lắng:

“ Bệ hạ có thể thêm quân. Dù sao vùng này khá phức tạp. Mặc dù chúng ta đạt được hiệp nghị với lũ Chiêu Kan, Chiêu Phong.... Taksin nhưng cũng phải ngừa 1 tay đề phòng, lợi ích càng lớn, có thể khiến càng nhiều kẻ đỏ mắt.”

Trần Văn Kỷ cũng gật đầu, nói:

“ Tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng muốn cử người đi. Phải là người am hiểu tác chiến 1 mình, không ai ngờ tới. “



Nguyễn Huệ gật đầu:

“ Vậy ngươi đề cử ai?”

Trần Văn Kỷ nhìn một lượt nói:

“ Ở đây chỉ có Nguyễn Lữ vương gia cùng Vũ Văn Nhậm.....”

Lời vừa dứt, bầu không khí bỗng trầm lặng, Nguyễn Huệ lúc sau mở miệng:

“ Nguyễn Lữ sẽ lưu quản kinh thành. Chỉ còn Vũ Văn Nhậm, ngươi có làm được không.”

Vũ Văn Nhậm gật đầu:

“ Được. Yên tâm việc này để ta lo. Dù chết cũng hoàn thành nhiệm vụ.”

Nguyễn Toản thấy không khí khác lạ, cười:

“ Nghe danh ngươi. Nếu ngươi hoàn thành lần này. Có thể đi theo cùng ta. Yên tâm sẽ tốt.”

Rồi nhìn Nguyễn Huệ:

“ Nhánh cuối sẽ do ta. Yên tâm. Dù Nguyễn ánh có cánh cũng không bay ra được.”

Sau đó, càng bàn bạc thêm. Ba ngày ba đêm, kế hoạch chi tiết xong. Mọi người nhanh chóng tản đi chuẩn bị.

...........

Mấy hôm sau, lợi dụng báo chí, Nguyễn Huệ dần lên men nỗi căm hận của dân chúng với Nguyễn Ánh thông qua những bài phỏng vấn với bị nạn; gặp trực tiếp những người phải chạy loạn ra đây do chế độ phu dịch.... Đồng thời đề cao sự yêu quý, hết lòng vì triều đình. Mỗi cuối tuần, một vị quan cấp nhị phẩm trở nên sẽ thực hành tiếp xúc dân, lắng nghe dân hỏi và trả lời.

......

Hôm nay cũng giống mọi hôm khác, Hồ Công Thuyên đang ngồi trả lời thắc mắc của nhân dân. Bỗng lúc này, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Toản xuất hiện. Nhất thời không khí vỡ òa. Nguyễn Huệ cười:

“ Hôm nay trẫm rảnh. Mọi người ai có câu hỏi, cứ việc đặt. Trẫm sẽ trả lời.”

Nghe vậy, mọi người rụt rè, nhìn nhau. Dần dần có người đánh bạo hỏi, Nguyễn Huệ hiền hòa trả lời. Càng ngày càng nhiều. Cuối cùng một cụ lão dáng người run lẩy bẩy bước lên. Nguyễn Toản vội đưa nghế lại, cười:

“ Cụ ngồi xuống. Có gì cứ việc hỏi.”

Xong quay ra phân phó tên lính đi tìm vài cái bánh bao. Cụ lão ăn xong, sắc mặt hồng thuận, cảm tạ:

“ Đây là bữa ăn ngon nhất. Cảm tạ mọi người.”

Ba người vội đứng lên, đỡ lão giả, Nguyễn Huệ nói:

“ Đây là nỗi của trẫm. Không lo cho mọi người được cuộc sống ấm êm.”

Nói xong cúi đầu xin lỗi. Dân chúng kinh sợ cúi đầu. Ông lão trong không khí này, vội quỳ hô:

“ Mong bệ hạ đem quân Nam tiến. Thống nhất giang sơn. Tránh cho bách tích đau khổ.”

Lời như tiếng sấm lan nhanh, đánh thẳng vào tâm trí. Lúc sau khắp kinh, dân chúng quỳ gối hướng hoàng cung, hô to:

“ Mong bệ hạ xuất binh Nam tiến.”

“ Mong bệ hạ xuất binh Nam tiến.”

........

.......,,,

Trước sức ép, Nguyễn Huệ nghẹn ngào:

“ Được.”

Nhanh chóng, chiếu thư ban, tổng động viên toàn quốc, chuẩn bị kháng chiến. Khắp nơi dân chúng nô nức báo tên. Nhiều người còn phẫn nộ vì không được tham gia.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Đế Chế Đông Lào

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook