Chương 26: Tôn Tẫn - Bàng Quyên ư
Thành Nôbi
09/12/2019
Sáng sớm hôm sau, Nguyễn Toản đang chậm rãi múa lại đường quyền Ngọc
trản ngân đài, sau việc lần rồi, Nguyễn Toản cũng biết mình không thể
chủ quan được. Đường quyền xong, người lấm tấm mồ hôi, nhưng thấy đứng
bên Ngọc Như cùng Nguyễn Long đứng đợi từ lâu, Nguyễn Toản ngồi xuống
nói:
" Có chuyện gì sao?"
Ngọc Như gật đầu đáp, rụt rè đưa một trang giấy lít nha lít nhít chữ, thưa:
" Bẩm công tử, bên trong là danh sách mật thám của Nguyễn Ánh sắp xếp trong triều Tây Sơn. Trong đó dị loại và phức tạp nhất là Tả tướng Vũ Văn Nhậm.
Nô tì cũng không dám chắc hắn phục vụ cho ai."
Nguyễn Toản gật đầu:
" Được. Mà ta nghe nói anh trai ngươi cùng Vũ Văn Nhậm là cùng sư thưa đúng không?" Nguyễn Toản nghe vậy bâng quơ hỏi, điều này hắn cũng chỉ trong một lần đọc qua ở đâu đó.
Ngọc Như nghe vậy, giật mình, chuyện anh trai mình cùng Vũ Văn Nhậm cùng sư đồ là bí mật và không ai nghĩ đến. Bởi hai người một Long An, một Quảng Nam, cách nhau gần 1000 cây số và cả hai chưa từng gặp mặt. Thấy vậy, nhìn Nguyễn Toản càng thêm sợ, đáp:
" Vâng. Hai người đều sư thừa ở núi Hồng Lĩnh."
Nghe Ngọc Như đáp, Nguyễn Toản cười lớn:
" Đúng là một cặp Tôn Tẫn - Bàng Quyên a."
Nhắc tới phải nói, điểm tương đồng kì dị giữa hai con người: Nguyễn Huỳnh Đức - anh trai Huỳnh Thị Ngọc Như tên thật là Huỳnh Tường Đức- một trong ngũ hổ Gia Định và Vũ Văn Nhậm - Tả tướng nhà Tây Sơn - con rể Nguyễn Nhạc. Cũng như tài dụng người của Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc.
Cả hai đều là tù binh nhà Tây Sơn, bị bắt trong cuộc Nam tiến đánh tan chúa Nguyễn. Vũ Văn Nhậm rơi vào tay Nguyễn Nhạc còn Nguyễn Huỳnh Đức rơi vào tay Nguyễn Huệ. Trong bối cảnh lúc đầu khởi nghĩa, thấy được tài năng của hai người, cả hai đều mến tài, thu phục.
Nguyễn Huỳnh Đức có tướng mạo khôi ngô kỳ vĩ. Bị bắt, áp giải đưa đến doanh trướng. Vừa trông thấy, Nguyễn Huệ lòng sanh ái mộ, bèn tự tay cởi trói cho Nguyễn Huỳnh Ðức và ôn tồn khuyến dụ. Nhưng Nguyễn Huỳnh Đức đứng chống nạnh, trừng mắt, mắng. Mặc tướng lĩnh kêu chém, Nguyễn Huệ vẫn cười ôn tồn, sau này nhờ đến một vị ái cơ thuyết phục, Nguyễn Huỳnh Đức chấp nhận nhưng ước pháp tam chương( 1. Không giúp đánh quân nhà Nguyễn; 2. Chỉ đánh quân Trịnh cùng nhà Lê; 3. Khi lập đủ công lao, Nguyễn Huệ phải thả.). Nguyễn Huệ cũng gật đầu đồng ý. Sau trong trận đánh Thăng Long cũng như những trận đánh Thuận Hóa, Huỳnh Ðức lập được nhiều công, dù lưu luyến cùng tiếc nuối, Nguyễn Huệ vẫn thả đi không khó dễ, dù biết Nguyễn Huỳnh Đức sẽ ở thế đối đầu mình. Có thể thấy Nguyễn Huệ biết Huỳnh Đức sau này sẽ không ở lại mà lòng càng thêm yêu mến cái chí. Nguyễn Huệ thả Huỳnh Đức đi mà không đuổi theo để tán thành cho cái nghĩa. Việc này cũng thể hiện ra sự độ lượng của bậc bá vương sao, ai có thể làm được như vậy? Điều này đã miêu tả chân thực cái đạo đức lương thiện của Nguyễn Huệ. Dù vậy, theo Nguyễn Toản đây là bước đi sai của Nguyễn Huệ, bởi chính Huỳnh Đức trở thành nắm đấm thép của Nguyễn Ánh đối đầu Tây Sơn.
Vũ Văn Nhậm dáng người khôi ngô, từ nhỏ đã luyện võ, sau lần thua dưới tay Trần Quang Diệu thì nghe khuyên nhủ về dưới trướng Nguyễn Nhạc. Nhiều lần lập đại công cùng một lần liều chết bảo vệ Nguyễn Nhạc khi bị phục kích, được Nguyễn Nhạc gả cho con gái, sau này lại theo Bắc tiến cùng Nguyễn Huệ, được phonh Tả tướng; sau Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc mâu thuẫn, bị Ngô Văn Sở và Phạm Văn Lân nghị kị thì từng xin từ bỏ binh quyền về cúc tung tận tuỵ ở Quy Nhơn cùng Nguyễn Nhạc. Nguyễn Huệ thấy vậy cũng cảm nghĩa khí, nhân lúc tướng tài thiếu, xin Nguyễn Nhạc để ông ra giúp nước. Nguyễn Nhạc đồng ý. Vũ Văn Nhậm lại được khôi phục chức cũ nhưng luôn bên cạnh Nguyễn Huệ. Có thể thấy, Nguyễn Nhạc là người đức độ, tựa như Lưu Bị nhưng không có tài trị nước yên dân, tuổi trẻ chí khí, về già thì nghĩ an nhàn, không tranh đấu. Tướng lĩnh theo về thì một bỏ theo Nguyễn Huệ hai là từ quan, người thì già dần.
Ngẫm nghĩ, Nguyễn Toản quay sang nhìn Ngọc Như nói:
" Vậy anh ngươi đánh giá Vũ Văn Nhậm ra sao?"
Ngọc Như suỹ nghĩ đáp:
" Vũ Văn Nhậm là kẻ có tài nhưng dã tâm quá lớn, sẽ huỷ hoại cuộc đời. Trước khi xuống núi. Sư phụ nói, nếu Nhậm tự biết lượng sức mà điều chỉnh thì có thể dưới 1 người trên vạn người, danh lưu thiên cổ; nếu không thì chỉ là vết bụi mờ bị lãng quên. Anh nok tì nói, kẻ này có chí như Lã Bất Vi, nến rất đâng sợ, đó là lí do anh nô tì hạn chế tiếp xúc."
" La Bất Vi ư?? Haha." Nguyễn Toản cười lớn. Nếu không có hiệu ứng cánh bướm thì.... có lẽ Nguyễn Toản lên tiếp xúc với Vũ Văn Nhậm xem.
Thu tờ giấy trong tay, Nguyễn Toản dặn dò Ngọc Như một chút, rồi đưa lệnh bàikefm một lá thư cho Nguyễn Long, nói:
" Ngươi cầm lá thư mày, đưa tận tay cho Nguyễn Huệ cho ta."
" Vâng. Hạ thần biết." Nguyễn Long đáp ứng rồi nhanh chóng đi.
Nguyễn Toản cũng mỉm cười, nhìn xa xăm.
" Có chuyện gì sao?"
Ngọc Như gật đầu đáp, rụt rè đưa một trang giấy lít nha lít nhít chữ, thưa:
" Bẩm công tử, bên trong là danh sách mật thám của Nguyễn Ánh sắp xếp trong triều Tây Sơn. Trong đó dị loại và phức tạp nhất là Tả tướng Vũ Văn Nhậm.
Nô tì cũng không dám chắc hắn phục vụ cho ai."
Nguyễn Toản gật đầu:
" Được. Mà ta nghe nói anh trai ngươi cùng Vũ Văn Nhậm là cùng sư thưa đúng không?" Nguyễn Toản nghe vậy bâng quơ hỏi, điều này hắn cũng chỉ trong một lần đọc qua ở đâu đó.
Ngọc Như nghe vậy, giật mình, chuyện anh trai mình cùng Vũ Văn Nhậm cùng sư đồ là bí mật và không ai nghĩ đến. Bởi hai người một Long An, một Quảng Nam, cách nhau gần 1000 cây số và cả hai chưa từng gặp mặt. Thấy vậy, nhìn Nguyễn Toản càng thêm sợ, đáp:
" Vâng. Hai người đều sư thừa ở núi Hồng Lĩnh."
Nghe Ngọc Như đáp, Nguyễn Toản cười lớn:
" Đúng là một cặp Tôn Tẫn - Bàng Quyên a."
Nhắc tới phải nói, điểm tương đồng kì dị giữa hai con người: Nguyễn Huỳnh Đức - anh trai Huỳnh Thị Ngọc Như tên thật là Huỳnh Tường Đức- một trong ngũ hổ Gia Định và Vũ Văn Nhậm - Tả tướng nhà Tây Sơn - con rể Nguyễn Nhạc. Cũng như tài dụng người của Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc.
Cả hai đều là tù binh nhà Tây Sơn, bị bắt trong cuộc Nam tiến đánh tan chúa Nguyễn. Vũ Văn Nhậm rơi vào tay Nguyễn Nhạc còn Nguyễn Huỳnh Đức rơi vào tay Nguyễn Huệ. Trong bối cảnh lúc đầu khởi nghĩa, thấy được tài năng của hai người, cả hai đều mến tài, thu phục.
Nguyễn Huỳnh Đức có tướng mạo khôi ngô kỳ vĩ. Bị bắt, áp giải đưa đến doanh trướng. Vừa trông thấy, Nguyễn Huệ lòng sanh ái mộ, bèn tự tay cởi trói cho Nguyễn Huỳnh Ðức và ôn tồn khuyến dụ. Nhưng Nguyễn Huỳnh Đức đứng chống nạnh, trừng mắt, mắng. Mặc tướng lĩnh kêu chém, Nguyễn Huệ vẫn cười ôn tồn, sau này nhờ đến một vị ái cơ thuyết phục, Nguyễn Huỳnh Đức chấp nhận nhưng ước pháp tam chương( 1. Không giúp đánh quân nhà Nguyễn; 2. Chỉ đánh quân Trịnh cùng nhà Lê; 3. Khi lập đủ công lao, Nguyễn Huệ phải thả.). Nguyễn Huệ cũng gật đầu đồng ý. Sau trong trận đánh Thăng Long cũng như những trận đánh Thuận Hóa, Huỳnh Ðức lập được nhiều công, dù lưu luyến cùng tiếc nuối, Nguyễn Huệ vẫn thả đi không khó dễ, dù biết Nguyễn Huỳnh Đức sẽ ở thế đối đầu mình. Có thể thấy Nguyễn Huệ biết Huỳnh Đức sau này sẽ không ở lại mà lòng càng thêm yêu mến cái chí. Nguyễn Huệ thả Huỳnh Đức đi mà không đuổi theo để tán thành cho cái nghĩa. Việc này cũng thể hiện ra sự độ lượng của bậc bá vương sao, ai có thể làm được như vậy? Điều này đã miêu tả chân thực cái đạo đức lương thiện của Nguyễn Huệ. Dù vậy, theo Nguyễn Toản đây là bước đi sai của Nguyễn Huệ, bởi chính Huỳnh Đức trở thành nắm đấm thép của Nguyễn Ánh đối đầu Tây Sơn.
Vũ Văn Nhậm dáng người khôi ngô, từ nhỏ đã luyện võ, sau lần thua dưới tay Trần Quang Diệu thì nghe khuyên nhủ về dưới trướng Nguyễn Nhạc. Nhiều lần lập đại công cùng một lần liều chết bảo vệ Nguyễn Nhạc khi bị phục kích, được Nguyễn Nhạc gả cho con gái, sau này lại theo Bắc tiến cùng Nguyễn Huệ, được phonh Tả tướng; sau Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc mâu thuẫn, bị Ngô Văn Sở và Phạm Văn Lân nghị kị thì từng xin từ bỏ binh quyền về cúc tung tận tuỵ ở Quy Nhơn cùng Nguyễn Nhạc. Nguyễn Huệ thấy vậy cũng cảm nghĩa khí, nhân lúc tướng tài thiếu, xin Nguyễn Nhạc để ông ra giúp nước. Nguyễn Nhạc đồng ý. Vũ Văn Nhậm lại được khôi phục chức cũ nhưng luôn bên cạnh Nguyễn Huệ. Có thể thấy, Nguyễn Nhạc là người đức độ, tựa như Lưu Bị nhưng không có tài trị nước yên dân, tuổi trẻ chí khí, về già thì nghĩ an nhàn, không tranh đấu. Tướng lĩnh theo về thì một bỏ theo Nguyễn Huệ hai là từ quan, người thì già dần.
Ngẫm nghĩ, Nguyễn Toản quay sang nhìn Ngọc Như nói:
" Vậy anh ngươi đánh giá Vũ Văn Nhậm ra sao?"
Ngọc Như suỹ nghĩ đáp:
" Vũ Văn Nhậm là kẻ có tài nhưng dã tâm quá lớn, sẽ huỷ hoại cuộc đời. Trước khi xuống núi. Sư phụ nói, nếu Nhậm tự biết lượng sức mà điều chỉnh thì có thể dưới 1 người trên vạn người, danh lưu thiên cổ; nếu không thì chỉ là vết bụi mờ bị lãng quên. Anh nok tì nói, kẻ này có chí như Lã Bất Vi, nến rất đâng sợ, đó là lí do anh nô tì hạn chế tiếp xúc."
" La Bất Vi ư?? Haha." Nguyễn Toản cười lớn. Nếu không có hiệu ứng cánh bướm thì.... có lẽ Nguyễn Toản lên tiếp xúc với Vũ Văn Nhậm xem.
Thu tờ giấy trong tay, Nguyễn Toản dặn dò Ngọc Như một chút, rồi đưa lệnh bàikefm một lá thư cho Nguyễn Long, nói:
" Ngươi cầm lá thư mày, đưa tận tay cho Nguyễn Huệ cho ta."
" Vâng. Hạ thần biết." Nguyễn Long đáp ứng rồi nhanh chóng đi.
Nguyễn Toản cũng mỉm cười, nhìn xa xăm.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.