Chương 2: Hai
Đề Hồ Hầu
21/01/2021
Một câu chửi này của viên Quản lĩnh lại vô tình hóa thành cái cần câu giờ cho quân Lê trên ải.
Màn bắn hạ tay Võ úy trên thành đã khiến cho Quản lĩnh có những suy nghĩ về tính cách của vị Yên Khang hầu này. Qua kỹ năng xạ kỵ thì Yên Khang hầu rõ là một mãnh tướng trẻ tuổi, thuộc hàng kỳ tài võ học của quân Mạc.
Nhưng người trẻ tuổi lại làm tước cao thì tám phần là người trong hoàng tộc. Đơn thương độc mã áp sát tường thành bắn hạ quân địch, rõ thật dũng cảm, nhưng đó cũng là tuổi trẻ kiêu ngạo, khinh địch. Tính cách như này khiến viên Quản lĩnh nghĩ đến chiêu khích tướng.
Tuy đây chỉ là phỏng đoán nhất thời, nhưng dù chỉ có một tia hy vọng thì vị tướng trấn ải này vẫn phải nắm lấy. Để thực hiện chiêu khích tướng, người lão tướng bình thường điềm tĩnh đã nổi giận chửi tướng địch. Một câu này của ông cũng khiến các binh sĩ dưới trướng ông bất ngờ.
May cho ông là Yên Khang hầu tự cao, nóng nảy, trúng chiêu khích tướng thật. Với yêu cầu đấu tay đôi, quân Lê có thể kéo dài thời gian đợi cứu viện. Hơn nữa nếu tướng lĩnh bên quân Lê thật sự hạ được Yên Khang hầu thì trận chiếm ải này sẽ phá sản.
Quản lĩnh trên thành nói to về phía quân Mạc:
“Khỉ con đợi đấy! bọn ta ra lấy cái mạng mi ngay đây!’
Giữ ải này ngoài viên Quản lĩnh cùng hai nghìn binh sĩ thì còn có vài trăm phu dịch và hai mươi hai tướng lĩnh dưới trướng. Các tướng này gồm hai phó quản lĩnh và hai mươi võ úy, giờ thì chỉ còn mười chín.
Phó Quản lĩnh cấp bậc thấp hơn Quản lĩnh một bậc, hàm tòng ngũ phẩm, mỗi người quản một nghìn quân. Các Võ úy là quan võ lục phẩm, mỗi người chỉ huy một trăm quân. Dưới mỗi Võ úy là một phó Võ úy, hàm chánh thất phẩm, phụ giúp các võ úy như thuộc hạ thân tín.
Viên Quản lĩnh liền mở cuộc họp khẩn cấp với đám tướng trên thành. Khi hỏi ai muốn ra nghênh chiến thì hai viên phó Quản lĩnh là những người xung phong đi đầu. Nhưng trong lòng Quản lĩnh lại e ngại.
Hai người này phẩm hàm không nhỏ, nếu thắng thì không sao mà thua thì sĩ khí sẽ tổn thất rất lớn, nên không chấp thuận hai người.
Thấy thế, mười chín Võ úy còn lại liền bước ra, xin đi giết địch. Cuối cùng, viên Quản lĩnh chọn một vị Võ úy thuộc đội kỵ binh. Người này thân cao năm thước, thể hình cơ bắp rắn rỏi, tuổi vừa ba mươi, tên Châu Văn Kha.
Kha là người xứ Nghệ, vào quân kỵ đã mười năm, cưỡi ngựa rất thuần thục lại có thêm ngón phủ (1) đánh rất tài. Thanh phủ của kha nặng bốn mươi cân, dài năm thước, khi vào trận giặc thì không gì cản phá được, bao nhiêu khiên đỡ, áo giáp, da thịt điều sẽ bị phá nát.
Quản lĩnh ban cho Kha một chén rượu. Kha một hơi uống cạn, chỉnh chu lại giáp trụ, rồi cắp vũ khí leo lên ngựa. Lần ra đấu tay đôi này, ngoài thanh phủ và gươm thường dùng, Kha còn mang theo ba mũi lao.
Cổng ải mở ra, ngựa Kha chậm rãi đi đến trước cổng thì dừng lại. Một binh sĩ, bộ hạ của Kha, liền chạy đến dâng lên một cây điếu cày đã nhồi thuốc. Kha cầm lấy, châm lửa hút một hơi, phả khói nghi ngút.
Hút xong, khói chưa tan thì Kha đã quăng cái ống điếu cho bộ hạ, rồi thúc ngựa phi ra khỏi cổng thành. Vừa ra vừa hét lớn:
“Ta là Võ úy Châu Văn Kha! Thằng khỉ con mau tới nộp mạng!”
Bên phía Yên Khang hầu, trong thời gian chờ đợi đã nhàn nhã uống một chén nước chè, ăn chút bánh đậu xanh. Thấy Kha lao ra cùng làn khói thuốc lào, lại nghe tiếng hét vô cùng khí thế, khóe môi Yên Khang hầu nhếch lên, nở một nụ cười nhạo báng. Y liền lấy súng ra, châm lửa mồi thừng, rồi phi ngựa tới nghênh chiến.
Quân lính hai bên đều căng thẳng theo dõi trận đấu sắp xảy ra trước mắt. Trống trận trên thành và trong quân Mạc đã bắt đầu đánh dồn, tăng thêm mấy phần kịch tính.
Hai ngựa cách nhau chừng bốn mươi trượng thì Yên Khang hầu nổ súng. Kỹ năng cưỡi ngựa mười năm của Kha cũng không phải hạng xoàng. Vừa thấy mồi thừng đập xuống, Kha nghiêng người xuống bên hông ngựa, một tay ôm lấy cổ ngựa để không bị ngã. Viên đạn liền bắn hụt.
Ngựa kha vẫn lao về phía trước, khoảng cách cũng mỗi lúc một gần. Kha leo lại lên yên ngựa, rồi liên tiếp phóng đi ba mũi lao. Nhưng đúng là kỹ năng ném lao của Kha không tốt. Hai mũi trượt, còn một mũi thì sượt qua mã giáp trên mình con ngựa của Yên Khang hầu.
Thật ra, Kha biết mình ném lao khả năng cao là không trúng, nhưng đây là một chiêu gây rối loạn sự di chuyển của ngựa địch, hòng câu giờ để Kha rút ngắn khoảng cách, đưa địch thủ vào tầm đánh cận chiến. Kha tự tin với khả năng đánh phủ của mình. Chỉ cần vào tầm, Yên Khang hầu khó lòng chống đỡ được thanh phủ của Kha.
Yên Khang hầu trên lưng bạch mã, triển khai nạp một phát đạn mới vào nòng.
Hình ảnh kỵ sĩ bắn súng ở thời này quả là không phổ biến. Để đạt được kỹ năng như lúc này, Yên Khang hầu đã từng gây ra một sự việc huyên náo, khiến đích thân người đứng đầu nhà Mạc phải quan tâm giải quyết.
Yên Khang hầu tên thật là Mạc Hữu Anh, từ nhỏ đã học qua nhiều loại binh khí. Cách đây chừng bảy tám năm, Hữu Anh phát hiện khả năng sát thương vô địch của súng hỏa mai nên đã dày công luyện tập. Với tài năng thiên phú, vị hầu gia trẻ rèn luyện hai năm thì đã thành công, luyện được một thân bản lĩnh phi phàm. Khai hỏa trong phạm vị bốn mươi trượng liền có thể bắn xuyên đồng xu.
Khi đã thạo các món hỏa khí, Hữu Anh muốn dùng phương pháp Kỵ xạ để kết hợp súng và ngựa, nâng tầm kỹ năng tác chiến của bản thân. Nhưng súng hỏa mai nào đâu giống các món cung tiễn.
Súng thời này có trọng lượng tương đối nặng, chủ yếu dùng cho bộ binh. Khi lên ngựa, súng nặng gây mất thăng bằng, độ chính xác bị giảm sút. Vị hầu gia trẻ rất phiền lòng, ngày đêm chiếm thao trường ở Giảng Võ (2) tập luyện.
Trong thời đại chiến tranh, người người nhà nhà đều cho con em tập luyện các môn võ nghệ, đầu quân đi lính, ra quan làm tướng. Điều này khiến số lượng võ sinh, tướng sĩ trong kinh tăng vọt. Tuy các lò võ nhỏ mọc lên nhiều nhưng, không được mấy cơ sở có đủ diện tích và điều kiện cho các võ sinh tập luyện các môn xạ kỵ, trọng giáp, trận giả, đại sa bàn…, lại càng hiếm có các thứ ngựa chiến, vũ khí cao cấp. Nên số ít các xạ trường đủ điều kiện thường rất đông đúc và luôn hết chỗ.
Tránh để các quý tộc dùng quyền thế, dành chỗ tập của các tướng sĩ, võ sinh, vua Mạc đã ra luật rằng các thân công vương tử ở trong kinh chỉ được tập luyện tại Giảng Võ, không được dành sân tập của các tướng sĩ, võ sinh trong kinh.
Mạc Hữu Anh đến Giảng Võ, cho bày đủ thứ súng ống, được làm từ nhiều nhà rèn trong nước lẫn ngoài nước, lại thử đủ thứ ngựa chiến. Sau cho hộ vệ của phủ cha mình là Dương quốc công, đứng chặn ngoài cửa tránh người khác làm phiền. Hành động lần này của Yên Khang hầu chính là đã dành hết chỗ tập của các vị công tử quý tộc.
Các vị này tuy bất bình, nhưng chẳng dám vào đôi co. Hầu hết các con ông cháu cha này đều đã từng nếm qua nắm đấm của Yên Khang hầu, và biết rõ sự trâu bò của tên hầu gia trẻ trâu này.
Tức mình ,có người tự về phủ tập luyện một mình hoặc tập các món không cần thao trường. Nhưng cũng không ít người đứng đợi với suy nghĩ là sau một hai canh giờ tên này mệt rồi nó sẽ tự về.
Ai ngờ Hữu Anh tập từ sáng sớm đến tối mịt mới về, lại còn kéo dài đã bốn hôm liền. Mấy vị công tử này đã quá tức giận nhưng lại biết rõ dù có đánh hội đồng cũng không địch lại được tên hầu gia này. Cả đám bèn đem chuyện này đi mắng vốn với vua Mạc Đức Nguyên (3).
Đức Nguyên tuy thương yêu đám con cháu này, nhưng sức khỏe không tốt, lại bận bịu không thôi, chẳng có thời gian để mà xử lý chuyện ở Giảng Võ. Nhân lúc Khiêm vương Mạc Kính Điển (4) mới dẫn quân về Kinh, đang mang lễ vật vào chầu. Đức Nguyên liền thoái thác, nhờ em trai vào Giảng võ trị thằng nhóc Hữu Anh.
Khiêm vương cùng thân binh đến Giảng Võ thì thấy mười mấy công tử, thân vương nháo nhác hóng hớt ở bên ngoài. Lại có hai tên hộ vệ của phủ Dương quốc công mặc khải giáp, mang đao sắc, đứng gác bên ngoài. Bên trong thì liên tục nghe âm thanh súng nổ, kèm tiếng ngựa hí vang.
Vừa thấy Khiêm vương mọi người ở bên ngoài liền quỳ một gối kính chào. Hai tên hộ vệ canh cửa cũng vội vàng vái chào rồi mở cửa mời ngài vào.
Vừa vào sân, quan cảnh hỗn loạn liền hiện ra. Năm sáu người hầu đang bận túi bụi, chạy qua lại mang thuốc súng, đạn dược, thức ăn, nước uống…và chăm sóc cho sáu con ngựa chiến. Tiếp đến là ba tấm phản lớn, trải chiếu, bày đủ các loại súng, bốn binh sĩ đứng kế bên thì đang nạp đạn đến đỏ tay. Thấy vương vào, người hầu chạy tới chào, định loan báo thì ngài ngăn lại, rồi âm thầm vào xem.
Chú Thích:
1. Phủ - Búa Rìu. Gồm một lưỡi rìu sắc nặng tra vuông góc với cán dài.
Một cân xưa bằng 0,5 Kg.
2. Giảng Võ - Năm 1437. Vua Lê Thánh Tông đã cho đặt Trường thi võ ở phía tây Kinh thành, là Giảng Võ. Con của các công, hầu, khanh, tướng đến đấy học tập hàng ngày, vậy nên Giảng Võ cũng là Nhà Võ học.
Chỗ giảng dạy, đào tạo, thao luyện tướng sĩ còn được gọi là xạ trường. Mỗi phủ thường có một xạ trường và nhiều lò võ tư nhân, riêng Giảng Võ là xạ trường cao cấp nhất.
3. Mạc Đức Nguyên - Mạc Hiến Tông ( ? – 1546) là vị hoàng đế thứ ba của nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ năm 1540 đến 1546. Ông tên thật là Mạc Phúc Hải, tên khác là Mạc Đức Nguyên. Quê quán tại tỉnh Hải Dương.
Đức Nguyên là con trưởng của Mạc Thái Tông. Ông được ông nội là Mạc Đăng Dung lập lên ngôi vào tháng 2 năm Canh Tý (1540) sau khi vua cha mất. Ông lấy niên hiệu là Quảng Hòa.
4. Mạc Kính Điển - (? - 1580), tự Kinh Phủ, người huyện Bình Hà, Dương Kinh (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông là con thứ ba của Mạc Đăng Doanh (tức Vua Mạc Thái Tông), là đại công thần có công lớn trong việc gìn giữ cơ nghiệp nhà Mạc, được nhà Mạc phong tước Khiêm vương.
Màn bắn hạ tay Võ úy trên thành đã khiến cho Quản lĩnh có những suy nghĩ về tính cách của vị Yên Khang hầu này. Qua kỹ năng xạ kỵ thì Yên Khang hầu rõ là một mãnh tướng trẻ tuổi, thuộc hàng kỳ tài võ học của quân Mạc.
Nhưng người trẻ tuổi lại làm tước cao thì tám phần là người trong hoàng tộc. Đơn thương độc mã áp sát tường thành bắn hạ quân địch, rõ thật dũng cảm, nhưng đó cũng là tuổi trẻ kiêu ngạo, khinh địch. Tính cách như này khiến viên Quản lĩnh nghĩ đến chiêu khích tướng.
Tuy đây chỉ là phỏng đoán nhất thời, nhưng dù chỉ có một tia hy vọng thì vị tướng trấn ải này vẫn phải nắm lấy. Để thực hiện chiêu khích tướng, người lão tướng bình thường điềm tĩnh đã nổi giận chửi tướng địch. Một câu này của ông cũng khiến các binh sĩ dưới trướng ông bất ngờ.
May cho ông là Yên Khang hầu tự cao, nóng nảy, trúng chiêu khích tướng thật. Với yêu cầu đấu tay đôi, quân Lê có thể kéo dài thời gian đợi cứu viện. Hơn nữa nếu tướng lĩnh bên quân Lê thật sự hạ được Yên Khang hầu thì trận chiếm ải này sẽ phá sản.
Quản lĩnh trên thành nói to về phía quân Mạc:
“Khỉ con đợi đấy! bọn ta ra lấy cái mạng mi ngay đây!’
Giữ ải này ngoài viên Quản lĩnh cùng hai nghìn binh sĩ thì còn có vài trăm phu dịch và hai mươi hai tướng lĩnh dưới trướng. Các tướng này gồm hai phó quản lĩnh và hai mươi võ úy, giờ thì chỉ còn mười chín.
Phó Quản lĩnh cấp bậc thấp hơn Quản lĩnh một bậc, hàm tòng ngũ phẩm, mỗi người quản một nghìn quân. Các Võ úy là quan võ lục phẩm, mỗi người chỉ huy một trăm quân. Dưới mỗi Võ úy là một phó Võ úy, hàm chánh thất phẩm, phụ giúp các võ úy như thuộc hạ thân tín.
Viên Quản lĩnh liền mở cuộc họp khẩn cấp với đám tướng trên thành. Khi hỏi ai muốn ra nghênh chiến thì hai viên phó Quản lĩnh là những người xung phong đi đầu. Nhưng trong lòng Quản lĩnh lại e ngại.
Hai người này phẩm hàm không nhỏ, nếu thắng thì không sao mà thua thì sĩ khí sẽ tổn thất rất lớn, nên không chấp thuận hai người.
Thấy thế, mười chín Võ úy còn lại liền bước ra, xin đi giết địch. Cuối cùng, viên Quản lĩnh chọn một vị Võ úy thuộc đội kỵ binh. Người này thân cao năm thước, thể hình cơ bắp rắn rỏi, tuổi vừa ba mươi, tên Châu Văn Kha.
Kha là người xứ Nghệ, vào quân kỵ đã mười năm, cưỡi ngựa rất thuần thục lại có thêm ngón phủ (1) đánh rất tài. Thanh phủ của kha nặng bốn mươi cân, dài năm thước, khi vào trận giặc thì không gì cản phá được, bao nhiêu khiên đỡ, áo giáp, da thịt điều sẽ bị phá nát.
Quản lĩnh ban cho Kha một chén rượu. Kha một hơi uống cạn, chỉnh chu lại giáp trụ, rồi cắp vũ khí leo lên ngựa. Lần ra đấu tay đôi này, ngoài thanh phủ và gươm thường dùng, Kha còn mang theo ba mũi lao.
Cổng ải mở ra, ngựa Kha chậm rãi đi đến trước cổng thì dừng lại. Một binh sĩ, bộ hạ của Kha, liền chạy đến dâng lên một cây điếu cày đã nhồi thuốc. Kha cầm lấy, châm lửa hút một hơi, phả khói nghi ngút.
Hút xong, khói chưa tan thì Kha đã quăng cái ống điếu cho bộ hạ, rồi thúc ngựa phi ra khỏi cổng thành. Vừa ra vừa hét lớn:
“Ta là Võ úy Châu Văn Kha! Thằng khỉ con mau tới nộp mạng!”
Bên phía Yên Khang hầu, trong thời gian chờ đợi đã nhàn nhã uống một chén nước chè, ăn chút bánh đậu xanh. Thấy Kha lao ra cùng làn khói thuốc lào, lại nghe tiếng hét vô cùng khí thế, khóe môi Yên Khang hầu nhếch lên, nở một nụ cười nhạo báng. Y liền lấy súng ra, châm lửa mồi thừng, rồi phi ngựa tới nghênh chiến.
Quân lính hai bên đều căng thẳng theo dõi trận đấu sắp xảy ra trước mắt. Trống trận trên thành và trong quân Mạc đã bắt đầu đánh dồn, tăng thêm mấy phần kịch tính.
Hai ngựa cách nhau chừng bốn mươi trượng thì Yên Khang hầu nổ súng. Kỹ năng cưỡi ngựa mười năm của Kha cũng không phải hạng xoàng. Vừa thấy mồi thừng đập xuống, Kha nghiêng người xuống bên hông ngựa, một tay ôm lấy cổ ngựa để không bị ngã. Viên đạn liền bắn hụt.
Ngựa kha vẫn lao về phía trước, khoảng cách cũng mỗi lúc một gần. Kha leo lại lên yên ngựa, rồi liên tiếp phóng đi ba mũi lao. Nhưng đúng là kỹ năng ném lao của Kha không tốt. Hai mũi trượt, còn một mũi thì sượt qua mã giáp trên mình con ngựa của Yên Khang hầu.
Thật ra, Kha biết mình ném lao khả năng cao là không trúng, nhưng đây là một chiêu gây rối loạn sự di chuyển của ngựa địch, hòng câu giờ để Kha rút ngắn khoảng cách, đưa địch thủ vào tầm đánh cận chiến. Kha tự tin với khả năng đánh phủ của mình. Chỉ cần vào tầm, Yên Khang hầu khó lòng chống đỡ được thanh phủ của Kha.
Yên Khang hầu trên lưng bạch mã, triển khai nạp một phát đạn mới vào nòng.
Hình ảnh kỵ sĩ bắn súng ở thời này quả là không phổ biến. Để đạt được kỹ năng như lúc này, Yên Khang hầu đã từng gây ra một sự việc huyên náo, khiến đích thân người đứng đầu nhà Mạc phải quan tâm giải quyết.
Yên Khang hầu tên thật là Mạc Hữu Anh, từ nhỏ đã học qua nhiều loại binh khí. Cách đây chừng bảy tám năm, Hữu Anh phát hiện khả năng sát thương vô địch của súng hỏa mai nên đã dày công luyện tập. Với tài năng thiên phú, vị hầu gia trẻ rèn luyện hai năm thì đã thành công, luyện được một thân bản lĩnh phi phàm. Khai hỏa trong phạm vị bốn mươi trượng liền có thể bắn xuyên đồng xu.
Khi đã thạo các món hỏa khí, Hữu Anh muốn dùng phương pháp Kỵ xạ để kết hợp súng và ngựa, nâng tầm kỹ năng tác chiến của bản thân. Nhưng súng hỏa mai nào đâu giống các món cung tiễn.
Súng thời này có trọng lượng tương đối nặng, chủ yếu dùng cho bộ binh. Khi lên ngựa, súng nặng gây mất thăng bằng, độ chính xác bị giảm sút. Vị hầu gia trẻ rất phiền lòng, ngày đêm chiếm thao trường ở Giảng Võ (2) tập luyện.
Trong thời đại chiến tranh, người người nhà nhà đều cho con em tập luyện các môn võ nghệ, đầu quân đi lính, ra quan làm tướng. Điều này khiến số lượng võ sinh, tướng sĩ trong kinh tăng vọt. Tuy các lò võ nhỏ mọc lên nhiều nhưng, không được mấy cơ sở có đủ diện tích và điều kiện cho các võ sinh tập luyện các môn xạ kỵ, trọng giáp, trận giả, đại sa bàn…, lại càng hiếm có các thứ ngựa chiến, vũ khí cao cấp. Nên số ít các xạ trường đủ điều kiện thường rất đông đúc và luôn hết chỗ.
Tránh để các quý tộc dùng quyền thế, dành chỗ tập của các tướng sĩ, võ sinh, vua Mạc đã ra luật rằng các thân công vương tử ở trong kinh chỉ được tập luyện tại Giảng Võ, không được dành sân tập của các tướng sĩ, võ sinh trong kinh.
Mạc Hữu Anh đến Giảng Võ, cho bày đủ thứ súng ống, được làm từ nhiều nhà rèn trong nước lẫn ngoài nước, lại thử đủ thứ ngựa chiến. Sau cho hộ vệ của phủ cha mình là Dương quốc công, đứng chặn ngoài cửa tránh người khác làm phiền. Hành động lần này của Yên Khang hầu chính là đã dành hết chỗ tập của các vị công tử quý tộc.
Các vị này tuy bất bình, nhưng chẳng dám vào đôi co. Hầu hết các con ông cháu cha này đều đã từng nếm qua nắm đấm của Yên Khang hầu, và biết rõ sự trâu bò của tên hầu gia trẻ trâu này.
Tức mình ,có người tự về phủ tập luyện một mình hoặc tập các món không cần thao trường. Nhưng cũng không ít người đứng đợi với suy nghĩ là sau một hai canh giờ tên này mệt rồi nó sẽ tự về.
Ai ngờ Hữu Anh tập từ sáng sớm đến tối mịt mới về, lại còn kéo dài đã bốn hôm liền. Mấy vị công tử này đã quá tức giận nhưng lại biết rõ dù có đánh hội đồng cũng không địch lại được tên hầu gia này. Cả đám bèn đem chuyện này đi mắng vốn với vua Mạc Đức Nguyên (3).
Đức Nguyên tuy thương yêu đám con cháu này, nhưng sức khỏe không tốt, lại bận bịu không thôi, chẳng có thời gian để mà xử lý chuyện ở Giảng Võ. Nhân lúc Khiêm vương Mạc Kính Điển (4) mới dẫn quân về Kinh, đang mang lễ vật vào chầu. Đức Nguyên liền thoái thác, nhờ em trai vào Giảng võ trị thằng nhóc Hữu Anh.
Khiêm vương cùng thân binh đến Giảng Võ thì thấy mười mấy công tử, thân vương nháo nhác hóng hớt ở bên ngoài. Lại có hai tên hộ vệ của phủ Dương quốc công mặc khải giáp, mang đao sắc, đứng gác bên ngoài. Bên trong thì liên tục nghe âm thanh súng nổ, kèm tiếng ngựa hí vang.
Vừa thấy Khiêm vương mọi người ở bên ngoài liền quỳ một gối kính chào. Hai tên hộ vệ canh cửa cũng vội vàng vái chào rồi mở cửa mời ngài vào.
Vừa vào sân, quan cảnh hỗn loạn liền hiện ra. Năm sáu người hầu đang bận túi bụi, chạy qua lại mang thuốc súng, đạn dược, thức ăn, nước uống…và chăm sóc cho sáu con ngựa chiến. Tiếp đến là ba tấm phản lớn, trải chiếu, bày đủ các loại súng, bốn binh sĩ đứng kế bên thì đang nạp đạn đến đỏ tay. Thấy vương vào, người hầu chạy tới chào, định loan báo thì ngài ngăn lại, rồi âm thầm vào xem.
Chú Thích:
1. Phủ - Búa Rìu. Gồm một lưỡi rìu sắc nặng tra vuông góc với cán dài.
Một cân xưa bằng 0,5 Kg.
2. Giảng Võ - Năm 1437. Vua Lê Thánh Tông đã cho đặt Trường thi võ ở phía tây Kinh thành, là Giảng Võ. Con của các công, hầu, khanh, tướng đến đấy học tập hàng ngày, vậy nên Giảng Võ cũng là Nhà Võ học.
Chỗ giảng dạy, đào tạo, thao luyện tướng sĩ còn được gọi là xạ trường. Mỗi phủ thường có một xạ trường và nhiều lò võ tư nhân, riêng Giảng Võ là xạ trường cao cấp nhất.
3. Mạc Đức Nguyên - Mạc Hiến Tông ( ? – 1546) là vị hoàng đế thứ ba của nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ năm 1540 đến 1546. Ông tên thật là Mạc Phúc Hải, tên khác là Mạc Đức Nguyên. Quê quán tại tỉnh Hải Dương.
Đức Nguyên là con trưởng của Mạc Thái Tông. Ông được ông nội là Mạc Đăng Dung lập lên ngôi vào tháng 2 năm Canh Tý (1540) sau khi vua cha mất. Ông lấy niên hiệu là Quảng Hòa.
4. Mạc Kính Điển - (? - 1580), tự Kinh Phủ, người huyện Bình Hà, Dương Kinh (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông là con thứ ba của Mạc Đăng Doanh (tức Vua Mạc Thái Tông), là đại công thần có công lớn trong việc gìn giữ cơ nghiệp nhà Mạc, được nhà Mạc phong tước Khiêm vương.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.