Chương 85
Không Không Như Khí
17/12/2021
Lâm Giản lại nằm xuống bên cạnh anh.
Rèm cửa không kéo kín, ánh trăng ở đây luôn sáng lạ thường, chiếu ánh sáng vào trong phòng, cô gối lên tay anh, lòng vững vàng kiên định không nói nên lời.
Đại khái là có anh bên cạnh, chứng mất ngủ của cô được cải thiện rõ rệt.
Một đêm ngon giấc.
Ngày hôm sau, Lâm Giản và Trần Hoài dậy trả phòng. Lâm Giản hỏi anh: “Bây giờ chúng ta đi đâu?”
“Em muốn đi xem dạy vẽ thangka mà, dẫn em đi xem trước.” Trần Hoài biết cô vẫn còn lo việc Trương Phục Thẩm giao cho cô.
“Anh không bận sao?” Mặc dù Lâm Giản muốn tận mắt nhìn thấy quá trình vẽ thangka, nhưng chuyện nhỏ nhặt của cô không quan trọng bằng việc điều tra của anh.
“Hang ổ của Bao Đỉnh tuy là xác định được ở vị trí hẻo lánh tại khu vực này nhưng vị trí chính xác phải truy tìm. Ngôi chùa định dẫn em đến dù sao cũng ở trên núi, trên đường đến đó tiện thể anh sẽ quan sát xung quanh xem có gì bất thường không.”
“À, dạ.” Lâm Giản gật đầu.
Khi đến đây Trần Hoài mang theo một bộ đồ thường phục, hôm nay anh không mặc đồng phục cảnh sát. Từ khách sạn ra anh không lái xe cảnh sát mà đi thuê một chiếc xe cũ.
“Có thể nó sẽ hơi tệ, không biết có làm em bị say xe không.”
“Hôm nay em không tới nỗi mệt, chắc không sao đâu.” Tối hôm qua nghỉ ngơi sớm, ngủ được một giấc ngon, hôm nay Lâm Giản thấy tràn đầy năng lượng.
Nhưng mà chiếc xe này đúng là dằn xóc không thể tưởng nổi.
Trên đường đến chùa, anh cứ lái rồi dừng, dừng rồi lại đi tiếp, nhân tiện đánh giá núi rừng quanh đó có gì khác thường không. Lái xe đến chùa cũng đã gần trưa, Lâm Giản dù chỉ ngồi bên cạnh mà thấy mình bị xóc tới mức muốn vỡ thành từng mảnh vụn. May mà trên đường đi cô đều mở cửa sổ xe, không khí trong lành nên dù dằn thì dằn nhưng cô không bị say xe.
Nhìn phản ứng của Trần Hoài thì có vẻ trên đường đến đây không có gì bất thường.
Hai người đi bộ đến quần thể đền chùa ở đây, dừng lại trong một ngôi chùa. Ngôi chùa này không có gì nổi bật trong những ngôi chùa lớn được xây dựng trên núi này, còn có vẻ hơi xuống dốc, chỉ có mười mấy học viên đang luyện tập như bình thường.
Trong phòng học trống trải có nhiều khung tranh, khung tranh được bọc bằng vải bông thô, những tấm vải bông được cố định vào khung tranh gỗ bằng dây thừng. Những tấm vải này hình như mới được cố định, phần lớn còn đang được vẽ các đường định vị cơ bản.
Lâm Giản nhìn những học viên đang đi lại xung quanh hoặc cúi đầu tập trung vào việc vẽ tranh, phần lớn tướng mạo non nớt, mọi người đều mặc áo choàng truyền thống Tây Tạng màu đỏ đặc trưng cao nguyên, xem ra là con cái trong nhà dân Tạng.
“Những đứa trẻ ở đây hầu hết là con nông dân nghèo, dân chăn gia súc người Tạng, chúng được gửi tới học cách làm thangka. Sau khi học xong, ít ra còn có nghề thủ thân.” Trần Hoài thấy Lâm Giản hơi hoang mang, nói nhỏ giải thích cho cô.
Lâm Giản hiểu ra, gật gật đầu.
Trần Hoài đi tới một người học viên đang cúi đầu vẽ tranh, nói vài câu bằng tiếng Tạng, cậu bé hơi ngẩng lên nói vài câu, gật đầu rồi đứng dậy đi vào bên trong.
“Anh nói gì với cậu ấy vậy?”
“Anh nói em tới đây giao lưu cách vẽ thangka thủ công, cậu ấy đi gọi sư phụ.”
“Em còn không đủ trình để học, giao lưu được cái gì chứ? Lát nữa nói chuyện chắc xấu hổ lắm?” Lâm Giản thấp thỏm, vừa rồi nhìn một vòng quy trình vẽ tranh nghiêm ngặt, cô đã rất chấn động. Một bức thangka từ khi chế tác đến khi thành phẩm, công sức dành cho nó vượt xa sự tưởng tượng của cô.
“Vì sao thangka lại được xem trọng ở đây đến vậy, hơn nữa còn có thể được xem như một nghề để mưu sinh?” Lâm Giản hỏi Trần Hoài, anh hiểu rõ về phương diện này hơn cô.
“Người Tạng ở đây hầu hết đều theo đạo. Từ trước đến nay phần lớn người dân Tây Tạng sống theo phương thức du mục, rất nhiều chùa miếu đều ở trong núi sâu hoặc khu vực đường xá xa xôi, vì vậy việc đi chùa có thể không được thuận tiện để xin được phù hộ hoặc hành hương hàng ngày. Thangka ra đời là vì nguyên nhân này. Ở đây có rất nhiều tôn giáo, nhiều giáo phái khác nhau, người dân Tây Tạng thờ phụng giáo phái nào thì có thể thỉnh thangka tương ứng với đức Phật ấy về nhà, dùng để trấn trạch trừ tà, phù hộ gia đình. Nếu đến mùa di chuyển nơi ở mới, thangka cũng dễ dàng mang theo. Chính phủ vẫn luôn hỗ trợ nền kinh tế và cơ sở hạ tầng bên này, truyền thống cư trú trong lều trại, sống du mục của dân Tây Tạng đã giảm dần, nhưng việc đến chùa miếu thỉnh một bức thangka về nhà là phong tục truyền thống. Một bức thangka do một bậc thầy làm nên có giá trị không thể đo lường, còn có thể được xem như vật gia truyền để dành lại cho thế hệ sau.”
“Thì ra là vậy.” Lâm Giản gật đầu liên tục, thảo nào mà mỗi nhà dân Tây Tạng ở đây đều treo một bức thangka ngay trung tâm nhà, đủ thấy địa vị thiêng liêng của thangka trong tinh thần người dân Tây Tạng.
Hai người đang nói chuyện, người học việc ban nãy rời đi đã mời thầy mình đến.
Người thầy dạy vẽ thangka miễn phí này tên Đức Cát, ông tầm hơn 50 tuổi, mặc bộ áo choàng Tây Tạng phức tạp, lời nói, cử chỉ của ông có phần tiên phong đạo cốt.
“Tashi Delek*.” Đức Cát chào Lâm Giản và Trần Hoài. (Tashi Delek: tiếng Tây Tạng བཀྲ་ ཤིས་ བདེ་ ལེགས་, Willy: bkra shis bde leg) là một cách chào phổ biến trong giới văn hóa Tây Tạng. Nó được sử dụng ở các khu vực Tây Tạng của Trung Quốc, Bhutan và Sikkim, Nepal. Tiếng Trung Quốc dịch nó thành "Tashi Delek".
Tashi Delek bao gồm hai từ tiếng Tây Tạng: "Tashi" (tiếng Tây Tạng: བཀྲ་ ཤིས་, Willy: bkra shis) và "Dele" (tiếng Tây Tạng: བདེ་ ལེགས་, Willy: chân bde) "Tashi" có nghĩa là "chúc may mắn" và "Dele" có nghĩa là "niềm vui và hạnh phúc". Nhưng từ này rất khó dịch chính xác, nó có thể mang ý nghĩa "chúc may mắn" hoặc "mọi điềm lành sẽ đến.")
Lâm Giản học theo bộ dạng Trần Hoài, chắp tay nói Tashi Delek.
“Bạn gái con làm việc trong bảo tàng chuyên trùng tu các di tích văn hoá. Cô ấy rất thích thangka, cô ấy có một bức thangka phải sửa chữa, chỗ hư hỏng đúng ngay vị trí quan trọng nhất là đôi mắt, cô ấy không dám làm bừa, con đưa cô ấy đến để tham quan học tập ạ” Trần Hoài nói thẳng lý do đến đây.
“Ngoài những đứa trẻ sinh ra lớn lên ở đây thì rất hiếm thấy người trẻ tuổi chủ động muốn học vẽ thangka. Đúng lúc mấy ngày nay ta sẽ khai giảng, con có thể ở bên cạnh học theo. Không hiểu thì cứ đến hỏi ta. Phải rồi, nếu con thì có thể chụp ảnh hoặc quay phim lớp học thangka của chúng ta, đem về bên mọi người tuyên truyền giúp cho nhiều người biết về nghề thủ công làm thangka. Hiện giờ ngay cả ở Tây Tạng này cũng rất ít người trẻ tuổi bình tâm học tập thangka, ta rất lo sau này mình già đi, không biết việc kế thừa thangka phải giao cho ai.” Đức Cát nói tới đây thì ẩn vẻ lo lắng.
Thực tế đây là tình trạng bình thường hiện nay, khi ngành du lịch ở các vùng Tây Tạng phát triển thì càng có nhiều du khách đến, một mặt nó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, mặt khác nó cũng ảnh hưởng đến tư tưởng của những người dân Tây Tạng trẻ tuổi. Ngoại trừ những trẻ em Tây tạng nhà nghèo sẽ đến dốc lòng học tập dăm ba năm, những người trẻ tuổi khác hiếm khi chịu tiêu tốn thời gian để học những kỹ thuật truyền thống này.
Ông rất lo lắng những người như ông già đi, những nghề thủ công truyền thống quý báu này sẽ bị mai một dần. Vì vậy hiếm hoi mới có một người ngoài chủ động đến học tập thế này, hiển nhiên Đức Cát rất hoan nghênh Trần Hoài và Lâm Giản.
“Tăng Vượng đâu rồi?” Đức Cát hỏi người học việc vừa rồi, “Bảo Tăng Vượng sắp xếp chỗ ăn nghỉ cho họ.”
“Dạ.” Người học viên nhỏ tuổi kia lại quay người chạy ra ngoài.
“Chờ một lát nhé, mấy chuyện vặt ở đây đều giao cho đệ tử lớn nhất của ta là Tăng Vượng sắp xếp.”
Lâm Giản biết Trần Hoài đã lên kế hoạch tìm kiếm quanh đây, nếu được sắp xếp ở chùa thì tốt quá, ban ngày cô đi qua đây học, anh đi điều tra bên ngoài, không cần mất thời gian xuống núi tìm chỗ nghỉ mỗi ngày. Cô gật đầu, kiên nhẫn chờ Tăng Vượng trong lời Đức Cát.
Một lúc sau, người học việc nhỏ kia chạy về, gãi đầu sốt ruột nói với thầy bằng tiếng Tây Tạng.
Đức Cát gật đầu: “Ta biết rồi, con đi làm việc của mình đi.”
Người học việc lại chạy đi, Đức Cát áy náy, “Tăng Vượng không biết đi đâu rồi, ta dẫn hai người đến đó vậy.” Nói rồi ông đi trước dẫn đường, Trần Hoài và Lâm Giản cảm ơn rồi theo sau.
“Tăng Vượng là đứa học trò lứa đầu tiên của ta, ta dạy nó nhiều năm vậy mà tâm tư nó vẫn không ở trên thangka.” Đức Cát nghe người học trò nhỏ kia nói thì tựa như hơi thất vọng, khi dẫn đường thuận miệng nói một câu.
“Thầy dạy đã rất nhiều năm rồi ạ?” Lâm Giản bỗng nhiên hỏi.
“Đúng vậy, đã gần 20 năm rồi.” Nghĩ tới đó tự nhiên ông thấy xúc động.
“Ồ, lứa học viên đầu tiên của thầy mà vẫn còn ở đây ạ?” Lâm Giản nhớ những gương mặt non nớt mà cô thấy trong phòng học, theo như lời ông nói thì Tăng Vượng cũng phải tầm trung niên.
“Chỉ còn một mình Tăng Vượng. Những người khác đều chú tâm hơn Tăng Vượng, chúng học thành tài thì đã ra ngoài tự tạo dựng sự nghiệp. Chỉ có Tăng Vượng nhiều năm như vậy mà vẫn không cải thiện được kỹ thuật vẽ của mình, có điều nó xử lý việc lặt vặt trong chùa rất gọn gàng ngăn nắp.” Đức Cát việc nào ra việc đó, nhắc tới những khả năng khác của Tăng Vượng thì vẫn có ý tán thưởng.
Không lâu sau, Đức Cát đưa Trần Hoài và Lâm Giản đến khu phòng ở phía sau chùa, chỉ vào một phòng: “Buổi tối hai người ở đây, ngày thường nếu đi học thì ăn cơm cùng đệ tử của ta là được.”
“Dạ được, cảm ơn thầy.” Trần Hoài và Lâm Giản không hẹn cùng đồng thanh cảm ơn.
Buổi chiều Trần Hoài đi ra ngoài, Lâm Giản quay lại phòng vẽ tranh bên kia, cùng những học viên nhỏ tuổi ngồi dưới đất nghe Đức Cát giảng bài. Vì cô là người mới đến nên lúc mới bắt đầu những học viên trẻ đó không thể kiềm được mà nhìn cô, sau đó vì kiến thức càng lúc càng khó khăn tối nghĩa, mọi người đều bận rộn việc riêng của mình.
Lâm Giản đã làm công tác tư tưởng trước đó, cho dù là vẽ lại theo những kiến thức trong sách tham khảo chuyên môn, bây giờ lại được nghe Đức Cát đích thân giảng bài, mỗi khi giảng đến những điểm quan trọng, cô thấy như được mở mang tầm mắt. Cô là người từng nhiều năm học tập chính quy, so với những người học viên bên này không được học hành mấy thì dĩ nhiên khả năng tiếp thu hoàn toàn vượt xa họ.
Đức Cát rất kiên nhẫn, hầu hết những người học viên mà ông nhận miễn phí đều không được hiểu biết nhiều, thậm chí có người còn hơi khờ khạo, ông nhận thấy người nào tiến bộ chậm thì còn tự mình đi đến bên cạnh giảng giải thêm.
Không vì danh lợi, chỉ vì tín ngưỡng tôn giáo trong lòng.
Lâm Giản chỉ mới lên lớp nửa ngày mà đã rất ngưỡng mộ Đức Cát, người đã cống hiến phần lớn đời mình cho thangka.
Sau khi ăn tối thì tan học, Trần Hoài đã về.
Hai người về phòng rửa mặt chuẩn bị đi ngủ, ngoài sân khu phòng ở có tiếng nói chuyện. Nhưng mà nói bằng tiếng Tạng nên Lâm Giản không hiểu.
Trần Hoài đột nhiên đứng dậy đi tới cạnh cửa, hình như đang thận trọng lắng nghe tiếng nói chuyện bên ngoài.
“Sao vậy?” Lâm Giản phát hiện Trần Hoài bất thường, đi chân trần tới gần anh, hỏi nhỏ.
Theo tiếng bước chân đến gần, Trần Hoài kéo Lâm Giản trở lại giường nằm xuống.
Có người gõ cửa nhè nhẹ, như đang tìm hiểu xem họ ngủ chưa.
Trần Hoài chạm nhẹ cổ tay Lâm Giản, Lâm Giản hiểu ý, lên tiếng hỏi với giọng ngái ngủ: “Có việc gì không ạ?”
“Tôi xin lỗi, hôm nay tôi ra ngoài mua đồ, tiếp đón không được chu toàn.” Ngoài cửa truyền tới tiếng nói một người tầm 40 tuổi, còn lại không nghe ra được gì thêm.
“Không sao ạ, thầy Đức Cát đã sắp xếp mọi thứ cho chúng tôi rồi, làm phiền mọi người.” Lâm Giản cảm ơn.
“Vậy không quấy rầy hai người nghỉ ngơi.” Người đàn ông đó nói xong, tiếng bước chân xa dần.
Trần Hoài lại ngồi dậy.
Lần này anh đưa Lâm Giản đi cùng thật sự là quyết định đúng đắn.
Lâm Giản nhận thấy anh kỳ lạ, cũng ngồi dậy theo.
Chỉ là trực giác, cô tự nhiên lại vô cùng lo lắng.
Trực giác của cô thường không sai lầm.
Rèm cửa không kéo kín, ánh trăng ở đây luôn sáng lạ thường, chiếu ánh sáng vào trong phòng, cô gối lên tay anh, lòng vững vàng kiên định không nói nên lời.
Đại khái là có anh bên cạnh, chứng mất ngủ của cô được cải thiện rõ rệt.
Một đêm ngon giấc.
Ngày hôm sau, Lâm Giản và Trần Hoài dậy trả phòng. Lâm Giản hỏi anh: “Bây giờ chúng ta đi đâu?”
“Em muốn đi xem dạy vẽ thangka mà, dẫn em đi xem trước.” Trần Hoài biết cô vẫn còn lo việc Trương Phục Thẩm giao cho cô.
“Anh không bận sao?” Mặc dù Lâm Giản muốn tận mắt nhìn thấy quá trình vẽ thangka, nhưng chuyện nhỏ nhặt của cô không quan trọng bằng việc điều tra của anh.
“Hang ổ của Bao Đỉnh tuy là xác định được ở vị trí hẻo lánh tại khu vực này nhưng vị trí chính xác phải truy tìm. Ngôi chùa định dẫn em đến dù sao cũng ở trên núi, trên đường đến đó tiện thể anh sẽ quan sát xung quanh xem có gì bất thường không.”
“À, dạ.” Lâm Giản gật đầu.
Khi đến đây Trần Hoài mang theo một bộ đồ thường phục, hôm nay anh không mặc đồng phục cảnh sát. Từ khách sạn ra anh không lái xe cảnh sát mà đi thuê một chiếc xe cũ.
“Có thể nó sẽ hơi tệ, không biết có làm em bị say xe không.”
“Hôm nay em không tới nỗi mệt, chắc không sao đâu.” Tối hôm qua nghỉ ngơi sớm, ngủ được một giấc ngon, hôm nay Lâm Giản thấy tràn đầy năng lượng.
Nhưng mà chiếc xe này đúng là dằn xóc không thể tưởng nổi.
Trên đường đến chùa, anh cứ lái rồi dừng, dừng rồi lại đi tiếp, nhân tiện đánh giá núi rừng quanh đó có gì khác thường không. Lái xe đến chùa cũng đã gần trưa, Lâm Giản dù chỉ ngồi bên cạnh mà thấy mình bị xóc tới mức muốn vỡ thành từng mảnh vụn. May mà trên đường đi cô đều mở cửa sổ xe, không khí trong lành nên dù dằn thì dằn nhưng cô không bị say xe.
Nhìn phản ứng của Trần Hoài thì có vẻ trên đường đến đây không có gì bất thường.
Hai người đi bộ đến quần thể đền chùa ở đây, dừng lại trong một ngôi chùa. Ngôi chùa này không có gì nổi bật trong những ngôi chùa lớn được xây dựng trên núi này, còn có vẻ hơi xuống dốc, chỉ có mười mấy học viên đang luyện tập như bình thường.
Trong phòng học trống trải có nhiều khung tranh, khung tranh được bọc bằng vải bông thô, những tấm vải bông được cố định vào khung tranh gỗ bằng dây thừng. Những tấm vải này hình như mới được cố định, phần lớn còn đang được vẽ các đường định vị cơ bản.
Lâm Giản nhìn những học viên đang đi lại xung quanh hoặc cúi đầu tập trung vào việc vẽ tranh, phần lớn tướng mạo non nớt, mọi người đều mặc áo choàng truyền thống Tây Tạng màu đỏ đặc trưng cao nguyên, xem ra là con cái trong nhà dân Tạng.
“Những đứa trẻ ở đây hầu hết là con nông dân nghèo, dân chăn gia súc người Tạng, chúng được gửi tới học cách làm thangka. Sau khi học xong, ít ra còn có nghề thủ thân.” Trần Hoài thấy Lâm Giản hơi hoang mang, nói nhỏ giải thích cho cô.
Lâm Giản hiểu ra, gật gật đầu.
Trần Hoài đi tới một người học viên đang cúi đầu vẽ tranh, nói vài câu bằng tiếng Tạng, cậu bé hơi ngẩng lên nói vài câu, gật đầu rồi đứng dậy đi vào bên trong.
“Anh nói gì với cậu ấy vậy?”
“Anh nói em tới đây giao lưu cách vẽ thangka thủ công, cậu ấy đi gọi sư phụ.”
“Em còn không đủ trình để học, giao lưu được cái gì chứ? Lát nữa nói chuyện chắc xấu hổ lắm?” Lâm Giản thấp thỏm, vừa rồi nhìn một vòng quy trình vẽ tranh nghiêm ngặt, cô đã rất chấn động. Một bức thangka từ khi chế tác đến khi thành phẩm, công sức dành cho nó vượt xa sự tưởng tượng của cô.
“Vì sao thangka lại được xem trọng ở đây đến vậy, hơn nữa còn có thể được xem như một nghề để mưu sinh?” Lâm Giản hỏi Trần Hoài, anh hiểu rõ về phương diện này hơn cô.
“Người Tạng ở đây hầu hết đều theo đạo. Từ trước đến nay phần lớn người dân Tây Tạng sống theo phương thức du mục, rất nhiều chùa miếu đều ở trong núi sâu hoặc khu vực đường xá xa xôi, vì vậy việc đi chùa có thể không được thuận tiện để xin được phù hộ hoặc hành hương hàng ngày. Thangka ra đời là vì nguyên nhân này. Ở đây có rất nhiều tôn giáo, nhiều giáo phái khác nhau, người dân Tây Tạng thờ phụng giáo phái nào thì có thể thỉnh thangka tương ứng với đức Phật ấy về nhà, dùng để trấn trạch trừ tà, phù hộ gia đình. Nếu đến mùa di chuyển nơi ở mới, thangka cũng dễ dàng mang theo. Chính phủ vẫn luôn hỗ trợ nền kinh tế và cơ sở hạ tầng bên này, truyền thống cư trú trong lều trại, sống du mục của dân Tây Tạng đã giảm dần, nhưng việc đến chùa miếu thỉnh một bức thangka về nhà là phong tục truyền thống. Một bức thangka do một bậc thầy làm nên có giá trị không thể đo lường, còn có thể được xem như vật gia truyền để dành lại cho thế hệ sau.”
“Thì ra là vậy.” Lâm Giản gật đầu liên tục, thảo nào mà mỗi nhà dân Tây Tạng ở đây đều treo một bức thangka ngay trung tâm nhà, đủ thấy địa vị thiêng liêng của thangka trong tinh thần người dân Tây Tạng.
Hai người đang nói chuyện, người học việc ban nãy rời đi đã mời thầy mình đến.
Người thầy dạy vẽ thangka miễn phí này tên Đức Cát, ông tầm hơn 50 tuổi, mặc bộ áo choàng Tây Tạng phức tạp, lời nói, cử chỉ của ông có phần tiên phong đạo cốt.
“Tashi Delek*.” Đức Cát chào Lâm Giản và Trần Hoài. (Tashi Delek: tiếng Tây Tạng བཀྲ་ ཤིས་ བདེ་ ལེགས་, Willy: bkra shis bde leg) là một cách chào phổ biến trong giới văn hóa Tây Tạng. Nó được sử dụng ở các khu vực Tây Tạng của Trung Quốc, Bhutan và Sikkim, Nepal. Tiếng Trung Quốc dịch nó thành "Tashi Delek".
Tashi Delek bao gồm hai từ tiếng Tây Tạng: "Tashi" (tiếng Tây Tạng: བཀྲ་ ཤིས་, Willy: bkra shis) và "Dele" (tiếng Tây Tạng: བདེ་ ལེགས་, Willy: chân bde) "Tashi" có nghĩa là "chúc may mắn" và "Dele" có nghĩa là "niềm vui và hạnh phúc". Nhưng từ này rất khó dịch chính xác, nó có thể mang ý nghĩa "chúc may mắn" hoặc "mọi điềm lành sẽ đến.")
Lâm Giản học theo bộ dạng Trần Hoài, chắp tay nói Tashi Delek.
“Bạn gái con làm việc trong bảo tàng chuyên trùng tu các di tích văn hoá. Cô ấy rất thích thangka, cô ấy có một bức thangka phải sửa chữa, chỗ hư hỏng đúng ngay vị trí quan trọng nhất là đôi mắt, cô ấy không dám làm bừa, con đưa cô ấy đến để tham quan học tập ạ” Trần Hoài nói thẳng lý do đến đây.
“Ngoài những đứa trẻ sinh ra lớn lên ở đây thì rất hiếm thấy người trẻ tuổi chủ động muốn học vẽ thangka. Đúng lúc mấy ngày nay ta sẽ khai giảng, con có thể ở bên cạnh học theo. Không hiểu thì cứ đến hỏi ta. Phải rồi, nếu con thì có thể chụp ảnh hoặc quay phim lớp học thangka của chúng ta, đem về bên mọi người tuyên truyền giúp cho nhiều người biết về nghề thủ công làm thangka. Hiện giờ ngay cả ở Tây Tạng này cũng rất ít người trẻ tuổi bình tâm học tập thangka, ta rất lo sau này mình già đi, không biết việc kế thừa thangka phải giao cho ai.” Đức Cát nói tới đây thì ẩn vẻ lo lắng.
Thực tế đây là tình trạng bình thường hiện nay, khi ngành du lịch ở các vùng Tây Tạng phát triển thì càng có nhiều du khách đến, một mặt nó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, mặt khác nó cũng ảnh hưởng đến tư tưởng của những người dân Tây Tạng trẻ tuổi. Ngoại trừ những trẻ em Tây tạng nhà nghèo sẽ đến dốc lòng học tập dăm ba năm, những người trẻ tuổi khác hiếm khi chịu tiêu tốn thời gian để học những kỹ thuật truyền thống này.
Ông rất lo lắng những người như ông già đi, những nghề thủ công truyền thống quý báu này sẽ bị mai một dần. Vì vậy hiếm hoi mới có một người ngoài chủ động đến học tập thế này, hiển nhiên Đức Cát rất hoan nghênh Trần Hoài và Lâm Giản.
“Tăng Vượng đâu rồi?” Đức Cát hỏi người học việc vừa rồi, “Bảo Tăng Vượng sắp xếp chỗ ăn nghỉ cho họ.”
“Dạ.” Người học viên nhỏ tuổi kia lại quay người chạy ra ngoài.
“Chờ một lát nhé, mấy chuyện vặt ở đây đều giao cho đệ tử lớn nhất của ta là Tăng Vượng sắp xếp.”
Lâm Giản biết Trần Hoài đã lên kế hoạch tìm kiếm quanh đây, nếu được sắp xếp ở chùa thì tốt quá, ban ngày cô đi qua đây học, anh đi điều tra bên ngoài, không cần mất thời gian xuống núi tìm chỗ nghỉ mỗi ngày. Cô gật đầu, kiên nhẫn chờ Tăng Vượng trong lời Đức Cát.
Một lúc sau, người học việc nhỏ kia chạy về, gãi đầu sốt ruột nói với thầy bằng tiếng Tây Tạng.
Đức Cát gật đầu: “Ta biết rồi, con đi làm việc của mình đi.”
Người học việc lại chạy đi, Đức Cát áy náy, “Tăng Vượng không biết đi đâu rồi, ta dẫn hai người đến đó vậy.” Nói rồi ông đi trước dẫn đường, Trần Hoài và Lâm Giản cảm ơn rồi theo sau.
“Tăng Vượng là đứa học trò lứa đầu tiên của ta, ta dạy nó nhiều năm vậy mà tâm tư nó vẫn không ở trên thangka.” Đức Cát nghe người học trò nhỏ kia nói thì tựa như hơi thất vọng, khi dẫn đường thuận miệng nói một câu.
“Thầy dạy đã rất nhiều năm rồi ạ?” Lâm Giản bỗng nhiên hỏi.
“Đúng vậy, đã gần 20 năm rồi.” Nghĩ tới đó tự nhiên ông thấy xúc động.
“Ồ, lứa học viên đầu tiên của thầy mà vẫn còn ở đây ạ?” Lâm Giản nhớ những gương mặt non nớt mà cô thấy trong phòng học, theo như lời ông nói thì Tăng Vượng cũng phải tầm trung niên.
“Chỉ còn một mình Tăng Vượng. Những người khác đều chú tâm hơn Tăng Vượng, chúng học thành tài thì đã ra ngoài tự tạo dựng sự nghiệp. Chỉ có Tăng Vượng nhiều năm như vậy mà vẫn không cải thiện được kỹ thuật vẽ của mình, có điều nó xử lý việc lặt vặt trong chùa rất gọn gàng ngăn nắp.” Đức Cát việc nào ra việc đó, nhắc tới những khả năng khác của Tăng Vượng thì vẫn có ý tán thưởng.
Không lâu sau, Đức Cát đưa Trần Hoài và Lâm Giản đến khu phòng ở phía sau chùa, chỉ vào một phòng: “Buổi tối hai người ở đây, ngày thường nếu đi học thì ăn cơm cùng đệ tử của ta là được.”
“Dạ được, cảm ơn thầy.” Trần Hoài và Lâm Giản không hẹn cùng đồng thanh cảm ơn.
Buổi chiều Trần Hoài đi ra ngoài, Lâm Giản quay lại phòng vẽ tranh bên kia, cùng những học viên nhỏ tuổi ngồi dưới đất nghe Đức Cát giảng bài. Vì cô là người mới đến nên lúc mới bắt đầu những học viên trẻ đó không thể kiềm được mà nhìn cô, sau đó vì kiến thức càng lúc càng khó khăn tối nghĩa, mọi người đều bận rộn việc riêng của mình.
Lâm Giản đã làm công tác tư tưởng trước đó, cho dù là vẽ lại theo những kiến thức trong sách tham khảo chuyên môn, bây giờ lại được nghe Đức Cát đích thân giảng bài, mỗi khi giảng đến những điểm quan trọng, cô thấy như được mở mang tầm mắt. Cô là người từng nhiều năm học tập chính quy, so với những người học viên bên này không được học hành mấy thì dĩ nhiên khả năng tiếp thu hoàn toàn vượt xa họ.
Đức Cát rất kiên nhẫn, hầu hết những người học viên mà ông nhận miễn phí đều không được hiểu biết nhiều, thậm chí có người còn hơi khờ khạo, ông nhận thấy người nào tiến bộ chậm thì còn tự mình đi đến bên cạnh giảng giải thêm.
Không vì danh lợi, chỉ vì tín ngưỡng tôn giáo trong lòng.
Lâm Giản chỉ mới lên lớp nửa ngày mà đã rất ngưỡng mộ Đức Cát, người đã cống hiến phần lớn đời mình cho thangka.
Sau khi ăn tối thì tan học, Trần Hoài đã về.
Hai người về phòng rửa mặt chuẩn bị đi ngủ, ngoài sân khu phòng ở có tiếng nói chuyện. Nhưng mà nói bằng tiếng Tạng nên Lâm Giản không hiểu.
Trần Hoài đột nhiên đứng dậy đi tới cạnh cửa, hình như đang thận trọng lắng nghe tiếng nói chuyện bên ngoài.
“Sao vậy?” Lâm Giản phát hiện Trần Hoài bất thường, đi chân trần tới gần anh, hỏi nhỏ.
Theo tiếng bước chân đến gần, Trần Hoài kéo Lâm Giản trở lại giường nằm xuống.
Có người gõ cửa nhè nhẹ, như đang tìm hiểu xem họ ngủ chưa.
Trần Hoài chạm nhẹ cổ tay Lâm Giản, Lâm Giản hiểu ý, lên tiếng hỏi với giọng ngái ngủ: “Có việc gì không ạ?”
“Tôi xin lỗi, hôm nay tôi ra ngoài mua đồ, tiếp đón không được chu toàn.” Ngoài cửa truyền tới tiếng nói một người tầm 40 tuổi, còn lại không nghe ra được gì thêm.
“Không sao ạ, thầy Đức Cát đã sắp xếp mọi thứ cho chúng tôi rồi, làm phiền mọi người.” Lâm Giản cảm ơn.
“Vậy không quấy rầy hai người nghỉ ngơi.” Người đàn ông đó nói xong, tiếng bước chân xa dần.
Trần Hoài lại ngồi dậy.
Lần này anh đưa Lâm Giản đi cùng thật sự là quyết định đúng đắn.
Lâm Giản nhận thấy anh kỳ lạ, cũng ngồi dậy theo.
Chỉ là trực giác, cô tự nhiên lại vô cùng lo lắng.
Trực giác của cô thường không sai lầm.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.