Chương 55: Mỹ nhân thứ hai
Thiên Sơn Trà Khách
02/01/2021
Sau buổi trưa, khi mặt trời ngả về, cũng là lúc các tiểu thư Tưởng phủ đi Hội Hoa Đăng.
Các vị tiểu thư Tưởng phủ sắp đi tới Hội Hoa Đăng, còn những công tử tiểu thư khác đã đến từ sớm, nhưng chưa lên thuyền, mà chỉ ngồi trong tửu lầu trên bờ ngắm Hoa Đăng.
Xe ngựa đã chờ trước cửa phủ từ sớm, Tưởng Tố Tố lên xe trước, rồi gọi Tưởng Lệ, Tưởng Đan và Tưởng Nguyễn cùng lên. Có vài thị vệ đi theo, xe ngựa đưa mọi người đến bờ sông Vĩnh Định, thuyền Linh Lung đã sớm chờ ở đó.
Tuy nói thuyền Linh Lung là do các tiểu thư quý tộc tự tổ chức, nhưng chi phí mỗi năm đều do trong cung chi ra. Không phải Hoàng Hậu, mà là Thục Phi nương nương, người nắm quyền lớn nhất trong hậu cung hiện tại, cũng chính là mẹ ruột của Bát hoàng tử. Thục phi là người được hoàng thượng sủng ái nhất, địa vị ở trong cung ngay cả Hoàng Hậu cũng phải kiêng nể vài phần. Nhà mẹ đẻ tiền muôn bạc biển, chút bạc này chẳng là gì cả, hàng năm đều rất hào phóng ra bạc cho thuyền Linh Lung và thuyền Thanh Tùng, nói đó chỉ để tạo sự náo nhiệt thôi, nhưng thâm ý trong đó thì không ai biết được.
Xe ngựa chạy chậm trên đường, Tưởng Lệ cùng Tưởng Đan vốn là thứ nữ, hôm nay cũng là lần đầu đi Hội Hoa Đăng. Tưởng Đan nhát gan cúi đầu im lặng, vẻ mặt Tưởng Lệ có chút nôn nóng, nếu không phải kiêng dè Tương Nguyễn và Tương Tố Tố thì hai người đã sớm vén rèm nhìn ra bên ngoài.
Tưởng Nguyễn đang nhắm mắt nghỉ ngơi, chợt nghe tiếng Tưởng Tố Tố nói: “Đại tỷ, tỷ có tài nghệ gì không?”
Tới rồi, trong lòng Tưởng Nguyễn cười nhạt, mở mắt tỏ vẻ kinh ngạc nói: “Ta không biết, nhị muội hỏi vậy là có ý gì?”
“Đại tỷ, tỷ không cần phải khiêm tốn như vậy.” Tưởng Tố Tố giả bộ không vui nói: “Tỷ muội chúng ta sao lại phải thẹn thùng chứ? Đại tỷ, chắc tỷ không biết, Hội Hoa Đăng hằng năm, trên thuyền Linh Lung, các tiểu thư sẽ phải biểu diễn tài nghệ để chọn ra người đứng nhất. Nếu có thể thắng, thì sẽ có được chiếc đèn Hoa Đăng đẹp nhất.”
Tưởng Nguyễn cúi đầu suy nghĩ một lát rồi nói: “Nghe rất thú vị, nhưng ta thực sự không biết gì cả.”
“Sao có thể chứ?” Tưởng Tố Tố nói: “Trước đây khi đại nương còn sống, cầm kỳ thi họa (Đàn, cờ, thơ, vẽ) đều tinh thông, muội không tin người chưa từng dạy tỷ.” Giọng nàng ngây thơ, như một tiểu cô nương thẳng thắn chân thành, khiến mọi người không thể giận nổi. Lúc đầu ở Tưởng phủ, ai không biết Triệu Mi sinh trong Võ gia, lại cam tâm tình nguyện học cầm kỳ thi họa vì Tưởng Quyền, nhưng cũng không thể được sủng ái. Nàng vì Tưởng Quyền nên miễn cưỡng học những thứ nho nhã này, trước mặt đệ nhất tài nữ kinh thành giống như trẻ nhỏ mới tập học chữ vậy. Tưởng Quyền rất yêu Hạ Nghiên, mỗi khi đi tham gia yến tiệc ông ta nhất định sẽ dẫn theo Hạ Nghiên, Hạ Nghiên càng ưu nhã càng làm nổi bật sự gượng gạo của Triệu Mi hơn, ít nhất trong mắt người đời là như vậy.
Bây giờ Tưởng Tố Tố nhắc lại chuyện cầm kỳ thi họa của Triệu Mi, có thể thấy rõ sự mỉa mai trong đó.
“Nhị muội nói vậy là sai rồi.” Tưởng Nguyễn lại cười nói: “Chẳng lẽ tất cả học vấn của Nhị muội đều do mẫu thân dạy dỗ? Đương nhiên không phải, phụ thân vì thương yêu nhị muội nên mới mời tiên sinh về dạy dỗ, còn ta ở thôn trang, làm gì có may mắn được mời tiên sinh chứ.”
Tưởng Tố Tố nghẹn lời, dừng lại một lát mới nói tiếp: “Nhưng muội thấy đại tỷ thông minh như vậy, chắc cũng có sở trường nào đó. Huống hồ chuyện này lại liên quan đến thể diện của Tưởng phủ. Đại tỷ, tỷ thử nghĩ lại xem, tỷ có tài nghệ gì, chí ít ứng phó qua loa cũng được.”
“Vậy theo ý nhị muội, ta có thể làm gì?” Tưởng Nguyễn hỏi.
Tưởng Tố Tố hơi nghi ngờ nhìn nàng, lại thấy ánh mắt Tưởng Nguyễn bình thản, dường như thực sự muốn mình giúp đỡ, liền nói: “Thư pháp, đánh cờ, hội họa không phải một sớm một chiều là học được, đại tỷ lại chưa được học đàn, hay là múa một khúc được không? Ở thôn trang chắc cũng có biểu diễn ca múa, nếu học múa thì chỉ vài động tác là xong.”
Tưởng Nguyễn gật đầu: “Đúng là một ý kiến hay, nhị muội suy nghĩ thật chu đáo.”
Tưởng Lệ ngồi một bên cười lạnh nói: “Đừng ra vẻ hiểu biết, nếu không lại bị cười chê.” Tuy nói như vậy, nhưng trong mắt lại cười trên sự đau khổ của người khác. Tưởng Đan nhút nhát rụt rè ngồi bên mỉm cười với Tưởng Nguyễn.
Tưởng Nguyễn ngả người về sau nói: “Vậy ta thực sự phải nghĩ thật kỹ, xem nên múa gì mới được.”
“Ta tin tưởng đại tỷ nhất định sẽ khiến mọi người kinh ngạc.” Tưởng Tố Tố cười nói.
Tưởng Nguyễn nhắm mắt lại, ra vẻ trầm tư suy nghĩ, nhưng trong lòng lại trấn tĩnh.
Trên thuyền đều là tiểu thư nhà quyền quý, có tài nghệ nào mà chưa thấy qua, Tưởng Tố Tố nói muốn nàng nhảy múa, nhưng ở thôn trang đều là bài múa dân gian. Nếu nàng thực sự múa như vậy thì ngày mai sẽ trở thành trò cười cho toàn kinh thành.
Tưởng Tố Tố lại dùng thủ đoạn giống hệt kiếp trước, có thể biểu diễn nhưng không thể nào như nguyện của nàng ta rồi.
Không biết qua bao lâu, chỉ nghe phu xe quát một tiếng, xe ngựa lắc lư dừng lại. Mấy nha hoàn bên ngoài kéo rèm, người trên xe ngựa theo thứ tự từ từ đi xuống.
Tưởng Nguyễn là người xuống xe cuối cùng, khi đi đến bãi cỏ, thấy rõ cảnh tượng trước mắt, nàng bỗng cảm thấy hơi hoảng hốt.
Lúc xe ngựa chạy khỏi, trời đã tối. Như một sân khấu sâu trong bầu trời đêm, vô số đèn Khổng Minh chiếu sáng khắp nơi. Một mảng ở kinh thành sáng rực, dưới sông Hộ Thành cũng đèn đuốc sáng choang. Nhiều loại đèn hoa đăng thả đầy trên khắp mặt sông, nhìn xa xa như một dãy sao sáng vậy. Hai chiếc thuyền điêu khắc long phượng dẫn đầu, được trang trí không ít đèn hoa đăng tinh xảo, làn khói xanh lượn lờ, bên trong truyền ra những tiếng cười nói thật dễ nghe.
Đây chính là thuyền Linh Lung và thuyền Thanh Tùng, Tưởng Nguyễn hít một hơi thật sâu, bỗng nghe gã sai vặt nói lớn: “Tiểu thư Tưởng gia tới…..”
Tiếng cười nói dừng lại, ở cửa sổ của hai chiếc thuyền lớn đều có những ánh mắt thăm dò, tập trung trên người các vị tiểu thư tới chậm này.
Tưởng Tố Tố ở kinh thành vốn là mỹ nữ tuyệt sắc, nên mọi ánh mắt đều dõi theo là lẽ đương nhiên. Hôm nay nàng mặc một chiếc áo khoác lông chồn kết hợp với váy dài màu trắng, đầu vấn kiểu Lưu Vân Kế, một bên cài trâm hoa mai bằng ngọc, lúc bước đi y phục khẽ đung đưa theo gió, thanh tao như tiên tử hạ phàm.
Nhưng ánh mắt mọi người chỉ dừng trên người nàng chốc lát liền chú ý tới thiếu nữ đằng sau lưng nàng.
Thiếu nữ mặc y phục đỏ thẫm, càng làm nổi bật làn da trắng như bạch ngọc. Áo choàng thêu hình chim Hạc, dáng người yểu điệu, đôi mắt như nước mùa thu, mày như mực vẽ. Dưới ánh đèn khuôn mặt gọn gàng, đôi mắt quyến rũ như có như không. Đôi môi đỏ mọng, mái tóc dài đen nhánh quấn lại bằng một cây trâm. Khác với vẻ đẹp thanh lệ thoát tục của tiên tử, nàng quyến rũ minh diễm, cực kỳ quy củ, rất lễ nghi, lại lơ đãng lộ ra sự quyến rũ. Từng bước từng bước đi về phía mọi người, khiến cho ai nấy đều phải ngừng thở, không thể phân biệt thiếu nữ hoàn mỹ này là mộng hay là thực.
Nàng đẹp đến mức khiến lòng người kinh hãi.
Các vị tiểu thư Tưởng phủ sắp đi tới Hội Hoa Đăng, còn những công tử tiểu thư khác đã đến từ sớm, nhưng chưa lên thuyền, mà chỉ ngồi trong tửu lầu trên bờ ngắm Hoa Đăng.
Xe ngựa đã chờ trước cửa phủ từ sớm, Tưởng Tố Tố lên xe trước, rồi gọi Tưởng Lệ, Tưởng Đan và Tưởng Nguyễn cùng lên. Có vài thị vệ đi theo, xe ngựa đưa mọi người đến bờ sông Vĩnh Định, thuyền Linh Lung đã sớm chờ ở đó.
Tuy nói thuyền Linh Lung là do các tiểu thư quý tộc tự tổ chức, nhưng chi phí mỗi năm đều do trong cung chi ra. Không phải Hoàng Hậu, mà là Thục Phi nương nương, người nắm quyền lớn nhất trong hậu cung hiện tại, cũng chính là mẹ ruột của Bát hoàng tử. Thục phi là người được hoàng thượng sủng ái nhất, địa vị ở trong cung ngay cả Hoàng Hậu cũng phải kiêng nể vài phần. Nhà mẹ đẻ tiền muôn bạc biển, chút bạc này chẳng là gì cả, hàng năm đều rất hào phóng ra bạc cho thuyền Linh Lung và thuyền Thanh Tùng, nói đó chỉ để tạo sự náo nhiệt thôi, nhưng thâm ý trong đó thì không ai biết được.
Xe ngựa chạy chậm trên đường, Tưởng Lệ cùng Tưởng Đan vốn là thứ nữ, hôm nay cũng là lần đầu đi Hội Hoa Đăng. Tưởng Đan nhát gan cúi đầu im lặng, vẻ mặt Tưởng Lệ có chút nôn nóng, nếu không phải kiêng dè Tương Nguyễn và Tương Tố Tố thì hai người đã sớm vén rèm nhìn ra bên ngoài.
Tưởng Nguyễn đang nhắm mắt nghỉ ngơi, chợt nghe tiếng Tưởng Tố Tố nói: “Đại tỷ, tỷ có tài nghệ gì không?”
Tới rồi, trong lòng Tưởng Nguyễn cười nhạt, mở mắt tỏ vẻ kinh ngạc nói: “Ta không biết, nhị muội hỏi vậy là có ý gì?”
“Đại tỷ, tỷ không cần phải khiêm tốn như vậy.” Tưởng Tố Tố giả bộ không vui nói: “Tỷ muội chúng ta sao lại phải thẹn thùng chứ? Đại tỷ, chắc tỷ không biết, Hội Hoa Đăng hằng năm, trên thuyền Linh Lung, các tiểu thư sẽ phải biểu diễn tài nghệ để chọn ra người đứng nhất. Nếu có thể thắng, thì sẽ có được chiếc đèn Hoa Đăng đẹp nhất.”
Tưởng Nguyễn cúi đầu suy nghĩ một lát rồi nói: “Nghe rất thú vị, nhưng ta thực sự không biết gì cả.”
“Sao có thể chứ?” Tưởng Tố Tố nói: “Trước đây khi đại nương còn sống, cầm kỳ thi họa (Đàn, cờ, thơ, vẽ) đều tinh thông, muội không tin người chưa từng dạy tỷ.” Giọng nàng ngây thơ, như một tiểu cô nương thẳng thắn chân thành, khiến mọi người không thể giận nổi. Lúc đầu ở Tưởng phủ, ai không biết Triệu Mi sinh trong Võ gia, lại cam tâm tình nguyện học cầm kỳ thi họa vì Tưởng Quyền, nhưng cũng không thể được sủng ái. Nàng vì Tưởng Quyền nên miễn cưỡng học những thứ nho nhã này, trước mặt đệ nhất tài nữ kinh thành giống như trẻ nhỏ mới tập học chữ vậy. Tưởng Quyền rất yêu Hạ Nghiên, mỗi khi đi tham gia yến tiệc ông ta nhất định sẽ dẫn theo Hạ Nghiên, Hạ Nghiên càng ưu nhã càng làm nổi bật sự gượng gạo của Triệu Mi hơn, ít nhất trong mắt người đời là như vậy.
Bây giờ Tưởng Tố Tố nhắc lại chuyện cầm kỳ thi họa của Triệu Mi, có thể thấy rõ sự mỉa mai trong đó.
“Nhị muội nói vậy là sai rồi.” Tưởng Nguyễn lại cười nói: “Chẳng lẽ tất cả học vấn của Nhị muội đều do mẫu thân dạy dỗ? Đương nhiên không phải, phụ thân vì thương yêu nhị muội nên mới mời tiên sinh về dạy dỗ, còn ta ở thôn trang, làm gì có may mắn được mời tiên sinh chứ.”
Tưởng Tố Tố nghẹn lời, dừng lại một lát mới nói tiếp: “Nhưng muội thấy đại tỷ thông minh như vậy, chắc cũng có sở trường nào đó. Huống hồ chuyện này lại liên quan đến thể diện của Tưởng phủ. Đại tỷ, tỷ thử nghĩ lại xem, tỷ có tài nghệ gì, chí ít ứng phó qua loa cũng được.”
“Vậy theo ý nhị muội, ta có thể làm gì?” Tưởng Nguyễn hỏi.
Tưởng Tố Tố hơi nghi ngờ nhìn nàng, lại thấy ánh mắt Tưởng Nguyễn bình thản, dường như thực sự muốn mình giúp đỡ, liền nói: “Thư pháp, đánh cờ, hội họa không phải một sớm một chiều là học được, đại tỷ lại chưa được học đàn, hay là múa một khúc được không? Ở thôn trang chắc cũng có biểu diễn ca múa, nếu học múa thì chỉ vài động tác là xong.”
Tưởng Nguyễn gật đầu: “Đúng là một ý kiến hay, nhị muội suy nghĩ thật chu đáo.”
Tưởng Lệ ngồi một bên cười lạnh nói: “Đừng ra vẻ hiểu biết, nếu không lại bị cười chê.” Tuy nói như vậy, nhưng trong mắt lại cười trên sự đau khổ của người khác. Tưởng Đan nhút nhát rụt rè ngồi bên mỉm cười với Tưởng Nguyễn.
Tưởng Nguyễn ngả người về sau nói: “Vậy ta thực sự phải nghĩ thật kỹ, xem nên múa gì mới được.”
“Ta tin tưởng đại tỷ nhất định sẽ khiến mọi người kinh ngạc.” Tưởng Tố Tố cười nói.
Tưởng Nguyễn nhắm mắt lại, ra vẻ trầm tư suy nghĩ, nhưng trong lòng lại trấn tĩnh.
Trên thuyền đều là tiểu thư nhà quyền quý, có tài nghệ nào mà chưa thấy qua, Tưởng Tố Tố nói muốn nàng nhảy múa, nhưng ở thôn trang đều là bài múa dân gian. Nếu nàng thực sự múa như vậy thì ngày mai sẽ trở thành trò cười cho toàn kinh thành.
Tưởng Tố Tố lại dùng thủ đoạn giống hệt kiếp trước, có thể biểu diễn nhưng không thể nào như nguyện của nàng ta rồi.
Không biết qua bao lâu, chỉ nghe phu xe quát một tiếng, xe ngựa lắc lư dừng lại. Mấy nha hoàn bên ngoài kéo rèm, người trên xe ngựa theo thứ tự từ từ đi xuống.
Tưởng Nguyễn là người xuống xe cuối cùng, khi đi đến bãi cỏ, thấy rõ cảnh tượng trước mắt, nàng bỗng cảm thấy hơi hoảng hốt.
Lúc xe ngựa chạy khỏi, trời đã tối. Như một sân khấu sâu trong bầu trời đêm, vô số đèn Khổng Minh chiếu sáng khắp nơi. Một mảng ở kinh thành sáng rực, dưới sông Hộ Thành cũng đèn đuốc sáng choang. Nhiều loại đèn hoa đăng thả đầy trên khắp mặt sông, nhìn xa xa như một dãy sao sáng vậy. Hai chiếc thuyền điêu khắc long phượng dẫn đầu, được trang trí không ít đèn hoa đăng tinh xảo, làn khói xanh lượn lờ, bên trong truyền ra những tiếng cười nói thật dễ nghe.
Đây chính là thuyền Linh Lung và thuyền Thanh Tùng, Tưởng Nguyễn hít một hơi thật sâu, bỗng nghe gã sai vặt nói lớn: “Tiểu thư Tưởng gia tới…..”
Tiếng cười nói dừng lại, ở cửa sổ của hai chiếc thuyền lớn đều có những ánh mắt thăm dò, tập trung trên người các vị tiểu thư tới chậm này.
Tưởng Tố Tố ở kinh thành vốn là mỹ nữ tuyệt sắc, nên mọi ánh mắt đều dõi theo là lẽ đương nhiên. Hôm nay nàng mặc một chiếc áo khoác lông chồn kết hợp với váy dài màu trắng, đầu vấn kiểu Lưu Vân Kế, một bên cài trâm hoa mai bằng ngọc, lúc bước đi y phục khẽ đung đưa theo gió, thanh tao như tiên tử hạ phàm.
Nhưng ánh mắt mọi người chỉ dừng trên người nàng chốc lát liền chú ý tới thiếu nữ đằng sau lưng nàng.
Thiếu nữ mặc y phục đỏ thẫm, càng làm nổi bật làn da trắng như bạch ngọc. Áo choàng thêu hình chim Hạc, dáng người yểu điệu, đôi mắt như nước mùa thu, mày như mực vẽ. Dưới ánh đèn khuôn mặt gọn gàng, đôi mắt quyến rũ như có như không. Đôi môi đỏ mọng, mái tóc dài đen nhánh quấn lại bằng một cây trâm. Khác với vẻ đẹp thanh lệ thoát tục của tiên tử, nàng quyến rũ minh diễm, cực kỳ quy củ, rất lễ nghi, lại lơ đãng lộ ra sự quyến rũ. Từng bước từng bước đi về phía mọi người, khiến cho ai nấy đều phải ngừng thở, không thể phân biệt thiếu nữ hoàn mỹ này là mộng hay là thực.
Nàng đẹp đến mức khiến lòng người kinh hãi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.