Chương 13
Thái Trí Hằng
04/07/2013
“Nếu
tranh vẽ là mũi tên mà họa sĩ bắn ra, mũi tên mà họa sĩ giỏi nhất bắn ra sẽ
không lướt qua bên tai anh mà trúng thẳng vào trái tim anh.”
Kha Tuyết từng nói vậy với tôi.
Nếu theo cách nói đó, vậy Kha Tuyết nhất định là một họa sĩ giỏi.
Ngay ngày đầu tiên sau khi Kha Tuyết bắn ra mũi tên đau thương, hết giờ làm tôi vẫn tới quán cà phê chờ cô ấy.
Tấm thẻ “Đã đặt chỗ” vẫn còn đó, nhưng tôi đợi tới tận khi quán cà phê đóng cửa, cô ấy vẫn không xuất hiện.
Tôi và chủ quán không nói gì với nhau, chỉ lúc tính tiền anh ta mới nói một câu: “Tổng cộng một trăm hai mươi đồng.”
Sau đó tôi đưa tiền, anh ta trả lại tiền lẻ.
Đón tàu điện ngầm về nhà, tôi vượt qua buổi tối mất ngủ đầu tiên.
Ngày thứ hai đến thứ mười sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương ra, ngày ngày tôi đều tới quán cà phê chờ cô ấy.
Tấm thẻ “Đã đặt chỗ” vẫn luôn ở đó, nhưng mãi cô vẫn không tới.
Chủ quán ngay nói với tôi một lời cũng lười, lúc tính tiền tay phải giơ một ngón tay, hai ngón tay, cuối cùng biến thành cả nắm tay.
Sau đó tôi đưa tiền, anh ta thối lại.
Ngày thứ mười một sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương là sáng thứ bảy, buổi sáng mười giờ tôi đã ra quán.
Vừa hay đúng lúc chủ quán bắt đầu mở cửa kinh doanh, tôi đi thẳng vào, ngồi xuống vị trí cạnh cửa sổ.
Tấm thẻ “Đã đặt chỗ” biến mất không thấy đâu, trong lòng tôi hoảng loạn một hồi, cho rằng cô ấy không tới đây nữa.
Chỉ thấy chủ quán lấy tấm thẻ “Đã đặt chỗ” từ dưới quầy bar ra, nhẹ nhàng lau qua một cái,
Rồi bước tới bàn thứ hai sát cửa sổ, đặt lên bàn.
Mặt trời xuống núi rồi, những tấm biển quảng cáo ngoài đường sáng lên rồi tối đi, màn đêm nuốt hết mặt đường.
Cô ấy vẫn không xuất hiện.
Lúc tính tiền, chủ quán lại giơ một ngón tay, hai ngón tay, cuối cùng biến thành nắm tay.
Tôi lắc đầu.
Chủ quán lại giơ ra: một ngón tay, hai ngón tay rồi nắm tay.
Tôi vẫn lắc đầu.
“Là sao?” Cuối cùng anh ta cũng mở miệng hỏi.
“Tôi quên mang tiền rồi.” Tôi nói.
“Đối diện có máy ATM.”
“Ngay cả ví tôi cũng không mang.”
Đây là lần đầu tiên chúng tôi nói chuyện với nhau trong suốt mười một ngày nay.
Chủ quán nhìn tôi một lúc rồi nói: “Hôm nay tôi mời anh.”
“Cám ơn.” Tôi đáp.
“Đói không?”
“Ừ.” Tôi gật đầu.
“Cậu ngồi đó chờ chút.” Chủ quán quay người. “Tôi làm vài món ăn.”
Tôi trở lại chỗ, lẳng lặng đợi.
Mười phút sau, chủ quán bưng hai đĩa thức ăn tới, đặt một đĩa trước mặt tôi.
“Đĩa kia của anh nhiều hơn.” Tôi nói.
Chủ quán đổi chỗ hai đĩa, sau đó nói: “Ăn đi.”
Tôi ăn vài miếng, nghe anh ta nói: “Tôi và cô ấy là bạn cùng đại học.”
“Không thể nào?” Tôi ngẩng đầu. “Trông anh như chú cô ấy ấy.”
“Cậu muốn nghe chuyện?” Anh ta nói: “Hay muốn đánh giá?”
“Nghe chuyện.” Tôi quyết định theo lựa chọn sáng suốt.
“Năm thứ ba đại học, cô ấy đột nhiên muốn ra nước ngoài du học.”
“Vì sao?”
“Vì cô ấy cảm thấy những bức tranh mình vẽ là vật chết, không có cảm tình.”
“Là sao?”
“Tranh vẽ khác với những đồ công nghệ, anh sẽ không cảm thấy một bình hoa đang khóc hay đang cười, nhưng một bức tranh...”
“Thì sao?”
“Sẽ.” Anh ta đáp: “Tranh sẽ khóc, cũng sẽ cười, thậm chí có thể khiến người xem nó khóc hoặc cười.”
“Ừm.”
“Cô ấy không muốn mình chỉ học những kỹ xảo hội họa, cô ấy còn muốn học cách làm sao để biểu đạt cảm tình trong bức tranh.”
“Vậy vẫn có thể lưu lại tại Đài Loan mà.” Tôi hỏi.
“Ở lại Đài Loan, tình cảm càng phân tán; ra nước ngoài, toàn bộ tình cảm sẽ tập trung trên bức tranh.”
“Cô ấy nghĩ nhiều quá.”
“Cậu thì biết cái gì.” Cậu ta trừng mắt nhìn tôi.
Tôi không muốn tranh luận tiếp với anh ta, vì vậy bèn nói: “Anh nói đúng, tôi không hiểu.”
“Từ lúc còn đi học ở Đài Loan cô ấy đã thích tới quán cà phê này, cũng hay bảo cà phê ở đây uống rất ngon.”
“Quán cà phê này không phải của anh à?”
“Lúc đó thì không.” Anh ta nói: “Trong mấy năm khi cô ấy ra nước ngoài du học, tôi liều mạng kiếm tiền, cuối cùng thuê được quán này, cũng nhờ chủ quán dạy tôi pha cà phê.”
“Chủ quán trước xem ra cũng không tồi.”
“Không. Ông ấy cho rằng tôi là xã hội đen, thế nên không thể không dạy.”
Tôi cảm thấy rất buồn cười, vì vậy bèn cười lên vài tiếng.
Chủ quán trông rất ngầu, lại có vẻ hơi hung bạo, thêm quả đầu húi cua, hèn gì bị người ta lầm là người trong xã hội đen.
“Sau khi cô ấy về Đài Loan, gần như ngày nào cũng tới đây uống cà phê. Tôi không muốn cô ấy trả tiền cà phê, lại muốn xem cô tiếp tục vẽ, thế nên tôi bảo cô ấy dùng tranh của mình để đổi lấy cà phê.”
“Ừ.”
“Mọi bức tranh cô ấy đưa tôi, tôi đều bảo quản rất tốt. Nếu có cơ hội sẽ giúp cô ấy mở triển lãm tranh.”
“Anh đúng là người tốt.”
“Từ khi cô ấy quen cậu, tranh vẽ càng lúc càng đẹp, điểm này tôi phải cám ơn cậu.”
“Đừng khách sáo.”
“Nhưng giờ cô ấy bỏ đi cũng là do cậu, thế nên tôi không cách nào tha thứ cho cậu được.”
“Xin lỗi.”
Chúng tôi cùng im lặng, cũng đồng thời chuyển sự chú ý về món ăn trên bàn.
“Nói về anh một chút đi.” Tôi đánh vỡ không khí trầm lắng. “Anh cũng là người học nghệ thuật, sao không vẽ tiếp?”
“Nghệ thuật cần có thiên phú, so với cô ấy, tôi không có thiên phú.”
“Thật không?”
“Ừ. Tôi nhiều lắm là trở thành nhà bình luận nghệ thuật, không thể trở thành người sáng tác nghệ thuật được.”
“Vì sao?”
“Sáng tác phải dựa vào bản thân mình và chỉ bản thân mình thôi, nhà bình luận lại có thể đứng dưới góc độ người thứ ba.”
“Anh không có ‘bản thân mình’ sao?”
“Sau khi quen cô ấy thì không có nữa rồi.”
Chủ quán nói xong bèn thở một hơi thật dài.
“Anh có biết cô ấy đi đâu không?”
Chủ quán lắc đầu.
“Chẳng phải anh có số điện thoại của cô ấy sao?”
Chủ quán đứng dậy, ra chỗ quầy bar, rồi tìm một món đồ dưới quầy bar ra, cầm trở lại.
“Đây là di động của cô ấy.” Anh ta đặt một chiếc di động màu đỏ lên trên mặt bàn, sau đó nói: “Nếu cậu muốn, tôi bán cho cậu với giá ba ngàn đồng.”
“Anh điên à, tôi mua di động của cô ấy làm gì?”
Tôi hơi nổi nóng, không phải vì ba ngàn đồng ấy, mà bởi vì cơ hội tìm thấy Kha Tuyết đã càng xa vời.
Chủ quán thu dọn đĩa trở lại quầy bar, tôi cũng đứng dậy chuẩn bị đi khỏi.
Trước khi đi khỏi tôi vẫn ôm một tia hy vọng cuối cùng, hỏi chủ quán:
“Anh có biết lúc nào cô ấy về không?”
“Không biết.” Anh ta dừng lại một chút rồi nói tiếp: “Nhưng tôi sẽ chờ.”
Mở cửa quán ra, tôi quay đầu lại nói với chủ quán:
“Anh sinh nhầm thời đại rồi, nếu trong tiểu thuyết tình yêu thời hiện đại, anh chỉ có thể làm vai phụ; nhưng nếu trong thời của tiểu thuyết võ hiệp, anh chắc chắn sẽ là một đại hiệp.”
Chủ quán không trả lời, bước tới bàn thứ hai bên cửa sổ, cầm tấm thẻ “Đã đặt chỗ” lên, rồi quay lại quầy bar, cẩn thận cất nó đi.
Tôi ra khỏi quán cà phê, đèn trong quán cũng tắt, chìm vào bóng tối mịt mờ.
Bước khỏi chuyến tàu điện ngầm cuối cùng, từ từ đi về nhà, không biết tốn mất bao lâu.
Ngày thứ mười hai sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương đó, tôi không tới quán cà phê ấy nữa.
Ngày thứ mười tám sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương, tôi tới chỗ ở của Kha Tuyết.
Mở cửa là mẹ của Tiểu Lỵ, cô ấy vừa thấy tôi đã nói ngay:
“Hóa ra là gã vô lương tâm nhà anh.”
“Tôi...” Da đầu tôi lập tức tê dại, không biết nên nói gì.
“Cô ấy không ở đây. Anh có thể đi.”
“Cô ấy đi đâu?”
“Không biết. Cô ấy đem theo dụng cụ vẽ tranh và giá vẽ, chỉ nói muốn ra ngoài một chút.”
“Lúc nào cô ấy về?”
“Cô ấy không nói.”
“Tới phiên tôi hỏi anh.” Cô ấy nói.
“Ừ.”
“Anh có từng lên giường với cô ấy hay không?”
“Này!”
“Này cái gì mà này?” Cô ấy cao giọng hỏi tiếp: “Rốt cuộc là có hay không?”
“Không có!” Tôi cũng cao giọng đáp lại.
“Vậy là được.” Cô ấy nói: “Anh vẫn còn chưa tính là táng tận lương tâm.”
Tôi cảm nói chuyện với cô ấy không hợp, hơn nữa chuyện cần hỏi cũng đã hỏi, bèn bước xuống lầu.
“Cô ấy có gọi điện về.”
“Thật không?” Tôi lập tức dừng bước. “Cô ấy nói gì không?”
“Tôi không biết.” Cô ấy nói. “Tiểu Lỵ nhận điện thoại.”
“Ừm.”
Tôi lại bắt đầu đi xuống, lại nghe cô ấy hỏi: “Gần đây anh hay thức đêm à.”
“Không.” Tôi lại ngừng chân. “Chỉ có điều giấc ngủ buổi tối không được tốt, hay mất ngủ.”
“Hèn gì nhìn da anh hơi thiếu sức sống.”
“Hả?”
“Gần đây công ty chúng tôi mới khai trương một seri sản phẩm dưỡng da bọt trắng, anh có muốn xem thử hay không?”
“Bao nhiêu tiền?”
“Hai vạn đồng.”
“Đắt quá.”
“Còn seri trẻ nhỏ, chỉ cần một vạn hai.”
“Vẫn quá đắt.”
“Còn seri vàng lấp loáng, nước lóng lánh, trắng mịn mịn...”
Tôi không đợi cô ấy nói xong, vội vàng chạy xuống lầu, không hề quay đầu lại.
Đón xe bus rồi chuyển sang tàu điện ngầm, đi bộ về nhà, vượt qua buổi tối mất ngủ thứ mười tám.
Ngày thứ hai mươi sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương, tôi tới nhà trẻ của Tiểu Lỵ.
Tiểu Lỵ đang ngồi trên thảm cỏ, cúi đầu vẽ tranh, tôi cong người xuống hỏi: “Cháu đang vẽ gì thế?”
“Tiểu Bì.” Cô bé trả lời nhưng không ngẩng đầu lên.
Ánh mắt tôi nhìn về phía trước tìm tòi, thấy chú chó chăn trẻ thần kỳ kia.
Lại cúi đầu nhìn bức tranh của Tiểu Lỵ, chú chó trong tranh lông dựng thẳng tắp, trông như con nhím.
“Cháu đang vẽ Tiểu Bì bị sét đánh trúng à?” Tôi hỏi.
“Cái gì!” Tiểu Lỵ hai tay chống nạnh, lớn tiếng đáp: “Là Tiểu Bì lúc tức giận chứ!”
“Vẽ đẹp lắm.” Tôi cười gượng hai tiếng, có phần nghĩ một đằng nói một nẻo.
Tiểu Lỵ ngẩng đầu lên nhìn tôi, trong mắt thoáng hiện vẻ hoài nghi.
“Mẹ cháu đâu?” Tôi thử hỏi.
“Mẹ phải một lúc nữa mới tới đến đón cháu.” Tiểu Lỵ lại cúi đầu vẽ tranh.
“Chú hỏi mẹ biết vẽ tranh của cháu cơ.”
“Mẹ đi rồi.”
“Không phải mẹ có gọi điện cho cháu à? Mẹ nói gì với cháu?”
“Mẹ bảo cháu phải ngoan, phải nghe lời mẹ.”
“Mẹ có nói bao giờ trở về không?”
“Không.”
“Cháu còn nhớ mẹ nói gì nữa không?”
“Chú ồn ào quá đấy!”
Tiểu Lỵ quay lưng về phía tôi, có vẻ không muốn để ý tới tôi nữa.
“Cháu biết không?” Tôi bước tới hai bước, đến bên cạnh cô bé, cúi người nói tiếp:
"Họa sĩ giỏi, khi vẽ gió sẽ khiến người ta nghe thấy tiếng vù vù, khi vẽ mưa sẽ khiến người ta nghe tiếng lộp bộp, còn khi vẽ sấm chớp sẽ làm người ta vô thức che lỗ tai lại."
Tiểu Lỵ vẫn không phản ứng, tôi lại tiếp tục: “Còn họa sĩ lợi hại hơn, lúc vẽ gió sẽ khiến người ta...”
Còn chưa nói xong, Tiểu Lỵ đột nhiên đứng bật dậy, chạy đi nhanh như chớp.
Sau đó tôi nghe thấy tiếng chó sủa, không phải từ bức tranh của Tiểu Lỵ mà là từ thảm cỏ trước mặt.
Tháng đầu tiên sau khi Kha Tuyết bắn ra mũi tên đau thương, tôi lại bắt đầu viết “Diệc Thứ và Kha Tuyết” tiếp.
Từ khi Lễ Yên và Kha Tuyết đi khỏi, vốn tôi đã ngừng bút;
Nhưng giờ đây lại cảm thấy, mình nhất định phải viết tiếp, viết tiếp nữa, mới có thể hóa giải nỗi đau trong lòng.
Lúc viết tới chương “đau thương”, tôi không ngừng nghe thấy tiếng lòng đau thương của Lễ Yên, cũng cảm thụ được nỗi đau của Kha Tuyết.
Vì vậy viết xong “đau thương” tôi cũng chẳng viết nổi nữa.
Có điều tôi lại hiểu ra một đạo lý:
Nếu tranh vẽ đã có thể khiến người ta nghe thấy âm thanh, cũng khiến người ta có cảm xúc trong lòng, vậy chắc hẳn tiểu thuyết cũng đồng dạng?
Tôi đưa “Diệc Thứ và Kha Tuyết” cho Đại Đông đọc.
Cậu ta nói, khi đọc về bức tranh “Tình yêu ở nơi đâu” của Kha Tuyết trong cuốn tiểu thuyết, cậu ta đột nhiên có một cảm giác.
“Cảm giác ra sao?” Tôi hỏi.
“Đôi nam nữ ôm nhau trong bức tranh này, chắc hẳn là Diệc Thứ và Kha Tuyết.” Cậu ta nói.
Đại Đông khiến tôi càng thêm xác định, giữa Diệc Thứ và Kha Tuyết, có tồn tại tình yêu.
Tháng thứ hai sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương ra, công ty khôi phục giờ làm bình thường.
Nhưng Tiểu Lương lại nộp đơn từ chức.
Tiểu Lương nói mình mới hai mươi tám tuổi, muốn ra nước ngoài học thêm một chút.
Thật ra từ sau khi Lễ Yên đi khỏi, tôi không còn cảm thấy cậu ta là kẻ đáng ghét nữa.
Trong tiểu thuyết tình yêu, mâu thuẫn lớn nhất thường không tới từ điểm bất đồng, mà ngược lại, đến từ điểm tương đồng.
Nói cách khác, hai chàng trai cùng thích một cô gái, hoặc hai cô gái cùng thích một chàng trai.
Đây là mâu thuẫn lớn nhất giữa tôi và Tiểu Lương.
Thế nên trong tiểu thuyết của tôi, Tiểu Lương biến thành nhân vật phản diện.
Nếu Tiểu Lương cũng viết tiểu thuyết, vậy trong tiểu thuyết của cậu ta, Diệc Thứ chắc chắn cũng sắm vai nhân vật phản diện.
Cô Lý quyết định giảm béo, vì chỉ hai tháng không đi ăn cùng Lễ Yên, chị ta đã mập thêm tới ba cân.
Cô ấy bắt đầu tập thể dục, chạy bộ, cũng không đi thang máy nữa mà leo thang bộ lên công ty.
Tầng chín đấy! Hèn gì mỗi sáng sớm lúc tới công ty thấy cô Lý, cô ấy luôn thở hồng hộc.
Sau một tuần, tôi cảm thấy cô ấy có vẻ cường tráng hơn, chắc là do mỡ chuyển thành cơ thịt.
Tháng thứ ba sau khi Kha Tuyết bắn ra mũi tên đau thương, tôi thuê một chiếc xe, lái về phía đông.
Ở gần Hoa Liên, thấy một vườn hoa cải lớn.
Tôi không khỏi dừng xe lại, rong chơi trong thế giới đầy sắc vàng đó.
Đây là cảnh tượng đã xuất hiện trong bức tranh “Thiên đường” của Kha Tuyết.
Tôi quên hẳn mọi theo đuổi và đau thương, cảm thấy như sống lại lần nữa.
Bầu trời đột nhiên mưa to, trong lúc nhất thời cũng quên béng mất mình dừng xe ở đâu, vừa hay thấy gần đó có một căn nhà, bèn chạy về phía đó, trú mưa dưới mái hiên ngoài nhà.
Nơi đó dường như là một trang viên, gồm ba bốn căn phòng mái ngói giản đơn, giữa sân là một bãi cỏ lớn màu xanh lục.
Trên cỏ đặt hai ba mươi tảng đá lớn, đã được người ta điêu khắc.
Tôi nhìn khắp nơi, ngoài cửa có một tấm biển nhỏ nói nên rằng đây là một sân vườn chạm khắc đá.
“Chàng trai.” Một ông lão trông khoảng sáu mươi tuổi, râu tóc bạc trắng bung dù bước tới. “Vào đây mà trú mưa.”
Nhìn nụ cười và thái đột thân thiết của ông, tôi bèn gật đầu: “Cám ơn.”
Chúng tôi cùng bung dù, bước vào căn chòi trong sân, ông lão thu ô, nói: “Uống chén trà đi.”
Tôi ngồi xuống, cảm giác trên đầu có mưa, ngẩng đầu lên nhìn, nóc chòi được lợp bằng cỏ tranh, vì vậy hạt mưa lọt qua lớp cỏ, nhỏ vài hạt xuống bên dưới chòi.
Tôi chuyển vị trí khác tránh chỗ ướt đi nhận lấy chén trà nóng của ông lão.
Ngoài chòi tuy rằng mưa tầm tã, nhưng trong chòi ông lão vẫn đang đun nước ngâm trà.
Tôi cảm thấy thật ấm áp và yên bình.
Ông lão hỏi tôi từ đâu tới? Tới đây làm gì? Tôi theo sự thật kể lại.
Sau đó nói: “Nếu căn chòi này để cho cháu làm, chắc chắn sẽ không bị dột nước.”
Ông lão nghe tôi nói xong bèn cười ha hả, tiếng cười sang sảng như một người trẻ tuổi nhiệt tình.
Ông lão vừa uống trà vừa kể chuyện của mình cho tôi.
Hóa ra ông là thợ điêu khắc đá, nhưng chưa từng học ở học viện nghệ thuật chính quy.
Lúc còn trẻ vì cuộc sống đã bất kể tính chất công việc, trước sau làm hơn chục thứ việc nhưng đều không kéo dài.
Cuối cùng lại tìm được mình trong thế giới điêu khắc.
“Lúc tôi mới khắc tượng, thường lặn xuống biển tìm đá.” Ông lão nói.
“Vì sao?” Tôi rất nghi hoặc. “Trên núi đâu cũng có đá mà.”
“Đá trong biển cứng rắn hơn.” Ông nói: “Tảng đá càng cứng, độ khó khi điêu khắc càng cao. Như vậy trong quá trình điêu khắc càng cảm nhận được sức sống.”
Tôi phát hiện dù tuổi ông ấy đã lớn, thân thể trông cũng gầy gò, nhưng trong mắt lại chất chứa năng lượng khổng lồ.
Mưa dường như đã ngừng, ông lão nhìn ra phía ngoài chòi, nói: “Để tôi đưa cậu đi xem qua nơi này.”
“Vâng.” Tôi gật đầu, đứng dậy.
Chúng tôi đi qua một căn phòng, chỉ thấy chùy với đục hỏng quăng khắp nơi, tôi cũng thầm chấn động.
Tay phải nhặt một cái chùy sắt nặng lên, phần sắt vì va chạm liên tục mà giờ đã cong vòng.
Trong lòng thầm suy nghĩ, phải trả qua mấy ngàn, mấy vạn lần gõ mới trở thành thế này được?
“Có khi tôi cảm thấy, so với những bức tượng mà mình đã khắc, đây mới là những sáng tác chân chính.”
Ông lão cười nhẹ nói.
Ông lão tùy ý bày tượng đá trên cỏ ngoài phòng, chẳng chút trang sức dư thừa.
“Dẫu sao cùng là đá, đâu sợ dầm mưa dãi nắng.” Ông cười nói.
Những tác phẩm của ông dường như đều lấy phụ nữ trung niên làm chủ đề, hơn nữa đều có cảm giác êm dịu và kiên nghị.
Ông lão nói đó là hình tượng mẹ ông, một phụ nữ nông thôn Đài Loan giản dị mà cường tráng.
Có một tác phẩm khác biệt hẳn, cô gái có vẻ còn rất trẻ, hơn nữa hình dáng tảng đá trông như hạt đậu, khiến cô gái trông giống đang ôm ấp một thứ gì đó, hoặc ai đó.
Điểm đặc biệt nhất là con mắt của cô gái hướng lên trên, mắt trái bị đục rỗng.
Trời mới đổ mưa, trong con mắt rỗng chứa đầy nước, mặt nước gợn lên từng cơn sóng nhỏ.
“Tác phẩm này rất đặc biệt, nó tên là...” Tôi hỏi.
“《 nhu tình vạn thiên 》” Ông lão trả lời.
“Trước kia lúc điêu khắc cũng không định đục rỗng mắt trái. Nhưng lúc điêu khắc mắt trái, cảm thấy mình làm sai cho nên dứt khoát đục rỗng mắt trái, cuối cùng thành như hiện giờ.” Ông nói.
Tác phẩm này khiến tôi chăm chú ngắm nghía không rời mắt, hai chân như dính chặt trên mặt đất.
“Lúc bình thường thì không có gì, nhưng cứ trời mưa, trong con mắt rỗng sẽ có nước, nhìn qua trông hệt như sóng mắt lưu chuyển.” Ông cười nói: “Thích tác phẩm này không?”
“Rất thích.” Tôi gật đầu: “Tảng đá là thứ cứng rắn như vậy, nhưng tác phẩm này lại có thể truyền đạt một cảm giác mềm mại, thật lợi hại.”
“Ha ha ha....” Ông lão đột nhiên cười một tràng dài, mãi không ngừng.
Tôi rất nghi hoặc nhìn ông lão, ông ngừng cười, nói: “Có người nói hệt như cậu.”
“Thật không?”
“Ba hôm trước, có một cô gái lái xe qua đây, hôm đó trời cũng đổ mưa.” Ông lão nói:
“Cô gái ấy cũng giống hệt cậu, đứng trước tác phẩm này một lúc lâu, sau đó nói những lời hệt như cậu.”
“Thế à.”
“Cô ấy học nghệ thuật đấy, còn vẽ một bức tranh tặng tôi.”
Nhịp tim của tôi bỗng nhiên tăng tốc, sau đó hỏi: “Cô ấy đi xe gì?”
“Xe màu đỏ.” Ông lão mỉm cười rồi nói: “Hiệu xe gì thì tôi không biết, vốn chẳng có tiền nên cũng chẳng nghiên cứu gì về xe.”
“Cháu có thể xem bức tranh của cô ấy không?” Giọng tôi hơi run run.
Ông lão gật đầu, trở về phòng, lấy một bức tranh ra đưa cho tôi.
Bức tranh này miêu tả “Nhu tình vạn thiên” rất chân thực, kể cả sóng nước gợn nhẹ trong mắt trái.
Cô gái trong bức tranh sóng mắt lưu chuyển như ẩn chứa tình cảm.
Phía rìa ngoài của cô gái được vẽ thêm chút đường cong và bóng mờ, khiến cô ấy trông như nằm trên một chiếc giường vô cùng mềm mại.
Còn tờ giấy này, chính là chiếc giường mềm mại đó.
Tuy rằng đã ba tháng không được xem tranh của Kha Tuyết, nhưng tôi đã quá quen thuộc với tranh của cô ấy.
Không sai, đây chắc chắn là tranh của Kha Tuyết, viền mắt tôi bắt đầu ươn ướt.
“Cô ấy...”
Lời vừa ra khỏi miệng bỗng thấy giọng khàn khàn, hơn nữa còn cứng lại nơi cổ họng, không cách nào nói thêm điều gì.
“Chàng trai.” Ông lão mỉm cười: “Cứ từ từ thôi, không sao đâu.”
Tôi lau khóe mắt, nói: “Cô ấy có khỏe không?”
“Cô ấy vẫn khỏe.” Ông lão nói: “Có điều cô ấy cũng giống cậu, trông rất đau lòng.”
Tôi cảm thấy vừa rồi chắc hẳn mình đã thất thố, sau khi bình tĩnh lại bèn hỏi: “Cô ấy có nói gì không?”
“Chúng ta ngồi rồi nói.” Ông lão lại dẫn tôi về căn chòi.
“Cô gái ấy nói...” Ông lão lại bắt đầu đun nước. “Hạnh phúc là hướng ngoại, đau thương là hướng nội. Chính vì đau thương nên cô ấy lại càng thấy rõ được bản thân.”
“Ừm.”
“Cô ấy cảm thấy bản thân mình có thể biểu đạt rất nhiều tình cảm, chỉ có đối với người, cô ấy không diễn tả nổi. Cho nên cô ấy sẽ không ngừng vẽ, một mặt hóa giải nỗi đau trong lòng, một mặt học cách biểu lộ tình cảm với người khác.”
“Ừm.”
“Nhưng cô ấy vẽ suốt ba tháng, nỗi đau trong lòng vẫn hệt như trước, mãi tới khi thấy bức tượng kia, cô ấy mới hiểu ra.”
“Cô ấy hiểu ra điều gì?”
“Cô ấy phải đục rỗng bản thân đã rồi mới chứa đầy nhu tình được.”
“Đục rỗng.”
“Ừ, cô ấy đã nói vậy đấy.”
“Nghĩa là sao?”
“Tôi cũng không rõ.” Ông lão cười nói: “Cô ấy chỉ nói mình muốn vẽ một bức tranh, để bức tranh đó có thể chứa đầy tình cảm của cô ấy đối với người kia.”
“Ừm. Sau đó thì sao?”
“Không có sau đó nữa. Cô ấy cám ơn tôi rồi đi khỏi.”
“Ừm.” Tôi rất thất vọng, cúi đầu không nói một lời.
Tôi cảm thấy đã quấy rầy ông lão hơi lâu rồi, mà mưa cũng đã ngừng, bèn đứng dậy tạm biệt.
Lúc theo tôi đi tới cửa, ông lại đột nhiên nói: “Đúng rồi, tôi có bảo cô gái ấy sớm trở lại.”
“Cô ấy nói sao?”
“Cô ấy nói vẽ xong bức tranh kia cô ấy sẽ trở lại, hơn nữa cô ấy muốn người kia thấy được bức tranh.”
“Thật không?”
“Ừ.” Ông lão cám ơn.
Tôi nói cám ơn, quay người đang định đi khỏi thì ông lão lại nói: “Đừng lo lắng, cô ấy sẽ trở lại.”
“Vâng.”
“Cô ấy vẽ là vì cậu, thế nên chắc chắn cậu sẽ thấy bức tranh.”
“Làm sao cụ biết?”
Ông lão lại bắt đầu cười một tràng dài, sau khi ngừng mới nói: “Tôi là nhà điêu khắc, ngay cả tình cảm của đá tôi còn nhìn ra, huống chi tình cảm của người.”
Khuôn mặt tôi hơi đỏ lên, cười cười, rồi đi khỏi khu vườn điêu khắc kia.
Lúc lái xe về nhà, trong lòng cũng thấy yên ổn hơn.
Tôi không cần đi khắp nơi tìm Kha Tuyết như chú ruồi nữa, chỉ cần yên tâm chờ đợi là được.
Tháng thứ tư sau khi Kha Tuyết bắn ra mũi tên đau thương, “Hoang địa hữu tình thiên” của Đại Đông rốt cuộc cũng phát sóng.
Từ tập đầu tiên, buổi tối chín giờ, Đại Đông, Tiểu Tây và tôi đều sẽ ngồi trước ti vi.
“Sai hết rồi, hoang địa chứ.” Đại Đông lớn tiếng oán hận. “Sao nhân vật nữ chính lại biến thành cục phấn trang điểm!”
“Còn nữa, cô ta mặc quần áo gì vậy? Bớt chút tua rua thì chết người à?”
“Tôi viết là Vương Bảo Xuyến cơ mà! Sao cô ta lại biến thành Phan Kim Liên!”
“Keo xịt tóc của nhân vật nam chính cũng quá thần kỳ rồi, gió lớn như thế mà tóc hoàn toàn không rối!”
“Tôi muốn anh ta diễn xuất dũng khí tiến về phía trước trong nghịch cảnh chứ đâu phải vẻ hung ác cầm đao đi chém người!”
Đại Đông vừa xem vừa mắng, âm thanh thường át cả tiếng ti vi.
Tiểu Tây an ủi Đại Đông, nói: “Làm hoàng đế sau Đường Thái Tông, rất khó khăn.”
“Là sao?” Tôi hỏi.
“Đường Thái Tông là hoàng đế tốt như vậy, hoàng đế kế nhiệm đương nhiên phải chịu áp lực rồi.” Tiểu Tây nói.
“Hả?” Tôi vẫn chẳng hiểu gì.
“Nhân vật trong truyện của Đại Đông, tính cách tốt như vậy, diễn viên đương nhiên phải chịu áp lực rồi.” Tiểu Tây nói.
“Ừm.”
Cuối cùng tôi cũng coi như hiểu.
Một tháng sau, “Hoang địa hữu tình thiên” chiếu hết.
Sau khi xem xong tập cuối cùng, Đại Đông nói với tôi: “Diệc Thứ và Kha Tuyết của cậu thì sao?”
“Còn chưa viết kết thúc.”
“Vì sao?”
“Vì kết thúc vẫn còn đang diễn ra.”
Đại Đông nghe mà chẳng hiểu, cầm bản thảo tiểu thuyết của tôi xem lại một lần rồi nói:
“Thật ra có thể đưa lên làm phim truyền hình.”
“Thật không?”
“Có điều phải cẩn thận, Nhân Nguyệt có khả năng sẽ bị diễn thành một thiên kim tiểu thư chuyện gì cũng chẳng hiểu, Kha Tuyết thì bị diễn thành một cô gái không chút bụi trần, không cần đi nhà xí.” Đại Đông nói.
“Vậy Diệc Thứ thì sao?” Tôi hỏi.
“Diệc Thứ?” Đại Đông nói: “Tìm bừa ai tới cũng diễn được.”
“Này.”
“Đùa thôi.” Cậu ta cười nói: “Diệc Thứ có thể bị diễn thành tên công tử trăng hoa miệng lưỡi trơn tuột.”
“Thảm đến vậy à?”
“Chẳng có cách nào.” Đại Đông nhún vai. “Đây là điểm khác nhau giữa sáng tác văn chương và sáng tác hình ảnh, văn chương luôn để cho người đọc có không gian tưởng tượng.”
Tôi đứng dậy đang định về phòng thì Đại Đông lại nói: “Cậu nên viết nốt kết thúc đi.”
“Thế nhưng mà...”
Tôi không biết nên nói sao với Đại Đông, vì Kha Tuyết còn chưa trở về, cũng không biết cô ấy ở đâu, thế nên kết thúc vốn không cách nào viết được.
“Câu chuyện mà không có kết thúc rất kỳ cục.” Đại Đông nói. “Tốt nhất là viết đi.”
Sau khi trở về phòng, tôi suy nghĩ một lúc lâu, quyết định bật máy tính, bắt đầu viết kết thúc của “Diệc Thứ và Kha Tuyết.”
Vạn nhất Kha Tuyết bỏ đi không hề trở lại, hoặc tôi không gặp được cô ấy nữa, nhưng sẽ có một ngày, khi Kha Tuyết nhìn thấy tiểu thuyết hoặc phim truyền hình “Diệc Thứ và Kha Tuyết” cô ấy sẽ hiểu tâm tình của tôi.
Tháng thứ sáu sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương ra, Lễ Yên rốt cuộc cũng tổ chức tiệc.
Giám đốc mua vé cho mọi người trong công ty, muốn chúng tôi cùng tới cổ vũ.
Ông còn gọi riêng tôi vào phòng làm việc của mình, nói: “Tấm vé quý nhất này cho cậu.”
Tôi cúi đầu nhìn tấm vé, vị trí ở hàng thứ năm, rất gần sân khấu.
“Vì sao lại cho em tấm vé tốt nhất?”
“Vì cậu làm việc chăm chỉ, tập trung vào công việc...”
“Là Lễ Yên dặn ạ?” Tôi không đợi sếp nói xong, nhanh chóng ngắt lời.
“Sao cậu biết?” Giám đốc có vẻ rất kinh ngạc.
“Vì những từ như làm việc chăm chỉ, tập trung với công việc, không thể dùng để mô tả em được.”
“Cậu cũng tự biết đấy nhỉ.” Giám đốc lại mỉm cười.
Tôi cám ơn vài tiếng rồi quay người đi khỏi.
“Thật ra cậu là người không tồi, chỉ có điều chênh lệch giữa cậu và Lễ Yên quá lớn, thế nên...”
“Chuyện này em hiểu.” Tôi quay đầu lại nói.
“Hiểu là tốt rồi.” Giám đốc nói: “Nhớ tới nghe buổi biểu diễn của cô ấy nhé.”
“Vâng.”
“Nghe xong viết báo cáo nộp lên cho tôi.”
“Cái gì?” Tôi giật mình.
“Đùa thôi.” Giám đốc lại cười.
Buổi biểu diễn dương cầm của Lễ Yên, cô mặc một bộ lễ phục màu đỏ thẫm, càng thêm rực sáng.
Tôi đã quên cô ấy đàn bao nhiêu khúc nhạc rồi, vì thời gian ánh mắt tôi dừng lại trên người cô ấy nhiều hơn so với thời gian lỗ tai nghe tiếng đàn.
Tôi không hề nghe thấy âm thanh đau thương của Lễ Yên, những gì tôi nghe thấy, là tiếng cô ấy dùng sức vỗ cánh.
Lễ Yên, bầu trời thuộc về em nào có lao tù, hãy thỏa sức bay lượn đi.
Những khúc nhạc Lễ Yên đàn tối hôm nay đều từng hát cho tôi nghe ở công ty.
Mỗi khi nghe thấy giai điệu quen thuộc, lại như chìm vào hồi ức một phút đồng hồ đó.
Mà từng chi tiết trong quãng thời gian làm việc chung ở công ty cũng theo tiếng đàn, từ từ lan rộng trong lòng tôi.
Không biết cô ấy còn thích nghe kể chuyện không?
Khúc nhạc cuối cùng Lễ Yên đàn là “Biển và đá”.
Cô ấy đã sửa lại khúc nhạc này, đến nỗi lần đầu tiên tôi còn không nghe ra.
Sau cô ấy đáp ứng yêu cầu của một người nghe, đàn lại một lần, hơn nữa vừa đàn vừa hát.
Tôi mới biết ca khúc đó là “Biển và đá.”
Đàn hát “Biển và đá” xong, Lễ Yên đứng trên sân khấu nhận những tràng vỗ tay sôi động, cũng cúi người đáp lễ.
Khi ánh mắt cô ấy tới chỗ tôi, tôi giơ hai ngón tay lên tạo thành hình chữ V với cô ấy.
Cô vui vẻ vẫy vẫy tay, hơn nữa còn mỉm cười rất thoải mái, như sắp nhảy dựng lên.
Tôi biết Lễ Yên đã nhìn thấy mình.
Trên đường về nhà, tôi không ngừng nghĩ lại quan hệ giữa mình và Lễ Yên.
Vừa rồi tôi ở dưới sân khấu, cô trên sân khấu, tôi giơ hình chữ V, cô ấy vẫy tay, mọi thứ đều thật tự nhiên.
Tôi đột nhiên cảm thấy, mình ngưỡng mộ Lễ Yên.
Ngưỡng mộ ngưỡng mộ, chữ “ngưỡng” này đã bao hàm phải ngẩng đầu lên ái mộ, cuối cùng vẫn là có khoảng cách.
Đại Đông từng nói, tôi viết tiểu thuyết rất sinh động, thế nhưng cuộc sống của Lễ Yên lại như trong tiểu thuyết.
Hóa ra giữa tiểu thuyết và cuộc sống, có khi không có ranh giới.
Tháng thứ bảy sau khi Kha Tuyết bắn ra mũi tên đau thương, Đại Đông cuối cùng cũng quyết định kết hôn với Tiểu Tây.
Hôm tiệc đám cưới, tôi và cậu cú ngồi cùng nhau, không bao lâu sau, cô rắn đã lung lay người đi tới.
“Sao rồi?” Tôi hỏi cô ấy.
“Hôm nay tôi đổi sang đeo kính sát tròng, cảm thấy nhìn cái gì cũng quai quái.” Cô rắn nói.
“Nếu lúc thường cô mặc quần giờ đổi sang mặc váy, có phải sẽ không đi nổi hay không?” Cậu cú nói.
“Muốn cãi nhau à?” Cô rắn nói.
“Tới đi.” Cậu cú nói.
“Đây là tiệc mừng đám cưới đấy.” Tôi nói xong, hai người bọn họ lập tức im lặng.
“Kịch bản của hai người đều đã viết xong?” Tôi hỏi.
Bọn họ đều gật đầu, cậu cú còn nói: “Đã đưa cho đơn vị chế tác xét duyệt rồi.”
“Nói tới vấn đề này, tôi nhớ tối hôm qua nằm mơ.” Cô rắn nói: “Tối hôm qua tôi mơ thấy Dã Đảo Thân Tư (tên tiếng Nhật, sẽ bổ xung cách đọc đúng sau ^^!) nói: ông ta là kịch gia đệ nhất Nhật bản, nhưng chỉ có thể tính ở đệ nhị ở châu Á.”
“Vậy ai là đệ nhất ở châu Á?” Tôi hỏi
“Dã Đảo bảo tôi: Chính là cô!” Cô rắn trả lời.
Cậu cú nghe xong lập tức cười lăn lộn ngã cả xuống đất.
Cô rắn trừng mắt nhìn anh ta, nói: “Không phục à?”
“Nếu chuyện nằm mộng là sự thật, vậy Cung Trạch Lý Huệ sẽ không là xử nữ nữa.” Cậu cú nói.
“Nghĩa là sao?” Tôi hỏi.
“Tôi thường mơ thấy mình mây mưa trên giường với Cung Trạch Lý Huệ, vậy Cung Trạch Lý Huệ kia còn là xử nữ được sao?” Cậu cú vừa cười vừa nói.
“Đáng ghét!” Cô rắn đứng bật dậy, lớn tiếng nói: “Tôi nhất định phải dạy cho cậu một bài học!”
“Ai sợ ai!” Cậu cú cũng lớn tiếng đáp lời.
“Đây là tiệc mừng đám cưới đấy!” Tôi giơ hai tay kéo hai người lại, kéo tới vài lần bọn họ mới chịu im.
May là hội trường bữa tiệc cũng khá ồn ào, vụ đấu võ mồm của cậu cú và cô rắn không tới mức quá nổi bật.
Lúc món ăn thứ hai được đưa lên, cô dâu chú rể bắt đầu phát biểu trên bục, hội trường hơi yên tĩnh lại.
Đại Đông nói chuyện quá khách sáo, chẳng có gì khác ngoài một đống lời cám ơn vô dụng.
Đại Đông nói xong, đưa microphone cho Tiểu Tây, cô xua tay từ chối, cuối cùng nhận mic, nói:
“Gả cho Đại Đông, cho dù tới bắc cực bán tủ lạnh, tôi cũng cam tâm tình nguyện.”
Tiểu Tây nói xong, gần như tất cả những ai còn cầm đũa đều làm rớt.
Đũa của cậu cú và cô rắn cũng rớt xuống bàn, nhưng chiếc đũa trong tay tôi vẫn còn yên ổn.
Cô rắn hỏi tôi: “Cậu nghe hiểu à?”
“Ừ.” Tôi gật đầu: “Bán tủ lạnh ở bắc cực thì có ai mua? Thế nên người bán tủ lạnh chắc chắn rất gian khổ. Nhưng cho dù gian khổ như vậy cô ấy cũng cam tâm tình nguyện, đúng là một cô gái kiên định.”
“Bội phục bội phục.” Cậu cú nói: “Tôi chỉ nghĩ bắc cực lạnh, tủ lạnh cũng lạnh, cho nên câu này của cô ấy cũng lạnh tới mức không chịu nổi.”
“Tôi cũng cảm thấy quá lạnh.” Cô rắn nói.
Tôi nhìn bọn họ, biết rốt cuộc mình cũng không còn cảm thấy những lời Tiểu Tây nói là thâm ảo rồi.
Hai tuần sau khi cảm thấy lời của Tiểu Tây không còn thâm ảo, tôi chuyển khỏi nhà Đại Đông.
Tặng lại không gian cho cô dâu chú rể, tôi một mình sống trong ngôi nhà ở ngoại ô.
Tháng thứ tám sau khi Kha Tuyết bắn ra mũi tên đau thương, cũng là mùa mà tôi gặp Kha Tuyết lần đầu tiên.
Nhưng đã lâu lắm rồi tôi không tới quán cà phê đó.
Từ khi không tới quán cà phê đó, lúc đi làm tôi luôn đi đường vòng tránh đi.
Sau khi chuyển tới nơi ở mới thì không cần tránh nữa.
Tôi tin tưởng lời của nhà điêu khắc kia, Kha Tuyết chắc chắn sẽ trở về, cũng sẽ mang bức tranh trở về.
Tôi chỉ cần chờ thôi.
Chủ quán chờ đợi trong quán cà phê, tôi lại chờ đợi giữa cuộc sống đời thường và tiểu thuyết.
Đã là mùa lá rụng, tôi bước trên đường thường đạp lên những lớp lá tạo thành âm thanh sàn sạt.
Hôm nay tới làm ở công ty, lúc ngồi xuống mới phát hiện gót chân trái dính đầy lá rụng.
Cúi rạp xuống, kéo chiếc lá ra, lại thấy mặt trái chiếc lá dính cái gì đó vàng vàng.
Tôi giơ chân lên, cúi đầu nhìn dưới giày, hóa ra mình đạp phải cứt chó.
Tôi lập tức kéo ghế dậy, không ngừng mài đế giày lên mặt đất, muốn xóa đống phân giẫm phải đi.
“Cậu đang nhảy Clacket à?” Vừa hay giám đốc di qua, hỏi tôi một câu.
Tôi ngừng chân, ông ấy lại nói: “Nhảy không tồi.”
Giám đốc đi rồi, tôi lại tiếp tục nhảy clacket, không, là tiếp tục di đống phân dính dưới giày.
Làm sạch giày xong tôi mới biết hóa ra lý do năm ngoái chiếc lá dính vào gót giày cũng là do phân chó.
Không ngờ là vì phân chó mới khiến Kha Tuyết muốn vẽ chiếc lá dính vào giày tôi.
Cũng bởi vậy “Diệc Thứ và Kha Tuyết” mới có điểm khởi đầu.
Nếu như “Diệc Thứ và Kha Tuyết” là tiểu thuyết tình yêu, vậy nguyên nhân của bộ tiểu thuyết tình yêu này là phân chó.
Hèn gì có người thường nói, tiểu thuyết tình yêu đều là phân chó.
Tôi đột nhiên rất muốn hoàn thành ”Diệc Thứ và Kha Tuyết”, vì vậy bật máy tính, bắt đầu viết.
Mặc kệ cái chân lý khi đi làm phải tập trung vào công việc, tôi chỉ biết tiểu thuyết phải có kết thúc cũng là chân lý.
Tôi viết rất chăm chú, ngay cả thời gian nghỉ trưa cũng không ra ngoài ăn cơm.
Chỉ thiếu có một điểm là bức tranh của Kha Tuyết và những lời tôi sẽ nói với cô ấy mà thôi.
Đến giờ tan tầm, bầu không khí trong công ty bắt đầu sôi động dần, vài đồng nghiệp túm tụm lại tán phét.
“Cái gì? Cậu cũng đến quán cà phê đó à?”
“Đúng vậy, cà phê rất ngon. Có điều chủ quán ngầu quá.”
“Bức tranh cuối cùng ấy, cậu đặt tên là gì?”
“Tôi đặt tên nó là: cô gái và biển.”
“Quá bình thường. Tôi gọi nó là cô gái của biển.”
“Vậy vẫn bình thường, nghe tên tôi đặt này: Cái nhìn cuối cùng trước khi nhảy xuống biển. Không tồi chứ?”
“Tên các cậu đặt vẫn không hay, tôi gọi nó là: Ai tới cứu tôi với.”
“Cậu đùa à? Thế sao là tên bức tranh được? Gọi là tuyệt vọng không có khí chất văn nghệ hơn sao?”
“Tôi mới là có khí chất văn nghệ nhất này, tôi đặt là: ánh nhìn trào dâng mãnh liệt.”
“Quá quanh co lòng vòng rồi, cái tên của tôi trực tiếp hơn, gọi là: tôi muốn nhảy xuống biển.”
“Cậu muốn chết à? Dám lấy cái tên này.”
“Chủ quán nghe xong đá thẳng tôi ra khỏi cửa, giờ mông vẫn còn đau này.”
Những đồng nghiệp khác nghe vậy đều cười vang.
“Triển lãm tranh trong quán cà phê, quả không tồi.”
“Những bức tranh đó đều rất khá, xem rất có cảm giác.”
“Tôi cảm thấy rất nhiều bức tranh đều được vẽ rất tự nhiên, thậm chí giấy vẽ cũng là lấy bừa một tờ giấy trắng.”
“Ừ. Cũng như một cô gái xinh đẹp, có mặc quần áo gì cũng không quá quan trọng.”
“Nói chung, vừa uống cà phê vừa thưởng thức tranh, đúng là một loại hưởng thụ.
“Có điều rất nhiều bức tranh có tên lạ thật.”
“Đúng vậy, nếu không phải cái tên tranh đó tôi đã không đặt tên bức tranh là ‘Tôi muốn nhảy xuống biển’.”
“Nói cũng đúng. Có bức tên là mơ hồ, bối rối, ra vẻ, rì rào...”
Câu cuối cùng này là cô Lý nói.
Tôi lập tức đứng bật dậy, chạy tới muốn hỏi cho rõ, trong lúc vội vàng còn va chân vào cạnh bàn.
Bất chấp đau đớn nơi cẳng chân, tôi kéo cô Lý sang một bên hỏi:
“Quán cà phê mà mọi người nói ở đâu?”
“Đối diện ga tàu điện ngầm.”
“Thật không?”
“Ừ.” Cô gật đầu, “Chắc khoảng từ tuần trước, các đồng nghiệp liên tục chạy tới quán cà phê đó uống cà phê vì nghe nói trong quán treo đầy tranh, hình như là mở triển lãm.
“Sau đó thì sao?”
“Lúc tính tiền, chủ quán còn lấy một bức tranh ra nhờ khách hàng dặt tên. Trong bức tranh vẽ...”
Tôi không đợi cô Lý nói xong, quay người chạy khỏi phòng làm việc.
Ra khỏi tòa nhà công ty, rẽ phải, đi vào con đường nhỏ theo thói quen, bước nhanh tới quán cà phê.
Dọc đường, gió thu không ngừng phất qua khuôn mặt, tôi cảm thấy từng cơn mát mẻ.
Lúc sắp tới quán cà phê, tôi lại bước chậm lại, thử để tâm trạng kích động của mình yên tĩnh lại.
Dưới chân nghe sàn sạt, cúi đầu nhìn, mình đang đạp trên đống lá rụng.
Không khỏi nhớ tới đoạn mở đầu của “Diệc Thứ và Kha Tuyết”:
Tôi đạp lên một phiến lá thu bước vào quán cà phê.
Lúc đẩy cửa quán cà phê, một cặp nam nữ đang tính tiền ở quầy bar.
“Hai người cảm thấy bức tranh này nên đặt tên là gì?” Chủ quán hỏi.
“Ừm...” Chàng trai nói: “Cô gái trong bức tranh dường như đang chờ đợi, nhưng sóng biển trào dâng mãnh liệt như muốn nuốt trọn lấy cô gái, song cô gái lại không cách nào đi khỏi, thế nên tôi cảm thấy nên đặt tên là: chờ đợi trong vô vọng.”
“Cô thì sao?” Chủ quán quay sang hỏi cô gái.
“Tôi cũng cảm thấy cô gái trong bức tranh đang chờ đợi, nhưng cho dù biển rộng sóng gào, cô ấy vẫn kiên quyết không đi khỏi, thế nên tên bức tranh là kiên trì chờ đợi.” Cô gái trả lời.
“Đáp án của hai người coi như tạm được.” Chủ quán nói với chàng trai: “Thế nên tính giá 80% với cốc cà phê của cậu.”
Sau đó quay sang nói với cô gái: “Cà phê của cô thì tính 60%.”
Thanh toán xong, lúc cặp nam nữ này đi qua bên cạnh tôi, chủ quán đột nhiên nói:
“Hai cô cậu không hợp nhau, chia tay sớm đi thì hơn.”
“Anh nói cái gì?”
Chàng trai rất tức giận, quay người đang định lý sự với chủ quán, nhưng cô gái vẫn kiên quyết lôi anh ta ra khỏi quán cà phê.
“Sao anh lại nói như vậy?” Tôi tới trước quầy bar.
“Chàng trai coi sự kiên trì của cô gái là bất lực và mềm yếu, làm sao thành đôi lâu được?” Chủ quán nói.
“Cho tôi xem bức tranh đó đi.” Tôi giơ tay phải ra.
“Lúc thanh toán mới được xem.” Chủ quán nói.
“Được, không thành vấn đề.”
Tôi lập tức chọn một cốc cà phê, sau đó quay người tới vị trí bên tường mình thường ngồi.
Tấm thẻ “Đã đặt chỗ” vẫn trên chiếc bàn thứ hai cạnh cửa sổ, nhưng bên bàn vẫn không có một ai.
Cả quán cà phê giờ chỉ có tôi và chủ quán.
Tôi quay đầu ngắm nghía xung quanh, khắp nơi đều là tranh của Kha Tuyết, bất kể là phác họa, màu nước hay sơn dầu, nếu tính ra rất có phong cách của nhà điêu khắc kia.
Gần như mọi bức tranh tôi đều đã từng xem, bất kể là Kha Tuyết vẽ vì tôi, trong tập bản vẽ của cô ấy hay trong phòng làm việc của cô.
Tôi cảm thấy trong lòng mình vốn Kha Tuyết đã ngập tràn giờ lại muốn lan ra.
Chủ quán vừa đặt cốc cà phê lên trên bàn, tôi lập tức uống sạch.
Không thêm đường, không thêm sữa, cũng mặc kệ chuyện bỏng.
Uống sạch cốc cà phê xong, tôi giơ tay quạt quạt miệng đang nóng, ra trước quầy bar.
“Có thể cho tôi xem bức tranh đó được chưa.”
Đầu lưỡi tôi chắc hẳn đã bị bỏng, lúc nói chuyện giọng điệu hơi kỳ kỳ.
Chủ quán lấy bức tranh ra hỏi: “Cậu cảm thấy bức tranh này nên đặt tên là gì?”
Đây là một bức tranh sơn dầu vẽ nửa người một cô gái, khuôn mặt cô đang hướng về phía tôi, con mắt mở lớn.
Phía sau cô là một phiến biển rộng, sóng biển cuồn cuộn trào dâng, bên cạnh còn có vài tảng đá nhỏ.
Không cần tới nửa phút, tôi đã cảm thụ được bức tranh này.
“Bức tranh này được đưa tới từ lúc nào?” Tôi hỏi.
“Cuối tuần trước.” Chủ quán trả lời.
“Ai đưa tới?”
“Một cô gái đưa tới, cô ấy còn dẫn theo một cô bé.”
“Là ‘cô ấy’ à?”
“Không phải.”
Tôi biết chắc hẳn là Tiểu Lỵ và mẹ của Tiểu Lỵ.
“Chắc chắn anh biết đây là bức tranh do ‘cô ấy’ vẽ.” Tôi nói.
“Ừ.” Chủ quán gật đầu.
“Vậy anh nói trước đi.” Tôi nói: “Bức tranh này diễn tả điều gì.”
Anh ta nhìn bức tranh nói: “Có mãnh liệt, có dâng trào, có nhung nhớ, có lo lắng, có tha thiết.”
“Thế thì sao?” Tôi hỏi.
“Cô ấy cực kỳ nhớ nhà, quyến luyến mọi thứ trong nhà.” Anh ta nói.
“Anh cũng rất nhớ cô ấy đúng không?”
“Cái này còn phải hỏi à?” Chủ quán trừng mắt nhìn tôi.
“Anh lại nói cho tôi xem, vùng biển này là biển miền tây hay biển miền đông?”
“Biển miền tây.” Anh ta đáp.
“Vì sao?”
“Sóng biển cuồn cuộn mãnh liệt như vậy, nhất định là vội vã muốn trở lại bờ, thế nên là biển miền tây.”
“Có phải anh nghe được tiếng sóng biển cuồn cuộn dâng trào không?” Tôi lại hỏi.
“Ừ.” Anh ta trả lời.
“Tranh vẽ như người thân hay người yêu, luôn khiến người ta có cảm giác đặc biệt.” Tôi mỉm cười: “Đây là những lời cô ấy đã nói.”
“Tôi biết.” Anh ta đáp.
“Nếu cho anh lựa chọn, anh cảm thấy cô gái trong tranh là người thân hay là người yêu?”
Anh ta do dự trong chốc lát rồi nói: “Là người thân.”
“Vậy đối với bức tranh cô ấy vẽ, anh là người thân.” Tôi chỉ vào mũi mình, nói tiếp: “Còn tôi, là người yêu.”
“Người yêu?” Chủ quán ngẩng đầu lên nhìn tôi.
“Đây là biển miền đông, hơn nữa còn tràn đầy những tình cảm, anh không cảm nhận được sao?”
“Tôi cảm thấy một loại khát khao.”
“Anh nhìn con mắt cô gái mà xem. Màu mắt cô ấy cùng màu với biển, cũng như trong ánh mắt cô đã chứa đầy nước biển.” Tôi nói.
“Thật không?” Anh ta cúi đầu nhìn bức tranh, cực kỳ chăm chú.
“Chẳng lẽ anh không cảm thấy, cô ấy đang nhìn người yêu của mình sao?”
Anh ta không trả lời, vẫn cúi đầu nhìn bức tranh.
“Thế nên...” Tôi chỉ vào bức tranh. “Tên của bức tranh này, là ‘người yêu’.”
“Trả lời đúng rồi!”
Kha Tuyết đột nhiên chui từ dưới quầy bar ra, khiến tôi giật nảy mình.
“Sao cô lại ở đây?”
“Tôi vừa bước vào đã thấy anh đang từ xa đi tới, đành trốn dưới quầy bar.”
“Cô trốn bao lâu rồi?”
“Mười phút rồi.”
“Không.” Tôi nói. “Em trốn tám tháng rồi.”
“Xin lỗi.” Cô đáp.
Tôi và Kha Tuyết đều im lặng, quán cà phê bỗng tĩnh lặng lạ thường.
Chỉ có trong bức tranh “người yêu” mơ hồ vang lên tiếng sóng biển.
Đột nhiên tiếng “leng keng”, tôi và Kha Tuyết cùng tỉnh lại.
Quay đầu nhìn lại, không ngờ lại là chủ quán kéo cửa, đi ra khỏi quán.
Tôi và Kha Tuyết liếc mắt nhìn nhau, không biết nên nói gì, bèn cùng chuyển mắt trở lại bức tranh.
Không bao lâu sau, lại cùng ngẩng đầu lên nhìn vào mắt đối phương.
Rồi cùng mỉm cười.
“Bức tranh này em vẽ đã vài tháng rồi.” Kha Tuyết rốt cuộc cũng mở miệng nói.
“Ừ.” Tôi cúi đầu. “Có thể nhìn ra được.”
“Thích không?”
“Bức tranh này không phải nói về thích, mà là yêu.”
Kha Tuyết hơi xấu hổ, lại cúi đầu không nói gì.
“Có điều con mắt cô gái chưa tô hết.” Tôi chỉ vào con mắt cô gái trong tranh. “Hình như vẫn để lại chút chỗ trống, vì sao thế?”
“Em đục mình quá sâu, cho nên có nhiều nước biển nữa cũng không lấp đầy được.” Kha Tuyết cười nói.
“Vì sao em lại muốn đục rỗng bản thân kia chứ?”
“Trước đây mọi tình cảm của em đều dành cho tranh, nếu không đục rỗng bản thân, làm sao cất tình cảm cho người khác vào được kia chứ?”
“Quả nhiên em đục mình quá sâu rồi, hại anh đợi lâu như vậy.” Tôi mỉm cười. “Bức tượng kia chỉ đục rỗng mắt trái, mắt phải có rỗng đâu?”
“Anh cũng đã tới đó?” Kha Tuyết rất kinh ngạc.
“Ừ.” Tôi vừa cười vừa gật đầu.
“Em không nghĩ thông điểm đó, vì thế cả mắt trái lẫn mắt phải đều đục rỗng.” Kha Tuyết mỉm cười.
“Vậy cũng tốt, còn lại chút chỗ trống này, ánh nắng chiếu vào sẽ có vẻ nhiệt tình xán lạn; gió nhẹ khẽ thổi, sẽ có nhu tình lay động.”
“Thật ra lưu lại chút chỗ trống trong con mắt còn có một nguyên nhân quan trọng hơn.” Kha Tuyết nói.
“Nguyên nhân gì vậy?”
“Bởi vì người cô ấy yêu còn chưa thấy bức tranh này, nếu người cô ấy yêu có thể thấy được, hơn nữa cảm nhận được, màu sắc trong con mắt có thể phủ đầy rồi.”
“Giờ em có thể phủ đầy rồi đó.” Tôi nói.
Kha Tuyết lấy bút vẽ ra, pha màu, chuẩn bị tô đầy con mắt, tôi bỗng nói:
“Muốn biết kết thúc của ‘Diệc Thứ và Kha Tuyết’ không?”
“Ừ.” Kha Tuyết gật đầu, hạ bút vẽ xuống.
“Cuối cùng Kha Tuyết sẽ hỏi: vì sao chúng ta ở bên nhau?”
“Không sai, Kha Tuyết chắc chắn sẽ hỏi như vậy.” Kha Tuyết nói.
“Diệc Thứ sẽ trả lời: bởi vì khoa học theo đuổi sự thật, nghệ thuật theo đuổi cái đẹp, mà hai chúng ta đều rất lương thiện, thế nên kết hợp lại bên nhau sẽ đạt tới cảnh giới hoàn hảo của chân thiện mỹ.”
“Diệc Thứ sẽ nói vậy sao?” Kha Tuyết hỏi.
“Đúng, anh sẽ nói vậy?”
Kha Tuyết cầm bút vẽ, chấm màu, lấp đầy con mắt của cô gái trong bức tranh.
Kha Tuyết từng nói vậy với tôi.
Nếu theo cách nói đó, vậy Kha Tuyết nhất định là một họa sĩ giỏi.
Ngay ngày đầu tiên sau khi Kha Tuyết bắn ra mũi tên đau thương, hết giờ làm tôi vẫn tới quán cà phê chờ cô ấy.
Tấm thẻ “Đã đặt chỗ” vẫn còn đó, nhưng tôi đợi tới tận khi quán cà phê đóng cửa, cô ấy vẫn không xuất hiện.
Tôi và chủ quán không nói gì với nhau, chỉ lúc tính tiền anh ta mới nói một câu: “Tổng cộng một trăm hai mươi đồng.”
Sau đó tôi đưa tiền, anh ta trả lại tiền lẻ.
Đón tàu điện ngầm về nhà, tôi vượt qua buổi tối mất ngủ đầu tiên.
Ngày thứ hai đến thứ mười sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương ra, ngày ngày tôi đều tới quán cà phê chờ cô ấy.
Tấm thẻ “Đã đặt chỗ” vẫn luôn ở đó, nhưng mãi cô vẫn không tới.
Chủ quán ngay nói với tôi một lời cũng lười, lúc tính tiền tay phải giơ một ngón tay, hai ngón tay, cuối cùng biến thành cả nắm tay.
Sau đó tôi đưa tiền, anh ta thối lại.
Ngày thứ mười một sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương là sáng thứ bảy, buổi sáng mười giờ tôi đã ra quán.
Vừa hay đúng lúc chủ quán bắt đầu mở cửa kinh doanh, tôi đi thẳng vào, ngồi xuống vị trí cạnh cửa sổ.
Tấm thẻ “Đã đặt chỗ” biến mất không thấy đâu, trong lòng tôi hoảng loạn một hồi, cho rằng cô ấy không tới đây nữa.
Chỉ thấy chủ quán lấy tấm thẻ “Đã đặt chỗ” từ dưới quầy bar ra, nhẹ nhàng lau qua một cái,
Rồi bước tới bàn thứ hai sát cửa sổ, đặt lên bàn.
Mặt trời xuống núi rồi, những tấm biển quảng cáo ngoài đường sáng lên rồi tối đi, màn đêm nuốt hết mặt đường.
Cô ấy vẫn không xuất hiện.
Lúc tính tiền, chủ quán lại giơ một ngón tay, hai ngón tay, cuối cùng biến thành nắm tay.
Tôi lắc đầu.
Chủ quán lại giơ ra: một ngón tay, hai ngón tay rồi nắm tay.
Tôi vẫn lắc đầu.
“Là sao?” Cuối cùng anh ta cũng mở miệng hỏi.
“Tôi quên mang tiền rồi.” Tôi nói.
“Đối diện có máy ATM.”
“Ngay cả ví tôi cũng không mang.”
Đây là lần đầu tiên chúng tôi nói chuyện với nhau trong suốt mười một ngày nay.
Chủ quán nhìn tôi một lúc rồi nói: “Hôm nay tôi mời anh.”
“Cám ơn.” Tôi đáp.
“Đói không?”
“Ừ.” Tôi gật đầu.
“Cậu ngồi đó chờ chút.” Chủ quán quay người. “Tôi làm vài món ăn.”
Tôi trở lại chỗ, lẳng lặng đợi.
Mười phút sau, chủ quán bưng hai đĩa thức ăn tới, đặt một đĩa trước mặt tôi.
“Đĩa kia của anh nhiều hơn.” Tôi nói.
Chủ quán đổi chỗ hai đĩa, sau đó nói: “Ăn đi.”
Tôi ăn vài miếng, nghe anh ta nói: “Tôi và cô ấy là bạn cùng đại học.”
“Không thể nào?” Tôi ngẩng đầu. “Trông anh như chú cô ấy ấy.”
“Cậu muốn nghe chuyện?” Anh ta nói: “Hay muốn đánh giá?”
“Nghe chuyện.” Tôi quyết định theo lựa chọn sáng suốt.
“Năm thứ ba đại học, cô ấy đột nhiên muốn ra nước ngoài du học.”
“Vì sao?”
“Vì cô ấy cảm thấy những bức tranh mình vẽ là vật chết, không có cảm tình.”
“Là sao?”
“Tranh vẽ khác với những đồ công nghệ, anh sẽ không cảm thấy một bình hoa đang khóc hay đang cười, nhưng một bức tranh...”
“Thì sao?”
“Sẽ.” Anh ta đáp: “Tranh sẽ khóc, cũng sẽ cười, thậm chí có thể khiến người xem nó khóc hoặc cười.”
“Ừm.”
“Cô ấy không muốn mình chỉ học những kỹ xảo hội họa, cô ấy còn muốn học cách làm sao để biểu đạt cảm tình trong bức tranh.”
“Vậy vẫn có thể lưu lại tại Đài Loan mà.” Tôi hỏi.
“Ở lại Đài Loan, tình cảm càng phân tán; ra nước ngoài, toàn bộ tình cảm sẽ tập trung trên bức tranh.”
“Cô ấy nghĩ nhiều quá.”
“Cậu thì biết cái gì.” Cậu ta trừng mắt nhìn tôi.
Tôi không muốn tranh luận tiếp với anh ta, vì vậy bèn nói: “Anh nói đúng, tôi không hiểu.”
“Từ lúc còn đi học ở Đài Loan cô ấy đã thích tới quán cà phê này, cũng hay bảo cà phê ở đây uống rất ngon.”
“Quán cà phê này không phải của anh à?”
“Lúc đó thì không.” Anh ta nói: “Trong mấy năm khi cô ấy ra nước ngoài du học, tôi liều mạng kiếm tiền, cuối cùng thuê được quán này, cũng nhờ chủ quán dạy tôi pha cà phê.”
“Chủ quán trước xem ra cũng không tồi.”
“Không. Ông ấy cho rằng tôi là xã hội đen, thế nên không thể không dạy.”
Tôi cảm thấy rất buồn cười, vì vậy bèn cười lên vài tiếng.
Chủ quán trông rất ngầu, lại có vẻ hơi hung bạo, thêm quả đầu húi cua, hèn gì bị người ta lầm là người trong xã hội đen.
“Sau khi cô ấy về Đài Loan, gần như ngày nào cũng tới đây uống cà phê. Tôi không muốn cô ấy trả tiền cà phê, lại muốn xem cô tiếp tục vẽ, thế nên tôi bảo cô ấy dùng tranh của mình để đổi lấy cà phê.”
“Ừ.”
“Mọi bức tranh cô ấy đưa tôi, tôi đều bảo quản rất tốt. Nếu có cơ hội sẽ giúp cô ấy mở triển lãm tranh.”
“Anh đúng là người tốt.”
“Từ khi cô ấy quen cậu, tranh vẽ càng lúc càng đẹp, điểm này tôi phải cám ơn cậu.”
“Đừng khách sáo.”
“Nhưng giờ cô ấy bỏ đi cũng là do cậu, thế nên tôi không cách nào tha thứ cho cậu được.”
“Xin lỗi.”
Chúng tôi cùng im lặng, cũng đồng thời chuyển sự chú ý về món ăn trên bàn.
“Nói về anh một chút đi.” Tôi đánh vỡ không khí trầm lắng. “Anh cũng là người học nghệ thuật, sao không vẽ tiếp?”
“Nghệ thuật cần có thiên phú, so với cô ấy, tôi không có thiên phú.”
“Thật không?”
“Ừ. Tôi nhiều lắm là trở thành nhà bình luận nghệ thuật, không thể trở thành người sáng tác nghệ thuật được.”
“Vì sao?”
“Sáng tác phải dựa vào bản thân mình và chỉ bản thân mình thôi, nhà bình luận lại có thể đứng dưới góc độ người thứ ba.”
“Anh không có ‘bản thân mình’ sao?”
“Sau khi quen cô ấy thì không có nữa rồi.”
Chủ quán nói xong bèn thở một hơi thật dài.
“Anh có biết cô ấy đi đâu không?”
Chủ quán lắc đầu.
“Chẳng phải anh có số điện thoại của cô ấy sao?”
Chủ quán đứng dậy, ra chỗ quầy bar, rồi tìm một món đồ dưới quầy bar ra, cầm trở lại.
“Đây là di động của cô ấy.” Anh ta đặt một chiếc di động màu đỏ lên trên mặt bàn, sau đó nói: “Nếu cậu muốn, tôi bán cho cậu với giá ba ngàn đồng.”
“Anh điên à, tôi mua di động của cô ấy làm gì?”
Tôi hơi nổi nóng, không phải vì ba ngàn đồng ấy, mà bởi vì cơ hội tìm thấy Kha Tuyết đã càng xa vời.
Chủ quán thu dọn đĩa trở lại quầy bar, tôi cũng đứng dậy chuẩn bị đi khỏi.
Trước khi đi khỏi tôi vẫn ôm một tia hy vọng cuối cùng, hỏi chủ quán:
“Anh có biết lúc nào cô ấy về không?”
“Không biết.” Anh ta dừng lại một chút rồi nói tiếp: “Nhưng tôi sẽ chờ.”
Mở cửa quán ra, tôi quay đầu lại nói với chủ quán:
“Anh sinh nhầm thời đại rồi, nếu trong tiểu thuyết tình yêu thời hiện đại, anh chỉ có thể làm vai phụ; nhưng nếu trong thời của tiểu thuyết võ hiệp, anh chắc chắn sẽ là một đại hiệp.”
Chủ quán không trả lời, bước tới bàn thứ hai bên cửa sổ, cầm tấm thẻ “Đã đặt chỗ” lên, rồi quay lại quầy bar, cẩn thận cất nó đi.
Tôi ra khỏi quán cà phê, đèn trong quán cũng tắt, chìm vào bóng tối mịt mờ.
Bước khỏi chuyến tàu điện ngầm cuối cùng, từ từ đi về nhà, không biết tốn mất bao lâu.
Ngày thứ mười hai sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương đó, tôi không tới quán cà phê ấy nữa.
Ngày thứ mười tám sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương, tôi tới chỗ ở của Kha Tuyết.
Mở cửa là mẹ của Tiểu Lỵ, cô ấy vừa thấy tôi đã nói ngay:
“Hóa ra là gã vô lương tâm nhà anh.”
“Tôi...” Da đầu tôi lập tức tê dại, không biết nên nói gì.
“Cô ấy không ở đây. Anh có thể đi.”
“Cô ấy đi đâu?”
“Không biết. Cô ấy đem theo dụng cụ vẽ tranh và giá vẽ, chỉ nói muốn ra ngoài một chút.”
“Lúc nào cô ấy về?”
“Cô ấy không nói.”
“Tới phiên tôi hỏi anh.” Cô ấy nói.
“Ừ.”
“Anh có từng lên giường với cô ấy hay không?”
“Này!”
“Này cái gì mà này?” Cô ấy cao giọng hỏi tiếp: “Rốt cuộc là có hay không?”
“Không có!” Tôi cũng cao giọng đáp lại.
“Vậy là được.” Cô ấy nói: “Anh vẫn còn chưa tính là táng tận lương tâm.”
Tôi cảm nói chuyện với cô ấy không hợp, hơn nữa chuyện cần hỏi cũng đã hỏi, bèn bước xuống lầu.
“Cô ấy có gọi điện về.”
“Thật không?” Tôi lập tức dừng bước. “Cô ấy nói gì không?”
“Tôi không biết.” Cô ấy nói. “Tiểu Lỵ nhận điện thoại.”
“Ừm.”
Tôi lại bắt đầu đi xuống, lại nghe cô ấy hỏi: “Gần đây anh hay thức đêm à.”
“Không.” Tôi lại ngừng chân. “Chỉ có điều giấc ngủ buổi tối không được tốt, hay mất ngủ.”
“Hèn gì nhìn da anh hơi thiếu sức sống.”
“Hả?”
“Gần đây công ty chúng tôi mới khai trương một seri sản phẩm dưỡng da bọt trắng, anh có muốn xem thử hay không?”
“Bao nhiêu tiền?”
“Hai vạn đồng.”
“Đắt quá.”
“Còn seri trẻ nhỏ, chỉ cần một vạn hai.”
“Vẫn quá đắt.”
“Còn seri vàng lấp loáng, nước lóng lánh, trắng mịn mịn...”
Tôi không đợi cô ấy nói xong, vội vàng chạy xuống lầu, không hề quay đầu lại.
Đón xe bus rồi chuyển sang tàu điện ngầm, đi bộ về nhà, vượt qua buổi tối mất ngủ thứ mười tám.
Ngày thứ hai mươi sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương, tôi tới nhà trẻ của Tiểu Lỵ.
Tiểu Lỵ đang ngồi trên thảm cỏ, cúi đầu vẽ tranh, tôi cong người xuống hỏi: “Cháu đang vẽ gì thế?”
“Tiểu Bì.” Cô bé trả lời nhưng không ngẩng đầu lên.
Ánh mắt tôi nhìn về phía trước tìm tòi, thấy chú chó chăn trẻ thần kỳ kia.
Lại cúi đầu nhìn bức tranh của Tiểu Lỵ, chú chó trong tranh lông dựng thẳng tắp, trông như con nhím.
“Cháu đang vẽ Tiểu Bì bị sét đánh trúng à?” Tôi hỏi.
“Cái gì!” Tiểu Lỵ hai tay chống nạnh, lớn tiếng đáp: “Là Tiểu Bì lúc tức giận chứ!”
“Vẽ đẹp lắm.” Tôi cười gượng hai tiếng, có phần nghĩ một đằng nói một nẻo.
Tiểu Lỵ ngẩng đầu lên nhìn tôi, trong mắt thoáng hiện vẻ hoài nghi.
“Mẹ cháu đâu?” Tôi thử hỏi.
“Mẹ phải một lúc nữa mới tới đến đón cháu.” Tiểu Lỵ lại cúi đầu vẽ tranh.
“Chú hỏi mẹ biết vẽ tranh của cháu cơ.”
“Mẹ đi rồi.”
“Không phải mẹ có gọi điện cho cháu à? Mẹ nói gì với cháu?”
“Mẹ bảo cháu phải ngoan, phải nghe lời mẹ.”
“Mẹ có nói bao giờ trở về không?”
“Không.”
“Cháu còn nhớ mẹ nói gì nữa không?”
“Chú ồn ào quá đấy!”
Tiểu Lỵ quay lưng về phía tôi, có vẻ không muốn để ý tới tôi nữa.
“Cháu biết không?” Tôi bước tới hai bước, đến bên cạnh cô bé, cúi người nói tiếp:
"Họa sĩ giỏi, khi vẽ gió sẽ khiến người ta nghe thấy tiếng vù vù, khi vẽ mưa sẽ khiến người ta nghe tiếng lộp bộp, còn khi vẽ sấm chớp sẽ làm người ta vô thức che lỗ tai lại."
Tiểu Lỵ vẫn không phản ứng, tôi lại tiếp tục: “Còn họa sĩ lợi hại hơn, lúc vẽ gió sẽ khiến người ta...”
Còn chưa nói xong, Tiểu Lỵ đột nhiên đứng bật dậy, chạy đi nhanh như chớp.
Sau đó tôi nghe thấy tiếng chó sủa, không phải từ bức tranh của Tiểu Lỵ mà là từ thảm cỏ trước mặt.
Tháng đầu tiên sau khi Kha Tuyết bắn ra mũi tên đau thương, tôi lại bắt đầu viết “Diệc Thứ và Kha Tuyết” tiếp.
Từ khi Lễ Yên và Kha Tuyết đi khỏi, vốn tôi đã ngừng bút;
Nhưng giờ đây lại cảm thấy, mình nhất định phải viết tiếp, viết tiếp nữa, mới có thể hóa giải nỗi đau trong lòng.
Lúc viết tới chương “đau thương”, tôi không ngừng nghe thấy tiếng lòng đau thương của Lễ Yên, cũng cảm thụ được nỗi đau của Kha Tuyết.
Vì vậy viết xong “đau thương” tôi cũng chẳng viết nổi nữa.
Có điều tôi lại hiểu ra một đạo lý:
Nếu tranh vẽ đã có thể khiến người ta nghe thấy âm thanh, cũng khiến người ta có cảm xúc trong lòng, vậy chắc hẳn tiểu thuyết cũng đồng dạng?
Tôi đưa “Diệc Thứ và Kha Tuyết” cho Đại Đông đọc.
Cậu ta nói, khi đọc về bức tranh “Tình yêu ở nơi đâu” của Kha Tuyết trong cuốn tiểu thuyết, cậu ta đột nhiên có một cảm giác.
“Cảm giác ra sao?” Tôi hỏi.
“Đôi nam nữ ôm nhau trong bức tranh này, chắc hẳn là Diệc Thứ và Kha Tuyết.” Cậu ta nói.
Đại Đông khiến tôi càng thêm xác định, giữa Diệc Thứ và Kha Tuyết, có tồn tại tình yêu.
Tháng thứ hai sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương ra, công ty khôi phục giờ làm bình thường.
Nhưng Tiểu Lương lại nộp đơn từ chức.
Tiểu Lương nói mình mới hai mươi tám tuổi, muốn ra nước ngoài học thêm một chút.
Thật ra từ sau khi Lễ Yên đi khỏi, tôi không còn cảm thấy cậu ta là kẻ đáng ghét nữa.
Trong tiểu thuyết tình yêu, mâu thuẫn lớn nhất thường không tới từ điểm bất đồng, mà ngược lại, đến từ điểm tương đồng.
Nói cách khác, hai chàng trai cùng thích một cô gái, hoặc hai cô gái cùng thích một chàng trai.
Đây là mâu thuẫn lớn nhất giữa tôi và Tiểu Lương.
Thế nên trong tiểu thuyết của tôi, Tiểu Lương biến thành nhân vật phản diện.
Nếu Tiểu Lương cũng viết tiểu thuyết, vậy trong tiểu thuyết của cậu ta, Diệc Thứ chắc chắn cũng sắm vai nhân vật phản diện.
Cô Lý quyết định giảm béo, vì chỉ hai tháng không đi ăn cùng Lễ Yên, chị ta đã mập thêm tới ba cân.
Cô ấy bắt đầu tập thể dục, chạy bộ, cũng không đi thang máy nữa mà leo thang bộ lên công ty.
Tầng chín đấy! Hèn gì mỗi sáng sớm lúc tới công ty thấy cô Lý, cô ấy luôn thở hồng hộc.
Sau một tuần, tôi cảm thấy cô ấy có vẻ cường tráng hơn, chắc là do mỡ chuyển thành cơ thịt.
Tháng thứ ba sau khi Kha Tuyết bắn ra mũi tên đau thương, tôi thuê một chiếc xe, lái về phía đông.
Ở gần Hoa Liên, thấy một vườn hoa cải lớn.
Tôi không khỏi dừng xe lại, rong chơi trong thế giới đầy sắc vàng đó.
Đây là cảnh tượng đã xuất hiện trong bức tranh “Thiên đường” của Kha Tuyết.
Tôi quên hẳn mọi theo đuổi và đau thương, cảm thấy như sống lại lần nữa.
Bầu trời đột nhiên mưa to, trong lúc nhất thời cũng quên béng mất mình dừng xe ở đâu, vừa hay thấy gần đó có một căn nhà, bèn chạy về phía đó, trú mưa dưới mái hiên ngoài nhà.
Nơi đó dường như là một trang viên, gồm ba bốn căn phòng mái ngói giản đơn, giữa sân là một bãi cỏ lớn màu xanh lục.
Trên cỏ đặt hai ba mươi tảng đá lớn, đã được người ta điêu khắc.
Tôi nhìn khắp nơi, ngoài cửa có một tấm biển nhỏ nói nên rằng đây là một sân vườn chạm khắc đá.
“Chàng trai.” Một ông lão trông khoảng sáu mươi tuổi, râu tóc bạc trắng bung dù bước tới. “Vào đây mà trú mưa.”
Nhìn nụ cười và thái đột thân thiết của ông, tôi bèn gật đầu: “Cám ơn.”
Chúng tôi cùng bung dù, bước vào căn chòi trong sân, ông lão thu ô, nói: “Uống chén trà đi.”
Tôi ngồi xuống, cảm giác trên đầu có mưa, ngẩng đầu lên nhìn, nóc chòi được lợp bằng cỏ tranh, vì vậy hạt mưa lọt qua lớp cỏ, nhỏ vài hạt xuống bên dưới chòi.
Tôi chuyển vị trí khác tránh chỗ ướt đi nhận lấy chén trà nóng của ông lão.
Ngoài chòi tuy rằng mưa tầm tã, nhưng trong chòi ông lão vẫn đang đun nước ngâm trà.
Tôi cảm thấy thật ấm áp và yên bình.
Ông lão hỏi tôi từ đâu tới? Tới đây làm gì? Tôi theo sự thật kể lại.
Sau đó nói: “Nếu căn chòi này để cho cháu làm, chắc chắn sẽ không bị dột nước.”
Ông lão nghe tôi nói xong bèn cười ha hả, tiếng cười sang sảng như một người trẻ tuổi nhiệt tình.
Ông lão vừa uống trà vừa kể chuyện của mình cho tôi.
Hóa ra ông là thợ điêu khắc đá, nhưng chưa từng học ở học viện nghệ thuật chính quy.
Lúc còn trẻ vì cuộc sống đã bất kể tính chất công việc, trước sau làm hơn chục thứ việc nhưng đều không kéo dài.
Cuối cùng lại tìm được mình trong thế giới điêu khắc.
“Lúc tôi mới khắc tượng, thường lặn xuống biển tìm đá.” Ông lão nói.
“Vì sao?” Tôi rất nghi hoặc. “Trên núi đâu cũng có đá mà.”
“Đá trong biển cứng rắn hơn.” Ông nói: “Tảng đá càng cứng, độ khó khi điêu khắc càng cao. Như vậy trong quá trình điêu khắc càng cảm nhận được sức sống.”
Tôi phát hiện dù tuổi ông ấy đã lớn, thân thể trông cũng gầy gò, nhưng trong mắt lại chất chứa năng lượng khổng lồ.
Mưa dường như đã ngừng, ông lão nhìn ra phía ngoài chòi, nói: “Để tôi đưa cậu đi xem qua nơi này.”
“Vâng.” Tôi gật đầu, đứng dậy.
Chúng tôi đi qua một căn phòng, chỉ thấy chùy với đục hỏng quăng khắp nơi, tôi cũng thầm chấn động.
Tay phải nhặt một cái chùy sắt nặng lên, phần sắt vì va chạm liên tục mà giờ đã cong vòng.
Trong lòng thầm suy nghĩ, phải trả qua mấy ngàn, mấy vạn lần gõ mới trở thành thế này được?
“Có khi tôi cảm thấy, so với những bức tượng mà mình đã khắc, đây mới là những sáng tác chân chính.”
Ông lão cười nhẹ nói.
Ông lão tùy ý bày tượng đá trên cỏ ngoài phòng, chẳng chút trang sức dư thừa.
“Dẫu sao cùng là đá, đâu sợ dầm mưa dãi nắng.” Ông cười nói.
Những tác phẩm của ông dường như đều lấy phụ nữ trung niên làm chủ đề, hơn nữa đều có cảm giác êm dịu và kiên nghị.
Ông lão nói đó là hình tượng mẹ ông, một phụ nữ nông thôn Đài Loan giản dị mà cường tráng.
Có một tác phẩm khác biệt hẳn, cô gái có vẻ còn rất trẻ, hơn nữa hình dáng tảng đá trông như hạt đậu, khiến cô gái trông giống đang ôm ấp một thứ gì đó, hoặc ai đó.
Điểm đặc biệt nhất là con mắt của cô gái hướng lên trên, mắt trái bị đục rỗng.
Trời mới đổ mưa, trong con mắt rỗng chứa đầy nước, mặt nước gợn lên từng cơn sóng nhỏ.
“Tác phẩm này rất đặc biệt, nó tên là...” Tôi hỏi.
“《 nhu tình vạn thiên 》” Ông lão trả lời.
“Trước kia lúc điêu khắc cũng không định đục rỗng mắt trái. Nhưng lúc điêu khắc mắt trái, cảm thấy mình làm sai cho nên dứt khoát đục rỗng mắt trái, cuối cùng thành như hiện giờ.” Ông nói.
Tác phẩm này khiến tôi chăm chú ngắm nghía không rời mắt, hai chân như dính chặt trên mặt đất.
“Lúc bình thường thì không có gì, nhưng cứ trời mưa, trong con mắt rỗng sẽ có nước, nhìn qua trông hệt như sóng mắt lưu chuyển.” Ông cười nói: “Thích tác phẩm này không?”
“Rất thích.” Tôi gật đầu: “Tảng đá là thứ cứng rắn như vậy, nhưng tác phẩm này lại có thể truyền đạt một cảm giác mềm mại, thật lợi hại.”
“Ha ha ha....” Ông lão đột nhiên cười một tràng dài, mãi không ngừng.
Tôi rất nghi hoặc nhìn ông lão, ông ngừng cười, nói: “Có người nói hệt như cậu.”
“Thật không?”
“Ba hôm trước, có một cô gái lái xe qua đây, hôm đó trời cũng đổ mưa.” Ông lão nói:
“Cô gái ấy cũng giống hệt cậu, đứng trước tác phẩm này một lúc lâu, sau đó nói những lời hệt như cậu.”
“Thế à.”
“Cô ấy học nghệ thuật đấy, còn vẽ một bức tranh tặng tôi.”
Nhịp tim của tôi bỗng nhiên tăng tốc, sau đó hỏi: “Cô ấy đi xe gì?”
“Xe màu đỏ.” Ông lão mỉm cười rồi nói: “Hiệu xe gì thì tôi không biết, vốn chẳng có tiền nên cũng chẳng nghiên cứu gì về xe.”
“Cháu có thể xem bức tranh của cô ấy không?” Giọng tôi hơi run run.
Ông lão gật đầu, trở về phòng, lấy một bức tranh ra đưa cho tôi.
Bức tranh này miêu tả “Nhu tình vạn thiên” rất chân thực, kể cả sóng nước gợn nhẹ trong mắt trái.
Cô gái trong bức tranh sóng mắt lưu chuyển như ẩn chứa tình cảm.
Phía rìa ngoài của cô gái được vẽ thêm chút đường cong và bóng mờ, khiến cô ấy trông như nằm trên một chiếc giường vô cùng mềm mại.
Còn tờ giấy này, chính là chiếc giường mềm mại đó.
Tuy rằng đã ba tháng không được xem tranh của Kha Tuyết, nhưng tôi đã quá quen thuộc với tranh của cô ấy.
Không sai, đây chắc chắn là tranh của Kha Tuyết, viền mắt tôi bắt đầu ươn ướt.
“Cô ấy...”
Lời vừa ra khỏi miệng bỗng thấy giọng khàn khàn, hơn nữa còn cứng lại nơi cổ họng, không cách nào nói thêm điều gì.
“Chàng trai.” Ông lão mỉm cười: “Cứ từ từ thôi, không sao đâu.”
Tôi lau khóe mắt, nói: “Cô ấy có khỏe không?”
“Cô ấy vẫn khỏe.” Ông lão nói: “Có điều cô ấy cũng giống cậu, trông rất đau lòng.”
Tôi cảm thấy vừa rồi chắc hẳn mình đã thất thố, sau khi bình tĩnh lại bèn hỏi: “Cô ấy có nói gì không?”
“Chúng ta ngồi rồi nói.” Ông lão lại dẫn tôi về căn chòi.
“Cô gái ấy nói...” Ông lão lại bắt đầu đun nước. “Hạnh phúc là hướng ngoại, đau thương là hướng nội. Chính vì đau thương nên cô ấy lại càng thấy rõ được bản thân.”
“Ừm.”
“Cô ấy cảm thấy bản thân mình có thể biểu đạt rất nhiều tình cảm, chỉ có đối với người, cô ấy không diễn tả nổi. Cho nên cô ấy sẽ không ngừng vẽ, một mặt hóa giải nỗi đau trong lòng, một mặt học cách biểu lộ tình cảm với người khác.”
“Ừm.”
“Nhưng cô ấy vẽ suốt ba tháng, nỗi đau trong lòng vẫn hệt như trước, mãi tới khi thấy bức tượng kia, cô ấy mới hiểu ra.”
“Cô ấy hiểu ra điều gì?”
“Cô ấy phải đục rỗng bản thân đã rồi mới chứa đầy nhu tình được.”
“Đục rỗng.”
“Ừ, cô ấy đã nói vậy đấy.”
“Nghĩa là sao?”
“Tôi cũng không rõ.” Ông lão cười nói: “Cô ấy chỉ nói mình muốn vẽ một bức tranh, để bức tranh đó có thể chứa đầy tình cảm của cô ấy đối với người kia.”
“Ừm. Sau đó thì sao?”
“Không có sau đó nữa. Cô ấy cám ơn tôi rồi đi khỏi.”
“Ừm.” Tôi rất thất vọng, cúi đầu không nói một lời.
Tôi cảm thấy đã quấy rầy ông lão hơi lâu rồi, mà mưa cũng đã ngừng, bèn đứng dậy tạm biệt.
Lúc theo tôi đi tới cửa, ông lại đột nhiên nói: “Đúng rồi, tôi có bảo cô gái ấy sớm trở lại.”
“Cô ấy nói sao?”
“Cô ấy nói vẽ xong bức tranh kia cô ấy sẽ trở lại, hơn nữa cô ấy muốn người kia thấy được bức tranh.”
“Thật không?”
“Ừ.” Ông lão cám ơn.
Tôi nói cám ơn, quay người đang định đi khỏi thì ông lão lại nói: “Đừng lo lắng, cô ấy sẽ trở lại.”
“Vâng.”
“Cô ấy vẽ là vì cậu, thế nên chắc chắn cậu sẽ thấy bức tranh.”
“Làm sao cụ biết?”
Ông lão lại bắt đầu cười một tràng dài, sau khi ngừng mới nói: “Tôi là nhà điêu khắc, ngay cả tình cảm của đá tôi còn nhìn ra, huống chi tình cảm của người.”
Khuôn mặt tôi hơi đỏ lên, cười cười, rồi đi khỏi khu vườn điêu khắc kia.
Lúc lái xe về nhà, trong lòng cũng thấy yên ổn hơn.
Tôi không cần đi khắp nơi tìm Kha Tuyết như chú ruồi nữa, chỉ cần yên tâm chờ đợi là được.
Tháng thứ tư sau khi Kha Tuyết bắn ra mũi tên đau thương, “Hoang địa hữu tình thiên” của Đại Đông rốt cuộc cũng phát sóng.
Từ tập đầu tiên, buổi tối chín giờ, Đại Đông, Tiểu Tây và tôi đều sẽ ngồi trước ti vi.
“Sai hết rồi, hoang địa chứ.” Đại Đông lớn tiếng oán hận. “Sao nhân vật nữ chính lại biến thành cục phấn trang điểm!”
“Còn nữa, cô ta mặc quần áo gì vậy? Bớt chút tua rua thì chết người à?”
“Tôi viết là Vương Bảo Xuyến cơ mà! Sao cô ta lại biến thành Phan Kim Liên!”
“Keo xịt tóc của nhân vật nam chính cũng quá thần kỳ rồi, gió lớn như thế mà tóc hoàn toàn không rối!”
“Tôi muốn anh ta diễn xuất dũng khí tiến về phía trước trong nghịch cảnh chứ đâu phải vẻ hung ác cầm đao đi chém người!”
Đại Đông vừa xem vừa mắng, âm thanh thường át cả tiếng ti vi.
Tiểu Tây an ủi Đại Đông, nói: “Làm hoàng đế sau Đường Thái Tông, rất khó khăn.”
“Là sao?” Tôi hỏi.
“Đường Thái Tông là hoàng đế tốt như vậy, hoàng đế kế nhiệm đương nhiên phải chịu áp lực rồi.” Tiểu Tây nói.
“Hả?” Tôi vẫn chẳng hiểu gì.
“Nhân vật trong truyện của Đại Đông, tính cách tốt như vậy, diễn viên đương nhiên phải chịu áp lực rồi.” Tiểu Tây nói.
“Ừm.”
Cuối cùng tôi cũng coi như hiểu.
Một tháng sau, “Hoang địa hữu tình thiên” chiếu hết.
Sau khi xem xong tập cuối cùng, Đại Đông nói với tôi: “Diệc Thứ và Kha Tuyết của cậu thì sao?”
“Còn chưa viết kết thúc.”
“Vì sao?”
“Vì kết thúc vẫn còn đang diễn ra.”
Đại Đông nghe mà chẳng hiểu, cầm bản thảo tiểu thuyết của tôi xem lại một lần rồi nói:
“Thật ra có thể đưa lên làm phim truyền hình.”
“Thật không?”
“Có điều phải cẩn thận, Nhân Nguyệt có khả năng sẽ bị diễn thành một thiên kim tiểu thư chuyện gì cũng chẳng hiểu, Kha Tuyết thì bị diễn thành một cô gái không chút bụi trần, không cần đi nhà xí.” Đại Đông nói.
“Vậy Diệc Thứ thì sao?” Tôi hỏi.
“Diệc Thứ?” Đại Đông nói: “Tìm bừa ai tới cũng diễn được.”
“Này.”
“Đùa thôi.” Cậu ta cười nói: “Diệc Thứ có thể bị diễn thành tên công tử trăng hoa miệng lưỡi trơn tuột.”
“Thảm đến vậy à?”
“Chẳng có cách nào.” Đại Đông nhún vai. “Đây là điểm khác nhau giữa sáng tác văn chương và sáng tác hình ảnh, văn chương luôn để cho người đọc có không gian tưởng tượng.”
Tôi đứng dậy đang định về phòng thì Đại Đông lại nói: “Cậu nên viết nốt kết thúc đi.”
“Thế nhưng mà...”
Tôi không biết nên nói sao với Đại Đông, vì Kha Tuyết còn chưa trở về, cũng không biết cô ấy ở đâu, thế nên kết thúc vốn không cách nào viết được.
“Câu chuyện mà không có kết thúc rất kỳ cục.” Đại Đông nói. “Tốt nhất là viết đi.”
Sau khi trở về phòng, tôi suy nghĩ một lúc lâu, quyết định bật máy tính, bắt đầu viết kết thúc của “Diệc Thứ và Kha Tuyết.”
Vạn nhất Kha Tuyết bỏ đi không hề trở lại, hoặc tôi không gặp được cô ấy nữa, nhưng sẽ có một ngày, khi Kha Tuyết nhìn thấy tiểu thuyết hoặc phim truyền hình “Diệc Thứ và Kha Tuyết” cô ấy sẽ hiểu tâm tình của tôi.
Tháng thứ sáu sau khi Kha Tuyết bắn mũi tên đau thương ra, Lễ Yên rốt cuộc cũng tổ chức tiệc.
Giám đốc mua vé cho mọi người trong công ty, muốn chúng tôi cùng tới cổ vũ.
Ông còn gọi riêng tôi vào phòng làm việc của mình, nói: “Tấm vé quý nhất này cho cậu.”
Tôi cúi đầu nhìn tấm vé, vị trí ở hàng thứ năm, rất gần sân khấu.
“Vì sao lại cho em tấm vé tốt nhất?”
“Vì cậu làm việc chăm chỉ, tập trung vào công việc...”
“Là Lễ Yên dặn ạ?” Tôi không đợi sếp nói xong, nhanh chóng ngắt lời.
“Sao cậu biết?” Giám đốc có vẻ rất kinh ngạc.
“Vì những từ như làm việc chăm chỉ, tập trung với công việc, không thể dùng để mô tả em được.”
“Cậu cũng tự biết đấy nhỉ.” Giám đốc lại mỉm cười.
Tôi cám ơn vài tiếng rồi quay người đi khỏi.
“Thật ra cậu là người không tồi, chỉ có điều chênh lệch giữa cậu và Lễ Yên quá lớn, thế nên...”
“Chuyện này em hiểu.” Tôi quay đầu lại nói.
“Hiểu là tốt rồi.” Giám đốc nói: “Nhớ tới nghe buổi biểu diễn của cô ấy nhé.”
“Vâng.”
“Nghe xong viết báo cáo nộp lên cho tôi.”
“Cái gì?” Tôi giật mình.
“Đùa thôi.” Giám đốc lại cười.
Buổi biểu diễn dương cầm của Lễ Yên, cô mặc một bộ lễ phục màu đỏ thẫm, càng thêm rực sáng.
Tôi đã quên cô ấy đàn bao nhiêu khúc nhạc rồi, vì thời gian ánh mắt tôi dừng lại trên người cô ấy nhiều hơn so với thời gian lỗ tai nghe tiếng đàn.
Tôi không hề nghe thấy âm thanh đau thương của Lễ Yên, những gì tôi nghe thấy, là tiếng cô ấy dùng sức vỗ cánh.
Lễ Yên, bầu trời thuộc về em nào có lao tù, hãy thỏa sức bay lượn đi.
Những khúc nhạc Lễ Yên đàn tối hôm nay đều từng hát cho tôi nghe ở công ty.
Mỗi khi nghe thấy giai điệu quen thuộc, lại như chìm vào hồi ức một phút đồng hồ đó.
Mà từng chi tiết trong quãng thời gian làm việc chung ở công ty cũng theo tiếng đàn, từ từ lan rộng trong lòng tôi.
Không biết cô ấy còn thích nghe kể chuyện không?
Khúc nhạc cuối cùng Lễ Yên đàn là “Biển và đá”.
Cô ấy đã sửa lại khúc nhạc này, đến nỗi lần đầu tiên tôi còn không nghe ra.
Sau cô ấy đáp ứng yêu cầu của một người nghe, đàn lại một lần, hơn nữa vừa đàn vừa hát.
Tôi mới biết ca khúc đó là “Biển và đá.”
Đàn hát “Biển và đá” xong, Lễ Yên đứng trên sân khấu nhận những tràng vỗ tay sôi động, cũng cúi người đáp lễ.
Khi ánh mắt cô ấy tới chỗ tôi, tôi giơ hai ngón tay lên tạo thành hình chữ V với cô ấy.
Cô vui vẻ vẫy vẫy tay, hơn nữa còn mỉm cười rất thoải mái, như sắp nhảy dựng lên.
Tôi biết Lễ Yên đã nhìn thấy mình.
Trên đường về nhà, tôi không ngừng nghĩ lại quan hệ giữa mình và Lễ Yên.
Vừa rồi tôi ở dưới sân khấu, cô trên sân khấu, tôi giơ hình chữ V, cô ấy vẫy tay, mọi thứ đều thật tự nhiên.
Tôi đột nhiên cảm thấy, mình ngưỡng mộ Lễ Yên.
Ngưỡng mộ ngưỡng mộ, chữ “ngưỡng” này đã bao hàm phải ngẩng đầu lên ái mộ, cuối cùng vẫn là có khoảng cách.
Đại Đông từng nói, tôi viết tiểu thuyết rất sinh động, thế nhưng cuộc sống của Lễ Yên lại như trong tiểu thuyết.
Hóa ra giữa tiểu thuyết và cuộc sống, có khi không có ranh giới.
Tháng thứ bảy sau khi Kha Tuyết bắn ra mũi tên đau thương, Đại Đông cuối cùng cũng quyết định kết hôn với Tiểu Tây.
Hôm tiệc đám cưới, tôi và cậu cú ngồi cùng nhau, không bao lâu sau, cô rắn đã lung lay người đi tới.
“Sao rồi?” Tôi hỏi cô ấy.
“Hôm nay tôi đổi sang đeo kính sát tròng, cảm thấy nhìn cái gì cũng quai quái.” Cô rắn nói.
“Nếu lúc thường cô mặc quần giờ đổi sang mặc váy, có phải sẽ không đi nổi hay không?” Cậu cú nói.
“Muốn cãi nhau à?” Cô rắn nói.
“Tới đi.” Cậu cú nói.
“Đây là tiệc mừng đám cưới đấy.” Tôi nói xong, hai người bọn họ lập tức im lặng.
“Kịch bản của hai người đều đã viết xong?” Tôi hỏi.
Bọn họ đều gật đầu, cậu cú còn nói: “Đã đưa cho đơn vị chế tác xét duyệt rồi.”
“Nói tới vấn đề này, tôi nhớ tối hôm qua nằm mơ.” Cô rắn nói: “Tối hôm qua tôi mơ thấy Dã Đảo Thân Tư (tên tiếng Nhật, sẽ bổ xung cách đọc đúng sau ^^!) nói: ông ta là kịch gia đệ nhất Nhật bản, nhưng chỉ có thể tính ở đệ nhị ở châu Á.”
“Vậy ai là đệ nhất ở châu Á?” Tôi hỏi
“Dã Đảo bảo tôi: Chính là cô!” Cô rắn trả lời.
Cậu cú nghe xong lập tức cười lăn lộn ngã cả xuống đất.
Cô rắn trừng mắt nhìn anh ta, nói: “Không phục à?”
“Nếu chuyện nằm mộng là sự thật, vậy Cung Trạch Lý Huệ sẽ không là xử nữ nữa.” Cậu cú nói.
“Nghĩa là sao?” Tôi hỏi.
“Tôi thường mơ thấy mình mây mưa trên giường với Cung Trạch Lý Huệ, vậy Cung Trạch Lý Huệ kia còn là xử nữ được sao?” Cậu cú vừa cười vừa nói.
“Đáng ghét!” Cô rắn đứng bật dậy, lớn tiếng nói: “Tôi nhất định phải dạy cho cậu một bài học!”
“Ai sợ ai!” Cậu cú cũng lớn tiếng đáp lời.
“Đây là tiệc mừng đám cưới đấy!” Tôi giơ hai tay kéo hai người lại, kéo tới vài lần bọn họ mới chịu im.
May là hội trường bữa tiệc cũng khá ồn ào, vụ đấu võ mồm của cậu cú và cô rắn không tới mức quá nổi bật.
Lúc món ăn thứ hai được đưa lên, cô dâu chú rể bắt đầu phát biểu trên bục, hội trường hơi yên tĩnh lại.
Đại Đông nói chuyện quá khách sáo, chẳng có gì khác ngoài một đống lời cám ơn vô dụng.
Đại Đông nói xong, đưa microphone cho Tiểu Tây, cô xua tay từ chối, cuối cùng nhận mic, nói:
“Gả cho Đại Đông, cho dù tới bắc cực bán tủ lạnh, tôi cũng cam tâm tình nguyện.”
Tiểu Tây nói xong, gần như tất cả những ai còn cầm đũa đều làm rớt.
Đũa của cậu cú và cô rắn cũng rớt xuống bàn, nhưng chiếc đũa trong tay tôi vẫn còn yên ổn.
Cô rắn hỏi tôi: “Cậu nghe hiểu à?”
“Ừ.” Tôi gật đầu: “Bán tủ lạnh ở bắc cực thì có ai mua? Thế nên người bán tủ lạnh chắc chắn rất gian khổ. Nhưng cho dù gian khổ như vậy cô ấy cũng cam tâm tình nguyện, đúng là một cô gái kiên định.”
“Bội phục bội phục.” Cậu cú nói: “Tôi chỉ nghĩ bắc cực lạnh, tủ lạnh cũng lạnh, cho nên câu này của cô ấy cũng lạnh tới mức không chịu nổi.”
“Tôi cũng cảm thấy quá lạnh.” Cô rắn nói.
Tôi nhìn bọn họ, biết rốt cuộc mình cũng không còn cảm thấy những lời Tiểu Tây nói là thâm ảo rồi.
Hai tuần sau khi cảm thấy lời của Tiểu Tây không còn thâm ảo, tôi chuyển khỏi nhà Đại Đông.
Tặng lại không gian cho cô dâu chú rể, tôi một mình sống trong ngôi nhà ở ngoại ô.
Tháng thứ tám sau khi Kha Tuyết bắn ra mũi tên đau thương, cũng là mùa mà tôi gặp Kha Tuyết lần đầu tiên.
Nhưng đã lâu lắm rồi tôi không tới quán cà phê đó.
Từ khi không tới quán cà phê đó, lúc đi làm tôi luôn đi đường vòng tránh đi.
Sau khi chuyển tới nơi ở mới thì không cần tránh nữa.
Tôi tin tưởng lời của nhà điêu khắc kia, Kha Tuyết chắc chắn sẽ trở về, cũng sẽ mang bức tranh trở về.
Tôi chỉ cần chờ thôi.
Chủ quán chờ đợi trong quán cà phê, tôi lại chờ đợi giữa cuộc sống đời thường và tiểu thuyết.
Đã là mùa lá rụng, tôi bước trên đường thường đạp lên những lớp lá tạo thành âm thanh sàn sạt.
Hôm nay tới làm ở công ty, lúc ngồi xuống mới phát hiện gót chân trái dính đầy lá rụng.
Cúi rạp xuống, kéo chiếc lá ra, lại thấy mặt trái chiếc lá dính cái gì đó vàng vàng.
Tôi giơ chân lên, cúi đầu nhìn dưới giày, hóa ra mình đạp phải cứt chó.
Tôi lập tức kéo ghế dậy, không ngừng mài đế giày lên mặt đất, muốn xóa đống phân giẫm phải đi.
“Cậu đang nhảy Clacket à?” Vừa hay giám đốc di qua, hỏi tôi một câu.
Tôi ngừng chân, ông ấy lại nói: “Nhảy không tồi.”
Giám đốc đi rồi, tôi lại tiếp tục nhảy clacket, không, là tiếp tục di đống phân dính dưới giày.
Làm sạch giày xong tôi mới biết hóa ra lý do năm ngoái chiếc lá dính vào gót giày cũng là do phân chó.
Không ngờ là vì phân chó mới khiến Kha Tuyết muốn vẽ chiếc lá dính vào giày tôi.
Cũng bởi vậy “Diệc Thứ và Kha Tuyết” mới có điểm khởi đầu.
Nếu như “Diệc Thứ và Kha Tuyết” là tiểu thuyết tình yêu, vậy nguyên nhân của bộ tiểu thuyết tình yêu này là phân chó.
Hèn gì có người thường nói, tiểu thuyết tình yêu đều là phân chó.
Tôi đột nhiên rất muốn hoàn thành ”Diệc Thứ và Kha Tuyết”, vì vậy bật máy tính, bắt đầu viết.
Mặc kệ cái chân lý khi đi làm phải tập trung vào công việc, tôi chỉ biết tiểu thuyết phải có kết thúc cũng là chân lý.
Tôi viết rất chăm chú, ngay cả thời gian nghỉ trưa cũng không ra ngoài ăn cơm.
Chỉ thiếu có một điểm là bức tranh của Kha Tuyết và những lời tôi sẽ nói với cô ấy mà thôi.
Đến giờ tan tầm, bầu không khí trong công ty bắt đầu sôi động dần, vài đồng nghiệp túm tụm lại tán phét.
“Cái gì? Cậu cũng đến quán cà phê đó à?”
“Đúng vậy, cà phê rất ngon. Có điều chủ quán ngầu quá.”
“Bức tranh cuối cùng ấy, cậu đặt tên là gì?”
“Tôi đặt tên nó là: cô gái và biển.”
“Quá bình thường. Tôi gọi nó là cô gái của biển.”
“Vậy vẫn bình thường, nghe tên tôi đặt này: Cái nhìn cuối cùng trước khi nhảy xuống biển. Không tồi chứ?”
“Tên các cậu đặt vẫn không hay, tôi gọi nó là: Ai tới cứu tôi với.”
“Cậu đùa à? Thế sao là tên bức tranh được? Gọi là tuyệt vọng không có khí chất văn nghệ hơn sao?”
“Tôi mới là có khí chất văn nghệ nhất này, tôi đặt là: ánh nhìn trào dâng mãnh liệt.”
“Quá quanh co lòng vòng rồi, cái tên của tôi trực tiếp hơn, gọi là: tôi muốn nhảy xuống biển.”
“Cậu muốn chết à? Dám lấy cái tên này.”
“Chủ quán nghe xong đá thẳng tôi ra khỏi cửa, giờ mông vẫn còn đau này.”
Những đồng nghiệp khác nghe vậy đều cười vang.
“Triển lãm tranh trong quán cà phê, quả không tồi.”
“Những bức tranh đó đều rất khá, xem rất có cảm giác.”
“Tôi cảm thấy rất nhiều bức tranh đều được vẽ rất tự nhiên, thậm chí giấy vẽ cũng là lấy bừa một tờ giấy trắng.”
“Ừ. Cũng như một cô gái xinh đẹp, có mặc quần áo gì cũng không quá quan trọng.”
“Nói chung, vừa uống cà phê vừa thưởng thức tranh, đúng là một loại hưởng thụ.
“Có điều rất nhiều bức tranh có tên lạ thật.”
“Đúng vậy, nếu không phải cái tên tranh đó tôi đã không đặt tên bức tranh là ‘Tôi muốn nhảy xuống biển’.”
“Nói cũng đúng. Có bức tên là mơ hồ, bối rối, ra vẻ, rì rào...”
Câu cuối cùng này là cô Lý nói.
Tôi lập tức đứng bật dậy, chạy tới muốn hỏi cho rõ, trong lúc vội vàng còn va chân vào cạnh bàn.
Bất chấp đau đớn nơi cẳng chân, tôi kéo cô Lý sang một bên hỏi:
“Quán cà phê mà mọi người nói ở đâu?”
“Đối diện ga tàu điện ngầm.”
“Thật không?”
“Ừ.” Cô gật đầu, “Chắc khoảng từ tuần trước, các đồng nghiệp liên tục chạy tới quán cà phê đó uống cà phê vì nghe nói trong quán treo đầy tranh, hình như là mở triển lãm.
“Sau đó thì sao?”
“Lúc tính tiền, chủ quán còn lấy một bức tranh ra nhờ khách hàng dặt tên. Trong bức tranh vẽ...”
Tôi không đợi cô Lý nói xong, quay người chạy khỏi phòng làm việc.
Ra khỏi tòa nhà công ty, rẽ phải, đi vào con đường nhỏ theo thói quen, bước nhanh tới quán cà phê.
Dọc đường, gió thu không ngừng phất qua khuôn mặt, tôi cảm thấy từng cơn mát mẻ.
Lúc sắp tới quán cà phê, tôi lại bước chậm lại, thử để tâm trạng kích động của mình yên tĩnh lại.
Dưới chân nghe sàn sạt, cúi đầu nhìn, mình đang đạp trên đống lá rụng.
Không khỏi nhớ tới đoạn mở đầu của “Diệc Thứ và Kha Tuyết”:
Tôi đạp lên một phiến lá thu bước vào quán cà phê.
Lúc đẩy cửa quán cà phê, một cặp nam nữ đang tính tiền ở quầy bar.
“Hai người cảm thấy bức tranh này nên đặt tên là gì?” Chủ quán hỏi.
“Ừm...” Chàng trai nói: “Cô gái trong bức tranh dường như đang chờ đợi, nhưng sóng biển trào dâng mãnh liệt như muốn nuốt trọn lấy cô gái, song cô gái lại không cách nào đi khỏi, thế nên tôi cảm thấy nên đặt tên là: chờ đợi trong vô vọng.”
“Cô thì sao?” Chủ quán quay sang hỏi cô gái.
“Tôi cũng cảm thấy cô gái trong bức tranh đang chờ đợi, nhưng cho dù biển rộng sóng gào, cô ấy vẫn kiên quyết không đi khỏi, thế nên tên bức tranh là kiên trì chờ đợi.” Cô gái trả lời.
“Đáp án của hai người coi như tạm được.” Chủ quán nói với chàng trai: “Thế nên tính giá 80% với cốc cà phê của cậu.”
Sau đó quay sang nói với cô gái: “Cà phê của cô thì tính 60%.”
Thanh toán xong, lúc cặp nam nữ này đi qua bên cạnh tôi, chủ quán đột nhiên nói:
“Hai cô cậu không hợp nhau, chia tay sớm đi thì hơn.”
“Anh nói cái gì?”
Chàng trai rất tức giận, quay người đang định lý sự với chủ quán, nhưng cô gái vẫn kiên quyết lôi anh ta ra khỏi quán cà phê.
“Sao anh lại nói như vậy?” Tôi tới trước quầy bar.
“Chàng trai coi sự kiên trì của cô gái là bất lực và mềm yếu, làm sao thành đôi lâu được?” Chủ quán nói.
“Cho tôi xem bức tranh đó đi.” Tôi giơ tay phải ra.
“Lúc thanh toán mới được xem.” Chủ quán nói.
“Được, không thành vấn đề.”
Tôi lập tức chọn một cốc cà phê, sau đó quay người tới vị trí bên tường mình thường ngồi.
Tấm thẻ “Đã đặt chỗ” vẫn trên chiếc bàn thứ hai cạnh cửa sổ, nhưng bên bàn vẫn không có một ai.
Cả quán cà phê giờ chỉ có tôi và chủ quán.
Tôi quay đầu ngắm nghía xung quanh, khắp nơi đều là tranh của Kha Tuyết, bất kể là phác họa, màu nước hay sơn dầu, nếu tính ra rất có phong cách của nhà điêu khắc kia.
Gần như mọi bức tranh tôi đều đã từng xem, bất kể là Kha Tuyết vẽ vì tôi, trong tập bản vẽ của cô ấy hay trong phòng làm việc của cô.
Tôi cảm thấy trong lòng mình vốn Kha Tuyết đã ngập tràn giờ lại muốn lan ra.
Chủ quán vừa đặt cốc cà phê lên trên bàn, tôi lập tức uống sạch.
Không thêm đường, không thêm sữa, cũng mặc kệ chuyện bỏng.
Uống sạch cốc cà phê xong, tôi giơ tay quạt quạt miệng đang nóng, ra trước quầy bar.
“Có thể cho tôi xem bức tranh đó được chưa.”
Đầu lưỡi tôi chắc hẳn đã bị bỏng, lúc nói chuyện giọng điệu hơi kỳ kỳ.
Chủ quán lấy bức tranh ra hỏi: “Cậu cảm thấy bức tranh này nên đặt tên là gì?”
Đây là một bức tranh sơn dầu vẽ nửa người một cô gái, khuôn mặt cô đang hướng về phía tôi, con mắt mở lớn.
Phía sau cô là một phiến biển rộng, sóng biển cuồn cuộn trào dâng, bên cạnh còn có vài tảng đá nhỏ.
Không cần tới nửa phút, tôi đã cảm thụ được bức tranh này.
“Bức tranh này được đưa tới từ lúc nào?” Tôi hỏi.
“Cuối tuần trước.” Chủ quán trả lời.
“Ai đưa tới?”
“Một cô gái đưa tới, cô ấy còn dẫn theo một cô bé.”
“Là ‘cô ấy’ à?”
“Không phải.”
Tôi biết chắc hẳn là Tiểu Lỵ và mẹ của Tiểu Lỵ.
“Chắc chắn anh biết đây là bức tranh do ‘cô ấy’ vẽ.” Tôi nói.
“Ừ.” Chủ quán gật đầu.
“Vậy anh nói trước đi.” Tôi nói: “Bức tranh này diễn tả điều gì.”
Anh ta nhìn bức tranh nói: “Có mãnh liệt, có dâng trào, có nhung nhớ, có lo lắng, có tha thiết.”
“Thế thì sao?” Tôi hỏi.
“Cô ấy cực kỳ nhớ nhà, quyến luyến mọi thứ trong nhà.” Anh ta nói.
“Anh cũng rất nhớ cô ấy đúng không?”
“Cái này còn phải hỏi à?” Chủ quán trừng mắt nhìn tôi.
“Anh lại nói cho tôi xem, vùng biển này là biển miền tây hay biển miền đông?”
“Biển miền tây.” Anh ta đáp.
“Vì sao?”
“Sóng biển cuồn cuộn mãnh liệt như vậy, nhất định là vội vã muốn trở lại bờ, thế nên là biển miền tây.”
“Có phải anh nghe được tiếng sóng biển cuồn cuộn dâng trào không?” Tôi lại hỏi.
“Ừ.” Anh ta trả lời.
“Tranh vẽ như người thân hay người yêu, luôn khiến người ta có cảm giác đặc biệt.” Tôi mỉm cười: “Đây là những lời cô ấy đã nói.”
“Tôi biết.” Anh ta đáp.
“Nếu cho anh lựa chọn, anh cảm thấy cô gái trong tranh là người thân hay là người yêu?”
Anh ta do dự trong chốc lát rồi nói: “Là người thân.”
“Vậy đối với bức tranh cô ấy vẽ, anh là người thân.” Tôi chỉ vào mũi mình, nói tiếp: “Còn tôi, là người yêu.”
“Người yêu?” Chủ quán ngẩng đầu lên nhìn tôi.
“Đây là biển miền đông, hơn nữa còn tràn đầy những tình cảm, anh không cảm nhận được sao?”
“Tôi cảm thấy một loại khát khao.”
“Anh nhìn con mắt cô gái mà xem. Màu mắt cô ấy cùng màu với biển, cũng như trong ánh mắt cô đã chứa đầy nước biển.” Tôi nói.
“Thật không?” Anh ta cúi đầu nhìn bức tranh, cực kỳ chăm chú.
“Chẳng lẽ anh không cảm thấy, cô ấy đang nhìn người yêu của mình sao?”
Anh ta không trả lời, vẫn cúi đầu nhìn bức tranh.
“Thế nên...” Tôi chỉ vào bức tranh. “Tên của bức tranh này, là ‘người yêu’.”
“Trả lời đúng rồi!”
Kha Tuyết đột nhiên chui từ dưới quầy bar ra, khiến tôi giật nảy mình.
“Sao cô lại ở đây?”
“Tôi vừa bước vào đã thấy anh đang từ xa đi tới, đành trốn dưới quầy bar.”
“Cô trốn bao lâu rồi?”
“Mười phút rồi.”
“Không.” Tôi nói. “Em trốn tám tháng rồi.”
“Xin lỗi.” Cô đáp.
Tôi và Kha Tuyết đều im lặng, quán cà phê bỗng tĩnh lặng lạ thường.
Chỉ có trong bức tranh “người yêu” mơ hồ vang lên tiếng sóng biển.
Đột nhiên tiếng “leng keng”, tôi và Kha Tuyết cùng tỉnh lại.
Quay đầu nhìn lại, không ngờ lại là chủ quán kéo cửa, đi ra khỏi quán.
Tôi và Kha Tuyết liếc mắt nhìn nhau, không biết nên nói gì, bèn cùng chuyển mắt trở lại bức tranh.
Không bao lâu sau, lại cùng ngẩng đầu lên nhìn vào mắt đối phương.
Rồi cùng mỉm cười.
“Bức tranh này em vẽ đã vài tháng rồi.” Kha Tuyết rốt cuộc cũng mở miệng nói.
“Ừ.” Tôi cúi đầu. “Có thể nhìn ra được.”
“Thích không?”
“Bức tranh này không phải nói về thích, mà là yêu.”
Kha Tuyết hơi xấu hổ, lại cúi đầu không nói gì.
“Có điều con mắt cô gái chưa tô hết.” Tôi chỉ vào con mắt cô gái trong tranh. “Hình như vẫn để lại chút chỗ trống, vì sao thế?”
“Em đục mình quá sâu, cho nên có nhiều nước biển nữa cũng không lấp đầy được.” Kha Tuyết cười nói.
“Vì sao em lại muốn đục rỗng bản thân kia chứ?”
“Trước đây mọi tình cảm của em đều dành cho tranh, nếu không đục rỗng bản thân, làm sao cất tình cảm cho người khác vào được kia chứ?”
“Quả nhiên em đục mình quá sâu rồi, hại anh đợi lâu như vậy.” Tôi mỉm cười. “Bức tượng kia chỉ đục rỗng mắt trái, mắt phải có rỗng đâu?”
“Anh cũng đã tới đó?” Kha Tuyết rất kinh ngạc.
“Ừ.” Tôi vừa cười vừa gật đầu.
“Em không nghĩ thông điểm đó, vì thế cả mắt trái lẫn mắt phải đều đục rỗng.” Kha Tuyết mỉm cười.
“Vậy cũng tốt, còn lại chút chỗ trống này, ánh nắng chiếu vào sẽ có vẻ nhiệt tình xán lạn; gió nhẹ khẽ thổi, sẽ có nhu tình lay động.”
“Thật ra lưu lại chút chỗ trống trong con mắt còn có một nguyên nhân quan trọng hơn.” Kha Tuyết nói.
“Nguyên nhân gì vậy?”
“Bởi vì người cô ấy yêu còn chưa thấy bức tranh này, nếu người cô ấy yêu có thể thấy được, hơn nữa cảm nhận được, màu sắc trong con mắt có thể phủ đầy rồi.”
“Giờ em có thể phủ đầy rồi đó.” Tôi nói.
Kha Tuyết lấy bút vẽ ra, pha màu, chuẩn bị tô đầy con mắt, tôi bỗng nói:
“Muốn biết kết thúc của ‘Diệc Thứ và Kha Tuyết’ không?”
“Ừ.” Kha Tuyết gật đầu, hạ bút vẽ xuống.
“Cuối cùng Kha Tuyết sẽ hỏi: vì sao chúng ta ở bên nhau?”
“Không sai, Kha Tuyết chắc chắn sẽ hỏi như vậy.” Kha Tuyết nói.
“Diệc Thứ sẽ trả lời: bởi vì khoa học theo đuổi sự thật, nghệ thuật theo đuổi cái đẹp, mà hai chúng ta đều rất lương thiện, thế nên kết hợp lại bên nhau sẽ đạt tới cảnh giới hoàn hảo của chân thiện mỹ.”
“Diệc Thứ sẽ nói vậy sao?” Kha Tuyết hỏi.
“Đúng, anh sẽ nói vậy?”
Kha Tuyết cầm bút vẽ, chấm màu, lấp đầy con mắt của cô gái trong bức tranh.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.