Chương 11: Tiếng sáo canh khuya trị nội thương
Ngọa Long Sinh
21/05/2013
Thượng Quan Kỳ dặn dò xong Viên Hiếu mệt quá nằm nghĩ, mồ hôi toát ra đầm đìa. A Liên coi chàng rất thân thiết, móc khăn ra lau hết mồ hôi cho chàng rồi nói :
- Tướng công cứ an lòng. Thằng bé này tuy nửa người nửa vượn nhưng bản ngã nó rất kỳ dị, không những núi cao vực thẳm nó trèo thoăn thoắt mà sức nó lại khỏe vô cùng. Đem so với phụ thân nó lúc đánh hổ báo thì nó còn giỏi hơn cha nó một bậc. Tóm lại bất luận nơi nào hiểm hóc đến đâu nó cũng tới nơi được.
Thượng Quan Kỳ nói :
- Giả tỷ mà tại hạ khỏi được nội thương, nhất định tại hạ sẽ đem nó ra khỏi nơi này, coi nó như em ruột và sẽ tận tâm giúp đỡ hắn.
Bộ mặt héo hon của A Liên đột nhiên tươi hẳn lên :
- Nếu quả tướng công chịu chiếu cố cho nó thì tiểu phụ có chết ở nơi hang sâu núi thẳm này cũng được nhắm mắt.
A Liên cảm xúc quá nước mắt tuôn rơi nói tiếp :
- Tướng công trong mình bị nội thương chẳng nên lo nghĩ nhiều, xin nhắm mắt lại nghỉ ngơi.
Từ nãy đến giờ, Viên Hiếu đứng đó giương cặp mắt tròn xoe nghe hai người nói chuyện, bây giờ cũng nói xen vào :
- Má má! Con đi đây!
Giọng nói của nó còn lẫn một phần tiếng vượn phải chú ý lắm mới hiểu được.
A Liên đưa tay khẽ vỗ vào mình Viên Hiếu bảo :
- Con gặp được tướng công đây là phúc lắm đấy. Phải gắng làm sao đưa được thư này đến nơi. Đi mau rồi về kẻo mẹ mong đợi.
Viên Hiếu kêu lên một tiếng, băng mình ra khỏi ngôi nhà mây.
Thượng Quan Kỳ nhìn sau lưng thằng nhỏ, thấy nó nhảy lên không rồi đi thoăn thoắt, so với khinh công mình lúc khỏe nó còn đi nhanh hơn nhiều, chàng không ngớt khen thầm. A Liên đem con thỏ rừng lên cười nói :
- Ta đem con thỏ này nướng để tướng công ăn dần.
Nàng lại nhìn trái cây sắc đỏ nói :
- Ta chưa thấy trái này bao giờ. Mùi rất thơm nhưng chẳng biết có ăn được không? Vừa rồi lại quên không hỏi nó...
Thượng Quan Kỳ cười nói :
- Hôm nay phu nhân bận rộn đến nửa ngày trời, bây giờ nên đi nghỉ thôi.
Chàng cảm thấy trong người mệt nhọc quá, nằm ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Lúc chàng tỉnh dậy thì đêm đã khuya, góc nhà thắp một cây đuốc nhựa thông, khắp nhà đều sáng rực.
Con vượn lớn lông đen không biết về tự lúc nào ngồi tựa bên góc giường mây nhắm mắt ngủ. Còn A Liên thì nằm trên giường ngửa mặt lên, mắt vẫn mở thao láo nhìn lên nóc nhà, không hiểu đang nghĩ gì.
Thượng Quan Kỳ nhìn nàng không khỏi chạnh mối thương tâm. Bỗng lại nghe tiếng con vượn hú, chàng nghe rõ là tiếng con vượn lông vàng ở hang đá phía trước, không khỏi sờn lòng. Chàng liếc mắt nhìn trộm con vượn đen ngồi tựa góc giường, đột nhiên thấy nó nhảy ra khỏi nhà đi tuốt.
A Liên ngồi nhỏm dậy thấy con vượn đen đi rồi thở dài hỏi :
- Tướng công thức hay ngủ?
Thượng Quan Kỳ từ lúc thấy A Liên ngồi dậy lập tức quay mặt vào phía trong lờ như không biết. Bây giờ nghe tiếng nàng gọi mới quay đầu ra hỏi :
- Phu nhân có điều chi dạy bảo?
A Liên bước xuống đến bên Thượng Quan Kỳ hỏi :
- Vừa rồi tiếng vượn kêu tướng công có nghe thấy không?
Thượng Quan Kỳ đáp :
- Có!
A Liên buồn rầu nói :
- Giống vượn không phải loài người nên đồng loại cũng tàn sát nhau. Tôi đã khuyên y nhiều lần rồi nhưng...
Nàng tựa hồ như biết những câu mình nói không có đầu đuôi nên dừng lại một lúc rồi nói tiếp :
- Tôi nói nhanh quá chắc tướng công không hiểu được!
Thượng Quan Kỳ mỉm cười đáp :
- Phải chăng phu nhân muốn nói chuyện giữa đồng loại với nhau mà vượn vẫn thường đánh nhau luôn?
A Liên đáp :
- Phải rồi! Trong hang núi phía trước này có mấy con vượn lông vàng ở, không biết vì lẽ gì mà thường hay đánh nhau với vượn nhà này. Đánh nhau đến sức da chảy máu. Tôi bảo điều gì cũng nghe lời, duy có điều này là khuyên ngăn thế nào y cũng không chịu.
Thượng Quan Kỳ hỏi :
- Phu nhân có biết tại khu hang sâu núi thẳm này cả người lẫn vượn có bao nhiêu không?
A Liên lắc đầu đáp :
- Tôi ở núi này đã hai mươi năm, ngoài mấy con vượn lông vàng ra thì không có gì nữa.
Thượng Quan Kỳ động tính hiếu kỳ thầm nghĩ :
- “Nơi đây đã không có người, vượn nào khác thì làm gì có chuyện tranh ăn, chẳng qua chỉ khác nhau màu lông mà thôi, sao lại đánh nhau hoài? Chắc hẳn có nguyên nhân gì đây! Tiếc rằng mình chưa bình phục để đi hòa giải cho hai bên”.
A Liên thấy Thượng Quan Kỳ trầm ngâm không nói, nàng lại tiếp :
- Tôi đã có hỏi y nhiều lần song y chỉ ấp úng, dường như có điều gì đau khổ... Tôi thấy y không muốn nói nên không nỡ bức bách y.
Thượng Quan Kỳ lại càng nghi hoặc hỏi :
- Có bao giờ Viên Hiếu giúp phụ thân đánh nhau với con vượn vàng không?
A Liên cười đáp :
- Không! Trời sinh ra nó sức khỏe kinh người, nếu nó mà giúp phụ thân thì con vượn vàng địch sao lại.
Thượng Quan Kỳ khen thầm trong bụng :
- “Người đàn bà này không những có học lại giàu lòng lương thiện. Vào địa vị của người khác, chẳng không khi nào nhẫn nại được như vậy, vì ai mà không sợ con vượn vàng xông vào nhà khi con vượn đen đi vắng thì có phải chính vì lòng nhân từ mà mình sẽ bị hại không!”.
Chàng đang suy nghĩ bỗng nghe tiếng vượn kêu thê thảm vọng lại giữa lúc đêm khuya thanh vắng khiến người nghe không khỏi hãi hùng.
A Liên thở dài một tiếng, từ từ bước ra cửa trông ra tận nơi xa.
Thượng Quan Kỳ nghĩ thầm :
- “Lần này nghe tiếng hú ra chiều thê thảm khiến người nghe cảm thấy hãi hùng, chắc là cuộc đấu này kịch liệt vô cùng. Tiếc rằng mình đã bị trọng thương không đến nơi hòa giải được”.
Tiếng hú mỗi lúc một ghê hồn kinh thảm, hồi lâu mới ngừng.
Sau khi ngưng tiếng hú một lúc, con vượn đen mới chạy về, thân mình đầy thương tích, máu me đầm đìa.
A Liên lấy nắm cỏ mềm lau vết máu cho y, vừa lau vừa nói tiếng vượn.
Thượng Quan Kỳ nghe không hiểu gì, chỉ thấy con vượn đen cúi đầu xuống không kêu một tiếng gì. Chàng chắc rằng A Liên đang thống trách con vượn. Trong căn nhà mây trở lại yên tĩnh, con vượn đen sau khi được vợ vỗ về một lúc rồi nó cũng ngủ yên.
Khoảng giờ ngọ hôm sau Viên Hiếu đã về đến nơi, mồ hôi đầy mình kêu lên một tiếng “Má má” rồi nhảy đến bên mình của Thượng Quan Kỳ đưa phong thơ của lão quái nhân cho chàng. Thượng Quan Kỳ mừng rỡ mở thơ ra xem, viết rằng :
“Được người vượn đưa thơ mới biết ngươi vẫn còn sống trên thế gian. Miễn là ngươi chưa tắt thở thì lão phu sẽ cứu được. Có điều lão phu không thể ra khỏi căn gác này. Canh ba đêm nay ta sẽ thổi tiêu chỉ bảo cách liệu thương cho ngươi. Còn như ngươi có lãnh hội được hay không là do năng khiếu của ngươi”.
Thượng Quan Kỳ xem thơ xong đặt xuống bàn nghĩ thầm :
- “Nghe tiếng tiêu để trị nội thương là một việc cổ kim chưa từng nghe thấy. Huống chi về âm luật mình lại không biết mấy. Nếu mình nghe mà không lãnh hội được thì lão tốn công mà chẳng bổ ích gì cho mình”.
Chàng đang băn khoăn lo nghĩ, A Liên nhìn nét mặt chàng lúc vui vẻ, lúc đăm chiêu nàng rất lấy làm kỳ lạ hỏi chàng :
- Trong thơ nói gì mà tướng công vừa lo vừa mừng?
Thượng Quan Kỳ đáp :
- Trong thơ lão biểu tại hạ nghe tiếng tiêu để tự mình trị nội thương.
Song tại hạ rất ít hiểu về âm luật, e rằng không lãnh hội được.
A Liên trầm ngâm một lúc rồi nói :
- Tiểu phụ thuở nhỏ ngoài những lúc thêu thùa rất ưa thổi tiêu. Nhưng ngoài hai mươi năm nay không màn đến nữa quên mất nhiều rồi. Chẳng hiểu bây giờ có giúp tướng công được chút nào không?
Thượng Quan Kỳ thấy vẻ mặt nàng tần ngần biết rằng nàng đang có tâm sự bi thương, liền cười và nói với một giọng khẳng khái :
- Con người sống chết giàu sang phó mặc số trời. Tại hạ nghe tiêu trị nội thương có được hay không cũng chẳng quan tâm.
Trong khi Thượng Quan Kỳ và A Liên nói chuyện, Viên Hiếu đứng bên lắng tai nghe rất chăm chú. Thốt nhiên nhảy ra khỏi nhà quay đầu lại dặn :
- Má má! Con đi một chút sẽ về ngay.
Y nói tuy còn lẫn tiếng vượn nhưng đã khá rõ hơn.
Thượng Quan Kỳ mỉm cười khen :
- Chú bé thông minh chẳng kém ai. Mới dụng công hai ngày mà đã nói rõ ràng gần như tiếng người.
Nét mặt A Liên bỗng tươi lên đáp :
- Tiểu phụ chỉ còn có một chút hy vọng ở nơi nó. Nếu sau này hoàn thành công việc cho nó nên người, tiểu phụ sẽ ngậm cười nơi chín suối.
Đang nói chuyện thì con vượn lớn thức dậy, đưa mắt nhìn hai người vài lần rồi đi ra.
Thượng Quan Kỳ thấy con vượn lớn bị thương nặng ra đi một mình, trong lòng không nỡ liền bảo A Liên :
- Những vết thương của y chưa kín miệng, phu nhân bảo y nên nghỉ ngơi đừng lao động nhiều cho mệt.
A Liên nói :
- Mỗi lần y đánh nhau với con vượn vàng bị thương trở về, y chỉ ở nhà một lúc rồi lại ra đi mấy ngày, ít ra cũng một ngày. Thế mà khi trở về bao vết thương hoàn toàn khỏi hẳn, không biết y đi đâu và thoa bằng thuốc gì?
Thượng Quan Kỳ nghĩ thầm :
- “Sau khi mình khỏi nội thương thế nào cũng phải theo dõi xem y dùng cách gì để trị những vết thương được mau lành như vậy, thật là thứ thuốc hiếm có. Mình phải biết chỗ để sau này khi bôn tẩu giang hồ có mà dùng”.
Lát sau, thấy Viên Hiếu ôm về khá nhiều trái cây, trong đó có hai trái sắc đỏ. Những trái cây này hãy còn ướt, thì ra y hái xong đem xuống rửa sạch rồi mới đem về. Thượng Quan Kỳ ăn thịt thỏ xong, ăn trái cây rồi mới nhắm mắt dưỡng thần để đến đêm còn nghe tiếng tiêu.
Lúc tỉnh dậy, Viên Hiếu cầm trái cây đỏ đưa cho chàng. Chàng còn do dự thì y bảo :
- Trái này ngon lắm!
Thượng Quan Kỳ nếm thấy ngọt nên vừa ăn vừa nghe thử coi có chất độc gì không. Một lúc lâu không thấy gì chàng mới vững tâm ăn hết một trái.
A Liên thấy Viên Hiếu cùng Thượng Quan Kỳ có vẻ thân thiết nhau thì trong bụng mừng thầm. Nàng hỏi con :
- Hiếu nhi! Con có biết mấy con vượn vàng ở phía trước hay đánh nhau với phụ thân con không?
Viên Hiếu đột nhiên trợn mắt lên nói :
- Con đi đánh chết mấy con vượn vàng này để từ nay về sau nó hết đánh nhau với phụ thân con.
Nói đoạn y nhảy ra ngoài toan chạy đi.
A Liên lớn tiếng gọi lại :
- Hiếu nhi! Về ngay!
Tiếng nói lanh lảnh tựa hồ như dùng hết khí lực. Viên Hiếu nghe mẹ gọi đành phải quay về.
A Liên cả giận mắng :
- Ta đã bảo ngươi mấy lần không được giúp phụ thân ngươi đánh mấy con vượn vàng, ngươi không nhớ hay sao?
Viên Hiếu quỳ xuống thưa :
- Từ nay con không dám thế nữa!
A Liên chừng như đã nguôi giận, dắt nó dậy, quay lại nói với Thượng Quan Kỳ :
- Đêm nay tướng công còn nghe tiếng tiêu để trị thương, bây giờ nên nghĩ sớm đi.
Nói xong nàng bảo Viên Hiếu :
- Lâu nay mẹ không ra ngoài, con đưa mẹ đi một lát cho tiêu khiển.
Viên Hiếu nằm phục xuống đất cõng mẹ lên lưng đi ra khỏi nhà.
Thượng Quan Kỳ thấy Viên Hiếu cõng mẹ chạy nhảy như không, nó níu lấy một cành cây để đu người xuống. Chàng nghĩ thầm :
- “Đứa trẻ này trời phú cho nó khác người thường, giả tỷ mà nó được tập luyện võ nghệ thì bản lãnh của nó không biết đến đâu mà lường”.
Thượng Quan Kỳ ngủ đi lúc nào không hay biết. Tỉnh dậy đã nghe tiếng tiêu vòi vọi, chàng giật nẩy mình lên lẩm bẩm :
- “Hỏng rồi! Về âm luật mình đã kém mà lại không nghe từ lúc đầu thì làm sao mà hiểu được!”.
Chàng vội ngưng thần tĩnh tâm, lắng tai để nghe. Nhưng chỉ nghe giọng tiêu như oán như than đầy vẻ thê lương.
Thượng Quan Kỳ nghe hồi lâu biết là không phải, vì tiếng tiêu này nghe yếu ớt, ngoài giọng bi ai nghe không có gì khác. Chàng mở mắt ra nhìn thấy A Liên cầm ống tiêu mới bằng trúc đang ngồi trên giường thổi, Viên Hiếu ngồi cạnh bên lắng nghe.
Thượng Quan Kỳ khen :
- Phu nhân thổi tiêu hay thật.
A Liên đặt ống tiêu xuống vừa đi ra cửa vừa đáp :
- Thấy tướng công nói nghe tiêu để trị nội thương nên tiểu phụ ngẫu hứng bảo Viên Hiếu làm ống tiêu này thổi lăng nhăng một chút, không ngờ làm kinh động mất giấc ngủ của tướng công.
Nàng ngẩng đầu lên nhìn trời rồi nói tiếp :
- Hiện giờ đã quá canh hai, tiếng tiêu của vị lão tiền bối nào đó sắp thổi rồi đó.
Thượng Quan Kỳ băn khoăn trong dạ, chẳng hiểu mình có lãnh hội được không. Chờ một lúc nữa, quả nhiên có tiếng tiêu văng vẳng nổi lên, rồi mỗi lúc một lớn nghe rất rõ ràng. Chàng để ý nghe kỹ thì tiếng tiêu này không vào cung cách nào, tựa hồ như tiếng bà mẹ hiền gọi con. A Liên đột nhiên đứng dậy chạy ra cửa nhìn về phương trời xa, tay vịn vào một cành cây hai hàng nước mắt tuôn rơi.
Về âm luật nàng giỏi hơn Thượng Quan Kỳ, nghe tiếng tiêu xúc động can trường không dằn lòng được, thổn thức khóc hoài. Thốt nhiên biến đổi tựa hồ như tiếng một vị cao tăng thuyết pháp. Đoạn này A Liên không hiểu gì, quay lại nhìn Thượng Quan Kỳ, thấy chàng đang nhập thần, chân tay cử động nhịp nhàng theo tiếng tiêu.
Mấy đêm liền vào khoảng nửa đêm, nàng nhìn Thượng Quan Kỳ mới biết chàng bị nội thương rất nặng, chỉ có hai tay và đầu là cử động được, còn nửa người dưới không thể nhúc nhích. Nhờ có tiếng tiêu dẫn dụ mấy đêm chàng mới từ từ cử động trở lại.
Nàng biết rằng trong tiếng tiêu này có phép vận khí hành huyết. Thượng Quan Kỳ thông hiểu võ công nên nghe thấy là lãnh hội được ngay. Còn A Liên tuy thông hiểu âm luật nhưng không biết võ công nên chẳng hiểu gì. Vì vậy mà lúc tiếng tiêu ra ngoài âm luật thông thường, Thượng Quan Kỳ nghe càng thú vị, trái lại A Liên lại rất lờ mờ.
Tiếng tiêu thổi chừng một trống canh thì ngừng, song dư âm vẫn còn vời vợi hồi lâu mới hết.
Tiếng tiêu dứt, Thượng Quan Kỳ nghĩ một lúc rồi từ từ vẫy tay duỗi chân.
A Liên sắc mặt lộ vẻ vui mừng, nói :
- Xem chừng nội thương của tướng công mỗi ngày một tiến, tướng công mà khỏi bệnh thì Hiếu nhi sẽ có phận nhờ được ra khỏi nơi này.
Thượng Quan Kỳ nói :
- Xin phu nhân cứ yên lòng. Tôi khỏi nội thương thế nào cũng đem chú em đi.
Ngừng một lát chàng nói tiếp :
- Đội ơn phu nhân hậu đãi, ơn đức này tôi xin tạc dạ ghi lòng, xin coi chú em như chân như tay. Nếu ở không như lời đã nói thì thiên tru địa diệt.
A Liên trong lòng xiết bao cảm kích quì xuống tạ ơn. Thượng Quan Kỳ toan đứng lên nâng dậy nhưng vẫn chưa đứng lên được nên nói :
- Xin phu nhân đứng dậy, vãn bối đâu dám nhận lễ bái tạ của phu nhân.
A Liên đứng dậy cười nói :
- Ở nơi hang sâu vực cùng này không phân biệt già trẻ, tướng công muốn sai bảo điều gì cứ gọi thẳng tên A Liên là đủ.
Tiếng vượn hú kinh hồn bỗng lại nổi lên. A Liên biến sắc hỏi :
- Thôi chết rồi! Lại thằng Hiếu...
Rồi chạy vụt ra cửa.
Thượng Quan Kỳ nghe tiếng kêu quái dị tựa như tiếng người la, lại tựa như tiếng vượn hú. Chàng biết là A Liên nghe tiếng con gọi sợ nàng lật đật chạy ra sẽ bị té nhào, bèn lớn tiếng gọi giật lại :
- Phu nhân đứng lại!
A Liên chạy ra tới cửa, dừng bước lại hỏi :
- Tướng công có điều chi dặn bảo?
Thượng Quan Kỳ hỏi lại :
- Phải chăng phu nhân định chạy đi tìm lệnh lang?
A Liên đáp :
- Mẫu tử tình thâm! Tôi không quan tâm đến thế nào được!
Thượng Quan Kỳ nói :
- Bây giờ phu nhân ra, lệnh lang trông thấy tất phân tán tâm thần, bên địch sẽ thừa cơ ra đòn có thể nguy hại cho lệnh lang.
A Liên suy nghĩ một lát nói :
- Tướng công nói đúng.
Tiếng gầm nghe càng rùng rợn. Thốt nhiên phía dưới nhà mây, từng cơn lốc nổi lên, cành cây chuyển vận rào rào.
Thượng Quan Kỳ cả kinh nghĩ thầm :
- “Nếu Viên Hiếu đánh nhau với con vượn vàng tất nhiên không khủng khiếp như thế này. Không biết giống gì mà rùng rợn như thế?”.
A Liên sắc mặt lợt lạt, người run lên bần bật, nước mắt chảy xuống đầm đìa.
Nàng xúc động mạnh quá cất tiếng gọi lớn :
- Hiếu nhi! Hiếu nhi!
Bỗng lại nghe một tiếng gầm hầu thủng màng tai, tiếng đến là những tiếng rắc rắc của cành cây gẫy, gian nhà chuyển động hầu như muốn đổ xuống. Thượng Quan Kỳ nói :
- Phu nhân bám vào vách mà đứng.
A Liên khi nào chịu nghe, bỏ chạy vụt ra ngoài.
Thượng Quan Kỳ la lên :
- Xin phu nhân đứng lại ngay!
Nhưng bóng nàng thoáng một cái đã không thấy đâu nữa. Tiếng Viên Hiếu kêu gọi càng lớn hơn, như thét như gào lẫn với tiếng gầm của một giống mãnh thú.
Thượng Quan Kỳ thấy căn nhà mây rung động kịch liệt. Chàng liền lăn đi mấy vòng, đầu va phải vách nhà ngất đi.
Khi chàng tỉnh dậy thấy A Liên nằm trên giường ngủ, Viên Hiếu đang ngồi cạnh bên xoa bóp cho mẹ.
Thượng Quan Kỳ duỗi chân ra thấy hơi ê ẩm nhưng cử động đã dễ dàng hơn trước, trong bụng mừng rỡ nghĩ thầm :
- “Phải chăng nội thương của ta đã giảm đi phần nào?”.
Chàng thử ngồi thẳng người lên nhưng thấy tê nhức hai bên hông nên lại đành nằm xuống. Tuy nhiên chàng cảm thấy mình đã đỡ nhiều rồi, ngầm cám ơn rồi khen thầm :
- “Võ công của quái nhân quả không biết tới đâu mà lường! Tiếng tiêu của lão trị được nội thương thì thật là một việc cổ kim chưa từng có”.
Chàng biết chiếu theo tiếng tiêu chỉ thị những huyệt trọng yếu vận khí hành huyết. Thương thế đã có cơ biến chuyển rất nhiều.
Viên Hiếu cúi xuống nhìn mẫu thân thấy ngủ say rồi nó mới đứng lên đến bên Thượng Quan Kỳ nói :
- Một con sư tử... rất lớn... đánh nhau với... cháu... nửa ngày!
Giọng nói còn pha tiếng vượn ấp a ấp úng, đến câu sau cùng thì nó lắc đầu bứt tóc không nói ra được.
Thượng Quan Kỳ thấy nó đột nhiên nói được mấy câu tiếng người thì lấy làm kỳ lạ và nghĩ bụng chỉ trong ba bốn tháng là nó sẽ có thể hiểu được tiếng người.
Viên Hiếu không nói thêm được nữa, buồn rầu nói :
- Cháu... cháu ngu quá!
Rồi quay đi, nhảy ra khỏi nhà.
Thượng Quan Kỳ không biết nó có chuyện gì, con đang nghi hoặc thì đã thấy Viên Hiếu ôm một con sư tử rất lớn đi vào trong nhà. Con sư tử này xương đầu bị vỡ, mình đầy máu tươi, ruột đứt đi chỉ còn độ một nửa.
Viên Hiếu đặt con sư tử chết bên cạnh Thượng Quan Kỳ nói :
- Con sư tử này... bị cháu... đánh... chết!
Thượng Quan Kỳ thấy con sư tử lớn bằng con trâu thì trong bụng kinh hãi nghĩ thầm :
- “Con sư tử lớn như thế này ngay cả khi ta chưa bị mất võ công vị tất đã đánh được nó, mà dù có giết được nó cũng cần phải có khí giới. Thằng nhỏ này không hiểu võ công, chỉ cậy nhờ vào sức mạnh trời cho mà nó đánh chết được sư tử. Sau này ta đem nó ra khỏi hang thẳm này sẽ được một trợ thủ đắc lực cực kỳ lợi hại trên bước đường phiêu bạt giang hồ”.
Nghĩ vậy chàng không ngớt khen ngợi :
- Giỏi quá! Giỏi quá! Nếu chú em không đánh chết được nó thì e rằng chúng ta sẽ bị nó ăn thịt hết.
Viên Hiếu lắc đầu nói :
- Con sư tử này khỏe ghê gớm lắm, đang lúc cháu... cháu không đánh nổi nó thì... thì trông thấy má... má cháu từ trên nhảy xuống, cháu thấy trong dạ bồn chồn liền đưa tay nắm lấy đầu nó...
Khúc dưới nó không nói được, nó cào tay rứt má rối rít.
Thượng Quan Kỳ thong thả hỏi nó :
- Má cháu có bị thương không?
Viên Hiếu đáp :
- Không! Má cháu đang nhảy thì cháu đón được.
Thượng Quan Kỳ nhìn con sư tử lớn hỏi :
- Trong nơi hang thẳm này thường có giống thú này qua lại không?
Viên Hiếu lắc đầu đáp :
- Con sư tử lớn này không biết từ đâu đến.
Thượng Quan Kỳ lấy làm lạ nghĩ thầm :
- “Có lẽ con sư tử này do con vượn vàng gọi đến để đánh con vượn đen báo thù cũng nên”.
Chàng lại nói :
- Chú đem xác con sư tử này xuống, hoặc dấu vào chỗ kín hoặc đem chôn đi.
Viên Hiếu tựa hồ không hiểu Thượng Quan Kỳ bảo mình làm thế là có ý gì.
Nó bần thần nhưng cũng không hỏi gì nữa, ôm xác con sư tử ra khỏi nhà mây.
Thượng Quan Kỳ nằm ngửa lên suy nghĩ, nảy ra nhiều mối nghi ngờ: nơi này tuy không có vết chân người mà cũng có vô số điều bí mật. Con vượn vàng cùng con vượn đen đều rất lớn, xem ra chúng có linh tính đặc biệt. Nơi đây lại đất rộng lại nhiều cây cỏ, ít động vật thì quyết nhiên không phải vì chuyện tranh ăn mà đồng loại tương tàn. Hẳn có duyên cớ chi đây... Chàng nghĩ mãi vẫn không ra.
- Tướng công cứ an lòng. Thằng bé này tuy nửa người nửa vượn nhưng bản ngã nó rất kỳ dị, không những núi cao vực thẳm nó trèo thoăn thoắt mà sức nó lại khỏe vô cùng. Đem so với phụ thân nó lúc đánh hổ báo thì nó còn giỏi hơn cha nó một bậc. Tóm lại bất luận nơi nào hiểm hóc đến đâu nó cũng tới nơi được.
Thượng Quan Kỳ nói :
- Giả tỷ mà tại hạ khỏi được nội thương, nhất định tại hạ sẽ đem nó ra khỏi nơi này, coi nó như em ruột và sẽ tận tâm giúp đỡ hắn.
Bộ mặt héo hon của A Liên đột nhiên tươi hẳn lên :
- Nếu quả tướng công chịu chiếu cố cho nó thì tiểu phụ có chết ở nơi hang sâu núi thẳm này cũng được nhắm mắt.
A Liên cảm xúc quá nước mắt tuôn rơi nói tiếp :
- Tướng công trong mình bị nội thương chẳng nên lo nghĩ nhiều, xin nhắm mắt lại nghỉ ngơi.
Từ nãy đến giờ, Viên Hiếu đứng đó giương cặp mắt tròn xoe nghe hai người nói chuyện, bây giờ cũng nói xen vào :
- Má má! Con đi đây!
Giọng nói của nó còn lẫn một phần tiếng vượn phải chú ý lắm mới hiểu được.
A Liên đưa tay khẽ vỗ vào mình Viên Hiếu bảo :
- Con gặp được tướng công đây là phúc lắm đấy. Phải gắng làm sao đưa được thư này đến nơi. Đi mau rồi về kẻo mẹ mong đợi.
Viên Hiếu kêu lên một tiếng, băng mình ra khỏi ngôi nhà mây.
Thượng Quan Kỳ nhìn sau lưng thằng nhỏ, thấy nó nhảy lên không rồi đi thoăn thoắt, so với khinh công mình lúc khỏe nó còn đi nhanh hơn nhiều, chàng không ngớt khen thầm. A Liên đem con thỏ rừng lên cười nói :
- Ta đem con thỏ này nướng để tướng công ăn dần.
Nàng lại nhìn trái cây sắc đỏ nói :
- Ta chưa thấy trái này bao giờ. Mùi rất thơm nhưng chẳng biết có ăn được không? Vừa rồi lại quên không hỏi nó...
Thượng Quan Kỳ cười nói :
- Hôm nay phu nhân bận rộn đến nửa ngày trời, bây giờ nên đi nghỉ thôi.
Chàng cảm thấy trong người mệt nhọc quá, nằm ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Lúc chàng tỉnh dậy thì đêm đã khuya, góc nhà thắp một cây đuốc nhựa thông, khắp nhà đều sáng rực.
Con vượn lớn lông đen không biết về tự lúc nào ngồi tựa bên góc giường mây nhắm mắt ngủ. Còn A Liên thì nằm trên giường ngửa mặt lên, mắt vẫn mở thao láo nhìn lên nóc nhà, không hiểu đang nghĩ gì.
Thượng Quan Kỳ nhìn nàng không khỏi chạnh mối thương tâm. Bỗng lại nghe tiếng con vượn hú, chàng nghe rõ là tiếng con vượn lông vàng ở hang đá phía trước, không khỏi sờn lòng. Chàng liếc mắt nhìn trộm con vượn đen ngồi tựa góc giường, đột nhiên thấy nó nhảy ra khỏi nhà đi tuốt.
A Liên ngồi nhỏm dậy thấy con vượn đen đi rồi thở dài hỏi :
- Tướng công thức hay ngủ?
Thượng Quan Kỳ từ lúc thấy A Liên ngồi dậy lập tức quay mặt vào phía trong lờ như không biết. Bây giờ nghe tiếng nàng gọi mới quay đầu ra hỏi :
- Phu nhân có điều chi dạy bảo?
A Liên bước xuống đến bên Thượng Quan Kỳ hỏi :
- Vừa rồi tiếng vượn kêu tướng công có nghe thấy không?
Thượng Quan Kỳ đáp :
- Có!
A Liên buồn rầu nói :
- Giống vượn không phải loài người nên đồng loại cũng tàn sát nhau. Tôi đã khuyên y nhiều lần rồi nhưng...
Nàng tựa hồ như biết những câu mình nói không có đầu đuôi nên dừng lại một lúc rồi nói tiếp :
- Tôi nói nhanh quá chắc tướng công không hiểu được!
Thượng Quan Kỳ mỉm cười đáp :
- Phải chăng phu nhân muốn nói chuyện giữa đồng loại với nhau mà vượn vẫn thường đánh nhau luôn?
A Liên đáp :
- Phải rồi! Trong hang núi phía trước này có mấy con vượn lông vàng ở, không biết vì lẽ gì mà thường hay đánh nhau với vượn nhà này. Đánh nhau đến sức da chảy máu. Tôi bảo điều gì cũng nghe lời, duy có điều này là khuyên ngăn thế nào y cũng không chịu.
Thượng Quan Kỳ hỏi :
- Phu nhân có biết tại khu hang sâu núi thẳm này cả người lẫn vượn có bao nhiêu không?
A Liên lắc đầu đáp :
- Tôi ở núi này đã hai mươi năm, ngoài mấy con vượn lông vàng ra thì không có gì nữa.
Thượng Quan Kỳ động tính hiếu kỳ thầm nghĩ :
- “Nơi đây đã không có người, vượn nào khác thì làm gì có chuyện tranh ăn, chẳng qua chỉ khác nhau màu lông mà thôi, sao lại đánh nhau hoài? Chắc hẳn có nguyên nhân gì đây! Tiếc rằng mình chưa bình phục để đi hòa giải cho hai bên”.
A Liên thấy Thượng Quan Kỳ trầm ngâm không nói, nàng lại tiếp :
- Tôi đã có hỏi y nhiều lần song y chỉ ấp úng, dường như có điều gì đau khổ... Tôi thấy y không muốn nói nên không nỡ bức bách y.
Thượng Quan Kỳ lại càng nghi hoặc hỏi :
- Có bao giờ Viên Hiếu giúp phụ thân đánh nhau với con vượn vàng không?
A Liên cười đáp :
- Không! Trời sinh ra nó sức khỏe kinh người, nếu nó mà giúp phụ thân thì con vượn vàng địch sao lại.
Thượng Quan Kỳ khen thầm trong bụng :
- “Người đàn bà này không những có học lại giàu lòng lương thiện. Vào địa vị của người khác, chẳng không khi nào nhẫn nại được như vậy, vì ai mà không sợ con vượn vàng xông vào nhà khi con vượn đen đi vắng thì có phải chính vì lòng nhân từ mà mình sẽ bị hại không!”.
Chàng đang suy nghĩ bỗng nghe tiếng vượn kêu thê thảm vọng lại giữa lúc đêm khuya thanh vắng khiến người nghe không khỏi hãi hùng.
A Liên thở dài một tiếng, từ từ bước ra cửa trông ra tận nơi xa.
Thượng Quan Kỳ nghĩ thầm :
- “Lần này nghe tiếng hú ra chiều thê thảm khiến người nghe cảm thấy hãi hùng, chắc là cuộc đấu này kịch liệt vô cùng. Tiếc rằng mình đã bị trọng thương không đến nơi hòa giải được”.
Tiếng hú mỗi lúc một ghê hồn kinh thảm, hồi lâu mới ngừng.
Sau khi ngưng tiếng hú một lúc, con vượn đen mới chạy về, thân mình đầy thương tích, máu me đầm đìa.
A Liên lấy nắm cỏ mềm lau vết máu cho y, vừa lau vừa nói tiếng vượn.
Thượng Quan Kỳ nghe không hiểu gì, chỉ thấy con vượn đen cúi đầu xuống không kêu một tiếng gì. Chàng chắc rằng A Liên đang thống trách con vượn. Trong căn nhà mây trở lại yên tĩnh, con vượn đen sau khi được vợ vỗ về một lúc rồi nó cũng ngủ yên.
Khoảng giờ ngọ hôm sau Viên Hiếu đã về đến nơi, mồ hôi đầy mình kêu lên một tiếng “Má má” rồi nhảy đến bên mình của Thượng Quan Kỳ đưa phong thơ của lão quái nhân cho chàng. Thượng Quan Kỳ mừng rỡ mở thơ ra xem, viết rằng :
“Được người vượn đưa thơ mới biết ngươi vẫn còn sống trên thế gian. Miễn là ngươi chưa tắt thở thì lão phu sẽ cứu được. Có điều lão phu không thể ra khỏi căn gác này. Canh ba đêm nay ta sẽ thổi tiêu chỉ bảo cách liệu thương cho ngươi. Còn như ngươi có lãnh hội được hay không là do năng khiếu của ngươi”.
Thượng Quan Kỳ xem thơ xong đặt xuống bàn nghĩ thầm :
- “Nghe tiếng tiêu để trị nội thương là một việc cổ kim chưa từng nghe thấy. Huống chi về âm luật mình lại không biết mấy. Nếu mình nghe mà không lãnh hội được thì lão tốn công mà chẳng bổ ích gì cho mình”.
Chàng đang băn khoăn lo nghĩ, A Liên nhìn nét mặt chàng lúc vui vẻ, lúc đăm chiêu nàng rất lấy làm kỳ lạ hỏi chàng :
- Trong thơ nói gì mà tướng công vừa lo vừa mừng?
Thượng Quan Kỳ đáp :
- Trong thơ lão biểu tại hạ nghe tiếng tiêu để tự mình trị nội thương.
Song tại hạ rất ít hiểu về âm luật, e rằng không lãnh hội được.
A Liên trầm ngâm một lúc rồi nói :
- Tiểu phụ thuở nhỏ ngoài những lúc thêu thùa rất ưa thổi tiêu. Nhưng ngoài hai mươi năm nay không màn đến nữa quên mất nhiều rồi. Chẳng hiểu bây giờ có giúp tướng công được chút nào không?
Thượng Quan Kỳ thấy vẻ mặt nàng tần ngần biết rằng nàng đang có tâm sự bi thương, liền cười và nói với một giọng khẳng khái :
- Con người sống chết giàu sang phó mặc số trời. Tại hạ nghe tiêu trị nội thương có được hay không cũng chẳng quan tâm.
Trong khi Thượng Quan Kỳ và A Liên nói chuyện, Viên Hiếu đứng bên lắng tai nghe rất chăm chú. Thốt nhiên nhảy ra khỏi nhà quay đầu lại dặn :
- Má má! Con đi một chút sẽ về ngay.
Y nói tuy còn lẫn tiếng vượn nhưng đã khá rõ hơn.
Thượng Quan Kỳ mỉm cười khen :
- Chú bé thông minh chẳng kém ai. Mới dụng công hai ngày mà đã nói rõ ràng gần như tiếng người.
Nét mặt A Liên bỗng tươi lên đáp :
- Tiểu phụ chỉ còn có một chút hy vọng ở nơi nó. Nếu sau này hoàn thành công việc cho nó nên người, tiểu phụ sẽ ngậm cười nơi chín suối.
Đang nói chuyện thì con vượn lớn thức dậy, đưa mắt nhìn hai người vài lần rồi đi ra.
Thượng Quan Kỳ thấy con vượn lớn bị thương nặng ra đi một mình, trong lòng không nỡ liền bảo A Liên :
- Những vết thương của y chưa kín miệng, phu nhân bảo y nên nghỉ ngơi đừng lao động nhiều cho mệt.
A Liên nói :
- Mỗi lần y đánh nhau với con vượn vàng bị thương trở về, y chỉ ở nhà một lúc rồi lại ra đi mấy ngày, ít ra cũng một ngày. Thế mà khi trở về bao vết thương hoàn toàn khỏi hẳn, không biết y đi đâu và thoa bằng thuốc gì?
Thượng Quan Kỳ nghĩ thầm :
- “Sau khi mình khỏi nội thương thế nào cũng phải theo dõi xem y dùng cách gì để trị những vết thương được mau lành như vậy, thật là thứ thuốc hiếm có. Mình phải biết chỗ để sau này khi bôn tẩu giang hồ có mà dùng”.
Lát sau, thấy Viên Hiếu ôm về khá nhiều trái cây, trong đó có hai trái sắc đỏ. Những trái cây này hãy còn ướt, thì ra y hái xong đem xuống rửa sạch rồi mới đem về. Thượng Quan Kỳ ăn thịt thỏ xong, ăn trái cây rồi mới nhắm mắt dưỡng thần để đến đêm còn nghe tiếng tiêu.
Lúc tỉnh dậy, Viên Hiếu cầm trái cây đỏ đưa cho chàng. Chàng còn do dự thì y bảo :
- Trái này ngon lắm!
Thượng Quan Kỳ nếm thấy ngọt nên vừa ăn vừa nghe thử coi có chất độc gì không. Một lúc lâu không thấy gì chàng mới vững tâm ăn hết một trái.
A Liên thấy Viên Hiếu cùng Thượng Quan Kỳ có vẻ thân thiết nhau thì trong bụng mừng thầm. Nàng hỏi con :
- Hiếu nhi! Con có biết mấy con vượn vàng ở phía trước hay đánh nhau với phụ thân con không?
Viên Hiếu đột nhiên trợn mắt lên nói :
- Con đi đánh chết mấy con vượn vàng này để từ nay về sau nó hết đánh nhau với phụ thân con.
Nói đoạn y nhảy ra ngoài toan chạy đi.
A Liên lớn tiếng gọi lại :
- Hiếu nhi! Về ngay!
Tiếng nói lanh lảnh tựa hồ như dùng hết khí lực. Viên Hiếu nghe mẹ gọi đành phải quay về.
A Liên cả giận mắng :
- Ta đã bảo ngươi mấy lần không được giúp phụ thân ngươi đánh mấy con vượn vàng, ngươi không nhớ hay sao?
Viên Hiếu quỳ xuống thưa :
- Từ nay con không dám thế nữa!
A Liên chừng như đã nguôi giận, dắt nó dậy, quay lại nói với Thượng Quan Kỳ :
- Đêm nay tướng công còn nghe tiếng tiêu để trị thương, bây giờ nên nghĩ sớm đi.
Nói xong nàng bảo Viên Hiếu :
- Lâu nay mẹ không ra ngoài, con đưa mẹ đi một lát cho tiêu khiển.
Viên Hiếu nằm phục xuống đất cõng mẹ lên lưng đi ra khỏi nhà.
Thượng Quan Kỳ thấy Viên Hiếu cõng mẹ chạy nhảy như không, nó níu lấy một cành cây để đu người xuống. Chàng nghĩ thầm :
- “Đứa trẻ này trời phú cho nó khác người thường, giả tỷ mà nó được tập luyện võ nghệ thì bản lãnh của nó không biết đến đâu mà lường”.
Thượng Quan Kỳ ngủ đi lúc nào không hay biết. Tỉnh dậy đã nghe tiếng tiêu vòi vọi, chàng giật nẩy mình lên lẩm bẩm :
- “Hỏng rồi! Về âm luật mình đã kém mà lại không nghe từ lúc đầu thì làm sao mà hiểu được!”.
Chàng vội ngưng thần tĩnh tâm, lắng tai để nghe. Nhưng chỉ nghe giọng tiêu như oán như than đầy vẻ thê lương.
Thượng Quan Kỳ nghe hồi lâu biết là không phải, vì tiếng tiêu này nghe yếu ớt, ngoài giọng bi ai nghe không có gì khác. Chàng mở mắt ra nhìn thấy A Liên cầm ống tiêu mới bằng trúc đang ngồi trên giường thổi, Viên Hiếu ngồi cạnh bên lắng nghe.
Thượng Quan Kỳ khen :
- Phu nhân thổi tiêu hay thật.
A Liên đặt ống tiêu xuống vừa đi ra cửa vừa đáp :
- Thấy tướng công nói nghe tiêu để trị nội thương nên tiểu phụ ngẫu hứng bảo Viên Hiếu làm ống tiêu này thổi lăng nhăng một chút, không ngờ làm kinh động mất giấc ngủ của tướng công.
Nàng ngẩng đầu lên nhìn trời rồi nói tiếp :
- Hiện giờ đã quá canh hai, tiếng tiêu của vị lão tiền bối nào đó sắp thổi rồi đó.
Thượng Quan Kỳ băn khoăn trong dạ, chẳng hiểu mình có lãnh hội được không. Chờ một lúc nữa, quả nhiên có tiếng tiêu văng vẳng nổi lên, rồi mỗi lúc một lớn nghe rất rõ ràng. Chàng để ý nghe kỹ thì tiếng tiêu này không vào cung cách nào, tựa hồ như tiếng bà mẹ hiền gọi con. A Liên đột nhiên đứng dậy chạy ra cửa nhìn về phương trời xa, tay vịn vào một cành cây hai hàng nước mắt tuôn rơi.
Về âm luật nàng giỏi hơn Thượng Quan Kỳ, nghe tiếng tiêu xúc động can trường không dằn lòng được, thổn thức khóc hoài. Thốt nhiên biến đổi tựa hồ như tiếng một vị cao tăng thuyết pháp. Đoạn này A Liên không hiểu gì, quay lại nhìn Thượng Quan Kỳ, thấy chàng đang nhập thần, chân tay cử động nhịp nhàng theo tiếng tiêu.
Mấy đêm liền vào khoảng nửa đêm, nàng nhìn Thượng Quan Kỳ mới biết chàng bị nội thương rất nặng, chỉ có hai tay và đầu là cử động được, còn nửa người dưới không thể nhúc nhích. Nhờ có tiếng tiêu dẫn dụ mấy đêm chàng mới từ từ cử động trở lại.
Nàng biết rằng trong tiếng tiêu này có phép vận khí hành huyết. Thượng Quan Kỳ thông hiểu võ công nên nghe thấy là lãnh hội được ngay. Còn A Liên tuy thông hiểu âm luật nhưng không biết võ công nên chẳng hiểu gì. Vì vậy mà lúc tiếng tiêu ra ngoài âm luật thông thường, Thượng Quan Kỳ nghe càng thú vị, trái lại A Liên lại rất lờ mờ.
Tiếng tiêu thổi chừng một trống canh thì ngừng, song dư âm vẫn còn vời vợi hồi lâu mới hết.
Tiếng tiêu dứt, Thượng Quan Kỳ nghĩ một lúc rồi từ từ vẫy tay duỗi chân.
A Liên sắc mặt lộ vẻ vui mừng, nói :
- Xem chừng nội thương của tướng công mỗi ngày một tiến, tướng công mà khỏi bệnh thì Hiếu nhi sẽ có phận nhờ được ra khỏi nơi này.
Thượng Quan Kỳ nói :
- Xin phu nhân cứ yên lòng. Tôi khỏi nội thương thế nào cũng đem chú em đi.
Ngừng một lát chàng nói tiếp :
- Đội ơn phu nhân hậu đãi, ơn đức này tôi xin tạc dạ ghi lòng, xin coi chú em như chân như tay. Nếu ở không như lời đã nói thì thiên tru địa diệt.
A Liên trong lòng xiết bao cảm kích quì xuống tạ ơn. Thượng Quan Kỳ toan đứng lên nâng dậy nhưng vẫn chưa đứng lên được nên nói :
- Xin phu nhân đứng dậy, vãn bối đâu dám nhận lễ bái tạ của phu nhân.
A Liên đứng dậy cười nói :
- Ở nơi hang sâu vực cùng này không phân biệt già trẻ, tướng công muốn sai bảo điều gì cứ gọi thẳng tên A Liên là đủ.
Tiếng vượn hú kinh hồn bỗng lại nổi lên. A Liên biến sắc hỏi :
- Thôi chết rồi! Lại thằng Hiếu...
Rồi chạy vụt ra cửa.
Thượng Quan Kỳ nghe tiếng kêu quái dị tựa như tiếng người la, lại tựa như tiếng vượn hú. Chàng biết là A Liên nghe tiếng con gọi sợ nàng lật đật chạy ra sẽ bị té nhào, bèn lớn tiếng gọi giật lại :
- Phu nhân đứng lại!
A Liên chạy ra tới cửa, dừng bước lại hỏi :
- Tướng công có điều chi dặn bảo?
Thượng Quan Kỳ hỏi lại :
- Phải chăng phu nhân định chạy đi tìm lệnh lang?
A Liên đáp :
- Mẫu tử tình thâm! Tôi không quan tâm đến thế nào được!
Thượng Quan Kỳ nói :
- Bây giờ phu nhân ra, lệnh lang trông thấy tất phân tán tâm thần, bên địch sẽ thừa cơ ra đòn có thể nguy hại cho lệnh lang.
A Liên suy nghĩ một lát nói :
- Tướng công nói đúng.
Tiếng gầm nghe càng rùng rợn. Thốt nhiên phía dưới nhà mây, từng cơn lốc nổi lên, cành cây chuyển vận rào rào.
Thượng Quan Kỳ cả kinh nghĩ thầm :
- “Nếu Viên Hiếu đánh nhau với con vượn vàng tất nhiên không khủng khiếp như thế này. Không biết giống gì mà rùng rợn như thế?”.
A Liên sắc mặt lợt lạt, người run lên bần bật, nước mắt chảy xuống đầm đìa.
Nàng xúc động mạnh quá cất tiếng gọi lớn :
- Hiếu nhi! Hiếu nhi!
Bỗng lại nghe một tiếng gầm hầu thủng màng tai, tiếng đến là những tiếng rắc rắc của cành cây gẫy, gian nhà chuyển động hầu như muốn đổ xuống. Thượng Quan Kỳ nói :
- Phu nhân bám vào vách mà đứng.
A Liên khi nào chịu nghe, bỏ chạy vụt ra ngoài.
Thượng Quan Kỳ la lên :
- Xin phu nhân đứng lại ngay!
Nhưng bóng nàng thoáng một cái đã không thấy đâu nữa. Tiếng Viên Hiếu kêu gọi càng lớn hơn, như thét như gào lẫn với tiếng gầm của một giống mãnh thú.
Thượng Quan Kỳ thấy căn nhà mây rung động kịch liệt. Chàng liền lăn đi mấy vòng, đầu va phải vách nhà ngất đi.
Khi chàng tỉnh dậy thấy A Liên nằm trên giường ngủ, Viên Hiếu đang ngồi cạnh bên xoa bóp cho mẹ.
Thượng Quan Kỳ duỗi chân ra thấy hơi ê ẩm nhưng cử động đã dễ dàng hơn trước, trong bụng mừng rỡ nghĩ thầm :
- “Phải chăng nội thương của ta đã giảm đi phần nào?”.
Chàng thử ngồi thẳng người lên nhưng thấy tê nhức hai bên hông nên lại đành nằm xuống. Tuy nhiên chàng cảm thấy mình đã đỡ nhiều rồi, ngầm cám ơn rồi khen thầm :
- “Võ công của quái nhân quả không biết tới đâu mà lường! Tiếng tiêu của lão trị được nội thương thì thật là một việc cổ kim chưa từng có”.
Chàng biết chiếu theo tiếng tiêu chỉ thị những huyệt trọng yếu vận khí hành huyết. Thương thế đã có cơ biến chuyển rất nhiều.
Viên Hiếu cúi xuống nhìn mẫu thân thấy ngủ say rồi nó mới đứng lên đến bên Thượng Quan Kỳ nói :
- Một con sư tử... rất lớn... đánh nhau với... cháu... nửa ngày!
Giọng nói còn pha tiếng vượn ấp a ấp úng, đến câu sau cùng thì nó lắc đầu bứt tóc không nói ra được.
Thượng Quan Kỳ thấy nó đột nhiên nói được mấy câu tiếng người thì lấy làm kỳ lạ và nghĩ bụng chỉ trong ba bốn tháng là nó sẽ có thể hiểu được tiếng người.
Viên Hiếu không nói thêm được nữa, buồn rầu nói :
- Cháu... cháu ngu quá!
Rồi quay đi, nhảy ra khỏi nhà.
Thượng Quan Kỳ không biết nó có chuyện gì, con đang nghi hoặc thì đã thấy Viên Hiếu ôm một con sư tử rất lớn đi vào trong nhà. Con sư tử này xương đầu bị vỡ, mình đầy máu tươi, ruột đứt đi chỉ còn độ một nửa.
Viên Hiếu đặt con sư tử chết bên cạnh Thượng Quan Kỳ nói :
- Con sư tử này... bị cháu... đánh... chết!
Thượng Quan Kỳ thấy con sư tử lớn bằng con trâu thì trong bụng kinh hãi nghĩ thầm :
- “Con sư tử lớn như thế này ngay cả khi ta chưa bị mất võ công vị tất đã đánh được nó, mà dù có giết được nó cũng cần phải có khí giới. Thằng nhỏ này không hiểu võ công, chỉ cậy nhờ vào sức mạnh trời cho mà nó đánh chết được sư tử. Sau này ta đem nó ra khỏi hang thẳm này sẽ được một trợ thủ đắc lực cực kỳ lợi hại trên bước đường phiêu bạt giang hồ”.
Nghĩ vậy chàng không ngớt khen ngợi :
- Giỏi quá! Giỏi quá! Nếu chú em không đánh chết được nó thì e rằng chúng ta sẽ bị nó ăn thịt hết.
Viên Hiếu lắc đầu nói :
- Con sư tử này khỏe ghê gớm lắm, đang lúc cháu... cháu không đánh nổi nó thì... thì trông thấy má... má cháu từ trên nhảy xuống, cháu thấy trong dạ bồn chồn liền đưa tay nắm lấy đầu nó...
Khúc dưới nó không nói được, nó cào tay rứt má rối rít.
Thượng Quan Kỳ thong thả hỏi nó :
- Má cháu có bị thương không?
Viên Hiếu đáp :
- Không! Má cháu đang nhảy thì cháu đón được.
Thượng Quan Kỳ nhìn con sư tử lớn hỏi :
- Trong nơi hang thẳm này thường có giống thú này qua lại không?
Viên Hiếu lắc đầu đáp :
- Con sư tử lớn này không biết từ đâu đến.
Thượng Quan Kỳ lấy làm lạ nghĩ thầm :
- “Có lẽ con sư tử này do con vượn vàng gọi đến để đánh con vượn đen báo thù cũng nên”.
Chàng lại nói :
- Chú đem xác con sư tử này xuống, hoặc dấu vào chỗ kín hoặc đem chôn đi.
Viên Hiếu tựa hồ không hiểu Thượng Quan Kỳ bảo mình làm thế là có ý gì.
Nó bần thần nhưng cũng không hỏi gì nữa, ôm xác con sư tử ra khỏi nhà mây.
Thượng Quan Kỳ nằm ngửa lên suy nghĩ, nảy ra nhiều mối nghi ngờ: nơi này tuy không có vết chân người mà cũng có vô số điều bí mật. Con vượn vàng cùng con vượn đen đều rất lớn, xem ra chúng có linh tính đặc biệt. Nơi đây lại đất rộng lại nhiều cây cỏ, ít động vật thì quyết nhiên không phải vì chuyện tranh ăn mà đồng loại tương tàn. Hẳn có duyên cớ chi đây... Chàng nghĩ mãi vẫn không ra.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.