Chương 57: Có lẽ cậu đã hiểu lầm huynh ấy thật rồi
Lâm Quang Hi
27/09/2021
Sau khi trở lại Nghi Châu, Thẩm Tế Nhật nằm trên giường ước chừng bốn ngày mới gượng dậy.
Anh không hề ốm đau bệnh tật, chỉ là cảm giác mình mẩy mệt lả, chả có một chút sinh khí nào. Mợ Cả biết từ xưa đến nay anh vất vả lao lực, chỉ sợ anh lại sinh bệnh nặng gì đó, vội vã khẩn trương mời thầy tiểu Lý của Thời Trân Đường tới điều trị cho cơ thể anh.
Tiểu Lý đại phu kê thuốc an thần bổ khí. Mợ Cả đích thân sắc chuẩn một ngày ba cữ đem đến, trông anh uống hết mới yên tâm.
Chăm sóc như vậy tầm bốn năm hôm, gương mặt ấy của anh mới từ từ lấy lại vẻ hồng hào.
Buổi sáng ngày thứ năm, rốt cuộc anh đã có sức đứng dậy. Tùng Trúc hầu anh rửa mặt xong, lúc cầm y phục cho anh báo tin: "Đại thiếu gia, mấy hôm trước người còn nằm bệnh, tiểu nhân vẫn chưa báo cho người biết. Cách đây không lâu Lâm thiếu gia đã trở về từ Thượng Hải, từng tới tìm người hai lần rồi ạ."
Động tác gài cổ áo của Thẩm Tế Nhật hơi ngừng lại, cuối cùng cũng có nét cảm xúc trên gương mặt hờ hững: "Quay về khi nào? Sao ngươi chẳng báo với ta sớm hơn một tý?"
"Dạ, là ngay trong khoảng thời gian người đi Bắc Bình đấy ạ. Tại mợ Cả căn dặn tiểu nhân xảy ra chuyện lớn động trời cũng không được phép quấy rầy người dưỡng bệnh." Tùng Trúc thưa.
Thẩm Tế Nhật chỉnh cổ áo ngay ngắn, rồi nhận đồng hồ quả quýt do Tùng Trúc đưa, móc sợi dây chuyền bạc vào giữa hai chiếc khuy áo trên ngực, bất đắc dĩ than: "Ta cũng chỉ mệt thôi, nào có khoa trương như thế."
"Khoa trương đâu ạ? Người vẫn chả biết đó thôi, hôm ấy lúc ra trạm xe lửa đón người tiểu nhân sợ rụng rời chân tay. Sắc mặt của người hệt như bị quét sơn trắng vậy. Mợ Cả còn mắng tiểu nhân mấy hồi, trách tiểu nhân không đi theo chăm sóc người." Tùng Trúc buồn bực lải nhải.
Câu nói này khiến thần sắc của Thẩm Tế Nhật mất tự nhiên trong chớp mắt. Được cái Tùng Trúc kể dứt thì đi gỡ chiếc khăn quàng cổ dệt kim màu trắng vắt trên cây treo y phục mũ nón xuống, quàng lên cổ Thẩm Tế Nhật, rồi vuốt phẳng mép áo khảm kiên* lông thỏ cho anh, bấy giờ mới thu tay về nịnh: "Đại thiếu gia vẫn cứ mặc màu xanh ngọc lam phối với màu trắng là nhìn đẹp nhất, kiểu này vừa đứng ló đầu ra đường, là lại không biết sẽ thu hút bao nhiêu ánh mắt của các cô nương nữa."
*Áo khảm kiên nguyên văn là "坎肩": Áo không có tay, nhiều khuy, được làm bằng bông hoặc len đan. Thời xưa cũng từng được may theo kiểu tay lỡ. Người miền nam Trung Quốc may áo này ôm ngực hơn người miền bắc.
Mặc dù áo gi-lê "马甲"- một loại áo của phương tây có hình dáng tương tự từng được gọi bằng tên khảm kiên, nhưng đây là hai loại áo hoàn toàn khác nhau. Nhiều từ điển ghi "坎肩" nghĩa là áo trấn thủ, nhưng áo trấn thủ là do Quân Nhu Cục Việt Nam (tiền thân của ngành Quân nhu Tổng cục Hậu cần Việt Nam) được giao nhiệm vụ cùng các nhà may nghiên cứu, thiết kế ra vào năm 1946.
Tùng Trúc cười nói hồn nhiên, khen lấy khen để lại nghĩ tới một việc khác, kể liền tù tì: "Đúng rồi! Đại thiếu gia, mợ Cả lựa vài tấm vải mới cho người, bảo là may bộ đồ mới ăn tết. Mợ nhắc người đợi ở nhà chiều hôm nay, mợ đã hẹn ông Lưu đến đo cỡ áo của người ạ."
Thẩm Tế Nhật bưng chén trà trên bàn lên nhấp hai ngụm, đáp: "Ngươi báo với mẹ ta rời lịch hẹn đi. Hôm nay ta không rảnh."
"Người tính ra ngoài ạ? Người định đi gặp Lâm thiếu gia ạ?" Tùng Trúc thắc mắc hỏi.
"Chuyện của thương hội và cửa hiệu đều chất đầy một đống, ta đi giải quyết đôi chút. Buổi tối nếu Thế Niên rảnh rỗi thì ta sẽ ăn cùng cậu ấy bữa cơm rồi về nhà." Thẩm Tế Nhật nhấc mũ đội, mới mở được nửa cánh cửa đã nghe Tùng Trúc than vãn: "Ôi, nếu lát nữa mợ Cả tới đây biết người lại đi làm việc, chắc sẽ bắt tiểu nhân nghe mắng thối đầu tiếp mất."
Thẩm Tế Nhật hiểu Tùng Trúc chẳng qua chỉ hay kể khổ, cũng chả cần phải trả lời, hứa một câu sang năm sẽ thưởng gấp đôi tiền công cho cu cậu, liền vừa nghe tiếng tạ ơn phấn khởi của Tùng Trúc vừa ra cửa.
Khi bước khỏi cửa phòng, với nụ cười nhè nhẹ đeo ngay lên khuôn mặt, anh đi một mạch ngang qua sân viện của mình, gian nhà chính, tiền thính, vườn hoa lớn. Mỗi một người trông thấy bóng dáng của anh đều tự giác chào anh, anh cũng mỉm cười gật đầu với họ giống thường nhật. Chờ đến sau cùng lúc ra khỏi cổng, ngồi vào trong xe, nét mặt lại tiếp tục lạnh lùng, ánh nhìn băng giá, y như cơn gió trở chướng của những ngày lạnh Tam cửu* đang thổi bên ngoài cánh cửa xe vậy.
*Tam cửu: Theo Âm lịch, lấy Đông chí làm ngày bắt đầu, cứ 9 ngày thì tính là một "cửu". 9 ngày đầu gọi là "Nhất cửu", 9 ngày thứ hai gọi là "Nhị cửu"....
Từ kinh nghiệm xa xưa, người Trung Quốc đúc kết "Tam cửu" (27 ngày kể từ Đông chí) là khoảng thời gian lạnh nhất trong năm. Cứ thế đếm tiếp trong âm lịch được "Cửu cửu" (81 ngày kể từ Đông chí), trời sẽ hết lạnh, thời tiết ấm áp.
Trong lịch Gregory (Dương lịch), Đông chí thường rơi vào ngày 21 - 23/ 12 hằng năm. Suy ra, vào khoảng từ ngày 20 - 22/ 3 hằng năm, tầm trước sau Xuân phân của lịch Gregory chính là "Cửu cửu".
Do lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc, khí hậu mỗi nơi rất khác nhau, không phải với vùng nào cách tính Tam cửu cũng đúng. Chỉ có một số địa phương của Trung Quốc mới ứng với câu "Cửu cửu bát thập nhất thiên, cửu tẫn đào hoa khai, xuân thâm nhật noãn" (hết 9 lần 9 tức 81 ngày, thì hoa đào sẽ nở, sắc xuân hiện rõ, bầu trời ấm lên).
Bác lái xe họ Hà biết anh thích thanh tĩnh, sau khi hỏi thăm anh tình hình sức khỏe hiện giờ thì không lạm bàn một câu nào nữa, chú tâm điều khiển chiếc xe. Ánh mắt thờ ơ của anh ngắm nhìn cảnh vật lùi dần ngoài cửa sổ xe, quãng đường từ nhà tới cửa hiệu này anh nhắm mắt cũng có thể đi được, nhưng chẳng hiểu vì duyên cớ gì, hôm nay lại thấy chúng thật xa lạ. Bất kể là tờ giấy bồi đỏ thắm tượng trưng cho ngày tết dán lên mặt tiền của các cửa hàng dọc hai bên phố, hay là xâu thịt hong gió móc lủng lẳng trước cửa sổ căn nhà lầu sát đường thuộc về một hộ gia đình, hoặc là dăm ba quả táo đỏ, ớt đỏ phơi nắng đong đưa. Những món đồ ăn tết bao năm qua ấy phản chiếu vào trong mắt anh bây giờ đều chả có một chút mùi vị gì.
Anh biết duyên cớ đó là gì, nhưng cố ép bản thân chớ suy ngẫm tường tận. Nghi Châu không rét bằng Bắc Bình, hôm nay anh mặc dày hơn chút so với hồi ở Bắc Bình. Song một góc trong lồng ngực kia lúc nào cũng cảm thấy lạnh lẽo, tựa như để lộ ra ngoài gió chẳng giữ nổi hơi ấm.
Anh nhắm mắt, vừa ngồi xuống chưa bao lâu đã thấy mền mệt, nghĩ bụng chợp mắt một lát. Đến khi xe dừng ở cửa chính của cửa hiệu, lái xe mới phát hiện ra anh lại dựa lên cửa sổ thiu thiu mất rồi.
Bình thường anh luôn dùng xe của gia đình để đi ra ngoài. Hiển nhiên người làm lái xe như bác Hà hiểu rõ sau khi tiếp quản việc buôn bán anh còn mẫn cán liều mạng hơn cả lão gia, nên giờ cũng chả biết có cần phải đánh thức anh hay không.
May mà anh ngủ một chốc thì tỉnh dậy vì lạnh, vào cửa hiệu xem qua một lượt toàn bộ các thương vụ và sổ sách bị bỏ quên trong quãng thời gian này. Thẩm gia có ba trưởng quầy, mỗi một người đều được phân công tỉ mỉ làm việc đáng tin bài bản, vẫn không có vấn đề lớn gì cần anh bận tâm.
Trời trưa đứng bóng anh ăn một bát mì tại cửa hiệu rồi tới thương hội. Diệp Kỳ nhìn thấy anh đã trở lại, hết sức vui vẻ, báo cáo trong khoảng thời gian anh vắng nhà này chẳng có nhiều công việc lắm. Dạo gần đây bác Trần còn rỗi rãi, liền giải quyết thay anh không ít chuyện.
Thẩm Tế Nhật bèn ở lại thương hội bận bịu đến gần hết buổi chiều, lúc đó mới nhớ ra mình còn chưa hẹn Lâm Thế Niên, liền gọi một cuộc điện thoại tới Lâm phủ.
Lâm Thế Niên là bạn thân quen từ thời trung học của anh, chỉ lớn hơn anh một tuổi, sở thích quan điểm đều giống hệt anh, thế nên mối quan hệ giữa hai người đã trở thành chả có gì phải giấu nhau.
Sau khi anh đi Nam Kinh học đại học, Lâm Thế Niên đến Thượng Hải. Tốt nghiệp xong Lâm Thế Niên với anh quay lại Nghi Châu kế thừa việc làm ăn của gia đình, anh bạn của anh kết hôn vào bốn năm trước.
Đợt đấy Thẩm Tế Nhật còn quay về làm phù rể, tiếc rằng ngày vui ngắn chẳng tầy gang, hơn một năm sau vợ cậu ấy lâm bệnh mà mất. Tiếp đó cậu ấy liền giao nhiệm vụ quản lý chuyện buôn bán trong nhà cho bác trai, bản thân thì trở lại Thượng Hải phát triển, tết nhất hằng năm mới có thể trở về.
Thẩm Tế Nhật ghé chơi vừa khéo lúc Lâm Thế Niên về tới nhà. Mặc dù thời tiết ngày hôm nay rét mướt, nhưng bầu trời lại rất đẹp, hai người bèn mời nhau đến Thụy Cảnh Đường ăn cơm.
Tới khi ánh đèn rực rỡ bên lề đường bật sáng, thì bác Hà đã đỗ xe trước vườn Tây Cảnh ven hồ Dương An rồi.
Thụy Cảnh Đường nằm trong khu vườn Tây Cảnh, là một nhà hàng kiểu Trung Hoa được cải tạo từ thuyền hoa cổ*.
*Thuyền hoa:
Hồ Dương An này tuy không xinh đẹp tao nhã bằng cảnh trí Tây Hồ Hàng Châu* nổi danh thiên hạ kia, nhưng cũng là hồ nước trong xanh hiếm thấy. Trong đó cảnh sắc vườn Tây Cảnh đẹp nhất, sạn đạo* chạy men theo bờ hồ kéo dài về phía ngôi đình tọa lạc chính giữa mặt hồ, bốn cây cầu vòm bằng đá cách nhau khá xa gắn kết những tiểu cảnh muôn hình muôn vẻ. Nét bút vẽ rồng điểm mắt* nhất chính là con thuyền hoa cổ kính mang tên Thụy Cảnh Đường, quả thực vừa hoành tráng vừa lộng lẫy, nghe nói còn từng là thuyền hoa ngự dụng để đức vua du hí cuối thời nhà Thanh cơ đấy.
*Tây Hồ, Hàng Châu: Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm về phía tây thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc. Cảnh quan văn hóa Tây Hồ đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2011, và nó được miêu tả là có "ảnh hưởng tới việc thiết kế vườn ở phần còn lại của Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Triều Tiên trong nhiều thế kỷ." Kể từ thời cổ đại, Tây Hồ đã gắn liền với nhiều nhà thơ lãng mạn, nhà triết học thâm thúy, các vị anh hùng dân tộc của Trung Quốc.
"Trên có thiên đàng
Dưới có Tô-Hàng"
*Sạn đạo: Ban đầu được dùng để gọi những con đường từng là huyết mạch xuyên qua dãy núi Tần Lĩnh, nối giữa các thung lũng sông Vị và sông Hán Thủy. Con đường sạn đạo đầu tiên được xây dựng vào thời Chiến Quốc, quân Tần đã đi qua con đường này rồi đánh Thục và Ba.
Sau nó thành danh từ chung chỉ đường xây bằng cầu treo hoặc ván gỗ xếp hai bên sườn núi đá, dùng để đi qua các khu vực núi non hiểm trở lắt léo.
*"Vẽ rồng điểm mắt" có xuất xứ từ cuốn "Lịch đại danh hoạ ký" (Ghi chép về những danh hoạ nổi tiếng trong các triều đại) do Trương Ngạn Viễn thời Đường soạn. Câu thành ngữ này thường dùng để ví trong hội họa, văn chương hoặc lời nói chỉ cần chấm phá thêm ở một đôi chỗ quan trọng sẽ làm cho nó càng thêm sinh động và có thần.
Trương Tăng Dao là hoạ sĩ triều đại nhà Lương, Nam Triều, thuộc thời kỳ Nam Bắc triều của Trung Quốc. Ông từng được bổ nhiệm các chức vị như tướng quân, thái thú Ngô Hưng.
Tương truyền, một hôm Trương Tăng Dao vẽ bốn con rồng trắng ở trên tường chùa An Lạc ở Kim Lăng. Nhưng điều khiến người ta khó hiểu là cả bốn con rồng này đều không vẽ mắt.
Mọi người cảm thấy khó hiểu thì Trương Tăng Dao trả lời rằng: "Vẽ mắt thì có khó gì, nhưng đã vẽ thêm mắt thì tôi chỉ lo những con rồng này sẽ phá tường bay lên mà thôi".
Đám người nghe vậy đều không tin, họ khẩn khoản mời Trương Tăng Dao vẽ thêm mắt để xem rồng có thật sự bay lên hay không. Trước yêu cầu của mọi người, Trương Tăng Dao đành phải cầm bút vẽ mắt cho rồng.
Nhưng Trương Tăng Dao vừa mới vẽ mắt cho hai con rồng thì trời bỗng mưa to gió lớn, sấm chớp đùng đùng, sau đó bỗng nghe "Ầm" một tiếng rồi bức tường nứt ra. Mọi người nhìn kỹ thì thấy hai con rồng trắng này đã vút lên bay vờn trong đám mây rồi bay thẳng lên trời. Còn hai con rồng chưa vẽ mắt kia thì vẫn nằm nguyên trên tường. Đến lúc này mọi người mới tin là thực. Đương nhiên đây chỉ là truyền thuyết mà thôi.
Tuy nhiên có một điều cực kỳ đáng tiếc là hồ Dương An không thuộc phần nội thành của Nghi Châu, mà ở vào vùng ngoại ô. Ngày thường Thẩm Tế Nhật bận rộn, rất ít có cơ hội dạo chơi chốn này.
Tiết trời mùa đông hiếm khi đẹp như hôm nay. Lúc xuống xe, anh liếc mắt thì nom thấy đằng sau con thuyền hoa Thụy Cảnh Đường là quầng ráng đỏ au tỏa ánh vàng chói lọi, cứ như nước triều mênh mông cuồn cuộn lấp mất nửa vòm trời. Đã lâu lắm rồi anh chưa được thưởng thức phong cảnh tuyệt đẹp như thế, cầm lòng chẳng đặng dừng chân đứng lặng ngắm nghía một hồi, mãi đến khi có người vỗ vai, anh mới ngoái đầu lại.
Một người đàn ông đóng nguyên bộ Âu phục đen, đút hai tay vào túi áo khoác nở nụ cười với anh: "Sao hả, lại bị sắc đẹp hớp hồn không tìm được hướng bắc rồi à?"*
*Nguyên văn "又被美色迷恋的找不着北了": Đặt trong ngữ cảnh của truyện thì đây là một câu chơi chữ.
- 又: lại
- 被: bị. Cấu trúc câu bị động: S +被+ O + V + thành phần khác. Chủ ngữ 你 (chỉ Vân Thâm) xác định nhờ ngữ cảnh trước đó và dùng 被 biểu thị bị động, nên được lược bớt đi.
- 美色: sắc đẹp
- 迷恋: mê luyến, cuốn hút, say đắm,...
- 的 là trợ từ kết cấu. Cấu trúc Định ngữ + 的 + Trung tâm ngữ. Đây là trường hợp tính từ 2 âm tiết 迷恋 làm định ngữ.
- Tố từ 着 /zháo/ . ...不着/zháo/ 了biểu thị thực tiễn không làm được việc đó rồi.
- Từ 北 có hai nghĩa 1. hướng, phương bắc và 2. bại trong bại trận.
- Từ 找 có hai nghĩa 1. tìm kiếm và 2. trả lại, thối lại.
"找不到北" (Hoa bất đáo bắc) là một thành ngữ thuộc phương ngữ của các tỉnh đông bắc Trung Quốc, có 3 ý nghĩa: 1.Bắc "北" chỉ 2 người đứng tựa lưng vào nhau; ý là không nắm rõ được mặt kia/phía sau. 2.Choáng váng, không biết rõ phương hướng rồi. 3.Không có phương hướng; không có mục tiêu; nhất thời không biết nên làm cái gì; không biết làm sao bây giờ.
Từ xưa đến nay người Trung Quốc vẫn quen chỉ đường bằng bốn hướng cơ bản: đông, tây, nam, bắc. Ban ngày dùng mặt trời, mặt trăng, chòm sao Bắc Đẩu để xác định phương hướng; nếu lạc đường vào ngày nhiều mây thì có khả năng không tìm thấy hướng bắc. Không tìm thấy hướng bắc đồng nghĩa với lạc đường.
Lâm Thế Niên đã vận dụng thành ngữ để câu nói của mình có 2 lớp nghĩa: 1. lại bị sắc đẹp hớp hồn không tìm được hướng bắc rồi à? và 2. lại bị sắc đẹp hớp hồn lạc đường rồi à?
Anh mỉm cười, cách pha trò của cậu bạn này thật đúng là nhạt nhẽo mười năm như một, liền cãi lại: "Thế còn tốt hơn bỏ phí cảnh đẹp ngày lành."
"Phải, cậu nói hết sức chí lý. Được rồi đi mau nào, mấy bữa nay lạnh lắm, chả phải cậu mới khỏe dậy à? Đừng hứng gió lạnh nhiều như vậy." Lâm Thế Niên giục dứt thì tiến lên đằng trước, anh quay đầu lại ngó dải ráng chiều đỏ tía chơi vơi giữa bầu trời kia, lúc này mới đuổi kịp bước chân của Lâm Thế Niên.
Hai người họ là khách lâu năm của Thụy Cảnh Đường, vừa bước vô, đã được dẫn vào trong phòng thường hay ngồi nhất. Thẩm Tế Nhật mở cánh cửa sổ gỗ chạm hoa ra, trông khoảng trời ngay trước mắt soi bóng xuống mặt hồ trong veo, y như một bức họa kỳ ảo, không khỏi làm tâm trạng phấn chấn hẳn lên.
Lâm Thế Niên cũng chẳng bắt anh đóng cửa ngồi xuống, cởi áo khoác của mình ra giao cho nhân viên phục vụ, rồi đón lấy tờ thực đơn phía bên kia chuyển tới, thuận miệng hỏi: "Muốn ăn gì hở? Vẫn gọi như cũ nhé?"
"Gọi như cũ đi." Thẩm Tế Nhật chả ngoảnh đầu lại, chống hai tay lên khung cửa sổ, luồng gió lành lạnh từ ngoài hồ không ngừng phả vào mặt. Mặc dầu rét lạnh, nhưng anh chẳng cảm thấy cóng một chút nào, trái lại thứ gió nọ khiến toàn thân anh đều thả lỏng hơn.
Lâm Thế Niên chọn món xong xuôi, giờ mới rảnh ngẩng đầu coi anh: "Lại đây ngồi đi, tiếp chuyện với mình. Để gió máy thổi nữa đầu của cậu sẽ đau đấy."
Thẩm Tế Nhật đưa mắt nhìn cảnh đẹp thanh tú mỹ lệ kia tiếc nuối, rồi mới trở lại chỗ ngồi, bưng tách trà Lâm Thế Niên rót cho anh hớp một ngụm, khen ngợi: "Uống trà thủy tiên* của Thụy Cảnh Đường vẫn là ngon nhất. Cậu nói xem có lạ không, mình mua trà thủy tiên của nhà anh ấy về tự pha, pha kiểu gì cũng chả ra hương vị này?"
*Trà thủy tiên: Một giống trà ô long truyền thống từ núi Vũ Di ở Phúc Kiến, Trung Quốc. Như nhiều loại trà ô long khác của Vũ Di, màu sắc đặc trưng của nước trà thủy tiên là màu hổ phách đậm. Loại trà này cũng được trồng ở Đài Loan.
Lâm Thế Niên cũng nhấm một ngụm, nghe vậy cười hiền nhận xét: "Có cái gì mà lạ. Cậu uống ở trong này, đã chẳng phải chịu áp lực lung tung vớ vẩn, lại còn có mỹ cảnh non xanh nước biếc vui mắt, đương nhiên không thể đem bầu không khí ở bên ngoài ra so cùng được."
Thẩm Tế Nhật cũng cười, tự chuyên cho mình một tách nữa: "Sao năm nay trở về sớm vầy?"
"Tình hình của Thượng Hải không ổn lắm. Mình đã kết thúc toàn bộ việc làm ăn tại bên ấy, có lẽ sau này sẽ ở lại Nghi Châu." Lâm Thế Niên tâm sự.
Thẩm Tế Nhật ngẩn ra, đặt tách trà xuống dòm cậu bạn: "Sao lại không ổn lắm? Chả phải Thượng Hải là nơi yên ổn nhất à?"
Lâm Thế Niên thở dài: "Thói đời xưa giờ nào có bất biến. Cậu cũng biết quan hệ giữa chúng ta với người Nhật Bản ngày càng căng thẳng mà. Nghe nói Nam Kinh bên kia vừa ký một cái hiệp ước gì ấy, mấy thanh niên yêu nước đó lại tụ tập đông nghìn nghịt biểu tình rầm rộ hai ngày nay."
Tâm tình khó khăn lắm mới có phần khởi sắc của Thẩm Tế Nhật tiếp tục tụt xuống mức thấp nhất. Thời cuộc bất ổn, người khiến anh lo lắng nhất chính là Thẩm Quan Lan vừa lên Bắc Bình lập nghiệp, và còn cả...
Anh âm thầm ra đi chẳng một câu giã từ, Du Thiên Lâm hoàn toàn không tìm anh, điều này càng chứng minh lời nói của Hồ Tuyết Duy là thật. Anh buộc lòng mình đừng tơ tưởng đến con người ấy nữa, coi như đây là một hồi lầm lỡ cần chấm dứt. Song Lâm Thế Niên bắt đầu nhắc tới vấn đề thời thế, là anh lại chả thể nén nổi nỗi lo đau đáu về Du Thiên Lâm. Suy cho cùng nếu có biến động loạn lạc gì, Bắc Bình chắc chắn sẽ là nơi đầu sóng ngọn gió, đứng mũi chịu sào.
"Nghe nói Nhị đệ của cậu mới lên Bắc Bình. Nếu không cần thiết thì hãy bảo đệ ấy quay về sớm một chút đi." Thấy dáng vẻ chau mày lo âu của anh, Lâm Thế Niên tưởng là vì anh đang lo nghĩ cho sự an nguy của Thẩm Quan Lan, nên đưa lời khuyên.
Thẩm Tế Nhật gật đầu: "Mình hiểu rồi."
Chủ đề này hơi nặng nề. Lâm Thế Niên bèn kể lại những kiến thức và sự thay đổi của mình sau một năm sống tại Thượng Hải, trò chuyện chốc lát thì món ăn được dọn lên. Thẩm Tế Nhật xem bàn ăn không có rượu, nhờ người phục vụ đi lấy vài nậm Trúc Diệp Thanh hâm nóng đến đây.
Lâm Thế Niên biết mấy năm nay sức khoẻ của anh không được tốt, không đồng ý uống rượu, bởi anh nhất quyết muốn uống, đành phải thủng thẳng đối ẩm cùng. Nhưng bản thân uống chậm, anh lại uống nhanh, còn chưa bị ngăn đã ngà ngà say.
Ráng chiều ngoài cửa sổ cùng với sự vụt tắt của ánh hoàng hôn chẳng còn rạng rỡ chói sáng nữa. Tầng mây lô xô tản ra như là một bức tranh thủy mặc, điểm xuyết vài ba vì sao sáng dần trên nền trời đêm.
Lâm Thế Niên vừa hàn huyên với anh vừa quan sát anh uống rượu. Cũng chả hiểu là tưởng tượng hay là gì, mà luôn có cảm giác mặc dù đang cười nhưng hình như anh không mấy vui vẻ.
Ngẫm kỹ lại tối nay anh khăng khăng đòi uống rượu, còn uống nhanh như thế, Lâm Thế Niên đã đoán biết được đôi phần.
Đợi thức ăn trên bàn vơi đi tương đối, Lâm Thế Niên mới bỏ đôi đũa xuống: "Xảy ra chuyện gì vậy?"
Thẩm Tế Nhật day trán bằng một bàn tay, tì lên bàn với dáng xiêu xiêu vẹo vẹo, nghe thế nói lảng đi: "Không, hự, không có gì đâu."
Anh vừa mở miệng một cái là ợ rượu. Lâm Thế Niên đang định rót nước cho anh, thì trông thấy anh cầm nậm rượu châm ngay chén nữa.
"Vân Thâm, hồi trước dù có việc gì cậu cũng chẳng giấu mình." Lâm Thế Niên giằng lấy chén rượu cạn sạch về đây, nhét cốc nước ấm mới rót vào tay anh: "Còn kêu mấy năm nay chúng ta ít tụ họp, cậu đã không muốn chia sẻ với mình nhiều như vậy rồi à?"
Chả biết là tại sự chân tình tri kỷ trong dăm lời này hay là do một tiếng "Vân Thâm" kia, trong phút chốc viền mắt anh nong nóng, cảnh trước mắt nhòa đi, anh lập tức xoay người qua hướng khác đưa lưng về phía Lâm Thế Niên.
Lâm Thế Niên cũng là dân buôn bán, tất nhiên cảm nhận được những biến đổi sắc thái tinh vi của người khác. Dù cho anh nhanh chóng quay đi, cậu bạn vẫn nhìn thấy nét ươn ướt chực tuôn trong mắt anh, không khỏi nhíu mày.
Song Lâm Thế Niên chẳng vặn hỏi anh, chỉ chờ nỗi xúc động của anh lắng xuống, anh bằng lòng quay lại đây mới cất lời: "Xem ra mình về lần này không phải sớm, mà là đúng lúc."
Thẩm Tế Nhật hơi nhếch khóe môi, nhưng chả có cách nào nặn ra nụ cười giống ban sáng. Anh nhìn chăm chăm vào chút canh thừa trước mặt mà suy sụp mất mát, lẩm nhẩm như thể tự nhủ với chính mình: "Mình cũng không biết phải làm như thế nào mới đúng, thực sự không biết phải làm như thế nào mới đúng nữa."
======
Trong mấy hôm Thẩm Tế Nhật trở về này, Du Thiên Lâm cũng chẳng dễ chịu.
Hắn gọi điện thoại đến cửa hiệu của Thẩm gia và thương hội đều không tìm được Thẩm Tế Nhật. Du Trường Nho bởi vì chuyện Hồ Tuyết Duy mà đe con trai phải túc trực ở bệnh viện giúp đỡ hết từ ngày nay sang ngày khác, còn gọi người tới canh me hắn. Đợi đến cuối cùng khi vết thương của Hồ Tuyết Duy liền da, có thể xuất viện, thì tròn một tuần lễ đã trôi qua.
Từ trước tới giờ Du Thiên Lâm chưa từng cảm thấy mệt mỏi như vậy, vất vả lắm hắn mới cắt đuôi nổi người của cha mình, đi tìm Thẩm Quan Lan. Kết quả là vẫn chả nghe ngóng được tình hình của Thẩm Tế Nhật từ phía Thẩm Quan Lan, hơn nữa coi bộ Thẩm Quan Lan như thế, chắc là không biết nguyên nhân chính xác của việc hai người họ cãi nhau.
Hắn mong muốn trở lại Nghi Châu ngay lập tức, cha hắn lại dùng giáp tết làm cớ chẳng chịu thả hắn đi. Hắn vừa nóng lòng sốt ruột, vừa không thể tự tiện bỏ đi, sợ chọc cha hắn nổi giận, đến lúc đấy càng gai mắt ác cảm với Thẩm Tế Nhật.
Hai hôm nay tâm tình vô cùng tệ hại, hắn rầu rĩ tu rượu rồi lăn ra ngủ ở nhà, ngay cả Hồ Tuyết Duy tìm gặp cũng từ chối nốt. Tới tận buổi tối ngày thứ ba, Phương Cảnh Nguyên đánh một cú điện thoại đến, báo là có một số chuyện định nói cho một mình hắn nghe, hắn mới sửa soạn một tý đi tới nơi hẹn.
Chỗ Phương Cảnh Nguyên hẹn gặp hắn là một quán rượu nhỏ yên tĩnh. Lúc hắn đến, Phương Cảnh Nguyên đã uống một mình rồi, thấy hắn tới đây cũng chả vòng vèo, mà nêu một câu hỏi đi thẳng vào đề.
Câu hỏi này còn có phần kỳ quặc. Phương Cảnh Nguyên hỏi hắn một cách cực kỳ nghiêm túc, rằng hắn có thật lòng yêu Thẩm Tế Nhật hay không.
Hắn cảm thấy ù ù cạc cạc, hỏi ngược Phương Cảnh Nguyên chẳng phải cậu đã biết từ dạo trước rồi à, còn tính hỏi lại để làm chi.
Phương Cảnh Nguyên đã biết từ dạo trước, đã biết từ trước lần đầu tiên hắn quyết tâm đi Nghi Châu.
Song khi ấy Phương Cảnh Nguyên thực sự không ngờ đến đây là sẽ chấp niệm cả đời của Du Thiên Lâm. Vì vậy lúc Hồ Tuyết Duy cho biết sự thật kèm năn nỉ mình hỗ trợ, cậu ta vẫn nghĩ lời của Hồ Tuyết Duy không đúng không sai. Du Thiên Lâm bỏ mặc tất cả ở Bắc Bình chạy tới Nghi Châu, chỉ vì một người đàn ông xa lạ, đúng thực có chút khó chấp nhận.
Sau khi chứng kiến Hồ Tuyết Duy để đoạt được Du Thiên Lâm không tiếc làm mình tổn thương, còn gây ầm ĩ khiến bề trên của hai nhà đều mất ăn mất ngủ theo, xúm vào rồi bị xoay như chong chóng. Với tư cách là người duy nhất hiểu rõ tình hình, cậu ta cứ thấy rằng Hồ Tuyết Duy làm vậy đã quá tay...
Bằng hiểu biết của cậu ta về bậc trưởng bối của hai nhà, Hồ Tuyết Duy và Du Thiên Lâm đều là con độc đinh, cho dù Du Thiên Lâm và Thẩm Tế Nhật ăn đời ở kiếp bên nhau sẽ gian nan trùng trùng điệp điệp, thì cũng đâu đồng nghĩa với việc họ có thể yêu nhau. Bàn lùi một tẹo, nếu cậu ta góp phần chia rẽ Du Thiên Lâm với Thẩm Tế Nhật thiệt, ngộ nhỡ về sau Du Thiên Lâm biết được chân tướng, chỉ e sẽ oán giận lây sang cả cậu ta, sự tình cũng sẽ om sòm càng không thể cứu vãn.
Cân nhắc đầy đủ lợi và hại, Phương Cảnh Nguyên cho rằng tiếp tục như thế quả thực không ổn, chỉ có thể gọi Du Thiên Lâm ra, khai thật cải chính vụ việc.
Cho nên khi nghe cậu ta kể, tối hôm đó Hồ Tuyết Duy cố tình mời Phương Cảnh Nguyên về trước, rồi chuốc cho mình quá chén chờ Thẩm Tế Nhật tới, Du Thiên Lâm đã có dự cảm không lành trong lòng. Đợi lát sau vào giây phút Phương Cảnh Nguyên thở ra câu "Có lẽ cậu đã hiểu lầm huynh ấy thật rồi.", thì hắn giận điên đến mức muốn lật cả cái bàn.
Anh không hề ốm đau bệnh tật, chỉ là cảm giác mình mẩy mệt lả, chả có một chút sinh khí nào. Mợ Cả biết từ xưa đến nay anh vất vả lao lực, chỉ sợ anh lại sinh bệnh nặng gì đó, vội vã khẩn trương mời thầy tiểu Lý của Thời Trân Đường tới điều trị cho cơ thể anh.
Tiểu Lý đại phu kê thuốc an thần bổ khí. Mợ Cả đích thân sắc chuẩn một ngày ba cữ đem đến, trông anh uống hết mới yên tâm.
Chăm sóc như vậy tầm bốn năm hôm, gương mặt ấy của anh mới từ từ lấy lại vẻ hồng hào.
Buổi sáng ngày thứ năm, rốt cuộc anh đã có sức đứng dậy. Tùng Trúc hầu anh rửa mặt xong, lúc cầm y phục cho anh báo tin: "Đại thiếu gia, mấy hôm trước người còn nằm bệnh, tiểu nhân vẫn chưa báo cho người biết. Cách đây không lâu Lâm thiếu gia đã trở về từ Thượng Hải, từng tới tìm người hai lần rồi ạ."
Động tác gài cổ áo của Thẩm Tế Nhật hơi ngừng lại, cuối cùng cũng có nét cảm xúc trên gương mặt hờ hững: "Quay về khi nào? Sao ngươi chẳng báo với ta sớm hơn một tý?"
"Dạ, là ngay trong khoảng thời gian người đi Bắc Bình đấy ạ. Tại mợ Cả căn dặn tiểu nhân xảy ra chuyện lớn động trời cũng không được phép quấy rầy người dưỡng bệnh." Tùng Trúc thưa.
Thẩm Tế Nhật chỉnh cổ áo ngay ngắn, rồi nhận đồng hồ quả quýt do Tùng Trúc đưa, móc sợi dây chuyền bạc vào giữa hai chiếc khuy áo trên ngực, bất đắc dĩ than: "Ta cũng chỉ mệt thôi, nào có khoa trương như thế."
"Khoa trương đâu ạ? Người vẫn chả biết đó thôi, hôm ấy lúc ra trạm xe lửa đón người tiểu nhân sợ rụng rời chân tay. Sắc mặt của người hệt như bị quét sơn trắng vậy. Mợ Cả còn mắng tiểu nhân mấy hồi, trách tiểu nhân không đi theo chăm sóc người." Tùng Trúc buồn bực lải nhải.
Câu nói này khiến thần sắc của Thẩm Tế Nhật mất tự nhiên trong chớp mắt. Được cái Tùng Trúc kể dứt thì đi gỡ chiếc khăn quàng cổ dệt kim màu trắng vắt trên cây treo y phục mũ nón xuống, quàng lên cổ Thẩm Tế Nhật, rồi vuốt phẳng mép áo khảm kiên* lông thỏ cho anh, bấy giờ mới thu tay về nịnh: "Đại thiếu gia vẫn cứ mặc màu xanh ngọc lam phối với màu trắng là nhìn đẹp nhất, kiểu này vừa đứng ló đầu ra đường, là lại không biết sẽ thu hút bao nhiêu ánh mắt của các cô nương nữa."
*Áo khảm kiên nguyên văn là "坎肩": Áo không có tay, nhiều khuy, được làm bằng bông hoặc len đan. Thời xưa cũng từng được may theo kiểu tay lỡ. Người miền nam Trung Quốc may áo này ôm ngực hơn người miền bắc.
Mặc dù áo gi-lê "马甲"- một loại áo của phương tây có hình dáng tương tự từng được gọi bằng tên khảm kiên, nhưng đây là hai loại áo hoàn toàn khác nhau. Nhiều từ điển ghi "坎肩" nghĩa là áo trấn thủ, nhưng áo trấn thủ là do Quân Nhu Cục Việt Nam (tiền thân của ngành Quân nhu Tổng cục Hậu cần Việt Nam) được giao nhiệm vụ cùng các nhà may nghiên cứu, thiết kế ra vào năm 1946.
Tùng Trúc cười nói hồn nhiên, khen lấy khen để lại nghĩ tới một việc khác, kể liền tù tì: "Đúng rồi! Đại thiếu gia, mợ Cả lựa vài tấm vải mới cho người, bảo là may bộ đồ mới ăn tết. Mợ nhắc người đợi ở nhà chiều hôm nay, mợ đã hẹn ông Lưu đến đo cỡ áo của người ạ."
Thẩm Tế Nhật bưng chén trà trên bàn lên nhấp hai ngụm, đáp: "Ngươi báo với mẹ ta rời lịch hẹn đi. Hôm nay ta không rảnh."
"Người tính ra ngoài ạ? Người định đi gặp Lâm thiếu gia ạ?" Tùng Trúc thắc mắc hỏi.
"Chuyện của thương hội và cửa hiệu đều chất đầy một đống, ta đi giải quyết đôi chút. Buổi tối nếu Thế Niên rảnh rỗi thì ta sẽ ăn cùng cậu ấy bữa cơm rồi về nhà." Thẩm Tế Nhật nhấc mũ đội, mới mở được nửa cánh cửa đã nghe Tùng Trúc than vãn: "Ôi, nếu lát nữa mợ Cả tới đây biết người lại đi làm việc, chắc sẽ bắt tiểu nhân nghe mắng thối đầu tiếp mất."
Thẩm Tế Nhật hiểu Tùng Trúc chẳng qua chỉ hay kể khổ, cũng chả cần phải trả lời, hứa một câu sang năm sẽ thưởng gấp đôi tiền công cho cu cậu, liền vừa nghe tiếng tạ ơn phấn khởi của Tùng Trúc vừa ra cửa.
Khi bước khỏi cửa phòng, với nụ cười nhè nhẹ đeo ngay lên khuôn mặt, anh đi một mạch ngang qua sân viện của mình, gian nhà chính, tiền thính, vườn hoa lớn. Mỗi một người trông thấy bóng dáng của anh đều tự giác chào anh, anh cũng mỉm cười gật đầu với họ giống thường nhật. Chờ đến sau cùng lúc ra khỏi cổng, ngồi vào trong xe, nét mặt lại tiếp tục lạnh lùng, ánh nhìn băng giá, y như cơn gió trở chướng của những ngày lạnh Tam cửu* đang thổi bên ngoài cánh cửa xe vậy.
*Tam cửu: Theo Âm lịch, lấy Đông chí làm ngày bắt đầu, cứ 9 ngày thì tính là một "cửu". 9 ngày đầu gọi là "Nhất cửu", 9 ngày thứ hai gọi là "Nhị cửu"....
Từ kinh nghiệm xa xưa, người Trung Quốc đúc kết "Tam cửu" (27 ngày kể từ Đông chí) là khoảng thời gian lạnh nhất trong năm. Cứ thế đếm tiếp trong âm lịch được "Cửu cửu" (81 ngày kể từ Đông chí), trời sẽ hết lạnh, thời tiết ấm áp.
Trong lịch Gregory (Dương lịch), Đông chí thường rơi vào ngày 21 - 23/ 12 hằng năm. Suy ra, vào khoảng từ ngày 20 - 22/ 3 hằng năm, tầm trước sau Xuân phân của lịch Gregory chính là "Cửu cửu".
Do lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc, khí hậu mỗi nơi rất khác nhau, không phải với vùng nào cách tính Tam cửu cũng đúng. Chỉ có một số địa phương của Trung Quốc mới ứng với câu "Cửu cửu bát thập nhất thiên, cửu tẫn đào hoa khai, xuân thâm nhật noãn" (hết 9 lần 9 tức 81 ngày, thì hoa đào sẽ nở, sắc xuân hiện rõ, bầu trời ấm lên).
Bác lái xe họ Hà biết anh thích thanh tĩnh, sau khi hỏi thăm anh tình hình sức khỏe hiện giờ thì không lạm bàn một câu nào nữa, chú tâm điều khiển chiếc xe. Ánh mắt thờ ơ của anh ngắm nhìn cảnh vật lùi dần ngoài cửa sổ xe, quãng đường từ nhà tới cửa hiệu này anh nhắm mắt cũng có thể đi được, nhưng chẳng hiểu vì duyên cớ gì, hôm nay lại thấy chúng thật xa lạ. Bất kể là tờ giấy bồi đỏ thắm tượng trưng cho ngày tết dán lên mặt tiền của các cửa hàng dọc hai bên phố, hay là xâu thịt hong gió móc lủng lẳng trước cửa sổ căn nhà lầu sát đường thuộc về một hộ gia đình, hoặc là dăm ba quả táo đỏ, ớt đỏ phơi nắng đong đưa. Những món đồ ăn tết bao năm qua ấy phản chiếu vào trong mắt anh bây giờ đều chả có một chút mùi vị gì.
Anh biết duyên cớ đó là gì, nhưng cố ép bản thân chớ suy ngẫm tường tận. Nghi Châu không rét bằng Bắc Bình, hôm nay anh mặc dày hơn chút so với hồi ở Bắc Bình. Song một góc trong lồng ngực kia lúc nào cũng cảm thấy lạnh lẽo, tựa như để lộ ra ngoài gió chẳng giữ nổi hơi ấm.
Anh nhắm mắt, vừa ngồi xuống chưa bao lâu đã thấy mền mệt, nghĩ bụng chợp mắt một lát. Đến khi xe dừng ở cửa chính của cửa hiệu, lái xe mới phát hiện ra anh lại dựa lên cửa sổ thiu thiu mất rồi.
Bình thường anh luôn dùng xe của gia đình để đi ra ngoài. Hiển nhiên người làm lái xe như bác Hà hiểu rõ sau khi tiếp quản việc buôn bán anh còn mẫn cán liều mạng hơn cả lão gia, nên giờ cũng chả biết có cần phải đánh thức anh hay không.
May mà anh ngủ một chốc thì tỉnh dậy vì lạnh, vào cửa hiệu xem qua một lượt toàn bộ các thương vụ và sổ sách bị bỏ quên trong quãng thời gian này. Thẩm gia có ba trưởng quầy, mỗi một người đều được phân công tỉ mỉ làm việc đáng tin bài bản, vẫn không có vấn đề lớn gì cần anh bận tâm.
Trời trưa đứng bóng anh ăn một bát mì tại cửa hiệu rồi tới thương hội. Diệp Kỳ nhìn thấy anh đã trở lại, hết sức vui vẻ, báo cáo trong khoảng thời gian anh vắng nhà này chẳng có nhiều công việc lắm. Dạo gần đây bác Trần còn rỗi rãi, liền giải quyết thay anh không ít chuyện.
Thẩm Tế Nhật bèn ở lại thương hội bận bịu đến gần hết buổi chiều, lúc đó mới nhớ ra mình còn chưa hẹn Lâm Thế Niên, liền gọi một cuộc điện thoại tới Lâm phủ.
Lâm Thế Niên là bạn thân quen từ thời trung học của anh, chỉ lớn hơn anh một tuổi, sở thích quan điểm đều giống hệt anh, thế nên mối quan hệ giữa hai người đã trở thành chả có gì phải giấu nhau.
Sau khi anh đi Nam Kinh học đại học, Lâm Thế Niên đến Thượng Hải. Tốt nghiệp xong Lâm Thế Niên với anh quay lại Nghi Châu kế thừa việc làm ăn của gia đình, anh bạn của anh kết hôn vào bốn năm trước.
Đợt đấy Thẩm Tế Nhật còn quay về làm phù rể, tiếc rằng ngày vui ngắn chẳng tầy gang, hơn một năm sau vợ cậu ấy lâm bệnh mà mất. Tiếp đó cậu ấy liền giao nhiệm vụ quản lý chuyện buôn bán trong nhà cho bác trai, bản thân thì trở lại Thượng Hải phát triển, tết nhất hằng năm mới có thể trở về.
Thẩm Tế Nhật ghé chơi vừa khéo lúc Lâm Thế Niên về tới nhà. Mặc dù thời tiết ngày hôm nay rét mướt, nhưng bầu trời lại rất đẹp, hai người bèn mời nhau đến Thụy Cảnh Đường ăn cơm.
Tới khi ánh đèn rực rỡ bên lề đường bật sáng, thì bác Hà đã đỗ xe trước vườn Tây Cảnh ven hồ Dương An rồi.
Thụy Cảnh Đường nằm trong khu vườn Tây Cảnh, là một nhà hàng kiểu Trung Hoa được cải tạo từ thuyền hoa cổ*.
*Thuyền hoa:
Hồ Dương An này tuy không xinh đẹp tao nhã bằng cảnh trí Tây Hồ Hàng Châu* nổi danh thiên hạ kia, nhưng cũng là hồ nước trong xanh hiếm thấy. Trong đó cảnh sắc vườn Tây Cảnh đẹp nhất, sạn đạo* chạy men theo bờ hồ kéo dài về phía ngôi đình tọa lạc chính giữa mặt hồ, bốn cây cầu vòm bằng đá cách nhau khá xa gắn kết những tiểu cảnh muôn hình muôn vẻ. Nét bút vẽ rồng điểm mắt* nhất chính là con thuyền hoa cổ kính mang tên Thụy Cảnh Đường, quả thực vừa hoành tráng vừa lộng lẫy, nghe nói còn từng là thuyền hoa ngự dụng để đức vua du hí cuối thời nhà Thanh cơ đấy.
*Tây Hồ, Hàng Châu: Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm về phía tây thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc. Cảnh quan văn hóa Tây Hồ đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2011, và nó được miêu tả là có "ảnh hưởng tới việc thiết kế vườn ở phần còn lại của Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Triều Tiên trong nhiều thế kỷ." Kể từ thời cổ đại, Tây Hồ đã gắn liền với nhiều nhà thơ lãng mạn, nhà triết học thâm thúy, các vị anh hùng dân tộc của Trung Quốc.
"Trên có thiên đàng
Dưới có Tô-Hàng"
*Sạn đạo: Ban đầu được dùng để gọi những con đường từng là huyết mạch xuyên qua dãy núi Tần Lĩnh, nối giữa các thung lũng sông Vị và sông Hán Thủy. Con đường sạn đạo đầu tiên được xây dựng vào thời Chiến Quốc, quân Tần đã đi qua con đường này rồi đánh Thục và Ba.
Sau nó thành danh từ chung chỉ đường xây bằng cầu treo hoặc ván gỗ xếp hai bên sườn núi đá, dùng để đi qua các khu vực núi non hiểm trở lắt léo.
*"Vẽ rồng điểm mắt" có xuất xứ từ cuốn "Lịch đại danh hoạ ký" (Ghi chép về những danh hoạ nổi tiếng trong các triều đại) do Trương Ngạn Viễn thời Đường soạn. Câu thành ngữ này thường dùng để ví trong hội họa, văn chương hoặc lời nói chỉ cần chấm phá thêm ở một đôi chỗ quan trọng sẽ làm cho nó càng thêm sinh động và có thần.
Trương Tăng Dao là hoạ sĩ triều đại nhà Lương, Nam Triều, thuộc thời kỳ Nam Bắc triều của Trung Quốc. Ông từng được bổ nhiệm các chức vị như tướng quân, thái thú Ngô Hưng.
Tương truyền, một hôm Trương Tăng Dao vẽ bốn con rồng trắng ở trên tường chùa An Lạc ở Kim Lăng. Nhưng điều khiến người ta khó hiểu là cả bốn con rồng này đều không vẽ mắt.
Mọi người cảm thấy khó hiểu thì Trương Tăng Dao trả lời rằng: "Vẽ mắt thì có khó gì, nhưng đã vẽ thêm mắt thì tôi chỉ lo những con rồng này sẽ phá tường bay lên mà thôi".
Đám người nghe vậy đều không tin, họ khẩn khoản mời Trương Tăng Dao vẽ thêm mắt để xem rồng có thật sự bay lên hay không. Trước yêu cầu của mọi người, Trương Tăng Dao đành phải cầm bút vẽ mắt cho rồng.
Nhưng Trương Tăng Dao vừa mới vẽ mắt cho hai con rồng thì trời bỗng mưa to gió lớn, sấm chớp đùng đùng, sau đó bỗng nghe "Ầm" một tiếng rồi bức tường nứt ra. Mọi người nhìn kỹ thì thấy hai con rồng trắng này đã vút lên bay vờn trong đám mây rồi bay thẳng lên trời. Còn hai con rồng chưa vẽ mắt kia thì vẫn nằm nguyên trên tường. Đến lúc này mọi người mới tin là thực. Đương nhiên đây chỉ là truyền thuyết mà thôi.
Tuy nhiên có một điều cực kỳ đáng tiếc là hồ Dương An không thuộc phần nội thành của Nghi Châu, mà ở vào vùng ngoại ô. Ngày thường Thẩm Tế Nhật bận rộn, rất ít có cơ hội dạo chơi chốn này.
Tiết trời mùa đông hiếm khi đẹp như hôm nay. Lúc xuống xe, anh liếc mắt thì nom thấy đằng sau con thuyền hoa Thụy Cảnh Đường là quầng ráng đỏ au tỏa ánh vàng chói lọi, cứ như nước triều mênh mông cuồn cuộn lấp mất nửa vòm trời. Đã lâu lắm rồi anh chưa được thưởng thức phong cảnh tuyệt đẹp như thế, cầm lòng chẳng đặng dừng chân đứng lặng ngắm nghía một hồi, mãi đến khi có người vỗ vai, anh mới ngoái đầu lại.
Một người đàn ông đóng nguyên bộ Âu phục đen, đút hai tay vào túi áo khoác nở nụ cười với anh: "Sao hả, lại bị sắc đẹp hớp hồn không tìm được hướng bắc rồi à?"*
*Nguyên văn "又被美色迷恋的找不着北了": Đặt trong ngữ cảnh của truyện thì đây là một câu chơi chữ.
- 又: lại
- 被: bị. Cấu trúc câu bị động: S +被+ O + V + thành phần khác. Chủ ngữ 你 (chỉ Vân Thâm) xác định nhờ ngữ cảnh trước đó và dùng 被 biểu thị bị động, nên được lược bớt đi.
- 美色: sắc đẹp
- 迷恋: mê luyến, cuốn hút, say đắm,...
- 的 là trợ từ kết cấu. Cấu trúc Định ngữ + 的 + Trung tâm ngữ. Đây là trường hợp tính từ 2 âm tiết 迷恋 làm định ngữ.
- Tố từ 着 /zháo/ . ...不着/zháo/ 了biểu thị thực tiễn không làm được việc đó rồi.
- Từ 北 có hai nghĩa 1. hướng, phương bắc và 2. bại trong bại trận.
- Từ 找 có hai nghĩa 1. tìm kiếm và 2. trả lại, thối lại.
"找不到北" (Hoa bất đáo bắc) là một thành ngữ thuộc phương ngữ của các tỉnh đông bắc Trung Quốc, có 3 ý nghĩa: 1.Bắc "北" chỉ 2 người đứng tựa lưng vào nhau; ý là không nắm rõ được mặt kia/phía sau. 2.Choáng váng, không biết rõ phương hướng rồi. 3.Không có phương hướng; không có mục tiêu; nhất thời không biết nên làm cái gì; không biết làm sao bây giờ.
Từ xưa đến nay người Trung Quốc vẫn quen chỉ đường bằng bốn hướng cơ bản: đông, tây, nam, bắc. Ban ngày dùng mặt trời, mặt trăng, chòm sao Bắc Đẩu để xác định phương hướng; nếu lạc đường vào ngày nhiều mây thì có khả năng không tìm thấy hướng bắc. Không tìm thấy hướng bắc đồng nghĩa với lạc đường.
Lâm Thế Niên đã vận dụng thành ngữ để câu nói của mình có 2 lớp nghĩa: 1. lại bị sắc đẹp hớp hồn không tìm được hướng bắc rồi à? và 2. lại bị sắc đẹp hớp hồn lạc đường rồi à?
Anh mỉm cười, cách pha trò của cậu bạn này thật đúng là nhạt nhẽo mười năm như một, liền cãi lại: "Thế còn tốt hơn bỏ phí cảnh đẹp ngày lành."
"Phải, cậu nói hết sức chí lý. Được rồi đi mau nào, mấy bữa nay lạnh lắm, chả phải cậu mới khỏe dậy à? Đừng hứng gió lạnh nhiều như vậy." Lâm Thế Niên giục dứt thì tiến lên đằng trước, anh quay đầu lại ngó dải ráng chiều đỏ tía chơi vơi giữa bầu trời kia, lúc này mới đuổi kịp bước chân của Lâm Thế Niên.
Hai người họ là khách lâu năm của Thụy Cảnh Đường, vừa bước vô, đã được dẫn vào trong phòng thường hay ngồi nhất. Thẩm Tế Nhật mở cánh cửa sổ gỗ chạm hoa ra, trông khoảng trời ngay trước mắt soi bóng xuống mặt hồ trong veo, y như một bức họa kỳ ảo, không khỏi làm tâm trạng phấn chấn hẳn lên.
Lâm Thế Niên cũng chẳng bắt anh đóng cửa ngồi xuống, cởi áo khoác của mình ra giao cho nhân viên phục vụ, rồi đón lấy tờ thực đơn phía bên kia chuyển tới, thuận miệng hỏi: "Muốn ăn gì hở? Vẫn gọi như cũ nhé?"
"Gọi như cũ đi." Thẩm Tế Nhật chả ngoảnh đầu lại, chống hai tay lên khung cửa sổ, luồng gió lành lạnh từ ngoài hồ không ngừng phả vào mặt. Mặc dầu rét lạnh, nhưng anh chẳng cảm thấy cóng một chút nào, trái lại thứ gió nọ khiến toàn thân anh đều thả lỏng hơn.
Lâm Thế Niên chọn món xong xuôi, giờ mới rảnh ngẩng đầu coi anh: "Lại đây ngồi đi, tiếp chuyện với mình. Để gió máy thổi nữa đầu của cậu sẽ đau đấy."
Thẩm Tế Nhật đưa mắt nhìn cảnh đẹp thanh tú mỹ lệ kia tiếc nuối, rồi mới trở lại chỗ ngồi, bưng tách trà Lâm Thế Niên rót cho anh hớp một ngụm, khen ngợi: "Uống trà thủy tiên* của Thụy Cảnh Đường vẫn là ngon nhất. Cậu nói xem có lạ không, mình mua trà thủy tiên của nhà anh ấy về tự pha, pha kiểu gì cũng chả ra hương vị này?"
*Trà thủy tiên: Một giống trà ô long truyền thống từ núi Vũ Di ở Phúc Kiến, Trung Quốc. Như nhiều loại trà ô long khác của Vũ Di, màu sắc đặc trưng của nước trà thủy tiên là màu hổ phách đậm. Loại trà này cũng được trồng ở Đài Loan.
Lâm Thế Niên cũng nhấm một ngụm, nghe vậy cười hiền nhận xét: "Có cái gì mà lạ. Cậu uống ở trong này, đã chẳng phải chịu áp lực lung tung vớ vẩn, lại còn có mỹ cảnh non xanh nước biếc vui mắt, đương nhiên không thể đem bầu không khí ở bên ngoài ra so cùng được."
Thẩm Tế Nhật cũng cười, tự chuyên cho mình một tách nữa: "Sao năm nay trở về sớm vầy?"
"Tình hình của Thượng Hải không ổn lắm. Mình đã kết thúc toàn bộ việc làm ăn tại bên ấy, có lẽ sau này sẽ ở lại Nghi Châu." Lâm Thế Niên tâm sự.
Thẩm Tế Nhật ngẩn ra, đặt tách trà xuống dòm cậu bạn: "Sao lại không ổn lắm? Chả phải Thượng Hải là nơi yên ổn nhất à?"
Lâm Thế Niên thở dài: "Thói đời xưa giờ nào có bất biến. Cậu cũng biết quan hệ giữa chúng ta với người Nhật Bản ngày càng căng thẳng mà. Nghe nói Nam Kinh bên kia vừa ký một cái hiệp ước gì ấy, mấy thanh niên yêu nước đó lại tụ tập đông nghìn nghịt biểu tình rầm rộ hai ngày nay."
Tâm tình khó khăn lắm mới có phần khởi sắc của Thẩm Tế Nhật tiếp tục tụt xuống mức thấp nhất. Thời cuộc bất ổn, người khiến anh lo lắng nhất chính là Thẩm Quan Lan vừa lên Bắc Bình lập nghiệp, và còn cả...
Anh âm thầm ra đi chẳng một câu giã từ, Du Thiên Lâm hoàn toàn không tìm anh, điều này càng chứng minh lời nói của Hồ Tuyết Duy là thật. Anh buộc lòng mình đừng tơ tưởng đến con người ấy nữa, coi như đây là một hồi lầm lỡ cần chấm dứt. Song Lâm Thế Niên bắt đầu nhắc tới vấn đề thời thế, là anh lại chả thể nén nổi nỗi lo đau đáu về Du Thiên Lâm. Suy cho cùng nếu có biến động loạn lạc gì, Bắc Bình chắc chắn sẽ là nơi đầu sóng ngọn gió, đứng mũi chịu sào.
"Nghe nói Nhị đệ của cậu mới lên Bắc Bình. Nếu không cần thiết thì hãy bảo đệ ấy quay về sớm một chút đi." Thấy dáng vẻ chau mày lo âu của anh, Lâm Thế Niên tưởng là vì anh đang lo nghĩ cho sự an nguy của Thẩm Quan Lan, nên đưa lời khuyên.
Thẩm Tế Nhật gật đầu: "Mình hiểu rồi."
Chủ đề này hơi nặng nề. Lâm Thế Niên bèn kể lại những kiến thức và sự thay đổi của mình sau một năm sống tại Thượng Hải, trò chuyện chốc lát thì món ăn được dọn lên. Thẩm Tế Nhật xem bàn ăn không có rượu, nhờ người phục vụ đi lấy vài nậm Trúc Diệp Thanh hâm nóng đến đây.
Lâm Thế Niên biết mấy năm nay sức khoẻ của anh không được tốt, không đồng ý uống rượu, bởi anh nhất quyết muốn uống, đành phải thủng thẳng đối ẩm cùng. Nhưng bản thân uống chậm, anh lại uống nhanh, còn chưa bị ngăn đã ngà ngà say.
Ráng chiều ngoài cửa sổ cùng với sự vụt tắt của ánh hoàng hôn chẳng còn rạng rỡ chói sáng nữa. Tầng mây lô xô tản ra như là một bức tranh thủy mặc, điểm xuyết vài ba vì sao sáng dần trên nền trời đêm.
Lâm Thế Niên vừa hàn huyên với anh vừa quan sát anh uống rượu. Cũng chả hiểu là tưởng tượng hay là gì, mà luôn có cảm giác mặc dù đang cười nhưng hình như anh không mấy vui vẻ.
Ngẫm kỹ lại tối nay anh khăng khăng đòi uống rượu, còn uống nhanh như thế, Lâm Thế Niên đã đoán biết được đôi phần.
Đợi thức ăn trên bàn vơi đi tương đối, Lâm Thế Niên mới bỏ đôi đũa xuống: "Xảy ra chuyện gì vậy?"
Thẩm Tế Nhật day trán bằng một bàn tay, tì lên bàn với dáng xiêu xiêu vẹo vẹo, nghe thế nói lảng đi: "Không, hự, không có gì đâu."
Anh vừa mở miệng một cái là ợ rượu. Lâm Thế Niên đang định rót nước cho anh, thì trông thấy anh cầm nậm rượu châm ngay chén nữa.
"Vân Thâm, hồi trước dù có việc gì cậu cũng chẳng giấu mình." Lâm Thế Niên giằng lấy chén rượu cạn sạch về đây, nhét cốc nước ấm mới rót vào tay anh: "Còn kêu mấy năm nay chúng ta ít tụ họp, cậu đã không muốn chia sẻ với mình nhiều như vậy rồi à?"
Chả biết là tại sự chân tình tri kỷ trong dăm lời này hay là do một tiếng "Vân Thâm" kia, trong phút chốc viền mắt anh nong nóng, cảnh trước mắt nhòa đi, anh lập tức xoay người qua hướng khác đưa lưng về phía Lâm Thế Niên.
Lâm Thế Niên cũng là dân buôn bán, tất nhiên cảm nhận được những biến đổi sắc thái tinh vi của người khác. Dù cho anh nhanh chóng quay đi, cậu bạn vẫn nhìn thấy nét ươn ướt chực tuôn trong mắt anh, không khỏi nhíu mày.
Song Lâm Thế Niên chẳng vặn hỏi anh, chỉ chờ nỗi xúc động của anh lắng xuống, anh bằng lòng quay lại đây mới cất lời: "Xem ra mình về lần này không phải sớm, mà là đúng lúc."
Thẩm Tế Nhật hơi nhếch khóe môi, nhưng chả có cách nào nặn ra nụ cười giống ban sáng. Anh nhìn chăm chăm vào chút canh thừa trước mặt mà suy sụp mất mát, lẩm nhẩm như thể tự nhủ với chính mình: "Mình cũng không biết phải làm như thế nào mới đúng, thực sự không biết phải làm như thế nào mới đúng nữa."
======
Trong mấy hôm Thẩm Tế Nhật trở về này, Du Thiên Lâm cũng chẳng dễ chịu.
Hắn gọi điện thoại đến cửa hiệu của Thẩm gia và thương hội đều không tìm được Thẩm Tế Nhật. Du Trường Nho bởi vì chuyện Hồ Tuyết Duy mà đe con trai phải túc trực ở bệnh viện giúp đỡ hết từ ngày nay sang ngày khác, còn gọi người tới canh me hắn. Đợi đến cuối cùng khi vết thương của Hồ Tuyết Duy liền da, có thể xuất viện, thì tròn một tuần lễ đã trôi qua.
Từ trước tới giờ Du Thiên Lâm chưa từng cảm thấy mệt mỏi như vậy, vất vả lắm hắn mới cắt đuôi nổi người của cha mình, đi tìm Thẩm Quan Lan. Kết quả là vẫn chả nghe ngóng được tình hình của Thẩm Tế Nhật từ phía Thẩm Quan Lan, hơn nữa coi bộ Thẩm Quan Lan như thế, chắc là không biết nguyên nhân chính xác của việc hai người họ cãi nhau.
Hắn mong muốn trở lại Nghi Châu ngay lập tức, cha hắn lại dùng giáp tết làm cớ chẳng chịu thả hắn đi. Hắn vừa nóng lòng sốt ruột, vừa không thể tự tiện bỏ đi, sợ chọc cha hắn nổi giận, đến lúc đấy càng gai mắt ác cảm với Thẩm Tế Nhật.
Hai hôm nay tâm tình vô cùng tệ hại, hắn rầu rĩ tu rượu rồi lăn ra ngủ ở nhà, ngay cả Hồ Tuyết Duy tìm gặp cũng từ chối nốt. Tới tận buổi tối ngày thứ ba, Phương Cảnh Nguyên đánh một cú điện thoại đến, báo là có một số chuyện định nói cho một mình hắn nghe, hắn mới sửa soạn một tý đi tới nơi hẹn.
Chỗ Phương Cảnh Nguyên hẹn gặp hắn là một quán rượu nhỏ yên tĩnh. Lúc hắn đến, Phương Cảnh Nguyên đã uống một mình rồi, thấy hắn tới đây cũng chả vòng vèo, mà nêu một câu hỏi đi thẳng vào đề.
Câu hỏi này còn có phần kỳ quặc. Phương Cảnh Nguyên hỏi hắn một cách cực kỳ nghiêm túc, rằng hắn có thật lòng yêu Thẩm Tế Nhật hay không.
Hắn cảm thấy ù ù cạc cạc, hỏi ngược Phương Cảnh Nguyên chẳng phải cậu đã biết từ dạo trước rồi à, còn tính hỏi lại để làm chi.
Phương Cảnh Nguyên đã biết từ dạo trước, đã biết từ trước lần đầu tiên hắn quyết tâm đi Nghi Châu.
Song khi ấy Phương Cảnh Nguyên thực sự không ngờ đến đây là sẽ chấp niệm cả đời của Du Thiên Lâm. Vì vậy lúc Hồ Tuyết Duy cho biết sự thật kèm năn nỉ mình hỗ trợ, cậu ta vẫn nghĩ lời của Hồ Tuyết Duy không đúng không sai. Du Thiên Lâm bỏ mặc tất cả ở Bắc Bình chạy tới Nghi Châu, chỉ vì một người đàn ông xa lạ, đúng thực có chút khó chấp nhận.
Sau khi chứng kiến Hồ Tuyết Duy để đoạt được Du Thiên Lâm không tiếc làm mình tổn thương, còn gây ầm ĩ khiến bề trên của hai nhà đều mất ăn mất ngủ theo, xúm vào rồi bị xoay như chong chóng. Với tư cách là người duy nhất hiểu rõ tình hình, cậu ta cứ thấy rằng Hồ Tuyết Duy làm vậy đã quá tay...
Bằng hiểu biết của cậu ta về bậc trưởng bối của hai nhà, Hồ Tuyết Duy và Du Thiên Lâm đều là con độc đinh, cho dù Du Thiên Lâm và Thẩm Tế Nhật ăn đời ở kiếp bên nhau sẽ gian nan trùng trùng điệp điệp, thì cũng đâu đồng nghĩa với việc họ có thể yêu nhau. Bàn lùi một tẹo, nếu cậu ta góp phần chia rẽ Du Thiên Lâm với Thẩm Tế Nhật thiệt, ngộ nhỡ về sau Du Thiên Lâm biết được chân tướng, chỉ e sẽ oán giận lây sang cả cậu ta, sự tình cũng sẽ om sòm càng không thể cứu vãn.
Cân nhắc đầy đủ lợi và hại, Phương Cảnh Nguyên cho rằng tiếp tục như thế quả thực không ổn, chỉ có thể gọi Du Thiên Lâm ra, khai thật cải chính vụ việc.
Cho nên khi nghe cậu ta kể, tối hôm đó Hồ Tuyết Duy cố tình mời Phương Cảnh Nguyên về trước, rồi chuốc cho mình quá chén chờ Thẩm Tế Nhật tới, Du Thiên Lâm đã có dự cảm không lành trong lòng. Đợi lát sau vào giây phút Phương Cảnh Nguyên thở ra câu "Có lẽ cậu đã hiểu lầm huynh ấy thật rồi.", thì hắn giận điên đến mức muốn lật cả cái bàn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.