Định Viễn Đại Tướng Quân Truyện
Chương 42: Đào hoa (thượng)
Vuongminhthy
14/04/2021
Vẻ ngoài bảnh bao
Ăn nói ngọt ngào
Duyên anh sẵn có
Thuỷ chung anh thừa!
Phi Nhi đội nón mây rộng vành của người nông dân, buộc quai kéo nón xuống, thật thấp cho khuất mặt mũi và ánh mắt. Nàng ngồi tựa lưng vào một gốc cây to, tay cầm cành trúc đưa ra giữa lòng rạch nhỏ. Sợi dây không buộc mồi câu nên nổi lên mặt nước, trôi nhẹ phập phều. Hoàng hôn trên Đồng Sơn đẹp đến ngỡ ngàng. Vì là đầu đông nên nhiệt độ chưa lạnh lắm, toàn trời một sắc mây đỏ tía, họa hoằn lắm mới có cụm mây trắng chậm bay qua.
Phi Yến nằm trên thảm cỏ bên cạnh Phi Nhi, nàng không ngủ mà chỉ có him híp mắt, Phi Yến lén nhìn hai người đứng dưới một rặng liễu. Cửu Dương và Tiểu Tường đang đứng đó, Tiểu Tường đưa mắt nhìn đỉnh núi, mấp máy môi đang nói gì đó với Cửu Dương.
Phi Yến thấy Tiểu Tường vừa nói vừa mỉm miệng cười duyên, tóc nàng thả xuống lưng, tha hồ bay phất phơ. Một tay Tiểu Tường vịn cành liễu, đầu bỗng ngả ra sau. Phi Yến nghe được tiếng Tiểu Tường cười, giọng trong sáng cất cao:
- Nếu hai cô nương đó đến tìm huynh sẽ làm gì?
Phi Yến biết Tiểu Tường đang nói về Phi Nhi và nàng, sở dĩ Phi Nhi và nàng hôm nay đến đây cũng không phải câu cá. Phi Yến hồi hộp lắng nghe câu trả lời từ Cửu Dương. Phi Nhi bên cạnh Phi Yến cũng hồi hộp không kém. Chỉ khác là, Phi Nhi cảm thấy mắc cỡ quá, đây là lần đầu tiên nàng chủ động tìm một người đàn ông! Phi Nhi lật đật kéo nón sụp xuống thêm nữa, che cho khuất hẳn mặt. Hai cô gái chờ Cửu Dương trả lời nhưng Cửu Dương không trả lời Tiểu Tường. Chàng cứ im lặng. Phi Yến chờ đợi, bây giờ đã xế chiều, cứ theo cái đà này khi nghe được câu trả lời từ chàng chắc dám phải đợi đến lúc trăng nằm núi quá!
Trong bụng Phi Yến như có kiến bò, không đợi được nữa, nàng đứng dậy, định đi hỏi thẳng Cửu Dương thì bị Phi Nhi kéo tay, Phi Yến buộc phải ngồi tại chỗ. Phi Yến ngắt một mớ cỏ ném xuống dòng nước, nàng nhất định phải lấy được người đàn ông này, từ khi nàng nghe Lộ sư thúc của nàng kể về thất đương gia của bang hội phục Minh nàng đã mộng được làm vợ thất đương gia. Nhưng, nàng sợ làm sao! Sợ ở Hàng Châu có biết bao nhiêu con gái! Sợ các nữ thành viên trong Thiên Địa hội! Sợ quá những điều ngoài ý! Giờ này thì nàng không sợ nữa, chả là qua cuộc thi đánh cờ vây đó chàng đã chính thức thuộc về nàng rồi!
Phi Yến còn đang suy nghĩ thì đằng kia Cửu Dương và Tiểu Tường đã không còn đứng dưới hàng liễu.
Tiểu Tường kéo tay Cửu Dương đi đến một con dốc. Tiểu Tường vừa đi vừa nói một cách thần bí:
- Vậy chứ huynh ở đây bao ngày, đã tìm được đồng chưa?
Cửu Dương lắc đầu, nhủ bụng thực tế chàng đến đây đâu phải để tìm đồng!
Nhưng Tiểu Tường cứ nói:
- Thế thì để muội giúp huynh đi đào kho báu, được chăng?
Cửu Dương trố mắt ngạc nhiên:
- Muội biết nơi đào kho báu?
Tiểu Tường gật đầu:
- Muội biết trên núi này có một kho báu…
Nàng lấp lửng nói. Cửu Dương cười:
- Là đồng chứ gì!
- Không, là kho báu thật mà, cái này còn quý hơn cả đồng nữa.
Cửu Dương vẫn cười phụ họa:
- Chỗ này gọi là Đồng Sơn. Hằng năm người ta đến đây khai thác mỏ đồng không ít, nếu trên núi này có kho báu thì đã bị đào nát hết cả rồi, muội định biến huynh thành con lừa à?
Tiểu Tường dẩu môi nói:
- Huynh không tin muội sao?
Cửu Dương lắc đầu. Tiểu Tường phụng phịu giậm chân.
- Được – Nàng nói - Huynh đã không tin thì thôi. Nhưng đến khi tìm được để xem huynh có chịu tin không?
Nói rồi Tiểu Tường đi trước. Bao ngày Cửu Dương ở nơi đồng không hiu quạnh này không có việc làm, cảm giác cũng hơi nhàm chán, cũng theo Tiểu Tường. Chàng không nói gì thêm, chỉ cười.
Đồng Sơn nằm ở phía Tây cách chợ Hồ Lô chừng mươi dặm, là một danh sơn thắng cảnh nổi tiếng với các ngọn núi cao và phong cảnh đẹp. Ngày lễ tết hằng năm rất đông đảo các tao nhân mặc khách lên núi ngoạn cảnh ngâm thơ, đàn địch rượu chè.
Tiểu Tường không dẫn Cửu Dương đi tìm kho báu ngay, mà lần lượt dẫn chàng đi xem qua các nơi. Một hồi lâu sau hai người đến một triền dốc nằm lưng chừng ngọn núi, say mê đứng ngắm nhìn thác đổ. Dòng suối uốn khúc như hình con giao long giận dữ, há mồm phun nước, bọt toé trắng ngầu. Trong lòng suối điểm xuyết những hòn đá xanh tròn nhẵn vì nước bào mòn và những rễ cây gie ra từ hai bên bờ. Tiếng nước chảy róc rách đều đặn êm tai, khí trời trong lành khiến hai người cảm thấy dễ chịu.
Cửu Dương đang đắm hồn say sưa trong cảnh mênh mang của trời đất thì Tiểu Tường chợt ngồi sát xuống, ghé tai xuống đất một lúc rồi nói:
- Muội nghe thấy rồi đó!
- Nghe thấy gì?
- Mùi vị của kho báu.
- Kho báu mà cũng có mùi vị sao?
- Ừ.
- Vậy ư? Ở đâu thế?
- Kho báu ở ngay bên dưới chỗ huynh đang đứng đó!
Cửu Dương bất chợt xê dịch sang bên hỏi:
- Dưới này có kho báu thật ư?
Tiểu Tường nghiêm giọng:
- Sao không thật? Lát nữa đây thôi huynh buộc phải tin.
Cửu Dương phá lên cười. Giọng Tiểu Tường tỏ ra giận dỗi:
- Nếu muội đào lên có thì sao nào?
- Nếu muội đào lên mà có thì muốn cái gì huynh cũng chịu.
Tiểu Tường gật đầu:
- Được! Nam tử hán nói ra là phải giữ lời đấy!
Nàng nói xong tuốt kiếm ra bắt đầu đào.
Cửu Dương cũng đi tìm một que gỗ cứng giúp một tay. Chẳng bao lâu nghe khúc cây và kiếm chạm phải vật gì cứng nghe cạch cạch.
Tiểu Tường ngước nhìn Cửu Dương với vẻ đắc thắng:
- Xem ra lần này có kẻ biến thành lừa thật rồi!
Cửu Dương ngẩn người ra một lúc rồi vờ như đang u sầu, thở ra một hơi dài. "Kho báu" mà nàng nói đó, đào lên là một thẩu rượu Yên Chi Đào Hoa, thứ rượu chàng ưa thích nhất, và một gói nhỏ được bọc kỹ, chắc là thức nhắm.
- Huynh mắc lừa muội rồi, rõ ràng những thứ này vừa được muội chôn xuống!
Tiểu Tường trả miếng:
- Bất kể là ai chôn, nhưng huynh có thừa nhận đây là kho báu hay không?
- Đương nhiên thừa nhận. Chẳng những thế, không có kho báu nào đáng giá hơn.
- Nay kho báu đã được tìm thấy, thế còn chuyện huynh hứa thì tính sao đây?
- Muội muốn sao?
Tiểu Tường cười:
- Sau này huynh sẽ biết.
Nàng vừa cười vừa lấy “kho báu” lên. Thoáng mắt rượu được mở ra, bọc thức ăn cũng được đặt trên thảm cỏ, gồm một con gà nướng và mấy chiếc bánh bao, tất cả đều còn nóng hổi. Cửu Dương không ăn, cứ ghé miệng vào bình rượu uống. Chỉ có Tiểu Tường là dùng tay xé thức ăn một cách ngon lành. Trong gió thoang thoảng hương rừng, có cả mùi thịt nướng và mùi rượu đến là hấp dẫn.
Hai người ngoạn cảnh cho tới khi trời nhá nhem tối mới song bước bên nhau trở về khu trại, lúc này sương muối đã rơi trắng đất.
Hai người trở về khu trại đông thấy khói bốc mù mịt, ánh lửa sáng rực một góc trời. Các cống sinh đang cùng Nghị Chánh ngồi vây tròn quanh một đống lửa trại, trò chuyện vui vẻ.
Hiểu Lạc ngồi chồm hổm nấu ăn bên cạnh một túp lều. Hồi nãy thằng bé kiếm được ba hòn đá lớn, lui cui dựng được thành cái bếp, bắt nồi lên xào đồ ăn, mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Ngay kế Hiểu Lạc là Trần Tôn đang nướng khoai, một cái hố nhỏ được ông lão dùng làm lò nướng, mùi thơm của khoai nướng tỏa ra khiến ông càng cảm thấy đói bụng hơn. Thêm vài cống sinh nữa ngồi cạnh Trần Tôn phụ việc lặt rau, ai cũng bận rộn nhưng vô cùng vui vẻ.
Cửu Dương và Tiểu Tường vừa về tới nơi, Hiểu Lạc chạy đến kéo họ lại gần bếp nói:
- Ngon lắm này sư phụ ơi, thịt kho củ cải, thiên hạ đệ nhất phẩm do con nấu đấy!
Đoạn nó gắp một miếng, thổi qua một lượt rồi mời chàng.
Cửu Dương ăn một miếng, xoa đầu Hiểu Lạc khen:
- Hương vị rất ngon!
Hiểu Lạc lại vui vẻ dùng đũa gắp thêm một miếng nữa, mời Tiểu Tường:
- Sư cô cũng nếm thử một miếng đi.
Ban chiều Tiểu Tường một mình ăn hết một con gà và bánh bao, đương nhiên hãy còn rất no. Nàng nhìn miếng thịt bốc khói nghi ngút, hỏi Hiểu Lạc:
- Thịt gì vậy?
- Heo rừng.
- Vậy ta không ăn.
- Tại sao?
- Ăn thịt heo vào sẽ ngu, ngươi không nghe người ta thường nói ngu như heo à?
Hiểu Lạc ngẩng lên cười:
- À thật ra thì con quên đó chứ, thịt này là thịt hồ ly.
- Ta cũng không ăn.
Hiểu Lạc gãi đầu, nghển cổ mà ngó Tiểu Tường:
- Sao sư cô khó hầu vậy? Ăn thịt này đâu có ngu đâu!
Tiểu Tường nói:
- Hồ ly là cáo thành tinh, đồng họ với chó, nghe nói đàn bà con gái ăn thịt chó vào sẽ mọc râu.
Cửu Dương lắc đầu cười, đoạn chàng ngồi xuống phụ Trần Tôn nướng khoai. Trần Tôn hất đầu về phía lửa trại bảo Cửu Dương:
- Viện trưởng ngài xem, học sinh của chúng ta có ý tưởng có học thức, bình thường trong Hắc Viện chỉ thiếu tinh thần hoạt bát, nhưng mấy hôm nay ở trên núi, họ cũng đều không sợ làm việc nặng nhọc, từ đi săn đến đóng trại, chẻ củi, bắt cá, nấu nướng, ai ai cũng làm, thật là một chuyện tốt.
Cửu Dương gật đầu, nói vâng dạ với lão Trần.
Trần Tôn tiếp:
- Họ là đốm lửa, ngài là gió, khi gió thổi lửa sẽ bừng cháy. Nhất định sau này họ sẽ văn võ toàn tài.
Hiểu Lạc dùng đũa khuấy thịt trong nồi, vừa kho thịt vừa xía miệng vào nói:
- Nếu vậy thì để sư phụ con đem hết tất cả học sinh ở Hắc Viện lên núi, làm anh hùng, hảo hán, để Nghị Trung sư bá được nghỉ mệt, sau này không chừng có thể đào được mỏ đồng rồi phát đạt, có phải tốt hơn ngồi học hay không?
Trần Tôn nói:
- Ầy! Tiểu tử nhà ngươi đừng nghĩ viện trưởng kêu họ bỏ việc sách đèn để làm công việc nặng nhọc, nhìn kìa, bọn họ ngồi quanh đống lửa, đối liễn, xem những cái đầu của họ lắc lư, họ không cần tới sách mà mỗi người đối đáp một câu, mỗi câu đối đều nghe rất hay, cho đến các cống sinh ngày thường không thích nói chuyện với ai cũng tức cảnh thành thơ, tham gia nhiệt tình vào đó.
Hiểu Lạc nhìn theo tay Trần Tôn, Trần Tôn tiếp:
- Vả lại hồi trước, Khổng lão phu tử dạy học không phải cùng với các học sinh chỉ ngồi trên đất cùng nhau đối ẩm đó sao?
Cửu Dương lắng nghe các cống sinh làm thơ, đối ẩm với nhau, thấy Trần Tôn nói vậy quả nhiên rất phải, lại nữa nhờ khung cảnh hữu tình và không khí thoải mái nên bọn họ người nào người nấy tức cảnh là lập tức thành thơ, bài nào cũng hay. Chỉ là, Cửu Dương khẽ chau mày khi chàng phát hiện trong nhóm cống sinh có hai người con gái. Tiểu Tường cũng kịp phát hiện ra hai “đại tình địch” của nàng, liền nhìn Phi Nhi và Phi Yến với ánh mắt gườm gườm. Nếu như tia nhìn là ám khí có thể giết được người thì Phi Nhi và Phi Yến đã chết lâu rồi.
- Hai người con gái ngồi cùng một đám con trai - Tiểu Tường bĩu môi nói - Không biết hổ thẹn gì hết!
Hiểu Lạc gật gù y như người lớn. Ðang làm bộ trịnh trọng, nó bỗng nhe răng cười:
- Đại sư cô cũng vậy mà!
Sau đó nó quay sang bảo Cửu Dương:
- Hồi chiều này hai sư cô ấy cứ đòi gặp sư phụ, con nói mãi họ cũng không chịu đi cho.
Cửu Dương quay sang Trần Tôn, ông lão gật đầu:
- Lão nô đã khuyên đến hết lời, nhưng họ nhất định ở lại chờ ngài.
Tiểu Tường nhìn Cửu Dương, xắn tay áo lên nói:
- Để muội đi khuyên hai người họ cho.
Nàng dợm chân định đi, Trần Tôn đã giơ tay ngoắt lại.
- Tiểu Tường tiểu thư, chuyện này lão nghĩ phải để chính tay viện trưởng đi, mới êm, tiểu thư đừng phí sức, họ sẽ không nghe theo đâu.
Tiểu Tường vỗ ngực nói:
- Sao lại không nghe, cháu có cách khuyên họ tâm phục khẩu phục rời đi!
Hiểu Lạc trố mắt:
- Sư cô định nói thế nào?
- Ta ư...?
Tiểu Tường hô hào cho oai vậy chứ thật sự nàng cũng chẳng biết phải khuyên Phi Nhi và Phi Yến thế nào, thoáng cau mày suy nghĩ, lát hồi nàng bảo:
- Ta sẽ nói họ rất hoàn mỹ, rằng, với diện mạo và tài năng của họ, thẩm tài, hoang nghiêm, hồng đạt, tất cả đều có đầy ở ngoài chợ Hồ Lô cho họ chọn. Lại nữa, nếu xét về độ tuổi hay là gia thế phẩm cách diện mạo của những người đến xem cờ vây ai nấy cũng đều rất ổn, bảo họ không nên cứ bám theo Thiên Văn nữa!
Hiểu Lạc và Trần Tôn nhìn nhau lắc đầu. Hiểu Lạc nhìn Cửu Dương nói:
- Hồi nãy con cũng nói y như vậy đó sư phụ, con còn nói thêm, so sư phụ với đám người đang theo đuổi hai sư cô ấy trong chợ Hồ Lô, sư phụ bất quá chỉ là… một con thiên lý mã thôi. Sư phụ biết họ trả lời sao không?
Cửu Dương lắc đầu, Tiểu Tường không nén nổi tò mò:
- Trả lời thế nào?
Hiểu Lạc dùng giọng ẻo lả nói:
- Sư cô mặc hồng y trả lời: “Huynh ấy và những người kia, đối với hai tỉ muội chúng tôi một bên là thiên lý mã một bên là những con lừa được dát vàng khắp trên mình.”
Trần Tôn cười. Hiểu Lạc lại chớp chớp hai hàng mi, nói thêm:
- Sư cô mặc hoàng y nói: “Đúng rồi, đường mà thiên lý mã đi qua, nhiều hơn con lừa vàng đi!”
Trò hề của Hiểu Lạc không những làm Trần Tôn cười mà mấy cống sinh đang lặt rau cũng phải cười lăn bò càng. Trần Tôn sau hồi quẹt nước mắt, nhìn Cửu Dương nói:
- Lão nô trả lời họ: “Nhưng con lừa vàng thì sẽ ngoan ngoãn đi theo đằng sau lưng hai cô, còn thiên lý mã không biết sẽ chở hai cô đi đâu?”
Học sinh ngồi nướng khoai gần đó cũng gật đầu nói họ đã khuyên đến gãy cả lưỡi mà Phi Nhi và Phi Yến chẳng chịu rời đi. Mà quả thực, ban chiều, hai người con gái đã làm cho họ dở cười dở mếu, họ mấp máy môi ậm ừ mấy tiếng rồi im bặt. Tốt nhất là nên án binh bất động, chờ người trong cuộc về giải quyết cho ổn thỏa. Họ nhủ bụng vậy, nên sau vài tiếng ậm ừ vô nghĩa ai cũng làm thinh quay đầu đi tiếp tục lặt rau.
Tiếng cười của Trần Tôn và bọn cống sinh gây chú ý những người đang ngồi quanh đống lửa làm thơ.
Tiểu Tường than thầm trong bụng khi thấy Phi Yến kéo tay Phi Nhi chạy lại gọi tình lang ơi ới. Phi Yến có đôi mắt bồ câu rất đẹp, khi này đang giương cặp mắt ngây thơ đen láy nhìn Cửu Dương chẳng chút bỡ ngỡ.
Cửu Dương làm ra vẻ bình thản, vờ vịt hỏi:
- Hai cô là ai vậy, hình như chúng ta chưa từng gặp nhau?
Lời của Cửu Dương đơn giản đến mức Hiểu Lạc phải đưa tay véo đùi nó một cái để tự trừng phạt. “Có thế sao khi nãy mình hồ đồ không nghĩ ra nhỉ?”
Như được trợ thêm lực, Hiểu Lạc lập tức biến thành con người khác. Nó nhanh chóng trở lại là thằng nhóc liến láu mọi bữa.
Thằng nhóc liến láu đó khoái trá bổ sung:
- Người Hồi sao ăn thịt heo chứ, coi nè, là thịt heo rừng kho!
- Ta dứt khoát không tin! - Phi Yến nghinh mặt với Hiểu Lạc rồi nàng nhìn Cửu Dương nói - Muội biết người đánh nhau với bọn bộ khoái và người Hồi trong chợ đều là huynh!
Hiểu Lạc nhìn Cửu Dương, lắc đầu nói:
- Ủa, hôm đó hai sư cô có ở trong quán ăn sao? Sao con không thấy?
Phi Yến không dám thừa nhận rằng hôm đó nàng chính là thanh niên kể chuyện võ lâm, còn Phi Nhi là ông lão mặt rỗ hoa bán Binh Khí Phổ, ỡm ờ đáp:
- À! Hôm đó tỉ muội ta ngồi ở hàng đầu nên bị đám khách nhân che khuất, ngươi mới không thấy.
Cửu Dương không quan tâm chuyện này, chỉ khăng khăng lắc đầu:
- Đã nói hai chúng ta không quen nhau, hai cô tìm sai người rồi, tại hạ đâu phải người Hồi mà các cô tìm.
- Đúng là huynh mà! - Phi Yến chu miệng nói – Đừng có lừa muội không có tin đâu!
Phi Nhi nhìn Cửu Dương, nhẹ giọng nói:
- Hai muội không có ý xấu xa đâu, nếu có đã chỉ điểm cho bọn bộ khoái đến bắt huynh mất rồi.
- Tại hạ không phải là đang dối lừa - Cửu Dương nói – Lời của tại hạ toàn sự thật, trên núi này thú dữ đầy rẫy, xin hai cô hãy mau rời khỏi, hơn nữa hôm đó tại hạ và mấy vị bằng hữu đả thương bọn người trong quan phủ, thân mang trọng tội, hai cô theo chúng tôi sẽ bị liên lụy.
- Muội không sợ liên lụy – Phi Yến bướng bỉnh nói – Muội cũng không sợ thú rừng, không về! Hôm đó huynh phá được trận cờ vây nên muội là vợ huynh. Từ nay quyết sẽ đồng cam cộng khổ với huynh!
Mắt Tiểu Tường nổi đỏ những lằn gân máu khi thấy Phi Yến khóa lấy tay Cửu Dương nói:
- Tình lang, muội là vợ huynh! Từ nay sẽ theo chăm sóc huynh!
- Muội ấy còn là cái bóng của huynh nữa chứ! - Phi Nhi nói.
- Phải, muội là người vợ bóng! - Phi Yến nói.
Lời này khiến cho Trần Tôn, Hiểu Lạc và những cống sinh nghe được cười nghiêng ngả.
- Không! - Phi Nhi nhéo hông Phi Yến, ghé miệng nàng vào tai muội muội nói - Ðừng có nói như vậy!
Chỉ có Cửu Dương là không cười. Trước phản ứng quyết liệt của cô gái bướng bỉnh, chàng không nói gì thêm nữa, lặng lẽ gỡ tay Phi Yến ra khỏi tay chàng, bước vào lều.
Phi Yến định theo Cửu Dương vào lều, nhưng Phi Nhi kéo lại. Phi Yến chỉ còn cách đưa mắt nhìn Nghị Chánh như nhờ giúp đỡ. Nhưng Nghị Chánh hiểu rõ tình cảm Cửu Dương nên chỉ so vai với Phi Yến. Trong lòng Cửu Dương chỉ có hình bóng một người con gái với diện mạo nhu mì, dịu dàng, cặp mắt mơ mơ buồn. Những bước đi của người con gái đó thật khoan thai, và mái tóc bay bay trong gió trông càng đẹp, dễ thương vô cùng. Còn thân hình của nàng ấy thì, thật không phù hợp gương mặt chút nào. Trong đầu Nghị Chánh hiện ra hình ảnh nữ thần y, tuy rằng mùa đông, nàng mặc áo khoác dày cộm nhưng vẫn không giấu được thân hình nóng bỏng, quyến rũ của nàng.
Cho nên cuộc tình của cô gái vận y phục màu hồng thạch anh này, Nghị Chánh nhìn Phi Yến nhủ bụng, từ khi bắt đầu, đã là một chuỗi ngày phiền não không làm sao giải thoát được rồi. Vì tình yêu như hai người đứng đối diện nhau, nếu một người cứ cố chạy lại gần, còn người kia không ngừng lùi bước thì mãi mãi chẳng bao giờ tìm đến với nhau được. Cuộc tình của cô gái cao thủ nếm rượu này y chang thế. Dù cho có cố gắng chạy nhanh đến mấy cũng không bao giờ đuổi kịp Cửu Dương được. Cuộc chạy trốn của con tim Cửu Dương nhanh đến mức, cô gái có tửu lượng cao đó chỉ nhắm mắt vào thôi, Cửu Dương đã ở tận nơi nào rồi!
(còn tiếp)
Ăn nói ngọt ngào
Duyên anh sẵn có
Thuỷ chung anh thừa!
Phi Nhi đội nón mây rộng vành của người nông dân, buộc quai kéo nón xuống, thật thấp cho khuất mặt mũi và ánh mắt. Nàng ngồi tựa lưng vào một gốc cây to, tay cầm cành trúc đưa ra giữa lòng rạch nhỏ. Sợi dây không buộc mồi câu nên nổi lên mặt nước, trôi nhẹ phập phều. Hoàng hôn trên Đồng Sơn đẹp đến ngỡ ngàng. Vì là đầu đông nên nhiệt độ chưa lạnh lắm, toàn trời một sắc mây đỏ tía, họa hoằn lắm mới có cụm mây trắng chậm bay qua.
Phi Yến nằm trên thảm cỏ bên cạnh Phi Nhi, nàng không ngủ mà chỉ có him híp mắt, Phi Yến lén nhìn hai người đứng dưới một rặng liễu. Cửu Dương và Tiểu Tường đang đứng đó, Tiểu Tường đưa mắt nhìn đỉnh núi, mấp máy môi đang nói gì đó với Cửu Dương.
Phi Yến thấy Tiểu Tường vừa nói vừa mỉm miệng cười duyên, tóc nàng thả xuống lưng, tha hồ bay phất phơ. Một tay Tiểu Tường vịn cành liễu, đầu bỗng ngả ra sau. Phi Yến nghe được tiếng Tiểu Tường cười, giọng trong sáng cất cao:
- Nếu hai cô nương đó đến tìm huynh sẽ làm gì?
Phi Yến biết Tiểu Tường đang nói về Phi Nhi và nàng, sở dĩ Phi Nhi và nàng hôm nay đến đây cũng không phải câu cá. Phi Yến hồi hộp lắng nghe câu trả lời từ Cửu Dương. Phi Nhi bên cạnh Phi Yến cũng hồi hộp không kém. Chỉ khác là, Phi Nhi cảm thấy mắc cỡ quá, đây là lần đầu tiên nàng chủ động tìm một người đàn ông! Phi Nhi lật đật kéo nón sụp xuống thêm nữa, che cho khuất hẳn mặt. Hai cô gái chờ Cửu Dương trả lời nhưng Cửu Dương không trả lời Tiểu Tường. Chàng cứ im lặng. Phi Yến chờ đợi, bây giờ đã xế chiều, cứ theo cái đà này khi nghe được câu trả lời từ chàng chắc dám phải đợi đến lúc trăng nằm núi quá!
Trong bụng Phi Yến như có kiến bò, không đợi được nữa, nàng đứng dậy, định đi hỏi thẳng Cửu Dương thì bị Phi Nhi kéo tay, Phi Yến buộc phải ngồi tại chỗ. Phi Yến ngắt một mớ cỏ ném xuống dòng nước, nàng nhất định phải lấy được người đàn ông này, từ khi nàng nghe Lộ sư thúc của nàng kể về thất đương gia của bang hội phục Minh nàng đã mộng được làm vợ thất đương gia. Nhưng, nàng sợ làm sao! Sợ ở Hàng Châu có biết bao nhiêu con gái! Sợ các nữ thành viên trong Thiên Địa hội! Sợ quá những điều ngoài ý! Giờ này thì nàng không sợ nữa, chả là qua cuộc thi đánh cờ vây đó chàng đã chính thức thuộc về nàng rồi!
Phi Yến còn đang suy nghĩ thì đằng kia Cửu Dương và Tiểu Tường đã không còn đứng dưới hàng liễu.
Tiểu Tường kéo tay Cửu Dương đi đến một con dốc. Tiểu Tường vừa đi vừa nói một cách thần bí:
- Vậy chứ huynh ở đây bao ngày, đã tìm được đồng chưa?
Cửu Dương lắc đầu, nhủ bụng thực tế chàng đến đây đâu phải để tìm đồng!
Nhưng Tiểu Tường cứ nói:
- Thế thì để muội giúp huynh đi đào kho báu, được chăng?
Cửu Dương trố mắt ngạc nhiên:
- Muội biết nơi đào kho báu?
Tiểu Tường gật đầu:
- Muội biết trên núi này có một kho báu…
Nàng lấp lửng nói. Cửu Dương cười:
- Là đồng chứ gì!
- Không, là kho báu thật mà, cái này còn quý hơn cả đồng nữa.
Cửu Dương vẫn cười phụ họa:
- Chỗ này gọi là Đồng Sơn. Hằng năm người ta đến đây khai thác mỏ đồng không ít, nếu trên núi này có kho báu thì đã bị đào nát hết cả rồi, muội định biến huynh thành con lừa à?
Tiểu Tường dẩu môi nói:
- Huynh không tin muội sao?
Cửu Dương lắc đầu. Tiểu Tường phụng phịu giậm chân.
- Được – Nàng nói - Huynh đã không tin thì thôi. Nhưng đến khi tìm được để xem huynh có chịu tin không?
Nói rồi Tiểu Tường đi trước. Bao ngày Cửu Dương ở nơi đồng không hiu quạnh này không có việc làm, cảm giác cũng hơi nhàm chán, cũng theo Tiểu Tường. Chàng không nói gì thêm, chỉ cười.
Đồng Sơn nằm ở phía Tây cách chợ Hồ Lô chừng mươi dặm, là một danh sơn thắng cảnh nổi tiếng với các ngọn núi cao và phong cảnh đẹp. Ngày lễ tết hằng năm rất đông đảo các tao nhân mặc khách lên núi ngoạn cảnh ngâm thơ, đàn địch rượu chè.
Tiểu Tường không dẫn Cửu Dương đi tìm kho báu ngay, mà lần lượt dẫn chàng đi xem qua các nơi. Một hồi lâu sau hai người đến một triền dốc nằm lưng chừng ngọn núi, say mê đứng ngắm nhìn thác đổ. Dòng suối uốn khúc như hình con giao long giận dữ, há mồm phun nước, bọt toé trắng ngầu. Trong lòng suối điểm xuyết những hòn đá xanh tròn nhẵn vì nước bào mòn và những rễ cây gie ra từ hai bên bờ. Tiếng nước chảy róc rách đều đặn êm tai, khí trời trong lành khiến hai người cảm thấy dễ chịu.
Cửu Dương đang đắm hồn say sưa trong cảnh mênh mang của trời đất thì Tiểu Tường chợt ngồi sát xuống, ghé tai xuống đất một lúc rồi nói:
- Muội nghe thấy rồi đó!
- Nghe thấy gì?
- Mùi vị của kho báu.
- Kho báu mà cũng có mùi vị sao?
- Ừ.
- Vậy ư? Ở đâu thế?
- Kho báu ở ngay bên dưới chỗ huynh đang đứng đó!
Cửu Dương bất chợt xê dịch sang bên hỏi:
- Dưới này có kho báu thật ư?
Tiểu Tường nghiêm giọng:
- Sao không thật? Lát nữa đây thôi huynh buộc phải tin.
Cửu Dương phá lên cười. Giọng Tiểu Tường tỏ ra giận dỗi:
- Nếu muội đào lên có thì sao nào?
- Nếu muội đào lên mà có thì muốn cái gì huynh cũng chịu.
Tiểu Tường gật đầu:
- Được! Nam tử hán nói ra là phải giữ lời đấy!
Nàng nói xong tuốt kiếm ra bắt đầu đào.
Cửu Dương cũng đi tìm một que gỗ cứng giúp một tay. Chẳng bao lâu nghe khúc cây và kiếm chạm phải vật gì cứng nghe cạch cạch.
Tiểu Tường ngước nhìn Cửu Dương với vẻ đắc thắng:
- Xem ra lần này có kẻ biến thành lừa thật rồi!
Cửu Dương ngẩn người ra một lúc rồi vờ như đang u sầu, thở ra một hơi dài. "Kho báu" mà nàng nói đó, đào lên là một thẩu rượu Yên Chi Đào Hoa, thứ rượu chàng ưa thích nhất, và một gói nhỏ được bọc kỹ, chắc là thức nhắm.
- Huynh mắc lừa muội rồi, rõ ràng những thứ này vừa được muội chôn xuống!
Tiểu Tường trả miếng:
- Bất kể là ai chôn, nhưng huynh có thừa nhận đây là kho báu hay không?
- Đương nhiên thừa nhận. Chẳng những thế, không có kho báu nào đáng giá hơn.
- Nay kho báu đã được tìm thấy, thế còn chuyện huynh hứa thì tính sao đây?
- Muội muốn sao?
Tiểu Tường cười:
- Sau này huynh sẽ biết.
Nàng vừa cười vừa lấy “kho báu” lên. Thoáng mắt rượu được mở ra, bọc thức ăn cũng được đặt trên thảm cỏ, gồm một con gà nướng và mấy chiếc bánh bao, tất cả đều còn nóng hổi. Cửu Dương không ăn, cứ ghé miệng vào bình rượu uống. Chỉ có Tiểu Tường là dùng tay xé thức ăn một cách ngon lành. Trong gió thoang thoảng hương rừng, có cả mùi thịt nướng và mùi rượu đến là hấp dẫn.
Hai người ngoạn cảnh cho tới khi trời nhá nhem tối mới song bước bên nhau trở về khu trại, lúc này sương muối đã rơi trắng đất.
Hai người trở về khu trại đông thấy khói bốc mù mịt, ánh lửa sáng rực một góc trời. Các cống sinh đang cùng Nghị Chánh ngồi vây tròn quanh một đống lửa trại, trò chuyện vui vẻ.
Hiểu Lạc ngồi chồm hổm nấu ăn bên cạnh một túp lều. Hồi nãy thằng bé kiếm được ba hòn đá lớn, lui cui dựng được thành cái bếp, bắt nồi lên xào đồ ăn, mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Ngay kế Hiểu Lạc là Trần Tôn đang nướng khoai, một cái hố nhỏ được ông lão dùng làm lò nướng, mùi thơm của khoai nướng tỏa ra khiến ông càng cảm thấy đói bụng hơn. Thêm vài cống sinh nữa ngồi cạnh Trần Tôn phụ việc lặt rau, ai cũng bận rộn nhưng vô cùng vui vẻ.
Cửu Dương và Tiểu Tường vừa về tới nơi, Hiểu Lạc chạy đến kéo họ lại gần bếp nói:
- Ngon lắm này sư phụ ơi, thịt kho củ cải, thiên hạ đệ nhất phẩm do con nấu đấy!
Đoạn nó gắp một miếng, thổi qua một lượt rồi mời chàng.
Cửu Dương ăn một miếng, xoa đầu Hiểu Lạc khen:
- Hương vị rất ngon!
Hiểu Lạc lại vui vẻ dùng đũa gắp thêm một miếng nữa, mời Tiểu Tường:
- Sư cô cũng nếm thử một miếng đi.
Ban chiều Tiểu Tường một mình ăn hết một con gà và bánh bao, đương nhiên hãy còn rất no. Nàng nhìn miếng thịt bốc khói nghi ngút, hỏi Hiểu Lạc:
- Thịt gì vậy?
- Heo rừng.
- Vậy ta không ăn.
- Tại sao?
- Ăn thịt heo vào sẽ ngu, ngươi không nghe người ta thường nói ngu như heo à?
Hiểu Lạc ngẩng lên cười:
- À thật ra thì con quên đó chứ, thịt này là thịt hồ ly.
- Ta cũng không ăn.
Hiểu Lạc gãi đầu, nghển cổ mà ngó Tiểu Tường:
- Sao sư cô khó hầu vậy? Ăn thịt này đâu có ngu đâu!
Tiểu Tường nói:
- Hồ ly là cáo thành tinh, đồng họ với chó, nghe nói đàn bà con gái ăn thịt chó vào sẽ mọc râu.
Cửu Dương lắc đầu cười, đoạn chàng ngồi xuống phụ Trần Tôn nướng khoai. Trần Tôn hất đầu về phía lửa trại bảo Cửu Dương:
- Viện trưởng ngài xem, học sinh của chúng ta có ý tưởng có học thức, bình thường trong Hắc Viện chỉ thiếu tinh thần hoạt bát, nhưng mấy hôm nay ở trên núi, họ cũng đều không sợ làm việc nặng nhọc, từ đi săn đến đóng trại, chẻ củi, bắt cá, nấu nướng, ai ai cũng làm, thật là một chuyện tốt.
Cửu Dương gật đầu, nói vâng dạ với lão Trần.
Trần Tôn tiếp:
- Họ là đốm lửa, ngài là gió, khi gió thổi lửa sẽ bừng cháy. Nhất định sau này họ sẽ văn võ toàn tài.
Hiểu Lạc dùng đũa khuấy thịt trong nồi, vừa kho thịt vừa xía miệng vào nói:
- Nếu vậy thì để sư phụ con đem hết tất cả học sinh ở Hắc Viện lên núi, làm anh hùng, hảo hán, để Nghị Trung sư bá được nghỉ mệt, sau này không chừng có thể đào được mỏ đồng rồi phát đạt, có phải tốt hơn ngồi học hay không?
Trần Tôn nói:
- Ầy! Tiểu tử nhà ngươi đừng nghĩ viện trưởng kêu họ bỏ việc sách đèn để làm công việc nặng nhọc, nhìn kìa, bọn họ ngồi quanh đống lửa, đối liễn, xem những cái đầu của họ lắc lư, họ không cần tới sách mà mỗi người đối đáp một câu, mỗi câu đối đều nghe rất hay, cho đến các cống sinh ngày thường không thích nói chuyện với ai cũng tức cảnh thành thơ, tham gia nhiệt tình vào đó.
Hiểu Lạc nhìn theo tay Trần Tôn, Trần Tôn tiếp:
- Vả lại hồi trước, Khổng lão phu tử dạy học không phải cùng với các học sinh chỉ ngồi trên đất cùng nhau đối ẩm đó sao?
Cửu Dương lắng nghe các cống sinh làm thơ, đối ẩm với nhau, thấy Trần Tôn nói vậy quả nhiên rất phải, lại nữa nhờ khung cảnh hữu tình và không khí thoải mái nên bọn họ người nào người nấy tức cảnh là lập tức thành thơ, bài nào cũng hay. Chỉ là, Cửu Dương khẽ chau mày khi chàng phát hiện trong nhóm cống sinh có hai người con gái. Tiểu Tường cũng kịp phát hiện ra hai “đại tình địch” của nàng, liền nhìn Phi Nhi và Phi Yến với ánh mắt gườm gườm. Nếu như tia nhìn là ám khí có thể giết được người thì Phi Nhi và Phi Yến đã chết lâu rồi.
- Hai người con gái ngồi cùng một đám con trai - Tiểu Tường bĩu môi nói - Không biết hổ thẹn gì hết!
Hiểu Lạc gật gù y như người lớn. Ðang làm bộ trịnh trọng, nó bỗng nhe răng cười:
- Đại sư cô cũng vậy mà!
Sau đó nó quay sang bảo Cửu Dương:
- Hồi chiều này hai sư cô ấy cứ đòi gặp sư phụ, con nói mãi họ cũng không chịu đi cho.
Cửu Dương quay sang Trần Tôn, ông lão gật đầu:
- Lão nô đã khuyên đến hết lời, nhưng họ nhất định ở lại chờ ngài.
Tiểu Tường nhìn Cửu Dương, xắn tay áo lên nói:
- Để muội đi khuyên hai người họ cho.
Nàng dợm chân định đi, Trần Tôn đã giơ tay ngoắt lại.
- Tiểu Tường tiểu thư, chuyện này lão nghĩ phải để chính tay viện trưởng đi, mới êm, tiểu thư đừng phí sức, họ sẽ không nghe theo đâu.
Tiểu Tường vỗ ngực nói:
- Sao lại không nghe, cháu có cách khuyên họ tâm phục khẩu phục rời đi!
Hiểu Lạc trố mắt:
- Sư cô định nói thế nào?
- Ta ư...?
Tiểu Tường hô hào cho oai vậy chứ thật sự nàng cũng chẳng biết phải khuyên Phi Nhi và Phi Yến thế nào, thoáng cau mày suy nghĩ, lát hồi nàng bảo:
- Ta sẽ nói họ rất hoàn mỹ, rằng, với diện mạo và tài năng của họ, thẩm tài, hoang nghiêm, hồng đạt, tất cả đều có đầy ở ngoài chợ Hồ Lô cho họ chọn. Lại nữa, nếu xét về độ tuổi hay là gia thế phẩm cách diện mạo của những người đến xem cờ vây ai nấy cũng đều rất ổn, bảo họ không nên cứ bám theo Thiên Văn nữa!
Hiểu Lạc và Trần Tôn nhìn nhau lắc đầu. Hiểu Lạc nhìn Cửu Dương nói:
- Hồi nãy con cũng nói y như vậy đó sư phụ, con còn nói thêm, so sư phụ với đám người đang theo đuổi hai sư cô ấy trong chợ Hồ Lô, sư phụ bất quá chỉ là… một con thiên lý mã thôi. Sư phụ biết họ trả lời sao không?
Cửu Dương lắc đầu, Tiểu Tường không nén nổi tò mò:
- Trả lời thế nào?
Hiểu Lạc dùng giọng ẻo lả nói:
- Sư cô mặc hồng y trả lời: “Huynh ấy và những người kia, đối với hai tỉ muội chúng tôi một bên là thiên lý mã một bên là những con lừa được dát vàng khắp trên mình.”
Trần Tôn cười. Hiểu Lạc lại chớp chớp hai hàng mi, nói thêm:
- Sư cô mặc hoàng y nói: “Đúng rồi, đường mà thiên lý mã đi qua, nhiều hơn con lừa vàng đi!”
Trò hề của Hiểu Lạc không những làm Trần Tôn cười mà mấy cống sinh đang lặt rau cũng phải cười lăn bò càng. Trần Tôn sau hồi quẹt nước mắt, nhìn Cửu Dương nói:
- Lão nô trả lời họ: “Nhưng con lừa vàng thì sẽ ngoan ngoãn đi theo đằng sau lưng hai cô, còn thiên lý mã không biết sẽ chở hai cô đi đâu?”
Học sinh ngồi nướng khoai gần đó cũng gật đầu nói họ đã khuyên đến gãy cả lưỡi mà Phi Nhi và Phi Yến chẳng chịu rời đi. Mà quả thực, ban chiều, hai người con gái đã làm cho họ dở cười dở mếu, họ mấp máy môi ậm ừ mấy tiếng rồi im bặt. Tốt nhất là nên án binh bất động, chờ người trong cuộc về giải quyết cho ổn thỏa. Họ nhủ bụng vậy, nên sau vài tiếng ậm ừ vô nghĩa ai cũng làm thinh quay đầu đi tiếp tục lặt rau.
Tiếng cười của Trần Tôn và bọn cống sinh gây chú ý những người đang ngồi quanh đống lửa làm thơ.
Tiểu Tường than thầm trong bụng khi thấy Phi Yến kéo tay Phi Nhi chạy lại gọi tình lang ơi ới. Phi Yến có đôi mắt bồ câu rất đẹp, khi này đang giương cặp mắt ngây thơ đen láy nhìn Cửu Dương chẳng chút bỡ ngỡ.
Cửu Dương làm ra vẻ bình thản, vờ vịt hỏi:
- Hai cô là ai vậy, hình như chúng ta chưa từng gặp nhau?
Lời của Cửu Dương đơn giản đến mức Hiểu Lạc phải đưa tay véo đùi nó một cái để tự trừng phạt. “Có thế sao khi nãy mình hồ đồ không nghĩ ra nhỉ?”
Như được trợ thêm lực, Hiểu Lạc lập tức biến thành con người khác. Nó nhanh chóng trở lại là thằng nhóc liến láu mọi bữa.
Thằng nhóc liến láu đó khoái trá bổ sung:
- Người Hồi sao ăn thịt heo chứ, coi nè, là thịt heo rừng kho!
- Ta dứt khoát không tin! - Phi Yến nghinh mặt với Hiểu Lạc rồi nàng nhìn Cửu Dương nói - Muội biết người đánh nhau với bọn bộ khoái và người Hồi trong chợ đều là huynh!
Hiểu Lạc nhìn Cửu Dương, lắc đầu nói:
- Ủa, hôm đó hai sư cô có ở trong quán ăn sao? Sao con không thấy?
Phi Yến không dám thừa nhận rằng hôm đó nàng chính là thanh niên kể chuyện võ lâm, còn Phi Nhi là ông lão mặt rỗ hoa bán Binh Khí Phổ, ỡm ờ đáp:
- À! Hôm đó tỉ muội ta ngồi ở hàng đầu nên bị đám khách nhân che khuất, ngươi mới không thấy.
Cửu Dương không quan tâm chuyện này, chỉ khăng khăng lắc đầu:
- Đã nói hai chúng ta không quen nhau, hai cô tìm sai người rồi, tại hạ đâu phải người Hồi mà các cô tìm.
- Đúng là huynh mà! - Phi Yến chu miệng nói – Đừng có lừa muội không có tin đâu!
Phi Nhi nhìn Cửu Dương, nhẹ giọng nói:
- Hai muội không có ý xấu xa đâu, nếu có đã chỉ điểm cho bọn bộ khoái đến bắt huynh mất rồi.
- Tại hạ không phải là đang dối lừa - Cửu Dương nói – Lời của tại hạ toàn sự thật, trên núi này thú dữ đầy rẫy, xin hai cô hãy mau rời khỏi, hơn nữa hôm đó tại hạ và mấy vị bằng hữu đả thương bọn người trong quan phủ, thân mang trọng tội, hai cô theo chúng tôi sẽ bị liên lụy.
- Muội không sợ liên lụy – Phi Yến bướng bỉnh nói – Muội cũng không sợ thú rừng, không về! Hôm đó huynh phá được trận cờ vây nên muội là vợ huynh. Từ nay quyết sẽ đồng cam cộng khổ với huynh!
Mắt Tiểu Tường nổi đỏ những lằn gân máu khi thấy Phi Yến khóa lấy tay Cửu Dương nói:
- Tình lang, muội là vợ huynh! Từ nay sẽ theo chăm sóc huynh!
- Muội ấy còn là cái bóng của huynh nữa chứ! - Phi Nhi nói.
- Phải, muội là người vợ bóng! - Phi Yến nói.
Lời này khiến cho Trần Tôn, Hiểu Lạc và những cống sinh nghe được cười nghiêng ngả.
- Không! - Phi Nhi nhéo hông Phi Yến, ghé miệng nàng vào tai muội muội nói - Ðừng có nói như vậy!
Chỉ có Cửu Dương là không cười. Trước phản ứng quyết liệt của cô gái bướng bỉnh, chàng không nói gì thêm nữa, lặng lẽ gỡ tay Phi Yến ra khỏi tay chàng, bước vào lều.
Phi Yến định theo Cửu Dương vào lều, nhưng Phi Nhi kéo lại. Phi Yến chỉ còn cách đưa mắt nhìn Nghị Chánh như nhờ giúp đỡ. Nhưng Nghị Chánh hiểu rõ tình cảm Cửu Dương nên chỉ so vai với Phi Yến. Trong lòng Cửu Dương chỉ có hình bóng một người con gái với diện mạo nhu mì, dịu dàng, cặp mắt mơ mơ buồn. Những bước đi của người con gái đó thật khoan thai, và mái tóc bay bay trong gió trông càng đẹp, dễ thương vô cùng. Còn thân hình của nàng ấy thì, thật không phù hợp gương mặt chút nào. Trong đầu Nghị Chánh hiện ra hình ảnh nữ thần y, tuy rằng mùa đông, nàng mặc áo khoác dày cộm nhưng vẫn không giấu được thân hình nóng bỏng, quyến rũ của nàng.
Cho nên cuộc tình của cô gái vận y phục màu hồng thạch anh này, Nghị Chánh nhìn Phi Yến nhủ bụng, từ khi bắt đầu, đã là một chuỗi ngày phiền não không làm sao giải thoát được rồi. Vì tình yêu như hai người đứng đối diện nhau, nếu một người cứ cố chạy lại gần, còn người kia không ngừng lùi bước thì mãi mãi chẳng bao giờ tìm đến với nhau được. Cuộc tình của cô gái cao thủ nếm rượu này y chang thế. Dù cho có cố gắng chạy nhanh đến mấy cũng không bao giờ đuổi kịp Cửu Dương được. Cuộc chạy trốn của con tim Cửu Dương nhanh đến mức, cô gái có tửu lượng cao đó chỉ nhắm mắt vào thôi, Cửu Dương đã ở tận nơi nào rồi!
(còn tiếp)
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.