Định Viễn Đại Tướng Quân Truyện
Chương 14: Thiếu đà chủ (thượng)
Vuongminhthy
14/04/2021
Bình minh ló dạng hạt sương tan
Chướng phong thổi rụng lá hàng hàng
Tình thâm hợp rã như bèo nước
Lững lờ mây đặc quánh thu sang
Nhạc Tam Nguyên làm theo lời Cửu Dương sai bảo, vội đi tìm các trưởng lão đến tụ tập để thương lượng. Hai canh giờ sau, Cửu Dương và các người trong Hắc Viện đã có mặt ở Thanh Tịnh tự gần Tây hồ.
Giang Nam có hai ngôi chùa lớn nổi tiếng, là Thiếu Lâm tự và Thanh Tịnh tự. Sau khi Giác Viễn qua đời, chùa Thiếu Lâm là do Lữ Lưu Lương giữ nhiệm vụ trụ trì.
Thanh Tịnh tự là ngôi chùa cổ bốn mùa hương khói, do đại đương gia của Thiên Địa hội là Khẩu Tâm trông coi. Chùa được xây dựng vào những năm đầu thời Minh, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn.
Chùa tọa lạc ở phía Tây tỉnh Hàng Châu, cạnh Tây hồ. Theo dân gian tuyên truyền đồn đại thì chùa được một người ni cô thiết kế.
Quanh chùa cây cối sum sê, làm tăng thêm vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn, rêu phong cổ kính cho ngôi chùa. Mái nhà của chùa được uốn cong, nóc có đắp rồng chầu nguyệt. Trên đỉnh có tấm bảng ghi ba chữ Thanh Tịnh tự. Toàn thể chùa này được xây dựng bằng tre, mặt bằng chùa cấu trúc theo hình chữ tam, một kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau.
Ngoài cùng là tam quan, qua khỏi cổng vào chùa rồi là tới sân chùa, nơi có bày đặt các chậu cảnh và một hòn non bộ. Từ sân chùa dẫn đến nhà bái đường, gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài nhà bái đường có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá trông vô cùng thần tình và sinh động.
Quy mô của Thanh Tịnh tự khá nhỏ nên chỉ có một gian bái đường, không như chùa Thiếu Lâm có đến những năm gian bái đường. Ở giữa bái đường có đặt hương án, người đến lễ chùa thường thắp hương ở đây.
Tiếp đến là một hành lang chạy dài nối nhà bái đường với hậu đường, nơi mà Nhạc Tam Nguyên mời các trưởng lão của bang hội phục Minh đến để hội hợp. Tượng bày ở nhà hậu đường có khá nhiều, chính giữa gian là tượng Bồ Đề Đại Ma được đúc bằng đồng đen. Tượng này có kích thước lớn và đồ sộ, cao hơn hai người đứng chồng lên vai nhau, tượng đặt trên tòa sen, đằng sau là vầng hào quang tỏa sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thủy cung. Kế đó bày tượng Quan Âm tống tử và Quan Âm tọa sơn, hai bên tượng Quan Âm là hai tượng kim đồng và ngọc nữ. Đằng sau những pho tượng thờ Phật là những pho tượng thần, rồi đến những nhân thần như Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vân Trường, Khổng Tử… những con người được coi là có thực, nhưng về sau nhờ học tập và tu luyện đã có tài thần thông biến hóa. Nhờ những khả năng đó họ cứu dân giúp nước và được nhân dân một vùng hay nhiều vùng thờ phụng. Ngoại trừ tượng Bồ Đề Đạt Ma, tất cả các tượng khác đều được khắc bằng đá vôi.
Tương truyền chùa này nổi tiếng là thiêng, những năm hạn hán, người dân đến đây cầu mưa và cúng tế, sau đó thì trời bao giờ cũng đổ mưa. Có lần tỉnh này mưa đổ như trút nước trong khi mấy làng vô phúc cạnh bên thì vẫn nắng chang chang.
Thanh Tịnh tự được xây lên bên cạnh Tây Hồ, nơi mà đã từ rất lâu rồi nổi tiếng là một hòn ngọc của vùng Giang Nam. Khi được ngắm từ trên cao, nhất là vào đầu mùa hạ, quang cảnh của hồ đẹp như một bức tranh. Một nơi vô cùng tình tứ, nên thơ, với nhiều hàng bằng lăng in bóng mát rượi. Xen kẽ những cây hoa tím tỏa hương bay ngào ngạt đó là những rặng liễu rủ xuống hồ nước, tạo nên những chiếc bóng trong xanh màu ngọc biếc. Khi ánh bình minh mới vừa nhú lên, hay lúc hoàng hôn vừa buông xuống mặt hồ như được hàng vạn tia nắng vàng chiếu sáng lấp lánh như một miếng ngọc khổng lồ.
Không biết duyên thơ, duyên đạo, hay duyên lành nào đã đưa đẩy thiên nhiên chế tạo khung cảnh hồ này? Quan khách đến dạo chơi bờ hồ, cảm giác như từng bước chân họ lạc vào một thế giới mông lung, huyền ảo, những đóa sen nở muộn e ấp ẩn mình trong váng chiều vàng lãng đãng nơi này. Tây hồ được một dãy núi non bao bọc và ôm trọn vào trong lòng như tình thương của một người mẹ và một người con. Hai bên hồ có đôi bờ đê chạy dài như hai vành đai xanh thẳm. Hoa nở như gấm khi quan khách du xuân trên bờ đê này.
Tây hồ còn có “Tam cầu sóng gió,” nổi tiếng bi ai, vì ba cây cầu này đã khiến cho nhiều cặp tình nhân trải qua bao nhiêu phong ba giông tố. Ngồi trên một trong ba cây cầu đá cong này người ta có thể ngắm trọn nét đẹp riêng của cảnh chùa Thanh Tịnh. Ba cây cầu được chạm khắc rất công phu, tinh xảo, và bố trí rất hài hòa. Tên của ba cây cầu “đau thương” này là cầu Đoạn, cầu Trường và cầu Tây Lâm.
Chữ đoạn của cây cầu Đoạn có nghĩa là đứt gãy từng đoạn, là sinh li, tử biệt. Cây cầu này đã gắn liền với câu chuyện tình bi thảm của Bạch Tố Trinh và Hứa Tiên trong truyền thuyết Thanh Xà Bạch Xà. Dân gian tương truyền rằng chính tại cây cầu Đoạn này, Bạch Xà đã vô tình gặp Hứa Tiên. Hai người phải lòng nhau rồi thành duyên đôi lứa. Trớ trêu khi sau đó phải đôi đường đôi ngã. Hai người chia tay tại cầu Đoạn mà lòng vương vấn không rời nhau ra được, họ ngắm những đóa hoa tuyết tan chảy, bên dưới gầm cầu là hàn băng trắng xóa, Hứa Tiên đã gọi cảnh đẹp đó là tuyết tàn cầu Đoạn.
Chiếc cầu sóng gió thứ hai làm lay động lòng người là cầu Trường. Nghĩ tới cầu Trường làm người ta nhớ ngay đến mối tình gắn bó của đôi bạn trẻ Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài. Mặc dầu chữ “trường” của cây cầu Trường có nghĩa là dài nhưng chiếc cầu này lại không dài quá ba trăm bước. Bởi thế mà tại cầu Trường, Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài đã quyến luyến không rời xa nhau. Họ cùng nhau đi qua đi lại mười tám lần trước khi nói lời từ giã.
Chiếc cầu Trường và cầu Đoạn đã trở thành chủ đề của rất nhiều thi nhân. Điển hình là hai câu thơ mà dân gian thường hay ngâm nga: “Trường kiều bất trường tình nghĩa trường, đoạn kiều bất đoạn thốn trường đoạn.” Hàm ý rằng cầu Trường tuy ngắn nhưng tình nghĩa dài, như chuyện tình yêu của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài còn cây cầu Đoạn không gãy nhưng lại khiến lòng người đau đớn như đứt từng khúc ruột khi nghĩ đến mối tình của Hứa Tiên và Bạch Tố Trinh.
Chướng phong thổi rụng lá hàng hàng
Tình thâm hợp rã như bèo nước
Lững lờ mây đặc quánh thu sang
Nhạc Tam Nguyên làm theo lời Cửu Dương sai bảo, vội đi tìm các trưởng lão đến tụ tập để thương lượng. Hai canh giờ sau, Cửu Dương và các người trong Hắc Viện đã có mặt ở Thanh Tịnh tự gần Tây hồ.
Giang Nam có hai ngôi chùa lớn nổi tiếng, là Thiếu Lâm tự và Thanh Tịnh tự. Sau khi Giác Viễn qua đời, chùa Thiếu Lâm là do Lữ Lưu Lương giữ nhiệm vụ trụ trì.
Thanh Tịnh tự là ngôi chùa cổ bốn mùa hương khói, do đại đương gia của Thiên Địa hội là Khẩu Tâm trông coi. Chùa được xây dựng vào những năm đầu thời Minh, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn.
Chùa tọa lạc ở phía Tây tỉnh Hàng Châu, cạnh Tây hồ. Theo dân gian tuyên truyền đồn đại thì chùa được một người ni cô thiết kế.
Quanh chùa cây cối sum sê, làm tăng thêm vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn, rêu phong cổ kính cho ngôi chùa. Mái nhà của chùa được uốn cong, nóc có đắp rồng chầu nguyệt. Trên đỉnh có tấm bảng ghi ba chữ Thanh Tịnh tự. Toàn thể chùa này được xây dựng bằng tre, mặt bằng chùa cấu trúc theo hình chữ tam, một kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau.
Ngoài cùng là tam quan, qua khỏi cổng vào chùa rồi là tới sân chùa, nơi có bày đặt các chậu cảnh và một hòn non bộ. Từ sân chùa dẫn đến nhà bái đường, gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài nhà bái đường có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá trông vô cùng thần tình và sinh động.
Quy mô của Thanh Tịnh tự khá nhỏ nên chỉ có một gian bái đường, không như chùa Thiếu Lâm có đến những năm gian bái đường. Ở giữa bái đường có đặt hương án, người đến lễ chùa thường thắp hương ở đây.
Tiếp đến là một hành lang chạy dài nối nhà bái đường với hậu đường, nơi mà Nhạc Tam Nguyên mời các trưởng lão của bang hội phục Minh đến để hội hợp. Tượng bày ở nhà hậu đường có khá nhiều, chính giữa gian là tượng Bồ Đề Đại Ma được đúc bằng đồng đen. Tượng này có kích thước lớn và đồ sộ, cao hơn hai người đứng chồng lên vai nhau, tượng đặt trên tòa sen, đằng sau là vầng hào quang tỏa sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thủy cung. Kế đó bày tượng Quan Âm tống tử và Quan Âm tọa sơn, hai bên tượng Quan Âm là hai tượng kim đồng và ngọc nữ. Đằng sau những pho tượng thờ Phật là những pho tượng thần, rồi đến những nhân thần như Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vân Trường, Khổng Tử… những con người được coi là có thực, nhưng về sau nhờ học tập và tu luyện đã có tài thần thông biến hóa. Nhờ những khả năng đó họ cứu dân giúp nước và được nhân dân một vùng hay nhiều vùng thờ phụng. Ngoại trừ tượng Bồ Đề Đạt Ma, tất cả các tượng khác đều được khắc bằng đá vôi.
Tương truyền chùa này nổi tiếng là thiêng, những năm hạn hán, người dân đến đây cầu mưa và cúng tế, sau đó thì trời bao giờ cũng đổ mưa. Có lần tỉnh này mưa đổ như trút nước trong khi mấy làng vô phúc cạnh bên thì vẫn nắng chang chang.
Thanh Tịnh tự được xây lên bên cạnh Tây Hồ, nơi mà đã từ rất lâu rồi nổi tiếng là một hòn ngọc của vùng Giang Nam. Khi được ngắm từ trên cao, nhất là vào đầu mùa hạ, quang cảnh của hồ đẹp như một bức tranh. Một nơi vô cùng tình tứ, nên thơ, với nhiều hàng bằng lăng in bóng mát rượi. Xen kẽ những cây hoa tím tỏa hương bay ngào ngạt đó là những rặng liễu rủ xuống hồ nước, tạo nên những chiếc bóng trong xanh màu ngọc biếc. Khi ánh bình minh mới vừa nhú lên, hay lúc hoàng hôn vừa buông xuống mặt hồ như được hàng vạn tia nắng vàng chiếu sáng lấp lánh như một miếng ngọc khổng lồ.
Không biết duyên thơ, duyên đạo, hay duyên lành nào đã đưa đẩy thiên nhiên chế tạo khung cảnh hồ này? Quan khách đến dạo chơi bờ hồ, cảm giác như từng bước chân họ lạc vào một thế giới mông lung, huyền ảo, những đóa sen nở muộn e ấp ẩn mình trong váng chiều vàng lãng đãng nơi này. Tây hồ được một dãy núi non bao bọc và ôm trọn vào trong lòng như tình thương của một người mẹ và một người con. Hai bên hồ có đôi bờ đê chạy dài như hai vành đai xanh thẳm. Hoa nở như gấm khi quan khách du xuân trên bờ đê này.
Tây hồ còn có “Tam cầu sóng gió,” nổi tiếng bi ai, vì ba cây cầu này đã khiến cho nhiều cặp tình nhân trải qua bao nhiêu phong ba giông tố. Ngồi trên một trong ba cây cầu đá cong này người ta có thể ngắm trọn nét đẹp riêng của cảnh chùa Thanh Tịnh. Ba cây cầu được chạm khắc rất công phu, tinh xảo, và bố trí rất hài hòa. Tên của ba cây cầu “đau thương” này là cầu Đoạn, cầu Trường và cầu Tây Lâm.
Chữ đoạn của cây cầu Đoạn có nghĩa là đứt gãy từng đoạn, là sinh li, tử biệt. Cây cầu này đã gắn liền với câu chuyện tình bi thảm của Bạch Tố Trinh và Hứa Tiên trong truyền thuyết Thanh Xà Bạch Xà. Dân gian tương truyền rằng chính tại cây cầu Đoạn này, Bạch Xà đã vô tình gặp Hứa Tiên. Hai người phải lòng nhau rồi thành duyên đôi lứa. Trớ trêu khi sau đó phải đôi đường đôi ngã. Hai người chia tay tại cầu Đoạn mà lòng vương vấn không rời nhau ra được, họ ngắm những đóa hoa tuyết tan chảy, bên dưới gầm cầu là hàn băng trắng xóa, Hứa Tiên đã gọi cảnh đẹp đó là tuyết tàn cầu Đoạn.
Chiếc cầu sóng gió thứ hai làm lay động lòng người là cầu Trường. Nghĩ tới cầu Trường làm người ta nhớ ngay đến mối tình gắn bó của đôi bạn trẻ Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài. Mặc dầu chữ “trường” của cây cầu Trường có nghĩa là dài nhưng chiếc cầu này lại không dài quá ba trăm bước. Bởi thế mà tại cầu Trường, Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài đã quyến luyến không rời xa nhau. Họ cùng nhau đi qua đi lại mười tám lần trước khi nói lời từ giã.
Chiếc cầu Trường và cầu Đoạn đã trở thành chủ đề của rất nhiều thi nhân. Điển hình là hai câu thơ mà dân gian thường hay ngâm nga: “Trường kiều bất trường tình nghĩa trường, đoạn kiều bất đoạn thốn trường đoạn.” Hàm ý rằng cầu Trường tuy ngắn nhưng tình nghĩa dài, như chuyện tình yêu của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài còn cây cầu Đoạn không gãy nhưng lại khiến lòng người đau đớn như đứt từng khúc ruột khi nghĩ đến mối tình của Hứa Tiên và Bạch Tố Trinh.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.