Chương 30
Ngãi Mễ
04/07/2013
TRONG
KỲ NGHỈ NÀY Carol không nghĩ mình sẽ đến thăm bà ngoại. Mẹ nói, ngoại già rồi,
có thể không sống được bao lâu, chúng ta về thăm ngoại. Rồi mẹ kể chuyện bà
ngoại cho cô nghe.
Ngoại sinh ra trong gia đình đại địa chủ, từ nhỏ đã bị gả cho con trai của một đại địa chủ khác ở làng bên, nhưng ngoại yêu ông ngoại là một người làm thuê trong gia đình, vì đẹp trai, theo lời ngoại nói đó là một người thật toàn vẹn. Ngoại với một chút tình cảm con gái, đã thu hút được trái tim ông ngoại. Không có cách nào để hai người đến được với nhau, hai người bàn nhau bỏ trốn, đi theo một đơn vị quân đội.
Hai người đi theo đơn vị quân đội đóng trong làng ngày ấy.
Quê của ngoại ở vùng tranh chấp, nay quân Cộng sản chiếm, ít hôm sau họ rút đi, trở thành vùng của Quốc Dân đảng, ít hôm sau quân Quốc Dân đang bị đẩy lùi, quân Cộng sản lại về.
Tình duyên của ngoại hoàn toàn do số phận xếp đặt, hôm ông ngoại bỏ đi, trong làng quân Cộng sản đang đóng, cho nên hai người cùng trở thành người của Đảng cộng sản, câu chuyện tình yêu biến thành câu chuyện cách mạng. Sau ngày giải phóng, ông ngoại là một sĩ quan rời quân ngũ, về làm cán bộ địa phương. Ông ngoại đi đâu là bà ngoại theo đấy.
Mẹ là con út của hai người, cũng là cô con gái duy nhất, là hòn ngọc trong lòng bàn tay của hai người. Trong thời kỳ đại cách mạng văn hóa, ông ngoại lúc bị hạ bệ, lúc lại được nâng lên, giống như rán bánh, rán cho hai mặt vàng đều. Số phận của mẹ cũng theo đó, lúc thì bị chửi mắng, không biết ông ngoại bà ngoại là người tốt hay người xấu, cũng may, mẹ về nông thôn, ông ngoại gặp vận may. Ông nắm lấy thời cơ, nhờ cậy riêng tư, đưa mẹ về trường sư phạm của tỉnh để học.
Nhưng quyết định đó đã làm cho ông bà ngoại phải buồn khổ cả một đời. Đối với mẹ được vào đại học, trở thành một sinh viên công nông binh là một sai lầm lớn. Tuy sức học của mẹ không tồi, chắc chắn có thể thi được vào đại học, nhưng đã sinh viên công nông binh sẽ mãi mang tiếng là sinh viên công nông binh, sau này dù có học lên thế nào thì cũng không thoát được cái tiếng ấy.
Đối với ông ngoại và bà ngoại, đưa mẹ vào cái trường đại học sư phạm ấy coi như đưa mẹ vào miệng hổ của ông ấy, mở to mắt nhìn con gái bị một người đàn ông đã có vợ có con làm cho to bụng, sau đấy lấy gã ăn chơi đó, cái đồ khốn khiếp chơi chán rồi vứt bỏ.
Ông bà phản đối cũng không làm sao lay chuyển nổi quyết tâm lấy ông ấy của mẹ, ông bà ngoại bắt mẹ lựa chọn hoặc ông bà hoặc ông ấy, mẹ vẫn chọn ông ấy, cho nên từ đấy mẹ không về thăm ông bà ngoại nữa. Sau ngày mẹ ly hôn với ông ấy, ông bà ngoại nhiều lần bảo mẹ về đoàn tụ, nhưng mẹ vẫn không chịu về. Cho đến khi ông ngoại qua đời, ông ấy chết vì ung thư còn bà ngoại ốm, mẹ mới về thăm.
Kể câu chuyện tình yêu của hai đời, hai người phụ nữ cùng nức nở.
Lần đầu tiên Carol gặp ngoại, nhưng không phải lần đầu tiên ngoại trông thấy cháu, trước đây ngoại đã nhiều lần đứng ngoài vườn trẻ để nhìn cháu, nhưng lần gặp mặt này hai bà cháu mới nói chuyện với nhau.
Câu đầu tiên của ngoại là:
- Cũng may, Thành Thành không phải là trai, nếu không, không biết lại làm hại bao nhiêu con gái nữa.
Carol không đồng ý với câu nói của ngoại:
- Con gái thì thế nào? Con gái cũng có thể gây tai họa cho con trai chứ ạ?
Ngoại rất thích cái tính thẳng thắn của cô cháu, bà cười:
- Cháu ạ, cháu không hiểu đấy thôi, trai yêu gái dù yêu đến thế nào đi nữa, nếu phát hiện không được gì, anh ta sẽ đi với người khác, cho dù không yêu, rồi quên dần người con gái mà anh ta đã yêu. Nhưng con gái thì khác, con gái yêu một người con trai, coi như việc lớn cả một đời, trái tim cô ta coi như trao cả cho anh ta. Cô gái hoặc lấy được anh ta, bị anh ta nghiền nát, hoặc không lấy được anh ta, cũng vẫn bị anh ta nghiền nát. Cháu thấy mẹ cháu, bà ngoại của cháu đấy, chẳng thế là gì? Có những người con gái cuộc đời gặp gió lặng sóng yên, đó là cô ta không gặp phải khắc tinh, cô ta cũng không gặp phải mối tình như si mê điên dại, khó mà nói là may mắn hay bất hạnh.
- Ngoại có bị ông ngoại nghiền nát không? – Carol hiếu kỳ, hỏi.
Ngoại cười, không trả lời, một lúc sau mới nói:
- Còn xem cháu hiểu thế nào là nghiền nát.
Carol rất phục ngoại, tuy tuổi đã cao, lại ốm đau nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo, trái tim không già lão, hai bà cháu nói chuyện với nhau rất hợp.
Ba thế hệ trong một nhà, nói những chuyện phụ nữ thích nói, lòng Carol chỉ xoay quanh một ý nghĩ, xem ra đàn bà con gái trong nhà này thiếu tính miễn dịch với người đẹp trai, hơn nữa, vì người đẹp trai mà bất chấp tất cả. Ngoại bất chấp tất cả, không tính toán suy nghĩ, trở thành câu chuyện cách mạng. Mẹ bất chấp tất cả, viết nên câu chuyện người thứ ba chịu nhục nhã của thời đại ấy. Không biết mình bất chấp tất cả sẽ viết nên câu chuyện gì đây?
Ngoại là tiểu thư con nhà địa chủ yêu một người làm thuê, coi như thách thức quan niệm môn đệ giai cấp. Mẹ là khuê nữ yêu một người đàn ông đã có vợ có con, coi như thách thức quan niệm hôn nhân gia đình. Mình yêu Jason sẽ thách thức cái gì? Số phận không cho mình lặp lại câu chuyện của mẹ, một lần nữa thách thức quan niệm hôn nhân gia đình ư?
Carol ngẫm nghĩ số phận ba đời phụ nữ, trong đầu bỗng hiện lên ý nghĩ li kỳ, phải chăng Jason là anh em cùng cha khác mẹ với mình? Lẽ nào số phận thách thức mình với người thân? Như vậy không thể gọi được là thách thức ư? Cô vội vàng gạt bỏ ý nghĩ ấy, lúc cô sống với ông ấy, hai người con trai song sinh của ông mới được mấy tuổi, chỉ hơn cô vài tuổi, nhưng nếu Jason bốn mươi, như vậy là hơn cô những mười lăm tuổi. Nếu anh nhiều tuổi hơn nữa thì càng không phải.
Tất nhiên, vẫn còn có khả năng, đó là ông ấy trước khi có hai người con song sinh còn có con trai khác nữa, như vậy rất có thể Jason là anh của Carol. Nghĩ thế, cô chợt rùng mình, bây giờ rất nhiều người yêu đương ngoài hôn nhân, một đêm tình, gái bao, sau này càng có nhiều người là anh em, chị em cùng cha khác mẹ. Những người đó yêu nhau, lấy nhau, sẽ hoặc ít hoặc nhiều rơi vào vòng loạn luân nguy hiểm.
Cô bực mình nghĩ, đàn ông mới là tai họa, ít nhất cũng là người luôn mang theo tai họa sẵn sàng gieo rắc khắp nơi, có thể cùng lúc làm cho nhiều phụ nữ có mang, trong khi phụ nữ hoàn toàn không có khả năng làm như vậy. Đề nghị những người đàn ông trăng hoa ấy phải dùng bao cao su, hoặc phải ghi rõ ngày nào tháng nào năm nào, ngủ với người con gái nào ở đâu, con cái họ tên là gì, mặt mũi ra sao. Như vậy thế hệ sau của người ấy phải đem theo cuốn sổ ghi chép đó, những lúc kết bạn với một người khác phái đem ra đối chiếu mình có phải là anh em, chị em cùng cha khác mẹ với họ hay không.
Từ nhà ngoại về, mẹ nói với Carol, ngoại cho mẹ ít tiền, sau này cô chuyển sang trường D mẹ không phải đi vay. Số tiền ngoại cho đủ cho cô học ở đại học D một năm, tin rằng năm thứ hai cô sẽ được học bổng. Nếu không được sẽ xin thêm ngoại.
Carol không dám nói mình vẫn chưa tính đến chuyện chuyển sang đại học D, chỉ ậm ừ trả lời mẹ. Nhưng mẹ thoáng thấy vấn đề, hỏi cô:
- Sang học kỳ sau con chuyển sang đại học D chứ?
- Con không muốn chuyện – Cô biết không giấu nổi mẹ, sang học kỳ sau mẹ sẽ biết cô có chuyển trường hay không.
- Tại sao? - Mẹ nhiếu mày, ngạc nhiên hỏi. – Tại sao không chuyển?
- Con sợ mẹ không đủ tiền.
Mẹ chuyển từ giọng ôn hòa sang gay gắt:
- Con không phải lo chuyện tiền nong mà chỉ cần học thật tốt. Con không đi học cho một mình con, con còn học cho mẹ, cả đời mẹ phải mang tiếng xấu là sinh viên công nông binh, không sao tẩy sạch, cho nên mẹ kỳ vọng con học thật nhiều, có thể học được bao nhiêu thì cứ học, có thể học được trường nào tốt thì cứ học, học để làm rạng rỡ mẹ. Tại sao con không tranh thủ?
- Ấy là con sợ mẹ phải vất vả vì chuyện học của con. – Carol phản bác.
Mẹ nói thẳng:
- Đấy không phải là lý do chính đáng. Trước khi con ra nước ngoài cũng biết một mình mẹ nuôi con, nhưng lúc bây giờ con kiên quyết xin vào trường D, mẹ có thể nói, chắc chắn rằng con vì cái nhà anh Giang Thành kia.
Carol trố mắt há miệng, không ngờ khứu giác của mẹ thính đến như vậy, cách một đại dương mà vẫn thính hơn người ở ngay bên cạnh.
- Ai bảo vì anh ấy? Con có nói với mẹ thế không? – Carol vặn lại.
- Còn chờ con nói nữa ư? Lần nào con gọi điện về cũng nhắc đến Jason, ngay hôm đầu đã bị anh ta mê hoặc rồi. Mỗi lần con nói đến anh ấy đều rất say sưa. Con còn hỏi thăm chuyện của mẹ với bố, con cứ nghĩ mẹ không hiểu hay sao? Chuyện của mẹ với bố không như thế, bố với mẹ thật sự có tình cảm với nhau.
Carol bực mình:
-Tại sao mẹ biết con không có tình cảm thật sự?
Mẹ không trả lời nổi, chỉ bực mình nói:
-Cái anh Giang Thành ấy cũng rất âm hiểm, mẹ gọi điện thoại cho anh ta, anh ta đồng ý với mẹ, nhưng đằng sau lưng lại làm chuyện khác, chỉ trách mẹ quá tin anh ta. Đến giờ anh ta cũng không buông tha con à?
Carol cảm thấy máu dồn lên mặt, hai tai ù đặc:
- Cái gì? Mẹ gọi điện cho anh ấy à? Mẹ nói những gì? Mẹ lấy số điện thoại của anh ấy ở đâu?
- Số điện thoại của con ghi đánh rơi ở nhà. Mẹ chỉ khuyên anh ấy hãy là người cha người chồng tốt, đừng để tâm đến những cô gái chưa chồng.
Carol chỉ thẳng vào mẹ, hồi lâu không nói nên lời, mãi một lúc sau mới nói:
-Anh ấy không làm gì, chỉ là một Lôi Phong sống, anh ấy ra sân bay đón con, mà cũng nhân thể đi đón người khác, anh ấy rất hay giúp đỡ người khác, chẳng lẽ như thế là sai trái à? Mẹ bảo với anh ấy như thế khác nào nói con có tình ý gì với anh ấy?
Ngoại sinh ra trong gia đình đại địa chủ, từ nhỏ đã bị gả cho con trai của một đại địa chủ khác ở làng bên, nhưng ngoại yêu ông ngoại là một người làm thuê trong gia đình, vì đẹp trai, theo lời ngoại nói đó là một người thật toàn vẹn. Ngoại với một chút tình cảm con gái, đã thu hút được trái tim ông ngoại. Không có cách nào để hai người đến được với nhau, hai người bàn nhau bỏ trốn, đi theo một đơn vị quân đội.
Hai người đi theo đơn vị quân đội đóng trong làng ngày ấy.
Quê của ngoại ở vùng tranh chấp, nay quân Cộng sản chiếm, ít hôm sau họ rút đi, trở thành vùng của Quốc Dân đảng, ít hôm sau quân Quốc Dân đang bị đẩy lùi, quân Cộng sản lại về.
Tình duyên của ngoại hoàn toàn do số phận xếp đặt, hôm ông ngoại bỏ đi, trong làng quân Cộng sản đang đóng, cho nên hai người cùng trở thành người của Đảng cộng sản, câu chuyện tình yêu biến thành câu chuyện cách mạng. Sau ngày giải phóng, ông ngoại là một sĩ quan rời quân ngũ, về làm cán bộ địa phương. Ông ngoại đi đâu là bà ngoại theo đấy.
Mẹ là con út của hai người, cũng là cô con gái duy nhất, là hòn ngọc trong lòng bàn tay của hai người. Trong thời kỳ đại cách mạng văn hóa, ông ngoại lúc bị hạ bệ, lúc lại được nâng lên, giống như rán bánh, rán cho hai mặt vàng đều. Số phận của mẹ cũng theo đó, lúc thì bị chửi mắng, không biết ông ngoại bà ngoại là người tốt hay người xấu, cũng may, mẹ về nông thôn, ông ngoại gặp vận may. Ông nắm lấy thời cơ, nhờ cậy riêng tư, đưa mẹ về trường sư phạm của tỉnh để học.
Nhưng quyết định đó đã làm cho ông bà ngoại phải buồn khổ cả một đời. Đối với mẹ được vào đại học, trở thành một sinh viên công nông binh là một sai lầm lớn. Tuy sức học của mẹ không tồi, chắc chắn có thể thi được vào đại học, nhưng đã sinh viên công nông binh sẽ mãi mang tiếng là sinh viên công nông binh, sau này dù có học lên thế nào thì cũng không thoát được cái tiếng ấy.
Đối với ông ngoại và bà ngoại, đưa mẹ vào cái trường đại học sư phạm ấy coi như đưa mẹ vào miệng hổ của ông ấy, mở to mắt nhìn con gái bị một người đàn ông đã có vợ có con làm cho to bụng, sau đấy lấy gã ăn chơi đó, cái đồ khốn khiếp chơi chán rồi vứt bỏ.
Ông bà phản đối cũng không làm sao lay chuyển nổi quyết tâm lấy ông ấy của mẹ, ông bà ngoại bắt mẹ lựa chọn hoặc ông bà hoặc ông ấy, mẹ vẫn chọn ông ấy, cho nên từ đấy mẹ không về thăm ông bà ngoại nữa. Sau ngày mẹ ly hôn với ông ấy, ông bà ngoại nhiều lần bảo mẹ về đoàn tụ, nhưng mẹ vẫn không chịu về. Cho đến khi ông ngoại qua đời, ông ấy chết vì ung thư còn bà ngoại ốm, mẹ mới về thăm.
Kể câu chuyện tình yêu của hai đời, hai người phụ nữ cùng nức nở.
Lần đầu tiên Carol gặp ngoại, nhưng không phải lần đầu tiên ngoại trông thấy cháu, trước đây ngoại đã nhiều lần đứng ngoài vườn trẻ để nhìn cháu, nhưng lần gặp mặt này hai bà cháu mới nói chuyện với nhau.
Câu đầu tiên của ngoại là:
- Cũng may, Thành Thành không phải là trai, nếu không, không biết lại làm hại bao nhiêu con gái nữa.
Carol không đồng ý với câu nói của ngoại:
- Con gái thì thế nào? Con gái cũng có thể gây tai họa cho con trai chứ ạ?
Ngoại rất thích cái tính thẳng thắn của cô cháu, bà cười:
- Cháu ạ, cháu không hiểu đấy thôi, trai yêu gái dù yêu đến thế nào đi nữa, nếu phát hiện không được gì, anh ta sẽ đi với người khác, cho dù không yêu, rồi quên dần người con gái mà anh ta đã yêu. Nhưng con gái thì khác, con gái yêu một người con trai, coi như việc lớn cả một đời, trái tim cô ta coi như trao cả cho anh ta. Cô gái hoặc lấy được anh ta, bị anh ta nghiền nát, hoặc không lấy được anh ta, cũng vẫn bị anh ta nghiền nát. Cháu thấy mẹ cháu, bà ngoại của cháu đấy, chẳng thế là gì? Có những người con gái cuộc đời gặp gió lặng sóng yên, đó là cô ta không gặp phải khắc tinh, cô ta cũng không gặp phải mối tình như si mê điên dại, khó mà nói là may mắn hay bất hạnh.
- Ngoại có bị ông ngoại nghiền nát không? – Carol hiếu kỳ, hỏi.
Ngoại cười, không trả lời, một lúc sau mới nói:
- Còn xem cháu hiểu thế nào là nghiền nát.
Carol rất phục ngoại, tuy tuổi đã cao, lại ốm đau nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo, trái tim không già lão, hai bà cháu nói chuyện với nhau rất hợp.
Ba thế hệ trong một nhà, nói những chuyện phụ nữ thích nói, lòng Carol chỉ xoay quanh một ý nghĩ, xem ra đàn bà con gái trong nhà này thiếu tính miễn dịch với người đẹp trai, hơn nữa, vì người đẹp trai mà bất chấp tất cả. Ngoại bất chấp tất cả, không tính toán suy nghĩ, trở thành câu chuyện cách mạng. Mẹ bất chấp tất cả, viết nên câu chuyện người thứ ba chịu nhục nhã của thời đại ấy. Không biết mình bất chấp tất cả sẽ viết nên câu chuyện gì đây?
Ngoại là tiểu thư con nhà địa chủ yêu một người làm thuê, coi như thách thức quan niệm môn đệ giai cấp. Mẹ là khuê nữ yêu một người đàn ông đã có vợ có con, coi như thách thức quan niệm hôn nhân gia đình. Mình yêu Jason sẽ thách thức cái gì? Số phận không cho mình lặp lại câu chuyện của mẹ, một lần nữa thách thức quan niệm hôn nhân gia đình ư?
Carol ngẫm nghĩ số phận ba đời phụ nữ, trong đầu bỗng hiện lên ý nghĩ li kỳ, phải chăng Jason là anh em cùng cha khác mẹ với mình? Lẽ nào số phận thách thức mình với người thân? Như vậy không thể gọi được là thách thức ư? Cô vội vàng gạt bỏ ý nghĩ ấy, lúc cô sống với ông ấy, hai người con trai song sinh của ông mới được mấy tuổi, chỉ hơn cô vài tuổi, nhưng nếu Jason bốn mươi, như vậy là hơn cô những mười lăm tuổi. Nếu anh nhiều tuổi hơn nữa thì càng không phải.
Tất nhiên, vẫn còn có khả năng, đó là ông ấy trước khi có hai người con song sinh còn có con trai khác nữa, như vậy rất có thể Jason là anh của Carol. Nghĩ thế, cô chợt rùng mình, bây giờ rất nhiều người yêu đương ngoài hôn nhân, một đêm tình, gái bao, sau này càng có nhiều người là anh em, chị em cùng cha khác mẹ. Những người đó yêu nhau, lấy nhau, sẽ hoặc ít hoặc nhiều rơi vào vòng loạn luân nguy hiểm.
Cô bực mình nghĩ, đàn ông mới là tai họa, ít nhất cũng là người luôn mang theo tai họa sẵn sàng gieo rắc khắp nơi, có thể cùng lúc làm cho nhiều phụ nữ có mang, trong khi phụ nữ hoàn toàn không có khả năng làm như vậy. Đề nghị những người đàn ông trăng hoa ấy phải dùng bao cao su, hoặc phải ghi rõ ngày nào tháng nào năm nào, ngủ với người con gái nào ở đâu, con cái họ tên là gì, mặt mũi ra sao. Như vậy thế hệ sau của người ấy phải đem theo cuốn sổ ghi chép đó, những lúc kết bạn với một người khác phái đem ra đối chiếu mình có phải là anh em, chị em cùng cha khác mẹ với họ hay không.
Từ nhà ngoại về, mẹ nói với Carol, ngoại cho mẹ ít tiền, sau này cô chuyển sang trường D mẹ không phải đi vay. Số tiền ngoại cho đủ cho cô học ở đại học D một năm, tin rằng năm thứ hai cô sẽ được học bổng. Nếu không được sẽ xin thêm ngoại.
Carol không dám nói mình vẫn chưa tính đến chuyện chuyển sang đại học D, chỉ ậm ừ trả lời mẹ. Nhưng mẹ thoáng thấy vấn đề, hỏi cô:
- Sang học kỳ sau con chuyển sang đại học D chứ?
- Con không muốn chuyện – Cô biết không giấu nổi mẹ, sang học kỳ sau mẹ sẽ biết cô có chuyển trường hay không.
- Tại sao? - Mẹ nhiếu mày, ngạc nhiên hỏi. – Tại sao không chuyển?
- Con sợ mẹ không đủ tiền.
Mẹ chuyển từ giọng ôn hòa sang gay gắt:
- Con không phải lo chuyện tiền nong mà chỉ cần học thật tốt. Con không đi học cho một mình con, con còn học cho mẹ, cả đời mẹ phải mang tiếng xấu là sinh viên công nông binh, không sao tẩy sạch, cho nên mẹ kỳ vọng con học thật nhiều, có thể học được bao nhiêu thì cứ học, có thể học được trường nào tốt thì cứ học, học để làm rạng rỡ mẹ. Tại sao con không tranh thủ?
- Ấy là con sợ mẹ phải vất vả vì chuyện học của con. – Carol phản bác.
Mẹ nói thẳng:
- Đấy không phải là lý do chính đáng. Trước khi con ra nước ngoài cũng biết một mình mẹ nuôi con, nhưng lúc bây giờ con kiên quyết xin vào trường D, mẹ có thể nói, chắc chắn rằng con vì cái nhà anh Giang Thành kia.
Carol trố mắt há miệng, không ngờ khứu giác của mẹ thính đến như vậy, cách một đại dương mà vẫn thính hơn người ở ngay bên cạnh.
- Ai bảo vì anh ấy? Con có nói với mẹ thế không? – Carol vặn lại.
- Còn chờ con nói nữa ư? Lần nào con gọi điện về cũng nhắc đến Jason, ngay hôm đầu đã bị anh ta mê hoặc rồi. Mỗi lần con nói đến anh ấy đều rất say sưa. Con còn hỏi thăm chuyện của mẹ với bố, con cứ nghĩ mẹ không hiểu hay sao? Chuyện của mẹ với bố không như thế, bố với mẹ thật sự có tình cảm với nhau.
Carol bực mình:
-Tại sao mẹ biết con không có tình cảm thật sự?
Mẹ không trả lời nổi, chỉ bực mình nói:
-Cái anh Giang Thành ấy cũng rất âm hiểm, mẹ gọi điện thoại cho anh ta, anh ta đồng ý với mẹ, nhưng đằng sau lưng lại làm chuyện khác, chỉ trách mẹ quá tin anh ta. Đến giờ anh ta cũng không buông tha con à?
Carol cảm thấy máu dồn lên mặt, hai tai ù đặc:
- Cái gì? Mẹ gọi điện cho anh ấy à? Mẹ nói những gì? Mẹ lấy số điện thoại của anh ấy ở đâu?
- Số điện thoại của con ghi đánh rơi ở nhà. Mẹ chỉ khuyên anh ấy hãy là người cha người chồng tốt, đừng để tâm đến những cô gái chưa chồng.
Carol chỉ thẳng vào mẹ, hồi lâu không nói nên lời, mãi một lúc sau mới nói:
-Anh ấy không làm gì, chỉ là một Lôi Phong sống, anh ấy ra sân bay đón con, mà cũng nhân thể đi đón người khác, anh ấy rất hay giúp đỡ người khác, chẳng lẽ như thế là sai trái à? Mẹ bảo với anh ấy như thế khác nào nói con có tình ý gì với anh ấy?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.