Chương 55: Gò Xú Trùng
ThuyMongTrung
18/03/2021
Giám đốc Hoàng điều một tài xế, dùng xe công vụ chở năm người bọn họ
lên đường. Xe chạy năm tiếng đồng hồ thì đến bờ sông Dạ Ngọc, con sông
này rất dài và rộng, núi non trùng điệp dọc theo hai bên bờ, cây cối
xanh um, rậm rì, khung cảnh hoang sơ gợi cho người đời mong muốn dạo
bước tới đây để xa lánh hồng trần.
Đoạn này không có cầu bắc qua sông, muốn đến chỗ có cầu phải đi rất xa nữa nên mọi người quyết định xuống xe, tìm một con thuyền ngang qua bờ bên kia.
May thay ở bến thuyền gần đó, có một chiếc đợi sẵn, mọi người vui mừng bước đến. Tới nơi họ thấy một ông lão đang thu dọn đồ đạc từ trên thuyền lên bờ, mái chèo cũng xếp vào trong một túi vải, Giám đốc Hoàng bước đến gần cất tiếng hỏi: “Ông à, sao ông thu dọn đồ đạc vậy?”
Ông lão quay lại nhìn rồi đáp: “Tôi cất mái nghỉ, không chèo thuyền nữa.”
Giám đốc Hoàng ngạc nhiên: “Vì sao ông lại nghỉ vậy? Do công việc nặng nhọc quá hay sao?”
Ông lão lắc đầu: “Không có khách qua sông, đã ba hôm rồi tôi không chở một ai cả.”
Điệp Thần nhanh nhảu: “Vậy ông chở chúng tôi đi, vừa hay chúng tôi đang cần qua sông.”
“Chở các vị cũng không được bao nhiêu tiền, trong khi tôi đã dọn đồ rồi.”
Giám đốc Hoàng đề nghị: “Hay là thế này đi, chúng tôi trả ông gấp hai lần phí qua sông, vừa để bù đắp cho mấy ngày vắng khách, vừa xem như là ông giúp giùm những người đang có việc cần như chúng tôi, ông thấy vậy có được không?”
Ông lão ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo: “Đề nghị vậy thì cũng được, nhưng chưa đủ, bây giờ tôi đố các người một câu, trả lời được thì tôi sẽ đưa qua sông.”
Giám đốc Hoàng nghe vậy thì lưỡng lự, chưa biết có nên nhận lời hay không thì Điệp Thần đã quyết đoán gật đầu: “Ông đưa ra câu hỏi đi.”
Ông lão ngẩng lên nhìn trời rồi hỏi: "Thứ gì trên người mà trời nắng thì tay bắt mặt mừng, còn trời mưa thì ngoảnh mặt bỏ đi?”
Cả đám năm người đều chau mày nghĩ ngợi, Điệp Thần cau có: “Câu đố gì kỳ cục vậy, tôi thậm chí còn không hiểu nó đề cập tới vấn đề gì nữa?”
Giám đốc Hoàng phân tích: “Nghe giống như đề cập tới những món đồ dùng để che nắng như mũ nón ô dù nhỉ, có điều mấy thứ đó thì trời mưa cũng dùng được chứ đâu đến nỗi ngoảnh mặt bỏ đi.”
Lữ Hàn nghe thế thì đưa ra gợi ý: “Nghĩa là thứ gì đó trời nắng thì có mà trời mưa thì không?”
Điệp Thần phỏng đoán: “Quạt gió? Máy lạnh?”
Ông lão hừ giọng: “Mấy thứ đó mang theo trên người à?”
Thủy Mộng Trung cũng chau mày, nhất thời chưa nghĩ ra, bất chợt hắn thấy bóng của mọi người in trên nền đất thì nảy ra câu trả lời: “Là cái bóng, trời nắng thì trên người mình có, trời mưa âm u thì tất nhiên là không có.”
Ông lão gật đầu: “Tất cả lên thuyền đi.”
Một lát sau, chiếc thuyền đã chở mọi người đi đến giữa sông, Thủy Mộng Trung thò tay vớt lên một ngụm nước, nhận xét: “Nước dòng sông này trong quá nhỉ!”
Giám đốc Hoàng cười bảo: “Phải, ban đêm nước ở đây trong đến độ khi có ánh trăng thì chuyển màu xanh ngọc rất đẹp, nên có tên gọi là Dạ Ngọc.”
Lữ Hàn ngước nhìn trời cao thăm thẳm, núi xanh xa xa hai bên bờ, cây cối dọc theo dòng sông xanh ngắt, cảm thấy nơi đây tràn ngập mỹ vị của nhân gian, nhớ tới bài Tiêu Dao đã từng nghe Cổ Cầm đàn hát, buột miệng thốt ra hai câu:
“Thiên na ma cao, lưỡng ngạn thanh sơn vi nhiễu
Thưởng biến nhân gian, thao thao đa thiểu vị đạo”
Điệp Thần nghe không hiểu liền hỏi lại: “Hai câu đó nghĩa là gì thế?”
Hắn cũng không hiểu hết ý tứ sâu xa trong câu hát, nhưng chẳng biết trả lời sao cho hợp lý, đành thử bắt chước phong thái của hiền giả, vờ hắng giọng một cái, chỉ tay ra xa, trầm lặng không nói.
Điệp Thần chau mày nhìn theo hướng tay hắn chỉ, suy nghĩ không thôi.
Người chỉ người nhìn cũng không thể kéo dài quá lâu, may sao Thủy Mộng Trung đã lên tiếng cứu hắn: “Sông Dạ Ngọc này có phải là nơi Hồng Nương trầm mình?”
“Đúng thế, có điều là đoạn nào thì không rõ, bởi tuy ở đây chỉ có một con sông này nhưng nó uốn lượn rất dài.” Giám đốc Hoàng đáp.
Ông lão chèo đò đứng ở đầu mũi, nghe mọi người nói chuyện nên quay lưng lại tính góp vài câu, không ngờ lại thấy Thủy Mộng Trung đang thả tay xuống nước thì giật mình gọi lớn: “Này cậu kia, lấy tay ra khỏi mặt nước ngay.”
“Ơ! Vì sao lại vậy?” Thủy Mộng Trung nghe thấy thế thì vừa nhấc tay khỏi mặt nước vừa hỏi lại.
“Dưới nước này có thứ… không tốt.” Ông lão có chút ngắc ngứ.
“Là thứ gì không tốt?” Thủy Mộng Trung muốn hỏi rõ.
Ông lão chèo đó ngập ngừng một chốc rồi kể: “Do các vị từ xa đến nên không biết, ở đoạn sông gần đây có một cái gò gọi là gò Xú Trùng. Nguyên do tên gọi này là vì bên dưới gò đó có tổ của một loại trùng thân dài như con giun có mùi rất hôi thối. Loại trùng này thường bơi thành từng đàn, chui ra khỏi tổ đi kiếm ăn vào ban đêm, gặp các loài sống dưới nước như cá tôm hoặc động vật sống trên bờ mà bước xuống nước thì chúng bu lại rúc rỉa, lóc sạch da thịt của con vật đó đến khi còn trơ xương mới thôi. Lâu dần ngay cả vào ban ngày chăng nữa cũng chẳng có mấy ai dám bén mảng tới khúc sông này. Vừa rồi cậu kia cho tay xuống nước làm tôi chết khiếp, tôi mãi chèo thuyền không để ý, vừa quay lại thấy thì tôi phải gọi ngay.”
Thủy Mộng Trung hỏi lại: “Đó là lý do không có khách qua sông?”
Ông lão buồn bã gật đầu.
Giám đốc Hoàng muốn biết thêm cho rõ nên hỏi: “Loại trùng này xuất hiện từ cách đây bao lâu rồi?”
“À… Có lẽ là từ khoảng năm năm trước.” Ông lão ngẫm nghĩ một lát rồi đáp.
Thủy Mộng Trung quay sang nói nhỏ với Giám đốc Hoàng, cũng vừa đủ cho những người xung quanh nghe thấy: “Khoảng thời gian năm năm khiến tôi thấy có chút e ngại. Vụ án Hồng Nương trầm mình xảy ra cách đây năm năm, loại trùng này xuất hiện cách đây cũng năm năm, tuy không chắc nhưng hiện chưa loại trừ được hai điều này có liên quan tới nhau. Chúng ta có thể đi ngang cái gò đó xem qua một chút không?”
Giám đốc Hoàng suy nghĩ rồi gật đầu và quay sang nói với ông lão: “Ông đưa chúng tôi đi ngang cái gò Xú Trùng đó xem qua một chút.”
“Thuyền này là thuyền ngang, muốn xem cái gò đó thì phải quay thuyền đi dọc theo dòng chảy của sông một đoạn nữa, các vị phải thêm tiền. Rồi sau khi đi qua cái gò đó, các vị lên bờ thì phải tự đi ngược lại một đoạn để tới được bến thuyền mà chúng ta đang định đi đến.” Ông lão giải thích cặn kẽ.
“Được, không thành vấn đề, ông cứ đưa chúng tôi đi ngang qua đó.” Giám đốc Hoàng quả quyết.
Con thuyền quay mũi, trôi dọc theo con sông. Đi thêm một đoạn, ngang qua mấy đám lục bình đang nổi lập lờ, Điệp Thần phát hiện ra có một con mèo bám trên đám lục bình ấy, cô gọi to: “Mọi người, có con mèo bị trôi trên đám lục bình kìa, phải cứu nó lên, chứ không nó sẽ chết mất.”
Rồi cô nói như ra lệnh: “Ông lão, cho thuyền sát vào đám lục bình đi.”
Cô lấy mái chèo phụ gác dọc bên trong lòng thuyền đưa về phía đám lục bình, muốn dùng phần mái chèo to bản cho con mèo trèo lên. Con thuyền dần tiến tới sát đám lục bình, Thủy Mộng Trung nhíu mày: “Có vẻ không ổn!”
Lữ Hàn cũng khẽ cau mày: “Con mèo này mở mắt nhưng nãy giờ hoàn toàn không chớp mắt.”
Điệp Thần lo tập trung muốn cứu con mèo nên không để ý đến lời nói của hai người, thò đầu mái chèo xuống đám lục bình, cố gắng lách đầu mái chèo xuống dưới thân con mèo để nâng nó lên.
Tuy mọi người thấy con mèo bám trên đám lục bình nhưng thực ra do cành lá um tùm nên chỉ thấy được mỗi cái đầu mèo gác lên trên đám lá, Điệp Thần đang cố gắng lách đầu mái chèo nhẹ nhàng xuống dưới đầu con mèo, khi cho rằng đã đưa được đầu mái chèo xuống được nửa thân con mèo, cô nhấc mái chèo lên.
Cảnh tượng trước mắt khiến mọi người giật mình: con mèo chỉ có mỗi cái đầu còn nguyên vẹn với hai mắt đang mở trừng trừng, còn từ cổ trở xuống chỉ là bộ xương trắng hếu đang vắt vẻo ở đầu mũi mái chèo.
Điệp Thần thấy cảnh này thì hoảng hốt, kêu “Ối!” một tiếng rồi buông mái chèo rơi tõm xuống nước.
Ông lão không xa lạ gì lắm với cảnh này nên chép miệng: “Con mèo này chắc tối qua là bữa ăn cho đám Xú Trùng.”
Điệp Thần không dám thò tay nhặt mái chèo dưới mặt nước, ông lão cũng không muốn nhặt lên, nên vừa thương lượng vừa an ủi cô: “Không sao đâu, cô đừng thò tay xuống nước, chốc nữa trả thêm tiền cho cái mái chèo của tôi là được.”
Con thuyền đi tiếp một đoạn nữa, ngang một đoạn bờ sông vồng cao lên thành một ụ đất to, dưới mặt nước là cỏ dại mọc um tùm cao ngất, ông lão chỉ tay vào đó nói: “Kia là gò Xú Trùng, chúng ta ở đây nhìn thôi, dân chèo thuyền chúng tôi không dám lại gần thêm nữa.”
Từ con đò nhìn tới thì chỉ thấy cỏ dại cao ngút, chẳng quan sát được gì. Thủy Mộng Trung quyết định phải thám sát rõ hơn cái gò này liền vận Niệm lực ra bao phủ toàn bộ cánh tay rồi thò xuống nước, hướng lòng bàn tay về phía cái gò rồi truyền Niệm lực trong nước lan tới đó.
Khi Niệm lực xuyên qua đám cỏ, Thủy Mộng Trung nói to cho mọi người cùng nghe: “Phía sau đám cỏ này là một hang động chìm dưới mặt nước như kiểu hàm ếch, lối vào vừa đủ cho một người bơi qua.”
Niệm lực đi vào trong hang thám sát kỹ hơn dưới mặt nước, Thủy Mộng Trung nói tiếp: “Lối vào dốc xuống dưới, đi vào bên trong khoảng năm mét là tới một không gian rỗng lên trên, như kiểu một cái chuông úp ngược xuống mặt nước. Mặt nước bên dưới khoảng không gian này có hằng hà vô số những con trùng mà ông lão nói, chúng đang nằm yên, lơ lửng bất động trong nước. Dưới đáy nước còn có một bộ xương, khả năng là xương người.”
Rút Niệm lực ra khỏi mặt nước, thám sát bên trên, Thủy Mộng Trung tiếp tục tường thuật: “Chính giữa khoảng không gian này có một mô đất nhỏ. Trên mô đất này có...” Giọng hắn trở nên ngạc nhiên, “Có một cái rương.”
“Có xem được bên trong rương là gì không?” Điệp Thần hỏi.
“Tôi cần tập trung Niệm lực mạnh hơn mới xuyên vào được bên trong.”
Thủy Mộng Trung nhắm mắt, tập trung đẩy Niệm lực lên cao hơn, nhưng đột nhiên phát hiện ra có gì đó không ổn, dưới mặt nước bắt đầu trở nên xao động, hắn đưa Niệm lực trở lại xuống nước xem xét, thì ra đám trùng đang ngủ bị đánh thức bởi sức mạnh của Niệm lực, đang trở nên kích động.
Lũ trùng quẫy nước mạnh mẽ khiến nước bên trong động sôi lên ùng ục, rồi cả đám cùng nhau kéo ra khỏi tổ.
Thủy Mộng Trung ý thức được tình huống nguy hiểm nên hô to: “Không ổn, lũ trùng thức giấc, đang lao ra đây. Ông lão mau chèo đò rời đi.”
Đám cỏ um tùm đột nhiên rùng rùng nghiêng ngã, rồi mặt nước bên ngoài đám cỏ sôi bắn nước lên tung tóe, tệ hơn nữa là thứ làm nước bắn tung tóe đang lao thẳng về phía con thuyền.
Ông lão bắt đầu chèo cho con thuyền di chuyển, nhưng tốc độ này là quá chậm so với sủi nước ầm ĩ lao đến, cùng với nó là một mùi hôi thối ập đến khiến mọi người phải giơ tay bịt mũi. Thủy Mộng Trung cảm giác nguy hiểm đã cận kề, vội vận Niệm lực tạo ra một lớp lá chắn năng lượng bao phủ toàn bộ con thuyền và mọi người phía trên.
Lá chắn vừa được tạo ra thì hàng trăm con trùng thân đỏ như máu, dài loằng ngoàng như giun, uốn éo, nhảy tanh tách ra khỏi mặt nước hướng vào phía trong con thuyền. Mọi người co rúm lại khi thấy cảnh tượng kinh hoàng này, nhưng nhờ lá chắn năng lượng, toàn bộ lũ trùng va phải bị bật trở ra, rơi tõm ngược lại xuống nước. Có điều sau khi rơi xuống thì chúng lại tiếp tục nhảy lên, cố lao vào những con mồi đang ngồi rúm ró trong lòng con thuyền.
Lữ Hàn lấy ra ba lá bài thép, phóng cả ba lá bài bay mấy vòng tròn quanh con thuyền, cắt đứt đôi vô số những con trùng nhảy lên, máu thịt văng tung tóe khắp nơi.
Thủy Mộng Trung trên trán rịn ra một ít mồ hôi, khó nhọc nói với hắn: “Lữ Hàn, Niệm lực của tôi chỉ duy trì lá chắn được chục giây nữa thôi, cậu mau nghĩ cách gì đi, nếu không, chúng ta sẽ biến thành sáu bộ xương trắng, vĩnh viễn nằm lại dưới đáy con sông này.”
Tình thế của sáu người trên con thuyền lúc này trở thành chỉ mành treo chuông. Sau chục giây nữa, khi Niệm lực của Thủy Mộng Trung không còn duy trì được lá chắn thì mọi người sẽ thành bữa ăn xế cho lũ trùng ăn thịt hút máu này.
Lữ Hàn buộc phải xuất ra hai món ám khí thế hệ mới cùng một lúc, hắn lấy từ trong người ra hai quả cầu bằng thép, mỗi tay cầm một quả, truyền rất nhiều kình lực vào hai quả cầu này. Khi kình lực đã tích đủ, Lữ Hàn tung người lên cao, xoay một vòng trên không để tụ lực rồi ném thẳng hai quả cầu xuống mặt nước hai bên mạn thuyền.
Hắn đã cùng lúc xuất ra hai món ám khí trong truyền thuyết.
Thiên Mạn Hoa Vũ!
Ám khí Thiên Mạn Hoa Vũ danh trấn giang hồ, mỗi lần xuất ra là một cơn mưa máu xuất hiện. Đây là thứ ám khí khiến bạch đạo phải hãi hùng, hắc đạo phải khiếp sợ, quỷ thần phải run rẩy. Tung lên trời cao thì mây tan gió tạnh, phóng xuống dưới đất thì địa ngục kêu gào.
Từng có hai câu mô tả về loại ám khí này:
“Thiên Mạn Trường Giang tuôn bể máu
Hoa Vũ Trường Bạch chất thây người”
Ngàn năm trước, Đường Môn phái đã dựa vào loại ám khí này mà độc bá một vùng Tứ Xuyên rộng lớn, trong ngàn dặm không có đối thủ.
Ngàn năm sau, Lữ Hàn phải dùng đến nó để đối phó với lũ Xú Trùng dưới sông Dạ Ngọc.
Trên bề mặt của Thiên Mạn Hoa Vũ có chi chít lỗ nhỏ. Trong mỗi lỗ đều có chứa Văn Tu Châm, loại ám khí mảnh và dài như kim của con muỗi. Mỗi Thiên Mạn Hoa Vũ chứa gần cả ngàn cái Văn Tu Châm như thế, một khi đã bắn ra thì tất cả các mục tiêu xung quanh không cách gì thoát được.
Hơn nữa trong mỗi lỗ của phiên bản thế hệ mới không phải chỉ có một Văn Tu Châm mà chứa tới vài cái, thành ra khi bắn châm thì sẽ chia làm vài đợt chứ không bắn cùng lúc. Khoảng cách giữa các lần bắn và vị trí nào trên bề mặt sẽ bắn là do người sử dụng quyết định. Vì độ phức tạp và độ khó là cực hạn nên thứ ám khí này chỉ được sử dụng bởi những đại cao thủ về ám khí đã đạt tới trình độ vô mục thuần thanh.
Hai cái Thiên Mạn Hoa Vũ được Lữ Hàn ném chìm xuống dưới mặt nước, bắt đầu xoay tròn và phóng Văn Tu Châm ra xung quanh. Trình độ của hắn hiện tại tuy chưa đạt tới mức lựa chọn được vị trí phóng châm trên bề mặt nhưng cũng đạt được yêu cầu tối thiểu nhất là phóng châm chia thành nhiều đợt.
Kình lực được hắn nén vào trong ám khí khiến Thiên Mạn Hoa Vũ xoay mỗi vài vòng trong nước mới phóng ra một đợt châm chứ không phải phóng liên tu bất tận, nhờ vậy hiệu quả đạt được là rất cao.
Số Xú Trùng dưới mặt nước bị trúng Văn Tu Châm tất nhiên sẽ nằm lại dưới nước luôn, không nhảy lên được nữa. Còn số Xú Trùng búng lên mặt nước rồi rơi xuống sẽ bị những lần phóng châm tiếp sau tiêu diệt, cứ thế đợt này nối tiếp đợt khác, các đợt phóng đón đầu các lần bật nhảy của lũ trùng, càng về sau, mỗi lần một cơn mưa châm bay ra là số lượng trùng nhảy lên khỏi mặt nước bị giảm xuống đáng kể.
Thiên Mạn Hoa Vũ mà Lữ Hàn sử dụng, mỗi cái chứa số lượng Văn Tu Châm lên tới hai ngàn mũi. Sau khi xoay mấy chục vòng dưới mặt nước, hai món ám khí này phóng ra mười đợt châm, tổng cộng hết bốn ngàn mũi đã được bắn ra bên dưới con thuyền.
Hết bốn ngàn mũi châm thì cũng không còn thấy con trùng nào nhảy lên nữa.
Toàn bộ lũ Xú Trùng không con nào thoát, mỗi con đều bị hàng chục mũi châm xuyên qua thủng lỗ chỗ, thân thể nát bấy ra văng tứ phía, chìm xác xuống đáy sông. Máu từ trong cơ thể chúng trào ra trong nước nhuộm đỏ cả một đoạn sông rộng, mùi tanh tưởi lan xa hàng dặm.
Sáu người thoát chết trong gang tấc.
Đoạn này không có cầu bắc qua sông, muốn đến chỗ có cầu phải đi rất xa nữa nên mọi người quyết định xuống xe, tìm một con thuyền ngang qua bờ bên kia.
May thay ở bến thuyền gần đó, có một chiếc đợi sẵn, mọi người vui mừng bước đến. Tới nơi họ thấy một ông lão đang thu dọn đồ đạc từ trên thuyền lên bờ, mái chèo cũng xếp vào trong một túi vải, Giám đốc Hoàng bước đến gần cất tiếng hỏi: “Ông à, sao ông thu dọn đồ đạc vậy?”
Ông lão quay lại nhìn rồi đáp: “Tôi cất mái nghỉ, không chèo thuyền nữa.”
Giám đốc Hoàng ngạc nhiên: “Vì sao ông lại nghỉ vậy? Do công việc nặng nhọc quá hay sao?”
Ông lão lắc đầu: “Không có khách qua sông, đã ba hôm rồi tôi không chở một ai cả.”
Điệp Thần nhanh nhảu: “Vậy ông chở chúng tôi đi, vừa hay chúng tôi đang cần qua sông.”
“Chở các vị cũng không được bao nhiêu tiền, trong khi tôi đã dọn đồ rồi.”
Giám đốc Hoàng đề nghị: “Hay là thế này đi, chúng tôi trả ông gấp hai lần phí qua sông, vừa để bù đắp cho mấy ngày vắng khách, vừa xem như là ông giúp giùm những người đang có việc cần như chúng tôi, ông thấy vậy có được không?”
Ông lão ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo: “Đề nghị vậy thì cũng được, nhưng chưa đủ, bây giờ tôi đố các người một câu, trả lời được thì tôi sẽ đưa qua sông.”
Giám đốc Hoàng nghe vậy thì lưỡng lự, chưa biết có nên nhận lời hay không thì Điệp Thần đã quyết đoán gật đầu: “Ông đưa ra câu hỏi đi.”
Ông lão ngẩng lên nhìn trời rồi hỏi: "Thứ gì trên người mà trời nắng thì tay bắt mặt mừng, còn trời mưa thì ngoảnh mặt bỏ đi?”
Cả đám năm người đều chau mày nghĩ ngợi, Điệp Thần cau có: “Câu đố gì kỳ cục vậy, tôi thậm chí còn không hiểu nó đề cập tới vấn đề gì nữa?”
Giám đốc Hoàng phân tích: “Nghe giống như đề cập tới những món đồ dùng để che nắng như mũ nón ô dù nhỉ, có điều mấy thứ đó thì trời mưa cũng dùng được chứ đâu đến nỗi ngoảnh mặt bỏ đi.”
Lữ Hàn nghe thế thì đưa ra gợi ý: “Nghĩa là thứ gì đó trời nắng thì có mà trời mưa thì không?”
Điệp Thần phỏng đoán: “Quạt gió? Máy lạnh?”
Ông lão hừ giọng: “Mấy thứ đó mang theo trên người à?”
Thủy Mộng Trung cũng chau mày, nhất thời chưa nghĩ ra, bất chợt hắn thấy bóng của mọi người in trên nền đất thì nảy ra câu trả lời: “Là cái bóng, trời nắng thì trên người mình có, trời mưa âm u thì tất nhiên là không có.”
Ông lão gật đầu: “Tất cả lên thuyền đi.”
Một lát sau, chiếc thuyền đã chở mọi người đi đến giữa sông, Thủy Mộng Trung thò tay vớt lên một ngụm nước, nhận xét: “Nước dòng sông này trong quá nhỉ!”
Giám đốc Hoàng cười bảo: “Phải, ban đêm nước ở đây trong đến độ khi có ánh trăng thì chuyển màu xanh ngọc rất đẹp, nên có tên gọi là Dạ Ngọc.”
Lữ Hàn ngước nhìn trời cao thăm thẳm, núi xanh xa xa hai bên bờ, cây cối dọc theo dòng sông xanh ngắt, cảm thấy nơi đây tràn ngập mỹ vị của nhân gian, nhớ tới bài Tiêu Dao đã từng nghe Cổ Cầm đàn hát, buột miệng thốt ra hai câu:
“Thiên na ma cao, lưỡng ngạn thanh sơn vi nhiễu
Thưởng biến nhân gian, thao thao đa thiểu vị đạo”
Điệp Thần nghe không hiểu liền hỏi lại: “Hai câu đó nghĩa là gì thế?”
Hắn cũng không hiểu hết ý tứ sâu xa trong câu hát, nhưng chẳng biết trả lời sao cho hợp lý, đành thử bắt chước phong thái của hiền giả, vờ hắng giọng một cái, chỉ tay ra xa, trầm lặng không nói.
Điệp Thần chau mày nhìn theo hướng tay hắn chỉ, suy nghĩ không thôi.
Người chỉ người nhìn cũng không thể kéo dài quá lâu, may sao Thủy Mộng Trung đã lên tiếng cứu hắn: “Sông Dạ Ngọc này có phải là nơi Hồng Nương trầm mình?”
“Đúng thế, có điều là đoạn nào thì không rõ, bởi tuy ở đây chỉ có một con sông này nhưng nó uốn lượn rất dài.” Giám đốc Hoàng đáp.
Ông lão chèo đò đứng ở đầu mũi, nghe mọi người nói chuyện nên quay lưng lại tính góp vài câu, không ngờ lại thấy Thủy Mộng Trung đang thả tay xuống nước thì giật mình gọi lớn: “Này cậu kia, lấy tay ra khỏi mặt nước ngay.”
“Ơ! Vì sao lại vậy?” Thủy Mộng Trung nghe thấy thế thì vừa nhấc tay khỏi mặt nước vừa hỏi lại.
“Dưới nước này có thứ… không tốt.” Ông lão có chút ngắc ngứ.
“Là thứ gì không tốt?” Thủy Mộng Trung muốn hỏi rõ.
Ông lão chèo đó ngập ngừng một chốc rồi kể: “Do các vị từ xa đến nên không biết, ở đoạn sông gần đây có một cái gò gọi là gò Xú Trùng. Nguyên do tên gọi này là vì bên dưới gò đó có tổ của một loại trùng thân dài như con giun có mùi rất hôi thối. Loại trùng này thường bơi thành từng đàn, chui ra khỏi tổ đi kiếm ăn vào ban đêm, gặp các loài sống dưới nước như cá tôm hoặc động vật sống trên bờ mà bước xuống nước thì chúng bu lại rúc rỉa, lóc sạch da thịt của con vật đó đến khi còn trơ xương mới thôi. Lâu dần ngay cả vào ban ngày chăng nữa cũng chẳng có mấy ai dám bén mảng tới khúc sông này. Vừa rồi cậu kia cho tay xuống nước làm tôi chết khiếp, tôi mãi chèo thuyền không để ý, vừa quay lại thấy thì tôi phải gọi ngay.”
Thủy Mộng Trung hỏi lại: “Đó là lý do không có khách qua sông?”
Ông lão buồn bã gật đầu.
Giám đốc Hoàng muốn biết thêm cho rõ nên hỏi: “Loại trùng này xuất hiện từ cách đây bao lâu rồi?”
“À… Có lẽ là từ khoảng năm năm trước.” Ông lão ngẫm nghĩ một lát rồi đáp.
Thủy Mộng Trung quay sang nói nhỏ với Giám đốc Hoàng, cũng vừa đủ cho những người xung quanh nghe thấy: “Khoảng thời gian năm năm khiến tôi thấy có chút e ngại. Vụ án Hồng Nương trầm mình xảy ra cách đây năm năm, loại trùng này xuất hiện cách đây cũng năm năm, tuy không chắc nhưng hiện chưa loại trừ được hai điều này có liên quan tới nhau. Chúng ta có thể đi ngang cái gò đó xem qua một chút không?”
Giám đốc Hoàng suy nghĩ rồi gật đầu và quay sang nói với ông lão: “Ông đưa chúng tôi đi ngang cái gò Xú Trùng đó xem qua một chút.”
“Thuyền này là thuyền ngang, muốn xem cái gò đó thì phải quay thuyền đi dọc theo dòng chảy của sông một đoạn nữa, các vị phải thêm tiền. Rồi sau khi đi qua cái gò đó, các vị lên bờ thì phải tự đi ngược lại một đoạn để tới được bến thuyền mà chúng ta đang định đi đến.” Ông lão giải thích cặn kẽ.
“Được, không thành vấn đề, ông cứ đưa chúng tôi đi ngang qua đó.” Giám đốc Hoàng quả quyết.
Con thuyền quay mũi, trôi dọc theo con sông. Đi thêm một đoạn, ngang qua mấy đám lục bình đang nổi lập lờ, Điệp Thần phát hiện ra có một con mèo bám trên đám lục bình ấy, cô gọi to: “Mọi người, có con mèo bị trôi trên đám lục bình kìa, phải cứu nó lên, chứ không nó sẽ chết mất.”
Rồi cô nói như ra lệnh: “Ông lão, cho thuyền sát vào đám lục bình đi.”
Cô lấy mái chèo phụ gác dọc bên trong lòng thuyền đưa về phía đám lục bình, muốn dùng phần mái chèo to bản cho con mèo trèo lên. Con thuyền dần tiến tới sát đám lục bình, Thủy Mộng Trung nhíu mày: “Có vẻ không ổn!”
Lữ Hàn cũng khẽ cau mày: “Con mèo này mở mắt nhưng nãy giờ hoàn toàn không chớp mắt.”
Điệp Thần lo tập trung muốn cứu con mèo nên không để ý đến lời nói của hai người, thò đầu mái chèo xuống đám lục bình, cố gắng lách đầu mái chèo xuống dưới thân con mèo để nâng nó lên.
Tuy mọi người thấy con mèo bám trên đám lục bình nhưng thực ra do cành lá um tùm nên chỉ thấy được mỗi cái đầu mèo gác lên trên đám lá, Điệp Thần đang cố gắng lách đầu mái chèo nhẹ nhàng xuống dưới đầu con mèo, khi cho rằng đã đưa được đầu mái chèo xuống được nửa thân con mèo, cô nhấc mái chèo lên.
Cảnh tượng trước mắt khiến mọi người giật mình: con mèo chỉ có mỗi cái đầu còn nguyên vẹn với hai mắt đang mở trừng trừng, còn từ cổ trở xuống chỉ là bộ xương trắng hếu đang vắt vẻo ở đầu mũi mái chèo.
Điệp Thần thấy cảnh này thì hoảng hốt, kêu “Ối!” một tiếng rồi buông mái chèo rơi tõm xuống nước.
Ông lão không xa lạ gì lắm với cảnh này nên chép miệng: “Con mèo này chắc tối qua là bữa ăn cho đám Xú Trùng.”
Điệp Thần không dám thò tay nhặt mái chèo dưới mặt nước, ông lão cũng không muốn nhặt lên, nên vừa thương lượng vừa an ủi cô: “Không sao đâu, cô đừng thò tay xuống nước, chốc nữa trả thêm tiền cho cái mái chèo của tôi là được.”
Con thuyền đi tiếp một đoạn nữa, ngang một đoạn bờ sông vồng cao lên thành một ụ đất to, dưới mặt nước là cỏ dại mọc um tùm cao ngất, ông lão chỉ tay vào đó nói: “Kia là gò Xú Trùng, chúng ta ở đây nhìn thôi, dân chèo thuyền chúng tôi không dám lại gần thêm nữa.”
Từ con đò nhìn tới thì chỉ thấy cỏ dại cao ngút, chẳng quan sát được gì. Thủy Mộng Trung quyết định phải thám sát rõ hơn cái gò này liền vận Niệm lực ra bao phủ toàn bộ cánh tay rồi thò xuống nước, hướng lòng bàn tay về phía cái gò rồi truyền Niệm lực trong nước lan tới đó.
Khi Niệm lực xuyên qua đám cỏ, Thủy Mộng Trung nói to cho mọi người cùng nghe: “Phía sau đám cỏ này là một hang động chìm dưới mặt nước như kiểu hàm ếch, lối vào vừa đủ cho một người bơi qua.”
Niệm lực đi vào trong hang thám sát kỹ hơn dưới mặt nước, Thủy Mộng Trung nói tiếp: “Lối vào dốc xuống dưới, đi vào bên trong khoảng năm mét là tới một không gian rỗng lên trên, như kiểu một cái chuông úp ngược xuống mặt nước. Mặt nước bên dưới khoảng không gian này có hằng hà vô số những con trùng mà ông lão nói, chúng đang nằm yên, lơ lửng bất động trong nước. Dưới đáy nước còn có một bộ xương, khả năng là xương người.”
Rút Niệm lực ra khỏi mặt nước, thám sát bên trên, Thủy Mộng Trung tiếp tục tường thuật: “Chính giữa khoảng không gian này có một mô đất nhỏ. Trên mô đất này có...” Giọng hắn trở nên ngạc nhiên, “Có một cái rương.”
“Có xem được bên trong rương là gì không?” Điệp Thần hỏi.
“Tôi cần tập trung Niệm lực mạnh hơn mới xuyên vào được bên trong.”
Thủy Mộng Trung nhắm mắt, tập trung đẩy Niệm lực lên cao hơn, nhưng đột nhiên phát hiện ra có gì đó không ổn, dưới mặt nước bắt đầu trở nên xao động, hắn đưa Niệm lực trở lại xuống nước xem xét, thì ra đám trùng đang ngủ bị đánh thức bởi sức mạnh của Niệm lực, đang trở nên kích động.
Lũ trùng quẫy nước mạnh mẽ khiến nước bên trong động sôi lên ùng ục, rồi cả đám cùng nhau kéo ra khỏi tổ.
Thủy Mộng Trung ý thức được tình huống nguy hiểm nên hô to: “Không ổn, lũ trùng thức giấc, đang lao ra đây. Ông lão mau chèo đò rời đi.”
Đám cỏ um tùm đột nhiên rùng rùng nghiêng ngã, rồi mặt nước bên ngoài đám cỏ sôi bắn nước lên tung tóe, tệ hơn nữa là thứ làm nước bắn tung tóe đang lao thẳng về phía con thuyền.
Ông lão bắt đầu chèo cho con thuyền di chuyển, nhưng tốc độ này là quá chậm so với sủi nước ầm ĩ lao đến, cùng với nó là một mùi hôi thối ập đến khiến mọi người phải giơ tay bịt mũi. Thủy Mộng Trung cảm giác nguy hiểm đã cận kề, vội vận Niệm lực tạo ra một lớp lá chắn năng lượng bao phủ toàn bộ con thuyền và mọi người phía trên.
Lá chắn vừa được tạo ra thì hàng trăm con trùng thân đỏ như máu, dài loằng ngoàng như giun, uốn éo, nhảy tanh tách ra khỏi mặt nước hướng vào phía trong con thuyền. Mọi người co rúm lại khi thấy cảnh tượng kinh hoàng này, nhưng nhờ lá chắn năng lượng, toàn bộ lũ trùng va phải bị bật trở ra, rơi tõm ngược lại xuống nước. Có điều sau khi rơi xuống thì chúng lại tiếp tục nhảy lên, cố lao vào những con mồi đang ngồi rúm ró trong lòng con thuyền.
Lữ Hàn lấy ra ba lá bài thép, phóng cả ba lá bài bay mấy vòng tròn quanh con thuyền, cắt đứt đôi vô số những con trùng nhảy lên, máu thịt văng tung tóe khắp nơi.
Thủy Mộng Trung trên trán rịn ra một ít mồ hôi, khó nhọc nói với hắn: “Lữ Hàn, Niệm lực của tôi chỉ duy trì lá chắn được chục giây nữa thôi, cậu mau nghĩ cách gì đi, nếu không, chúng ta sẽ biến thành sáu bộ xương trắng, vĩnh viễn nằm lại dưới đáy con sông này.”
Tình thế của sáu người trên con thuyền lúc này trở thành chỉ mành treo chuông. Sau chục giây nữa, khi Niệm lực của Thủy Mộng Trung không còn duy trì được lá chắn thì mọi người sẽ thành bữa ăn xế cho lũ trùng ăn thịt hút máu này.
Lữ Hàn buộc phải xuất ra hai món ám khí thế hệ mới cùng một lúc, hắn lấy từ trong người ra hai quả cầu bằng thép, mỗi tay cầm một quả, truyền rất nhiều kình lực vào hai quả cầu này. Khi kình lực đã tích đủ, Lữ Hàn tung người lên cao, xoay một vòng trên không để tụ lực rồi ném thẳng hai quả cầu xuống mặt nước hai bên mạn thuyền.
Hắn đã cùng lúc xuất ra hai món ám khí trong truyền thuyết.
Thiên Mạn Hoa Vũ!
Ám khí Thiên Mạn Hoa Vũ danh trấn giang hồ, mỗi lần xuất ra là một cơn mưa máu xuất hiện. Đây là thứ ám khí khiến bạch đạo phải hãi hùng, hắc đạo phải khiếp sợ, quỷ thần phải run rẩy. Tung lên trời cao thì mây tan gió tạnh, phóng xuống dưới đất thì địa ngục kêu gào.
Từng có hai câu mô tả về loại ám khí này:
“Thiên Mạn Trường Giang tuôn bể máu
Hoa Vũ Trường Bạch chất thây người”
Ngàn năm trước, Đường Môn phái đã dựa vào loại ám khí này mà độc bá một vùng Tứ Xuyên rộng lớn, trong ngàn dặm không có đối thủ.
Ngàn năm sau, Lữ Hàn phải dùng đến nó để đối phó với lũ Xú Trùng dưới sông Dạ Ngọc.
Trên bề mặt của Thiên Mạn Hoa Vũ có chi chít lỗ nhỏ. Trong mỗi lỗ đều có chứa Văn Tu Châm, loại ám khí mảnh và dài như kim của con muỗi. Mỗi Thiên Mạn Hoa Vũ chứa gần cả ngàn cái Văn Tu Châm như thế, một khi đã bắn ra thì tất cả các mục tiêu xung quanh không cách gì thoát được.
Hơn nữa trong mỗi lỗ của phiên bản thế hệ mới không phải chỉ có một Văn Tu Châm mà chứa tới vài cái, thành ra khi bắn châm thì sẽ chia làm vài đợt chứ không bắn cùng lúc. Khoảng cách giữa các lần bắn và vị trí nào trên bề mặt sẽ bắn là do người sử dụng quyết định. Vì độ phức tạp và độ khó là cực hạn nên thứ ám khí này chỉ được sử dụng bởi những đại cao thủ về ám khí đã đạt tới trình độ vô mục thuần thanh.
Hai cái Thiên Mạn Hoa Vũ được Lữ Hàn ném chìm xuống dưới mặt nước, bắt đầu xoay tròn và phóng Văn Tu Châm ra xung quanh. Trình độ của hắn hiện tại tuy chưa đạt tới mức lựa chọn được vị trí phóng châm trên bề mặt nhưng cũng đạt được yêu cầu tối thiểu nhất là phóng châm chia thành nhiều đợt.
Kình lực được hắn nén vào trong ám khí khiến Thiên Mạn Hoa Vũ xoay mỗi vài vòng trong nước mới phóng ra một đợt châm chứ không phải phóng liên tu bất tận, nhờ vậy hiệu quả đạt được là rất cao.
Số Xú Trùng dưới mặt nước bị trúng Văn Tu Châm tất nhiên sẽ nằm lại dưới nước luôn, không nhảy lên được nữa. Còn số Xú Trùng búng lên mặt nước rồi rơi xuống sẽ bị những lần phóng châm tiếp sau tiêu diệt, cứ thế đợt này nối tiếp đợt khác, các đợt phóng đón đầu các lần bật nhảy của lũ trùng, càng về sau, mỗi lần một cơn mưa châm bay ra là số lượng trùng nhảy lên khỏi mặt nước bị giảm xuống đáng kể.
Thiên Mạn Hoa Vũ mà Lữ Hàn sử dụng, mỗi cái chứa số lượng Văn Tu Châm lên tới hai ngàn mũi. Sau khi xoay mấy chục vòng dưới mặt nước, hai món ám khí này phóng ra mười đợt châm, tổng cộng hết bốn ngàn mũi đã được bắn ra bên dưới con thuyền.
Hết bốn ngàn mũi châm thì cũng không còn thấy con trùng nào nhảy lên nữa.
Toàn bộ lũ Xú Trùng không con nào thoát, mỗi con đều bị hàng chục mũi châm xuyên qua thủng lỗ chỗ, thân thể nát bấy ra văng tứ phía, chìm xác xuống đáy sông. Máu từ trong cơ thể chúng trào ra trong nước nhuộm đỏ cả một đoạn sông rộng, mùi tanh tưởi lan xa hàng dặm.
Sáu người thoát chết trong gang tấc.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.