Chương 9: Anh em trai mà khác giới
Tam Ngôn Nhị Phách
06/08/2014
Thời
Hoằng Trị triều Minh, ở phủ Ứng Thiên, Nam Kinh có một người tên Hoàng Lão Thực
làm nghề bán nhang. Hoàng Lão Thực có vợ và hai con gái, cô lớn tên gọi Đạo
Thông, cô nhỏ tên gọi Thiện Thông. Đạo Thông đã lớn, lấy Trương Nhị Ca ở chỗ
cầu Thanh Khê trong kinh thành. Nhà chỉ còn Thiện Thông ở với cha mẹ.
Khi Thiện Thông mười hai tuổi thì mẹ bị bệnh qua đời, Hoàng Lão Thực lo tang ma cho vợ xong lại đi Giang Bắc để bán nhang sinh sống. Nhưng ông lo lắng không dám để Thiện Thông ở nhà một mình, mà đem gửi ở nhà chị gái thì cũng không tiện. Nghĩ đi nghĩ lại đến mấy ngày, bỗng nảy ra một cách tuyệt diệu.
Hôm lên đường, Hoàng Lão Thực cho con ăn mặc giả trai rồi hai cha con chuẩn bị hàng đi thuyền đến phủ Lô Châu thuộc vùng Giang Bắc. Mọi người ở Giang Bắc thấy Thiện Thông mặt mũi thanh tú, ai cũng khen, hỏi thằng bé là thế nào. Hoàng Lão Thực nói: “Nó là cháu ngoại tôi tên gọi Trương Thắng, tôi không có con trai nên mang nó đi theo để sau này nó kế nghiệp nghề buôn bán của tôi”. Mọi người nghe nói chẳng ai nghi hoặc gì.
Hoàng Lão Thực thuê một gian phòng nhỏ để ở, hàng ngày đi đưa hàng thu nợ, để Thiện Thông ở nhà coi nhà. Thiện Thông chẳng ngó nghiêng gì, cũng chẳng ra ngoài đi lung tung, mọi người bảo cậu bé này còn hiền hơn cả ông ngoại và ai cũng thích.
Thế nhưng trời đất mưa gió không lường. Hoàng Lão Thực ở Lô Châu chưa được hai năm thì đột nhiên ngã bệnh chết. Thiện Thông khóc lóc, mua quan tài khâm liệm cho cha rồi gửi tạm trong một ngôi chùa cổ ngoài thành. Không còn cha, cô bé thấy mình còn nhỏ, qua lại sông nước không tiện nên muốn tìm một người để nhờ cậy.
Ở phòng cạnh đấy cũng có một người buôn nhang, cũng là người ở phủ Ứng Thiên. Thiện Thông thường ngày thấy chàng ta còn trẻ tuổi mà thành thực bèn hỏi họ tên, chàng ta nói: “Tôi họ Lý tên Anh, tự Tú Khanh, theo cha đi buôn bán từ nhỏ, bây giờ cha tôi già, không chịu nổi sương gió vất vả nên giao việc buôn bán cho tôi.”
Thiện Thông nói: “Tôi tên là Trương Thắng, theo ông ngoại đến đây để học buôn bán, chẳng may ông bị bệnh mất, nay không nơi nương tựa. Nếu túc hạ không ngại thì tôi mong được cùng túc hạ kết nghĩa anh em, hùn hợp với nhau buôn bán, cùng dựa vào nhau”. Lý Anh nói: “Vậy thì hay quá”.
Lý Anh 18 tuổi, lớn hơn Trương Thắng 4 tuổi nên làm anh. Mấy hôm sau, hai anh em bàn nhau sẽ luân lưu cứ một người đi Nam Kinh bán hàng, một người ở lại Lô Châu giao hàng thu nợ. Trương Thắng nói: “Em còn nhỏ tuổi, linh cữu của ông ngoại lại đang ở đây chưa chuyển về được, vậy xin để anh đi bán hàng”. Rồi đem hàng của mình giao tất cả cho Lý Anh. Lý Anh cũng đem số hàng còn lại và sổ nợ của mình giao cho Trương Thắng.
Từ đó, hai người dọn hành lý đến ở chung với nhau. Khi Lý Anh về Lô Châu thì ở phòng Trương Thắng, ban ngày cùng ăn cơm, ban đêm cùng ngủ, nhưng đêm nào Trương Thắng cũng mặc cả áo ngoài mà ngủ, cũng không cởi tất cởi giày. Lý Anh lấy làm lạ hỏi thì Trương Thắng nói: “Em từ nhỏ bị chứng cảm lạnh, cứ cởi quần áo là bị lại, cho nên toàn ngủ như vậy quen rồi”. Lý Anh lại hỏi: “Thế tại sao tai em lại có lỗ như vậy?” Tương Thắng nói: “Hồi nhỏ, cha mẹ em xem bói cho em nói rằng có một cái hạn khó vượt qua nên phải xuyên thủng lỗ tai”. Lý Anh là người thật thà, nghe nói vậy tin ngay.
Năm tháng qua nhanh, chẳng mấy chốc đã được 9 năm, Thiện Thông lúc tới Tô Châu mới 12 tuổi, nay đã 20, trong tay đã có ít tiền nên muốn đem linh cữu cha về an táng ở quê nhà. Nàng bàn với Lý Anh, nói rằng muốn đem linh cữu ông ngoại về quê, Lý Anh nói: “Đó là việc lớn, một mình em đương sao nổi, anh phải đi cùng em thì mới yên tâm. An táng xong xuôi, ta lại cùng về đây.” Trương Thắng nói: “Đa tạ tấm lòng tốt của anh”. Thế là hai người chọn ngày lành, thuê một chiếc thuyền rồi khiêng linh cữu của Hoàng Lão Thực xuống chở về Nam Kinh.
Đến nơi họ thuê một gian phòng ở phía ngoài Triều Dương, để linh cữu ở đấy chờ chọn ngày chôn cất.
Vào đến trong thành, hai người ai về nhà nấy. Lý Anh hỏi: “Anh em của em ở chỗ nào? Anh sẽ đến thăm”.
Trương Thắng nói: “Nhà em ở chỗ cầu Thanh Khê sông Tần Hoài, đến mai mời anh đến uống trà”. Rồi hai người chia tay.
Trương Thắng tới cầu Thanh Khê, nhìn thấy nhà chị gái, bèn tới gõ cửa bước vào.
Lúc này anh rể đi vắng, chị gái Đạo Thông quát: “Thằng ranh nào mà vào nhà người ta đi lung tung như vậy, còn ra thể thống gì nữa? Còn không mau cút đi!”
Trương Thắng vẫn điềm nhiên, cười hì hì vái chào và nói: “Chị ơi, em trai của chị mà sao không nhận ra?”
Chị gái mắng: “Đồ lẻo mép! Em trai nào của tao?”
Trương Thắng nói: “Chị còn nhớ chuyện chín năm về trước không?”. “Nhớ, chỉ có là cha tao không có con trai, chỉ có hai chị em gái chúng tao, em gái tao tên Thiện Thông, 9 năm trước cha mang đi Giang Bắc buôn nhang, đi rồi không về nữa cho đến nay vẫn bặt vô âm tín, chẳng biết sống chết thế nào. Mày là thằng nào mà nhận người khác làm chị?”
Trương Thắng nói: “Chị muốn hỏi về em gái Thiện Thông à? Chính là em đây”. Nói rồi òa khóc. Chị gái còn chưa tin hỏi: “Em gái Thiện Thông sao lại ăn mặc như vậy?”. Thiện Thông bèn kể cho chị nghe mọi chuyện trong 9 năm trời. Rồi hai chị em ôm nhau khóc ròng. Đạo Thông vội mở rương lấy ra váy áo của mình, bảo em tắm gội nước thơm thay đồ con gái. Đến tối Trương Nhị Ca về, Đạo Thông bắt ngủ ở phòng ngoài, hai chị em đắp chung chăn, tâm tình trò chuyện suốt đêm.
Hôm sau thức dậy, Thiện Thông ăn mặc trang điểm xong, hình dung khác hẳn, ra chào lại anh rể. Trước mặt chồng, Đạo Thông cứ khen là em gái đứng đắn, rồi lại khen Lý Tú Khanh: “Nếu chẳng phải chính nhân quân tử thì sao ở cùng được với anh ta lâu như vậy?”. Khen chưa dứt lời thì bỗng nghe ngoài cửa có tiếng đằng hắng hỏi: “Trong nhà có ai không?”
Thiện Thông nhận ra tiếng Tú Khanh bèn bảo chị: “Bảo anh rể ra tiếp chàng ta, em bây giờ không tiện gặp”.
Đạo Thông nói: “Em đã kết nghĩa với chàng ta rồi, chàng ta lại là người tốt, cứ ra gặp, chẳng sao đâu”.
Thiện Thông rất ngượng, không chịu ra. Đạo Thông đành bảo chồng ra tiếp.
Tú Khanh ngồi xuống rồi nói: “Tiểu sinh là Tú Anh, đến đây để thăm chú em Trương Thắng, chẳng hay các hạ là thế nào với chú ấy?” Trương Nhị Ca cười nói: “Tôi là anh rể, chỉ sợ em chúng tôi hôm nay không chịu gặp mặt, uổng công cậu tới đây”. Lý Tú Khanh nói: “Đâu có, tôi với chú ấy là anh em khác họ kết nghĩa với nhau, chú ấy có hẹn tôi hôm nay đến trò chuyện với nhau, sao lại không gặp được?”
Trương Nhị Ca nói: “Có duyên cớ đấy, rồi tôi sẽ từ từ nói cho cậu hay”. Tú Khanh sốt ruột, cứ thúc giục liên hồi, rồi xem chừng muốn phát cáu. Trương Nhị Ca vội chạy vào trong bảo vợ khuyên Thiện Thông ra gặp Tú Khanh, nhưng Thiện Thông vẫn không chịu. Hai vợ chồng bèn nấp sang một bên, để Tú Khanh tự đi vào.
Vừa bước vào trong, trông thấy Thiện Thông, Tú Khanh chưa nhìn kỹ, vội lùi lại bảy, tám bước. Thiện Thông nói: “Anh chớ có nghi ngại, xin lại đây ta nói chuyện với nhau”. Tú Khanh nghe tiếng nói mới biết đó chính là Trương Thắng, bèn lại bước tới vái chào nói: “Sao chú lại ăn mặc thế này?” Thiện Thông nói: “Chuyện dài lắm, xin anh hãy ngồi rồi em gái sẽ từ từ kể anh nghe”.
Hai người ngồi đối diện nhau, Thiện Thông kể rõ đầu đuôi câu chuyện từ lúc 12 tuổi theo cha ra ngoài buôn bán, rồi nói: “Trước nay được anh giúp đỡ rất nhiều, em vô cùng cảm tạ, nhưng từ nay về sau, ngại rằng nam nữ khác nhau nên ta chỉ gặp lần này thôi, không thể gặp lại được nữa”.
Tú Khanh nghe xong, ngẩn người ra, bụng nghĩ mình cùng đi với nhau, cùng nằm một giường, mà không hề biết nàng là con gái, thật là hồ đồ quá!
Một lúc sau chàng ta mới nói: “Em gái hãy nghe anh nói, chúng ta cùng ở với nhau khá lâu, rất hiểu rõ nhau, thôi chuyện cũ không nói nữa, bây giờ em cũng chưa có người yêu, anh cũng chưa có vợ, vậy thì sao ta không thành bạn trăm năm, bên nhau mãi mãi, như vậy chẳng tốt đẹp sao?”
Thiện Thông thẹn đỏ bừng mặt, đứng dậy nói: “Em cảm tạ ơn nghĩa của anh, nên hôm nay mới chẳng kể hiềm nghi, chẳng nề hổ thẹn mà gặp nhau, nay anh lại nói lời thất nghĩa như vậy khiến em thất vọng quá”. Nói rồi vừa quay vào vừa nói: “Thôi anh ra ngay đi, không nên ở lại lâu để người ta đàm tiếu”.
Tú Khanh bị Thiện Thông nói cho như vậy thấy cụt hứng quá. Chàng ta về nhà cứ như si như dại, không sao dứt tình đi được, bèn nhờ bà mối tới nhà họ Trương cầu hôn.
Vợ chồng Trương Nhị Ca mừng rỡ bằng lòng ngay nhưng Thiện Thông thì nhất định không chịu, bảo rằng: “Nếu em mà bằng lòng lấy chàng ta thì bảy năm giữ tiết của em coi như xuống sông xuống biển, há chẳng khiến người ta chê cười sao?”
Bà mối và chị gái khuyên mãi, nàng ta vẫn không chịu. Phía bên kia thì Tú Khanh nhất quyết đòi lấy Thiện Thông làm vợ, ngày nào cũng bắt bà mối qua lại năn nỉ. Năm lần bảy lượt nói khiến Thiện Thông phát cáu, song vẫn không thấy nàng ta lay chuyển chút nào.
Không bao lâu, qua miệng bà mối, chuyện nàng Thiện Thông giả trai đã một truyền mười, mười truyền trăm, rồi khắp kinh thành ai cũng biết, người thì khen hay, kẻ thì khen lạ, cả đến một số vị quan khi nói đến cũng phải khen không ngớt miệng: “Hiếm có, hiếm có!”
Có ông quan Thủ bị họ Lý, mới đầu không tin, sai người ngầm dò xét, mới biết sự tình đúng như vậy. Quan bèn cho gọi Lý Tú Khanh tới hỏi, thấy chuyện đều xác thực. Mới hỏi Tú Khanh rằng thiên hạ có vô số người đẹp, sao cứ nhất định phải lấy con gái nhà họ Hoàng. Tú Khanh đáp: “Tiểu sinh với nàng ta có mối thâm tình như chân với tay, không thể nào cắt rời được. Ngoài nàng ra, tiểu sinh không lấy ai cả”.
Lý Công rất thương Tú Khanh, bèn giữ chàng ta ở lại trong phủ quan. Ngày hôm sau ông tìm một bà mối tới, nói rằng mình có một đứa cháu muốn lấy cô con gái nhà họ Hoàng làm vợ, nhờ bà mối đến nói trước. Cả kinh thành ai chả biết quyền thế của Lý Công, cho nên bà mối vừa mới nói là kết quả ngay.
Lý Công tự bỏ tiền của ra làm sính lễ cho Tú Khanh, lại thuê một căn phòng cho Tú Khanh vào ở trước trong đó. Đến hôm cuới, Lý Công đến nơi, đích thân chủ trì hôn lễ. Sau khi giao bái, vợ chồng nhìn nhau. Lúc này Thiện Thông mới biết mình mắc mưu của Lý Công rồi, nhưng sự đã vậy rồi không thể khác được. Lý Công bèn thật sự nhận Tú Khanh làm cháu, bỏ ra rất nhiều tiền sắm sửa đồ cưới cho Thiện Thông, các cấp quan lại cũng đua nhau đến mừng. Từ đó Lý Khanh trở thành nhà giàu có trong kinh thành, vợ chồng thương yêu nhau, sinh liền hai cậu con trai, sau đều học hành đỗ đạt làm quan.
Tống Tứ Công ghét kẻ ác (Tam ngôn)
Ở phủ Khai Phong có một tài chủ lớn họ Trương tên Phú, mọi người thường gọi là Trương Viên Ngoại. Ông ta mở một cửa hiệu bán hàng. Do tính tình rất keo kiệt nên người ta đặt cho một biệt hiệu là “Trương Viên Ngoại keo kiệt”.
Một buổi trưa, Trương Viên Ngoại đang ăn cơm nguội trong nhà, hai người làm công đang đếm tiền ngoài cửa hiệu, bỗng có một gã ăn mày cởi trần, mình xăm vẽ, tay cầm một cái vợt đựng tiền bước vào xin tiền. Hai người làm công thấy ông chủ không có đấy bèn lấy hai đồng xu ném vào cái vợt cho gã. Trương Viên Ngoại nhìn qua rèm cửa thấy rõ bèn bước ra mắng: “Giỏi lắm! Thằng kia! Sao mày dám lấy tiền cho nó? Mỗi ngày hai đồng xu, ngàn ngày là hai quan rồi!” Vừa nói vừa bước vội ra ngoài, đuổi theo gã ăn mày, giật lấy cái vợt rồi vơ hết tiền trong đó đổ vào đống tiền của mình, lại bảo người canh cửa đánh cho gã một trận.
Gã ăn mày bị đánh mà không dám làm gì, chỉ đứng xa xa trỏ vào cửa hiệu mà chửi. Lúc đó, có một ông già ăn mặc như lính cai ngục bước tới khuyên giải rằng: “Thôi bác ạ, cái lão Trương Viên Ngoại keo kiệt đó chẳng biết điều đâu, đừng tranh cãi gì với lão. Tôi cho bác hai lượng bạc đây, cầm lấy mà làm vốn buôn củ cải, thế là cũng thành người buôn bán rồi”. Gã ăn mày nhận bạc, cảm ơn rồi bỏ đi.
Ông già đó người Phụng Ninh, huyện Trịnh Châu, họ Tống, là con thứ tư nên người ta thường gọi là Tống Tứ công, là một cường đạo giang hồ nổi tiếng. Tối hôm đó, Tống Tứ công bỏ ra bốn xu mua hai bịch thức ăn giắt vào người, đợi đến canh ba tới trước cửa nhà lão keo kiệt, lừa lúc tối trời vắng ngắt, dùng tài nghệ phi thân, vượt qua tường vào trong.
Nhìn hai bên đều là các phòng có hành lang, một gian hãy còn sáng đèn. Tống Tứ công nhờ ánh sáng đi vòng qua chuồng ngựa. Thấy một con chó xông tới sủa, bèn ném luôn bịch thức ăn vào nó. Ăn hết bịch, con chó lập tức lăn quay xuống đất, thì ra thức ăn có trộn lẫn bả độc.
Lại đi tiếp thì nghe thấy tiếng gieo xúc xắc của năm, sáu tên canh gian phòng để bạc. Tống Tứ công lại móc trong người ra một cái hộp nhỏ, bỏ vào đấy một chút thuốc rồi châm lửa. Lập tức mùi hương bốc lên ngào ngạt. Mấy tên canh cửa hít hà rồi nói: “Thơm quá! Viên ngoại ngày nào cũng thắp hương”. Hít thở một lát, tất cả đều ngã quay. Tống Tứ công đi thẳng vào, thấy còn nửa bàn thức ăn và rượu, bèn ăn hết sạch. Bọn canh cửa mắt mở trừng trừng song không động cựa nói năng gì được.
Ăn no rồi, Tống Tứ công đến chỗ để bạc thấy cửa có khóa to bằng cánh tay, bèn móc trong người ra một chiếc chìa, mở khóa bước vào trong, thấy một hình người bằng giấy tay cầm một thỏi bạc hình tròn. Vốn người nộm này được nối với một bộ phận quay, nếu ấn vào người nộm, thỏi bạc hình tròn sẽ rơi ngay xuống đất rồi theo một cái máng lăn đến trước giường nằm của Viên ngoại, đánh thức lão dậy. Tống Tứ công không để thỏi bạc kịp lăn, nhặt luôn lấy rồi lại ấn nhiều lần nữa, cứ vậy vơ vét sạch số bạc ở đó. Xong xuôi, lại lấy trong người ra một cây bút rồi đề lên vách bốn câu thơ như sau:
Tống quốc tiêu dao hán
Tứ hải tận lưu danh
Tằng thượng thái bình đỉnh
Đáo xứ hữu danh thanh.
(Kẻ giang hồ nước Tống
Khắp bốn biển lưu danh
Từng dẹp yên kẻ bạo
Nổi tiếng khắp kinh thành).
Viết xong, cửa cũng chẳng đóng, bỏ đi luôn, đi suốt đêm cho tới Trịnh Châu.
Lại nói về Trương Viên ngoại sáng ra tỉnh dậy thấy bị trộm lấy hết bạc bèn lập tức cáo quan. Quan Phủ doãn Khai Phong là Đằng Đại Doãn bèn sai nha lại là Vương Tôn đi tra xét trước.
Vương Tôn đem theo thủ hạ đến nhà họ Trương. Vào chỗ để bạc thấy bốn câu thơ trên tường. Một tên thủ hạ nói: “Chẳng phải ai đâu mà chính là Tống Tứ công lấy đấy thôi!” Vương Tôn hỏi: “Làm sao mi biết?” Tên đó nói: “Bốn câu thơ này nếu ghép những chữ đầu lại thì sẽ thành câu “Tống Tứ tằng đáo” (Tống Tứ đã đến đây).
Vương Tôn nói: “Từ lâu ta đã nghe nói giới đạo tặc có Tống Tứ công, là người Trịnh Châu, thủ đoạn cao cường, lần này chắc đúng là hắn rồi”.
Vương Tôn bèn lập tức đem thủ hạ đi Trịnh Châu bắt Tống Tứ công. Đến nơi, do dọc đường luôn hỏi thăm nên tìm được nhà ngay. Ngoài cửa có một quán trà nhỏ, mọi người bước vào uống trà. Vương Tôn bảo ông già rót trà: “Hãy mời Tứ công ra cùng uống trà!” Ông già nói: “Ông tôi bị bệnh, còn nằm chưa dậy, để tôi vào thưa”. Ông già vào rồi bỗng nghe tiếng Tống Tứ công ở phía trong quát lớn: “Bệnh đau đầu của ta lại tái phát rồi, bảo lão đi mua ba xu cháo sao lão không mua? Ngày ngày bỏ ra bao nhiêu tiền nuôi lão mà lão không chịu hết lòng hết sức thì ta cần lão làm gì nữa?” Rồi lại nghe tiếng đánh lão già đen đét.
Lát sau, thấy lão già tay cầm bát đi ra nói: “Các vị hãy ngồi đợi một chút, Tống Tứ công sai tôi đi mua cháo, ông ăn xong sẽ ra”. Thế nhưng mọi người đợi mãi cũng không thấy lão mua cháo về. Tống Tứ công cũng không thấy ra. Mọi người sốt ruột mới xông vào trong thì thấy một ông già bị trói vào chân ghế tựa. Tưởng là Tống Tứ công, toan bắt lấy, thì ông già nói: “Tôi là người rót trà, người vừa mang bát đi mua cháo mới là Tống Tứ công”.
Mọi người nghe nói, giật nẩy người, kêu lên: “Thật là cao thủ! Chúng ta không nhìn kỹ, bị hắn lừa rồi!”
Đành ra ngoài truy tìm song tìm đâu cho thấy được.
Thì ra lúc bọn công sai uống trà, Tống Tứ công đang ở bên trong, nghe chúng nói giọng Đông Kinh bèn lén dòm ra thấy đúng bọn đi bắt người, bụng thấy hơi nghi hoặc mới cố ý mắng mỏ rồi đổi quần áo cho ông già, cúi đầu đi ra, nói là đi mua cháo để đánh lừa rồi vội vã trốn đi luôn.
Tống Tứ công trốn thoát rồi, ẩn tránh mấy ngày ở vùng ngoài rồi lại trở vào Đông Kinh. Một hôm, đang ngồi uống rượu trong quán bỗng nhìn thấy sư đệ Triệu Chính. Hai người hàn huyên với nhau một lúc, rồi Triệu Chính nói: “Sư huynh, nghe nói sư huynh trúng được một món làm ăn phải không?” Tống Tứ công nói: “Cũng chẳng mấy, chỉ có bốn, năm vạn quan tiền thôi”. Triệu Chính lại nói: “Dưới chỗ cầu Bạch Hổ có một ngôi nhà, đó là nhà của Tiền đại vương, cũng có một món bở đấy”. Tống Tứ công nói: “Thế thì tốt. Đêm nay chúng ta sẽ ra tay”.
Thế là khoảng canh ba đêm đó, Tống Tứ công ở ngoài tiếp ứng, Triệu Chính đào ngạch chui được vào chỗ để bạc của Tiền đại vương, lấy trộm ba vạn quan tiền và một cái đai lưng bằng ngọc.
Ngày hôm sau, Tiền đại vương viết thư báo với Đằng Đại Doãn. Đằng Đại Doãn đọc xong, nổi giận nói: “Trong thành Đông Kinh mà lại có bọn giặc này sao?” Bèn lập tức gọi sai nha Mã Hàn tới, hẹn cho ba ngày phải bắt được thủ phạm đem về xử.
Hai ngày sau, Mã Hàn về bẩm: “Tiểu nhân đã truy ra tên trộm này tên gọi Triều Chính, rất lợi hại. Nghe nói hắn là sư đệ của Tống Tứ công ở Trịnh Châu, nếu bắt được Tống Tứ công ắt sẽ bắt được hắn”. Đằng Đại Doãn chợt nhớ vụ Tống Tứ công ăn trộm nhà Trương Phú, bèn lập tức cho gọi Vương Tôn đến, sai hắn phối hợp với Mã Hàn bắt cho được hai tên trộm này.
Vương Tôn nói: “Tên trộm này hành tung bất định, xin đại nhân gia hạn cho mấy ngày. Ngoài ra xin cấp cho ít tiền nữa để yết bảng thông báo, nếu có kẻ ham tiền thưởng tới báo thì công việc sẽ dễ dàng.”
Đằng Đại Doãn đồng ý, cho hạn một tháng. Rồi lại sai yết bảng ghi rõ: Ai biết hai tên trộm này ở đâu tới báo quan sẽ được thưởng một ngàn quan tiền.
Mã Hàn, Vương Tôn bèn đem bảng văn tới gặp Tiền đại vương. Tiền đại vương cũng đồng ý chi ra một ngàn quan tiền. Hai gã này lại đến nhà Trương Viên ngoại, lại yêu cầu lão xuất tiền thưởng. Nhưng Trương Phú keo kiệt đã bị mất trộm năm vạn quan rồi, đời nào chịu chi nữa. Mọi người nói mãi, lão mới chịu xuất ra năm trăm quan.
Bảng văn yết lên, người đến xem đông nghịt. Tống Tứ công cũng tới đọc rồi bàn với Triệu Chính rằng hai người sẽ thực hiện một diệu kế: Triệu Chính sẽ đưa Tống Tứ công cái đai ngọc trộm được của nhà Tiền đại vương, Tống Tứ công sẽ đưa cho Triệu Chính cái bọc trộm được của nhà Trương Viên ngoại, rồi bắt đầu hành sự.
Tống Tứ công vừa ra khỏi cửa thì thấy ngay gã ăn mày bữa trước gặp ở nhà Trương Viên ngoại, bèn kéo lại bảo: “Hôm nay ta có việc nhờ đến người đây!”.
Gã ăn mày nói: “Ân nhân có gì sai bảo?”
Tống Tứ công nói: “Lần này cho ngươi kiếm một ngàn quan để nuôi cả nhà!”
Gã ăn mày thất kinh nói: “Chết! Tiểu nhân chẳng có phúc vậy đâu!”
“Ngươi cứ làm theo ta, tự khắc sẽ có”.
Bèn đưa cho lão cái đai lưng ngọc bảo đem đến nhà Trương Viên ngoại cầm cố. Sau đó lại đến nhà Tiền đại vương báo cho họ biết.
Gã ăn mày đem cầm chiếc đai được ba trăm quan. Sau đó chạy đến nói với Tiền đại vương rằng: “Bẩm đại vương, tiểu nhân đến nhà Trương Viên ngoại cầm đồ, vừa lúc thấy lão chủ quản đang bán cho khách một chiếc đai lưng bằng ngọc, đòi giá một ngàn năm trăm lượng. Có người nói cái đai đó họ lấy ở phủ của đại vương nên tiểu nhân đến đây báo rõ”.
Tiền đại vương lập tức sai hơn một trăm quân lính, tiến như bay đến nhà Trương Viên ngoại lục soát, quả nhiên tìm thấy chiếc đai ngọc đúng là của nhà mình, bèn thưởng tiền cho gã ăn mày, rồi đích thân giải Trương Viên ngoại về phủ Khai Phong để xét xử.
Đằng Đại Doãn tìm mãi không ra thủ phạm vụ trộm, nay lại chính là Tiền đại vương dẫn hắn tới, trong lòng thấy ngượng quá, bèn sai lính đánh cho thật đau. Trương Viên ngoại bị đánh tơi bời, không kịp khai cho rõ ràng, cuối cùng chịu không nổi đành phải nhận đền bồi cho Tiền đại vương. Đằng Đại Doãn cũng biết là lão bị oan nên tha cho về.
Còn Triều Chính sau khi cầm bọc tang vật mà Tống Tứ công ăn trộm nhà Trương Viên ngoại, bèn đem giấu vào nhà của hai tên sai nha Mã Hàn, Vương Tôn, sau đó cho người đi báo quan. Đằng Đại Doãn nửa tin, nửa ngờ bèn sai tên Lý Thuận tới khám xét. Quả nhiên tìm thấy dưới gầm giường của hai nhà đó. Mã Hàn, Vương Tôn cả hai tên đều bị bắt giam ngay vào ngục.
Khi Thiện Thông mười hai tuổi thì mẹ bị bệnh qua đời, Hoàng Lão Thực lo tang ma cho vợ xong lại đi Giang Bắc để bán nhang sinh sống. Nhưng ông lo lắng không dám để Thiện Thông ở nhà một mình, mà đem gửi ở nhà chị gái thì cũng không tiện. Nghĩ đi nghĩ lại đến mấy ngày, bỗng nảy ra một cách tuyệt diệu.
Hôm lên đường, Hoàng Lão Thực cho con ăn mặc giả trai rồi hai cha con chuẩn bị hàng đi thuyền đến phủ Lô Châu thuộc vùng Giang Bắc. Mọi người ở Giang Bắc thấy Thiện Thông mặt mũi thanh tú, ai cũng khen, hỏi thằng bé là thế nào. Hoàng Lão Thực nói: “Nó là cháu ngoại tôi tên gọi Trương Thắng, tôi không có con trai nên mang nó đi theo để sau này nó kế nghiệp nghề buôn bán của tôi”. Mọi người nghe nói chẳng ai nghi hoặc gì.
Hoàng Lão Thực thuê một gian phòng nhỏ để ở, hàng ngày đi đưa hàng thu nợ, để Thiện Thông ở nhà coi nhà. Thiện Thông chẳng ngó nghiêng gì, cũng chẳng ra ngoài đi lung tung, mọi người bảo cậu bé này còn hiền hơn cả ông ngoại và ai cũng thích.
Thế nhưng trời đất mưa gió không lường. Hoàng Lão Thực ở Lô Châu chưa được hai năm thì đột nhiên ngã bệnh chết. Thiện Thông khóc lóc, mua quan tài khâm liệm cho cha rồi gửi tạm trong một ngôi chùa cổ ngoài thành. Không còn cha, cô bé thấy mình còn nhỏ, qua lại sông nước không tiện nên muốn tìm một người để nhờ cậy.
Ở phòng cạnh đấy cũng có một người buôn nhang, cũng là người ở phủ Ứng Thiên. Thiện Thông thường ngày thấy chàng ta còn trẻ tuổi mà thành thực bèn hỏi họ tên, chàng ta nói: “Tôi họ Lý tên Anh, tự Tú Khanh, theo cha đi buôn bán từ nhỏ, bây giờ cha tôi già, không chịu nổi sương gió vất vả nên giao việc buôn bán cho tôi.”
Thiện Thông nói: “Tôi tên là Trương Thắng, theo ông ngoại đến đây để học buôn bán, chẳng may ông bị bệnh mất, nay không nơi nương tựa. Nếu túc hạ không ngại thì tôi mong được cùng túc hạ kết nghĩa anh em, hùn hợp với nhau buôn bán, cùng dựa vào nhau”. Lý Anh nói: “Vậy thì hay quá”.
Lý Anh 18 tuổi, lớn hơn Trương Thắng 4 tuổi nên làm anh. Mấy hôm sau, hai anh em bàn nhau sẽ luân lưu cứ một người đi Nam Kinh bán hàng, một người ở lại Lô Châu giao hàng thu nợ. Trương Thắng nói: “Em còn nhỏ tuổi, linh cữu của ông ngoại lại đang ở đây chưa chuyển về được, vậy xin để anh đi bán hàng”. Rồi đem hàng của mình giao tất cả cho Lý Anh. Lý Anh cũng đem số hàng còn lại và sổ nợ của mình giao cho Trương Thắng.
Từ đó, hai người dọn hành lý đến ở chung với nhau. Khi Lý Anh về Lô Châu thì ở phòng Trương Thắng, ban ngày cùng ăn cơm, ban đêm cùng ngủ, nhưng đêm nào Trương Thắng cũng mặc cả áo ngoài mà ngủ, cũng không cởi tất cởi giày. Lý Anh lấy làm lạ hỏi thì Trương Thắng nói: “Em từ nhỏ bị chứng cảm lạnh, cứ cởi quần áo là bị lại, cho nên toàn ngủ như vậy quen rồi”. Lý Anh lại hỏi: “Thế tại sao tai em lại có lỗ như vậy?” Tương Thắng nói: “Hồi nhỏ, cha mẹ em xem bói cho em nói rằng có một cái hạn khó vượt qua nên phải xuyên thủng lỗ tai”. Lý Anh là người thật thà, nghe nói vậy tin ngay.
Năm tháng qua nhanh, chẳng mấy chốc đã được 9 năm, Thiện Thông lúc tới Tô Châu mới 12 tuổi, nay đã 20, trong tay đã có ít tiền nên muốn đem linh cữu cha về an táng ở quê nhà. Nàng bàn với Lý Anh, nói rằng muốn đem linh cữu ông ngoại về quê, Lý Anh nói: “Đó là việc lớn, một mình em đương sao nổi, anh phải đi cùng em thì mới yên tâm. An táng xong xuôi, ta lại cùng về đây.” Trương Thắng nói: “Đa tạ tấm lòng tốt của anh”. Thế là hai người chọn ngày lành, thuê một chiếc thuyền rồi khiêng linh cữu của Hoàng Lão Thực xuống chở về Nam Kinh.
Đến nơi họ thuê một gian phòng ở phía ngoài Triều Dương, để linh cữu ở đấy chờ chọn ngày chôn cất.
Vào đến trong thành, hai người ai về nhà nấy. Lý Anh hỏi: “Anh em của em ở chỗ nào? Anh sẽ đến thăm”.
Trương Thắng nói: “Nhà em ở chỗ cầu Thanh Khê sông Tần Hoài, đến mai mời anh đến uống trà”. Rồi hai người chia tay.
Trương Thắng tới cầu Thanh Khê, nhìn thấy nhà chị gái, bèn tới gõ cửa bước vào.
Lúc này anh rể đi vắng, chị gái Đạo Thông quát: “Thằng ranh nào mà vào nhà người ta đi lung tung như vậy, còn ra thể thống gì nữa? Còn không mau cút đi!”
Trương Thắng vẫn điềm nhiên, cười hì hì vái chào và nói: “Chị ơi, em trai của chị mà sao không nhận ra?”
Chị gái mắng: “Đồ lẻo mép! Em trai nào của tao?”
Trương Thắng nói: “Chị còn nhớ chuyện chín năm về trước không?”. “Nhớ, chỉ có là cha tao không có con trai, chỉ có hai chị em gái chúng tao, em gái tao tên Thiện Thông, 9 năm trước cha mang đi Giang Bắc buôn nhang, đi rồi không về nữa cho đến nay vẫn bặt vô âm tín, chẳng biết sống chết thế nào. Mày là thằng nào mà nhận người khác làm chị?”
Trương Thắng nói: “Chị muốn hỏi về em gái Thiện Thông à? Chính là em đây”. Nói rồi òa khóc. Chị gái còn chưa tin hỏi: “Em gái Thiện Thông sao lại ăn mặc như vậy?”. Thiện Thông bèn kể cho chị nghe mọi chuyện trong 9 năm trời. Rồi hai chị em ôm nhau khóc ròng. Đạo Thông vội mở rương lấy ra váy áo của mình, bảo em tắm gội nước thơm thay đồ con gái. Đến tối Trương Nhị Ca về, Đạo Thông bắt ngủ ở phòng ngoài, hai chị em đắp chung chăn, tâm tình trò chuyện suốt đêm.
Hôm sau thức dậy, Thiện Thông ăn mặc trang điểm xong, hình dung khác hẳn, ra chào lại anh rể. Trước mặt chồng, Đạo Thông cứ khen là em gái đứng đắn, rồi lại khen Lý Tú Khanh: “Nếu chẳng phải chính nhân quân tử thì sao ở cùng được với anh ta lâu như vậy?”. Khen chưa dứt lời thì bỗng nghe ngoài cửa có tiếng đằng hắng hỏi: “Trong nhà có ai không?”
Thiện Thông nhận ra tiếng Tú Khanh bèn bảo chị: “Bảo anh rể ra tiếp chàng ta, em bây giờ không tiện gặp”.
Đạo Thông nói: “Em đã kết nghĩa với chàng ta rồi, chàng ta lại là người tốt, cứ ra gặp, chẳng sao đâu”.
Thiện Thông rất ngượng, không chịu ra. Đạo Thông đành bảo chồng ra tiếp.
Tú Khanh ngồi xuống rồi nói: “Tiểu sinh là Tú Anh, đến đây để thăm chú em Trương Thắng, chẳng hay các hạ là thế nào với chú ấy?” Trương Nhị Ca cười nói: “Tôi là anh rể, chỉ sợ em chúng tôi hôm nay không chịu gặp mặt, uổng công cậu tới đây”. Lý Tú Khanh nói: “Đâu có, tôi với chú ấy là anh em khác họ kết nghĩa với nhau, chú ấy có hẹn tôi hôm nay đến trò chuyện với nhau, sao lại không gặp được?”
Trương Nhị Ca nói: “Có duyên cớ đấy, rồi tôi sẽ từ từ nói cho cậu hay”. Tú Khanh sốt ruột, cứ thúc giục liên hồi, rồi xem chừng muốn phát cáu. Trương Nhị Ca vội chạy vào trong bảo vợ khuyên Thiện Thông ra gặp Tú Khanh, nhưng Thiện Thông vẫn không chịu. Hai vợ chồng bèn nấp sang một bên, để Tú Khanh tự đi vào.
Vừa bước vào trong, trông thấy Thiện Thông, Tú Khanh chưa nhìn kỹ, vội lùi lại bảy, tám bước. Thiện Thông nói: “Anh chớ có nghi ngại, xin lại đây ta nói chuyện với nhau”. Tú Khanh nghe tiếng nói mới biết đó chính là Trương Thắng, bèn lại bước tới vái chào nói: “Sao chú lại ăn mặc thế này?” Thiện Thông nói: “Chuyện dài lắm, xin anh hãy ngồi rồi em gái sẽ từ từ kể anh nghe”.
Hai người ngồi đối diện nhau, Thiện Thông kể rõ đầu đuôi câu chuyện từ lúc 12 tuổi theo cha ra ngoài buôn bán, rồi nói: “Trước nay được anh giúp đỡ rất nhiều, em vô cùng cảm tạ, nhưng từ nay về sau, ngại rằng nam nữ khác nhau nên ta chỉ gặp lần này thôi, không thể gặp lại được nữa”.
Tú Khanh nghe xong, ngẩn người ra, bụng nghĩ mình cùng đi với nhau, cùng nằm một giường, mà không hề biết nàng là con gái, thật là hồ đồ quá!
Một lúc sau chàng ta mới nói: “Em gái hãy nghe anh nói, chúng ta cùng ở với nhau khá lâu, rất hiểu rõ nhau, thôi chuyện cũ không nói nữa, bây giờ em cũng chưa có người yêu, anh cũng chưa có vợ, vậy thì sao ta không thành bạn trăm năm, bên nhau mãi mãi, như vậy chẳng tốt đẹp sao?”
Thiện Thông thẹn đỏ bừng mặt, đứng dậy nói: “Em cảm tạ ơn nghĩa của anh, nên hôm nay mới chẳng kể hiềm nghi, chẳng nề hổ thẹn mà gặp nhau, nay anh lại nói lời thất nghĩa như vậy khiến em thất vọng quá”. Nói rồi vừa quay vào vừa nói: “Thôi anh ra ngay đi, không nên ở lại lâu để người ta đàm tiếu”.
Tú Khanh bị Thiện Thông nói cho như vậy thấy cụt hứng quá. Chàng ta về nhà cứ như si như dại, không sao dứt tình đi được, bèn nhờ bà mối tới nhà họ Trương cầu hôn.
Vợ chồng Trương Nhị Ca mừng rỡ bằng lòng ngay nhưng Thiện Thông thì nhất định không chịu, bảo rằng: “Nếu em mà bằng lòng lấy chàng ta thì bảy năm giữ tiết của em coi như xuống sông xuống biển, há chẳng khiến người ta chê cười sao?”
Bà mối và chị gái khuyên mãi, nàng ta vẫn không chịu. Phía bên kia thì Tú Khanh nhất quyết đòi lấy Thiện Thông làm vợ, ngày nào cũng bắt bà mối qua lại năn nỉ. Năm lần bảy lượt nói khiến Thiện Thông phát cáu, song vẫn không thấy nàng ta lay chuyển chút nào.
Không bao lâu, qua miệng bà mối, chuyện nàng Thiện Thông giả trai đã một truyền mười, mười truyền trăm, rồi khắp kinh thành ai cũng biết, người thì khen hay, kẻ thì khen lạ, cả đến một số vị quan khi nói đến cũng phải khen không ngớt miệng: “Hiếm có, hiếm có!”
Có ông quan Thủ bị họ Lý, mới đầu không tin, sai người ngầm dò xét, mới biết sự tình đúng như vậy. Quan bèn cho gọi Lý Tú Khanh tới hỏi, thấy chuyện đều xác thực. Mới hỏi Tú Khanh rằng thiên hạ có vô số người đẹp, sao cứ nhất định phải lấy con gái nhà họ Hoàng. Tú Khanh đáp: “Tiểu sinh với nàng ta có mối thâm tình như chân với tay, không thể nào cắt rời được. Ngoài nàng ra, tiểu sinh không lấy ai cả”.
Lý Công rất thương Tú Khanh, bèn giữ chàng ta ở lại trong phủ quan. Ngày hôm sau ông tìm một bà mối tới, nói rằng mình có một đứa cháu muốn lấy cô con gái nhà họ Hoàng làm vợ, nhờ bà mối đến nói trước. Cả kinh thành ai chả biết quyền thế của Lý Công, cho nên bà mối vừa mới nói là kết quả ngay.
Lý Công tự bỏ tiền của ra làm sính lễ cho Tú Khanh, lại thuê một căn phòng cho Tú Khanh vào ở trước trong đó. Đến hôm cuới, Lý Công đến nơi, đích thân chủ trì hôn lễ. Sau khi giao bái, vợ chồng nhìn nhau. Lúc này Thiện Thông mới biết mình mắc mưu của Lý Công rồi, nhưng sự đã vậy rồi không thể khác được. Lý Công bèn thật sự nhận Tú Khanh làm cháu, bỏ ra rất nhiều tiền sắm sửa đồ cưới cho Thiện Thông, các cấp quan lại cũng đua nhau đến mừng. Từ đó Lý Khanh trở thành nhà giàu có trong kinh thành, vợ chồng thương yêu nhau, sinh liền hai cậu con trai, sau đều học hành đỗ đạt làm quan.
Tống Tứ Công ghét kẻ ác (Tam ngôn)
Ở phủ Khai Phong có một tài chủ lớn họ Trương tên Phú, mọi người thường gọi là Trương Viên Ngoại. Ông ta mở một cửa hiệu bán hàng. Do tính tình rất keo kiệt nên người ta đặt cho một biệt hiệu là “Trương Viên Ngoại keo kiệt”.
Một buổi trưa, Trương Viên Ngoại đang ăn cơm nguội trong nhà, hai người làm công đang đếm tiền ngoài cửa hiệu, bỗng có một gã ăn mày cởi trần, mình xăm vẽ, tay cầm một cái vợt đựng tiền bước vào xin tiền. Hai người làm công thấy ông chủ không có đấy bèn lấy hai đồng xu ném vào cái vợt cho gã. Trương Viên Ngoại nhìn qua rèm cửa thấy rõ bèn bước ra mắng: “Giỏi lắm! Thằng kia! Sao mày dám lấy tiền cho nó? Mỗi ngày hai đồng xu, ngàn ngày là hai quan rồi!” Vừa nói vừa bước vội ra ngoài, đuổi theo gã ăn mày, giật lấy cái vợt rồi vơ hết tiền trong đó đổ vào đống tiền của mình, lại bảo người canh cửa đánh cho gã một trận.
Gã ăn mày bị đánh mà không dám làm gì, chỉ đứng xa xa trỏ vào cửa hiệu mà chửi. Lúc đó, có một ông già ăn mặc như lính cai ngục bước tới khuyên giải rằng: “Thôi bác ạ, cái lão Trương Viên Ngoại keo kiệt đó chẳng biết điều đâu, đừng tranh cãi gì với lão. Tôi cho bác hai lượng bạc đây, cầm lấy mà làm vốn buôn củ cải, thế là cũng thành người buôn bán rồi”. Gã ăn mày nhận bạc, cảm ơn rồi bỏ đi.
Ông già đó người Phụng Ninh, huyện Trịnh Châu, họ Tống, là con thứ tư nên người ta thường gọi là Tống Tứ công, là một cường đạo giang hồ nổi tiếng. Tối hôm đó, Tống Tứ công bỏ ra bốn xu mua hai bịch thức ăn giắt vào người, đợi đến canh ba tới trước cửa nhà lão keo kiệt, lừa lúc tối trời vắng ngắt, dùng tài nghệ phi thân, vượt qua tường vào trong.
Nhìn hai bên đều là các phòng có hành lang, một gian hãy còn sáng đèn. Tống Tứ công nhờ ánh sáng đi vòng qua chuồng ngựa. Thấy một con chó xông tới sủa, bèn ném luôn bịch thức ăn vào nó. Ăn hết bịch, con chó lập tức lăn quay xuống đất, thì ra thức ăn có trộn lẫn bả độc.
Lại đi tiếp thì nghe thấy tiếng gieo xúc xắc của năm, sáu tên canh gian phòng để bạc. Tống Tứ công lại móc trong người ra một cái hộp nhỏ, bỏ vào đấy một chút thuốc rồi châm lửa. Lập tức mùi hương bốc lên ngào ngạt. Mấy tên canh cửa hít hà rồi nói: “Thơm quá! Viên ngoại ngày nào cũng thắp hương”. Hít thở một lát, tất cả đều ngã quay. Tống Tứ công đi thẳng vào, thấy còn nửa bàn thức ăn và rượu, bèn ăn hết sạch. Bọn canh cửa mắt mở trừng trừng song không động cựa nói năng gì được.
Ăn no rồi, Tống Tứ công đến chỗ để bạc thấy cửa có khóa to bằng cánh tay, bèn móc trong người ra một chiếc chìa, mở khóa bước vào trong, thấy một hình người bằng giấy tay cầm một thỏi bạc hình tròn. Vốn người nộm này được nối với một bộ phận quay, nếu ấn vào người nộm, thỏi bạc hình tròn sẽ rơi ngay xuống đất rồi theo một cái máng lăn đến trước giường nằm của Viên ngoại, đánh thức lão dậy. Tống Tứ công không để thỏi bạc kịp lăn, nhặt luôn lấy rồi lại ấn nhiều lần nữa, cứ vậy vơ vét sạch số bạc ở đó. Xong xuôi, lại lấy trong người ra một cây bút rồi đề lên vách bốn câu thơ như sau:
Tống quốc tiêu dao hán
Tứ hải tận lưu danh
Tằng thượng thái bình đỉnh
Đáo xứ hữu danh thanh.
(Kẻ giang hồ nước Tống
Khắp bốn biển lưu danh
Từng dẹp yên kẻ bạo
Nổi tiếng khắp kinh thành).
Viết xong, cửa cũng chẳng đóng, bỏ đi luôn, đi suốt đêm cho tới Trịnh Châu.
Lại nói về Trương Viên ngoại sáng ra tỉnh dậy thấy bị trộm lấy hết bạc bèn lập tức cáo quan. Quan Phủ doãn Khai Phong là Đằng Đại Doãn bèn sai nha lại là Vương Tôn đi tra xét trước.
Vương Tôn đem theo thủ hạ đến nhà họ Trương. Vào chỗ để bạc thấy bốn câu thơ trên tường. Một tên thủ hạ nói: “Chẳng phải ai đâu mà chính là Tống Tứ công lấy đấy thôi!” Vương Tôn hỏi: “Làm sao mi biết?” Tên đó nói: “Bốn câu thơ này nếu ghép những chữ đầu lại thì sẽ thành câu “Tống Tứ tằng đáo” (Tống Tứ đã đến đây).
Vương Tôn nói: “Từ lâu ta đã nghe nói giới đạo tặc có Tống Tứ công, là người Trịnh Châu, thủ đoạn cao cường, lần này chắc đúng là hắn rồi”.
Vương Tôn bèn lập tức đem thủ hạ đi Trịnh Châu bắt Tống Tứ công. Đến nơi, do dọc đường luôn hỏi thăm nên tìm được nhà ngay. Ngoài cửa có một quán trà nhỏ, mọi người bước vào uống trà. Vương Tôn bảo ông già rót trà: “Hãy mời Tứ công ra cùng uống trà!” Ông già nói: “Ông tôi bị bệnh, còn nằm chưa dậy, để tôi vào thưa”. Ông già vào rồi bỗng nghe tiếng Tống Tứ công ở phía trong quát lớn: “Bệnh đau đầu của ta lại tái phát rồi, bảo lão đi mua ba xu cháo sao lão không mua? Ngày ngày bỏ ra bao nhiêu tiền nuôi lão mà lão không chịu hết lòng hết sức thì ta cần lão làm gì nữa?” Rồi lại nghe tiếng đánh lão già đen đét.
Lát sau, thấy lão già tay cầm bát đi ra nói: “Các vị hãy ngồi đợi một chút, Tống Tứ công sai tôi đi mua cháo, ông ăn xong sẽ ra”. Thế nhưng mọi người đợi mãi cũng không thấy lão mua cháo về. Tống Tứ công cũng không thấy ra. Mọi người sốt ruột mới xông vào trong thì thấy một ông già bị trói vào chân ghế tựa. Tưởng là Tống Tứ công, toan bắt lấy, thì ông già nói: “Tôi là người rót trà, người vừa mang bát đi mua cháo mới là Tống Tứ công”.
Mọi người nghe nói, giật nẩy người, kêu lên: “Thật là cao thủ! Chúng ta không nhìn kỹ, bị hắn lừa rồi!”
Đành ra ngoài truy tìm song tìm đâu cho thấy được.
Thì ra lúc bọn công sai uống trà, Tống Tứ công đang ở bên trong, nghe chúng nói giọng Đông Kinh bèn lén dòm ra thấy đúng bọn đi bắt người, bụng thấy hơi nghi hoặc mới cố ý mắng mỏ rồi đổi quần áo cho ông già, cúi đầu đi ra, nói là đi mua cháo để đánh lừa rồi vội vã trốn đi luôn.
Tống Tứ công trốn thoát rồi, ẩn tránh mấy ngày ở vùng ngoài rồi lại trở vào Đông Kinh. Một hôm, đang ngồi uống rượu trong quán bỗng nhìn thấy sư đệ Triệu Chính. Hai người hàn huyên với nhau một lúc, rồi Triệu Chính nói: “Sư huynh, nghe nói sư huynh trúng được một món làm ăn phải không?” Tống Tứ công nói: “Cũng chẳng mấy, chỉ có bốn, năm vạn quan tiền thôi”. Triệu Chính lại nói: “Dưới chỗ cầu Bạch Hổ có một ngôi nhà, đó là nhà của Tiền đại vương, cũng có một món bở đấy”. Tống Tứ công nói: “Thế thì tốt. Đêm nay chúng ta sẽ ra tay”.
Thế là khoảng canh ba đêm đó, Tống Tứ công ở ngoài tiếp ứng, Triệu Chính đào ngạch chui được vào chỗ để bạc của Tiền đại vương, lấy trộm ba vạn quan tiền và một cái đai lưng bằng ngọc.
Ngày hôm sau, Tiền đại vương viết thư báo với Đằng Đại Doãn. Đằng Đại Doãn đọc xong, nổi giận nói: “Trong thành Đông Kinh mà lại có bọn giặc này sao?” Bèn lập tức gọi sai nha Mã Hàn tới, hẹn cho ba ngày phải bắt được thủ phạm đem về xử.
Hai ngày sau, Mã Hàn về bẩm: “Tiểu nhân đã truy ra tên trộm này tên gọi Triều Chính, rất lợi hại. Nghe nói hắn là sư đệ của Tống Tứ công ở Trịnh Châu, nếu bắt được Tống Tứ công ắt sẽ bắt được hắn”. Đằng Đại Doãn chợt nhớ vụ Tống Tứ công ăn trộm nhà Trương Phú, bèn lập tức cho gọi Vương Tôn đến, sai hắn phối hợp với Mã Hàn bắt cho được hai tên trộm này.
Vương Tôn nói: “Tên trộm này hành tung bất định, xin đại nhân gia hạn cho mấy ngày. Ngoài ra xin cấp cho ít tiền nữa để yết bảng thông báo, nếu có kẻ ham tiền thưởng tới báo thì công việc sẽ dễ dàng.”
Đằng Đại Doãn đồng ý, cho hạn một tháng. Rồi lại sai yết bảng ghi rõ: Ai biết hai tên trộm này ở đâu tới báo quan sẽ được thưởng một ngàn quan tiền.
Mã Hàn, Vương Tôn bèn đem bảng văn tới gặp Tiền đại vương. Tiền đại vương cũng đồng ý chi ra một ngàn quan tiền. Hai gã này lại đến nhà Trương Viên ngoại, lại yêu cầu lão xuất tiền thưởng. Nhưng Trương Phú keo kiệt đã bị mất trộm năm vạn quan rồi, đời nào chịu chi nữa. Mọi người nói mãi, lão mới chịu xuất ra năm trăm quan.
Bảng văn yết lên, người đến xem đông nghịt. Tống Tứ công cũng tới đọc rồi bàn với Triệu Chính rằng hai người sẽ thực hiện một diệu kế: Triệu Chính sẽ đưa Tống Tứ công cái đai ngọc trộm được của nhà Tiền đại vương, Tống Tứ công sẽ đưa cho Triệu Chính cái bọc trộm được của nhà Trương Viên ngoại, rồi bắt đầu hành sự.
Tống Tứ công vừa ra khỏi cửa thì thấy ngay gã ăn mày bữa trước gặp ở nhà Trương Viên ngoại, bèn kéo lại bảo: “Hôm nay ta có việc nhờ đến người đây!”.
Gã ăn mày nói: “Ân nhân có gì sai bảo?”
Tống Tứ công nói: “Lần này cho ngươi kiếm một ngàn quan để nuôi cả nhà!”
Gã ăn mày thất kinh nói: “Chết! Tiểu nhân chẳng có phúc vậy đâu!”
“Ngươi cứ làm theo ta, tự khắc sẽ có”.
Bèn đưa cho lão cái đai lưng ngọc bảo đem đến nhà Trương Viên ngoại cầm cố. Sau đó lại đến nhà Tiền đại vương báo cho họ biết.
Gã ăn mày đem cầm chiếc đai được ba trăm quan. Sau đó chạy đến nói với Tiền đại vương rằng: “Bẩm đại vương, tiểu nhân đến nhà Trương Viên ngoại cầm đồ, vừa lúc thấy lão chủ quản đang bán cho khách một chiếc đai lưng bằng ngọc, đòi giá một ngàn năm trăm lượng. Có người nói cái đai đó họ lấy ở phủ của đại vương nên tiểu nhân đến đây báo rõ”.
Tiền đại vương lập tức sai hơn một trăm quân lính, tiến như bay đến nhà Trương Viên ngoại lục soát, quả nhiên tìm thấy chiếc đai ngọc đúng là của nhà mình, bèn thưởng tiền cho gã ăn mày, rồi đích thân giải Trương Viên ngoại về phủ Khai Phong để xét xử.
Đằng Đại Doãn tìm mãi không ra thủ phạm vụ trộm, nay lại chính là Tiền đại vương dẫn hắn tới, trong lòng thấy ngượng quá, bèn sai lính đánh cho thật đau. Trương Viên ngoại bị đánh tơi bời, không kịp khai cho rõ ràng, cuối cùng chịu không nổi đành phải nhận đền bồi cho Tiền đại vương. Đằng Đại Doãn cũng biết là lão bị oan nên tha cho về.
Còn Triều Chính sau khi cầm bọc tang vật mà Tống Tứ công ăn trộm nhà Trương Viên ngoại, bèn đem giấu vào nhà của hai tên sai nha Mã Hàn, Vương Tôn, sau đó cho người đi báo quan. Đằng Đại Doãn nửa tin, nửa ngờ bèn sai tên Lý Thuận tới khám xét. Quả nhiên tìm thấy dưới gầm giường của hai nhà đó. Mã Hàn, Vương Tôn cả hai tên đều bị bắt giam ngay vào ngục.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.