Chương 7: Khách cuối
Trần Thu trang
13/11/2013
Hoa rút nốt mấy cái khăn đang phơi ngoài dây. Khăn vẫn hơi ẩm, nhưng trời đã nhá nhem tối, người đi đường cũng thưa thớt hẳn, phải cất dọn hết vào thôi. Cả dãy phố cắt tóc gội đầu này hàng nào hàng nấy đã đóng cửa nghỉ từ trưa nay hoặc từ tối qua rồi còn gì. Cắm máy sấy hong mớ khăn cho khô thêm rồi gấp từng cái cho lên giá, Hoa thở ra một hơi dài. Gọn ghẽ tinh tươm cả rồi, chuẩn bị đi tắm thôi. À, vẫn còn đống tóc vụn vun ra sát cửa từ sáng, mải khách quên khuấy mất lúc nào không biết. Chổi đây rồi, hất ngay ra cho gọn.
- Này!
Hoa giật nảy mình quay ra. Trước cửa hàng, một gã tóc tai ngờm ng
p, râu ria xồm xoàm bặm trợn, đang nhìn như muốn vặn cổ người đối diện. Đôi giày bê bết bùn đất của gã vừa được trang điểm thêm bằng mớ tóc vụn, nom như xác con chuột chết trụi lông nham nhở. Thấy Hoa nhìn, gã cau mặt, trông lại càng
- Quét thế à?
- Chết thật, xin lỗi anh. – “Thôi xong, gặp đầu gấu rồi”, Hoa nghĩ bụng, vội vứt chổi vào góc nhà chạy ra tận nơi, cố nở nụ cười tử tế nhất. – Tại đường vắng nên em chủ quan. Anh vào đây em lau giày cho ạ.
Đầu Gấu im lặng, nhìn quanh dò xét. Hoa tái mặt nhìn theo ánh mắt của gã. Tiền khách trả Hoa vẫn để trong ngăn kéo, hơn năm trăm ngàn. Chiếc điện thoại mới mua thì để ngay trên bàn, ngót triệu bạc. Rồi còn máy sấy, máy ép tóc, toàn hàng xịn, tiền trăm cả.
- Đóng cửa rồi à? – Đầu Gấu hất hàm, đi tới xoay cái ghế, ngồi phịch xuống.
- Vâ… ấy, không ạ. – Hoa lập cập. – Anh gội đầu ạ?
- Cắt tóc, gội đầu, cạo râu. Mất bao lâu?
- Phải hơn một tiếng ạ.
- Có một mình thôi à?
- Dạ, vâng ạ.
- Làm gì mà cứ vâng dạ ạ riếc thế? Bao tuổi rồi?
- Dạ, em hăm hai ạ.
- Đấy, lại ạ! Gội đi, nhanh không Giao thừa bây giờ.
- Vâng, anh gội dầu gì? – Hoa định nói “ạ” nhưng cuối cùng kìm lại được.
- Gì chả được, loại kia đi.
Đầu Gấu chỉ chọn loại dầu thường, rẻ tiền. “Cũng còn may”, Hoa vừa nghĩ thầm vừa một tay chế từng chút nước lã lên chỗ tóc vừa nổi chút bọt của gã, một tay gãi. Có lẽ cái đầu… gấu này không biết đến nước và xà phòng từ hàng triệu năm nay rồi. Tóc dài vô tổ chức, bết tảng, quyện bụi đất cứng đơ như vuốt keo. Nửa lọ dầu gội đổ vào gãi mãi mới mềm, không có bọt trắng mà chỉ lên chút gợn màu cháo lòng.
- Em gãi thế này vừa chưa anh?
- Ờ, rồi… Em thuê nhà của ông bà Tâm à?
- Vâng, nhưng ông Tâm mất rồi, còn bà thôi.
- Ông mất rồi à? – Đầu Gấu ngẩng lên, thảng thốt nhìn vào bóng Hoa trong gương.
- Vâng, ông mất được hơn một năm rồi, vừa mới qua giỗ đầu được tháng rưỡi, hai tháng thôi.
- Trước ông Tâm mở hàng cho thuê truyện ở đây. Anh hay ra thuê.
- Thế chắc lâu lắm rồi. Vì khi em đến làm nó đã là hàng gội đầu. Ông bà Tâm thì lên chung cư ở từ trước đấy nữa cơ.
- Em làm được bao lâu rồi?
- Cũng phải gần ba năm. Hồi ấy cháu bà Tâm mở cửa hàng rồi nhượng lại cho em.
- Cháu bà Tâm… là Thúy Giang?
- Vâng, anh cũng biết chị ấy à?
- Trước anh học cùng.
- Chị ấy xinh anh nhỉ.
- Ờ… Giờ Giang thế nào?
- Chị ấy lấy chồng rồi.
- Lấy chồng rồi à?
- Vâng, chồng người Hàn Quốc. Đợt vừa rồi bà Tâm còn sang chơi nữa… Anh lên bàn để em x
Đầu Gấu loay hoay mãi mới tìm được cách nằm trên bàn xả cho thân hình quá khổ. Gã cởi giày rồi nằm với đôi chân khoanh gập lại như một thế yoga quái gở. Hoa để mặc gã tự thu xếp, vào trong mở vung nồi nước mùi già, đổ thêm nước lã. Hương mùi già ấm sực làm Đầu Gấu nghển hẳn đầu lên nhìn. Câu chuyện về người quen chung làm Hoa bớt sợ, đã có thể nhìn gã một cách không lấm lét, thậm chí còn có thể nhường cho gã vài gáo nước tắm tất niên.
- Ba mươi năm nào mẹ em cũng đun nước mùi già cho cả lũ bọn em tắm. Em đổ thêm nước để lát nữa anh gội xong thì tráng.
- Cảm ơn em.
Có lẽ một nụ cười vừa xuất hiện trên môi của Đầu Gấu, nhưng Hoa đang đứng phía trên đầu gã nhìn xuống nên thấy nó như là mếu. Từ đuôi mắt đen kịt bụi của gã, một giọt nước chớm lăn ra. Hoa từ từ khỏa nước rửa sạch cả bụi và hòa tan giọt nước nhỏ xíu ấy, tự dưng không biết nói gì.
- Nhà em ở đâu? Chắc gần đây nhỉ? Thấy Hoa im lặng lâu, Đầu gấu bắt chuyện.
- Em ở tận Yên Bái cơ.
- Thế mà giờ này chưa về?
- Năm nay em không về, ở lại ăn Tết thành phố cho vui.
- Sao không về? Tết thành phố có vui gì đâu.
- Ở lại thành phố không vui nhưng về quê còn buồn hơn.
- Sao thế?
- Năm nay suy thoái, làm ăn khó khăn anh ạ.
- Khó mấy cũng phải mua được cái vé xe khách chứ!
- Vé được. Nhưng về mà không có món tiền biếu bố mẹ anh chị, mừng tuổi các các cháu, rồi quà cho họ hàng... buồn lắm anh ạ.
- Ờ, cả năm mới có dịp về mà đi tay không thì cũng ngại. Nhưng ở thành phố mà gặp gỡ bạn bè đi chơi mấy tiếng cũng hết nhiều tiền lắm đấy.
- Em có bạn bè gì đâu mà đi chơi.
- Không có người yêu đồng hương gì à?
- Không ạ, anh bảo em cứ ngập mặt trong cửa hàng cả ngày thế này thì chơi với ai.
- Thế ba ngày Tết trùm chăn ngủ thôi hay sao?
- Năm nay, mùng Hai đẹp ngày, em mở hàng luôn, làm túc tắc trong Tết cũng được mỗi ngày vài ba khách... Anh có rửa tai không ạ?
- Có chứ, bẩn kinh lắm.
- Cũng bình thường. Em làm quen rồi. Chắc anh đi đường trường mới về.
- Anh đi làm ăn ở tận trong Nam, vừa về đến Hà Nội lúc chiều.
- Thảo nào đang mùa rét mà da anh đen thế. Nhà anh ở gần đây ạ?
- Nhà cũ ở gần đây, giờ chuyến đi chỗ khác rồi… Không cần massage đâu. Tráng nốt cho anh rồi còn cắt tóc cạo râu nữa.
- Vâng, thế để em lấy nước mùi già.
Khi những lọn tóc đẫm nước mùi già của người khách cuối cùng kỳ lạ rơi xuống sàn, trời đã tối hẳn, dường như đã vắng tanh, mùi hương trầm và thức ăn của nhà ai bay sang, trộn lẫn với hương mùi già khiến cửa hàng nhỏ có chút không khí gia đình. Bàn tay cầm dao cạo của Hoa đưa những đường từ tốn vào bộ râu tua tủa của gã, tạo ra những n đường màu da người giữa lớp bọt kem trắng xóa. Gã Đầu Gấu bặm trợn dần biến mất. Trước gương còn lại một gã thanh niên, rắn rỏi và không hề xấu trai đang mỉm cười với Hoa.
- Anh gửi tiền… – Gã đứng dậy, rút ví.
Gã đưa một tờ tiền mệnh giá khá cao và bảo không lấy lại tiền thừa, như bất cứ một vị khách nam tử tế nào khác trong những dịp lễ tết thế này. Vậy mà không hiểu sao Hoa thấy áy náy. Quần áo xuềnh xoàng bạc phếch, lại đi bộ, có lẽ gã không khá giả gì.
- Anh ơi, chờ chút ạ - Hoa mở ngăn kéo lấy ra một gói kẹo bộ dở, rút mấy chiếc dúi vào tay gã – Quà quê em, mừng tuổi anh.
Gã bật cười, cảm ơn xong còn định nói gì nhưng lại thôi. Hoa đứng nhìn theo cái dáng cao lớn gù gù của gã khuất dần về phía cuối phố, nghĩ thầm “buồn cười thật còn chả biết tên nhau”, bất chợt thấy văng vẳng đâu đấy một khúc nhạc xuân rộn rã.
Hai người không quên nhau
Cháy. Giữa những tiếng hô hoán hò hét, giữa ánh đèn nhấp nháy và tiếng còi inh ỏi của xe cứu hỏa, Điệp đứng yên, nhìn khối nhà chung cư nơi có căn hộ của mình biến thành một cột khói cuồn cuộn, đầu óc váng vất và trống rỗng như bị ai rút cạn sạch. Cô vừa về đến nhà sau một ngày Chủ nhật bận rộn bất thường, mới chỉ tẩy trang và thay bộ quần áo ở nhà, còn chưa kịp động vào mấy thứ rau củ vừa mua vét được trước lúc siêu thị đóng cửa, thì tiếng chuông báo cháy đã vang lên liên hồi kéo theo từng luồng khói khét lẹt xộc vào từ hành lang. Theo bản năng, cô bỏ chạy, không cầm theo gì ngoài ví tiền gần như lép kẹp và chiếc điện thoại sắp hết pin.
Là một thư ký tòa soạn đầy trách nhiệm, Điệp đã gọi ngay mấy cuộc điện thoại điều khẩn cấp phóng viên, biên tập viên theo vụ cháy. Và giờ đây, với lượng pin chỉ đủ cho một cuộc gọi ngắn nữa, cô không biết phải gọi cho ai trong danh bạ lưu mấy trăm số của mình. Gia đình ư? Lâu nay cả nhà vẫn coi cô là trụ cột, là c filepos-id="filepos241786">ỗ dựa, chứ không phải ngược lại. Cấp trên? Họ chỉ cần biết đúng một điều là báo sẽ kịp thời có tin bài ảnh về vụ cháy, không thua kém bất cứ “thằng” nào. Cấp dưới? Họ hẳn sẽ quan tâm đến cô bằng những lời xuýt xoa thăm hỏi, nhưng là vào sáng mai, khi cô đến tòa soạn trong dáng vẻ tự tin như bao lâu nay họ vẫn thấy. Những chủ doanh nghiệp hay ngôi sao giải trí? Ồ không, họ chỉ biết Điệp – thư ký tòa soạn báo Q, chứ không biết Điệp, người phụ nữ để mặt mộc, mặc quần áo nỉ, có nhà bị cháy, và đang cần giúp đỡ. Còn bạn bè? Cô chưa bao giờ thực sự có bạn bè.
Điệp mỉm cười chua chát, người duy nhất mà cô có thể nhờ cậy vào lúc này lại là Vũ.
* * *
Vũ nhìn màn hình điện thoại, hơi cau mày. Số gọi đến không có trong danh bạ, nhưng anh biết là của ai, vì nó trùng với ngày sinh của một người. Đây là lần đầu tiên người ấy gọi cho anh sau mấy năm, ba hay bốn, anh cũng không nhớ chính xác. Anh ra hiệu cho mấy thằng bạn ngồi cùng bàn im lặng rồi nhấn nút nghe.
- Điệp à? Có việc gì đấy? – Anh hỏi, cố giữ giọng thật hững hờ.
- Nhà tôi đang cháy.
- Hả, sao? – Cố gắng vừa rồi của Vũ đã thất bại hoàn toàn.
- Anh đừng chen vào. Máy tôi sắp hết pin – Người ở đầu bên kia nói nhanh - Tôi không sẵn tiền. Anh chuyển khoản cho tôi vay mấy triệu. Tài khoản số……
Đúng lúc đó, một bàn thắng được ghi, cả quán nhao lên. Khi những tiếng hô vui sướng hoặc cay cú lắng xuống, điện thoại của Vũ đã trở về trạng thái rảnh. Anh gọi lại nhưng chỉ thấy âm thanh báo số máy hiện không liên lạc được. Không chần chừ một giây, Vũ đứng dậy, đi về phía cửa. Đám bạn nhao lên gọi với theo nhưng anh không trả lời. Vợ anh, chính xác hơn là vợ cũ, đang cần
* * *
Trong đám đông những ông chồng tụ tập bàn tán nguyên nhân diễn biến đám cháy, những bà mẹ dỗ con khóc, những người trong gia đình nháo nhác gọi nhau, một người phụ nữ nhỏ nhắn lẻ loi như Điệp chẳng làm ai chú ý, trừ Vũ. Phải mất một lúc, anh mới len được vào chỗ cô đứng. Thấy anh, cô hơi sững sờ, mãi sau mới thở ra hai câu, nửa nhấm nhẳng nửa áy náy:
- Anh việc gì phải đến đây! Tôi đọc tài khoản rồi mà. Mà sao anh biết tôi ở đây?
- Tôi gọi cứu hỏa hỏi xem chỗ nào đang cháy to nhất – Vũ cười cười, trả lời qua loa và nhìn quanh – Công an hay ban quản lý nhà có phổ biến gì chưa?
- Đám cháy đã được khống chế. Hơn mười người bị ngạt khói, trong đó có hai người rất nguy kịch – Điệp nói như thể đang đọc lời dẫn trên đầu bài báo.
Vũ nhìn Điệp bằng ánh mắt thương hại:
- Cô vẫn làm báo Q à? Bệnh nghề nghiệp của cô nặng quá rồi đấy!
- Tôi mệt quá rồi! – Điệp thở dài – Anh để hôm khác hãy châm chọc, được không?
Vũ trả lời câu năn nỉ hiếm hoi của Điệp bằng cách cởi áo khoác đưa cô.
- Cám ơn, tôi không lạnh.
- Mặc vào! – Vũ hừ một tiếng, ấn chiếc áo vào tay Điệp – Run lập cập nãy giờ còn khách sáo vớ vẩn!
Điệp khoác chiếc áo lên vai. Mùi nước hoa nam đã từng vô cùng quen thuộc xộc vào mũi khiến cô rưng rưng. Cô nhìn Vũ đi đi lại lại hỏi han người này người kia về tình hình tòa nhà, không thể ngănớ về cuộc hôn nhân ngắn ngủi với anh. Vũ là con nhà khá giả, hào hoa, tự tin, sành sỏi. Điệp lấy anh vì những ưu điểm ấy, và cô ly hôn cũng vì tất cả những “ưu điểm” ấy….
- Đi thôi – Vũ quay lại, cắt ngang mạch hồi tưởng của Điệp – Người ta bảo tầng 15 bị muội khói bám đen kịt. Giờ cũng muộn rồi. Tạm thời về chỗ tôi, mai tính tiếp.
* * *
- Tại sao cô lại gọi cho tôi?
Vũ vừa mở tivi vừa hỏi với vào trong bếp. Điệp đang đứng ở đó, nạo một củ cà rốt mà anh cũng chẳng biết bà giúp việc nhét vào tủ lạnh từ lúc nào. Việc cô xuất hiện trong bếp nhà anh khiến anh có ảo giác là hai người chưa bao giờ ly hôn và hơn ba năm qua chỉ là giấc mộng dài hoang đường.
- Anh nghĩ tôi có thể gặp ai khác với bộ dạng thế này à? – Điệp nói mà không ngẩng đầu lên.
Vũ đứng dậy, đến bên cửa bếp, dựa tường nhìn Điệp. Với bộ quần áo nỉ hơi sờn và gương mặt không son phấn, trông cô khá buồn tẻ, không còn vẻ xù lông nhím như trong những lần hai người gặp nhau ở tòa án, cũng không giống mụ vợ ghê gớm quản chồng kèn kẹt mà anh đã từng ghét cay ghét đắng.
- Anh ăn tối chưa? – Điệp ngoái lại hỏi Vũ trong khi tay vẫn thoăn thoắt đảo thức ăn trong chảo - Muốn ăn thêm không?
- Ừ, cho tôi một đĩa – Anh định nói thêm là nhiều lúc rất nhớ những món ăn cô nấu, nhưng rồi lại thôi.
Lát sau, hai người ngồi đối diện nhau bên chiếc bàn ăn hình vuông, trước mặt là hai đĩa miến xào nghi ngút khói. Vũ nhìn đĩa miến xào toàn rau, hỏi tò mò:
- Sao cô chuyển sang ăn chay?
- Không có lý do gì đặc biệt, thấy tốt cho sức khỏe thì ăn – Điệp trả lời nghe thật bâng quơ.
- Cô không phải là người như thế?
- Sao?
- Ăn chay vì tốt cho sức khỏe. Chắc chắn phải có một chuyện gì đó cần đánh đổi!
Điệp khựng lại mất một giây vì câu nói có thể gọi là “trúng tim đen” của Vũ. Thì ra anh hiểu cô hơn cô tưởng…….
- Tôi ăn chay để trả nợ thánh thần – Cuối cùng thì Điệp cũng quyết định nói thật.
- Là sao?
- Thằng Quý bị bệnh, tôi đi lễ, sư thầy bảo nếu nó tai qua nạn khỏi thì tôi nên ăn chay.
- Tào lao thế cũng tin! Mà em cô bị bệnh gì?
- Ung thư máu. Đã ghép tủy thành công.
Vũ ngừng ăn ngẩng đầu lên, có cảm giác nghẹn. Sự việc nặng nề thế mà Điệp nói thản nhiên như không.
- Năm kia năm kìa bán nhà cũng vì việc này à?
Điệp gật đầu. Căn nhà đã bán là tài sản Vũ để cho cô khi ly hôn. Không lâu sau đó, em trai cô phát bệnh, cô quyết định bán nó đi. Khi cô bán nhà, anh ra nước ngoài tu nghiệp, cô nhờ mẹ chồng cũ báo cho anh biết nhưng không nói lý do. Mẹ chồng cũ thì nói mát mẻ mấy câu, còn anh thì không hỏi lại.
- Cái nhà hiện tại là…
- Bán nhà kia, chữa bệnh cho thằng Quý còn thừa tiền, mua nhà này từ lúc đang xây móng, có vay thêm, mới dọn về hồi đầu năm. Điệp trả lời gọn ghẽ, tuần tự, như thể đó là việc của ai khác.
Vũ ngồi th ra, trầm ngâm một lúc nói một câu chẳng ra an ủi, chẳng ra cảm thán:
- Vất vả quá!
- Cũng không đến nỗi.
- Em rất giỏi, rất kiên cường, thật đấy!
Điệp ngẩng đầu lên nhìn anh một giây rồi lại cúi xuống ăn. Ba năm không gặp, dường như Vũ thay đổi, anh đã biết quan tâm đến người khác hơn một chút.
* * *
Mười hai rưỡi đêm, Vũ vẫn trằn trọc không yên. Cuộc trò chuyện ngắn ngủi bên bàn ăn với Điệp hồi tối khiến anh không tài nào ngủ được. Mấy lần, anh định sang phòng bên tìm Điệp, nhưng rồi lại lần chần. Những sự kiện quá khứ cứ trào lên trong đầu anh.
Vũ đã chủ động tấn công Điệp dù biết cô đã có người yêu. Anh đã dùng đủ các loại bẫy vật chất hào nhoáng để dụ dỗ cô. Rồi cô có thai và hai người cưới nhau trong sự bằng mặt không bằng lòng của gia đình anh, cũng như của chính anh.
Sau khi cưới, anh vẫn giữ nguyên thói quen của một thằng con trai nhà giàu với những thú vui, những cuộc gặp gỡ ăn chơi thâu đêm suốt sáng với đám bạn, còn Điệp phải cố gắng chu toàn bổn phận làm dâu trong gia đình nhiều lễ nghĩa, nhiều người hay xét nét, làm vợ một người hoàn toàn không có trách nhiệm làm chồng như anh. Những chênh lệch về lối sống càng ngày càng lộ rõ, những mâu thuẫn càng ngày càng khó dung hòa. Và việc cái thai chết lưu ở tháng thứ năm là cái cớ để chấm dứt tất cả.
Vài tháng sau khi ly hôn, cơ quan cho Vũ ra nước ngoài tu nghiệp. Sống xa nhà, xa hoàn cảnh thuận lợi với những ưu đãi quen thuộc, Vũ mới bắt đầu đặt mình vào vị trí của Điệp để suy nghĩ và nhận ra nhiều điều. Nhưng lúc đó mọi chuyện đã xong xuôi, khoảng cách quá xa còn thời gian thì quá muộn để vãn hồi. Hai năm sau, anh quay về và biết cô đã bán nhà, dọn đi nơi khác…
Nghĩ ngợi thêm một lúc, Vũ trở dậy, đi sang gõ cửa phòng bên cạnh. Khi cửa mở, anh ngập ngừng rất lâu nhưng rồi cũng nói xong cái câu mà lẽ ra anh phải nói từ mấy năm trước.
* * *
Sáng hôm sau, khi Vũ ngủ dậy, Điệp đã rời khỏi nhà. Trên bàn, bên dưới chiếc đĩa đựng mấy lát bánh mì kẹp thịt hun khói vẫn còn âm ấm là một tờ giấy xé ra từ sổ tay, chữ viết hơi ngoáy:
Vũ,
Em chấp nhận lời xin lỗi rất rất rất muộn của anh. Nhưng cuộc đời cũng giống một đám cháy. Chẳng có thứ gì đi qua nó mà trở lại nguyên vẹn được nữa. Chúng ta hãy cứ sống và lãng quên nhau như lâu nay. Cảm ơn anh vì tất cả.
Điệp.
TB: Em lấy hai triệu trong ví của anh. Sẽ chuyển khoản trả sớm.
Vũ ăn bánh mì, đọc đi đọc lại mảnh giấy rồi bật cười thành tiếng. Điệp bảo rằng lâu nay họ sống và lãng quên nhau. Nhưng cô vẫn giữ, hoặc vẫn nhớ, số điện thoại, tài khoản và khẩu vị của anh.
Còn anh thì nhớ ngày sinh của cô, và cả số tài khoản nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.