Chương 3: Chương 1 (3)
Nhĩ Nhã
05/09/2017
Sách La Định ngáp
thêm cái nữa, vừa định nằm xuống tiếp tục lim dim mắt thì có cảm giác
như đụn lông ở sau gáy, quay lại nhìn, chợt nghe thấy một tiếng:
“M…e…o”.
Chẳng biết từ lúc nào một con mèo mướp xinh đẹp đã cướp mất cái gối của hắn, thấy hắn quay đầu lại, con mèo cũng không chạy đi, nó còn lấy đuôi cọ hắn thêm mấy cái nữa. Sách La Định đưa tay đẩy con mèo béo đó lên một chút, gối đầu lên cái bụng nó, tiếp tục phơi nắng.
“Keng… keng”. Bên ngoài hình như có tiếng chuông vui tai truyền đến, nghe lại hơi giống tiếng biên chung(8), Sách La Định chỉ mơ màng trở mình, ngủ tiếp.
(8) Biên chung: Loại nhạc cụ có từ thời Tây Chu, thịnh hành từ Xuân Thu, Chiến Quốc mãi cho tới Tần Hán, bao gồm một bộ gồm nhiều chuông tròn được treo trên một giá chuông lớn, dùng một chiếc chùy gỗ để gõ vào để phát ra những âm điệu khác nhau. Biên chung và biên khánh là hai nhạc cụ quan trọng trong nhạc cung đình và nghi lễ của Trung Quốc thời xưa.
Một lát sau lại nghe thấy có tiếng bước chân chạy lại, sau đó là một tràng keng keng inh ỏi. Sách La Định mở mắt ra thì nhìn thấy Bạch Hiểu Nguyệt một tay cầm chuông bạc, một tay cầm chùy bạc, gõ keng keng bên tai hắn.
Thấy hắn tỉnh lại, Bạch Hiểu Nguyệt bất mãn nói: “Bản phu tử gọi ngươi đi học, sao ngươi không đến?”.
Sách La Định cau mày: “Ta đâu có nghe thấy ngươi gọi ta…”.
“Chuông bạc đó!”. Bạch Hiểu Nguyệt lại cầm cái chùy gõ “keng” một cái: “Từ nay về sau cứ nghe thấy tiếng chuông này thì chính là ta đang gọi ngươi, ngươi đã viết văn xong chưa?”.
“Viết văn cái gì?”. Sách La Định ngồi dậy, bầu rượu trong tay liền rơi xuống đất.
Bạch Hiểu Nguyệt lại sưng mặt lên: “Sao lại uống rượu cả bầu hả? Đó chỉ là cách uống của kẻ thô tục mà thôi! Lát nữa ta sẽ dạy ngươi lễ nghi uống rượu”.
“Ha”. Sách La Định cười khan một tiếng: “Ông đây uống rượu là phải uống thật sảng khoái…”.
“Không được xưng ‘ông’!”. Bạch Hiểu Nguyệt cầm chùy gõ đầu hắn một cái, nhưng cái gõ này chỉ như gãi ngứa.
Sách La Định nhìn nàng có chút á khẩu, nói: “Ta bảo này, ngươi không có việc gì làm sao? Ngươi cứ làm việc của mình đi, đừng quản ta nữa có được không?”.
“Không!”. Bạch Hiểu Nguyệt vô cùng nghiêm túc: “Nuôi con mà không dạy là lỗi của cha mẹ, dạy mà không nghiêm là tội của thầy!”.
Sách La Định gãi đầu, trên đời này, dạng người khó đối phó nhất chính là đàn bà và thư sinh, con nha đầu này thật giỏi, thuộc cả hai dạng đó luôn. Sách La Định lắc đầu, nhưng hắn cóc sợ một đứa con gái cao chưa đến ngực mình, hắn quyết định sẽ về phòng ngủ thẳng cẳng đến tối, sau đó tới quân doanh cưỡi ngựa luyện võ.
Bạch Hiểu Nguyệt thấy hắn đứng lên định đi thì mỉm cười: “Ta vừa vào cung một chuyến”.
Sách La Định dừng bước, quay đầu nhìn nàng, có dự cảm chẳng lành.
Bạch Hiểu Nguyệt mỉm cười: “Hoàng thượng nói, ngươi rời đây ngày nào là do ta quyết định!”.
Sách La Định sửng sốt.
“Cũng có nghĩa là, nếu ngươi ngoan ngoãn học lễ nghi, học xong ta sẽ thả ngươi về, nghe nói gần đây ở biên giới có mấy đám sơn tặc thổ phỉ, Hoàng thượng định phái ngươi mang quân đi tiêu diệt đấy”.
Sách La Định nghe thấy thế thì hai mắt liền sáng rực.
“Nhưng nếu ngươi không chịu nghe lời không học cho tốt”, Bạch Hiểu Nguyệt nheo mắt: “Hoàng thượng nói sẽ bắt ngươi đọc sách viết chữ ở đây cả đời, cho người khác lên làm tướng quân đi trừ phiến loạn”.
Sách La Định sửng sốt hồi lâu, chỉ vào mũi mình, hỏi: “Ngươi đang uy hiếp ta?”.
“Đúng vậy!”. Bạch Hiểu Nguyệt chống nạnh, ngẩng mặt nói: “Sau này ngươi phải nghe lời bản phu tử, phải tôn sư trọng đạo, nghe rõ chưa?”.
Sách La Định nghiến răng nghiến lợi một lúc, nhưng hắn tính toán thiệt hơn, thấy chuyện đánh giặc vẫn là quan trọng, cho nên rất bất mãn mà phun ra một câu: “Coi như ngươi giỏi, ông nhịn!”.
“Cái gì?”. Bạch Hiểu Nguyệt nhếch đôi mày đẹp: “Phu tử hỏi ngươi, ngươi nghe rõ chưa?”.
“Nghe rồi…”, Sách La Định miễn cưỡng cười, kéo dài giọng, “Hiểu Nguyệt phu tử!”.
Bạch Hiểu Nguyệt có vẻ rất hài lòng, gật đầu, đưa tay xoa đầu con mèo mướp béo ục đang nằm trên sạp trúc.
Sách La Định nhìn nàng: “Sao ngươi còn chưa đi?”.
Bạch Hiểu Nguyệt chau mày, “Sao ta lại phải đi? Ngươi mau thay đồ theo ta đến thư phòng viết văn!”.
“Cho nên…”. Sách La Định cởi vạt áo: “Ta thay đồ, đại tiểu thư cũng muốn nhìn hả?”.
“Ôi da!”, Bạch Hiểu Nguyệt che mắt nói: “Sợ quá đi!”.
Nhưng nói xong nàng vẫn không đi, bỏ hai tay xuống, nhẹ nhàng chống eo, mỉm cười: “Ngươi dám cởi thì bản cô nương cũng dám nhìn, so với đám thư sinh gầy gò ốm yếu kia ngươi còn đẹp hơn nhiều!”.
Sách La Định rùng mình.
Bạch Hiểu Nguyệt ôm con mèo béo ngồi lên sạp, cười híp mắt nhìn hắn, chân mày cong lên, hai má hiện rõ đôi lúm đồng tiền rất đẹp.
Sách La Định lầm bầm một câu: “Nha đầu điên, đồ mặt dày!”. Nói xong, hắn vào phòng thay y phục.
Bạch Hiểu Nguyệt mỉm cười đắc ý, nhìn cửa phòng đóng kín, xoa đầu con mèo mướp: “Thì ra là một tên trong ngoài bất nhất, da mặt cũng rất mỏng nữa”.
Vừa nói xong, nàng liền nghe thấy từ trong phòng truyền ra tiếng hét của Sách La Định: “Con mẹ nó, tên nào mau mang cho lão tử một đôi giày sạch đến đây!”.
Vất vả lắm Sách La Định mới thay quần áo, chải tóc xong, nhưng lại chẳng tìm thấy đôi giày sạch nào, chỉ lau qua loa mấy cái rồi ra ngoài.
Nhưng Bạch Hiểu Nguyệt không còn ở ngoài sân nữa, con mèo mướp vẫn đang nằm trên sạp trúc, lim dim mắt. Sách La Định đi ra khỏi sân, thấy Bạch Hiểu Nguyệt đang chải lông cho con chó có bộ lông trắng đẹp bên gốc cây hòe. Dù sao thì có tránh cũng chẳng thoát, Sách La Định quyết định đối mặt, chỉ còn cách cố mà thuận ý nha đầu này vậy.
Hắn đi dọc hành lang tới bên gốc hòe, đứng đúng chỗ Bạch Hiểu Nguyệt đứng lúc hắn vừa đến thư viện, liền nghe thấy nha đầu ấy nói với con chó: “Định Định, tối ăn sườn lợn không?”.
Sách La Định ngoáy tai: “Con chó này tên gì?”.
Bạch Hiểu Nguyệt giật nảy mình, đứng phắt lên, quay lại nhìn hắn chằm chằm: “Sao ngươi đi mà chẳng phát ra tiếng động nào thế?”.
Sách La Định cũng bị dọa sợ hết hồn: “Phải phát ra tiếng động gì chứ?”.
Bạch Hiểu Nguyệt phủi vạt áo, nghiêm nghị nói: “Đi thôi”. Nói xong, nàng dẫn Sách La Định đến thư phòng.
“Con chó kia tên gì vậy?”. Sách La Định đi theo Bạch Hiểu Nguyệt vào phòng.
“Là… Tuấn Tuấn!”. Bạch Hiểu Nguyệt tỏ vẻ thành thật: “Tuấn Tuấn!”.
“Hình như ban nãy ngươi gọi là Đinh Đinh(9) mà…”. Sách La Định nghĩ - Chẳng lẽ mình nghe nhầm.
(9) Bạch Hiểu Nguyệt lấy từ Định trong tên của Sách La Định để gọi tên con chó, nhưng Sách La Định lại nghe thành Đinh Đinh (vì từ Định và từ Đinh có âm đọc gần giống nhau).
“Đâu có, là Tuấn Tuấn”. Tai Bạch Hiểu Nguyệt đỏ bừng, nàng nhanh chóng vào phòng.
Sách La Định chẳng bận tâm, dù sao hắn cũng cảm thấy bọn con gái mọt sách đa số đều quái đản như thế.
“Ngồi xuống”. Bạch Hiểu Nguyệt chỉ vào chiếc bàn trà bên cạnh.
Sách La Định nhìn chiếc bàn trà còn thấp hơn cả đầu gối mình, nói: “Ngồi thế nào, không có chỗ đặt chân à”.
“Ngồi tư thế quỳ”.
“Không được”. Sách La Định sưng mặt: “Dưới đầu gối nam nhân có hoàng kim”.
Bạch Hiểu Nguyệt bĩu môi: “Vậy ngồi xếp bằng, ngươi thích ngồi thế nào thì tùy, làm gì bắt bẻ lắm thế?”.
Sách La Định đành ngồi xuống, khoanh chân lại, không thoải mái! Duỗi chân ra, thật khó chịu! Loay hoay mãi, cuối cùng quyết định ngồi tư thế giống như ngồi trên ghế da hổ trong đại trướng, một chân khoanh tròn, một chân chống lên, có vẻ thư thái hơn một chút.
Bạch Hiểu Nguyệt cầm thước gõ lên mặt bàn ba tiếng “độp độp độp”, ý hỏi - Ngươi xong chưa?
Sách La Định gượng cười, gật đầu với nàng một cái, coi như xong.
“Đây là văn phòng tứ bảo(10) của ngươi, lần sau đi học phải mang theo, đây là thư phòng của ngươi. Sau này, buổi sáng ngươi cùng mọi người đến học đường bên kia nghe giảng, ta sẽ ngồi ngay phía sau ngươi; buổi chiều ngươi tới đây, ta sẽ dành một canh giờ để dạy ngươi lễ nghi, một canh giờ để dạy các môn học khác”.
(10) Bốn vật quý trong thư phòng: bút, mực, giấy, nghiên.
“Tận hai canh giờ?”. Sách La Định thấy thời gian học như thế quá lâu, liền bĩu môi, cò kè mặc cả như đi chợ: “Rút ngắn xuống đi”.
Bạch Hiểu Nguyệt cầm thước cốc hắn một cái: “Phu tử chưa nói xong cơ mà, không được phép cãi lại!”.
Sách La Định bĩu môi, cầm bút lông lên xem, lại mở nghiên mực ra ngắm nghía, cuối cùng cầm thỏi mực lên ngửi ngửi.
Bạch Hiểu Nguyệt đưa tay cầm thỏi mực, múc một thìa nước nhỏ đổ vào nghiên, vừa mài mực vừa nói: “Hôm nay ta mài giúp ngươi, sau này trước mỗi giờ học ngươi phải tự mài!”.
Sách La Định nhìn theo bàn tay đảo từng vòng mài mực của Bạch Hiểu Nguyệt, cảm thấy đầu váng mắt hoa, chợt lóe lên ý tưởng: “Hay là ngươi đừng cho ta nghiên mực nữa, cứ cho ta một cái bình, ta sẽ cho thỏi mực và đổ nước vào đó cho mực tan ra, đỡ mất công ngày ngày tốn sức…”.
Hắn còn chưa dứt lời, Bạch Hiểu Nguyệt đã trợn mắt lườm: “Mài mực là để tu tâm dưỡng tính…”.
“Uống rượu cũng có thể…”.
Bạch Hiểu Nguyệt ra vẻ định cầm thước lên, Sách La Định đành ngoan ngoãn ngậm miệng, chống cằm đợi nàng mài mực.
Lúc này có tiếng bước chân khẽ khàng vang lên từ phía hành lang, người tới có vẻ khá cẩn thận, có điều, công phu của Sách La Định quá đỉnh nên hắn nghe rất rõ. Lúc đưa tay lên gãi đầu, hắn cố ý liếc mắt nhìn một cái về phía sau, phát hiện có bóng người lén lút lướt qua cửa sổ.
Hắn chẳng thèm để ý, thấy Bạch Hiểu Nguyệt vẫn nghiêng đầu mài mực, liền hỏi: “Chưa mài xong sao? Đang thêu hoa đấy à?”.
Bạch Hiểu Nguyệt hơi sửng sốt, giật mình phát hiện mình mài hơi nhiều, nàng lại múc thêm chút nước, mài thêm hai cái nữa.
Sách La Định bĩu môi, kẹp bút lông ở ngay dưới mũi, hỏi đểu nàng: “Thất thần à… Nghĩ gì thế? Người trong mộng hả?”.
Bạch Hiểu Nguyệt liếc hắn một cái: “Ngươi đừng lắm chuyện, mau viết đi!”.
Sách La Định cầm bút khí thế chẳng khác nào cầm bảo kiếm: “Viết gì?”.
“Ờ…”. Bạch Hiểu Nguyệt ngẫm nghĩ: “Gì cũng được”.
Sách La Định nhíu mày: “Gì cũng được…?”.
Mất một hồi vò đầu bứt tai, cuối cùng Sách La Định nảy ra ý tưởng: “Vẽ có được không?”.
“Được đó!”. Bạch Hiểu Nguyệt rất vui: “Ngươi biết vẽ à? Chim, hoa, cá hay côn trùng, sơn thủy hay mỹ nhân?”.
“Vẽ mỹ nhân đi”. Sách La Định vui hẳn: “Cái này ta giỏi”.
Bạch Hiểu Nguyệt ngẩn người, như có chút ưu tư, nói: “Vậy, ngươi vẽ đi…”.
“Vẽ ai bây giờ…?”. Sách La Định suy nghĩ giây lát, sau cùng nhìn sang Bạch Hiểu Nguyệt: “Hay là vẽ nàng!”.
Tai Bạch Hiểu Nguyệt lại thoáng đỏ, nàng nói: “Ta đâu phải mỹ nhân”.
“Oa… Đại tiểu thư có cần khiêm tốn vậy không, nàng không phải mỹ nhân thì đám đàn bà con gái ngoài kia đều là heo nái à?”. Sách La Định vén ống tay áo bắt đầu vẽ, không quên dặn Bạch Hiểu Nguyệt: “Nàng đừng động đậy, nếu không vẽ sẽ không giống!”.
“Ờ…”. Bạch Hiểu Nguyệt ngoan ngoãn cầm thỏi mực, ngồi yên, khóe miệng khẽ cười, không quên dặn: “Không được vẽ quá xấu đâu!”.
“Đảm bảo giống y chang”. Sách La Định bắt đầu vẽ.
Bạch Hiểu Nguyệt ngồi chờ, chẳng bao lâu sau, Sách La Định đã ném bút xuống bàn: “Xong rồi”.
Bạch Hiểu Nguyệt rất muốn xem nhưng lại không dám, lòng thầm nghĩ, tên thô kệch này có thể vẽ được cái gì chứ, có khi lại vẽ thành mặt lợn hoặc rùa đen, chọc mình tức chết cũng nên.
“Xem đi”. Sách La Định cầm bức họa lên, thổi thổi: “Rất giống”.
Bạch Hiểu Nguyệt cẩn thận liếc qua… vừa liếc qua liền sửng sốt, kinh ngạc nhìn Sách La Định.
Sách La Định có vẻ rất hài lòng với cái nhìn này, cười hỏi: “Không tệ chứ?”.
Bạch Hiểu Nguyệt cầm bức họa lên, mặc dù chỉ là một bức phác họa rất đơn giản, không theo một trường phái vẽ nào nhưng không ngờ Sách La Định lại rất có thiên phú, vẽ rất giống, rất đẹp.
“Được chứ?”. Sách La Định khoanh tay, đút tay vào ống tay áo, hỏi Bạch Hiểu Nguyệt, còn thầm khen nha đầu này quả thực rất đẹp, mắt to mi dài, sống mũi thẳng, chỉ là có đôi chút trẻ con, lại còn quá mọt sách, đầu óc cứng nhắc chẳng quyến rũ chút nào.
“Ừm… Tạm được”. Bạch Hiểu Nguyệt gật gật đầu: “Có thể bồi dưỡng”.
“Vậy qua rồi hả?”. Sách La Định đứng lên, vừa đấm đấm đùi vừa nói: “Chân tê rần cả rồi, bố đây ngồi cả ngày thế này có khi sẽ phát phì cho xem”.
“Ngươi bỏ ngay mấy cái câu cửa miệng, gì mà ông đây, bố đây, với lão tử đây đi”. Bạch Hiểu Nguyệt nghiêm túc nói.
“Được được…”. Sách La Định thầm nghĩ, tốt nhất cứ chiều theo nha đầu này hết đi, khỏi rắc rối lắm chuyện. Nói xong, hắn định đi ra ngoài.
“Từ từ đã…”.
Sách La Định giữ nguyên nụ cười trên môi, quay đầu lại: “Phu tử, còn gì căn dặn sao?”.
Bạch Hiểu Nguyệt đặt bức họa lên bàn: “Ngươi đề tên đi!”.
Sách La Định chớp chớp mắt.
“Cần phải có lạc khoản(11), viết rõ vẽ năm nào, ngày nào, lúc nào, ở đâu, vẽ cái gì nữa”. Bạch Hiểu Nguyệt chỉ vào một chỗ trống trong bức tranh.
(11) Lạc khoản: Phần không thể thiếu trên bức thư pháp hay tranh thủy mặc, đề tên người viết (vẽ), ngày tháng, lời giải thích, thi kinh…, đồng thời có đóng ấn chương bên cạnh.
“Tờ giấy nhỏ xíu như vậy mà có thể viết lắm thứ thế à?”. Sách La Định lười nhác.
Bạch Hiểu Nguyệt nhướn mày, tỏ ý - Ta xem ngươi có viết hay không?
Sách La Định bất lực, luôn cảm thấy cứ để nha đầu này chế ngự như vậy thì thật mất mặt. Nhưng mà, giờ mình đang ở dưới mái hiên nhà người ta, có thể không cúi đầu sao… Oan nghiệt mà!
Lặng lẽ thở dài, Sách La Định cầm bút lên, viết soạt soạt ba hàng chữ, viết xong lại khiến Bạch Hiểu Nguyệt ngây người.
Sách La Định nhìn bộ dạng trợn mắt há mồm của Bạch Hiểu Nguyệt thì rất vui vẻ: “Thế nào, cuồng thảo(12) của ông đây được chứ?”.
(12) Cuồng thảo là một kiểu viết chữ trong Thảo thư (phân biệt với Triện thư, Lệ thư, Khải Thư và Hành thư), nét chữ liền mạch, mạnh mẽ, phóng khoáng, nhiều chữ có thể viết liên miên nối tiếp nhau chỉ bằng một nét.
Bạch Hiểu Nguyệt im lặng một lúc lâu mới ngẩng đầu lên, cầm thước đập một cái: “Mười chữ thì sai tám, ngươi là đồ ngu ngốc, chữ viết thì xấu, ngươi mau đền cho ta bức họa đi!”.
Sách La Định xoay người chạy mất dạng, hắn có khinh công mà.
Bạch Hiểu Nguyệt cầm bức họa đuổi ra đến sân, nhìn trái ngó phải nhưng không thấy bóng dáng Sách La Định đâu nữa, nàng đành ảo não trở lại phòng, vừa thu dọn đồ đạc vừa lẩm bẩm: “Đồ đần!”.
Bạch Hiểu Nguyệt đang thu dọn thì nghe thấy tiếng gõ cửa, nàng quay đầu lại, thấy Đường Tinh Trị đang đứng ngoài cửa. “Lục hoàng tử”. Bạch Hiểu Nguyệt đứng dậy.
“Chẳng phải đã nói lúc không ở trong cung thì gọi ta là Tinh Trị sao”. Đường Tinh Trị vào phòng, cười hỏi: “Sao lại giận đến tái mặt thế kia? Nghe nói nàng dạy lễ nghi cho Sách La Định à?”.
Bạch Hiểu Nguyệt vừa nghe nói thế đã tức giận, lắc đầu: “Đừng nhắc đến tên gỗ mục(13) ấy nữa”.
(13) Nguyên văn đầy đủ là “hủ mục bất khả điêu”, tức là gỗ mục thì không thể điêu khắc được, Bạch Hiểu Nguyệt chê Sách La Định ngu dốt, không thể dạy nổi.
Đường Tinh Trị mỉm cười, thấy Bạch Hiểu Nguyệt cẩn thận gấp bức họa kia lại, cất vào tập thơ nàng đang đọc dở.
“Ta có hẹn Hoàng tỷ cùng Yên nhi đi chơi hồ, nàng có đi không? Hoàng tỷ mới mua được một cây đàn cổ có âm rất hay”, Đường Tinh Trị nói.
“Ừm, ta không đi đâu, lát nữa đại ca còn có chuyện cần gặp ta nữa”. Bạch Hiểu Nguyệt cười, sắp xếp lại giá sách, tiện tay lấy ra mấy cuốn họa thư của các danh gia - Tên ngốc Sách La Định ấy cũng rất có thiên phú, lát nữa mang cho hắn xem.
“Ta đi đây, nàng cũng đừng vất vả quá”, Đường Tinh Trị dịu dàng dặn dò.
“Ừm”. Bạch Hiểu Nguyệt gật đầu đồng ý, lại cười với hắn một cái rồi tiếp tục tìm họa thư.
Đường Tinh Trị liếc nhìn họa thư một cái, lặng lẽ rời đi.
Hiểu Nguyệt cầm họa thư, suy nghĩ giây lát rồi đi đến tiểu viện của Sách La Định, thấy không có ai ở đó liền đặt họa thư lên bàn.
Lúc Bạch Hiểu Nguyệt vừa đi, Đường Tinh Trị từ góc hành lang phía sau phòng bước ra, vào phòng, rút bức họa kẹp trong tập thơ kia rồi rời khỏi đó.
Bạch Hiểu Nguyệt trở về thấy cửa phòng mở, tưởng là Sách La Định đã quay lại nên vào phòng ngó quanh, không thấy ai, nàng lại rầu rĩ đi ra, đến ngồi bên gốc hòe, tiếp tục chải lông cho chú chó: “Định Định, tên kia đần quá đi, đại ca chắc sẽ không cho hắn bước chân vào Bạch gia đâu”.
Chó ta ưu nhã khẽ khàng lắc đầu, cọ cọ đầu vào tay Bạch Hiểu Nguyệt. Bạch Hiểu Nguyệt xoa xoa mặt nó: “Hình như hắn chẳng còn nhớ chút nào về ta, mất công ta nhớ hắn”.
Định Định nghiêng đầu, nhìn Bạch Hiểu Nguyệt.
Bạch Hiểu Nguyệt thở dài, xoa xoa cái cổ đẹp đẽ của con chó: “Nhưng mà, rốt cuộc hắn cũng có chút ưu điểm nhỉ?”.
Sách La Định ra khỏi thư viện, cảm thấy trời xanh mây trắng dễ chịu hơn nhiều. Hắn vào một tửu lâu, chọn một chỗ khuất gió ở lầu hai ngồi xuống, gọi bầu rượu, vừa uống vừa lắc đầu - Không thể chịu nổi cuộc sống kiểu này, suốt ngày chỉ viết chữ, vẽ tranh, chán chết.
Hắn đang uống rượu thì nghe có người ở phía sau hỏi: “Ngày đầu tiên đã trốn học, không sao chứ?”.
Sách La Định giật mình, quay lại thì thấy Trình Tử Khiêm. “Tiểu tử nhà ngươi không biết võ công, sao bước đi lại không phát ra tiếng động gì thế, quỷ hả?”. Sách La Định uống tiếp.
Trình Tử Khiêm đưa đống bản thảo mới nhất cho tiểu nhị, tiểu nhị đi phân phát, cả tửu lâu náo nhiệt hẳn lên, loáng cái đống bản thảo đã được phân phát hết, nhiều người còn chép lại.
Sách La Định liếc mắt khó hiểu: “Hôm nay ngươi lại viết cái gì mà bọn họ kích động vậy?”.
“Chuyện Lục hoàng tử khổ cực theo đuổi Bạch Hiểu Nguyệt”. Trình Tử Khiêm ném mấy hạt lạc vào miệng, nhai cộc cộc.
Sách La Định nhớ lại tướng mạo của Đường Tinh Trị, cũng có thể coi là người tuấn tú ưu nhã, rất có lễ tiết, lại là hoàng thân quốc thích, tuổi tác hình như cũng tương đương Bạch Hiểu Nguyệt, nói tóm lại là “Rất xứng”.
“Đáng tiếc, Bạch Hiểu Nguyệt lại không thích Lục hoàng tử”. Trình Tử Khiêm thần bí cười: “Theo điều tra của ta, Bạch Hiểu Nguyệt đã có người trong lòng từ lâu rồi”.
Sách La Định uống ngụm trà. “Có người trong lòng rồi sao? Nếu đã có thì phải nhanh chóng gả cho người ta đi chứ, vào thư viện làm quái gì?”.
“Này, ngươi là người đầu tiên được ta tiết lộ tin tức cực kỳ bí mật này đấy!”. Trình Tử Khiêm ghé vào tai Sách La Định: “Có lần ta nói chuyện phiếm với trù nương (người nấu bếp) của thư viện Hiểu Phong, vô tình phát hiện được bí mật này đấy!”.
Sách La Định liếc hắn với bộ mặt chán ghét: “Ngay cả trù nương mà ngươi cũng không tha à?”.
“Yên!”. Trình Tử Khiêm trừng mắt lườm - Ta đang buôn chuyện đấy! Chú tâm chút đi!
Sách La Định nhìn trời, nhưng hắn cũng hơi tò mò về người tình trong mộng của Bạch Hiểu Nguyệt, lại còn vì người đó mà không thèm đếm xỉa gì tới Đường Tinh Trị, người có khả năng sẽ trở thành Hoàng đế tương lai.
Chẳng biết từ lúc nào một con mèo mướp xinh đẹp đã cướp mất cái gối của hắn, thấy hắn quay đầu lại, con mèo cũng không chạy đi, nó còn lấy đuôi cọ hắn thêm mấy cái nữa. Sách La Định đưa tay đẩy con mèo béo đó lên một chút, gối đầu lên cái bụng nó, tiếp tục phơi nắng.
“Keng… keng”. Bên ngoài hình như có tiếng chuông vui tai truyền đến, nghe lại hơi giống tiếng biên chung(8), Sách La Định chỉ mơ màng trở mình, ngủ tiếp.
(8) Biên chung: Loại nhạc cụ có từ thời Tây Chu, thịnh hành từ Xuân Thu, Chiến Quốc mãi cho tới Tần Hán, bao gồm một bộ gồm nhiều chuông tròn được treo trên một giá chuông lớn, dùng một chiếc chùy gỗ để gõ vào để phát ra những âm điệu khác nhau. Biên chung và biên khánh là hai nhạc cụ quan trọng trong nhạc cung đình và nghi lễ của Trung Quốc thời xưa.
Một lát sau lại nghe thấy có tiếng bước chân chạy lại, sau đó là một tràng keng keng inh ỏi. Sách La Định mở mắt ra thì nhìn thấy Bạch Hiểu Nguyệt một tay cầm chuông bạc, một tay cầm chùy bạc, gõ keng keng bên tai hắn.
Thấy hắn tỉnh lại, Bạch Hiểu Nguyệt bất mãn nói: “Bản phu tử gọi ngươi đi học, sao ngươi không đến?”.
Sách La Định cau mày: “Ta đâu có nghe thấy ngươi gọi ta…”.
“Chuông bạc đó!”. Bạch Hiểu Nguyệt lại cầm cái chùy gõ “keng” một cái: “Từ nay về sau cứ nghe thấy tiếng chuông này thì chính là ta đang gọi ngươi, ngươi đã viết văn xong chưa?”.
“Viết văn cái gì?”. Sách La Định ngồi dậy, bầu rượu trong tay liền rơi xuống đất.
Bạch Hiểu Nguyệt lại sưng mặt lên: “Sao lại uống rượu cả bầu hả? Đó chỉ là cách uống của kẻ thô tục mà thôi! Lát nữa ta sẽ dạy ngươi lễ nghi uống rượu”.
“Ha”. Sách La Định cười khan một tiếng: “Ông đây uống rượu là phải uống thật sảng khoái…”.
“Không được xưng ‘ông’!”. Bạch Hiểu Nguyệt cầm chùy gõ đầu hắn một cái, nhưng cái gõ này chỉ như gãi ngứa.
Sách La Định nhìn nàng có chút á khẩu, nói: “Ta bảo này, ngươi không có việc gì làm sao? Ngươi cứ làm việc của mình đi, đừng quản ta nữa có được không?”.
“Không!”. Bạch Hiểu Nguyệt vô cùng nghiêm túc: “Nuôi con mà không dạy là lỗi của cha mẹ, dạy mà không nghiêm là tội của thầy!”.
Sách La Định gãi đầu, trên đời này, dạng người khó đối phó nhất chính là đàn bà và thư sinh, con nha đầu này thật giỏi, thuộc cả hai dạng đó luôn. Sách La Định lắc đầu, nhưng hắn cóc sợ một đứa con gái cao chưa đến ngực mình, hắn quyết định sẽ về phòng ngủ thẳng cẳng đến tối, sau đó tới quân doanh cưỡi ngựa luyện võ.
Bạch Hiểu Nguyệt thấy hắn đứng lên định đi thì mỉm cười: “Ta vừa vào cung một chuyến”.
Sách La Định dừng bước, quay đầu nhìn nàng, có dự cảm chẳng lành.
Bạch Hiểu Nguyệt mỉm cười: “Hoàng thượng nói, ngươi rời đây ngày nào là do ta quyết định!”.
Sách La Định sửng sốt.
“Cũng có nghĩa là, nếu ngươi ngoan ngoãn học lễ nghi, học xong ta sẽ thả ngươi về, nghe nói gần đây ở biên giới có mấy đám sơn tặc thổ phỉ, Hoàng thượng định phái ngươi mang quân đi tiêu diệt đấy”.
Sách La Định nghe thấy thế thì hai mắt liền sáng rực.
“Nhưng nếu ngươi không chịu nghe lời không học cho tốt”, Bạch Hiểu Nguyệt nheo mắt: “Hoàng thượng nói sẽ bắt ngươi đọc sách viết chữ ở đây cả đời, cho người khác lên làm tướng quân đi trừ phiến loạn”.
Sách La Định sửng sốt hồi lâu, chỉ vào mũi mình, hỏi: “Ngươi đang uy hiếp ta?”.
“Đúng vậy!”. Bạch Hiểu Nguyệt chống nạnh, ngẩng mặt nói: “Sau này ngươi phải nghe lời bản phu tử, phải tôn sư trọng đạo, nghe rõ chưa?”.
Sách La Định nghiến răng nghiến lợi một lúc, nhưng hắn tính toán thiệt hơn, thấy chuyện đánh giặc vẫn là quan trọng, cho nên rất bất mãn mà phun ra một câu: “Coi như ngươi giỏi, ông nhịn!”.
“Cái gì?”. Bạch Hiểu Nguyệt nhếch đôi mày đẹp: “Phu tử hỏi ngươi, ngươi nghe rõ chưa?”.
“Nghe rồi…”, Sách La Định miễn cưỡng cười, kéo dài giọng, “Hiểu Nguyệt phu tử!”.
Bạch Hiểu Nguyệt có vẻ rất hài lòng, gật đầu, đưa tay xoa đầu con mèo mướp béo ục đang nằm trên sạp trúc.
Sách La Định nhìn nàng: “Sao ngươi còn chưa đi?”.
Bạch Hiểu Nguyệt chau mày, “Sao ta lại phải đi? Ngươi mau thay đồ theo ta đến thư phòng viết văn!”.
“Cho nên…”. Sách La Định cởi vạt áo: “Ta thay đồ, đại tiểu thư cũng muốn nhìn hả?”.
“Ôi da!”, Bạch Hiểu Nguyệt che mắt nói: “Sợ quá đi!”.
Nhưng nói xong nàng vẫn không đi, bỏ hai tay xuống, nhẹ nhàng chống eo, mỉm cười: “Ngươi dám cởi thì bản cô nương cũng dám nhìn, so với đám thư sinh gầy gò ốm yếu kia ngươi còn đẹp hơn nhiều!”.
Sách La Định rùng mình.
Bạch Hiểu Nguyệt ôm con mèo béo ngồi lên sạp, cười híp mắt nhìn hắn, chân mày cong lên, hai má hiện rõ đôi lúm đồng tiền rất đẹp.
Sách La Định lầm bầm một câu: “Nha đầu điên, đồ mặt dày!”. Nói xong, hắn vào phòng thay y phục.
Bạch Hiểu Nguyệt mỉm cười đắc ý, nhìn cửa phòng đóng kín, xoa đầu con mèo mướp: “Thì ra là một tên trong ngoài bất nhất, da mặt cũng rất mỏng nữa”.
Vừa nói xong, nàng liền nghe thấy từ trong phòng truyền ra tiếng hét của Sách La Định: “Con mẹ nó, tên nào mau mang cho lão tử một đôi giày sạch đến đây!”.
Vất vả lắm Sách La Định mới thay quần áo, chải tóc xong, nhưng lại chẳng tìm thấy đôi giày sạch nào, chỉ lau qua loa mấy cái rồi ra ngoài.
Nhưng Bạch Hiểu Nguyệt không còn ở ngoài sân nữa, con mèo mướp vẫn đang nằm trên sạp trúc, lim dim mắt. Sách La Định đi ra khỏi sân, thấy Bạch Hiểu Nguyệt đang chải lông cho con chó có bộ lông trắng đẹp bên gốc cây hòe. Dù sao thì có tránh cũng chẳng thoát, Sách La Định quyết định đối mặt, chỉ còn cách cố mà thuận ý nha đầu này vậy.
Hắn đi dọc hành lang tới bên gốc hòe, đứng đúng chỗ Bạch Hiểu Nguyệt đứng lúc hắn vừa đến thư viện, liền nghe thấy nha đầu ấy nói với con chó: “Định Định, tối ăn sườn lợn không?”.
Sách La Định ngoáy tai: “Con chó này tên gì?”.
Bạch Hiểu Nguyệt giật nảy mình, đứng phắt lên, quay lại nhìn hắn chằm chằm: “Sao ngươi đi mà chẳng phát ra tiếng động nào thế?”.
Sách La Định cũng bị dọa sợ hết hồn: “Phải phát ra tiếng động gì chứ?”.
Bạch Hiểu Nguyệt phủi vạt áo, nghiêm nghị nói: “Đi thôi”. Nói xong, nàng dẫn Sách La Định đến thư phòng.
“Con chó kia tên gì vậy?”. Sách La Định đi theo Bạch Hiểu Nguyệt vào phòng.
“Là… Tuấn Tuấn!”. Bạch Hiểu Nguyệt tỏ vẻ thành thật: “Tuấn Tuấn!”.
“Hình như ban nãy ngươi gọi là Đinh Đinh(9) mà…”. Sách La Định nghĩ - Chẳng lẽ mình nghe nhầm.
(9) Bạch Hiểu Nguyệt lấy từ Định trong tên của Sách La Định để gọi tên con chó, nhưng Sách La Định lại nghe thành Đinh Đinh (vì từ Định và từ Đinh có âm đọc gần giống nhau).
“Đâu có, là Tuấn Tuấn”. Tai Bạch Hiểu Nguyệt đỏ bừng, nàng nhanh chóng vào phòng.
Sách La Định chẳng bận tâm, dù sao hắn cũng cảm thấy bọn con gái mọt sách đa số đều quái đản như thế.
“Ngồi xuống”. Bạch Hiểu Nguyệt chỉ vào chiếc bàn trà bên cạnh.
Sách La Định nhìn chiếc bàn trà còn thấp hơn cả đầu gối mình, nói: “Ngồi thế nào, không có chỗ đặt chân à”.
“Ngồi tư thế quỳ”.
“Không được”. Sách La Định sưng mặt: “Dưới đầu gối nam nhân có hoàng kim”.
Bạch Hiểu Nguyệt bĩu môi: “Vậy ngồi xếp bằng, ngươi thích ngồi thế nào thì tùy, làm gì bắt bẻ lắm thế?”.
Sách La Định đành ngồi xuống, khoanh chân lại, không thoải mái! Duỗi chân ra, thật khó chịu! Loay hoay mãi, cuối cùng quyết định ngồi tư thế giống như ngồi trên ghế da hổ trong đại trướng, một chân khoanh tròn, một chân chống lên, có vẻ thư thái hơn một chút.
Bạch Hiểu Nguyệt cầm thước gõ lên mặt bàn ba tiếng “độp độp độp”, ý hỏi - Ngươi xong chưa?
Sách La Định gượng cười, gật đầu với nàng một cái, coi như xong.
“Đây là văn phòng tứ bảo(10) của ngươi, lần sau đi học phải mang theo, đây là thư phòng của ngươi. Sau này, buổi sáng ngươi cùng mọi người đến học đường bên kia nghe giảng, ta sẽ ngồi ngay phía sau ngươi; buổi chiều ngươi tới đây, ta sẽ dành một canh giờ để dạy ngươi lễ nghi, một canh giờ để dạy các môn học khác”.
(10) Bốn vật quý trong thư phòng: bút, mực, giấy, nghiên.
“Tận hai canh giờ?”. Sách La Định thấy thời gian học như thế quá lâu, liền bĩu môi, cò kè mặc cả như đi chợ: “Rút ngắn xuống đi”.
Bạch Hiểu Nguyệt cầm thước cốc hắn một cái: “Phu tử chưa nói xong cơ mà, không được phép cãi lại!”.
Sách La Định bĩu môi, cầm bút lông lên xem, lại mở nghiên mực ra ngắm nghía, cuối cùng cầm thỏi mực lên ngửi ngửi.
Bạch Hiểu Nguyệt đưa tay cầm thỏi mực, múc một thìa nước nhỏ đổ vào nghiên, vừa mài mực vừa nói: “Hôm nay ta mài giúp ngươi, sau này trước mỗi giờ học ngươi phải tự mài!”.
Sách La Định nhìn theo bàn tay đảo từng vòng mài mực của Bạch Hiểu Nguyệt, cảm thấy đầu váng mắt hoa, chợt lóe lên ý tưởng: “Hay là ngươi đừng cho ta nghiên mực nữa, cứ cho ta một cái bình, ta sẽ cho thỏi mực và đổ nước vào đó cho mực tan ra, đỡ mất công ngày ngày tốn sức…”.
Hắn còn chưa dứt lời, Bạch Hiểu Nguyệt đã trợn mắt lườm: “Mài mực là để tu tâm dưỡng tính…”.
“Uống rượu cũng có thể…”.
Bạch Hiểu Nguyệt ra vẻ định cầm thước lên, Sách La Định đành ngoan ngoãn ngậm miệng, chống cằm đợi nàng mài mực.
Lúc này có tiếng bước chân khẽ khàng vang lên từ phía hành lang, người tới có vẻ khá cẩn thận, có điều, công phu của Sách La Định quá đỉnh nên hắn nghe rất rõ. Lúc đưa tay lên gãi đầu, hắn cố ý liếc mắt nhìn một cái về phía sau, phát hiện có bóng người lén lút lướt qua cửa sổ.
Hắn chẳng thèm để ý, thấy Bạch Hiểu Nguyệt vẫn nghiêng đầu mài mực, liền hỏi: “Chưa mài xong sao? Đang thêu hoa đấy à?”.
Bạch Hiểu Nguyệt hơi sửng sốt, giật mình phát hiện mình mài hơi nhiều, nàng lại múc thêm chút nước, mài thêm hai cái nữa.
Sách La Định bĩu môi, kẹp bút lông ở ngay dưới mũi, hỏi đểu nàng: “Thất thần à… Nghĩ gì thế? Người trong mộng hả?”.
Bạch Hiểu Nguyệt liếc hắn một cái: “Ngươi đừng lắm chuyện, mau viết đi!”.
Sách La Định cầm bút khí thế chẳng khác nào cầm bảo kiếm: “Viết gì?”.
“Ờ…”. Bạch Hiểu Nguyệt ngẫm nghĩ: “Gì cũng được”.
Sách La Định nhíu mày: “Gì cũng được…?”.
Mất một hồi vò đầu bứt tai, cuối cùng Sách La Định nảy ra ý tưởng: “Vẽ có được không?”.
“Được đó!”. Bạch Hiểu Nguyệt rất vui: “Ngươi biết vẽ à? Chim, hoa, cá hay côn trùng, sơn thủy hay mỹ nhân?”.
“Vẽ mỹ nhân đi”. Sách La Định vui hẳn: “Cái này ta giỏi”.
Bạch Hiểu Nguyệt ngẩn người, như có chút ưu tư, nói: “Vậy, ngươi vẽ đi…”.
“Vẽ ai bây giờ…?”. Sách La Định suy nghĩ giây lát, sau cùng nhìn sang Bạch Hiểu Nguyệt: “Hay là vẽ nàng!”.
Tai Bạch Hiểu Nguyệt lại thoáng đỏ, nàng nói: “Ta đâu phải mỹ nhân”.
“Oa… Đại tiểu thư có cần khiêm tốn vậy không, nàng không phải mỹ nhân thì đám đàn bà con gái ngoài kia đều là heo nái à?”. Sách La Định vén ống tay áo bắt đầu vẽ, không quên dặn Bạch Hiểu Nguyệt: “Nàng đừng động đậy, nếu không vẽ sẽ không giống!”.
“Ờ…”. Bạch Hiểu Nguyệt ngoan ngoãn cầm thỏi mực, ngồi yên, khóe miệng khẽ cười, không quên dặn: “Không được vẽ quá xấu đâu!”.
“Đảm bảo giống y chang”. Sách La Định bắt đầu vẽ.
Bạch Hiểu Nguyệt ngồi chờ, chẳng bao lâu sau, Sách La Định đã ném bút xuống bàn: “Xong rồi”.
Bạch Hiểu Nguyệt rất muốn xem nhưng lại không dám, lòng thầm nghĩ, tên thô kệch này có thể vẽ được cái gì chứ, có khi lại vẽ thành mặt lợn hoặc rùa đen, chọc mình tức chết cũng nên.
“Xem đi”. Sách La Định cầm bức họa lên, thổi thổi: “Rất giống”.
Bạch Hiểu Nguyệt cẩn thận liếc qua… vừa liếc qua liền sửng sốt, kinh ngạc nhìn Sách La Định.
Sách La Định có vẻ rất hài lòng với cái nhìn này, cười hỏi: “Không tệ chứ?”.
Bạch Hiểu Nguyệt cầm bức họa lên, mặc dù chỉ là một bức phác họa rất đơn giản, không theo một trường phái vẽ nào nhưng không ngờ Sách La Định lại rất có thiên phú, vẽ rất giống, rất đẹp.
“Được chứ?”. Sách La Định khoanh tay, đút tay vào ống tay áo, hỏi Bạch Hiểu Nguyệt, còn thầm khen nha đầu này quả thực rất đẹp, mắt to mi dài, sống mũi thẳng, chỉ là có đôi chút trẻ con, lại còn quá mọt sách, đầu óc cứng nhắc chẳng quyến rũ chút nào.
“Ừm… Tạm được”. Bạch Hiểu Nguyệt gật gật đầu: “Có thể bồi dưỡng”.
“Vậy qua rồi hả?”. Sách La Định đứng lên, vừa đấm đấm đùi vừa nói: “Chân tê rần cả rồi, bố đây ngồi cả ngày thế này có khi sẽ phát phì cho xem”.
“Ngươi bỏ ngay mấy cái câu cửa miệng, gì mà ông đây, bố đây, với lão tử đây đi”. Bạch Hiểu Nguyệt nghiêm túc nói.
“Được được…”. Sách La Định thầm nghĩ, tốt nhất cứ chiều theo nha đầu này hết đi, khỏi rắc rối lắm chuyện. Nói xong, hắn định đi ra ngoài.
“Từ từ đã…”.
Sách La Định giữ nguyên nụ cười trên môi, quay đầu lại: “Phu tử, còn gì căn dặn sao?”.
Bạch Hiểu Nguyệt đặt bức họa lên bàn: “Ngươi đề tên đi!”.
Sách La Định chớp chớp mắt.
“Cần phải có lạc khoản(11), viết rõ vẽ năm nào, ngày nào, lúc nào, ở đâu, vẽ cái gì nữa”. Bạch Hiểu Nguyệt chỉ vào một chỗ trống trong bức tranh.
(11) Lạc khoản: Phần không thể thiếu trên bức thư pháp hay tranh thủy mặc, đề tên người viết (vẽ), ngày tháng, lời giải thích, thi kinh…, đồng thời có đóng ấn chương bên cạnh.
“Tờ giấy nhỏ xíu như vậy mà có thể viết lắm thứ thế à?”. Sách La Định lười nhác.
Bạch Hiểu Nguyệt nhướn mày, tỏ ý - Ta xem ngươi có viết hay không?
Sách La Định bất lực, luôn cảm thấy cứ để nha đầu này chế ngự như vậy thì thật mất mặt. Nhưng mà, giờ mình đang ở dưới mái hiên nhà người ta, có thể không cúi đầu sao… Oan nghiệt mà!
Lặng lẽ thở dài, Sách La Định cầm bút lên, viết soạt soạt ba hàng chữ, viết xong lại khiến Bạch Hiểu Nguyệt ngây người.
Sách La Định nhìn bộ dạng trợn mắt há mồm của Bạch Hiểu Nguyệt thì rất vui vẻ: “Thế nào, cuồng thảo(12) của ông đây được chứ?”.
(12) Cuồng thảo là một kiểu viết chữ trong Thảo thư (phân biệt với Triện thư, Lệ thư, Khải Thư và Hành thư), nét chữ liền mạch, mạnh mẽ, phóng khoáng, nhiều chữ có thể viết liên miên nối tiếp nhau chỉ bằng một nét.
Bạch Hiểu Nguyệt im lặng một lúc lâu mới ngẩng đầu lên, cầm thước đập một cái: “Mười chữ thì sai tám, ngươi là đồ ngu ngốc, chữ viết thì xấu, ngươi mau đền cho ta bức họa đi!”.
Sách La Định xoay người chạy mất dạng, hắn có khinh công mà.
Bạch Hiểu Nguyệt cầm bức họa đuổi ra đến sân, nhìn trái ngó phải nhưng không thấy bóng dáng Sách La Định đâu nữa, nàng đành ảo não trở lại phòng, vừa thu dọn đồ đạc vừa lẩm bẩm: “Đồ đần!”.
Bạch Hiểu Nguyệt đang thu dọn thì nghe thấy tiếng gõ cửa, nàng quay đầu lại, thấy Đường Tinh Trị đang đứng ngoài cửa. “Lục hoàng tử”. Bạch Hiểu Nguyệt đứng dậy.
“Chẳng phải đã nói lúc không ở trong cung thì gọi ta là Tinh Trị sao”. Đường Tinh Trị vào phòng, cười hỏi: “Sao lại giận đến tái mặt thế kia? Nghe nói nàng dạy lễ nghi cho Sách La Định à?”.
Bạch Hiểu Nguyệt vừa nghe nói thế đã tức giận, lắc đầu: “Đừng nhắc đến tên gỗ mục(13) ấy nữa”.
(13) Nguyên văn đầy đủ là “hủ mục bất khả điêu”, tức là gỗ mục thì không thể điêu khắc được, Bạch Hiểu Nguyệt chê Sách La Định ngu dốt, không thể dạy nổi.
Đường Tinh Trị mỉm cười, thấy Bạch Hiểu Nguyệt cẩn thận gấp bức họa kia lại, cất vào tập thơ nàng đang đọc dở.
“Ta có hẹn Hoàng tỷ cùng Yên nhi đi chơi hồ, nàng có đi không? Hoàng tỷ mới mua được một cây đàn cổ có âm rất hay”, Đường Tinh Trị nói.
“Ừm, ta không đi đâu, lát nữa đại ca còn có chuyện cần gặp ta nữa”. Bạch Hiểu Nguyệt cười, sắp xếp lại giá sách, tiện tay lấy ra mấy cuốn họa thư của các danh gia - Tên ngốc Sách La Định ấy cũng rất có thiên phú, lát nữa mang cho hắn xem.
“Ta đi đây, nàng cũng đừng vất vả quá”, Đường Tinh Trị dịu dàng dặn dò.
“Ừm”. Bạch Hiểu Nguyệt gật đầu đồng ý, lại cười với hắn một cái rồi tiếp tục tìm họa thư.
Đường Tinh Trị liếc nhìn họa thư một cái, lặng lẽ rời đi.
Hiểu Nguyệt cầm họa thư, suy nghĩ giây lát rồi đi đến tiểu viện của Sách La Định, thấy không có ai ở đó liền đặt họa thư lên bàn.
Lúc Bạch Hiểu Nguyệt vừa đi, Đường Tinh Trị từ góc hành lang phía sau phòng bước ra, vào phòng, rút bức họa kẹp trong tập thơ kia rồi rời khỏi đó.
Bạch Hiểu Nguyệt trở về thấy cửa phòng mở, tưởng là Sách La Định đã quay lại nên vào phòng ngó quanh, không thấy ai, nàng lại rầu rĩ đi ra, đến ngồi bên gốc hòe, tiếp tục chải lông cho chú chó: “Định Định, tên kia đần quá đi, đại ca chắc sẽ không cho hắn bước chân vào Bạch gia đâu”.
Chó ta ưu nhã khẽ khàng lắc đầu, cọ cọ đầu vào tay Bạch Hiểu Nguyệt. Bạch Hiểu Nguyệt xoa xoa mặt nó: “Hình như hắn chẳng còn nhớ chút nào về ta, mất công ta nhớ hắn”.
Định Định nghiêng đầu, nhìn Bạch Hiểu Nguyệt.
Bạch Hiểu Nguyệt thở dài, xoa xoa cái cổ đẹp đẽ của con chó: “Nhưng mà, rốt cuộc hắn cũng có chút ưu điểm nhỉ?”.
Sách La Định ra khỏi thư viện, cảm thấy trời xanh mây trắng dễ chịu hơn nhiều. Hắn vào một tửu lâu, chọn một chỗ khuất gió ở lầu hai ngồi xuống, gọi bầu rượu, vừa uống vừa lắc đầu - Không thể chịu nổi cuộc sống kiểu này, suốt ngày chỉ viết chữ, vẽ tranh, chán chết.
Hắn đang uống rượu thì nghe có người ở phía sau hỏi: “Ngày đầu tiên đã trốn học, không sao chứ?”.
Sách La Định giật mình, quay lại thì thấy Trình Tử Khiêm. “Tiểu tử nhà ngươi không biết võ công, sao bước đi lại không phát ra tiếng động gì thế, quỷ hả?”. Sách La Định uống tiếp.
Trình Tử Khiêm đưa đống bản thảo mới nhất cho tiểu nhị, tiểu nhị đi phân phát, cả tửu lâu náo nhiệt hẳn lên, loáng cái đống bản thảo đã được phân phát hết, nhiều người còn chép lại.
Sách La Định liếc mắt khó hiểu: “Hôm nay ngươi lại viết cái gì mà bọn họ kích động vậy?”.
“Chuyện Lục hoàng tử khổ cực theo đuổi Bạch Hiểu Nguyệt”. Trình Tử Khiêm ném mấy hạt lạc vào miệng, nhai cộc cộc.
Sách La Định nhớ lại tướng mạo của Đường Tinh Trị, cũng có thể coi là người tuấn tú ưu nhã, rất có lễ tiết, lại là hoàng thân quốc thích, tuổi tác hình như cũng tương đương Bạch Hiểu Nguyệt, nói tóm lại là “Rất xứng”.
“Đáng tiếc, Bạch Hiểu Nguyệt lại không thích Lục hoàng tử”. Trình Tử Khiêm thần bí cười: “Theo điều tra của ta, Bạch Hiểu Nguyệt đã có người trong lòng từ lâu rồi”.
Sách La Định uống ngụm trà. “Có người trong lòng rồi sao? Nếu đã có thì phải nhanh chóng gả cho người ta đi chứ, vào thư viện làm quái gì?”.
“Này, ngươi là người đầu tiên được ta tiết lộ tin tức cực kỳ bí mật này đấy!”. Trình Tử Khiêm ghé vào tai Sách La Định: “Có lần ta nói chuyện phiếm với trù nương (người nấu bếp) của thư viện Hiểu Phong, vô tình phát hiện được bí mật này đấy!”.
Sách La Định liếc hắn với bộ mặt chán ghét: “Ngay cả trù nương mà ngươi cũng không tha à?”.
“Yên!”. Trình Tử Khiêm trừng mắt lườm - Ta đang buôn chuyện đấy! Chú tâm chút đi!
Sách La Định nhìn trời, nhưng hắn cũng hơi tò mò về người tình trong mộng của Bạch Hiểu Nguyệt, lại còn vì người đó mà không thèm đếm xỉa gì tới Đường Tinh Trị, người có khả năng sẽ trở thành Hoàng đế tương lai.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.