Chương 77: Đại triều hội (1)
Nam Sơn
18/08/2021
Cung Thánh Từ có điện lớn, đủ chỗ cho mấy chục người cùng bàn việc. Bách đến nơi đã thấy hai vua, còn có Trần Thủ Độ, Quang Khải cùng bọn đại thần hắn chưa nắm rõ tên tuổi, ước chục người nữa. Hai vua và Trần Thủ Độ ngồi ghế còn quần thần đứng xung quanh. Thấy đã đông đủ, Quang Khải chắp tay.
- Bẩm Thái thượng hoàng, Quan gia! Sơn Tây Hầu có công hiến bảo cho triều ta, lại là đệ tử cao nhân, nay có chuyện quốc sách muốn thưa, đã bẩm lên nhi thần để xin phép. Mong Thái thượng hoàng, Quan gia cho y được giãi bày đôi chút.
Thái Tông từ tốn:
- Khi phong tước Minh Tự cho Sơn Tây Hầu ta đã nói có kế gì hay, làm cho dân giàu nước mạnh thì cứ dâng tấu. Ta sẽ hết sức lắng nghe. Nay ngươi đã dày công chuẩn bị, cho ngươi được nói để quần thần cùng đánh giá.
Hai hôm nay, Bách trốn trong phòng, chuẩn bị chì vẽ, dựa theo bản đồ thế giới trên điện thoại. Đã phác hoạ mấy tấm bản đồ cực lớn. Tấm đầu tiên vẽ lại vị trí đại khái khu vực châu Á, tấm thứ hai vẽ khu vực đông nam á, tấm cuối cùng là bản đồ Việt Nam hình chữ S hiện đại. Hắn chắp tay với vua và quần thần:
- Nước ta từ Hồng Bàng, lãnh thổ trải dài từ Trường Giang đến Ái Châu, chia ra rồi đến đời Triệu Vũ Đế lại hợp, lãnh thổ gồm hết cả Quế Lâm, Nam Hải. Nhà Hán thu phục đất đai của Triệu Vũ Đế, lại chia ra để trị. Đến khi Ngô Vương đánh bại nhà Hán thì chỉ còn 8 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Trường, Ái, Hoan, Diễn. 4 châu vẫn còn trong tay Trung Nguyên là: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An. Sau trong nước lại gặp loạn 12 sứ quân, mỗi bên chiếm cứ một phương. Thẳng cho đến Lý triều rồi đến triều ta mới cơ bản an ổn. Như vậy, có thể thấy, đại thế là vậy, nếu không liên tục tự cường, trong nước nội loạn thì sớm muộn cũng bị o ép như con tằm ăn rỗi, lãnh thổ sẽ càng ngày càng thu hẹp. Ở đây thần có ba tấm bản đồ, là tâm huyết cả đời của sư phụ thần. Bản đồ này thần hiến lên dâng hai vua, nhưng đây là cơ mật cao nhất của Đại Việt, xin các vị đại thần giữ kín.
Hắn nói đoạn trải ba tấm bản đồ lên nền điện. Hai vua thấy ba tấm bản đồ, từ ghế bước xuống cúi đầu nhìn cùng đám đại thần. Bách chỉ vào tấm đầu tiên, là tấm bản đồ châu Á:
- Đây là bản đồ một số quốc gia mà thầy ta được biết, là cực hạn tri thức của ngài rồi, những quốc gia khác cần đi xa hơn để có thông tin. Đây chính là Đại Việt. Nước ta nằm ở phía Đông Nam của bản đồ này, phía trên tiếp giáp với Nguyên, Tống, phía dưới là Chiêm Thành, Ai Lao, Chân Lạp và các nước đảo xa ở phía Nam. Đi xa hơn sang phía Tây là Tây Phương. Có thể thấy đây là Thiên Trúc, nới Phật Thích Ca truyền đạo. Cao hơn lên phía Bắc là một quốc gia khổng lồ tên là Nga La Tư, diện tích còn hơn Trung Nguyên nhiều lắm. Phía Đông Bắc là các nước Cao Ly và đảo Oa quốc.
Hắn dừng lại một chút cho mọi người tiếp thu, được một lúc rồi lại tiếp tục:
- Giờ chúng ta nói về một thứ đã xuất hiện ở đời Đường, thứ này đã làm nhà Đường trở nên hùng mạnh, gọi là “con đường tơ lụa”. Con đường này bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Trường An sau đó chạy qua Đôn Hoàng tiến về phía Tây. Qua các tiểu quốc trên sa mạc để tới các quốc gia Tây Phương. Tây phương cũng là nơi văn minh phồn hoa, Ở đất nước của họ đền đài cung điện xây cất rất quy mô, những thành tựu về thiên văn, toán học có thể nói là cao hơn chúng ta hiện giờ. Thứ trao đổi trên con đường này chính là vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu, đồ gốm sứ của người Đường, người Tống. Một cân lụa ở nhà Đường chỉ mua vài quan nhưng chuyển sang được phương Tây có giá một cân vàng. Đổi lại người tây dương mang sang cho nhà Đường vàng bạc, đá quý, các loại gia vị, dược liệu và công nghệ tiên tiến. Thời Đường thu thuế trên con đường này rất nặng, chính vì vậy trở thành nguồn thu lớn cho quốc khố và làm họ trở nên hùng mạnh.
Lúc này có một người đứng ra:
- Việc này đúng là như vậy, khi ta đi sứ sang Tống, đàm đạo với đồng liêu thì cũng có biết việc này. Hán Vũ Đế, để khai thông con đường này, đã dùng vũ lực tấn công Hung Nô, sau đó dùng biện pháp ngoại giao, liên kết với tộc Đại Nguyệt và các nước Tây Vực, cùng nhau chống lại Hung Nô. Năm Kiến Nguyên thứ và năm Nguyên Đỉnh thứ 2, Hán Vũ Đế đã hai lần phái Trương Khiên đi sứ Tây Vực, từ đó đã khai thông con đường này.
- Con đường này trước kia vô cùng phồn hoa nhưng sau khi nhà Đường bị lật đổ, cũng vì thế mà suy tàn. Nhà Tống cũng muốn nối lại nhưng chưa được bao lâu thì chiến tranh Kim – Tống xảy ra. Nay Nguyên đã diệt Kim, rất khó nối lại.
Bách chắp tay:
- Các vị đại thần kiến thức uyên bác, tại hạ xin bái phục. Nhìn vào bản đồ này có thế thấy được đại khái vị trí của nước ta, cũng thấy được tiềm năng, hạn chế về vị trí của Đại Việt. Nước ta nằm xa tuyến thương mại lớn nhất thế giới, muốn tiếp cận lại phải qua các đại quốc ở Trung Nguyên. Hai mặt phía Tây giáp Nguyên, phía Bắc giáp Tống đều bị chặn đứng. Vậy hướng phát triển duy nhất của đất nước là về phía Đông và phía Nam đều giáp biển. Những nước gần chúng ta ở phía Nam thì đều là tiểu quốc, dân số thưa thớt. Chính vì vậy không gian phát triển cho Đại Việt còn rất lớn.
Hắn lại chuyển sang tấm bản đồ Đông Nam Á.
- Đây là tấm bản đồ khu vực phía Đông Nam của Đại Việt. Các vị có thế thấy Đại Việt có diện tích nhỏ bé nhưng nằm trên đất liền, các nước khác phần nhiều năm ở đảo xa. Đây là hai nước lớn nhất Diệp Điều (Java), Thiện (Miến Điện). Về phía Tây thì có người Xiêm (Thái), xa hơn chính là Thiên Trúc (Ấn Độ), những tiểu quốc quá nhỏ trên các đảo thì chỉ có thổ dân. Các ngài có biết những đảo này chứa đầy những gia vị quý như nhục đậu khấu, đinh hương, và hạt tiêu. Những thứ này nếu trao đổi trên con đường tơ lụa thì chính là vòng ròng đấy.
Trần Thủ Độ mắt lờ mờ hỏi:
- Ngươi nói thực không?
- Khi thương nhân Đại Thực đến trao đổi với vua của một quốc gia Tây Phương, hai bên đặt cân thăng bằng, một bên là hạt tiêu, một bên là vàng, cứ thế mà trao đổi. Đủ biết giá trị thế nào.
Bá quan xôn xao:
- Như vậy chỉ cần đem những thứ gia vị này sang nhà Tống là đã rất giàu có rồi.
- Không phải như vậy, thương mại chính là bán cho chỗ thiếu, mua cho chỗ thừa. Con đường tơ lụa phồn thịnh là do Phương tây thèm muốn vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu, đồ gốm sứ. Nay nó đã bị cắt đứt, mục tiêu của chúng ta là mang những thứ này bán cho thương nhân Tây Phương. Còn người Tống, người Nguyên, cần xem chúng cần gì, thèm muốn gì ta bán cho chúng. Chúng thích yến sào, hải sâm, ngọc trai, san hô đỏ … và gia vị cùng nguyên liệu.
Trần Quang Khải hiểu ra:
- Đúng vậy, cần mang những thứ người Trung Nguyên cần đổi lấy tơ lụa đồ sứ, lại lấy tơ lụa đồ sứ đổi cho bọn Tây dương lấy vàng bạc, hương liệu. Chúng ta ở giữa khống chế tất cả. Nhưng con đường này vận hành ra sao? Đi mất bao lâu?
- Hán thư có ghi chép việc này: “Tự Nhật Nam Chướng Tắc, Từ Văn, Hợp Phố, thuyền hành khả ngũ nguyệt, hữu Đô Nguyên quốc, hựu thuyền hành khả tứ tuyệt, hữu Ấp Lư Một quốc, bộ hành khả nhị thập dư nhật, hữu Thầm Ly quốc, bộ hành khả thập dư nhật, hữu. Tự Phu Can Đô Lưu Quốc. Tự Phu Can Đô Lư quốc, thuyền hành khả nhị nguyệt dư, hữu Hoàng Chi quốc... Hoàng Chi chi nam hữu Dĩ Trình Bất quốc, Hán chi dịch sứ, tự thử hoàn hỹ.” [1].
Lê Văn Hưu lúc này đứng ra:
- Hán thư đúng là có ghi chép việc này.
[1] Từ biển Nhật Năm đi Từ Văn, Hợp Phố khoảng 5 tháng đến nước Đô Nguyên (tây – nam Malaysia), rồi lại đi tiếp 4 tháng đến nước Ấp Lư Một (Ratburi – nam Thái Lan), lại đi thuyền khoảng hơn 12 ngày nữa thì tới nước Thầm Ly (Tanasalin - Miến điện), đi bộ khoảng hơn 10 ngày thì tới nước Can Đô Lư (Prome – nam Miến Điện), từ nước Can Đô Lư, lại đi thuyền khoảng 2 tháng thì tới nước Hoàng Chi (nam Ấn Độ), cuối cùng dừng lại tại nước Dĩ Trình Bất (quốc đảo Xrilanca)
- Bẩm Thái thượng hoàng, Quan gia! Sơn Tây Hầu có công hiến bảo cho triều ta, lại là đệ tử cao nhân, nay có chuyện quốc sách muốn thưa, đã bẩm lên nhi thần để xin phép. Mong Thái thượng hoàng, Quan gia cho y được giãi bày đôi chút.
Thái Tông từ tốn:
- Khi phong tước Minh Tự cho Sơn Tây Hầu ta đã nói có kế gì hay, làm cho dân giàu nước mạnh thì cứ dâng tấu. Ta sẽ hết sức lắng nghe. Nay ngươi đã dày công chuẩn bị, cho ngươi được nói để quần thần cùng đánh giá.
Hai hôm nay, Bách trốn trong phòng, chuẩn bị chì vẽ, dựa theo bản đồ thế giới trên điện thoại. Đã phác hoạ mấy tấm bản đồ cực lớn. Tấm đầu tiên vẽ lại vị trí đại khái khu vực châu Á, tấm thứ hai vẽ khu vực đông nam á, tấm cuối cùng là bản đồ Việt Nam hình chữ S hiện đại. Hắn chắp tay với vua và quần thần:
- Nước ta từ Hồng Bàng, lãnh thổ trải dài từ Trường Giang đến Ái Châu, chia ra rồi đến đời Triệu Vũ Đế lại hợp, lãnh thổ gồm hết cả Quế Lâm, Nam Hải. Nhà Hán thu phục đất đai của Triệu Vũ Đế, lại chia ra để trị. Đến khi Ngô Vương đánh bại nhà Hán thì chỉ còn 8 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Trường, Ái, Hoan, Diễn. 4 châu vẫn còn trong tay Trung Nguyên là: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An. Sau trong nước lại gặp loạn 12 sứ quân, mỗi bên chiếm cứ một phương. Thẳng cho đến Lý triều rồi đến triều ta mới cơ bản an ổn. Như vậy, có thể thấy, đại thế là vậy, nếu không liên tục tự cường, trong nước nội loạn thì sớm muộn cũng bị o ép như con tằm ăn rỗi, lãnh thổ sẽ càng ngày càng thu hẹp. Ở đây thần có ba tấm bản đồ, là tâm huyết cả đời của sư phụ thần. Bản đồ này thần hiến lên dâng hai vua, nhưng đây là cơ mật cao nhất của Đại Việt, xin các vị đại thần giữ kín.
Hắn nói đoạn trải ba tấm bản đồ lên nền điện. Hai vua thấy ba tấm bản đồ, từ ghế bước xuống cúi đầu nhìn cùng đám đại thần. Bách chỉ vào tấm đầu tiên, là tấm bản đồ châu Á:
- Đây là bản đồ một số quốc gia mà thầy ta được biết, là cực hạn tri thức của ngài rồi, những quốc gia khác cần đi xa hơn để có thông tin. Đây chính là Đại Việt. Nước ta nằm ở phía Đông Nam của bản đồ này, phía trên tiếp giáp với Nguyên, Tống, phía dưới là Chiêm Thành, Ai Lao, Chân Lạp và các nước đảo xa ở phía Nam. Đi xa hơn sang phía Tây là Tây Phương. Có thể thấy đây là Thiên Trúc, nới Phật Thích Ca truyền đạo. Cao hơn lên phía Bắc là một quốc gia khổng lồ tên là Nga La Tư, diện tích còn hơn Trung Nguyên nhiều lắm. Phía Đông Bắc là các nước Cao Ly và đảo Oa quốc.
Hắn dừng lại một chút cho mọi người tiếp thu, được một lúc rồi lại tiếp tục:
- Giờ chúng ta nói về một thứ đã xuất hiện ở đời Đường, thứ này đã làm nhà Đường trở nên hùng mạnh, gọi là “con đường tơ lụa”. Con đường này bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Trường An sau đó chạy qua Đôn Hoàng tiến về phía Tây. Qua các tiểu quốc trên sa mạc để tới các quốc gia Tây Phương. Tây phương cũng là nơi văn minh phồn hoa, Ở đất nước của họ đền đài cung điện xây cất rất quy mô, những thành tựu về thiên văn, toán học có thể nói là cao hơn chúng ta hiện giờ. Thứ trao đổi trên con đường này chính là vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu, đồ gốm sứ của người Đường, người Tống. Một cân lụa ở nhà Đường chỉ mua vài quan nhưng chuyển sang được phương Tây có giá một cân vàng. Đổi lại người tây dương mang sang cho nhà Đường vàng bạc, đá quý, các loại gia vị, dược liệu và công nghệ tiên tiến. Thời Đường thu thuế trên con đường này rất nặng, chính vì vậy trở thành nguồn thu lớn cho quốc khố và làm họ trở nên hùng mạnh.
Lúc này có một người đứng ra:
- Việc này đúng là như vậy, khi ta đi sứ sang Tống, đàm đạo với đồng liêu thì cũng có biết việc này. Hán Vũ Đế, để khai thông con đường này, đã dùng vũ lực tấn công Hung Nô, sau đó dùng biện pháp ngoại giao, liên kết với tộc Đại Nguyệt và các nước Tây Vực, cùng nhau chống lại Hung Nô. Năm Kiến Nguyên thứ và năm Nguyên Đỉnh thứ 2, Hán Vũ Đế đã hai lần phái Trương Khiên đi sứ Tây Vực, từ đó đã khai thông con đường này.
- Con đường này trước kia vô cùng phồn hoa nhưng sau khi nhà Đường bị lật đổ, cũng vì thế mà suy tàn. Nhà Tống cũng muốn nối lại nhưng chưa được bao lâu thì chiến tranh Kim – Tống xảy ra. Nay Nguyên đã diệt Kim, rất khó nối lại.
Bách chắp tay:
- Các vị đại thần kiến thức uyên bác, tại hạ xin bái phục. Nhìn vào bản đồ này có thế thấy được đại khái vị trí của nước ta, cũng thấy được tiềm năng, hạn chế về vị trí của Đại Việt. Nước ta nằm xa tuyến thương mại lớn nhất thế giới, muốn tiếp cận lại phải qua các đại quốc ở Trung Nguyên. Hai mặt phía Tây giáp Nguyên, phía Bắc giáp Tống đều bị chặn đứng. Vậy hướng phát triển duy nhất của đất nước là về phía Đông và phía Nam đều giáp biển. Những nước gần chúng ta ở phía Nam thì đều là tiểu quốc, dân số thưa thớt. Chính vì vậy không gian phát triển cho Đại Việt còn rất lớn.
Hắn lại chuyển sang tấm bản đồ Đông Nam Á.
- Đây là tấm bản đồ khu vực phía Đông Nam của Đại Việt. Các vị có thế thấy Đại Việt có diện tích nhỏ bé nhưng nằm trên đất liền, các nước khác phần nhiều năm ở đảo xa. Đây là hai nước lớn nhất Diệp Điều (Java), Thiện (Miến Điện). Về phía Tây thì có người Xiêm (Thái), xa hơn chính là Thiên Trúc (Ấn Độ), những tiểu quốc quá nhỏ trên các đảo thì chỉ có thổ dân. Các ngài có biết những đảo này chứa đầy những gia vị quý như nhục đậu khấu, đinh hương, và hạt tiêu. Những thứ này nếu trao đổi trên con đường tơ lụa thì chính là vòng ròng đấy.
Trần Thủ Độ mắt lờ mờ hỏi:
- Ngươi nói thực không?
- Khi thương nhân Đại Thực đến trao đổi với vua của một quốc gia Tây Phương, hai bên đặt cân thăng bằng, một bên là hạt tiêu, một bên là vàng, cứ thế mà trao đổi. Đủ biết giá trị thế nào.
Bá quan xôn xao:
- Như vậy chỉ cần đem những thứ gia vị này sang nhà Tống là đã rất giàu có rồi.
- Không phải như vậy, thương mại chính là bán cho chỗ thiếu, mua cho chỗ thừa. Con đường tơ lụa phồn thịnh là do Phương tây thèm muốn vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu, đồ gốm sứ. Nay nó đã bị cắt đứt, mục tiêu của chúng ta là mang những thứ này bán cho thương nhân Tây Phương. Còn người Tống, người Nguyên, cần xem chúng cần gì, thèm muốn gì ta bán cho chúng. Chúng thích yến sào, hải sâm, ngọc trai, san hô đỏ … và gia vị cùng nguyên liệu.
Trần Quang Khải hiểu ra:
- Đúng vậy, cần mang những thứ người Trung Nguyên cần đổi lấy tơ lụa đồ sứ, lại lấy tơ lụa đồ sứ đổi cho bọn Tây dương lấy vàng bạc, hương liệu. Chúng ta ở giữa khống chế tất cả. Nhưng con đường này vận hành ra sao? Đi mất bao lâu?
- Hán thư có ghi chép việc này: “Tự Nhật Nam Chướng Tắc, Từ Văn, Hợp Phố, thuyền hành khả ngũ nguyệt, hữu Đô Nguyên quốc, hựu thuyền hành khả tứ tuyệt, hữu Ấp Lư Một quốc, bộ hành khả nhị thập dư nhật, hữu Thầm Ly quốc, bộ hành khả thập dư nhật, hữu. Tự Phu Can Đô Lưu Quốc. Tự Phu Can Đô Lư quốc, thuyền hành khả nhị nguyệt dư, hữu Hoàng Chi quốc... Hoàng Chi chi nam hữu Dĩ Trình Bất quốc, Hán chi dịch sứ, tự thử hoàn hỹ.” [1].
Lê Văn Hưu lúc này đứng ra:
- Hán thư đúng là có ghi chép việc này.
[1] Từ biển Nhật Năm đi Từ Văn, Hợp Phố khoảng 5 tháng đến nước Đô Nguyên (tây – nam Malaysia), rồi lại đi tiếp 4 tháng đến nước Ấp Lư Một (Ratburi – nam Thái Lan), lại đi thuyền khoảng hơn 12 ngày nữa thì tới nước Thầm Ly (Tanasalin - Miến điện), đi bộ khoảng hơn 10 ngày thì tới nước Can Đô Lư (Prome – nam Miến Điện), từ nước Can Đô Lư, lại đi thuyền khoảng 2 tháng thì tới nước Hoàng Chi (nam Ấn Độ), cuối cùng dừng lại tại nước Dĩ Trình Bất (quốc đảo Xrilanca)
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.