Đông A Nông Sự

Chương 143: Học phủ đào tạo nhân tài

Nam Sơn

12/09/2021

Cao lão yêu cái học phủ này rồi. Ông thích nhất là dậy sớm, nhìn ngắm cảnh vật nơi đây. Trời chưa sáng bọn học sinh đã phải thức dậy, mỗi đứa xách thùng nước tới thác lấy nước, đường tuy không xa, cách này là để chúng rèn luyện thân thể. Xách nước về còn phải tập trung ở sân vận động tập thể dục.

Toàn thư viện đều mặc trang phục thống nhất có màu xanh thẫm. Đây chính là do thợ nhuộm bằng cây chàm, sắc xanh này có vẻ ưu nhã, lại tránh được dính bẩn. Bách còn đang thiết kế bộ đồ lao động chuyên biệt để học sinh mặc khi đi thực hành. Cũng đã nhờ xưởng giấy nghiên cứu phương pháp làm mũ cối. Có thứ này sẽ làm cho việc lao động bớt phần nào nguy hiểm do tai nạn.

Cao lão hứng chí cũng xuống sân làm gương, đứng múa một bài quyền gì đó. Đội ngũ phía dưới thì cao thấp không đều, nhưng xếp rất thẳng, theo hiệu lệnh bằng trống của Trần Uyên, động tác chỉnh tề, rất có nhịp điệu. Từng tiếng trầm bổng:

- “Một hai ba bốn, năm sáu bảy tám

Hai hai ba bốn, năm sáu bảy tám …”

Tập xong là đi học, bọn nào chưa thi qua bài thi chữ nghĩa và toán thuật vẫn phải học. Bọn nào qua rồi thì được sai kèm những đứa kém hơn. Những đứa khác thì đến xưởng thực hành học tập.

Cao lão vuốt râu, cách của Hoàng Bách rất hay, áp dụng cách làm của quân đội. Cứ năm người là một ngũ. Nếu đồng đội trong ngũ của mình không cùng thi qua, cả đội vẫn ở lại lớp.

Lão thanh nhàn dạo quanh các lớp học, ghé vào lớp toán. Lúc này Đinh Tú đang ôn tồn hỏi một tên học sinh:

- Có thấy xấu hổ không, các bạn đều đang vì ngươi mà cố gắng, ngươi nếu còn cố được thì phải luôn tập trung.

- Lê Niệm, sau này công việc chung của ngươi thì miễn đi, ngươi tập trung chỉ dạy cho Khắc Nhất thi qua cuộc thi số học nghe chưa?— QUẢNG CÁO —

- Tiểu nhân rõ rồi, sau này mỗi khi rảnh rỗi sẽ chỉ cho Khắc Nhất.

Trả lời rất kiên quyết, chỉ là trước ánh mắt lại có chút do dự nhìn Đinh Tú.



- Ta biết dạy hắn không dễ dàng, ngươi có gì thì cứ nói.

- Đinh Tú tiên sinh, ta có dạy hắn sợ hắn không tiếp thu được.

- Không sao! Cứ cố gắng hết sức. Ngươi không nghe Tế Tửu nói gì sao: “Con người sinh ra ắt có chỗ hữu dụng”. Khắc Nhất tuy học số học không giỏi, nhưng hắn có đôi tay khéo léo, khắc gỗ rất đẹp.

Lại quay sang chỗ học sinh đang cúi mặt:

- Ngươi có oán trách ta bắt ngươi học số học không?

- Học trò không dám …

- Dù ngươi có đôi tay khéo léo nhưng nếu những việc tính toán không thông, sau này làm sao có thể giúp các học trưởng khác xây cất nhà cửa. Chẳng lẽ cứ dùng phép ước lượng mãi được chăng?— QUẢNG CÁO —

- Học trò hiểu rồi, chỉ là mỗi khi nhìn thấy các con số là sợ …

Cao lão đứng ở cửa, nhìn tên học sinh đang lúng túng “Trên đời luôn có người như vậy, thiên phú không phải lúc nào cũng giống nhau”. Lão không can thiệp vào chuyện giảng dạy của Đinh Tú. Trong lòng thầm bố trí “Những người như Khắc Nhất, vẫn là nên sớm đưa đến xưởng thực hành cầm tay chỉ việc, trong quá trình này, hắn sẽ tự nhận ra tầm quan trọng của việc học toán, rồi lại sai những học sinh khác dạy kèm cho hắn …”

Lão dạo bước sang lớp học chữ, Đinh lão đúng là một thầy đồ tiêu chuẩn, giảng dạy đâu ra đấy. Ông đã gắng công biên soạn ra một bộ giáo trình mới, chỉ lấy việc nhận mặt chữ, viết chữ và hiểu ngữ nghĩa của chữ làm chủ đạo. Hoàng Bách có nói sau này sẽ đích thân dạy chúng ký tự mới, người nhanh nhẹn sau một tháng có thể học đọc thông viết thạo. Những ký tự mới sau này sẽ dùng cho các văn bản nội bộ của Học phủ.

Bách cũng suy nghĩ về vấn đề chữ viết rất lâu mới đưa ra quyết định này. Chữ Hán quá khó học. Để học được cơ bản phải mất nửa năm, người chậm chạp có khi hàng năm không dạy xong. Nhưng không học không được, không thể để học sinh học phủ ra trường mà không biết được tiếng Hán. Thứ này giờ là tiêu chuẩn giao tiếp của các nước Đông Á. Người Nguyên, người Tống, người Cao Ly, người Nhật … tất cả thực ra vẫn là dùng chữ Hán, chỉ là biến tấu đi một chút thôi.



Khi xưa đi du lịch trong nước, hắn thấy người Trung Quốc, người Nhật đọc vanh vách đôi câu đối ở trước cổng đền thờ vua Đinh ở Ninh Bình, trong khi chính người Việt Nam lại mù tịt, hắn lấy làm căm tức lắm.

Hắn quyết định vẫn gắng công dạy chữ Hán trước, sau khi học sinh thành thạo mới dạy chữ quốc ngữ. Thứ chữ này là lợi khí tuyệt với. Trước khi nước ta giành được độc lập, 95% dân Việt Nam mù chữ. Nam Sơn cư sĩ kêu gọi Bình dân học vụ. Chỉ sau ba năm, sáu triệu người thoát nạn mù chữ, sau bảy năm thì cơ bản xoá nạn mù chữ cả nước. Các chuyên gia đã phân tích, nếu học tử tế thì sau tối đa ba tháng một người trưởng thành có thể đọc thông viết thạo. Hắn nghĩ bọn học sinh đang tuổi ăn tuổi học, học thêm thứ này đâu có mất thời gian gì nhiều.

Cao lão lại ra các xưởng thực hành. Các lão sư của học phủ đang dạy dỗ bọn học sinh làm giấy, nung chữ bản in, Điền Công thì đưa hẳn học sinh ra công trường xây dựng học phủ, tự tay dạy chúng cách ghép mộng gỗ.

Trong học phủ cũng có xưởng luyện sắt. Quặng sắt và than mỡ theo thuyền chở về đây, lò luyện ở ngay bờ sông. Bách đang tính phía bên kia sông làm một xưởng thực hành, thứ này dù sao cũng ồn ào, lại ô nhiễm, để xa học phủ một chút cũng tốt. Hơn nữa hắn biết, chỉ cần sang sông, theo ngược dòng mấy dặm có một mỏ nước nóng. Giờ đến đấy xây mấy cái tiểu lâu thì làm chỗ nghỉ dưỡng cho học phủ thì không gì bằng.

Lão Từ dạy Khai mỏ - luyện sắt đã cải tiến được phương pháp rèn mới. Lão phát hiện ra nếu ống bễ thổi không khí liên tục, không bị ngắt quãng thì than cốc sẽ sinh nhiệt cao hơn nhiều. Lão vui mừng báo với Bách, chỉ cần thiết kế cơ cấu kéo bễ bằng sức trâu để khí luôn được đẩy vào lò, lão tự tin tạo được sắt chất lượng cao.— QUẢNG CÁO —

Bách lơ mơ cái hiểu cái không, để Trường Cung cùng lão thiết kế lại lò, đến khi lão luyện ra được sắt mang đến, thì hắn mới biết Lão Từ xứng đáng được xưng là ông tổ ngành thép Việt. Thứ lão luyện ta chính là thép, trước kia có làm được rồi nhưng mất sức chín trâu hai hổ để nung rồi quai búa rèn liên tục. Nay thứ thu được chính là thép rồi, lại đỡ tốn công hơn nhiều, đến lúc này hắn mới nhớ ra, chả phải nguyên tắc luyện thép từ gang chính là dùng nhiệt cao, lượng ô xi lớn để ô xi hoá các tạp chất trong gang sao?

Có thép sẽ cải tiến được nông cụ, lại sẽ giúp cho binh khí lạnh đại tiến. Ngoài ra, xưởng bí mật của hắn đang chờ thép để làm nhiều việc. Lão Từ, ta yêu lão chết mất …

Tết lại gần kề rồi, Đại Việt bên ngoài đang hừng hực khí thế kiến quốc. Hồi đầu năm, triều đình tổ chức thi Lại viên bằng viết chữ và toán thuật. Người đỗ sung làm Duyên lại nội lệnh sử. Thái Tông và Quan gia thể hiện triều đình khát người tài như khát nước.

Sau khi bọn Mạng Giáp và Lý Văn Tuấn mang chiếu của Hốt Tất Liệt sang phong Quan gia làm An Nam Quốc Vương, Quang Khải làm Thái úy. Thái Tông đã có ý lui về, giao bớt chính sự cho anh em họ.

Thái Tông sai tu sửa lại hành cung ở Tức Mặc. Lại sai người xây dựng thêm rất nhiều cung điện ở cố hương. Hẹn đầu xuân phải xong xuôi.

Thái Tông lại sai người về Trang viên thưởng tết cho Sơn Tây Hầu và Công chúa. Chỉ là quan viên lễ bộ khiêm tốn chuyển lời của Thượng hoàng hỏi việc thần khí. Cao lão nói yên tâm, đầu năm thứ gì ở đâu sẽ về đó. Lại nói khi xây cất chùa Phổ Minh, nhớ chọn chỗ sân rộng, làm bệ đá để được trọng vật, lão sẽ cho Thượng hoàng một bất ngờ.

Quan viên Lễ bộ mừng rỡ khấu đầu, cúp đuôi đi thẳng!

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Đông A Nông Sự

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook