Chương 174: Tỉnh Quốc hồn ca (2)
Nam Sơn
11/10/2021
Bách chắp tay dẫn đường, đưa ba người theo lối quanh co trong hoa viên,
đến bên một thuỷ đình ở phía sau. Lại sai bảo bọn người hầu pha trà rót
nước, lại biện lên một thứ, đựng trong một hộp gỗ sơn mài, bên dưới lót
lá sen xanh.
Mọi người an vị, Bách chắp tay:
- Mời Quan gia và hai vị đại nhân thử thứ cốm mới này, đây là do phụ nhân trong phủ làm ra. Bọn chúng lấy thứ lúa nếp cái hoa vàng, đem rang đến khi "2 quằn 3 róc" rồi đem giã 7 lần mới làm ra được thừ này … mời các vị.
Mọi người nhón tay thử, thấy thứ cốm xanh như ngọc, thoang thoảng mùi nếp mới, lại như phảng phất hương sen, chưa cho vào miệng thì hương đã ập vào, nhai kỹ thì ngọt ngào không gì sánh được. Ăn xong nhấp một ngụm trà thì giật mình. Khánh Dư tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Thú ăn chơi của Hầu phủ không phải bọn phàm phu so sánh được. Người ta cho rằng thịt cá ê hề mới là sang trọng, nhưng hôm nay mới thấy chỉ từ hạt gạo cũng có thể làm đến bậc này, đây mới đúng là quý tộc trong quý tộc.
Bách liếc xéo:
- Tướng quân quá lời, Quan gia đến nhà ta, luôn chỉ dùng những món ngọc thực. Lần trước thích nhất là cơm nắm chấm với muối lạc hoa sinh. Ta cũng từ đấy mà biết, thứ này chủ định là làm để dâng lên Quan gia thôi …
Thánh Tông cười:
- Thôi hôm nay chúng ta ở hậu viện Hầu phủ, không phải giữ lễ quân thần. Các ngươi rào trước đón sau như vậy, ta thấy cái thói quan trường cũng đã nhiễm sâu vào máu. Thánh niên hai mươi tuổi đầu, như thế không tốt đâu.
Cả hai chắp tay:
- Quan gia dạy rất phải.
Quang Khải cầm tờ Đại Việt nguyệt san đặt lên bàn đá:
- Hôm nay, bản Thức tỉnh hồn ca của ngươi vừa xuất thế, đã dẫn đến rất nhiều tranh luận. Ta ở Trung thử tỉnh, nhận không dưới trăm bản tấu của quan lại. Đấy là chưa kể những bản tấu của quan viên địa phương chưa kịp gửi về. Ta thật đau đầu lắm …
Bách cười trừ:
- Bài báo này thần viết cũng đã lâu, nhưng chưa dám đăng. Hôm trước gửi lên cho Quan gia ngự lãm, cũng không hy vọng có thế được chấp thuận sớm thế. Bài viết phô bày thói xấu của người Việt, chỉ nói điểm yếu, không kể điểm mạnh … Vì thế! Chắc chắn bị công luận chê trách.
Lại chắp tay về phía Thánh Tông: — QUẢNG CÁO —
- Nhưng xin Quan gia minh giám! Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Thần kể những thói xấu ấy, chính là muốn thức tỉnh người Việt, để cho dân tộc chúng ta hùng cường hơn. Chứ không có ý bôi nhọ, phủ nhận những gì mà người Việt đã đạt được.
- Chúng ta hiểu, những điều trước không nói, đều là thói xấu chung, dù ít dù nhiều ai cũng thấy mình trong đó. Duy chỉ có điều cuối cùng, ngươi viết cái gì đây? Người nước khác thấy hay là học, đôi khi vứt bỏ tự tôn để vì việc lớn, thì người Việt ưa sĩ diện hão, bóc mẽ lẫn nhau, đọc dăm ba trang sách thì coi là mình hiểu biết. Hỏi đã làm được gì chưa thì lảng sang chuyện khác … Ngươi nói thế này chẳng phải nhắm vào lũ người đọc sách hay sao? Ngươi tự làm khó mình rồi …
- Thần là muốn chúng lấy đấy làm điều răn mình, không phải nói tất cả. Nhưng không sao. Thần dù có làm gì, vẫn sẽ bị chế trách thôi. Sư phụ thần nói, “khi có người nói xấu mình, khẳng định sẽ có rất nhiều kẻ hùa theo, đó là bởi vì kẻ ăn c*t và người đi ỉa luôn đoàn kết thân ái”. Thần chẳng có gì phải sợ cả.
Thánh Tông mặt xám như tro, còn Khánh Dư bụm miệng cười. Quang Khải đã không chịu nổi rồi:
- Đã bao lâu rồi mà người vẫn không bỏ được cái thói dùng từ ngữ thô bỉ như thế. Ta không biết Nam Sơn cư sĩ kia dạy ngươi những gì. Sao ông ấy để cho ngươi tự tung tự tác như vậy …
- Ấy! Chiêu Minh Vương đừng nói thế. Sư phụ ta là người có học vấn nhất trên đời, nhưng là người tiêu diêu tự tại, không bị ràng buộc bởi thế tục. Sư phụ báo mộng nói hai năm nữa sẽ đến thăm ta. Lúc ấy các ngài sẽ được diện kiến dung nhan.
Ba người đồng thanh: Ngươi nói sao?
- Hai năm nữa sư phụ ngươi sẽ đến thăm ngươi?
- Đúng vậy, sư phụ nói đến thì chắc chắn đến, nói khoảng tháng 6 tháng 7 sẽ đến. Ngài nói từ khi để ta đi ra ngoài lịch lãm, không yên tâm với việc ta làm. Coi như đến xem xem ta từ khi xuất đạo làm được những gì. Ta cũng lo lắng lắm thay, từ khi trở về quê hương, chưa làm nên việc lớn gì, các đồng môn khác ai cũng có thành tích mà nhìn lại mình thì chỉ kiêu ngạo nhất là lấy được hai người vợ xinh đẹp.
Nói xong, thở dài thườn thượt, liếc sang chỗ Thánh Tông và Quang Khải đang nhìn nhau. Có lẽ họ cần thời gian để tiêu hoá thông tin này … Được một lúc, Thành Tông nói:
- Có thể mời sư phụ ngươi vào cung không?
- Cái này thần cũng không chắc được. Ngài đi đâu làm gì thì chỉ ngài biết mà thôi.
- Vậy được! cứ chuyển lời của ta. Mời ngài vào cung một chuyến, để Đại Việt được tận tình địa chủ.
- Thần sẽ nói lại …
— QUẢNG CÁO —
- Dù sao cũng còn hai năm, không bàn chuyện này nữa. Ta hôm nay đưa cả Khánh Dư đến, muốn cùng các ngươi bàn chuyện.
- Các ngươi đều là nhân tài Thượng Hoàng ưu ái. Một người giỏi việc cầm binh, một người giỏi việc canh nông. Kế hoạch khai phá Tây Bắc không trì hoãn nữa. Muốn giao cho hai ngươi, các ngươi có ý kiến gì không?
Bách chắp tay:
- Thần thì không có vấn đề gì, thần sẽ hết sức giúp đỡ Phiêu kỵ đại tướng quân hoàn thành việc này.
Khánh Dư cũng chắp tay:
- Thần chỉ thạo việc quân, làm chút buôn bán nhỏ, nếu được đi theo Sơn Tây Hầu học hỏi thì không có gì tốt hơn.
Quang Khải nhìn hai người, cau mày:
- Các ngươi lại bắt đầu rồi, đâu ra cái thói đấy. Việc này phải có người là chính, người phụ giúp. Giữa các ngươi ai có thể đảm đương việc này?
Cả hai ngươi lại im lặng không nói. Thánh Tông thở dài:
- Lên triều thì đứa nào cũng thao thao “Vì quân phân ưu”. Giờ động đến thì không ai dám nhận …
Hai người lại chắp tay đồng thanh:
- Chúng thần vô dụng, xin Quan gia trách tội.
Thánh Tông lắc đầu, cười:
- Thôi được! không nhận thì ta chỉ định vậy. Ta sẽ phong Hoàng Bách làm An Phủ Sứ lộ Tây Bắc, Khánh Dư là Phiêu kỵ tướng quân, lên coi việc “Ngụ binh ư nông” ở vùng này. Hai người một người coi giữ chính lệnh, một người đôn đốc việc quân, nhưng không thể mạnh ai nấy làm được. Liệu mà phối hợp cho tốt.
Bách vừa mở miệng ra thì Thánh Tông chặn họng:
— QUẢNG CÁO —
- Im miệng đi! Ngươi có biết Quang Khải vì các ngươi mà làm gương, đang coi giữ việc nước mà sẵn sàng nhận ra Nghệ An Lộ coi sóc. Các ngươi còn nói nữa ta sẽ cho các ngươi về Tức Mặc trông coi tông miếu.
Bách và Khánh Dư quay sang chỗ Quang Khải ái ngại nhìn, lại chắp tay:
- Chúng ta không thể so được với tấm lòng vì dân, vì nước của Chiêu Minh Vương.
Lại quay lại chỗ Thành Tông:
- Chúng thần không dám nữa, sẽ gắng sức vì việc lớn.
- Tốt lắm! Sơn Tây Hầu làm tốt việc này. Hai năm sau, cũng vừa khéo lúc sư phụ ngươi đến Đại Việt, sẽ có cái mà nói với ngài. Còn nữa, chuyện buôn bán của ngươi, tạm thời lên Tây Bắc cứ mặc sức mà làm, nhưng nên lấy một cái tên khác, tránh mất mặt hoàng gia.
Bách mừng rỡ, quỳ sụp xuống:
- Được Quan gia ủng hộ, thần cúc cung tận tụy đến cùng, mong có ngày làm cho hàng hoá thông thương khắp Đại Việt để nhân dân được hưởng cái ân trạch của hai vua.
Thánh Tông lườm hắn một cái:
- Thôi im đi. Còn Khánh Dư không có ý kiến gì chứ?
- Thần sẽ ra sức cùng Sơn Tây Hầu.
- Vậy quyết định như thế! các ngươi chuẩn bị cho tốt, tháng sau xuất phát …
Mọi người an vị, Bách chắp tay:
- Mời Quan gia và hai vị đại nhân thử thứ cốm mới này, đây là do phụ nhân trong phủ làm ra. Bọn chúng lấy thứ lúa nếp cái hoa vàng, đem rang đến khi "2 quằn 3 róc" rồi đem giã 7 lần mới làm ra được thừ này … mời các vị.
Mọi người nhón tay thử, thấy thứ cốm xanh như ngọc, thoang thoảng mùi nếp mới, lại như phảng phất hương sen, chưa cho vào miệng thì hương đã ập vào, nhai kỹ thì ngọt ngào không gì sánh được. Ăn xong nhấp một ngụm trà thì giật mình. Khánh Dư tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Thú ăn chơi của Hầu phủ không phải bọn phàm phu so sánh được. Người ta cho rằng thịt cá ê hề mới là sang trọng, nhưng hôm nay mới thấy chỉ từ hạt gạo cũng có thể làm đến bậc này, đây mới đúng là quý tộc trong quý tộc.
Bách liếc xéo:
- Tướng quân quá lời, Quan gia đến nhà ta, luôn chỉ dùng những món ngọc thực. Lần trước thích nhất là cơm nắm chấm với muối lạc hoa sinh. Ta cũng từ đấy mà biết, thứ này chủ định là làm để dâng lên Quan gia thôi …
Thánh Tông cười:
- Thôi hôm nay chúng ta ở hậu viện Hầu phủ, không phải giữ lễ quân thần. Các ngươi rào trước đón sau như vậy, ta thấy cái thói quan trường cũng đã nhiễm sâu vào máu. Thánh niên hai mươi tuổi đầu, như thế không tốt đâu.
Cả hai chắp tay:
- Quan gia dạy rất phải.
Quang Khải cầm tờ Đại Việt nguyệt san đặt lên bàn đá:
- Hôm nay, bản Thức tỉnh hồn ca của ngươi vừa xuất thế, đã dẫn đến rất nhiều tranh luận. Ta ở Trung thử tỉnh, nhận không dưới trăm bản tấu của quan lại. Đấy là chưa kể những bản tấu của quan viên địa phương chưa kịp gửi về. Ta thật đau đầu lắm …
Bách cười trừ:
- Bài báo này thần viết cũng đã lâu, nhưng chưa dám đăng. Hôm trước gửi lên cho Quan gia ngự lãm, cũng không hy vọng có thế được chấp thuận sớm thế. Bài viết phô bày thói xấu của người Việt, chỉ nói điểm yếu, không kể điểm mạnh … Vì thế! Chắc chắn bị công luận chê trách.
Lại chắp tay về phía Thánh Tông: — QUẢNG CÁO —
- Nhưng xin Quan gia minh giám! Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Thần kể những thói xấu ấy, chính là muốn thức tỉnh người Việt, để cho dân tộc chúng ta hùng cường hơn. Chứ không có ý bôi nhọ, phủ nhận những gì mà người Việt đã đạt được.
- Chúng ta hiểu, những điều trước không nói, đều là thói xấu chung, dù ít dù nhiều ai cũng thấy mình trong đó. Duy chỉ có điều cuối cùng, ngươi viết cái gì đây? Người nước khác thấy hay là học, đôi khi vứt bỏ tự tôn để vì việc lớn, thì người Việt ưa sĩ diện hão, bóc mẽ lẫn nhau, đọc dăm ba trang sách thì coi là mình hiểu biết. Hỏi đã làm được gì chưa thì lảng sang chuyện khác … Ngươi nói thế này chẳng phải nhắm vào lũ người đọc sách hay sao? Ngươi tự làm khó mình rồi …
- Thần là muốn chúng lấy đấy làm điều răn mình, không phải nói tất cả. Nhưng không sao. Thần dù có làm gì, vẫn sẽ bị chế trách thôi. Sư phụ thần nói, “khi có người nói xấu mình, khẳng định sẽ có rất nhiều kẻ hùa theo, đó là bởi vì kẻ ăn c*t và người đi ỉa luôn đoàn kết thân ái”. Thần chẳng có gì phải sợ cả.
Thánh Tông mặt xám như tro, còn Khánh Dư bụm miệng cười. Quang Khải đã không chịu nổi rồi:
- Đã bao lâu rồi mà người vẫn không bỏ được cái thói dùng từ ngữ thô bỉ như thế. Ta không biết Nam Sơn cư sĩ kia dạy ngươi những gì. Sao ông ấy để cho ngươi tự tung tự tác như vậy …
- Ấy! Chiêu Minh Vương đừng nói thế. Sư phụ ta là người có học vấn nhất trên đời, nhưng là người tiêu diêu tự tại, không bị ràng buộc bởi thế tục. Sư phụ báo mộng nói hai năm nữa sẽ đến thăm ta. Lúc ấy các ngài sẽ được diện kiến dung nhan.
Ba người đồng thanh: Ngươi nói sao?
- Hai năm nữa sư phụ ngươi sẽ đến thăm ngươi?
- Đúng vậy, sư phụ nói đến thì chắc chắn đến, nói khoảng tháng 6 tháng 7 sẽ đến. Ngài nói từ khi để ta đi ra ngoài lịch lãm, không yên tâm với việc ta làm. Coi như đến xem xem ta từ khi xuất đạo làm được những gì. Ta cũng lo lắng lắm thay, từ khi trở về quê hương, chưa làm nên việc lớn gì, các đồng môn khác ai cũng có thành tích mà nhìn lại mình thì chỉ kiêu ngạo nhất là lấy được hai người vợ xinh đẹp.
Nói xong, thở dài thườn thượt, liếc sang chỗ Thánh Tông và Quang Khải đang nhìn nhau. Có lẽ họ cần thời gian để tiêu hoá thông tin này … Được một lúc, Thành Tông nói:
- Có thể mời sư phụ ngươi vào cung không?
- Cái này thần cũng không chắc được. Ngài đi đâu làm gì thì chỉ ngài biết mà thôi.
- Vậy được! cứ chuyển lời của ta. Mời ngài vào cung một chuyến, để Đại Việt được tận tình địa chủ.
- Thần sẽ nói lại …
— QUẢNG CÁO —
- Dù sao cũng còn hai năm, không bàn chuyện này nữa. Ta hôm nay đưa cả Khánh Dư đến, muốn cùng các ngươi bàn chuyện.
- Các ngươi đều là nhân tài Thượng Hoàng ưu ái. Một người giỏi việc cầm binh, một người giỏi việc canh nông. Kế hoạch khai phá Tây Bắc không trì hoãn nữa. Muốn giao cho hai ngươi, các ngươi có ý kiến gì không?
Bách chắp tay:
- Thần thì không có vấn đề gì, thần sẽ hết sức giúp đỡ Phiêu kỵ đại tướng quân hoàn thành việc này.
Khánh Dư cũng chắp tay:
- Thần chỉ thạo việc quân, làm chút buôn bán nhỏ, nếu được đi theo Sơn Tây Hầu học hỏi thì không có gì tốt hơn.
Quang Khải nhìn hai người, cau mày:
- Các ngươi lại bắt đầu rồi, đâu ra cái thói đấy. Việc này phải có người là chính, người phụ giúp. Giữa các ngươi ai có thể đảm đương việc này?
Cả hai ngươi lại im lặng không nói. Thánh Tông thở dài:
- Lên triều thì đứa nào cũng thao thao “Vì quân phân ưu”. Giờ động đến thì không ai dám nhận …
Hai người lại chắp tay đồng thanh:
- Chúng thần vô dụng, xin Quan gia trách tội.
Thánh Tông lắc đầu, cười:
- Thôi được! không nhận thì ta chỉ định vậy. Ta sẽ phong Hoàng Bách làm An Phủ Sứ lộ Tây Bắc, Khánh Dư là Phiêu kỵ tướng quân, lên coi việc “Ngụ binh ư nông” ở vùng này. Hai người một người coi giữ chính lệnh, một người đôn đốc việc quân, nhưng không thể mạnh ai nấy làm được. Liệu mà phối hợp cho tốt.
Bách vừa mở miệng ra thì Thánh Tông chặn họng:
— QUẢNG CÁO —
- Im miệng đi! Ngươi có biết Quang Khải vì các ngươi mà làm gương, đang coi giữ việc nước mà sẵn sàng nhận ra Nghệ An Lộ coi sóc. Các ngươi còn nói nữa ta sẽ cho các ngươi về Tức Mặc trông coi tông miếu.
Bách và Khánh Dư quay sang chỗ Quang Khải ái ngại nhìn, lại chắp tay:
- Chúng ta không thể so được với tấm lòng vì dân, vì nước của Chiêu Minh Vương.
Lại quay lại chỗ Thành Tông:
- Chúng thần không dám nữa, sẽ gắng sức vì việc lớn.
- Tốt lắm! Sơn Tây Hầu làm tốt việc này. Hai năm sau, cũng vừa khéo lúc sư phụ ngươi đến Đại Việt, sẽ có cái mà nói với ngài. Còn nữa, chuyện buôn bán của ngươi, tạm thời lên Tây Bắc cứ mặc sức mà làm, nhưng nên lấy một cái tên khác, tránh mất mặt hoàng gia.
Bách mừng rỡ, quỳ sụp xuống:
- Được Quan gia ủng hộ, thần cúc cung tận tụy đến cùng, mong có ngày làm cho hàng hoá thông thương khắp Đại Việt để nhân dân được hưởng cái ân trạch của hai vua.
Thánh Tông lườm hắn một cái:
- Thôi im đi. Còn Khánh Dư không có ý kiến gì chứ?
- Thần sẽ ra sức cùng Sơn Tây Hầu.
- Vậy quyết định như thế! các ngươi chuẩn bị cho tốt, tháng sau xuất phát …
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.