Chương 68: Tấn Bình Công Thích Nghe Âm Nhạc Trần Vô Vũ Chịu Phóng Gia Tài
Phùng Mộng Long
23/04/2014
Sở Linh vương có tính thiên là yêu người lưng nhỏ . Bất cứ trai gái,
phàm người nào vòng lưng thô lớn thì Sở Linh vương ghét, không muốn nhìn . Khi đã dựng xong cung Chương Hoa, liền truyền những gái đẹp có vòng
lưng nhỏ, cho vào ở đấy, lại đặt tên là Tế Yêu cung . Các cung nhân muốn được Linh vương yêu, đều ăn ít hoặc nhịn đói để cho lưng nhỏ lại, thậm
chí có người đói quá, đến nỗi chết mà cũng đành . Người trong nước bắt
chước, đều cho lưng to là xấu, không ai dám ăn no; dẫu các quan trong
khi triều, cũng dùng dây nịt thắt chặt lại để cho vua khỏi ghét . Linh
vương luôn ở Tế Yêu cung, ngày đêm uống rượu mua vui, tiếng ca tiếng
nhạc không lúc nào ngớt . Một hôm, Linh vương đang uống rượu ở trên đài, bỗng thấy ở dưới đài có tiếng huyên náo, lúc sau thì Phan Tử Thần điệu
một viên quan đến trước mặt nhà vua Linh vương nhìn xem ai thì là quan
trấn thủ ở Vu Ấp tên gọi Thân Vô Vũ . Linh vương kinh hãi hỏi cớ gì .
Phan Tử Thần nói:
- Thân Vô Vũ không phụng mệnh mà dám tự tiện vào chốn vương cung, bắt tên lính canh, thế là một người vô lễ, vậy nên tôi bắt giải tới đây, để đại vương trị tội .
Linh vương hỏi Thân Vô Vũ rằng:
- Nhà ngươi bắt ai vậy ?
Thân Vô Vũ nói:
- Tôi bắt một tên lính canh của tôi . Nguyên trước tôi sai nó canh cửa, nó lấy trộm tửu khí của tôi, rồi trèo tường trốn đi; tôi tìm đã hơn một năm nay mà không bắt được, bây giờ nó sung vào làm lính canh ở đây, vậy nên tôi bắt .
Linh vương nói:
- Hắn đã làm lính canh ở đây thì nhà ngươi nên tha cho hắn .
Thân Vô Vũ nói:
- Tôi nghe nói trong một nước có người trên kẻ dưới, kẻ dưới có phục tùng người trên thì nước mới khỏi loạn . Tôi có một tên lính canh cửa mà tôi không thi hành được pháp lệnh, khiến nó ẩn núp vào chỗ vương cung . Một đứa như vậy mà có chỗ ẩn núp, thì trộm cướp sẽ hoành hành còn ai ngăn cấm được nữa . Chẳng thà tôi chịu tội chết, chứ không dám vâng mệnh .
Sở Linh vương khen phải, liền bắt tên lính ấy giao giả Thân Vô Vũ và xá cái tội tự tiện vào chốn vương cung . Thân Vô Vũ lạy tạ, lui ra .
Qua mấy ngày nữa, quan đại phu nước Sở là Viễn Khải Cương sang nước Lỗ, mời được Lỗ Chiêu công đến nước Sở . Linh vương mừng lắm . Viễn Khải Cương tâu rằng:
- Vua Lỗ lúc trước không chịu đi, tôi đem cái tình hoà hiếu của Lỗ Thành công khi trước với quan đại phu nước ta là Anh Tề hai người cùng nhau hội thề ở đất Thục, mà kể lại hai ba lần và lấy nạn binh đao ra dọa, bấy giờ vua Lỗ mới sợ mà phải đi . Vua Lỗ là người hiểu lễ phép lắm, xin đại vương phải lưu tâm, chớ để cho vua Lỗ chê cười .
Linh vương hỏi:
- Vua Lỗ là người thế nào ?
Viễn Khải Cương nói:
- Vua Lỗ mặt trắng mình cao, râu dài hơn thước, rất là uy nghi .
Sở Linh vương liền mật truyền chọn lấy mười người to lớn râu dài, cho đội mũ mặc áo thật đẹp bắt tập lễ trong ba ngày, rồi sai làm chức thấn tướng, để ra tiếp kiến Lỗ Chiêu công .
Lỗ Chiêu công thoắt thấy thì lấy làm lạ, trong lòng tấm tắc mãi bèn cùng với người ấy vào chơi cung Chương Hoa . Khi vào đến cung Chương Hoa, Lỗ Chiêu công trông thấy lâu đài mỹ lệ, thì khen ngợi không ngớt mồm! Sở Linh vương hỏi rằng:
- Bên quí quốc có cái cung nào đẹp như thế này không ?
Lỗ Chiêu công đứng khúm núm mà đáp lại rằng:
- Nước tôi nhỏ mọn có đâu dám sánh với quí quốc .
Sở Linh vương không khỏi lộ vẻ tự kiêu, bèn cùng với Lỗ Chiêu công trèo lên Chương Hoa đài . Đài cao chót vót, mỗi tầng lại có một bọn mỹ đồng múa hát và chuốc rượu; khi lên đến tầng cao nhất, tiếng tơ tiếng trúc, nghe văng vẳng như ở lưng chừng trời, chẳng khác gì một nơi thiên tiên động phủ . Lỗ Chiêu công uống rượu say, cáo từ lui ra . Sở Linh vương đem một cái cung Đại Khuất đưa tặng Lỗ Chiêu công. Hôm sau, Sở Linh vương nghĩ đếnc cái cung ấy, lại có ý tiếc mới nói chuyện với Viễn Khải cương . Viễn Khải Cương nói:
- Tôi xin báo vua Lỗ trả lại cái cung ấy .
Viễn Khải Cương liền đến yết kiến Lỗ Chiêu công, giả cách không biết mà hỏi rằng:
- Hôm qua nhà vua ngự tiệc với đại vương tôi, đại vương tôi có tặng nhà vua cái gì không ?
Lỗ Chiêu công đưa cái cung cho Viễn Khải Cương xem . Viễn Khải Cương trông thấy cái cung, sạp lạy mà chúc mừng, Lỗ Chiêu công nói:
- Làm gì một cái cung mà phải chúc mừng ?
Viễn Khải Cương nói:
- Cái cung này có danh tiếng lắm . Khi trước Tề, Tấn và Việt đều sai người đến cầu, mà đại vương tôi vẫn không cho ai cả, ngày nay lại đưa tặng nhà vua, tất thế nào Tề, Tấn và Việt cũng có lòng ghen tức; qúi quốc nên phòng bị ba nước kia mà giữ lấy của báu này, vậy tôi xin chúc mừng .
Lỗ Chiêu công có ý buồn mà nói rằng:
- Tôi không biết cái cung này qúi đến thế, nếu vậy thì tôi không dám nhận .
Lỗ Chiêu công liền sai người đem cái cung ấy trả lại Sở Linh vương, rồi cáo từ về . Ngũ Cử nghe thấy chuyện ấy, thở dài mà nói rằng:
- Đại vương ta khó lòng mà toàn được! vì viẹc khánh thành, sai sứ đi triệu chư hầu, không nước nào chịu đến, chỉ có một mình nước Lỗ, mà lại còn tiếc một cái cung để thất tín với người ta . Đã tiếc của mình như thế tất muống lấy của người, tài nào không có kẻ thù oán, giữ sao cho toàn được !
Tấn Bình công nghe tin nước Sở vì việc khánh thành cung Chương Hoa mà sai sứ đi triệu chư hầu mới bảo các quan đại phu rằng:
- Sở là một nước rợ mọi mà còn biết đem lâu đài mỹ lệ khoe với chư hầu, huống chi nước Tấn ta lại chịu kém hay sao!
Quan đại phu là Dương Thiệt Bật nói:
- Bá chủ mà được chư hầu tâm phục là cốt ở đức, chứ không ở lâu đài . Cung Chương Hoa là một điều dở của nước Sở, sao chúa công lại muốn bắt chước ?
Tấn Bình công không nghe, liền sai dựng một cái cung ở bên sông Phần, thuộc địa giới Khúc Ốc, làm theo kiều cung Chương Hoa nước Sở, to lớn không bằng, nhưng tinh xảo thì có phần hơn, đặt tên là Kỳ cung; cũng sai sứ đi bá cáo chư hầu . Các vua chư hầu nghe tin ấy, đều lấy làm chê cười, nhưng cũng phải sai sứ đến chúc mừng . Chỉ có Trịnh Giản công khi trước sang dự hội với Sở Linh vương, chưa đến triều nước Tấn bao giờ và Vệ Linh công mới lên nối ngôi cũng chưa đến triều nước Tấn, hai vua ấy đều định nhân việc khánh thành Từ Kỳ cung để thân hành đến yết kiến Tấn Bình công . Vệ Linh công đi đến sông Bộc Thủy, trời tối, nằm ngủ ở quán xá . Đêm hôm ấy, nằm mãi không ngủ được, nghe văng vẳng có tiếng đàn cầm, liền khóac áo trở dậy, ngồi tựa gối mà nghe . Tiếng đàn ty tỷ rất nhỏ mà có thể nghe rõ được, xưa nay chưa có ai gảy được như thế! Vệ Linh công hỏi các người xung quanh thì đều tâu là không nghe thấy tiếng gì cả .
Vệ Linh công vốn là người thích âm nhạc có quan thái sư tên là Quyên, tinh nghề âm nhạc, Vệ Linh công yêu lắm, đi đâu cũng đem đi theo, bấy giờ sai người triệu Sư Quyên (tức là quan thái sư tên là Quyên) . Sư Quyên đến . Tiếng đàn vẫn chưa dứt, Vệ Linh công bảo Sư Quyên rằng:
- Nhà ngươi thử lắng tai nghe, tựa hồ tiếng ma qủi .
Sư Quyên nghe một hồi lâu thì tiếng đàn im .
Sư Quyên nói:
- Tôi đã nhận được đại lược rồi . Nếu nghe thêm một đêm nữa thì tôi có thể gảy được .
Vệ Linh công truyền ở thêm lại một đêm nữa . Nửa đêm hôm ấy, lại nghe có tiếng đàn . Sư Quyên lấy đàn cầm mà tập gảy theo, bắt chước được hết cái thần diệu của tiếng đàn . Khi đến nước Tấn, triều kiến xong rồi, Tấn Bình công bày tiệc ở trên đài Từ Kỳ để thết đãi Vệ Linh công .
Rượu đã ngà ngà say, Tấn Bình công nói với Vệ Linh công rằng:
- Tôi vẫn nghe noi nước Vệ có Sư Quyên là người tinh nghề âm nhạc, chẳng hay nhà vua có cho theo đó không ?
Vệ Linh công nói:
- Hiện đang đứng ở dưới đài .
Tấn Bình công nói:
- Cho gọi lên đây .
Vệ Linh công bèn cho gọi Sư Quyên lên . Tấn Bình công cũng cho gọi Sư Khoáng đến . Người hầu tức khắc dắt Sư Khoáng đến . Sư Quyên và Sư Khoáng hai người chào nhau . Tấn Bình công cho Sư Khoáng ngồi, rồi bảo Sư Quyên ngồi ở bên cạnh Sư Khoáng, và hỏi Sư Quyên rằng:
- Độ này có khúc âm nhạc nào mới không ?
Sư Quyên nói:
- Mới rồi trong khi đi đường, tôi có được nghe một khúc đàn, xin cho tôi mượn cây đàn cầm để gảy .
Tấn Bình công sai người bắc ghế, đem một cây đàn cầm để ở trước mặt Sư Quyên . Sư Quyên lên dây gảy . Mới gảy được mấy tiếng, Tấn Bình công đã khen hay . Khi gảy đến nửa chừng, Sư Khóang lấy tay gạt đi mà bảo rằng:
- Thôi thôi, khúc nhạc vong quốc ấy chớ nên gảy!
Tấn Bình công nói:
- Tại sao biết ?
Sư Khoáng nói:
- Về cuối đời nhà Ân, có Sư Diên là quan âm nhạc, cùng với vua Trụ làm ra khúc nhạc uỷ mị, vua Trụ nghe lấy làm thích lắm, tức là khúc này . Đến khi Vũ vương ta đánh vua Trụ, Sư Diên ôm đàn chạy về phía đông, nhảy xuống sông Bộc Thuỷ . Từ bấy giờ có ai thích âm nhạc đi qua đấy thì lại có tiếng đàn văng vẳng ở dưới nước . Khúc này Sư Quyên nghe được ở trong khi đi đường, tất là khúc đàn ở trên sông Bộc .
Vệ Linh công nghĩ thầm lấy làm lạ . Tấn Bình công lại bảo Sư Khóang rằng:
- Đó là âm nhạc của đời trước, dẫu gảy nghe chơi, phỏng có hại gì!
Sư Khoáng nói:
- Vua Trụ vì mê khúc đàn ấy mà đến nỗi mất nước, đó là một thứ âm nhạc bất tường, vậy chớ nên gảy .
Tấn Bình công nói:
- Ta thích nghe âm nhạc mới, Sư Quyên hãy vì ta gảy nốt khúc đàn ấy .
Sư Quyên lại lựa dây rồi gảy nốt khúc đàn ấy . Tiếng đàn êm ái, lên bổng xuống trầm, như than như khóc .
Tấn Bình công bằng lòng, hỏi Sư Khoáng rằng:
- Khúc đàn này là điệu gì ?
Sư Khoáng nói:
- Đó là điệu Thanh thương .
Tấn Bình công nói:
- Điệu Thanh thương nghe bi ai như thế à ?
Sư Khoáng nói:
- Điệu Thanh thương dẫu bi ai, cũng chưa bằng điệu Thanh chuỷ .
Tấn Bình công nói:
- Nhà ngươi có thể gảy cho ta nghe điệu Thanh chuỷ được không ?
Sư Khoáng nói:
- Không nên! ông vua có đức mới được nghe điệu ấy, nay chúa công bạc đức, không nên nghe .
Tấn Bình công nói:
- Ta thích nghe âm nhạc mới, nhà ngươi chớ nên chối từ .
Sư Khoáng bất đắc dĩ phải cầm lấy đàn mà gảy . Mới gảy được một khúc, thì có một đàn chim hạc ở phương nam bay đến, đậu trước cung môn, đếm cả thảy được tám đôi . Gảy khúc nữa thì chim hạc bay xuống, đứng sắp hàng ở dưới thềm, mỗi bên tám con . Gảy thêm khúc nữa thì chim hạc vỗ cánh mà múa, vươn cổ mà kêu, theo vần cung thương, tiếng vang đến tận trời . Tấn Bình công vỗ tay mà khen . Các người đứng xem ai cũng lắc đầu lè lưỡi, lấy làm sự lạ . Tấn Bình công truyền lấy chén bạch ngọc, rót đầy rượu vào, rồi đứng dậy cầm đưa cho Sư Khoáng . Sư Khoáng đỡ lấy uống .
Tấn Bình công khen rằng:
- Âm nhạc đến như điệu Thanh chuỷ thì không còn gì hơn nữa!
Sư Khóang nói:
- Còn chưa bằng điệu Thanh dốc .
Tấn Bình công ngạc nhiên mà hỏi rằng:
- Lại còn có điệu hay hơn Thanh thuỷ nữa! sao nhà ngươi không cho ta nghe nốt ?
Sư Khóang nói:
- Điệu Thanh dốc không như điệu Thanh chuỷ, tôi không dám gảy . Ngày xưa vua Hoàng đến hội các thần ở núi Thái Sơn, rồi làm ra điệu Thanh dốc; vua đời sau đức bạc, không sai khiến được các thần, vậy nên thần và người cách biệt nhau . Nếu bây giờ gảy khúc ấy thì các thần lại hiện xuống cả, không khéo thì có tai vạ .
Tấn Bình công nói:
- Ta nay đã già rồi, nếu được nghe điệu Thanh dốc mà chết thì cũng thoả lòng!
Sư Khóang nhất định không chịu gảy . Tấn Bình công đứng dậy, hai ba lần cố ý nài ép . Sư Khoáng bất đắc dĩ lại phải ômg cầm mà gảy . Mới gảy một khúc, có đám mây đen ở phương tây hiện lên; gảy khúc nữa thì bỗng nổi một cơn dông, bao nhiêu ngói ở trên nóc điện bay tung lên và cột hiên gãy hết, lại thấy có tiếng sét dậy trời, rồi mưa như trút nước . Dưới đài ngập mấy thước, trong đài chỗ nào cũng ước cả, Tấn Bình công sợ hãi, cùng với Vệ Linh công nằm phục vào một nơi . Khi mưa gió đã im lặng rồi, nội thị mới vực Tấn Bình công và Vệ Linh công ở trên đài xuống . Đêm hôm ấy, Tấn Bình công vì sợ mà thành bệnh, nằm mộng thấy một vật sắc vàng, to bằng cái xe, lù lù đến trước mặt . Trông kỹ ra thì hình như con ba ba, phía trước hai chân, phía sau một chân, đi dến đâu thì nước tuôn ra đến đấy . Tấn Bình công kêu lên một tiếng, rồi giật mình tỉnh dậy .
Sáng hôm sau, các quan vào cung vấn an . Tấn Bình công kể chuyện chiêm bao cho các quan nghe . Các quan đều không hiểu ra làm sao cả . Được một lúc, nghe báo có Trịnh Giản công đến, hiện đã ở ngoài công quán . Tấn Bình công sai Dương Thiệt Bật ra tiếp kiến . Dương Thiệt Bật mừng mà nói rằng:
- Nếu vậy thì cái mộng của chúa công có thể đóan ra được .
Các quan đều xúm lại hỏi cớ . Dương Thiệt Bật nói:
- Quan đại phu nước Trịnh là Tử Sản (tên tự của công tôn Kiều) vốn người học rộng biết nhiều, tất thế nào vua Trịnh cũng cho người ấy đi theo . Ta sẽ đem mộng của chúa công ta mà hỏi người ấy .
Dương Thiệt Bật ra tiếp kiến Trịnh Giản công và nói cho Trịnh Giản công biết là vua Tấn có bệnh, không thể ra tiếp kiến được . Bấy giờ Vệ Linh công cũng vì sợ mà hơi mệt trong mình, mới cáo từ về nước . Trịnh Giản công cũng cáo từ xin về, cho công tôn Kiều ở lại, để hỏi han bệnh tình của Tấn Bình công . Dương Thiệt Bật hỏi công tôn Kiều rằng:
- Chúa công tôi nằmg mộng thấy một vật hình như con ba ba, mình vàng mà ba chân, không hiểu là thế nào ?
Công tôn Kiều nói:
- Ngày xưa vua Nghiêu sai ông Cổn đi trị thuỷ, ông Cổn làm không được việc, vua Nghiêu mới chặt một chân mà đem đầy ra Đông Hải . Về sau, hồn ông Cổn hóa làm con rồng vàng . Từ khi con ông Cổn là Vũ lên nối ngôi, cho đến bây giờ vẫn tế thần ấy; nhà Chu suy đồi, quyền chính ở bá chủ, bá chủ nên giúp thiên tử để tế các thần, hoặc giả vua Tấn bấy giờ chưa tế thần ấy chăng ?
Dương Thiệt Bật đem lời công tôn Kiều tâu lại với Tấn Bình công . Tấn Bình công sai quan đại phu là Hàn Khởi đi tế thần Cổn, bấy giờ bệnh mới hơi bớt . Tấn Bình công khen công tôn Kiều rằng:
- Tử Sản thật là một người bác vật!
Khi công tôn Kiều sắp về nước Trịnh, thì nói riêng với Dương Thiệt Bật rằng:
- Nhà vua không biết thương dân mà lại bắt chước sự xa xỉ của nước Sở, thế là cái tâm đã thiên đi rồi, nếu cơn bệnh trở lại, thì không cứu được nữa! mới rồi, tôi nói chuyện thần Cồn là muốn mượn chuyện ấy để khiến cho nhà vua được nguôi lòng đó mà thôi .
Bấy giờ có người hành khách đang buổi sáng sớm đi qua đất Ngụy Du (đất nước Tấn), nghe ở dưới chân núi có tiếng mấy người họp bàn việc nước Tấn; khi tới gần, nom kỹ thì chẳng thấy người nào cả, chỉ có hơn chục viên đá mà thôi . Đi khỏi rồi, lại nghe thấy như trước . Người ấy vội vàng ngảnh cổ lại thì ra tiếng nói ở trong viên đá mà ra, mới giật mình kinh sợ, rồi thuật chuyện lại cho người ở đấy biết . Người bản xứ nói:
- chúng tôi nghe thấy đá nói đã mấy ngày nay rồi, chỉ vì chuyện quái dị nên không dám nói đến .
Sau có tiếng đồn đến Giáng Đô (kinh thành nước Tấn). Tấn Bình công triệu Sư Khóang đến mà hỏi rằng:
- Tại sao đá lại biết nói ?
Sư Khóang tâu rằng:
- Đó tất là quỷ thần xui khiến ra như vậy . Quỷ thần dựa vào dân, dân có yên thì quỷ thần mới yên, nay chúa công sửa sang lâu đài, khiến cho dân tốn tiền hao sức, bởi thế mà đá biết nói .
Tấn Bình công nín lặng . Sư Khóang lui ra, bảo Dương Thiệt Bật rằng:
- Thần và nguời đều oán giận cả thì chúa công chắc không sống lâu được .
Được hơn một tháng nữa, Tấn Bình công lại ốm nặng rồi chết . Các quan triều thần lập thế tử Di lên nối ngôi, tức là Tấn Chiêu công .
Lại nói đến chuyện quan đại phu nước Tề là Cao Mại đuổi Cao Chỉ và giết Lư Khâu Anh, cả triều ai cũng không bằng lòng, đến đời con là Cao Cương nối cha làm chức đại phu, đang ít tuổi mà lại nghiện rượu, bấy giờ Loan Thi cũng nghiện rượu, bởi vậy hai người rất là tương đắc với nhau, mà không có ý thân thiết với Trần Vô Vũ và Bão Quốc . Bốn họ Cao, Loan, Trần, Bão ấy chia làm hai cánh . Họ Cao cùng họ Loan, mỗi khi họp nhau uống rượu say, lại nói xấu họ Trần và họ Bão . Họ Trần và họ Bão biết chuyện, mới đem lòng nghi kỵ họ Cao và họ Loan .
Một hôm, Cao Cương nhân khi say rượu, đánh đứa hầu trai . Loan Thi đã không xin hộ, lại xúc thêm vào . Đứa hầu trai căm tức, đêm hôm ấy sang báo với Trần Vô Vũ rằng:
- Họ Cao cùng họ Loan đang họp quân, để định đến sáng ngày mai thì sang đánh họ Trần và họ Bão .
Nói xong, nó lại sang báo với Bão Quốc . Bão Quốc tin lời, vội vàg sai đứa hầu đến ước với Trần Vô Vũ để cùng đánh họ Cao và họ Loan . Trần Vô Vũ tức khắc trao áo giáp cho bọn người nhà rồi cùng lên xe, định sang nhà Bão Quốc . Đi đến nửa đường, gặp Cao Cương đang đi xe . Cao Cương đã ngà ngà say, ngồi trên xe chắp tay chào và hỏi rằng:
- Đem người nhà mặc áo giáp đi đâu ?
Trần Vô Vũ nói:
- Tôi đi bắt một đứa đầy tớ làm phản .
Trần Vô Vũ lại hỏi Cao Cương rằng:
- Ngài định đi đâu ?
Cao Cương nói:
- Tôi định sang uống rượu với họ Loan .
Trần Vô Vũ từ biệt Cao Cương, rồi thẳng tới nhà Bão Quốc, đã thấy Bão Quốc đang họp quân để sắp đi . Trần Vô Vũ thuật lại lời Cao Cương cho Bão Quốc nghe và nói với Bão Quốc rằng:
- Không biết hắn có sang uống rượu với họ Loan thật không ? Âu là ta thử sai người đi dò xem .
Bão Quốc sai người nhà sang dò thám nhà Loan . Người nhà về báo rằng:
- Họ Cao và họ Loan đang cởi hết cả mũ áo ra, rồi cùng nhau ngồi xổm uống rượu .
Bão Quốc nói:
- Nếu vậy thì đứa hầu kia nói càn rồi .
Trần Vô Vũ nói:
- Đứa tiểu thụ dẫu nói càn, nhưng Cao Cương gặp ta ở giữa đường, thấy ta đem quân đi, có hỏi ta đi đâu thì ta trả lời là đi đánh đứa đầy tớ làm phản . Nay Cao Cương thấy ta không đánh ai cả, tất sinh lòng nghi, hoặc lập mưu mà đuổi ta trước thì bấy giờ ta hối lại sao kịp, chi bằng ta nhân lúc này hắn uống rượu say mà đánh trước thì hơ .
Bão Quốc khen phải, tức khắc cùng với Trần Vô Vũ đem quân đến nhà Loan thi, vây kín cả bốn mặt . Loan Thi đang cầm chén rượu sắp uống, nghe tin họ Trần và họ Bão đem quân đến vây, thì giật mình kinh hãi, đánh rơi chén rượu xuống đất . Cao Cương dẫu say rượu, nhưng còn có chủ kiến, bảo Loan Thi rằng:
- Chúng ta vào triều, phụng mệnh chúa công để đánh họ Trần và họ Bão thì tất phải được .
Loan Thi tức khắc cùng với Cao Cương đem quân mở cửa sau, phá vòng vây chạy vào tới cung môn . Trần Vô Vũ và Bão Quốc đem quân đuổi theo . Tề Cảnh công ở trong cung, thấy bốn họ đem quân kéo đến, không biết là việc gì, vội vàng truyền cho quân sĩ đóng chặt cửa Hổ Môn lại . Cao Cương và Loan Thi không được vào, mới đóng quân ở bên hữu Hổ Môn . Trần Vô Vũ và Bão Quốc cũng đóng quân ở bên tả . Hai bên cùng chống giữ nhau . Được một lúc thì Án Anh đi xe đến . Bốn họ đều sai người gọi .
Án Anh không ngảnh lại, nói rằng:
- Tôi chỉ biết theo mệnh vua, không dám có ý riêng với ai cả .
Quân sĩ mở cửa cho Án Anh vào . Án Anh vào yết kiến Tề Cảnh công . Tề Cảnh công hỏi rằng:
- Nay bốn họ cùng đánh nhau, đem quân tới đây, ta nên xử ra thế nào ?
Án Anh nói:
- Họ Cao và họ Loan chuyên quyền cậy thế, kể đã lâu ngày, đuổi Cao Chi, giết Lư Khâu Anh, người trong nước ai cũng tức giận, nay lại đem quân tiến vào Hổ Môn, tội ấy không thể tha được; còn họ Trần và họ Bão chưa phụng mệnh vua mà dám đem quân đến đây, cũng không phải là vô tội, xin chúa công định đoạt .
Tề Cảnh công nói:
- Tội của họ Cao, họ Loan nặng hơn tội họ Trần, họ Bão, ta nên trừ họ Cao, họ Loan đi . Nhưng bây giờ biết sai ai cho được ?
Án Anh nói:
- Quan đại phu là Vương Hắc có thể sai được .
TỀ Cảnh công truyền cho Vương Hắc đem quân giúp họ Trần cùng họ BÃo, để đánh họ Cao và họ Loan . Cao Cương và Loan Thi đánh thua, rút lui ra đường cái . Người trong nước ghét Cao Cương và Loan Thi, đều xúm lại đánh . Cao Cương vẫn chưa tỉnh rượu, không thể đánh nổi . Loan Thi chạy ra cửa đông . Cao Cương cũng chạy theo, Vương Hắc cùng với họ Trần và họ Bão đuổi kịp đến nơi, lại cùng nhau giao chiến ở cửa đông . Quân Cao Cương và Loan Thi bỏ chạy tán loạn cả . Cao Cương và Loan Thi trốn sang nước Lỗ . Trần Vô Vũ cùng với Bão Quốc đuổi hết vợ con họ Cao và họ Loan đi, rồi chiếm lấy gia sản . Án Anh bảo Trần Vô Vũ rằng:
- Nhà người tự tiện đuổi kẻ thế thần mà lại chiếm lấy của cải, rồi thế nào người ta cũng nghị luận; sao không biết đem những của cải ấy mà nộp vào công khố, như thế có phải ai cũng bảo nhà ngươi là người có đức, sẽ có ích cho nhà ngươi về sau này nhiều lắm .
Trần Vô Vũ nói:
- Đa tạ lời ngài chỉ giáo, tôi xin vâng mệnh .
Trần Vô Vũ liền đem những của cải đã chiếm được của họ Cao và họ Loan mà biên và một quyển sổ, rồi đem dâng Tề Cảnh công . Tề Cảnh công bằng lòng . Trần Vô Vũ lại có lễ vật riêng đem dâng bà Mạnh Cơ là thân mẫu Tề Cảnh công, bà Mạnh Cơ nói với Tề Cảnh công rằng:
- Trần Vô Vũ trừ bỏ kẻ quyền thần khiến cho nước nhà được cường thịnh, mà bao nhiêu tài lợi, lại nộp vào công khố cả . Cái nhượng đức ấy thật là đánh khen! Sao không đem đất Cao Đường mà phong cho hắn ?
Tề Cảnh công theo lời . Từ đó họ Trần thành ra giàu có . Trần Vô Vũ muốn được tiếng là người tốt, mới nói với Tề Cảnh công, xin triệu các công tử về, vì các công tử khi trước bị Cao Mại đuổi, thật là vô tội . Tề Cảnh công nghe lời . Trần Vô Vũ sai người đi triệu các công tử về, phàm những mùng màn đồ đạc của các công tử và áo quần dày dép của các người hầu đều do Trần Vô Vũ xuất của nhà ra để cung đốn cả . Các công tử thấy vậy, cảm kích vô cùng . Trần Vô Vũ lại thi ân với họ nhà vua, phàm các công tử, công tôn người nào không có lương, đều xuất của nhà mà chu cấp cho . Những người ngheo khổ trong nước đến vay thóc, lúc cho vay thì đong đấu lớn, lúc đem trả thì đong đấu nhỏ; người nào cùng quá, không thể trả được thì đốt văn tự đi . Bởi vậy, người trong nước ai cũng ca tụng lòng nhân đức của Trần Vô Vũ .
Tề Cảnh công dùng Án Anh làm tướng quốc . Án Anh thấy lòng dân đều mến phục họ Trần, thường nói riêng với Tề Cảnh công và khuyên Tề Cảnh công phải mở lòng làm ơn với dân thì mới thu được nhân tâm, nhưng Tề Cảnh công không biết theo .
Lại nói chuyện Sở Linh vương khánh thành cung Chương Hoa, các vua chư hầu đến ít lắm, sau nghe nói nước Tấn khánh thành cung Từ Kỳ, chư hầu đều đến đông cả, thì có ý bất bình, mới triệu Ngũ Cửu vào để thương nghị, muốn cất quân sang đánh Trung nguyên . Ngũ Cửu nói:
- Đại vương lấy nghĩa lý triệu chư hầu, nếu chư hầu không đến thì mới nên trách, chứ lấy việc thổ mộc triệu chư hầu, mà trách chư hầu không đến thì sao cho người ta phục ? đại vương muốn đánh trung nguyên, thì nên tìm kẻ nào có tội mà đánh, mới khỏi mang tiếng .
Sở Linh vương nói:
- Ngày nay nước nào là nước có tội nên đánh ?
Ngũ Cửu nói:
- Thế tử Ban nước Sái giết cha mà cướp lấy ngôi vua, đến nay đã chín năm . Lúc đại vương mới hội chư hầu, vua Sái có đến dự hội, bởi vậy ẩn nhẫn mà không giết, nhưng những đứa loạn tặc, dẫu đến đời con cháu cũng không khỏi tội, huống chi là đang đời mình . Nước Sái lại tiếp giáp với nước Sở ta, nếu đánh Sái mà chiếm lấy đất thì nghĩa và lợi đều trọn cả đôi đường .
Ngũ Cửu nói chưa dứt lời thì có tin báo Trần Ai Công (Nịch) chết, con là công tử Lưu lên nối ngôi . Ngũ Cửu nói với Sở Linh vương rằng:
- Thế tử Yển Sư nước Trần đã có tên ở trong sổ sách của chư hầu, nay lại lập công tử Lưu, thì thế tử Yển Sư ở vào địa vị nào! cứ như ý tôi, thì tất là nước Trần lại có biến loạn.
Phan Tử Thần nói:
- Thân Vô Vũ không phụng mệnh mà dám tự tiện vào chốn vương cung, bắt tên lính canh, thế là một người vô lễ, vậy nên tôi bắt giải tới đây, để đại vương trị tội .
Linh vương hỏi Thân Vô Vũ rằng:
- Nhà ngươi bắt ai vậy ?
Thân Vô Vũ nói:
- Tôi bắt một tên lính canh của tôi . Nguyên trước tôi sai nó canh cửa, nó lấy trộm tửu khí của tôi, rồi trèo tường trốn đi; tôi tìm đã hơn một năm nay mà không bắt được, bây giờ nó sung vào làm lính canh ở đây, vậy nên tôi bắt .
Linh vương nói:
- Hắn đã làm lính canh ở đây thì nhà ngươi nên tha cho hắn .
Thân Vô Vũ nói:
- Tôi nghe nói trong một nước có người trên kẻ dưới, kẻ dưới có phục tùng người trên thì nước mới khỏi loạn . Tôi có một tên lính canh cửa mà tôi không thi hành được pháp lệnh, khiến nó ẩn núp vào chỗ vương cung . Một đứa như vậy mà có chỗ ẩn núp, thì trộm cướp sẽ hoành hành còn ai ngăn cấm được nữa . Chẳng thà tôi chịu tội chết, chứ không dám vâng mệnh .
Sở Linh vương khen phải, liền bắt tên lính ấy giao giả Thân Vô Vũ và xá cái tội tự tiện vào chốn vương cung . Thân Vô Vũ lạy tạ, lui ra .
Qua mấy ngày nữa, quan đại phu nước Sở là Viễn Khải Cương sang nước Lỗ, mời được Lỗ Chiêu công đến nước Sở . Linh vương mừng lắm . Viễn Khải Cương tâu rằng:
- Vua Lỗ lúc trước không chịu đi, tôi đem cái tình hoà hiếu của Lỗ Thành công khi trước với quan đại phu nước ta là Anh Tề hai người cùng nhau hội thề ở đất Thục, mà kể lại hai ba lần và lấy nạn binh đao ra dọa, bấy giờ vua Lỗ mới sợ mà phải đi . Vua Lỗ là người hiểu lễ phép lắm, xin đại vương phải lưu tâm, chớ để cho vua Lỗ chê cười .
Linh vương hỏi:
- Vua Lỗ là người thế nào ?
Viễn Khải Cương nói:
- Vua Lỗ mặt trắng mình cao, râu dài hơn thước, rất là uy nghi .
Sở Linh vương liền mật truyền chọn lấy mười người to lớn râu dài, cho đội mũ mặc áo thật đẹp bắt tập lễ trong ba ngày, rồi sai làm chức thấn tướng, để ra tiếp kiến Lỗ Chiêu công .
Lỗ Chiêu công thoắt thấy thì lấy làm lạ, trong lòng tấm tắc mãi bèn cùng với người ấy vào chơi cung Chương Hoa . Khi vào đến cung Chương Hoa, Lỗ Chiêu công trông thấy lâu đài mỹ lệ, thì khen ngợi không ngớt mồm! Sở Linh vương hỏi rằng:
- Bên quí quốc có cái cung nào đẹp như thế này không ?
Lỗ Chiêu công đứng khúm núm mà đáp lại rằng:
- Nước tôi nhỏ mọn có đâu dám sánh với quí quốc .
Sở Linh vương không khỏi lộ vẻ tự kiêu, bèn cùng với Lỗ Chiêu công trèo lên Chương Hoa đài . Đài cao chót vót, mỗi tầng lại có một bọn mỹ đồng múa hát và chuốc rượu; khi lên đến tầng cao nhất, tiếng tơ tiếng trúc, nghe văng vẳng như ở lưng chừng trời, chẳng khác gì một nơi thiên tiên động phủ . Lỗ Chiêu công uống rượu say, cáo từ lui ra . Sở Linh vương đem một cái cung Đại Khuất đưa tặng Lỗ Chiêu công. Hôm sau, Sở Linh vương nghĩ đếnc cái cung ấy, lại có ý tiếc mới nói chuyện với Viễn Khải cương . Viễn Khải Cương nói:
- Tôi xin báo vua Lỗ trả lại cái cung ấy .
Viễn Khải Cương liền đến yết kiến Lỗ Chiêu công, giả cách không biết mà hỏi rằng:
- Hôm qua nhà vua ngự tiệc với đại vương tôi, đại vương tôi có tặng nhà vua cái gì không ?
Lỗ Chiêu công đưa cái cung cho Viễn Khải Cương xem . Viễn Khải Cương trông thấy cái cung, sạp lạy mà chúc mừng, Lỗ Chiêu công nói:
- Làm gì một cái cung mà phải chúc mừng ?
Viễn Khải Cương nói:
- Cái cung này có danh tiếng lắm . Khi trước Tề, Tấn và Việt đều sai người đến cầu, mà đại vương tôi vẫn không cho ai cả, ngày nay lại đưa tặng nhà vua, tất thế nào Tề, Tấn và Việt cũng có lòng ghen tức; qúi quốc nên phòng bị ba nước kia mà giữ lấy của báu này, vậy tôi xin chúc mừng .
Lỗ Chiêu công có ý buồn mà nói rằng:
- Tôi không biết cái cung này qúi đến thế, nếu vậy thì tôi không dám nhận .
Lỗ Chiêu công liền sai người đem cái cung ấy trả lại Sở Linh vương, rồi cáo từ về . Ngũ Cử nghe thấy chuyện ấy, thở dài mà nói rằng:
- Đại vương ta khó lòng mà toàn được! vì viẹc khánh thành, sai sứ đi triệu chư hầu, không nước nào chịu đến, chỉ có một mình nước Lỗ, mà lại còn tiếc một cái cung để thất tín với người ta . Đã tiếc của mình như thế tất muống lấy của người, tài nào không có kẻ thù oán, giữ sao cho toàn được !
Tấn Bình công nghe tin nước Sở vì việc khánh thành cung Chương Hoa mà sai sứ đi triệu chư hầu mới bảo các quan đại phu rằng:
- Sở là một nước rợ mọi mà còn biết đem lâu đài mỹ lệ khoe với chư hầu, huống chi nước Tấn ta lại chịu kém hay sao!
Quan đại phu là Dương Thiệt Bật nói:
- Bá chủ mà được chư hầu tâm phục là cốt ở đức, chứ không ở lâu đài . Cung Chương Hoa là một điều dở của nước Sở, sao chúa công lại muốn bắt chước ?
Tấn Bình công không nghe, liền sai dựng một cái cung ở bên sông Phần, thuộc địa giới Khúc Ốc, làm theo kiều cung Chương Hoa nước Sở, to lớn không bằng, nhưng tinh xảo thì có phần hơn, đặt tên là Kỳ cung; cũng sai sứ đi bá cáo chư hầu . Các vua chư hầu nghe tin ấy, đều lấy làm chê cười, nhưng cũng phải sai sứ đến chúc mừng . Chỉ có Trịnh Giản công khi trước sang dự hội với Sở Linh vương, chưa đến triều nước Tấn bao giờ và Vệ Linh công mới lên nối ngôi cũng chưa đến triều nước Tấn, hai vua ấy đều định nhân việc khánh thành Từ Kỳ cung để thân hành đến yết kiến Tấn Bình công . Vệ Linh công đi đến sông Bộc Thủy, trời tối, nằm ngủ ở quán xá . Đêm hôm ấy, nằm mãi không ngủ được, nghe văng vẳng có tiếng đàn cầm, liền khóac áo trở dậy, ngồi tựa gối mà nghe . Tiếng đàn ty tỷ rất nhỏ mà có thể nghe rõ được, xưa nay chưa có ai gảy được như thế! Vệ Linh công hỏi các người xung quanh thì đều tâu là không nghe thấy tiếng gì cả .
Vệ Linh công vốn là người thích âm nhạc có quan thái sư tên là Quyên, tinh nghề âm nhạc, Vệ Linh công yêu lắm, đi đâu cũng đem đi theo, bấy giờ sai người triệu Sư Quyên (tức là quan thái sư tên là Quyên) . Sư Quyên đến . Tiếng đàn vẫn chưa dứt, Vệ Linh công bảo Sư Quyên rằng:
- Nhà ngươi thử lắng tai nghe, tựa hồ tiếng ma qủi .
Sư Quyên nghe một hồi lâu thì tiếng đàn im .
Sư Quyên nói:
- Tôi đã nhận được đại lược rồi . Nếu nghe thêm một đêm nữa thì tôi có thể gảy được .
Vệ Linh công truyền ở thêm lại một đêm nữa . Nửa đêm hôm ấy, lại nghe có tiếng đàn . Sư Quyên lấy đàn cầm mà tập gảy theo, bắt chước được hết cái thần diệu của tiếng đàn . Khi đến nước Tấn, triều kiến xong rồi, Tấn Bình công bày tiệc ở trên đài Từ Kỳ để thết đãi Vệ Linh công .
Rượu đã ngà ngà say, Tấn Bình công nói với Vệ Linh công rằng:
- Tôi vẫn nghe noi nước Vệ có Sư Quyên là người tinh nghề âm nhạc, chẳng hay nhà vua có cho theo đó không ?
Vệ Linh công nói:
- Hiện đang đứng ở dưới đài .
Tấn Bình công nói:
- Cho gọi lên đây .
Vệ Linh công bèn cho gọi Sư Quyên lên . Tấn Bình công cũng cho gọi Sư Khoáng đến . Người hầu tức khắc dắt Sư Khoáng đến . Sư Quyên và Sư Khoáng hai người chào nhau . Tấn Bình công cho Sư Khoáng ngồi, rồi bảo Sư Quyên ngồi ở bên cạnh Sư Khoáng, và hỏi Sư Quyên rằng:
- Độ này có khúc âm nhạc nào mới không ?
Sư Quyên nói:
- Mới rồi trong khi đi đường, tôi có được nghe một khúc đàn, xin cho tôi mượn cây đàn cầm để gảy .
Tấn Bình công sai người bắc ghế, đem một cây đàn cầm để ở trước mặt Sư Quyên . Sư Quyên lên dây gảy . Mới gảy được mấy tiếng, Tấn Bình công đã khen hay . Khi gảy đến nửa chừng, Sư Khóang lấy tay gạt đi mà bảo rằng:
- Thôi thôi, khúc nhạc vong quốc ấy chớ nên gảy!
Tấn Bình công nói:
- Tại sao biết ?
Sư Khoáng nói:
- Về cuối đời nhà Ân, có Sư Diên là quan âm nhạc, cùng với vua Trụ làm ra khúc nhạc uỷ mị, vua Trụ nghe lấy làm thích lắm, tức là khúc này . Đến khi Vũ vương ta đánh vua Trụ, Sư Diên ôm đàn chạy về phía đông, nhảy xuống sông Bộc Thuỷ . Từ bấy giờ có ai thích âm nhạc đi qua đấy thì lại có tiếng đàn văng vẳng ở dưới nước . Khúc này Sư Quyên nghe được ở trong khi đi đường, tất là khúc đàn ở trên sông Bộc .
Vệ Linh công nghĩ thầm lấy làm lạ . Tấn Bình công lại bảo Sư Khóang rằng:
- Đó là âm nhạc của đời trước, dẫu gảy nghe chơi, phỏng có hại gì!
Sư Khoáng nói:
- Vua Trụ vì mê khúc đàn ấy mà đến nỗi mất nước, đó là một thứ âm nhạc bất tường, vậy chớ nên gảy .
Tấn Bình công nói:
- Ta thích nghe âm nhạc mới, Sư Quyên hãy vì ta gảy nốt khúc đàn ấy .
Sư Quyên lại lựa dây rồi gảy nốt khúc đàn ấy . Tiếng đàn êm ái, lên bổng xuống trầm, như than như khóc .
Tấn Bình công bằng lòng, hỏi Sư Khoáng rằng:
- Khúc đàn này là điệu gì ?
Sư Khoáng nói:
- Đó là điệu Thanh thương .
Tấn Bình công nói:
- Điệu Thanh thương nghe bi ai như thế à ?
Sư Khoáng nói:
- Điệu Thanh thương dẫu bi ai, cũng chưa bằng điệu Thanh chuỷ .
Tấn Bình công nói:
- Nhà ngươi có thể gảy cho ta nghe điệu Thanh chuỷ được không ?
Sư Khoáng nói:
- Không nên! ông vua có đức mới được nghe điệu ấy, nay chúa công bạc đức, không nên nghe .
Tấn Bình công nói:
- Ta thích nghe âm nhạc mới, nhà ngươi chớ nên chối từ .
Sư Khoáng bất đắc dĩ phải cầm lấy đàn mà gảy . Mới gảy được một khúc, thì có một đàn chim hạc ở phương nam bay đến, đậu trước cung môn, đếm cả thảy được tám đôi . Gảy khúc nữa thì chim hạc bay xuống, đứng sắp hàng ở dưới thềm, mỗi bên tám con . Gảy thêm khúc nữa thì chim hạc vỗ cánh mà múa, vươn cổ mà kêu, theo vần cung thương, tiếng vang đến tận trời . Tấn Bình công vỗ tay mà khen . Các người đứng xem ai cũng lắc đầu lè lưỡi, lấy làm sự lạ . Tấn Bình công truyền lấy chén bạch ngọc, rót đầy rượu vào, rồi đứng dậy cầm đưa cho Sư Khoáng . Sư Khoáng đỡ lấy uống .
Tấn Bình công khen rằng:
- Âm nhạc đến như điệu Thanh chuỷ thì không còn gì hơn nữa!
Sư Khóang nói:
- Còn chưa bằng điệu Thanh dốc .
Tấn Bình công ngạc nhiên mà hỏi rằng:
- Lại còn có điệu hay hơn Thanh thuỷ nữa! sao nhà ngươi không cho ta nghe nốt ?
Sư Khóang nói:
- Điệu Thanh dốc không như điệu Thanh chuỷ, tôi không dám gảy . Ngày xưa vua Hoàng đến hội các thần ở núi Thái Sơn, rồi làm ra điệu Thanh dốc; vua đời sau đức bạc, không sai khiến được các thần, vậy nên thần và người cách biệt nhau . Nếu bây giờ gảy khúc ấy thì các thần lại hiện xuống cả, không khéo thì có tai vạ .
Tấn Bình công nói:
- Ta nay đã già rồi, nếu được nghe điệu Thanh dốc mà chết thì cũng thoả lòng!
Sư Khóang nhất định không chịu gảy . Tấn Bình công đứng dậy, hai ba lần cố ý nài ép . Sư Khoáng bất đắc dĩ lại phải ômg cầm mà gảy . Mới gảy một khúc, có đám mây đen ở phương tây hiện lên; gảy khúc nữa thì bỗng nổi một cơn dông, bao nhiêu ngói ở trên nóc điện bay tung lên và cột hiên gãy hết, lại thấy có tiếng sét dậy trời, rồi mưa như trút nước . Dưới đài ngập mấy thước, trong đài chỗ nào cũng ước cả, Tấn Bình công sợ hãi, cùng với Vệ Linh công nằm phục vào một nơi . Khi mưa gió đã im lặng rồi, nội thị mới vực Tấn Bình công và Vệ Linh công ở trên đài xuống . Đêm hôm ấy, Tấn Bình công vì sợ mà thành bệnh, nằm mộng thấy một vật sắc vàng, to bằng cái xe, lù lù đến trước mặt . Trông kỹ ra thì hình như con ba ba, phía trước hai chân, phía sau một chân, đi dến đâu thì nước tuôn ra đến đấy . Tấn Bình công kêu lên một tiếng, rồi giật mình tỉnh dậy .
Sáng hôm sau, các quan vào cung vấn an . Tấn Bình công kể chuyện chiêm bao cho các quan nghe . Các quan đều không hiểu ra làm sao cả . Được một lúc, nghe báo có Trịnh Giản công đến, hiện đã ở ngoài công quán . Tấn Bình công sai Dương Thiệt Bật ra tiếp kiến . Dương Thiệt Bật mừng mà nói rằng:
- Nếu vậy thì cái mộng của chúa công có thể đóan ra được .
Các quan đều xúm lại hỏi cớ . Dương Thiệt Bật nói:
- Quan đại phu nước Trịnh là Tử Sản (tên tự của công tôn Kiều) vốn người học rộng biết nhiều, tất thế nào vua Trịnh cũng cho người ấy đi theo . Ta sẽ đem mộng của chúa công ta mà hỏi người ấy .
Dương Thiệt Bật ra tiếp kiến Trịnh Giản công và nói cho Trịnh Giản công biết là vua Tấn có bệnh, không thể ra tiếp kiến được . Bấy giờ Vệ Linh công cũng vì sợ mà hơi mệt trong mình, mới cáo từ về nước . Trịnh Giản công cũng cáo từ xin về, cho công tôn Kiều ở lại, để hỏi han bệnh tình của Tấn Bình công . Dương Thiệt Bật hỏi công tôn Kiều rằng:
- Chúa công tôi nằmg mộng thấy một vật hình như con ba ba, mình vàng mà ba chân, không hiểu là thế nào ?
Công tôn Kiều nói:
- Ngày xưa vua Nghiêu sai ông Cổn đi trị thuỷ, ông Cổn làm không được việc, vua Nghiêu mới chặt một chân mà đem đầy ra Đông Hải . Về sau, hồn ông Cổn hóa làm con rồng vàng . Từ khi con ông Cổn là Vũ lên nối ngôi, cho đến bây giờ vẫn tế thần ấy; nhà Chu suy đồi, quyền chính ở bá chủ, bá chủ nên giúp thiên tử để tế các thần, hoặc giả vua Tấn bấy giờ chưa tế thần ấy chăng ?
Dương Thiệt Bật đem lời công tôn Kiều tâu lại với Tấn Bình công . Tấn Bình công sai quan đại phu là Hàn Khởi đi tế thần Cổn, bấy giờ bệnh mới hơi bớt . Tấn Bình công khen công tôn Kiều rằng:
- Tử Sản thật là một người bác vật!
Khi công tôn Kiều sắp về nước Trịnh, thì nói riêng với Dương Thiệt Bật rằng:
- Nhà vua không biết thương dân mà lại bắt chước sự xa xỉ của nước Sở, thế là cái tâm đã thiên đi rồi, nếu cơn bệnh trở lại, thì không cứu được nữa! mới rồi, tôi nói chuyện thần Cồn là muốn mượn chuyện ấy để khiến cho nhà vua được nguôi lòng đó mà thôi .
Bấy giờ có người hành khách đang buổi sáng sớm đi qua đất Ngụy Du (đất nước Tấn), nghe ở dưới chân núi có tiếng mấy người họp bàn việc nước Tấn; khi tới gần, nom kỹ thì chẳng thấy người nào cả, chỉ có hơn chục viên đá mà thôi . Đi khỏi rồi, lại nghe thấy như trước . Người ấy vội vàng ngảnh cổ lại thì ra tiếng nói ở trong viên đá mà ra, mới giật mình kinh sợ, rồi thuật chuyện lại cho người ở đấy biết . Người bản xứ nói:
- chúng tôi nghe thấy đá nói đã mấy ngày nay rồi, chỉ vì chuyện quái dị nên không dám nói đến .
Sau có tiếng đồn đến Giáng Đô (kinh thành nước Tấn). Tấn Bình công triệu Sư Khóang đến mà hỏi rằng:
- Tại sao đá lại biết nói ?
Sư Khóang tâu rằng:
- Đó tất là quỷ thần xui khiến ra như vậy . Quỷ thần dựa vào dân, dân có yên thì quỷ thần mới yên, nay chúa công sửa sang lâu đài, khiến cho dân tốn tiền hao sức, bởi thế mà đá biết nói .
Tấn Bình công nín lặng . Sư Khóang lui ra, bảo Dương Thiệt Bật rằng:
- Thần và nguời đều oán giận cả thì chúa công chắc không sống lâu được .
Được hơn một tháng nữa, Tấn Bình công lại ốm nặng rồi chết . Các quan triều thần lập thế tử Di lên nối ngôi, tức là Tấn Chiêu công .
Lại nói đến chuyện quan đại phu nước Tề là Cao Mại đuổi Cao Chỉ và giết Lư Khâu Anh, cả triều ai cũng không bằng lòng, đến đời con là Cao Cương nối cha làm chức đại phu, đang ít tuổi mà lại nghiện rượu, bấy giờ Loan Thi cũng nghiện rượu, bởi vậy hai người rất là tương đắc với nhau, mà không có ý thân thiết với Trần Vô Vũ và Bão Quốc . Bốn họ Cao, Loan, Trần, Bão ấy chia làm hai cánh . Họ Cao cùng họ Loan, mỗi khi họp nhau uống rượu say, lại nói xấu họ Trần và họ Bão . Họ Trần và họ Bão biết chuyện, mới đem lòng nghi kỵ họ Cao và họ Loan .
Một hôm, Cao Cương nhân khi say rượu, đánh đứa hầu trai . Loan Thi đã không xin hộ, lại xúc thêm vào . Đứa hầu trai căm tức, đêm hôm ấy sang báo với Trần Vô Vũ rằng:
- Họ Cao cùng họ Loan đang họp quân, để định đến sáng ngày mai thì sang đánh họ Trần và họ Bão .
Nói xong, nó lại sang báo với Bão Quốc . Bão Quốc tin lời, vội vàg sai đứa hầu đến ước với Trần Vô Vũ để cùng đánh họ Cao và họ Loan . Trần Vô Vũ tức khắc trao áo giáp cho bọn người nhà rồi cùng lên xe, định sang nhà Bão Quốc . Đi đến nửa đường, gặp Cao Cương đang đi xe . Cao Cương đã ngà ngà say, ngồi trên xe chắp tay chào và hỏi rằng:
- Đem người nhà mặc áo giáp đi đâu ?
Trần Vô Vũ nói:
- Tôi đi bắt một đứa đầy tớ làm phản .
Trần Vô Vũ lại hỏi Cao Cương rằng:
- Ngài định đi đâu ?
Cao Cương nói:
- Tôi định sang uống rượu với họ Loan .
Trần Vô Vũ từ biệt Cao Cương, rồi thẳng tới nhà Bão Quốc, đã thấy Bão Quốc đang họp quân để sắp đi . Trần Vô Vũ thuật lại lời Cao Cương cho Bão Quốc nghe và nói với Bão Quốc rằng:
- Không biết hắn có sang uống rượu với họ Loan thật không ? Âu là ta thử sai người đi dò xem .
Bão Quốc sai người nhà sang dò thám nhà Loan . Người nhà về báo rằng:
- Họ Cao và họ Loan đang cởi hết cả mũ áo ra, rồi cùng nhau ngồi xổm uống rượu .
Bão Quốc nói:
- Nếu vậy thì đứa hầu kia nói càn rồi .
Trần Vô Vũ nói:
- Đứa tiểu thụ dẫu nói càn, nhưng Cao Cương gặp ta ở giữa đường, thấy ta đem quân đi, có hỏi ta đi đâu thì ta trả lời là đi đánh đứa đầy tớ làm phản . Nay Cao Cương thấy ta không đánh ai cả, tất sinh lòng nghi, hoặc lập mưu mà đuổi ta trước thì bấy giờ ta hối lại sao kịp, chi bằng ta nhân lúc này hắn uống rượu say mà đánh trước thì hơ .
Bão Quốc khen phải, tức khắc cùng với Trần Vô Vũ đem quân đến nhà Loan thi, vây kín cả bốn mặt . Loan Thi đang cầm chén rượu sắp uống, nghe tin họ Trần và họ Bão đem quân đến vây, thì giật mình kinh hãi, đánh rơi chén rượu xuống đất . Cao Cương dẫu say rượu, nhưng còn có chủ kiến, bảo Loan Thi rằng:
- Chúng ta vào triều, phụng mệnh chúa công để đánh họ Trần và họ Bão thì tất phải được .
Loan Thi tức khắc cùng với Cao Cương đem quân mở cửa sau, phá vòng vây chạy vào tới cung môn . Trần Vô Vũ và Bão Quốc đem quân đuổi theo . Tề Cảnh công ở trong cung, thấy bốn họ đem quân kéo đến, không biết là việc gì, vội vàng truyền cho quân sĩ đóng chặt cửa Hổ Môn lại . Cao Cương và Loan Thi không được vào, mới đóng quân ở bên hữu Hổ Môn . Trần Vô Vũ và Bão Quốc cũng đóng quân ở bên tả . Hai bên cùng chống giữ nhau . Được một lúc thì Án Anh đi xe đến . Bốn họ đều sai người gọi .
Án Anh không ngảnh lại, nói rằng:
- Tôi chỉ biết theo mệnh vua, không dám có ý riêng với ai cả .
Quân sĩ mở cửa cho Án Anh vào . Án Anh vào yết kiến Tề Cảnh công . Tề Cảnh công hỏi rằng:
- Nay bốn họ cùng đánh nhau, đem quân tới đây, ta nên xử ra thế nào ?
Án Anh nói:
- Họ Cao và họ Loan chuyên quyền cậy thế, kể đã lâu ngày, đuổi Cao Chi, giết Lư Khâu Anh, người trong nước ai cũng tức giận, nay lại đem quân tiến vào Hổ Môn, tội ấy không thể tha được; còn họ Trần và họ Bão chưa phụng mệnh vua mà dám đem quân đến đây, cũng không phải là vô tội, xin chúa công định đoạt .
Tề Cảnh công nói:
- Tội của họ Cao, họ Loan nặng hơn tội họ Trần, họ Bão, ta nên trừ họ Cao, họ Loan đi . Nhưng bây giờ biết sai ai cho được ?
Án Anh nói:
- Quan đại phu là Vương Hắc có thể sai được .
TỀ Cảnh công truyền cho Vương Hắc đem quân giúp họ Trần cùng họ BÃo, để đánh họ Cao và họ Loan . Cao Cương và Loan Thi đánh thua, rút lui ra đường cái . Người trong nước ghét Cao Cương và Loan Thi, đều xúm lại đánh . Cao Cương vẫn chưa tỉnh rượu, không thể đánh nổi . Loan Thi chạy ra cửa đông . Cao Cương cũng chạy theo, Vương Hắc cùng với họ Trần và họ Bão đuổi kịp đến nơi, lại cùng nhau giao chiến ở cửa đông . Quân Cao Cương và Loan Thi bỏ chạy tán loạn cả . Cao Cương và Loan Thi trốn sang nước Lỗ . Trần Vô Vũ cùng với Bão Quốc đuổi hết vợ con họ Cao và họ Loan đi, rồi chiếm lấy gia sản . Án Anh bảo Trần Vô Vũ rằng:
- Nhà người tự tiện đuổi kẻ thế thần mà lại chiếm lấy của cải, rồi thế nào người ta cũng nghị luận; sao không biết đem những của cải ấy mà nộp vào công khố, như thế có phải ai cũng bảo nhà ngươi là người có đức, sẽ có ích cho nhà ngươi về sau này nhiều lắm .
Trần Vô Vũ nói:
- Đa tạ lời ngài chỉ giáo, tôi xin vâng mệnh .
Trần Vô Vũ liền đem những của cải đã chiếm được của họ Cao và họ Loan mà biên và một quyển sổ, rồi đem dâng Tề Cảnh công . Tề Cảnh công bằng lòng . Trần Vô Vũ lại có lễ vật riêng đem dâng bà Mạnh Cơ là thân mẫu Tề Cảnh công, bà Mạnh Cơ nói với Tề Cảnh công rằng:
- Trần Vô Vũ trừ bỏ kẻ quyền thần khiến cho nước nhà được cường thịnh, mà bao nhiêu tài lợi, lại nộp vào công khố cả . Cái nhượng đức ấy thật là đánh khen! Sao không đem đất Cao Đường mà phong cho hắn ?
Tề Cảnh công theo lời . Từ đó họ Trần thành ra giàu có . Trần Vô Vũ muốn được tiếng là người tốt, mới nói với Tề Cảnh công, xin triệu các công tử về, vì các công tử khi trước bị Cao Mại đuổi, thật là vô tội . Tề Cảnh công nghe lời . Trần Vô Vũ sai người đi triệu các công tử về, phàm những mùng màn đồ đạc của các công tử và áo quần dày dép của các người hầu đều do Trần Vô Vũ xuất của nhà ra để cung đốn cả . Các công tử thấy vậy, cảm kích vô cùng . Trần Vô Vũ lại thi ân với họ nhà vua, phàm các công tử, công tôn người nào không có lương, đều xuất của nhà mà chu cấp cho . Những người ngheo khổ trong nước đến vay thóc, lúc cho vay thì đong đấu lớn, lúc đem trả thì đong đấu nhỏ; người nào cùng quá, không thể trả được thì đốt văn tự đi . Bởi vậy, người trong nước ai cũng ca tụng lòng nhân đức của Trần Vô Vũ .
Tề Cảnh công dùng Án Anh làm tướng quốc . Án Anh thấy lòng dân đều mến phục họ Trần, thường nói riêng với Tề Cảnh công và khuyên Tề Cảnh công phải mở lòng làm ơn với dân thì mới thu được nhân tâm, nhưng Tề Cảnh công không biết theo .
Lại nói chuyện Sở Linh vương khánh thành cung Chương Hoa, các vua chư hầu đến ít lắm, sau nghe nói nước Tấn khánh thành cung Từ Kỳ, chư hầu đều đến đông cả, thì có ý bất bình, mới triệu Ngũ Cửu vào để thương nghị, muốn cất quân sang đánh Trung nguyên . Ngũ Cửu nói:
- Đại vương lấy nghĩa lý triệu chư hầu, nếu chư hầu không đến thì mới nên trách, chứ lấy việc thổ mộc triệu chư hầu, mà trách chư hầu không đến thì sao cho người ta phục ? đại vương muốn đánh trung nguyên, thì nên tìm kẻ nào có tội mà đánh, mới khỏi mang tiếng .
Sở Linh vương nói:
- Ngày nay nước nào là nước có tội nên đánh ?
Ngũ Cửu nói:
- Thế tử Ban nước Sái giết cha mà cướp lấy ngôi vua, đến nay đã chín năm . Lúc đại vương mới hội chư hầu, vua Sái có đến dự hội, bởi vậy ẩn nhẫn mà không giết, nhưng những đứa loạn tặc, dẫu đến đời con cháu cũng không khỏi tội, huống chi là đang đời mình . Nước Sái lại tiếp giáp với nước Sở ta, nếu đánh Sái mà chiếm lấy đất thì nghĩa và lợi đều trọn cả đôi đường .
Ngũ Cửu nói chưa dứt lời thì có tin báo Trần Ai Công (Nịch) chết, con là công tử Lưu lên nối ngôi . Ngũ Cửu nói với Sở Linh vương rằng:
- Thế tử Yển Sư nước Trần đã có tên ở trong sổ sách của chư hầu, nay lại lập công tử Lưu, thì thế tử Yển Sư ở vào địa vị nào! cứ như ý tôi, thì tất là nước Trần lại có biến loạn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.