Dòng Máu Mafia

Chương 1: Chạy trốn

Vùng Trời Riêng

03/02/2023

Một tiếng ầm vang lên chát chúa. Cô bé giật mình mở choàng mắt nhìn xung quanh. Chiếc cần cẩu hạ xuống nhấc bổng container to đùng lên khỏi tàu hàng và từ từ đưa vào cảng, sắp xếp gọn gàng ngay ngắn. Đêm đen đặc phía ngoài xa nhưng ở đây được những chiếc đèn cao áp chiếu hắt ánh sáng ra khắp cảng và trên cả con tàu đang dập dềnh sóng nước. Vị mặn táp vào lưỡi, gió biển lạnh ngắt xâm chiếm da thịt, và những cơn đau ập đến khắp toàn thân. Cô không hiểu vì sao mình sống sót, cô không biết nơi này là đâu, trong cơn đau tê tái của da thịt và quặn thắt của con tim cũng không thể nào, không bao giờ làm mờ đi những chuyện khủng khiếp mà cô vừa trải qua. Phải sống để trả thù. Âm thanh cuối cùng vang lên trước khi cô bị đẩy ra ngoài đêm đen. Phải rời khỏi nơi này ngày lập tức. Nguy hiểm luôn rình rập nhưng, không ai được biết chuyện này, không có ai có thể hiểu và giúp được bản thân cô. Sống sót. Trở về. Trả thù. Đó là mục đích sống.

Từ từ chống tay nhổm dậy, cơn đau chạy xuyên suốt sống lưng, lan ra khắp cơ thể. Nhưng nếu cứ nằm đây mình sẽ chết, chết ngay. Nước mắt ứa ra, nỗi đau chồng nỗi đau, từ đầu đến tay chân đến thân hình, cô ép bản thân mình phải ngồi lên dựa vào những congtainer và vịn đứng lên men ra phía ngoài tàu hàng. Không có lối thoát an toàn. Một đường đi xuống duy nhất có hai người mang vũ khí canh giữ, kiểm tra, gần đó là những chiếc máy quét, hàng hóa được phân loại ngay tại chỗ, vận chuyển về phía những xe tải hàng hóa, và từ đó phân phối đi khắp mọi nơi. Xa hơn một chút, vài chiếc xe ô tô nhỏ xếp thành một hàng với khoảng chục người đàn ông đứng xung quanh, thi thoảng có người tiến lại gần xe và nói chuyện gì đó, có lẽ họ đang chờ một hàng hóa đặc biệt. Giật mình, chẳng nhẽ họ biết mình rơi xuống và ở trên con tàu này, hay chỉ là sự trùng hợp? Không bao giờ được phép tin vào sự trùng hợp. Phải xuống khỏi tàu bằng mọi giá. Bất chợt cô nhận ra sự vận hành của chiếc cần cẩu, bám chặt vào chiếc dây chằng tăng đơ gần nhất, và ép mình chờ đợi, chỉ một lúc sau cô đã ở lơ lửng trên trời, dựa vào góc khuất của chiếc công mà cô phán đoán, cô đã an toàn thoát khỏi con mắt của nhân viên vận hành cẩu trục và những người giám sát con tàu. Thi thoảng những còi tàu hú lên trong đêm khiến cô giật mình mà buông lỏng tay nắm, nhưng nhờ thân hình nhỏ gọn và nhanh trí cô đã chui vào trong mắt lưới và được an toàn. Nhưng cùng với sự sợ hãi và nỗi đau thể xác phải đến nửa tiếng sau, từng bước, nhích cơ thể từng chút một cô mới trèo xuống mặt đất an toàn.

Tiếp tục len ra ngoài khu cảng, nhưng vẫn bị những tiếng ầm ầm làm cho giật mình, và những tiếng nói bắt đầu vang vọng lại. Gió thổi, lùa qua bộ quần áo lụa mỏng manh và đôi giày trong nhà ướt sũng, nếu bây giờ có ai bắt gặp, không biết điều gì sẽ xảy ra với cô. Tiếng bộ đàm gần đó vang lên: 4095 xong, chuẩn bị ra cổng, nhìn thấy biển số xe trước mặt, cô len vội lên xe, nấp vào đằng sau buồng lái và nằm bẹp xuống để không bị nhận ra. Chiếc xe từ từ lăn bánh ra cổng, không biết sẽ đi bao lâu, không biết đi về nơi nào, nằm im lắng nghe những tiếng lao xao xung quanh giảm dần và bóng tối dần bao phủ..

Chiếc xe dừng lại vì đèn đỏ, giật mình tỉnh dậy lần nữa và nhận thấy phố phường xung quanh có lác đác nhà dân sinh sống, cô trườn xuống, đi sát vào ven đường, và bước đi vô định trong khu phố tĩnh mịch. Nấp vào góc khuất của căn nhà nhỏ trước mặt cô ngồi tụt xuống, ôm lấy đầu gối, trong cô đơn, tĩnh lặng đầy lo lắng. Tạm thời cảm thấy an toàn, những hình ảnh kinh hoàng lúc này mới ào về xâm chiếm, hành hạ cô. Trực trăng. Quả cầu lửa. Tiếng thét. Tiếng súng. Thân hình một người đổ xuống. Vệ sĩ. Đường hầm.. Cô thiếp đi trong u mê, sợ hãi, mệt mỏi, đau đớn..

Sáng sớm, chủ nhân ngôi nhà tỉnh giấc và vội vàng chuẩn bị cho một ngày mới bận rộn vất vả. Người phụ nữ có gương mặt tròn, một chút hiền hậu, một chút ngây ngô ăn một lát bánh mỳ sáng và thay bộ đồ công nhân, rồi vội bước đi làm, bỗng ngã phịch ngay tại cửa khi nhìn thấy một thân hình bé nhỏ ngồi nép vào thùng nhựa trước cửa nhà mình. Thu hết bình sinh, bà bước lại gần. Một cô bé, chắc khoảng 12-14 tuổi, vẫn đang thở, quần áo lem nhem rách nát, có những vết bỏng cháy, có những vết dầu quệt, và có những vết bà không chắc có phải là máu hay không. Tóc rối tung, che gần khuất gương mặt, bàn tay nắm chặt ôm lấy đầu gối. Từ từ ngồi xuống và lay gọi:

- Này cháu!

* * *

- Cháu bé!

Cô gái giật mình tỉnh giấc, "Aaaa", đôi mắt hoảng sợ lùi tụt ra sau, người đàn bà cũng sợ hãi, hét lên và ngã ngửa ra đằng sau. Trong một khoảnh khắc, mắt cô gái ánh lên vẻ đánh giá và òa khóc.

- Đừng sợ, ta không làm gì cháu đâu, cháu có sao không, có đau ở đâu không, cháu bé à, đừng khóc, ở đây không có gì phải sợ.

Sau một hồi dỗ dành, người đàn bà dìu cô bé vào nhà và vỗ về, bao bọc như che chở, ủ ấm, yêu thương cô trong vòng tay mình.

- Cháu tên là gì? - Thút thít và lặng im.

- Cháu có đau ở đâu không? - Khẽ gật đầu và lại khóc.

- Đừng sợ, cho bác xem vết thương được không, để bác giúp cháu nhé? - Cô bé vẫn không chịu nói gì nhưng để yên cho bà xem xét.

- Không sao, vết thương nhẹ đã ngừng chảy máu rồi, vào đây bác rửa tay chân cho nhé.

Lặng lẽ đi theo sau, bước sang căn bếp để rửa tay và mặt, bây giờ cô mới quan sát căn nhà. Nhỏ, đơn sơ. Gọi là phòng khách và phòng bếp cho lịch sự, thực ra phòng khách chỉ có một cái bàn và hai cái ghế bằng gỗ, một tivi cũ đặt trên cái tủ nhỏ có một bộ ấm chén không biết từ đời nào, nhìn ra cửa sổ bằng kính của phòng khách là một tấm rèm cũ đã ngả màu. Đây là một cửa sổ ước mơ, bởi qua đó nhìn thấy cả một không gian tươi đẹp với hàng cây và ngôi nhà bên đường sơn màu trắng, lịch lãm, trang trọng, trái ngược hẳn những gì bày biện trong nhà. Người đàn bà này chỉ ở một mình, gian bếp cũng bé, tủ bếp trống rỗng với vài cái bát đĩa được xếp trên giá. Một chiếc tủ lạnh con con nằm cạnh chân cầu thang, bên cạnh là cánh cửa nhà vệ sinh lọt vào gầm cầu thang. Đây là ngôi nhà của một người cô đơn, nghèo túng nhưng gọn gàng sạch sẽ. Từ nhà vệ sinh bước ra, cô đã bình tĩnh lại được phần nào, và những toan tính nhảy nhanh trong đầu, ngước mắt nhìn người phụ nữ, có nét gì đó giống như là bà vú, thật thà, chất phác, hiền lành, khẽ mỉm cười nhìn cô đầy nhân hậu và yêu thương. Loáng trong đầu cô đã có vài phép tính, đây sẽ là nơi lẩn trốn an toàn của mình. Và cô cần thúc đẩy điều đó một cách tự nhiên và hoàn toàn tự nguyện. Phải diễn thôi. Đôi mắt hoang mang lo sợ, bước vội ra ghế ngồi và ôm chặt lấy chân, cúi gằm đầu xuống, người cứ lắc lư lắc lư, bộ dạng của sự trốn tránh, sợ hãi, bế tắc và không dám thổ lộ. Quả nhiên, bộ dạng ấy đã đánh lừa được người đàn bà đáng thương và đơn giản ấy.

Bà đã tranh thủ gọi điện xin nghỉ sáng, đồng thời gọi điện cho cảnh sát thông báo tình hình, khi cô bé bước ra, lần đầu tiên bà nhìn thấy khuôn mặt cô, hội tụ đủ mọi điều mà người mẹ mong muốn ở một đứa con gái, xinh đẹp, đáng yêu, nhanh nhẹn, ẩn trong hình hài đó là sự hoảng sợ trong đôi mắt, sự u buồn và bối rối. Bất chợt, phải chăng Chúa trời cho bà một đứa con gái để bà dựa vào khi tuổi già gần đến? Ý nghĩ chỉ lóe lên trong tích tắc nhưng bà lại nắm nó thật chặt và phải làm gì để điều đó thành hiện thực đây?

Tiến lại gần cô bé đang co ro bà chủ động ôm chặt lấy, và thì thầm, "cháu à, đừng sợ, cần gì cứ nói với bác". Đứa bé cứ ngồi im, không đả động gì, cho tới khi có tiếng xe chạy tới, và người cảnh sát bước vào. Tóc vẫn che một phần khuôn mặt, không ngước nhìn lên, nhưng dùng cảm nhận tinh tường đánh giá sơ lược người cảnh sát già vừa bước vào, một người đàn bà già không người thân, trong một khu phố tĩnh mịch vào buổi sáng ngày thường, ngày lập tức cô đánh giá đây là khu phố bình yên, có thể cậy dựa được và phải ở lại đây chứ không phải là để tên cớm kia đưa vào đồn thẩm tra.

- Chào cháu..

Simon Smith chưa kịp nói chữ thứ ba thì cô bé sợ hãi co rúm người lại, òa khóc nức nở và bất ngờ ôm chặt lấy bà Jonathan. Xúc động dâng tràn trong lòng bà người đàn bà cô đơn, và nó khiến cho trái tim bà lay động.



- Không sao không sao, chú ấy đến hỏi thăm con một chút thôi, đừng sợ, có bác đây rồi.

Sau một hồi thút thít và được vỗ về, cô nín khóc nhưng ôm chặt bà Jo không rời. Trong lòng người đàn bà cảm thấy ấm áp, hạnh phúc và nảy sinh tình cảm thân thương với cô bé. Một thứ tình cảm gắn bó, yêu thương mà bấy lâu bà cứ tìm kiếm:

- Ông xem ông làm cháu sợ chết khiếp rồi.

- Cháu tên là gì?

- Từ lúc vào đây đến giờ cháu chưa nói một lời.

- Tôi muốn đưa cháu về đồn lấy lời khai.

- Không được, ông xem, nó sợ run cả người đây này, hay là ông cứ để nó ở đây với tôi đi, khi nào nó ổn tôi sẽ báo ông qua.

- Bà.. chắc chứ.

- Chiều tối rồi ông quay lại, giờ để nó nghỉ ngơi đã.

- Cháu bé, quay lại đây nhìn ta xem nào.

Ôm chặt lấy tay bà Jonathan nhưng từ từ ngước khuôn mặt về phía người cảnh sát và biểu lộ một sự sợ hãi không tin tưởng, nhìn chằm chằm vào đôi mắt của đứa trẻ xa lạ và đánh giá, có một chút gì đó nghi ngờ ở trong lòng, nhưng ông tin vào kinh nghiệm 30 năm làm cảnh sát của mình, ông tin vào điều ông nhìn thấy, một cô bé hoảng loạn đang cậy dựa vào người đàn bà cô đơn. Trong khu vực của ông, tình hình ổn định và luôn được kiểm soát, ông có gì phải lo ngại về đứa bé này cơ chứ, chỉ là một cô gái bé nhỏ:

- Chiều tối tôi sẽ qua xem tình hình của bà và cô bé này thế nào, tốt nhất bà cho cô bé tắm qua và nghỉ ngơi đi, cô bé có vẻ quý bà.

- Bà có gì cho cô bé ăn không, tủ lạnh trống không thế này á, lát tôi sẽ phái trung sỹ Calay sẽ ghé qua đưa cho bà ít đồ và xem qua vết thương của cô bé. Cần gì bà cứ gọi tôi nhé.

- Cháu gái à, không phải sợ nữa, đây là khu phố bình yên, và đây là người hiền lành nhất mà ta thấy, cứ yên tâm ở với bà Jonathan nhé.

Cứ mỗi lần ông Simon hướng về cô và nói chuyện là cô lại co rúm người lại, ôm chặt bà Jonathan. Hành động ấy, cả hai người cùng nhìn thấy nhưng mỗi người đều suy nghĩ theo chiều khác nhau.

Sau khi ông Simon rời đi, cô được tắm rửa sạch sẽ và mặc bộ đồ thùng thình không được thơm tho cho lắm của bà Jo, mặc dù nhìn thấy lát bánh mỳ khô khốc và chẳng còn gì ăn kèm, cô vẫn ăn ngon lành như thể đang rất đói, nhưng tuyệt nhiên vẫn không nói một lời, đáp lại những câu hỏi và trò chuyện của bà Jonathan là ánh mắt và cái gật đầu, nhưng cũng đủ làm ấm lòng người đàn bà ấy.

Tiếng xe ô tô vọng tới, đúng như dự đoán, trung sỹ Calay mang ít đồ đến, lập tức cô ngồi cứng đơ người lại, khi anh ta bước lại gần cô lập tức hét lên chạy vội ra sau lưng bà Jo và chỉ tay về phía trung sỹ. An ủi một hồi không được bà Jo liền bảo trung sỹ đi về và dỗ dành cô lên tầng hai nằm nghỉ ngơi. Cầu thang bước lên không có một cái gì để trang trí, không thảm, không cây, không hình ảnh nào, tầng hai cũng chỉ có một phòng nhỏ và một nhà vệ sinh và sân phơi. Động viên cô bé nằm nghỉ ngơi một chốc, mãi đến khi thiếp ngủ đi cô bé mới buông lỏng tay bà ra, đi xuống nhà và nghĩ về việc giữ lại cô làm con gái nuôi của mình, Nhưng nuôi cô bé như thế nào? Bản thân bà làm lao công trong thành phố, sức khỏe không tốt cũng chỉ đủ nuôi bản thân mình, lại không người thân thích. Ngôi nhà này có được cũng là nhờ ông Simon mượn của một mạnh thường quân cho ở nhờ, giờ nếu nuôi thêm cô bé, không hiểu có xin được trợ cấp xã hội không, nếu không bà không có cơ hội nào. Trong đầu bà chợt nghĩ đến ông Simon.

Trong lúc ấy tại đồn cảnh sát, trung sỹ Calay báo cáo tình hình với đại úy Simon, vết thương, sự hoảng loạn khi thấy cảnh sát-nam giới lại gần, sự bỏ trốn - đi lạc, sự im lặng, khiến ông nghi ngờ cô bé đó bị quấy rối hoặc có vấn đề với cảnh sát. Không có tin nhắn tìm kiếm trẻ lạc nào trong toàn hệ thống, ông thở dài và cắt cử trợ lý, cô Mary đến và đánh giá sơ bộ tình hình nhà bà Jonathan, tạm thời yên tâm để xử lý công việc khác.

Khi Mary bước vào căn nhà gỗ nhỏ cuối đường, khác hẳn với dặn dò của ngài trung úy, cô bé không chút gì sợ sệt hay lấm lét mà ngồi cùng cô và bà Jo, thi thoảng để cho cô cảnh sát chạm vào vuốt tóc hay vỗ vai, tuy chỉ có điều cô bé không hề nói lời nào và những biểu hiện của cô bé không có gì là của một người câm. Có lẽ ngài trung úy nói đúng, cô bé đã gặp phải sự việc khủng khiếp nào đó nên mới câm nín và sợ hãi xa lánh đàn ông như vậy. Tiễn cô ra cửa, bà Jo hỏi cô về khả năng nhận con nuôi phải làm như thế nào và liệu bà có cơ hội đó không. Nhìn dáng vẻ buồn buồn của bà Jo, Mary tự nhiên thấy thương cảm và vỗ về động viên bà yên tâm, mọi người sẽ làm hết sức để giúp bà.

- Mấy hôm nay thế nào rồi bà Jo?



- Cô bé tiến triển rất nhiều, thi thoảng cũng nói được một vài câu, trong lúc tôi đi làm nó ở nhà một mình dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đồ ăn và chờ tôi về. Hai chúng tôi nương tựa vào nhau. Phía bên anh thế nào rồi?

- Vẫn chưa có câu trả lời, nhưng tôi nghĩ là khả quan thôi. Quan trọng nhất là bà phải chứng minh đủ khả năng nuôi nó, chuyện học thì có thể xin theo diện đặc xá, miễn học phí. Con bé đó phải nói được với ngài trưởng lý là nó muốn ở với bà.

- Tôi sẽ bảo Happse.

- Gì cơ? Tên cô bé là gì?

- Tôi gọi cô bé là Happse, nghĩa là Happy Surprise.

- Chúc mừng bà, thôi, bà về lo phía bà đi, chiều tôi sẽ đi qua gặp cô bé một lúc.

Ngài trung úy đến thăm và bàn về điều kiện nuôi dưỡng đồng thời muốn xem mấy ngày nay cô bé có tiến triển gì tốt không. Ông hoàn toàn hài lòng về hai con người này, họ nương tựa được vào nhau thì thật là tốt, ông cũng có cảm tình với cô gái bé nhỏ này.

- Happse, ngài trung úy đến thăm bác cháu mình này.

Cô bé khẽ gật đầu và chào trung úy.

- Happse, từ giờ ta gọi cháu là như thế nhé.

- Vâng.

- Ta có chút việc cần trao đổi với cháu, đi với ta về đồn cảnh sát một lúc nhé. - Cô bé sợ sệt, quay lại nhìn bà Jo.

- Không sao cô bé, có một vài vấn đề cần phải hỏi tại đồn thôi.

Lo sợ cô bé sẽ có phản ứng tiêu cực, bà Jo đã chủ động đi cùng đến đồn, trên đường họ nói rất nhiều về việc đảm bảo cuộc sống và việc phải đi học cũng như những khó khăn nếu bà Jo nhận nuôi cô bé. Còn cô thi thoảng trả lời một hai câu rồi lại lặng thinh. Mọi việc diễn ra suôn sẻ, ngài trưởng lý đồng ý cho bà nhận cô làm con nuôi, đơn xin nhận trợ cấp cũng đã được gửi lên cấp trên để xin hỗ trợ. Do cô bé không nhớ bất cứ những gì đã xảy ra, nên đồn cảnh sát hẹn với trường trung học cho cô làm bài kiểm tra trình độ để được tham gia học tập, đảm bảo quyền lợi như những đứa trẻ khác trong khu vực, còn cô học được ở lớp nào thì học, họ không quá quan trọng việc đó. Dưới vỏ bọc đáng thương của Happse, ngay lúc ấy ngài trưởng lý đã quyên góp được chút tiền hỗ trợ người mẹ nghèo túng cùng cô con gái nuôi tội nghiệp, và hứa sẽ thường xuyên ghé thăm hai mẹ con cô. Trước khi ra về, câu chuyện ở bàn bên cạnh bỗng lọt vào tai cô, giả vờ tìm hiểu cây bút trên mặt bàn, cô tập trung tâm trí vào cuộc hội thoại:

- Học bổng toàn phần cho cả 3 năm cấp 3 cơ mà.

- The Light toàn con nhà giàu thôi, con tôi dù có học khá một chút nhưng mà vào đó cũng không theo được trào lưu của chúng nó đâu.

- Nhưng nếu cháu vào được, chỉ cần học tốt ba năm thôi tương lai sẽ hoàn toàn rộng mở với bao trường đại học danh tiếng.

* * *

- Happse về thôi cháu.

Câu nói cắt ngang, nhưng cô đã kịp xây dựng cho mình một ý tưởng.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
cô vợ thay thế

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Dòng Máu Mafia

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook