Đồng Nhân Võ Tắc Thiên - Vũ Lăng Xuân
Chương 102
Thương Hải Kinh Hồng
20/04/2022
"Khục! Điện hạ say rồi!" - Uyển Nhi mất tự nhiên lên tiếng.
Thái Bình vừa nói xong hẳn đã ý thức được mình vừa nói ra điều không nên nói, đành bế môi im lặng.
Ánh mắt của nàng ấy liền hạ thấp xuống, không biết đang nghĩ thứ gì.
Phản ứng thế này ít ra cũng đã chứng minh, Thái Bình vẫn còn mấy phần tỉnh táo, chưa phải hoàn toàn uống say.
Uyển Nhi thầm nghĩ.
Đại khái có Triệu Vĩnh Phúc nhìn ra tình hình quỷ dị trước mắt, hắn phản ứng đầu tiên.
"Chúng nô tài đi ra ngoài hầu." - Triệu Vĩnh Phúc nói, lặng lẽ lôi kéo ống tay áo của Tiểu Dung, ý định nên lui đi.
Tiểu Dung lại không yên lòng, căn bản không chú ý tới ánh mắt khẽ nháy của Triệu Vĩnh Phúc.
Tiểu Dung tròn mắt, phồng má nhìn chằm chằm nhất cử nhất động của Thái Bình, sợ Thái Bình say rượu xong sẽ làm ra động tác gì đó làm tổn thương Uyển Nhi.
Bộ dạng bảo vệ chủ tử này của Tiểu Dung, Uyển Nhi cũng thấy rõ.
Trong lòng Uyển Nhi có chút cảm động.
Nàng rất rõ Thái Bình sẽ không dám, cũng không có khả năng nào đối xử như thế với nàng.
Uyển Nhi cũng không ngây thơ đến độ tin tưởng tuyệt đối vào nhân phẩm của Thái Bình, bất luận là Võ Thái hậu hay Thái Bình công chúa, khác với tất cả tôn thất, công thần, phi tần mệnh phụ, với hai người các nàng, chính trị mới là mục đích hàng đầu, đem lại lợi ích của gia tộc đặt trên cả hai chữ "tình cảm", đối với người của thời đại này mà nói, không có thứ gì trọng yếu bằng thanh danh cùng lợi ích.
Về phần Uyển Nhi, Võ Thái hậu tất nhiên khác biệt với người ngoài, chỉ vì Võ Thái hậu chính là người mà Uyển Nhi yêu thích. Vì vậy, thời điểm đối mặt với Võ Thái hậu, điều mà Uyển Nhi nghĩ tới trước nhất vẫn là tình cảm.
Nhưng lúc nàng đối diện với Võ Thái hậu, cục diện lại khác với dự tính.
Uyển Nhi phán đoán chính xác dựa vào cách nói chuyện cùng hành động Thái Bình trước đó ——
Thái Bình muốn ủng hộ mẫu thân nàng, muốn mượn cớ lấy lòng nàng đổi lấy việc làm hài lòng mẫu thân nàng, chuyện này quá rõ ràng.
Uyển Nhi không rõ tại sao Thái Bình lại làm như thế, cũng không rõ rốt cuộc Thái Bình thật sự muốn gì, nhưng trước mắt, Uyển Nhi chỉ cần thấy thái độ của Thái Bình, như vậy cũng đã đủ.
"Các ngươi lui xuống trước đi." - Uyển Nhi nói với Tiểu Dung cùng Triệu Vĩnh Phúc.
Nếu nàng đã lệnh, Tiểu Dung cũng đành hết cách phải lui xuống.
Giờ phút này Thái Bình mới lấy lại được một phần tỉnh táo, phân phó cho tuỳ hành cùng thủ hạ của mình: "Bản cung còn có lời muốn nói với Thượng Quan, các ngươi cũng lui xuống hết đi."
Thủ hạ thân tín của Thái Bình hiểu rõ, thấy nàng vừa rồi uống rượu, uống một hai ngụm trong lòng liền vỗ thình thịch tới, nếu không tranh thủ thời gian rời khỏi chỗ này, chẳng may làm ầm ĩ xảy ra chuyện gì, cũng khó tránh khỏi trách nhiệm trên đầu bọn hắn.
Vẫn là Triệu Vĩnh Phúc có mắt, vội vàng cười hoà nói: "Ngoài hiên đã chuẩn bị trà nóng, điểm tâm, mời các vị theo tiểu nhân."
Người không phận sự đều đã lui, trong phòng chỉ còn lại Uyển Nhi cùng Thái Bình ngồi đối diện nhau.
"Điện hạ cảm thấy thế nào?" - Uyển Nhi nhớ lại chén rượu lớn vừa rồi, trong lòng vẫn còn cảm giác sợ hãi.
Thần thái Thái Bình khẽ động, nghiêm mặt nói: "Bản cung vừa... say."
Thái Bình có chút không muốn đối mặt với Uyển Nhi.
Uyển Nhi giật mình, nhớ lại, vuốt cằm nói: "Điện hạ vừa say, dùng canh giải rượu sẽ đỡ hơn.". harry potter fanfic
Lúc này Thái Bình mới thở dài một hơi.
Ngoài miệng nàng không giữ ý, uống rượu xong đầu óc nóng lên liền nói ra lời lẽ vô vị, cái gì mà "Hữu mỹ nhất nhân/ Thanh dương uyển hề" chứ, lỡ như lời này truyền đến tai mẫu thân, kết quả sẽ thế nào đây?
May mà Uyển Nhi rộng lượng, giả vờ như trước đó không nghe thấy mấy lời kia... Thế này thì còn gì tốt hơn nữa.
Nếu ở nơi này có tên nào dám há mồm, Thượng Quan cũng sẽ bắt bọn hắn ngậm lại, không để lời nói bậy bạ truyền ra ngoài.
Thái Bình cảm thấy may mắn trong lòng, cảm niệm đối với Uyển Nhi lại tăng thêm hai điểm.
Thông minh lại độ lượng, người như vầy ở cạnh mẫu thân so với đại đa số những người khác thì còn gì tốt hơn nữa chứ?
Thái Bình thầm nghĩ.
Đầu óc Thái Bình dần vững vàng lại, cỗ choáng váng trong đầu cũng dần dần bình phục.
Trầm ngâm vài hơi, nàng nói: "Tối nay yến tiệc, tâm tình mẫu thân rất tốt."
Lông mày Uyển Nhi khẽ động, thầm nghĩ lời nói không đầu không đuôi này, nên trả lời ra sao?
Thế là nàng im lặng, không lên tiếng.
Thái Bình cũng không mong sẽ nhận được phản ứng gì từ Uyển Nhi, cho nên tiếp lời: "Một tháng trước, phụ hoàng băng hà..."
Nói đến đây có chút ngập ngừng, đáy mắt Thái Bình hiện ra vẻ thê lương.
Môi Uyển Nhi khẽ mấp máy, nghĩ xem có nên mở miệng trấn an nàng ấy bớt đau buồn hay không.
Vẻ bi thương trên mặt Thái Bình rất nhanh bị đẩy lùi, khôi phục lại bình thường.
Uyển Nhi thấy Thái Bình đã có thể nhìn thoáng được, liền không nói thêm, chỉ lẳng lặng lắng nghe.
"... Trước khi phụ hoàng băng hà có lưu lại di chiếu, lệnh cho tang lễ nghi lễ hết thảy đều phải giản lược, Bùi Viêm là cố mệnh đại thần, Thái tử «Y theo Hán chế, dĩ nhật dịch nguyệt»*, sau đó trước linh cữu, kế vị Tân hoàng đế, «Mọi chuyện quốc gia đại sự không tự mình quyết được, đều phải nghe theo ý chỉ của Thiên hậu»." - Thái Bình vừa nói vừa nhìn chằm chằm sắc mặt Uyển Nhi.
*(Dĩ nhật dịch nguyệt có nghĩa là: để tang hai mươi bảy ngày. Tương truyền Đế vương khi qua đời, Thái tử kế vị sẽ đến để tang ba năm (ba mươi sáu tuần trăng), về sau Hán văn đế đổi thành ba mươi sáu ngày sẽ xả tang. Theo Tương quan văn hiến «Tấn thư · Lễ chí trung» truyền thừa từ nguyên Hán triều.)
Uyển Nhi đúng lúc nhíu chặt lông mày.
Mặc dù không biết việc thuật lại chuyện này cho Uyển Nhi nghe, Thái Bình có thâm ý gì, nhưng phần di chiếu này, hiển nhiên là "không hợp quy củ" rồi. Khi vừa nghe xong, phản ứng đầu tiên của Uyển Nhi là nghĩ ngay tới chuyện này, chắc hẳn là việc ngoài ý muốn, đồng thời tựa như có điều làm nàng suy tư thêm.
Thật ra, phần «Đại đế Di chiếu» này trong lịch sử mà nàng từng biết vô cùng nổi danh; thời học thượng cao trung (học cấp 3) Uyển Nhi đã từng đọc được trong một cuốn sách lịch sử nào đó.
Thân là học trò chuyên hệ lịch sử, nhất là sau này lại định hướng bản thân trở thành Thạc sĩ - nghiên cứu sinh, nghiên cứu lịch sử Sơ Đường, Uyển Nhi đã sớm đem nội dung của bản di chiếu này học thuộc nằm lòng.
Không ngờ rằng, trong thời không lịch sử song song này, nàng lại chính tai được nghe di chiếu của Đường Cao Tông viết như thế.
Điểm này cũng khá phù hợp, vì Uyển Nhi cùng vị Đại Đường thiên tử kia không phải thường xuyên gặp mặt.
Ý tứ của phần di chiếu này, không quá ba phần ——
Thứ nhất, tang lễ nghi lễ theo quy định của nhà Hán, để cho hiếu tử chịu tang phụ thân giữ tròn đạo hiếu trong hai mươi bảy ngày thay vì hai mười bảy tuần trăng. Như vậy, Thái tử sẽ kịp thời kế vị, có chế triều đình cũng kịp thời điều hành, cái này theo lý là đúng.
Thứ hai, Bùi Viêm làm chủ cố mệnh đại thần*, tất cả công thần đều phải toàn tâm toàn ý phụ tá Tân hoàng, như vậy mới xem như không cô phụ sự tín nhiệm của lão Hoàng đế dành cho bọn hắn.
*(Cố mệnh đại thần: Trung Quốc trong lịch sử từ Tần triều Triệu Cao đã bắt đầu, khi Hoàng đế băng hà sẽ có "Cố mệnh đại thần" nhiếp chính nói chuyện.
Nhiếp chính, là người thay thế Hoàng đế chưởng quản triều chính, người đó có thể là Thái hậu, hoàng hậu, cũng có thể là là nhiếp chính vương, ngoại thích quyền thần, phụ chính đại thần, quyền thế tựa như Hoàng đế đương triều, thậm chí có thể quyết định việc phế lập Hoàng đế.)
Thứ ba, nếu như Tân hoàng quản chuyện quốc sự gặp phải việc khó quyết đoán, phải trưng cầu ý kiến của Võ Thái hậu, sách lược của Võ Thái hậu sẽ làm chủ quyết định.
Dựa trên những lý giải vừa rồi, Uyển Nhi càng cảm thấy có mấy phần kính nể với vị Hoàng đế vừa mới qua đời.
Dù sao đi nữa, một vị thống trị tối cao của một quốc gia hùng mạnh trên thế giới, tại lúc hấp hối còn có thể thanh tỉnh căn dặn người thừa kế của mình làm nghi lễ tang lễ đơn giản, lấy việc nước làm trọng, loại khí độ cùng lòng dạ này, tuyệt đối không phải vị hoàng đế nào cũng có thể làm được.
Uyển Nhi xuyên tới thời không lịch sử này, mới thấy rõ mấy lời đánh giá của các vị Sử gia về Đường Cao Tông đều quá xa vời, hạn chế; bọn hắn ngoại trừ việc trách cứ Đường Cao Tông hồ đồ trong hậu cung cùng chuyện con cái ra, về thời điểm Đường Cao Tông trị quốc, quan điểm chính trị, kinh tế, quân sự, những phương diện khác đều đánh giá cực cao.
Uyển Nhi cũng công nhận như thế.
Thế nhưng, trong phần tán dương này, Uyển Nhi cũng có mấy điểm bất bình ——
Vì thời Cao Tông triều, nhất là thời kỳ quyết đoán của Cao Tông làm ổn định triều cục, hầu như phần lớn đều tỏ sự bất bình với Võ Tắc Thiên.
Thế nhân, đại đa số chỉ thấy được việc Võ Tắc Thiên là vị Nữ Đế chính thống đầu tiên trong lịch sử, lại rất ít người chú ý tới chiến tích mà nàng ấy hỗ trợ Đường Cao Tông từ khi còn làm Hoàng hậu.
Thậm chí, những kẻ đạo sĩ phong kiến trong lịch sử còn chửi bới thân phận nữ tử của nàng, mưu tính mị loạn "hậu cung".
Hậu cung lộn xộn trải qua rất nhiều triều đại nam Hoàng đế, thậm chí nó xảy ra với bất kỳ vị hoàng đế nào, hậu cung không những nuôi dưỡng mấy chục, thậm chí là mấy trăm nữ nhân, nhằm cung phụng từng người cho hắn hưởng lạc a? Tại sao tới thời Võ Tắc Thiên làm Nữ Đế, nơi này liền biến thành mị loạn vậy?
Chẳng lẽ nói nàng lấy thân phận Thái hậu mưu triều soán vị hay sao?
Trong lịch sử có vô số nam hoàng đế mưu triều soán vị a!
Có người đoạt hoàng vị từ chỗ nữ tế (con rể), có người đoạt hoàng vị từ chỗ huynh đệ, còn có người giết cả thân phụ đoạt hoàng vị, mọi hành vi cũng chỉ vì muốn ngồi lên tấm long ỷ kia mà thôi!
Bây giờ, chính nàng là người đang trải qua dòng lịch sử này, lại nghe từ miệng người khác thuật về di chiếu của tiên đế, những ý nghĩ bất bình trong lòng từ đời trước - khi Uyển Nhi còn là một nghiên cứu sinh, đã tự mình đúc kết, hiện tại lần nữa lên men thành một thứ kỳ quái ——
Thứ kỳ quái này, sau khi Uyển Nhi chậm rãi hồi tưởng lại, mới ý thức được nó... gọi là "ghen tuông".
Không sai, chính là ghen tuông.
Nàng ăn dấm tình ý của tiên đế đối với Võ Thái hậu.
Thật ra, nếu nhìn từ góc độ khách quan, từ góc độ nghiên cứu lịch sử thuần tuý, sẽ không khó phân tích: Sở dĩ tiên đế lưu lại câu nói "Mọi chuyện quốc gia đại sự không tự mình quyết được, đều phải nghe theo ý chỉ của Thiên hậu", phần nhiều chính là coi trọng năng lực quyết đoán đại sự chính trị cùng quân sự của Võ Thái hậu.
Thái tử Lý Hiển là một tên đầu đất vô dụng, chuyện này mọi người đều biết.
Chẳng lẽ có thể trông cậy vào một tên Hoàng đế vô dụng, bị một nhà nhạc phụ đại nhân làm loay hoay đến chóng mặt, làm sao một tên như vậy lại có khả năng quyết đoán đại sự a?
Vả lại, Võ Thái hậu cũng chính là thân nương của Thái tử - Tân đế, thân nương thay nhi tử quyết đoán đại sự, «phù [quân] thượng mã, tái tống nhất trình»*, xem ra tiên đế cũng nghĩ đây chẳng phải chuyện lớn lao gì.
*(Nguyên văn là扶上马,送一程: nghĩ đen là Đỡ quân lên ngựa còn chỉ thêm đường; nghĩa bóng chính là: sự hỗ trợ của cha mẹ có ảnh hưởng tới rất lớn tới hành vi, đời sống, sức khoẻ,... của con cái)
Ngay cả một người "đổi kiếp" như Uyển Nhi cũng không biết trong thời không song song này, có khả năng xuất hiện "vị Nữ Đế đầu tiên" hay không, tiên đế trong thời không này không khác gì "dân thường" thì làm sao có được "cái nhìn của Thượng Đế"?
Giống như đám người mà Uyển Nhi biết trong dòng lịch sử quen thuộc kia, có tiểu nữ tử nào có khả năng lấy chữ "Chiếu" để đặt tên thành Tắc Thiên Hoàng đế kia chứ?
"Thượng Quan? Thượng Quan!" - Thanh âm của Thái Bình dần dần rõ nét hơn.
Uyển Nhi sợ hãi hoàn hồn, bỗng dưng ý thức được suy nghĩ của mình đã đi quá xa vời.
"Sao vậy?" - Thái Bình tò mò nhìn sang.
Uyển Nhi áy náy cười một tiếng: "Chỉ là, nội dung di chiều này... cảm thấy có chút ngoài ý muốn."
Thái Bình nghe xong, thần sắc liền thả lỏng: "Đúng vậy a... Thời điểm ta vừa nghe thấy cũng cảm thấy sao lại ngoài ý muốn như vậy?"
Uyển Nhi vẫn lựa chọn im lặng.
Thái Bình biết Uyển Nhi luôn nói năng cẩn thận, cho nên tự mình nói tiếp: "Ngày đó sau khi khâm liệm phụ hoàng xong, Thái tử kế vị ngay trước linh cữu... Trong một tháng này, mẫu thân nàng... nàng cũng bộn bề nhiều việc."
Uyển Nhi nhíu mày: đã nói tới trọng điểm rồi sao?
"Mẫu thân đối với... Đối với Bệ hạ (chỉ Lý Hiển) mà nói, mặc dù đã có di chiếu của phụ hoàng, nhưng thân là thái tử kế vị, lại là thiên tử hiện tiền, về mặt hiếu đạo không thể không làm gương cho thần dân thiên hạ. Như thế, phụ hoàng ở dưới cửu tuyền nhất định sẽ cao hứng." - Thái Bình nói: "... Cho nên một tháng qua, đại sự trong triều vẫn do một mình mẫu thân quyết đoán, Bệ hạ... chỉ dốc lòng vì phụ hoàng chép kinh cầu phúc."
Uyển Nhi nghe xong, trong lòng cười thầm ——
Khá hay cho câu lấy hiếu đạo làm gương cho thần dân thiên hạ, người kia rõ ràng lấy lý do giao quyền chậm trễ, mưu đồ làm đại sự a.
Nghĩ tới những toan tính giảo hoạt của người kia với Tân hoàng đế, Uyển Nhi không khỏi mỉm cười; nhưng lại nghĩ tới tâm huyết từng bước mưu tính của người kia, Uyển Nhi lại cảm thấy cực kỳ đau lòng.
Nếu Uyển Nhi có thể vì nàng ấy phân ưu, không chỉ phụ thuộc vào nàng ấy, thậm chí để cho nàng ấy che chở bảo vệ, như thế thì thật tốt biết bao!
Uyển Nhi không muốn chỉ làm một cái hoa lăng tiêu dựa thế vào nàng ấy, mà còn muốn cùng nàng ấy đứng chung một chỗ, cùng nhau gánh vác, cùng nhau san sẻ, cùng nhau phấn đấu đi lên.
Người mà mình thương, đương nhiên mình muốn che chở.
- ----------------------------
Đem «Trí Tượng Thụ»* của Thư Đình đưa cho Uyển Nhi.
Quyết định cùng A Chiếu sóng vai chiến đấu, bài này coi như bắt đầu con đường bất chấp kiên cường.
Đương nhiên, Uyển Nhi tất nhiên là thụ (cái này mới là trọng điểm) ~
Thái Bình vừa nói xong hẳn đã ý thức được mình vừa nói ra điều không nên nói, đành bế môi im lặng.
Ánh mắt của nàng ấy liền hạ thấp xuống, không biết đang nghĩ thứ gì.
Phản ứng thế này ít ra cũng đã chứng minh, Thái Bình vẫn còn mấy phần tỉnh táo, chưa phải hoàn toàn uống say.
Uyển Nhi thầm nghĩ.
Đại khái có Triệu Vĩnh Phúc nhìn ra tình hình quỷ dị trước mắt, hắn phản ứng đầu tiên.
"Chúng nô tài đi ra ngoài hầu." - Triệu Vĩnh Phúc nói, lặng lẽ lôi kéo ống tay áo của Tiểu Dung, ý định nên lui đi.
Tiểu Dung lại không yên lòng, căn bản không chú ý tới ánh mắt khẽ nháy của Triệu Vĩnh Phúc.
Tiểu Dung tròn mắt, phồng má nhìn chằm chằm nhất cử nhất động của Thái Bình, sợ Thái Bình say rượu xong sẽ làm ra động tác gì đó làm tổn thương Uyển Nhi.
Bộ dạng bảo vệ chủ tử này của Tiểu Dung, Uyển Nhi cũng thấy rõ.
Trong lòng Uyển Nhi có chút cảm động.
Nàng rất rõ Thái Bình sẽ không dám, cũng không có khả năng nào đối xử như thế với nàng.
Uyển Nhi cũng không ngây thơ đến độ tin tưởng tuyệt đối vào nhân phẩm của Thái Bình, bất luận là Võ Thái hậu hay Thái Bình công chúa, khác với tất cả tôn thất, công thần, phi tần mệnh phụ, với hai người các nàng, chính trị mới là mục đích hàng đầu, đem lại lợi ích của gia tộc đặt trên cả hai chữ "tình cảm", đối với người của thời đại này mà nói, không có thứ gì trọng yếu bằng thanh danh cùng lợi ích.
Về phần Uyển Nhi, Võ Thái hậu tất nhiên khác biệt với người ngoài, chỉ vì Võ Thái hậu chính là người mà Uyển Nhi yêu thích. Vì vậy, thời điểm đối mặt với Võ Thái hậu, điều mà Uyển Nhi nghĩ tới trước nhất vẫn là tình cảm.
Nhưng lúc nàng đối diện với Võ Thái hậu, cục diện lại khác với dự tính.
Uyển Nhi phán đoán chính xác dựa vào cách nói chuyện cùng hành động Thái Bình trước đó ——
Thái Bình muốn ủng hộ mẫu thân nàng, muốn mượn cớ lấy lòng nàng đổi lấy việc làm hài lòng mẫu thân nàng, chuyện này quá rõ ràng.
Uyển Nhi không rõ tại sao Thái Bình lại làm như thế, cũng không rõ rốt cuộc Thái Bình thật sự muốn gì, nhưng trước mắt, Uyển Nhi chỉ cần thấy thái độ của Thái Bình, như vậy cũng đã đủ.
"Các ngươi lui xuống trước đi." - Uyển Nhi nói với Tiểu Dung cùng Triệu Vĩnh Phúc.
Nếu nàng đã lệnh, Tiểu Dung cũng đành hết cách phải lui xuống.
Giờ phút này Thái Bình mới lấy lại được một phần tỉnh táo, phân phó cho tuỳ hành cùng thủ hạ của mình: "Bản cung còn có lời muốn nói với Thượng Quan, các ngươi cũng lui xuống hết đi."
Thủ hạ thân tín của Thái Bình hiểu rõ, thấy nàng vừa rồi uống rượu, uống một hai ngụm trong lòng liền vỗ thình thịch tới, nếu không tranh thủ thời gian rời khỏi chỗ này, chẳng may làm ầm ĩ xảy ra chuyện gì, cũng khó tránh khỏi trách nhiệm trên đầu bọn hắn.
Vẫn là Triệu Vĩnh Phúc có mắt, vội vàng cười hoà nói: "Ngoài hiên đã chuẩn bị trà nóng, điểm tâm, mời các vị theo tiểu nhân."
Người không phận sự đều đã lui, trong phòng chỉ còn lại Uyển Nhi cùng Thái Bình ngồi đối diện nhau.
"Điện hạ cảm thấy thế nào?" - Uyển Nhi nhớ lại chén rượu lớn vừa rồi, trong lòng vẫn còn cảm giác sợ hãi.
Thần thái Thái Bình khẽ động, nghiêm mặt nói: "Bản cung vừa... say."
Thái Bình có chút không muốn đối mặt với Uyển Nhi.
Uyển Nhi giật mình, nhớ lại, vuốt cằm nói: "Điện hạ vừa say, dùng canh giải rượu sẽ đỡ hơn.". harry potter fanfic
Lúc này Thái Bình mới thở dài một hơi.
Ngoài miệng nàng không giữ ý, uống rượu xong đầu óc nóng lên liền nói ra lời lẽ vô vị, cái gì mà "Hữu mỹ nhất nhân/ Thanh dương uyển hề" chứ, lỡ như lời này truyền đến tai mẫu thân, kết quả sẽ thế nào đây?
May mà Uyển Nhi rộng lượng, giả vờ như trước đó không nghe thấy mấy lời kia... Thế này thì còn gì tốt hơn nữa.
Nếu ở nơi này có tên nào dám há mồm, Thượng Quan cũng sẽ bắt bọn hắn ngậm lại, không để lời nói bậy bạ truyền ra ngoài.
Thái Bình cảm thấy may mắn trong lòng, cảm niệm đối với Uyển Nhi lại tăng thêm hai điểm.
Thông minh lại độ lượng, người như vầy ở cạnh mẫu thân so với đại đa số những người khác thì còn gì tốt hơn nữa chứ?
Thái Bình thầm nghĩ.
Đầu óc Thái Bình dần vững vàng lại, cỗ choáng váng trong đầu cũng dần dần bình phục.
Trầm ngâm vài hơi, nàng nói: "Tối nay yến tiệc, tâm tình mẫu thân rất tốt."
Lông mày Uyển Nhi khẽ động, thầm nghĩ lời nói không đầu không đuôi này, nên trả lời ra sao?
Thế là nàng im lặng, không lên tiếng.
Thái Bình cũng không mong sẽ nhận được phản ứng gì từ Uyển Nhi, cho nên tiếp lời: "Một tháng trước, phụ hoàng băng hà..."
Nói đến đây có chút ngập ngừng, đáy mắt Thái Bình hiện ra vẻ thê lương.
Môi Uyển Nhi khẽ mấp máy, nghĩ xem có nên mở miệng trấn an nàng ấy bớt đau buồn hay không.
Vẻ bi thương trên mặt Thái Bình rất nhanh bị đẩy lùi, khôi phục lại bình thường.
Uyển Nhi thấy Thái Bình đã có thể nhìn thoáng được, liền không nói thêm, chỉ lẳng lặng lắng nghe.
"... Trước khi phụ hoàng băng hà có lưu lại di chiếu, lệnh cho tang lễ nghi lễ hết thảy đều phải giản lược, Bùi Viêm là cố mệnh đại thần, Thái tử «Y theo Hán chế, dĩ nhật dịch nguyệt»*, sau đó trước linh cữu, kế vị Tân hoàng đế, «Mọi chuyện quốc gia đại sự không tự mình quyết được, đều phải nghe theo ý chỉ của Thiên hậu»." - Thái Bình vừa nói vừa nhìn chằm chằm sắc mặt Uyển Nhi.
*(Dĩ nhật dịch nguyệt có nghĩa là: để tang hai mươi bảy ngày. Tương truyền Đế vương khi qua đời, Thái tử kế vị sẽ đến để tang ba năm (ba mươi sáu tuần trăng), về sau Hán văn đế đổi thành ba mươi sáu ngày sẽ xả tang. Theo Tương quan văn hiến «Tấn thư · Lễ chí trung» truyền thừa từ nguyên Hán triều.)
Uyển Nhi đúng lúc nhíu chặt lông mày.
Mặc dù không biết việc thuật lại chuyện này cho Uyển Nhi nghe, Thái Bình có thâm ý gì, nhưng phần di chiếu này, hiển nhiên là "không hợp quy củ" rồi. Khi vừa nghe xong, phản ứng đầu tiên của Uyển Nhi là nghĩ ngay tới chuyện này, chắc hẳn là việc ngoài ý muốn, đồng thời tựa như có điều làm nàng suy tư thêm.
Thật ra, phần «Đại đế Di chiếu» này trong lịch sử mà nàng từng biết vô cùng nổi danh; thời học thượng cao trung (học cấp 3) Uyển Nhi đã từng đọc được trong một cuốn sách lịch sử nào đó.
Thân là học trò chuyên hệ lịch sử, nhất là sau này lại định hướng bản thân trở thành Thạc sĩ - nghiên cứu sinh, nghiên cứu lịch sử Sơ Đường, Uyển Nhi đã sớm đem nội dung của bản di chiếu này học thuộc nằm lòng.
Không ngờ rằng, trong thời không lịch sử song song này, nàng lại chính tai được nghe di chiếu của Đường Cao Tông viết như thế.
Điểm này cũng khá phù hợp, vì Uyển Nhi cùng vị Đại Đường thiên tử kia không phải thường xuyên gặp mặt.
Ý tứ của phần di chiếu này, không quá ba phần ——
Thứ nhất, tang lễ nghi lễ theo quy định của nhà Hán, để cho hiếu tử chịu tang phụ thân giữ tròn đạo hiếu trong hai mươi bảy ngày thay vì hai mười bảy tuần trăng. Như vậy, Thái tử sẽ kịp thời kế vị, có chế triều đình cũng kịp thời điều hành, cái này theo lý là đúng.
Thứ hai, Bùi Viêm làm chủ cố mệnh đại thần*, tất cả công thần đều phải toàn tâm toàn ý phụ tá Tân hoàng, như vậy mới xem như không cô phụ sự tín nhiệm của lão Hoàng đế dành cho bọn hắn.
*(Cố mệnh đại thần: Trung Quốc trong lịch sử từ Tần triều Triệu Cao đã bắt đầu, khi Hoàng đế băng hà sẽ có "Cố mệnh đại thần" nhiếp chính nói chuyện.
Nhiếp chính, là người thay thế Hoàng đế chưởng quản triều chính, người đó có thể là Thái hậu, hoàng hậu, cũng có thể là là nhiếp chính vương, ngoại thích quyền thần, phụ chính đại thần, quyền thế tựa như Hoàng đế đương triều, thậm chí có thể quyết định việc phế lập Hoàng đế.)
Thứ ba, nếu như Tân hoàng quản chuyện quốc sự gặp phải việc khó quyết đoán, phải trưng cầu ý kiến của Võ Thái hậu, sách lược của Võ Thái hậu sẽ làm chủ quyết định.
Dựa trên những lý giải vừa rồi, Uyển Nhi càng cảm thấy có mấy phần kính nể với vị Hoàng đế vừa mới qua đời.
Dù sao đi nữa, một vị thống trị tối cao của một quốc gia hùng mạnh trên thế giới, tại lúc hấp hối còn có thể thanh tỉnh căn dặn người thừa kế của mình làm nghi lễ tang lễ đơn giản, lấy việc nước làm trọng, loại khí độ cùng lòng dạ này, tuyệt đối không phải vị hoàng đế nào cũng có thể làm được.
Uyển Nhi xuyên tới thời không lịch sử này, mới thấy rõ mấy lời đánh giá của các vị Sử gia về Đường Cao Tông đều quá xa vời, hạn chế; bọn hắn ngoại trừ việc trách cứ Đường Cao Tông hồ đồ trong hậu cung cùng chuyện con cái ra, về thời điểm Đường Cao Tông trị quốc, quan điểm chính trị, kinh tế, quân sự, những phương diện khác đều đánh giá cực cao.
Uyển Nhi cũng công nhận như thế.
Thế nhưng, trong phần tán dương này, Uyển Nhi cũng có mấy điểm bất bình ——
Vì thời Cao Tông triều, nhất là thời kỳ quyết đoán của Cao Tông làm ổn định triều cục, hầu như phần lớn đều tỏ sự bất bình với Võ Tắc Thiên.
Thế nhân, đại đa số chỉ thấy được việc Võ Tắc Thiên là vị Nữ Đế chính thống đầu tiên trong lịch sử, lại rất ít người chú ý tới chiến tích mà nàng ấy hỗ trợ Đường Cao Tông từ khi còn làm Hoàng hậu.
Thậm chí, những kẻ đạo sĩ phong kiến trong lịch sử còn chửi bới thân phận nữ tử của nàng, mưu tính mị loạn "hậu cung".
Hậu cung lộn xộn trải qua rất nhiều triều đại nam Hoàng đế, thậm chí nó xảy ra với bất kỳ vị hoàng đế nào, hậu cung không những nuôi dưỡng mấy chục, thậm chí là mấy trăm nữ nhân, nhằm cung phụng từng người cho hắn hưởng lạc a? Tại sao tới thời Võ Tắc Thiên làm Nữ Đế, nơi này liền biến thành mị loạn vậy?
Chẳng lẽ nói nàng lấy thân phận Thái hậu mưu triều soán vị hay sao?
Trong lịch sử có vô số nam hoàng đế mưu triều soán vị a!
Có người đoạt hoàng vị từ chỗ nữ tế (con rể), có người đoạt hoàng vị từ chỗ huynh đệ, còn có người giết cả thân phụ đoạt hoàng vị, mọi hành vi cũng chỉ vì muốn ngồi lên tấm long ỷ kia mà thôi!
Bây giờ, chính nàng là người đang trải qua dòng lịch sử này, lại nghe từ miệng người khác thuật về di chiếu của tiên đế, những ý nghĩ bất bình trong lòng từ đời trước - khi Uyển Nhi còn là một nghiên cứu sinh, đã tự mình đúc kết, hiện tại lần nữa lên men thành một thứ kỳ quái ——
Thứ kỳ quái này, sau khi Uyển Nhi chậm rãi hồi tưởng lại, mới ý thức được nó... gọi là "ghen tuông".
Không sai, chính là ghen tuông.
Nàng ăn dấm tình ý của tiên đế đối với Võ Thái hậu.
Thật ra, nếu nhìn từ góc độ khách quan, từ góc độ nghiên cứu lịch sử thuần tuý, sẽ không khó phân tích: Sở dĩ tiên đế lưu lại câu nói "Mọi chuyện quốc gia đại sự không tự mình quyết được, đều phải nghe theo ý chỉ của Thiên hậu", phần nhiều chính là coi trọng năng lực quyết đoán đại sự chính trị cùng quân sự của Võ Thái hậu.
Thái tử Lý Hiển là một tên đầu đất vô dụng, chuyện này mọi người đều biết.
Chẳng lẽ có thể trông cậy vào một tên Hoàng đế vô dụng, bị một nhà nhạc phụ đại nhân làm loay hoay đến chóng mặt, làm sao một tên như vậy lại có khả năng quyết đoán đại sự a?
Vả lại, Võ Thái hậu cũng chính là thân nương của Thái tử - Tân đế, thân nương thay nhi tử quyết đoán đại sự, «phù [quân] thượng mã, tái tống nhất trình»*, xem ra tiên đế cũng nghĩ đây chẳng phải chuyện lớn lao gì.
*(Nguyên văn là扶上马,送一程: nghĩ đen là Đỡ quân lên ngựa còn chỉ thêm đường; nghĩa bóng chính là: sự hỗ trợ của cha mẹ có ảnh hưởng tới rất lớn tới hành vi, đời sống, sức khoẻ,... của con cái)
Ngay cả một người "đổi kiếp" như Uyển Nhi cũng không biết trong thời không song song này, có khả năng xuất hiện "vị Nữ Đế đầu tiên" hay không, tiên đế trong thời không này không khác gì "dân thường" thì làm sao có được "cái nhìn của Thượng Đế"?
Giống như đám người mà Uyển Nhi biết trong dòng lịch sử quen thuộc kia, có tiểu nữ tử nào có khả năng lấy chữ "Chiếu" để đặt tên thành Tắc Thiên Hoàng đế kia chứ?
"Thượng Quan? Thượng Quan!" - Thanh âm của Thái Bình dần dần rõ nét hơn.
Uyển Nhi sợ hãi hoàn hồn, bỗng dưng ý thức được suy nghĩ của mình đã đi quá xa vời.
"Sao vậy?" - Thái Bình tò mò nhìn sang.
Uyển Nhi áy náy cười một tiếng: "Chỉ là, nội dung di chiều này... cảm thấy có chút ngoài ý muốn."
Thái Bình nghe xong, thần sắc liền thả lỏng: "Đúng vậy a... Thời điểm ta vừa nghe thấy cũng cảm thấy sao lại ngoài ý muốn như vậy?"
Uyển Nhi vẫn lựa chọn im lặng.
Thái Bình biết Uyển Nhi luôn nói năng cẩn thận, cho nên tự mình nói tiếp: "Ngày đó sau khi khâm liệm phụ hoàng xong, Thái tử kế vị ngay trước linh cữu... Trong một tháng này, mẫu thân nàng... nàng cũng bộn bề nhiều việc."
Uyển Nhi nhíu mày: đã nói tới trọng điểm rồi sao?
"Mẫu thân đối với... Đối với Bệ hạ (chỉ Lý Hiển) mà nói, mặc dù đã có di chiếu của phụ hoàng, nhưng thân là thái tử kế vị, lại là thiên tử hiện tiền, về mặt hiếu đạo không thể không làm gương cho thần dân thiên hạ. Như thế, phụ hoàng ở dưới cửu tuyền nhất định sẽ cao hứng." - Thái Bình nói: "... Cho nên một tháng qua, đại sự trong triều vẫn do một mình mẫu thân quyết đoán, Bệ hạ... chỉ dốc lòng vì phụ hoàng chép kinh cầu phúc."
Uyển Nhi nghe xong, trong lòng cười thầm ——
Khá hay cho câu lấy hiếu đạo làm gương cho thần dân thiên hạ, người kia rõ ràng lấy lý do giao quyền chậm trễ, mưu đồ làm đại sự a.
Nghĩ tới những toan tính giảo hoạt của người kia với Tân hoàng đế, Uyển Nhi không khỏi mỉm cười; nhưng lại nghĩ tới tâm huyết từng bước mưu tính của người kia, Uyển Nhi lại cảm thấy cực kỳ đau lòng.
Nếu Uyển Nhi có thể vì nàng ấy phân ưu, không chỉ phụ thuộc vào nàng ấy, thậm chí để cho nàng ấy che chở bảo vệ, như thế thì thật tốt biết bao!
Uyển Nhi không muốn chỉ làm một cái hoa lăng tiêu dựa thế vào nàng ấy, mà còn muốn cùng nàng ấy đứng chung một chỗ, cùng nhau gánh vác, cùng nhau san sẻ, cùng nhau phấn đấu đi lên.
Người mà mình thương, đương nhiên mình muốn che chở.
- ----------------------------
Đem «Trí Tượng Thụ»* của Thư Đình đưa cho Uyển Nhi.
Quyết định cùng A Chiếu sóng vai chiến đấu, bài này coi như bắt đầu con đường bất chấp kiên cường.
Đương nhiên, Uyển Nhi tất nhiên là thụ (cái này mới là trọng điểm) ~
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.