Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc

Chương 100: CHIẾN DỊCH TYROL (1)

Giang Hoài Ngọc

20/03/2013

Lại nói, sau khi chiếm được Burgundy, Nervers, Charolais và Bourbon, các chiến dịch ở phương bắc xem như cũng đã kết thúc. Đinh An Bình quyết định thừa thắng xông lên, chuyển hướng sang khu vực phía đông. Các chiến dịch ở phương bắc, quân đội không có chiến đấu nhiều, nên cũng không tiêu hao nhiều sức lực, sẵn sĩ khí đang lên, thừa cơ tấn công là có lợi hơn cả. Lúc này, sau khi thiệt hại 45.000 quân ở Milano, Đế quốc La – Đức đang trong thời gian hồi phục, không thể chủ động tham chiến. Nếu để đến sang năm, khi quân lực hồi phục, tình hình khó thể thuận lợi như lúc này.

Mục tiêu kế tiếp của bọn Đinh An Bình là Hungary, nhưng trước đó, bọn họ phải vượt qua công quốc Áo – Tyrol nằm giữa Hungary và Thụy Sĩ. Nếu không, phải đi đường biển vòng qua mũi cực nam bán đảo Italia, rồi vào biển Adriatic, thì sẽ mất rất nhiều thời gian.

Sẵn đà thắng lợi, đại quân vượt biên giới vào Tyrol, hội họp với 3.000 quân của George I de Trento tại đấy, hợp thành liên quân tấn công liên quân Áo – Tyrol. Mấy năm nay, Công tước Áo Frederic IV de Autriche đã chuẩn bị quân đội để xâm chiếm Trento, nào ngờ còn chưa kịp hành động thì đã bị tấn công trước. Tyrol là một căn cứ địa quan trọng của liên quân Áo – Tyrol, nơi chứa nhiều lương thực vật tư chuẩn bị cho công cuộc xâm chiếm Trento. Do đó, Frederic IV de Autriche không thể để mất Tyrol, đã tập trung quân đội lại đấy kháng cự, đồng thời cầu cứu các công quốc lân cận và cầu cứu Hoàng đế Sigismund de Luxembourg. Dưới sự kêu gọi của Sigismund de Luxembourg, hàng loạt các công quốc thành viên của Đế quốc La – Đức đã hội quân về đấy. Tyrol sắp sửa biến thành một đại chiến trường.

Trước khi chiến dịch Tyrol diễn ra, bọn Đinh An Bình còn có nhiệm vụ quan trọng là chỉnh hợp các vùng mới chiếm được, phái quan viên đến cai trị để sát nhập vào Latium. Cũng giống như ở 4 tỉnh cũ, toàn bộ đất đai của các lĩnh địa mới chiếm được đều trở thành tài sản của Long nhi. Ở Âu châu thời Trung Cổ, lĩnh địa là tài sản của lĩnh chủ, lĩnh chủ cũng tức là địa chủ, còn bình dân chỉ là tá điền, hoặc nông nô. Còn ở vương quốc Latium, chỉ có duy nhất 1 địa chủ là quốc vương. Toàn bộ đất đai trong vương quốc đều thuộc về quốc vương, đó là đặc quyền thần thánh bất khả xâm phạm. Nhưng Long nhi không thể tự mình quản lý toàn bộ số đất đai đó, nên chính sách đất đai mới đã được ban hành. Đất đai được giao cho nông dân, những người sẽ cày cấy trồng trọt trên đó, và sẽ nộp thuế cho quốc vương. Bọn họ cũng chỉ phải nộp duy nhất một sắc thuế cho quốc vương mà thôi, không phải nộp vô số các sắc thuế như nông dân ở các lĩnh địa khác. Vương quốc Latium không tồn tại nhờ nguồn thuế thu được từ nông dân. Thu nhập từ các hoạt động thương mại, từ các thành thị mới là nguồn thu chính.

Nói đúng ra, chính sách kinh tế của vương quốc Latium là học theo chính sách của Thần Thánh Đế quốc, chủ yếu là hạn chế đến mức tối đa địa chủ, và ưu đãi giới tư sản đang dần hình thành. Thương nhân, tức là tư sản phi quý tộc, rất được coi trọng và tạo điều kiện để phát triển. Thời Trung Cổ, tư sản dù giàu có cũng chỉ là bình dân, không có quyền hạn gì trong hệ thống nhà nước, đó là nguyên nhân tạo nên Cách mạng tư sản Pháp. Do đó, khi vương quốc Latium bãi bỏ chế độ phân phong lĩnh địa, chỉ có giới quý tộc – địa chủ bị ảnh hưởng, còn giới tư sản lại càng có cơ hội phát triển hơn nữa. Ở đâu cũng vậy, quý tộc có lĩnh địa chỉ là một bộ phận nhỏ, còn đại bộ phận quý tộc chỉ là tiểu quý tộc, không thân không thế, nếu không y phụ đại quý tộc thì cuộc sống cũng chỉ khá hơn bình dân một chút. Thậm chí nhiều tiểu quý tộc mà gia tộc suy bại, thì sinh hoạt có khi còn kém hơn phổ thông bình dân. Cũng vì vậy mà khi triều đình trục xuất hoặc tiêu diệt quý tộc - địa chủ, ở vương quốc không hề xuất hiện hỗn loạn. Cũng có không ít thương nhân – tư sản nhanh chóng hòa nhập thời cuộc, chuyển thân biến thành quan viên, tân quý tộc (quý tộc – tư sản).

Sau khi kết thúc bắc phương chiến lược, vương quốc Latium tăng thêm 3 tỉnh mới :

1. Milano (diện tích 54,681 kilômét vuông) : nguyên là các lĩnh địa Milano, Piedmond, và nước cộng hòa Genoa, được chia thành 6 quận là Milano, Bresia, Lecco, Turin, Piedmond và Genoa.

2. Thụy Sĩ (diện tích 54,964 kilômét vuông) : nguyên là các công quốc Thụy Sĩ và lĩnh địa Savoy, được chia thành 6 quận là Zurich, Bern, Lucerne, Valais, Uri và Savoy.

3. Burgundy (diện tích 47,784 kilômét vuông) : nguyên là công quốc Burgundy, các lĩnh địa Nevers và Charolais, được chia thành 5 quận là Nevers, Charolais, Beaune, Besançon và Pontarlier.

Còn công quốc Bourbon là quà của Long nhi tặng cho bé Charles, lúc này mới 2 tuổi. Bé là con út, sau này không thể thừa kế cơ nghiệp nhà Anjou, nên Long nhi mới tặng cho công quốc này để tương lai ít ra bé cũng sẽ là một công tước.

Sau khi chỉnh hợp xong các tỉnh mới, Đinh An Bình thân tự ra chiến trường chỉ huy chiến dịch. Còn Long nhi ở lại an phủ dân chúng trong các vùng mới chiếm được.



Merano, thủ phủ của Tyrol, nơi có Tyrol thành bảo (Castle of Tyrol) nằm tại thung lũng Val d’ Ultimo, gần sông Passirio.

Cờ xí nghênh phong phất phới. Hai bên vó ngựa dập dồn.

Một đạo quân đông đảo rầm rộ hành quân. Phía sau đoàn quân, những trận trận bụi mù cuốn bay theo gió, nhìn qua cứ giống như một trận bão cát nơi sa mạc. Đại quân ba đường thẳng tiến, nhanh chóng hướng về thành bảo trung tâm của Tyrol, mang theo sát khí ngút trời.

Hai vạn kỵ binh hành quân hai bên tả hữu, hộ vệ hai cánh của đại quân. Liên quân Thần Thánh Đế quốc – Latium – Trento đông đến 20 vạn 3.000 người được hai đạo kỵ binh bảo vệ hai bên, cả ba đường cẩn thận nhưng nhanh chóng tiến thẳng về Tyrol thành bảo. Bộ binh đội ngũ còn mang theo không ít công thành khí giới như xung xa, vân thê, và đặc biệt là hàng nghìn khẩu thần công, dư sức công phá những tòa thành bảo kiên cố nhất. Những khí giới nặng nề đó được đại quân bảo hộ ở chính trung tâm, được những binh sĩ tinh nhuệ nhất bảo vệ, được những chiến mã cường tráng nhất kéo đi, trên đường lưu lại những vết lún sâu, cho những người sau này đi qua nơi này biết rằng đã từng có một đạo quân hùng hậu đi qua đây.

Toàn đạo quân có 20 vạn 3.000 người, trong đó gồm có 18 vạn quân Thần Thánh Đế quốc, 2 vạn quân Latium và 3.000 quân Trento. Sau nhiều ngày hành quân, cuối cùng đại quân cũng đến được Tyrol thành bảo, cứ điểm của liên quân Áo – Tyrol ở thung lũng Val d’ Ultimo. Khi đại quân xuất hiện dưới chân thành, đã khiến cho đối phương rúng động không ít. Các xứ Tây Âu thường niên chiến loạn, nhưng bọn họ cũng chưa khi nào nhìn thấy đại quân đông đến hàng chục vạn như thế.

Có một điều lạ là ở các nước Đông Âu và vùng Tây Á, như Đế quốc Ottoman, Đế quốc Ba Tư, vương triều Mamluk, vương triều Timurid, Hãn quốc Kim trướng, … mỗi khi đánh nhau thường huy động đến hàng trăm nghìn quân, thậm chí có khi lên đến hàng triệu quân (Đế quốc Ba Tư xâm lược Hy Lạp, có trận Marathon nổi tiếng, khởi nguyên của môn Marathon ngày nay). Trong khi chiến tranh ở các nước Tây Âu thường mỗi bên chỉ có vài nghìn quân tham chiến, đôi khi lên đến vài vạn là nhiều. Giống như trong cuộc ‘chiến tranh trăm năm’ giữa Anh Cách Lan và Pháp Lan Tây, quốc vương Anh Cách Lan Henry V of England chỉ suất lĩnh 12.000 quân sang xâm lược Pháp Lan Tây, rồi sau nhiều cuộc giao tranh, tổn thất một phần quân lực, đến trận Agincourt, quân Anh Cách Lan chỉ còn lại 8.500 người vừa thương vừa bệnh, vậy mà còn đại thắng. Do đó cũng đủ thấy, với 3.000 quân chính quy trang bị tinh lương, Trento đã có thể kể là một công quốc mạnh. Còn với 5 vạn chính quy quân, Latium cũng có thể kể là một đại vương quốc, ít ra thì cũng hơn hẳn Anh Cách Lan và Pháp Lan Tây lúc này.



Đại quân thuận lợi tiến đến bên ngoài Tyrol thành bảo hạ trại. Trên đường đi, không hề có một đội địch quân nào dám chặn đường. Đối diện một đạo quân nhân số lên đến hơn 200.000 người, quân đội Tyrol chỉ còn có thể cố gắng phòng ngự chờ viện binh. Dù Công tước Áo Frederic IV de Autriche đã cầu cứu các công quốc lân cận lẫn Hoàng đế Sigismund de Luxembourg, nhưng viện quân cần có thời gian tập hợp, không thể nào đến ngay được. Phía Tyrol ít ra cần phải đan độc phòng thủ trong vòng một tháng. Một tháng a ! Nam tước Andreas de La Passiria khẽ thở dài. Đối phương không chỉ đông hơn gấp mười, mà đông hơn gấp trăm lần. Quân đội ở trong thành bảo hiện chỉ có hơn 2.000 người, làm sao ứng phó, làm sao kéo dài thời gian phòng thủ cho đến khi viện quân đến được. Có lẽ chỉ còn cách làm nhục sĩ khí của đối phương thì may ra … Có lẽ cũng chỉ còn cách đó. Suy nghĩ đến đây, Nam tước Andreas de La Passiria truyền gọi đệ nhất Hiệp sĩ dưới trướng của mình.

__________________________________________________

Chúc mừng đến chương 100, hôm nay tui sẽ post 2 chương "Đông Phương Thần Thánh Đế quốc" và 2 chương "Vương Mệnh".

Có thể bà con chưa biết :

Các loại tước hiệu của quý tộc Âu châu (phần 8)

14. Ý :

Nhóm 1 :

Imperatore - Hoàng đế

Re - quốc vương

Principe - vương tử

Năm 1936, Quốc vương Ý tự phong làm Hoàng đế Etiopia, cũng giống Nữ vương Anh tự phong làm Nữ hoàng đế Ấn Độ năm 1876.

Nhóm 2 :

Duca - công tước

Marchesse - hầu tước

Conte - bá tước

Visconte - tử tước

Barone - nam tước



Nhóm 3 :

Cavalieri - Hiệp sĩ

Ý vào năm 1947 thành lập nền cộng hòa đã bãi bỏ chế độ quý tộc.

15. Ba Lan :

Nhóm 1 :

Krol - quốc vương

Ksiaze - vương tử

Nhóm 2 :

Ksiaze - công tước

Margrabia - hầu tước

Hrabia - bá tước

Baron - nam tước

Tước hiệu Ksiaze nếu là vương tộc thì gọi là vương tử, ngoài vương tộc gọi là công tước.

Nhóm 3 :

Rycerz - Hiệp sĩ

Giermek - hương thân

Ba Lan vào năm 1918 thành lập nền cộng hòa đã bãi bỏ chế độ quý tộc.

Kỳ sau : Hungary và Nga

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook