Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc
Chương 93: CHINH PHỤC NAPOLI (1)
Giang Hoài Ngọc
20/03/2013
Lại nói, sau khi các đạo quân Chiêu Viễn và Bảo Tiệp khống chế khu vực phía bắc vương quốc Napoli, cả vương quốc bất ngờ phát hiện, bọn họ không hùng mạnh như vẫn tưởng. Chỉ trong 3 ngày, toàn bộ lĩnh thổ phía bắc đều rơi vào tay đối phương, và vương quốc bị phong tỏa triệt để, hoàn toàn tách biệt với phần còn lại của thế giới. Triều đình Napoli vội vã triệu tập quân đội, nhưng lúc này toàn vương quốc chỉ có hơn 300 Hiệp sĩ và 5.000 quân. James de Bourbon động viên toàn quân, hứa sẽ thăng quan tấn tước, sau đó quân đội tiến đến pháo đài Aversa ở phía bắc vương đô Napoli.
Pháo đài Aversa là một trong những pháo đài kiên cố nhất vương quốc, nằm ở phía bắc vương đô Napoli, là một cứ điểm phòng thủ mặt bắc vương đô, và cũng như là nơi lánh nạn của vương tộc nếu như vương đô thất thủ. Mất vương đô, nhưng Aversa còn, thì vẫn còn cơ hội phục quốc. Nhưng nếu như Aversa thất thủ thì vương đô cũng khó mà giữ được. Do đó, đối với triều đình Napoli, pháo đài Aversa cũng có địa vị trọng yếu không kém gì vương đô.
Khi quân đội Napoli tiến vào Aversa thì đạo Bảo Tiệp quân cũng tiến đến bao vây pháo đài.
Aversa có một bức tường thành cao, kiên cố, cùng nhiều vị trí hiểm yếu để phòng thủ. Năm xưa, khi xây dựng pháo đài này, các Bá tước xứ Aversa đã cố ý xây dựng sao cho sử dụng ít quân phòng thủ để chống lại số quân tấn công lớn hơn nhiều, thật thích hợp với tình trạng hiện tại của quân đội Napoli. Với 5.000 quân phòng thủ, muốn công chiếm pháo đài này, không thể nào không hy sinh vài vạn chiến sĩ. Đó là điều mà quân đội Thần Thánh Đế quốc không thể nào chấp nhận được. Chiêu Anh Tướng quân Lý Xương Văn, thống soái đạo quân Bảo Tiệp, liền triệu tập chúng tham mưu hội họp bàn bạc kế sách. Lý Xương Văn nói :
- Thành bảo của đối phương quá kiên cố, bất lợi cho phía tấn công. Chúng ta lại không thể sử dụng sinh mạng binh sĩ đổi lấy chiến thắng. Mọi người có kế sách gì không ?
Chúng tham mưu khẩn trương suy nghĩ tìm kế sách. Thật ra ý nghĩ trên đã theo bọn họ suốt từ khi Bảo Tiệp quân bao vây Aversa đến giờ. Bọn họ đều biết rằng nếu sử dụng sinh mạng binh sĩ để đổi lấy chiến thắng, dù có công chiếm được Aversa, bọn họ cũng chẳng có công lao gì, thậm chí nếu quân số thiệt hại nặng nề thì còn có thể bị giáng chức, cách chức.
Hồi lâu, một viên tham mưu rụt rè nói :
- Tướng quân. Có lẽ chúng ta đã rơi vào ngộ khu. Nhiệm vụ của chúng ta là chiếm lĩnh Napoli chứ không nhất thiết phải chiếm lĩnh Aversa.
Lý Xương Văn hỏi :
- Ý ngươi là chúng ta bỏ qua Aversa, trực tiếp tiến công Napoli ?
Viên tham mưu kia đáp :
- Tướng quân. Chúng ta có thể để lại 1 vạn quân bao vây Aversa. Số còn lại tấn công Napoli. Hiện tại Napoli hầu như không còn quân phòng thủ.
Lý Xương Văn gật đầu khen phải, vừa định lên tiếng khen ngợi thì một viên tham mưu khác lại góp ý :
- Tướng quân. Chúng ta không nhất thiết bao vây Aversa, hủy diệt nó luôn cũng được. Dạng kiến trúc thành bảo như thế, bản triều xây dựng lại cũng chẳng mất bao nhiêu thời gian. Aversa không giống như Napoli, chúng ta không cần phải cố kỵ nhiều.
Người Âu châu xây dựng lâu đài, pháo đài (Castle) bằng đá, nên mất nhiều thời gian, còn Thần Thánh Đế quốc xây dựng bằng thạch nê (tức bê tông cốt thép), nên mất ít thời gian hơn. Lý Xương Văn ngạc nhiên hỏi :
- Ngươi có kế sách gì ?
Gã ta đáp :
- Tướng quân. Hỏa công.
Hỏa công – đối với các tướng lĩnh phương đông không hề lạ. Nhất là trong lịch sử chiến tranh Trung Hoa, hỏa công được sử dụng rất nhiều. Trận Xích Bích nổi tiếng sử dụng hỏa công. Vũ Hương Hầu Gia Cát Lượng cũng thiện trường sử dụng hỏa công. Nhiều tướng lĩnh và quân sư cũng nhờ sử dụng hỏa công mà nổi tiếng. Nhiều khai quốc công thần của Minh triều cũng nổi tiếng nhờ sử dụng hỏa công. Do đó, khi nghe nhắc đến hỏa công, Lý Xương Văn lập tức hội ý, cười hắc hắc nói :
- Tốt lắm. Hôm nay hủy diệt Aversa. Ngày mai tiến chiếm Napoli.
Sau đó, tướng lệnh truyền ra, toàn thể đại quân chỉ để lại 1 vạn bao vây pháo đài, số còn lại tỏa ra xung quanh đốn gỗ, thu nhặt các vật dễ cháy. Đến chiều, một lượng lớn gỗ củi chất thành nhiều đống xung quanh pháo đài, khiến thủ quân bên trong pháo đài ngạc nhiên vô cùng, không hiểu đối phương định làm gì, chẳng lẽ định đốt củi để sưởi ấm. Đã sang xuân rồi, thời tiết đâu còn lạnh nữa, vả lại có đốt củi sưởi ấm cũng đâu cần nhiều gỗ củi như thế. Bất giác, cả bọn đều có cảm giác không hay.
Mọi sự chuẩn bị hoàn tất, tướng lệnh lại truyền ra, đại quân mang gỗ củi và các vật dễ cháy ném vào chân thành, chất kín xung quanh không để lại một khoảng trống nào. Đến lúc này, thủ quân bên trong pháo đài mới hiểu rõ mưu đồ của đối phương là định thiêu sống bọn họ, ai nấy đều lạnh xương sống.
Tướng lệnh lại truyền ra, binh sĩ y lệnh phóng hỏa và ngọn lửa bốc lên dữ dội. Do lượng gỗ củi quá nhiều, lại có hỏa dược trợ thế, nên ngọn lửa bốc lên quá cao, hỏa thế vô cùng hung hãn, và nhiệt độ tỏa ra cũng rất cao. Chỉ sau một lúc, cả thành tường cũng bị nung đỏ hồng. Pháo đài bị biến thành một ngọn đuốc khổng lồ, nổi bật trong đêm.
Xong đâu đấy, chẳng cần chờ đợi kết quả, Lý Xương Văn chỉ để lại 1 vạn quân canh giữ và phụ trách duy trì ngọn lửa, số quân còn lại đều được lệnh tranh thủ nghỉ ngơi để sáng sớm ngày mai hành quân đến Napoli.
Do số lượng gỗ củi quá nhiều, ngọn lửa duy trì suốt hai ngày đêm, và toàn bộ thủ quân trong pháo đài đều bị thiêu sống. Thật ra thì chỉ sau nửa ngày, thủ quân bên trong pháo đài đã giương cờ trắng đầu hàng. Có điều binh sĩ của Bảo Tiệp quân đều cố tình tỏ ra không nhìn thấy. Ngọn lửa quá lớn, hỏa thế quá hung hãn, không ai muốn vì kẻ địch mà mạo hiểm tiếp cận ngọn lửa, để rồi uổng mạng vô ích. Trong khi muốn tiếp nhận đầu hàng thì bọn họ phải dập tắt ngọn lửa, mở đường cho hàng binh đi ra.
Không được chấp nhận đầu hàng, thủ quân bên trong pháo đài không thể tránh khỏi số phận bị thiêu sống. Và những nạn nhân đầu tiên chính là 300 Hiệp sĩ. Hiệp sĩ của Âu châu thời Trung Cổ sử dụng những bộ áo giáp quá nặng nề, toàn thân sắt thép từ đầu đến chân, tuy có thể bảo hộ tốt cơ thể, nhưng cũng khiến cho việc di chuyển rất khó khăn, đồng thời mỗi khi mặc vào hay cởi ra đều mất rất nhiều thời gian và công sức. Do vậy mà Hiệp sĩ thường phải có tùy tùng trợ giúp, giúp đỡ bọn họ mặc giáp và lên ngựa. Thế rồi lúc này đây cũng chính bộ giáp đó đã góp phần khiến cho bọn họ tử vong sớm hơn những người khác. Thử tưởng tượng toàn thân bao bọc trong sắt thép, đứng giữa ngọn lửa đáng cháy hừng hực, hậu quả …
Sau khi ngọn lửa được dập tắt, pháo đài Aversa đã trở thành một đống hoang tàn, đương nhiên những người bên trong đều đã hóa ra tro. Bảo Tiệp quân đệ tam sư cũng chẳng buồn dọn dẹp chiến trường (bị ngọn lửa thiêu đốt suốt hai ngày, làm gì còn có chiến lợi phẩm tồn tại), mà kéo xuống Napoli trợ chiến. Nhưng khi đệ tam sư đến được Napoli thì thành phố đã rơi vào tay Bảo Tiệp quân. Do Napoli hầu như không còn quân đội phòng thủ, Bảo Tiệp quân đã công chiếm rất dễ dàng. James de Bourbon cùng các quý tộc của Napoli đã bỏ chạy đến xứ Taranto ở phía đông nam vương quốc, lĩnh địa mà James de Bourbon nhắm đến khi kết hôn với Joan II de Napoli.
Sau khi chiếm lĩnh Napoli, vương đô của vương quốc Napoli, Lý Xương Văn cùng Triệu Quý Thường chia hai đạo quân Bảo Tiệp và Chiêu Viễn thành nhiều toán nhỏ, ít thì một vệ, nhiều thì năm ba vệ, tỏa ra bình định khu vực trung bộ vương quốc Napoli, với mục tiêu giải quyết hoàn toàn giới quý tộc ‘phản nghịch’ của Napoli. Bọn họ bị kết tội ‘phản nghịch’ vì đã thần phục cha con Ladislaus de Napoli mà chống lại nhà Anjou, thậm chí còn theo Ladislaus de Napoli ba lần tấn công giáo đô La Mã, đuổi Đức Thánh Cha (Papal) khỏi đấy, và có lần còn buộc Đức Thánh Cha nộp tiền chuộc 100.000 florin (mỗi florin nặng 3,85 gam vàng, 1 chỉ vàng chỉ có 3,75 gam, tức 100.000 florin tương đương 10.267 lượng vàng, hay 385 kilôgam vàng). Những tội trạng đó được công bố, người Âu châu, nhất là những tín đồ Công giáo La Mã, nếu không ủng hộ thì cũng không phản đối việc trừng trị những kẻ ‘phản nghịch’ đó. Nhất là những bài ca về “Vương tử của bi thương” được phổ biến trước đây đã giúp cho Long nhi có lợi hơn về mặt dư luận. Đa số bình dân không chống lại sự cai trị của Long nhi, không phải đối việc thay đổi triều đại ở Napoli. Dù gì thì bọn họ cũng không ưa James de Bourbon. Những kẻ chống đối chỉ có giới quý tộc, những kẻ mà dù có chống đối hay không đều thuộc đối tượng bị giải quyết (trục xuất hay bắt giữ). Bọn họ càng chống đối thì đối với Đế quốc, đối với sự cai trị sau này của Long nhi càng có lợi.
Có thể bà con chưa biết :
Các loại tước hiệu của quý tộc Âu châu (phần 2)
3. Anh Cách Lan (England) :
Chế độ tước sĩ của triều đình Anh Cách Lan có bối cảnh lịch sử rất lâu đời (có lẽ chỉ sau Pháp Lan Tây). Phong hiệu phân thành 7 cấp chính, chia thần dân thành 2 bộ phận lớn là quý tộc (peerage) và bình dân.
Nhóm 1 :
King and Emperor / Queen and Empress : Quốc vương kiêm Hoàng đế / Nữ vương kiêm Nữ hoàng.
King / Queen : Quốc vương / Nữ vương.
Prince of Wales : Vương tử xứ Wales (tước hiệu của Thái tử)
Prince - Vương tử
Princess Royal / Princess : Đại công chủ / Công chủ.
Nhóm 2 :
Royal Duke / Royal Duchess : Đại công tước / Nữ đại công tước
Duke / Duchess : Công tước / Nữ công tước
Marquess / Magrave : Hầu tước / Nữ hầu tước
Count / Countess : Bá tước / Nữ bá tước
Viscount / Viscountess : Tử tước / Nữ tử tước
Baron / Baroness : Nam tước / Nữ nam tước
Lord : Huân tước (tước hiệu phong cho con trai của công tước, hầu tước; không có phong địa)
Nhóm 3 :
Bar - Tùng nam tước
Knight - Hiệp sĩ
Nhóm 1 là thành viên Hoàng gia, nhóm 2 là quý tộc, nhóm 3 phi quý tộc.
Ở Anh Cách Lan, quyền lực của giáo hội không lớn.
Người Việt thường sử dụng nhầm lẫn giữa 2 loại tước hiệu Nữ hoàng và Nữ vương. Trong chế độ tước sĩ của Anh Cách Lan, đây là 2 loại tước hiệu khác nhau. Nữ hoàng (Empress) Victoria, nhưng phải là Nữ vương (Queen) Elizabeth II. Trước đây Anh Cách Lan chỉ có Quốc vương, Nữ vương. Đến năm 1876, Nữ vương Victoria gia miện thành Nữ hoàng Ấn Độ, từ đó Quốc vương và Nữ vương Anh Cách Lan có thêm tước hiệu Hoàng đế, Nữ hoàng. Nhưng đến năm 1947, Ấn Độ độc lập, thì tước hiệu Hoàng đế và Nữ hoàng cũng không còn.
4. Tô Cách Lan (Scotland) :
Chế độ tước sĩ của Tô Cách Lan cơ bản giống với Anh Cách Lan, chỉ có một số khác biệt :
Lord of Parliament : Nghị hội huân tước (tương đương Nam tước của Anh Cách Lan)
Ở nhóm thứ 3 có thêm :
Laird : Nam tước (đứng dưới Lord of Parliament và không phải là quý tộc)
Kỳ sau : Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức
Pháo đài Aversa là một trong những pháo đài kiên cố nhất vương quốc, nằm ở phía bắc vương đô Napoli, là một cứ điểm phòng thủ mặt bắc vương đô, và cũng như là nơi lánh nạn của vương tộc nếu như vương đô thất thủ. Mất vương đô, nhưng Aversa còn, thì vẫn còn cơ hội phục quốc. Nhưng nếu như Aversa thất thủ thì vương đô cũng khó mà giữ được. Do đó, đối với triều đình Napoli, pháo đài Aversa cũng có địa vị trọng yếu không kém gì vương đô.
Khi quân đội Napoli tiến vào Aversa thì đạo Bảo Tiệp quân cũng tiến đến bao vây pháo đài.
Aversa có một bức tường thành cao, kiên cố, cùng nhiều vị trí hiểm yếu để phòng thủ. Năm xưa, khi xây dựng pháo đài này, các Bá tước xứ Aversa đã cố ý xây dựng sao cho sử dụng ít quân phòng thủ để chống lại số quân tấn công lớn hơn nhiều, thật thích hợp với tình trạng hiện tại của quân đội Napoli. Với 5.000 quân phòng thủ, muốn công chiếm pháo đài này, không thể nào không hy sinh vài vạn chiến sĩ. Đó là điều mà quân đội Thần Thánh Đế quốc không thể nào chấp nhận được. Chiêu Anh Tướng quân Lý Xương Văn, thống soái đạo quân Bảo Tiệp, liền triệu tập chúng tham mưu hội họp bàn bạc kế sách. Lý Xương Văn nói :
- Thành bảo của đối phương quá kiên cố, bất lợi cho phía tấn công. Chúng ta lại không thể sử dụng sinh mạng binh sĩ đổi lấy chiến thắng. Mọi người có kế sách gì không ?
Chúng tham mưu khẩn trương suy nghĩ tìm kế sách. Thật ra ý nghĩ trên đã theo bọn họ suốt từ khi Bảo Tiệp quân bao vây Aversa đến giờ. Bọn họ đều biết rằng nếu sử dụng sinh mạng binh sĩ để đổi lấy chiến thắng, dù có công chiếm được Aversa, bọn họ cũng chẳng có công lao gì, thậm chí nếu quân số thiệt hại nặng nề thì còn có thể bị giáng chức, cách chức.
Hồi lâu, một viên tham mưu rụt rè nói :
- Tướng quân. Có lẽ chúng ta đã rơi vào ngộ khu. Nhiệm vụ của chúng ta là chiếm lĩnh Napoli chứ không nhất thiết phải chiếm lĩnh Aversa.
Lý Xương Văn hỏi :
- Ý ngươi là chúng ta bỏ qua Aversa, trực tiếp tiến công Napoli ?
Viên tham mưu kia đáp :
- Tướng quân. Chúng ta có thể để lại 1 vạn quân bao vây Aversa. Số còn lại tấn công Napoli. Hiện tại Napoli hầu như không còn quân phòng thủ.
Lý Xương Văn gật đầu khen phải, vừa định lên tiếng khen ngợi thì một viên tham mưu khác lại góp ý :
- Tướng quân. Chúng ta không nhất thiết bao vây Aversa, hủy diệt nó luôn cũng được. Dạng kiến trúc thành bảo như thế, bản triều xây dựng lại cũng chẳng mất bao nhiêu thời gian. Aversa không giống như Napoli, chúng ta không cần phải cố kỵ nhiều.
Người Âu châu xây dựng lâu đài, pháo đài (Castle) bằng đá, nên mất nhiều thời gian, còn Thần Thánh Đế quốc xây dựng bằng thạch nê (tức bê tông cốt thép), nên mất ít thời gian hơn. Lý Xương Văn ngạc nhiên hỏi :
- Ngươi có kế sách gì ?
Gã ta đáp :
- Tướng quân. Hỏa công.
Hỏa công – đối với các tướng lĩnh phương đông không hề lạ. Nhất là trong lịch sử chiến tranh Trung Hoa, hỏa công được sử dụng rất nhiều. Trận Xích Bích nổi tiếng sử dụng hỏa công. Vũ Hương Hầu Gia Cát Lượng cũng thiện trường sử dụng hỏa công. Nhiều tướng lĩnh và quân sư cũng nhờ sử dụng hỏa công mà nổi tiếng. Nhiều khai quốc công thần của Minh triều cũng nổi tiếng nhờ sử dụng hỏa công. Do đó, khi nghe nhắc đến hỏa công, Lý Xương Văn lập tức hội ý, cười hắc hắc nói :
- Tốt lắm. Hôm nay hủy diệt Aversa. Ngày mai tiến chiếm Napoli.
Sau đó, tướng lệnh truyền ra, toàn thể đại quân chỉ để lại 1 vạn bao vây pháo đài, số còn lại tỏa ra xung quanh đốn gỗ, thu nhặt các vật dễ cháy. Đến chiều, một lượng lớn gỗ củi chất thành nhiều đống xung quanh pháo đài, khiến thủ quân bên trong pháo đài ngạc nhiên vô cùng, không hiểu đối phương định làm gì, chẳng lẽ định đốt củi để sưởi ấm. Đã sang xuân rồi, thời tiết đâu còn lạnh nữa, vả lại có đốt củi sưởi ấm cũng đâu cần nhiều gỗ củi như thế. Bất giác, cả bọn đều có cảm giác không hay.
Mọi sự chuẩn bị hoàn tất, tướng lệnh lại truyền ra, đại quân mang gỗ củi và các vật dễ cháy ném vào chân thành, chất kín xung quanh không để lại một khoảng trống nào. Đến lúc này, thủ quân bên trong pháo đài mới hiểu rõ mưu đồ của đối phương là định thiêu sống bọn họ, ai nấy đều lạnh xương sống.
Tướng lệnh lại truyền ra, binh sĩ y lệnh phóng hỏa và ngọn lửa bốc lên dữ dội. Do lượng gỗ củi quá nhiều, lại có hỏa dược trợ thế, nên ngọn lửa bốc lên quá cao, hỏa thế vô cùng hung hãn, và nhiệt độ tỏa ra cũng rất cao. Chỉ sau một lúc, cả thành tường cũng bị nung đỏ hồng. Pháo đài bị biến thành một ngọn đuốc khổng lồ, nổi bật trong đêm.
Xong đâu đấy, chẳng cần chờ đợi kết quả, Lý Xương Văn chỉ để lại 1 vạn quân canh giữ và phụ trách duy trì ngọn lửa, số quân còn lại đều được lệnh tranh thủ nghỉ ngơi để sáng sớm ngày mai hành quân đến Napoli.
Do số lượng gỗ củi quá nhiều, ngọn lửa duy trì suốt hai ngày đêm, và toàn bộ thủ quân trong pháo đài đều bị thiêu sống. Thật ra thì chỉ sau nửa ngày, thủ quân bên trong pháo đài đã giương cờ trắng đầu hàng. Có điều binh sĩ của Bảo Tiệp quân đều cố tình tỏ ra không nhìn thấy. Ngọn lửa quá lớn, hỏa thế quá hung hãn, không ai muốn vì kẻ địch mà mạo hiểm tiếp cận ngọn lửa, để rồi uổng mạng vô ích. Trong khi muốn tiếp nhận đầu hàng thì bọn họ phải dập tắt ngọn lửa, mở đường cho hàng binh đi ra.
Không được chấp nhận đầu hàng, thủ quân bên trong pháo đài không thể tránh khỏi số phận bị thiêu sống. Và những nạn nhân đầu tiên chính là 300 Hiệp sĩ. Hiệp sĩ của Âu châu thời Trung Cổ sử dụng những bộ áo giáp quá nặng nề, toàn thân sắt thép từ đầu đến chân, tuy có thể bảo hộ tốt cơ thể, nhưng cũng khiến cho việc di chuyển rất khó khăn, đồng thời mỗi khi mặc vào hay cởi ra đều mất rất nhiều thời gian và công sức. Do vậy mà Hiệp sĩ thường phải có tùy tùng trợ giúp, giúp đỡ bọn họ mặc giáp và lên ngựa. Thế rồi lúc này đây cũng chính bộ giáp đó đã góp phần khiến cho bọn họ tử vong sớm hơn những người khác. Thử tưởng tượng toàn thân bao bọc trong sắt thép, đứng giữa ngọn lửa đáng cháy hừng hực, hậu quả …
Sau khi ngọn lửa được dập tắt, pháo đài Aversa đã trở thành một đống hoang tàn, đương nhiên những người bên trong đều đã hóa ra tro. Bảo Tiệp quân đệ tam sư cũng chẳng buồn dọn dẹp chiến trường (bị ngọn lửa thiêu đốt suốt hai ngày, làm gì còn có chiến lợi phẩm tồn tại), mà kéo xuống Napoli trợ chiến. Nhưng khi đệ tam sư đến được Napoli thì thành phố đã rơi vào tay Bảo Tiệp quân. Do Napoli hầu như không còn quân đội phòng thủ, Bảo Tiệp quân đã công chiếm rất dễ dàng. James de Bourbon cùng các quý tộc của Napoli đã bỏ chạy đến xứ Taranto ở phía đông nam vương quốc, lĩnh địa mà James de Bourbon nhắm đến khi kết hôn với Joan II de Napoli.
Sau khi chiếm lĩnh Napoli, vương đô của vương quốc Napoli, Lý Xương Văn cùng Triệu Quý Thường chia hai đạo quân Bảo Tiệp và Chiêu Viễn thành nhiều toán nhỏ, ít thì một vệ, nhiều thì năm ba vệ, tỏa ra bình định khu vực trung bộ vương quốc Napoli, với mục tiêu giải quyết hoàn toàn giới quý tộc ‘phản nghịch’ của Napoli. Bọn họ bị kết tội ‘phản nghịch’ vì đã thần phục cha con Ladislaus de Napoli mà chống lại nhà Anjou, thậm chí còn theo Ladislaus de Napoli ba lần tấn công giáo đô La Mã, đuổi Đức Thánh Cha (Papal) khỏi đấy, và có lần còn buộc Đức Thánh Cha nộp tiền chuộc 100.000 florin (mỗi florin nặng 3,85 gam vàng, 1 chỉ vàng chỉ có 3,75 gam, tức 100.000 florin tương đương 10.267 lượng vàng, hay 385 kilôgam vàng). Những tội trạng đó được công bố, người Âu châu, nhất là những tín đồ Công giáo La Mã, nếu không ủng hộ thì cũng không phản đối việc trừng trị những kẻ ‘phản nghịch’ đó. Nhất là những bài ca về “Vương tử của bi thương” được phổ biến trước đây đã giúp cho Long nhi có lợi hơn về mặt dư luận. Đa số bình dân không chống lại sự cai trị của Long nhi, không phải đối việc thay đổi triều đại ở Napoli. Dù gì thì bọn họ cũng không ưa James de Bourbon. Những kẻ chống đối chỉ có giới quý tộc, những kẻ mà dù có chống đối hay không đều thuộc đối tượng bị giải quyết (trục xuất hay bắt giữ). Bọn họ càng chống đối thì đối với Đế quốc, đối với sự cai trị sau này của Long nhi càng có lợi.
Có thể bà con chưa biết :
Các loại tước hiệu của quý tộc Âu châu (phần 2)
3. Anh Cách Lan (England) :
Chế độ tước sĩ của triều đình Anh Cách Lan có bối cảnh lịch sử rất lâu đời (có lẽ chỉ sau Pháp Lan Tây). Phong hiệu phân thành 7 cấp chính, chia thần dân thành 2 bộ phận lớn là quý tộc (peerage) và bình dân.
Nhóm 1 :
King and Emperor / Queen and Empress : Quốc vương kiêm Hoàng đế / Nữ vương kiêm Nữ hoàng.
King / Queen : Quốc vương / Nữ vương.
Prince of Wales : Vương tử xứ Wales (tước hiệu của Thái tử)
Prince - Vương tử
Princess Royal / Princess : Đại công chủ / Công chủ.
Nhóm 2 :
Royal Duke / Royal Duchess : Đại công tước / Nữ đại công tước
Duke / Duchess : Công tước / Nữ công tước
Marquess / Magrave : Hầu tước / Nữ hầu tước
Count / Countess : Bá tước / Nữ bá tước
Viscount / Viscountess : Tử tước / Nữ tử tước
Baron / Baroness : Nam tước / Nữ nam tước
Lord : Huân tước (tước hiệu phong cho con trai của công tước, hầu tước; không có phong địa)
Nhóm 3 :
Bar - Tùng nam tước
Knight - Hiệp sĩ
Nhóm 1 là thành viên Hoàng gia, nhóm 2 là quý tộc, nhóm 3 phi quý tộc.
Ở Anh Cách Lan, quyền lực của giáo hội không lớn.
Người Việt thường sử dụng nhầm lẫn giữa 2 loại tước hiệu Nữ hoàng và Nữ vương. Trong chế độ tước sĩ của Anh Cách Lan, đây là 2 loại tước hiệu khác nhau. Nữ hoàng (Empress) Victoria, nhưng phải là Nữ vương (Queen) Elizabeth II. Trước đây Anh Cách Lan chỉ có Quốc vương, Nữ vương. Đến năm 1876, Nữ vương Victoria gia miện thành Nữ hoàng Ấn Độ, từ đó Quốc vương và Nữ vương Anh Cách Lan có thêm tước hiệu Hoàng đế, Nữ hoàng. Nhưng đến năm 1947, Ấn Độ độc lập, thì tước hiệu Hoàng đế và Nữ hoàng cũng không còn.
4. Tô Cách Lan (Scotland) :
Chế độ tước sĩ của Tô Cách Lan cơ bản giống với Anh Cách Lan, chỉ có một số khác biệt :
Lord of Parliament : Nghị hội huân tước (tương đương Nam tước của Anh Cách Lan)
Ở nhóm thứ 3 có thêm :
Laird : Nam tước (đứng dưới Lord of Parliament và không phải là quý tộc)
Kỳ sau : Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.