Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc
Chương 110: SALZBURG ĐẠI HỘI CHIẾN (2)
Giang Hoài Ngọc
20/03/2013
Giang lịch năm thứ 3 vạn 9.519 (Đinh Dậu, 1417). Mùa hạ, tháng 4. Salzburg.
Liên quân Đế quốc La – Đức – vương quốc Hungary huy động gần như toàn bộ lực lượng quân sự mà bọn họ có thể huy động được để đưa đến chiến trường Salzburg. Hoàng đế Sigismund de Luxembourg của Đế quốc La – Đức đã huy động quân đội từ các công quốc Luxembourg, Bavaria, Áo, Bohemia, Moravia, Silesia, Saxony, Württemberg, Francony, Palatinate, Lüneburg, Bradenburg, Hesse, Cologne, và hàng trăm lĩnh địa lớn nhỏ khác, tổng quân số 190.000 người. Vương quốc Hungary cũng điều động 95.000 quân đến tham chiến. Tổng quân số của liên quân đông đến 285.000 người, thanh thế kinh nhân. Trên các cánh đồng của Salzburg toàn người là người, quang cảnh cực kỳ tráng quán.
Trong khi đó, bên phía liên quân Thần Thánh Đế quốc – Latium – Trento cũng có viện quân, nhưng chỉ có thêm 1 vạn tân binh Latium mới tuyển mộ, được đưa ra chiến trường để quen với việc chinh chiến. Tổng quân số liên quân đạt 213.000 người, tuy cũng đông, nhưng so với đối phương thì ít hơn khoảng 25%.
Ngày 26 tháng 4, sau khi đã ổn định quân tâm, an bài ổn thỏa nơi đóng quân, Hoàng đế Đế quốc La – Đức Sigismund de Luxembourg liền phái sứ giả sang doanh trại đối phương hạ chiến thư.
Sứ giả của Hoàng đế Sigismund de Luxembourg tay cầm một lá cờ trắng nhỏ (cờ hiệu của sứ giả, báo hiệu không phải lực lượng chiến đấu), sang trước doanh trại của liên quân Thần Thánh Đế quốc – Latium – Trento gọi lớn :
- Ta là sứ giả của Thánh Hoàng đế sang gặp Nguyên soái của các ngươi.
Trong doanh trại không ai lên tiếng, quân canh vẫn ở trên các vọng lâu, tiễn tháp nhìn ra ngoài, không ai thèm đáp lời sứ giả. Gã ta có cảm giác bị khinh thị, lại quát to :
- Ta là sứ giả của Thánh Hoàng đế sang gặp Nguyên soái của các ngươi. Trong các ngươi có ai có thể nói chuyện thì mau đáp lời.
Giây lát, từ trên vọng lâu có một giọng âm trầm truyền xuống :
- Đại vương của chúng ta thân phận tôn quý, đâu phải ai muốn gặp thì cũng có thể gặp được. Ngươi hãy chờ ở đó, chờ Đại vương định đoạt.
Sứ giả tự nhận rằng có đại quân hậu thuẫn, không hề lo sợ, nên quát trả :
- Ta là sứ giả của Thánh Hoàng đế, thay mặt Thánh Hoàng đế sang gặp Đại vương của các ngươi. Chẳng lẽ Thánh Hoàng đế của chúng ta lại không tôn quý hơn Đại vương của các ngươi hay sao ?
Trong thâm tâm của gã ta, Hoàng đế đương nhiên phải tôn quý hơn vương, nên dương dương đắc ý. Nào ngờ gã lại nhận được câu trả lời hoàn toàn nằm ngoài dự liệu của gã. Đối phương khi nghe gã nói thế, cất tiếng cười dài, hồi lâu mới nói :
- Đương nhiên. Đương nhiên Đại vương của chúng ta tôn quý hơn Hoàng đế của các ngươi. Hoàng đế của các ngươi, so với các Hoàng đế của Trung Hoa, Mông Cổ, e rằng vẫn còn kém hơn một bậc. Trong khi Đại vương của chúng ta có thân phận còn tôn quý hơn cả các Hoàng đế của Trung Hoa, Mông Cổ.
Câu trả lời của đối phương khiến cho gã sứ giả ngớ người, lặng yên hồi lâu. Đối với người Âu châu thời bấy giờ, Trung Hoa, nơi có thể sản xuất tơ lụa, gốm sứ, trà diệp, … là một đại quốc. Còn Mông Cổ thì khỏi phải nói, đương nhiên là một đại quốc. Vó ngựa Mông Cổ đã làm biết bao người Âu châu kinh sợ. Người Âu châu và người Thổ - Hồi Giáo (đế quốc Ottoman) luôn thù hằn với nhau, nhưng khi Timur (Thiếp Mộc Nhi) của Hãn quốc Chagatai (Sát Hợp Đài) thống suất 140.000 quân tiến vào Ankara, tấn công Đế quốc Ottoman vào năm 1402, người Âu châu sợ quân Ottoman thất bại, quân Mông Cổ sẽ tràn vào Âu châu nên đã quay sang ủng hộ Đế quốc Ottoman. Kết quả, quân Ottoman vẫn thảm bại ở Ankara, khiến Âu châu chấn động. Còn trước đó, khi Hãn Batu (cháu nội Thành Cát Tư Hãn) dẫn quân tấn công Âu châu, Đức Thánh Cha Innocent IV đã phái sứ giả đến tận thảo nguyên Mông Cổ cầu hòa.
Marco Polo của thành Venice và Giovanni da Pian del Carpini, Giám mục Tổng giáo phận Antivari đã đến Mông Cổ và mang về Âu châu những thông tin về sức mạnh của Đế quốc Mông Cổ. Mặc dù vào thời Trung Cổ, những câu chuyện của Marco Polo bị nghi ngờ và bị cho là những câu chuyện viễn tưởng (ngay cả các nhà nghiên cứu thời hiện đại vẫn nghi ngờ, bởi lịch sử Trung Hoa không nhắc gì đến Marco Polo, trong khi ông tự nhận rằng mình đã được làm quan ở Trung Hoa dưới triều Nguyên của Hốt Tất Liệt; theo lẽ thường, một người Âu châu được làm quan ở Trung Hoa tất nhiên phải được ghi chép lại). Trong khi đó, những câu chuyện của Giovanni da Pian del Carpini lại được tin tưởng, bởi Ngài là Giám mục Tổng giáo phận Antivari, phụng mệnh Đức Thánh Cha Innocent IV đi sứ Mông Cổ. Ngài khởi hành từ Lyon vào lễ Phục sinh năm 1245, mang theo một bức thư của Đức Thánh Cha gửi đến Đại Hãn (Great Khan) để cầu hòa và mời Đại Hãn theo Cơ Đốc giáo. Sứ đoàn đi qua Kiev, vượt qua Nepere và Volga, rồi gặp Hãn Batu tại Volga. Ngài là người Âu châu đầu tiên ghi lại những cái tên hiện đại của các con sông đó. Sau đó sứ đoàn được kỵ binh Mông Cổ hộ tống đi đến thảo nguyên Mông Cổ gặp Đại Hãn. Kết quả của chuyến đi, sứ đoàn mang về Âu châu lá thư của Đại Hãn Mông Cổ yêu cầu Đức Thánh Cha và các quân vương Âu châu phải tuyên thệ trung thành với Đại Hãn, cùng với thông tin quân Mông Cổ tiếp tục tây tiến. Cũng từ đó, người Mông Cổ bị xem là ‘Tai họa của Chúa’ (the scourge of God). Sau khi Đế quốc Mông Cổ bị phân hóa thành 4 Hãn quốc, thì 2 Hãn quốc ở phía tây có tiếp giáp với Âu châu là Hãn quốc Kim trướng (Golden Hordes Khanate) có biên giới đến Hắc Hải và Hãn quốc Sát Hợp Đài (Chagatai Khanate) có biên giới đến Syria, vẫn là sự uy hiếp lớn đối với các nước Âu châu.
Do vậy, khi nghe nói vị Đại vương của đối phương có địa vị tôn quý hơn cả các Hoàng đế của Trung Hoa và Mông Cổ, gã sứ giả của Hoàng đế Sigismund de Luxembourg bán tín bán nghi. Người trên vọng lâu cũng không giải thích, chỉ lạnh lùng bảo :
- Ngươi cứ chờ ở đó, chờ Đại vương định đoạt.
Gã sứ giả bực bội càu nhàu một hồi, rồi đành tìm chỗ ngồi chờ. Nhiệm vụ chưa hoàn thành, gã không dám bỏ về, chỉ đành nhẫn nhịn chờ đợi. Hoàng đế Sigismund de Luxembourg tính tình nóng nảy bạo ngược, đối đãi thủ hạ chẳng nhẹ tay bao giờ.
Hồi lâu, cổng doanh trại mở ra. Một vị quý tộc Âu châu đến chỗ gã sứ giả của Hoàng đế Sigismund de Luxembourg, nhã nhặn nói :
- Chúng ta đi thôi. Đại nhân đang chờ.
Gã sứ giả thấy đối phương xử sự nhã nhặn, trong lòng cả mừng, cũng không ra vẻ kiêu kỳ, sợ làm đối phương phật ý, rồi sẽ đổi thành người khác tiếp đãi giống như người trên vọng lâu khi nãy, lúc đó chỉ có bản thân gã chịu thiệt thòi. Do vậy, gã cũng lịch sự đáp lễ, rồi đi theo vào trong doanh trại.
Qua nhiều khu đóng quân, đến khu trung tâm, gã sứ giả được đưa vào một doanh trướng. Ngồi giữa doanh trướng là một vị Giám mục Cơ Đốc giáo, sắc diện bất thiện. Gã sứ giả chưa từng gặp vị Giám mục kia bao giờ, nhưng cũng đoán biết đối phương hẳn là George I de Trento, là Vương tử - Giám mục của Trento. Trong quân đội đối phương, chỉ có duy nhất George I de Trento là Giám mục mà thôi. Dù song phương đang ở tình trạng đối địch nhau, nhưng gã sứ giả bản thân là một tín đồ Cơ Đốc giáo, khi gặp hàng giáo phẩm bắt buộc phải kính lễ, để biểu hiện lòng tôn kính Giáo hội, tôn kính Chúa. Do đó, gã ta vội hành lễ, làm dấu thánh, nói :
- Cầu Chúa phù hội Ngài. Giám mục Đại nhân.
George I de Trento cũng làm dấu thánh, nói :
- Chúa sẽ phù hộ ngươi !
Gã sứ giả biết không thể gặp được vị Đại vương của đối phương, cảm thấy đưa chiến thư cho George I de Trento cũng được, nên vội lấy chiến thư ra, trao cho George I de Trento, nói :
- Giám mục Đại nhân. Đây là chiến thư của Thánh Hoàng đế gửi cho các vị.
George I de Trento cầm bức chiến thư trên tay, cũng không mở ra xem mà quẳng sang một bên, rồi nghiêm giọng nói :
- Khi nào quyết chiến, chỉ có Đại vương mới có thể định đoạt. Cả Hoàng đế của các ngươi cũng không thể. Chúng ta việc gì phải nghe theo sự an bài của Sigismund de Luxembourg.
Gã sứ giả biện bác :
- Nếu vậy thì Thánh Hoàng đế cũng chưa chắc chịu nghe theo sự an bài của Đại vương các vị.
George I de Trento lạnh lùng nói :
- Vậy thì các ngươi còn hạ chiến thư làm gì ?
Gã sứ giả nói :
- Nếu không định ngày quyết chiến, chẳng lẽ quân đội song phương cứ đóng quân mãi như thế hay sao ?
George I de Trento hỏi lại :
- Vậy có sao đâu ? Khi nào thấy thích hợp, Đại vương sẽ ra lệnh tấn công. Còn lúc này, cứ chờ đấy.
Gã sứ giả nói :
- Quân đội song phương đông đến nửa triệu, cứ đóng quân mãi ở đây, không làm gì cả, hao phí biết bao nhiêu mà nói !
George I de Trento cười nhạt, biết rằng bên phía đối phương có lương thực không được dư dả cho lắm, nên mới nóng vội quyết chiến như thế. Đại quân đông đến 285.000 người, mỗi ngày tiêu hao lương thực rất nhiều, kéo dài cả tháng sẽ thành một con số thiên văn.
Liên quân Đế quốc La – Đức – vương quốc Hungary huy động gần như toàn bộ lực lượng quân sự mà bọn họ có thể huy động được để đưa đến chiến trường Salzburg. Hoàng đế Sigismund de Luxembourg của Đế quốc La – Đức đã huy động quân đội từ các công quốc Luxembourg, Bavaria, Áo, Bohemia, Moravia, Silesia, Saxony, Württemberg, Francony, Palatinate, Lüneburg, Bradenburg, Hesse, Cologne, và hàng trăm lĩnh địa lớn nhỏ khác, tổng quân số 190.000 người. Vương quốc Hungary cũng điều động 95.000 quân đến tham chiến. Tổng quân số của liên quân đông đến 285.000 người, thanh thế kinh nhân. Trên các cánh đồng của Salzburg toàn người là người, quang cảnh cực kỳ tráng quán.
Trong khi đó, bên phía liên quân Thần Thánh Đế quốc – Latium – Trento cũng có viện quân, nhưng chỉ có thêm 1 vạn tân binh Latium mới tuyển mộ, được đưa ra chiến trường để quen với việc chinh chiến. Tổng quân số liên quân đạt 213.000 người, tuy cũng đông, nhưng so với đối phương thì ít hơn khoảng 25%.
Ngày 26 tháng 4, sau khi đã ổn định quân tâm, an bài ổn thỏa nơi đóng quân, Hoàng đế Đế quốc La – Đức Sigismund de Luxembourg liền phái sứ giả sang doanh trại đối phương hạ chiến thư.
Sứ giả của Hoàng đế Sigismund de Luxembourg tay cầm một lá cờ trắng nhỏ (cờ hiệu của sứ giả, báo hiệu không phải lực lượng chiến đấu), sang trước doanh trại của liên quân Thần Thánh Đế quốc – Latium – Trento gọi lớn :
- Ta là sứ giả của Thánh Hoàng đế sang gặp Nguyên soái của các ngươi.
Trong doanh trại không ai lên tiếng, quân canh vẫn ở trên các vọng lâu, tiễn tháp nhìn ra ngoài, không ai thèm đáp lời sứ giả. Gã ta có cảm giác bị khinh thị, lại quát to :
- Ta là sứ giả của Thánh Hoàng đế sang gặp Nguyên soái của các ngươi. Trong các ngươi có ai có thể nói chuyện thì mau đáp lời.
Giây lát, từ trên vọng lâu có một giọng âm trầm truyền xuống :
- Đại vương của chúng ta thân phận tôn quý, đâu phải ai muốn gặp thì cũng có thể gặp được. Ngươi hãy chờ ở đó, chờ Đại vương định đoạt.
Sứ giả tự nhận rằng có đại quân hậu thuẫn, không hề lo sợ, nên quát trả :
- Ta là sứ giả của Thánh Hoàng đế, thay mặt Thánh Hoàng đế sang gặp Đại vương của các ngươi. Chẳng lẽ Thánh Hoàng đế của chúng ta lại không tôn quý hơn Đại vương của các ngươi hay sao ?
Trong thâm tâm của gã ta, Hoàng đế đương nhiên phải tôn quý hơn vương, nên dương dương đắc ý. Nào ngờ gã lại nhận được câu trả lời hoàn toàn nằm ngoài dự liệu của gã. Đối phương khi nghe gã nói thế, cất tiếng cười dài, hồi lâu mới nói :
- Đương nhiên. Đương nhiên Đại vương của chúng ta tôn quý hơn Hoàng đế của các ngươi. Hoàng đế của các ngươi, so với các Hoàng đế của Trung Hoa, Mông Cổ, e rằng vẫn còn kém hơn một bậc. Trong khi Đại vương của chúng ta có thân phận còn tôn quý hơn cả các Hoàng đế của Trung Hoa, Mông Cổ.
Câu trả lời của đối phương khiến cho gã sứ giả ngớ người, lặng yên hồi lâu. Đối với người Âu châu thời bấy giờ, Trung Hoa, nơi có thể sản xuất tơ lụa, gốm sứ, trà diệp, … là một đại quốc. Còn Mông Cổ thì khỏi phải nói, đương nhiên là một đại quốc. Vó ngựa Mông Cổ đã làm biết bao người Âu châu kinh sợ. Người Âu châu và người Thổ - Hồi Giáo (đế quốc Ottoman) luôn thù hằn với nhau, nhưng khi Timur (Thiếp Mộc Nhi) của Hãn quốc Chagatai (Sát Hợp Đài) thống suất 140.000 quân tiến vào Ankara, tấn công Đế quốc Ottoman vào năm 1402, người Âu châu sợ quân Ottoman thất bại, quân Mông Cổ sẽ tràn vào Âu châu nên đã quay sang ủng hộ Đế quốc Ottoman. Kết quả, quân Ottoman vẫn thảm bại ở Ankara, khiến Âu châu chấn động. Còn trước đó, khi Hãn Batu (cháu nội Thành Cát Tư Hãn) dẫn quân tấn công Âu châu, Đức Thánh Cha Innocent IV đã phái sứ giả đến tận thảo nguyên Mông Cổ cầu hòa.
Marco Polo của thành Venice và Giovanni da Pian del Carpini, Giám mục Tổng giáo phận Antivari đã đến Mông Cổ và mang về Âu châu những thông tin về sức mạnh của Đế quốc Mông Cổ. Mặc dù vào thời Trung Cổ, những câu chuyện của Marco Polo bị nghi ngờ và bị cho là những câu chuyện viễn tưởng (ngay cả các nhà nghiên cứu thời hiện đại vẫn nghi ngờ, bởi lịch sử Trung Hoa không nhắc gì đến Marco Polo, trong khi ông tự nhận rằng mình đã được làm quan ở Trung Hoa dưới triều Nguyên của Hốt Tất Liệt; theo lẽ thường, một người Âu châu được làm quan ở Trung Hoa tất nhiên phải được ghi chép lại). Trong khi đó, những câu chuyện của Giovanni da Pian del Carpini lại được tin tưởng, bởi Ngài là Giám mục Tổng giáo phận Antivari, phụng mệnh Đức Thánh Cha Innocent IV đi sứ Mông Cổ. Ngài khởi hành từ Lyon vào lễ Phục sinh năm 1245, mang theo một bức thư của Đức Thánh Cha gửi đến Đại Hãn (Great Khan) để cầu hòa và mời Đại Hãn theo Cơ Đốc giáo. Sứ đoàn đi qua Kiev, vượt qua Nepere và Volga, rồi gặp Hãn Batu tại Volga. Ngài là người Âu châu đầu tiên ghi lại những cái tên hiện đại của các con sông đó. Sau đó sứ đoàn được kỵ binh Mông Cổ hộ tống đi đến thảo nguyên Mông Cổ gặp Đại Hãn. Kết quả của chuyến đi, sứ đoàn mang về Âu châu lá thư của Đại Hãn Mông Cổ yêu cầu Đức Thánh Cha và các quân vương Âu châu phải tuyên thệ trung thành với Đại Hãn, cùng với thông tin quân Mông Cổ tiếp tục tây tiến. Cũng từ đó, người Mông Cổ bị xem là ‘Tai họa của Chúa’ (the scourge of God). Sau khi Đế quốc Mông Cổ bị phân hóa thành 4 Hãn quốc, thì 2 Hãn quốc ở phía tây có tiếp giáp với Âu châu là Hãn quốc Kim trướng (Golden Hordes Khanate) có biên giới đến Hắc Hải và Hãn quốc Sát Hợp Đài (Chagatai Khanate) có biên giới đến Syria, vẫn là sự uy hiếp lớn đối với các nước Âu châu.
Do vậy, khi nghe nói vị Đại vương của đối phương có địa vị tôn quý hơn cả các Hoàng đế của Trung Hoa và Mông Cổ, gã sứ giả của Hoàng đế Sigismund de Luxembourg bán tín bán nghi. Người trên vọng lâu cũng không giải thích, chỉ lạnh lùng bảo :
- Ngươi cứ chờ ở đó, chờ Đại vương định đoạt.
Gã sứ giả bực bội càu nhàu một hồi, rồi đành tìm chỗ ngồi chờ. Nhiệm vụ chưa hoàn thành, gã không dám bỏ về, chỉ đành nhẫn nhịn chờ đợi. Hoàng đế Sigismund de Luxembourg tính tình nóng nảy bạo ngược, đối đãi thủ hạ chẳng nhẹ tay bao giờ.
Hồi lâu, cổng doanh trại mở ra. Một vị quý tộc Âu châu đến chỗ gã sứ giả của Hoàng đế Sigismund de Luxembourg, nhã nhặn nói :
- Chúng ta đi thôi. Đại nhân đang chờ.
Gã sứ giả thấy đối phương xử sự nhã nhặn, trong lòng cả mừng, cũng không ra vẻ kiêu kỳ, sợ làm đối phương phật ý, rồi sẽ đổi thành người khác tiếp đãi giống như người trên vọng lâu khi nãy, lúc đó chỉ có bản thân gã chịu thiệt thòi. Do vậy, gã cũng lịch sự đáp lễ, rồi đi theo vào trong doanh trại.
Qua nhiều khu đóng quân, đến khu trung tâm, gã sứ giả được đưa vào một doanh trướng. Ngồi giữa doanh trướng là một vị Giám mục Cơ Đốc giáo, sắc diện bất thiện. Gã sứ giả chưa từng gặp vị Giám mục kia bao giờ, nhưng cũng đoán biết đối phương hẳn là George I de Trento, là Vương tử - Giám mục của Trento. Trong quân đội đối phương, chỉ có duy nhất George I de Trento là Giám mục mà thôi. Dù song phương đang ở tình trạng đối địch nhau, nhưng gã sứ giả bản thân là một tín đồ Cơ Đốc giáo, khi gặp hàng giáo phẩm bắt buộc phải kính lễ, để biểu hiện lòng tôn kính Giáo hội, tôn kính Chúa. Do đó, gã ta vội hành lễ, làm dấu thánh, nói :
- Cầu Chúa phù hội Ngài. Giám mục Đại nhân.
George I de Trento cũng làm dấu thánh, nói :
- Chúa sẽ phù hộ ngươi !
Gã sứ giả biết không thể gặp được vị Đại vương của đối phương, cảm thấy đưa chiến thư cho George I de Trento cũng được, nên vội lấy chiến thư ra, trao cho George I de Trento, nói :
- Giám mục Đại nhân. Đây là chiến thư của Thánh Hoàng đế gửi cho các vị.
George I de Trento cầm bức chiến thư trên tay, cũng không mở ra xem mà quẳng sang một bên, rồi nghiêm giọng nói :
- Khi nào quyết chiến, chỉ có Đại vương mới có thể định đoạt. Cả Hoàng đế của các ngươi cũng không thể. Chúng ta việc gì phải nghe theo sự an bài của Sigismund de Luxembourg.
Gã sứ giả biện bác :
- Nếu vậy thì Thánh Hoàng đế cũng chưa chắc chịu nghe theo sự an bài của Đại vương các vị.
George I de Trento lạnh lùng nói :
- Vậy thì các ngươi còn hạ chiến thư làm gì ?
Gã sứ giả nói :
- Nếu không định ngày quyết chiến, chẳng lẽ quân đội song phương cứ đóng quân mãi như thế hay sao ?
George I de Trento hỏi lại :
- Vậy có sao đâu ? Khi nào thấy thích hợp, Đại vương sẽ ra lệnh tấn công. Còn lúc này, cứ chờ đấy.
Gã sứ giả nói :
- Quân đội song phương đông đến nửa triệu, cứ đóng quân mãi ở đây, không làm gì cả, hao phí biết bao nhiêu mà nói !
George I de Trento cười nhạt, biết rằng bên phía đối phương có lương thực không được dư dả cho lắm, nên mới nóng vội quyết chiến như thế. Đại quân đông đến 285.000 người, mỗi ngày tiêu hao lương thực rất nhiều, kéo dài cả tháng sẽ thành một con số thiên văn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.