Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc
Chương 48: TRẬN SUEZ ĐÁNH BẠI QUÂN MAMLUK
Giang Hoài Ngọc
20/03/2013
Giang lịch năm thứ 3 vạn 9.515 (Quý Tỵ, 1413), mùa đông tháng chạp.
Hồng Long phân hạm đội tiến vào vịnh Suez, gây nhiều khủng hoảng cho quân dân trên bờ. Quân đội Mamluk xây dựng khẩn cấp nhiều cứ điểm dọc theo bờ biển, tổ chức phòng ngự. Chỉ vì vịnh Suez quá dài, quân Mamluk không thể nào phong tỏa hết bờ biển, nên tập trung phòng thủ ở bờ phía tây, đề phòng quân đội đối phương đổ bộ tiến đánh kinh thành Cairo.
Hồng Long phân hạm đội lại không hề có ý định tiến đánh Cairo, đương nhiên nếu thời cơ thuận lợi, bọn họ sẵn sàng chiếm lĩnh những nơi có thể chiếm lĩnh được. Nhưng lúc này đây cần ưu tiên hoàn thành nhiệm vụ trước đã. Toàn thể các thuyền hạm thuộc Hồng Long phân hạm đội di chuyển vào tận sát cửa vào kênh đào Suez, sau đó xuống thuyền nhỏ, đổ bộ lên bờ. Toàn khu vực Suez địa hình bằng phẳng, rất thích hợp cho quân đội đổ bộ, nhưng thuyền hạm của Hồng Long phân hạm đội quá lớn, không thể trực tiếp cập vào bờ được, phải sử dụng thuyền nhỏ cho quân đội lần lượt đổ bộ.
Số binh sĩ đã đặt chân lên bờ lập tức tổ chức thành đội ngũ, tiêu diệt tất cả binh lính tuần phòng của quân Mamluk. Còn các thuyền nhỏ lại quay ra vận chuyển tiếp đợt quân đổ bộ tiếp theo. Lục quân trên Hồng Long phân hạm đội không đông, cũng chỉ có 2 sư 2 vạn người, nên chỉ mất vài lượt vận chuyển là đã đổ bộ hết lên bờ.
Lúc này, quân Mamluk cũng đã phát hiện đối phương đổ bộ, lập tức điều động 5 vạn quân đang trú đóng quanh đó kéo đến tấn công, có ý đổ đẩy lui quân đội đối phương xuống biển. Bọn họ cũng đã thám thính được rằng đối phương quân đội không đông.
Song phương đối diện, không có gì phải do dự, lập tức lao vào tiến công. Quân đội Đế quốc ít hơn, không trực tiếp tấn công mà dàn thành đội hình phòng ngự, chờ đối phương xông đến. Trọng bộ binh một tay cầm khiên lớn, một tay cầm đại đao dàn thành hàng đầu tiên. Khiên lớn cao gần 1 mét, 2 chiếc khiêng chồng lên nhau, dựng thành hàng chỉnh tề phía trước thành một bức tường vững chắc bảo hộ toàn quân. Tiếp đó là trường thương binh xếp thành hàng thứ hai, trường thương xuyên qua những khoảng trống giữa các chiếc khiên, hướng về phía trước tạo thành thương trận. Cung thủ ở sau cùng, giương cung lắp tên sẵn sàng bắn ra. Đây chỉ là trận hình thông thường của quân đội các nước phương đông.
Quân Mamluk đông hơn, lại cần chủ động tấn công, nên dàn thành đội hình cách đó vài dặm rồi tiến hành xung phong. Các xứ A Lạp Bá nổi tiếng về kỵ binh, 1 vạn kỵ binh dàn ra phía trước làm thành quân chủ lực công kích, mục tiêu xung phá đội hình quân đối phương, 4 vạn bộ binh còn lại phụ trợ.
Hiệu lệnh truyền xuống. Kỵ binh Mamluk thúc chiến mã xung phong, khí thế hung hãn, chứng tỏ cực kỳ thiện chiến. Không thiện chiến sao được, bởi quân Mamluk quanh năm đánh nhau vì tranh đoạt ngôi quốc vương kia mà. Nội chiến liên miên, kết quả trực tiếp là quân đội đều thiện chiến.
Song phương còn cách hơn 2 dặm (800 mét), Mamluk kỵ binh sắc mặt lộ vẻ hung hăng, tay nắm chặt đao kiếm, chuẩn bị chiến đấu. Đột nhiên …
Oanh. Oanh. Oanh …
Hàng loạt đạn pháo từ các chiến hạm ngoài biển bắn vào, rải xuống giữa đội hình Mamluk kỵ binh, lập tức người ngã ngựa nghiêng, đội hình hỗn loạn. Những con ngựa phía trước vì bị đạn pháo phía sau làm cho kinh sợ, hoảng loạn phóng nhanh về phía trước. Những con ngựa phía sau thì sợ hãi chạy tạt sang hai bên. Còn những con ngựa ở ngay đó thì … bị đạn pháo bắn trúng, còn kết quả nào khác nữa.
Số phận những Mamluk kỵ binh ở hàng đầu cũng không khá hơn. Do chiến mã kinh hãi phát cuồng, đã tăng tốc chạy tới trước, xung thẳng vào thương trận. Kết quả thành xâu thành xâu đinh vào trường thương, tử trạng rất thê thảm.
Tiếp đó, 400 khẩu thần công cỡ nhỏ của lục quân khai pháo. Khai hoa đạn rải vào đầu số Mamluk kỵ binh còn chưa xung vào thương trận, tạo nên càng nhiều thương vong, càng nhiều hỗn loạn. Sau đó, cung thủ phóng tên. Mỗi loạt hơn vạn mũi tên bắn đầy trời, hết loạt này đến loạt khác, liên miên bất tuyệt, làm cho tiền đầu Mamluk kỵ binh thiệt hại nặng nề, gần như toàn diệt. Quân đội Đế quốc tiền tiến, lại tiền tiến, áp sát dần nửa phần còn lại của Mamluk kỵ binh. Các khẩu thần công cỡ nhỏ cũng được đẩy theo. Bên phía quân Mamluk, 4 vạn bộ binh cũng đã tiến đến gần, hội hợp cùng số Mamluk kỵ binh còn lại, chuẩn bị xung phong cùng quân Đế quốc hỗn chiến. Các tướng lĩnh Mamluk cũng đã nhận ra nếu cứ giữ khoảng cách, bọn họ chỉ làm bia cho đại pháo của đối phương.
Thần công đại pháo oai lực cự đại, chỉ đáng tiếc thời gian mỗi lần khai pháo hơi bị lâu, do đó cung nỏ vẫn là vũ khí quan trọng trong chiến tranh. Cung nỏ chỉ đến đâu, hàng nghìn quân Mamluk thương vong đến đó. Cung nỏ chỉ về phía nào, quân Mamluk ở đó thương vong ngã xuống còn nhanh hơn cắt cỏ. Nông dân cắt cỏ thì cắt từng nắm từng nắm nhỏ, còn quân Mamluk ngã xuống thì từng phiến từng phiến lớn. Lúc này, cung thủ đã bắn hơn 10 lượt, bắn ra hơn 10 vạn mũi tên, sát tử trọng thương hàng vạn địch nhân thì các khẩu thần công đại pháo lại mới khai pháo lần thứ hai.
Oanh. Oanh. Oanh …
Loạt pháo thứ hai khiến cho sĩ khí của quân Mamluk giảm đến mức thấp nhất. Cuối cùng, đã có tướng lĩnh Mamluk chịu không nổi, dẫn quân tháo chạy. Quân của viên tướng đó ở phía sau, chưa cùng quân đối phương trực tiếp chiến đấu, nhưng thấy tình cảnh phía trước, ai nấy không khỏi lạnh người, vừa nghe lệnh rút lui là lập tức ùn ùn tháo chạy. Theo thể chế hiện tại của vương triều Mamluk, địa vị của các tướng lĩnh Mamluk phụ thuộc vào lực lượng quân đội mà họ nắm giữ. Có quân đội, bọn họ mới có thể chiếm địa bàn, làm quân phiệt, mưu đồ tranh ngôi. Nếu như không còn quân, bọn họ cũng sẽ không là gì cả. Do đó viên tướng kia sợ quân bản bộ thương vong hết sạch, nên tự tiện dẫn quân tháo lui. Dù sao thì các tướng lĩnh Mamluk chẳng ai chịu ai, chỉ cần nắm quân trong tay là chẳng cần sợ gì cả.
Sau khi có một toán quân Mamluk tháo chạy, những toán quân Mamluk ở gần đó thấy tình thế không hay, cũng bắt đầu tháo chạy theo. Gần 3 vạn tàn quân Mamluk nhanh chóng tan vỡ, tranh nhau tháo chạy, tình thế hỗn loạn cực độ.
Giữa lúc đó, từ trong hướng nội địa chợt xuất hiện đại đội nhân mã bất thần tấn công tàn quân Mamluk. Một bên vừa đại bại, sĩ khí mất hết, đang tháo chạy; một bên dưỡng tinh xúc nhuệ, chiến ý bừng bừng. Chiến cục hoàn toàn nghiêng hẳn về một phía. Tàn quân Mamluk bị lưỡng diện hiệp kích, lớp thương vong, lớp bị bắt, lớp đầu hàng. Chỉ có vài trăm Mamluk kỵ binh hộ tống vài tướng lĩnh quan trọng chạy thoát về hướng tây bắc.
Đạo quân xuất hiện trong hướng nội địa đó chính là quân đội của các tiểu quốc mới thành lập dọc theo bờ đông bắc Hồng Hải (trước đây mấy tháng còn là chiến sĩ của các bộ tộc du mục trong sa mạc). Mỗi lần theo quân đội Đế quốc chinh chiến đều thu được chiến lợi phẩm phong hậu, khiến cho quân đội các tiểu quốc càng thêm tích cực tham chiến. Thật ra thì dù không có chiến lợi phẩm, để lấy lòng Đế quốc, các tiểu quốc cũng sẽ xuất quân.
Giải quyết xong chiến trường, quân đội Đế quốc tiến về khu vực đã chọn sẵn để xây dựng nơi trú quân. Còn quân đội các tiểu quốc lo phân chia tù binh, chiến lợi phẩm. Quân Mamluk kéo đến đây 5 vạn, tử trận 1 vạn rưỡi, chạy thoát vài trăm, Có đến gần 3 vạn rưỡi tù binh để các tiểu quốc chia nhau. Có điều, các tiểu quốc ‘hiến’ cho Hồng Long phân hạm đội 1 vạn tù binh để làm khổ lực. Trận chiến này, các tiểu quốc chỉ ở phía sau kiểm tiện nghi, công lao chủ yếu thuộc về quân đội Đế quốc. Đại bộ phận chiến lợi phẩm nhượng cho bọn họ là quá đủ rồi, bọn họ cũng không dám giành hết. Dù sao quân đội Đế quốc cần xây dựng trú địa, nên rất cần khổ lực.
Tiếp đó, vật tư được cho chuyển lên bờ, bắt đầu xây dựng thành lũy trấn thủ xứ này. Có 1 vạn khổ lực, việc xây dựng nhanh chóng hơn dự định. Chẳng bao lâu nữa, nơi đây sẽ xuất hiện một tòa thành thị đồng thời cũng là thương cảng, tiền cảnh khả quan.
Trong lúc Đô đốc Tôn Lương bận lo chỉ huy việc kiến thiết tân thành, một viên tùy tướng được giao chỉ huy quân đội Đế quốc và quân liên hợp các tiểu quốc tiến về phía bắc, thanh lý các cứ điểm của quân Mamluk dọc theo bờ kênh đào, thuận tiện xem có thời cơ tiến về Cairo hay không ?
Kênh đào thời này không giống với kênh đào thời hiện đại, không thẳng theo hướng bắc – nam, mà có hình chữ L, bắt đầu từ Hồng Hải, thông sang hồ Đắng Lớn (Great Bitter Lake) ở phía bắc, rồi thông sang hồ Timsah ở phía bắc hồ Đắng Lớn, tiếp đó chuyển hướng sang phía tây đi vào hồ Wadi Turnilat, theo sông Nile đi ngang qua Cairo, tiếp đó xuôi dòng sông Nile đi về hạ lưu ra Địa Trung Hải. Kênh đào lại cạn, chỉ có một số ‘tiểu hình’ chiến thuyền của Hồng Long phân hạm đội là vào được. Do đó lúc này tác dụng không lớn. Hồng Long phân hạm đội được lệnh đến đây xây dựng một thành thị làm nơi dừng chân giao thương cho các viễn dương thương nhân.
Hồng Long phân hạm đội tiến vào vịnh Suez, gây nhiều khủng hoảng cho quân dân trên bờ. Quân đội Mamluk xây dựng khẩn cấp nhiều cứ điểm dọc theo bờ biển, tổ chức phòng ngự. Chỉ vì vịnh Suez quá dài, quân Mamluk không thể nào phong tỏa hết bờ biển, nên tập trung phòng thủ ở bờ phía tây, đề phòng quân đội đối phương đổ bộ tiến đánh kinh thành Cairo.
Hồng Long phân hạm đội lại không hề có ý định tiến đánh Cairo, đương nhiên nếu thời cơ thuận lợi, bọn họ sẵn sàng chiếm lĩnh những nơi có thể chiếm lĩnh được. Nhưng lúc này đây cần ưu tiên hoàn thành nhiệm vụ trước đã. Toàn thể các thuyền hạm thuộc Hồng Long phân hạm đội di chuyển vào tận sát cửa vào kênh đào Suez, sau đó xuống thuyền nhỏ, đổ bộ lên bờ. Toàn khu vực Suez địa hình bằng phẳng, rất thích hợp cho quân đội đổ bộ, nhưng thuyền hạm của Hồng Long phân hạm đội quá lớn, không thể trực tiếp cập vào bờ được, phải sử dụng thuyền nhỏ cho quân đội lần lượt đổ bộ.
Số binh sĩ đã đặt chân lên bờ lập tức tổ chức thành đội ngũ, tiêu diệt tất cả binh lính tuần phòng của quân Mamluk. Còn các thuyền nhỏ lại quay ra vận chuyển tiếp đợt quân đổ bộ tiếp theo. Lục quân trên Hồng Long phân hạm đội không đông, cũng chỉ có 2 sư 2 vạn người, nên chỉ mất vài lượt vận chuyển là đã đổ bộ hết lên bờ.
Lúc này, quân Mamluk cũng đã phát hiện đối phương đổ bộ, lập tức điều động 5 vạn quân đang trú đóng quanh đó kéo đến tấn công, có ý đổ đẩy lui quân đội đối phương xuống biển. Bọn họ cũng đã thám thính được rằng đối phương quân đội không đông.
Song phương đối diện, không có gì phải do dự, lập tức lao vào tiến công. Quân đội Đế quốc ít hơn, không trực tiếp tấn công mà dàn thành đội hình phòng ngự, chờ đối phương xông đến. Trọng bộ binh một tay cầm khiên lớn, một tay cầm đại đao dàn thành hàng đầu tiên. Khiên lớn cao gần 1 mét, 2 chiếc khiêng chồng lên nhau, dựng thành hàng chỉnh tề phía trước thành một bức tường vững chắc bảo hộ toàn quân. Tiếp đó là trường thương binh xếp thành hàng thứ hai, trường thương xuyên qua những khoảng trống giữa các chiếc khiên, hướng về phía trước tạo thành thương trận. Cung thủ ở sau cùng, giương cung lắp tên sẵn sàng bắn ra. Đây chỉ là trận hình thông thường của quân đội các nước phương đông.
Quân Mamluk đông hơn, lại cần chủ động tấn công, nên dàn thành đội hình cách đó vài dặm rồi tiến hành xung phong. Các xứ A Lạp Bá nổi tiếng về kỵ binh, 1 vạn kỵ binh dàn ra phía trước làm thành quân chủ lực công kích, mục tiêu xung phá đội hình quân đối phương, 4 vạn bộ binh còn lại phụ trợ.
Hiệu lệnh truyền xuống. Kỵ binh Mamluk thúc chiến mã xung phong, khí thế hung hãn, chứng tỏ cực kỳ thiện chiến. Không thiện chiến sao được, bởi quân Mamluk quanh năm đánh nhau vì tranh đoạt ngôi quốc vương kia mà. Nội chiến liên miên, kết quả trực tiếp là quân đội đều thiện chiến.
Song phương còn cách hơn 2 dặm (800 mét), Mamluk kỵ binh sắc mặt lộ vẻ hung hăng, tay nắm chặt đao kiếm, chuẩn bị chiến đấu. Đột nhiên …
Oanh. Oanh. Oanh …
Hàng loạt đạn pháo từ các chiến hạm ngoài biển bắn vào, rải xuống giữa đội hình Mamluk kỵ binh, lập tức người ngã ngựa nghiêng, đội hình hỗn loạn. Những con ngựa phía trước vì bị đạn pháo phía sau làm cho kinh sợ, hoảng loạn phóng nhanh về phía trước. Những con ngựa phía sau thì sợ hãi chạy tạt sang hai bên. Còn những con ngựa ở ngay đó thì … bị đạn pháo bắn trúng, còn kết quả nào khác nữa.
Số phận những Mamluk kỵ binh ở hàng đầu cũng không khá hơn. Do chiến mã kinh hãi phát cuồng, đã tăng tốc chạy tới trước, xung thẳng vào thương trận. Kết quả thành xâu thành xâu đinh vào trường thương, tử trạng rất thê thảm.
Tiếp đó, 400 khẩu thần công cỡ nhỏ của lục quân khai pháo. Khai hoa đạn rải vào đầu số Mamluk kỵ binh còn chưa xung vào thương trận, tạo nên càng nhiều thương vong, càng nhiều hỗn loạn. Sau đó, cung thủ phóng tên. Mỗi loạt hơn vạn mũi tên bắn đầy trời, hết loạt này đến loạt khác, liên miên bất tuyệt, làm cho tiền đầu Mamluk kỵ binh thiệt hại nặng nề, gần như toàn diệt. Quân đội Đế quốc tiền tiến, lại tiền tiến, áp sát dần nửa phần còn lại của Mamluk kỵ binh. Các khẩu thần công cỡ nhỏ cũng được đẩy theo. Bên phía quân Mamluk, 4 vạn bộ binh cũng đã tiến đến gần, hội hợp cùng số Mamluk kỵ binh còn lại, chuẩn bị xung phong cùng quân Đế quốc hỗn chiến. Các tướng lĩnh Mamluk cũng đã nhận ra nếu cứ giữ khoảng cách, bọn họ chỉ làm bia cho đại pháo của đối phương.
Thần công đại pháo oai lực cự đại, chỉ đáng tiếc thời gian mỗi lần khai pháo hơi bị lâu, do đó cung nỏ vẫn là vũ khí quan trọng trong chiến tranh. Cung nỏ chỉ đến đâu, hàng nghìn quân Mamluk thương vong đến đó. Cung nỏ chỉ về phía nào, quân Mamluk ở đó thương vong ngã xuống còn nhanh hơn cắt cỏ. Nông dân cắt cỏ thì cắt từng nắm từng nắm nhỏ, còn quân Mamluk ngã xuống thì từng phiến từng phiến lớn. Lúc này, cung thủ đã bắn hơn 10 lượt, bắn ra hơn 10 vạn mũi tên, sát tử trọng thương hàng vạn địch nhân thì các khẩu thần công đại pháo lại mới khai pháo lần thứ hai.
Oanh. Oanh. Oanh …
Loạt pháo thứ hai khiến cho sĩ khí của quân Mamluk giảm đến mức thấp nhất. Cuối cùng, đã có tướng lĩnh Mamluk chịu không nổi, dẫn quân tháo chạy. Quân của viên tướng đó ở phía sau, chưa cùng quân đối phương trực tiếp chiến đấu, nhưng thấy tình cảnh phía trước, ai nấy không khỏi lạnh người, vừa nghe lệnh rút lui là lập tức ùn ùn tháo chạy. Theo thể chế hiện tại của vương triều Mamluk, địa vị của các tướng lĩnh Mamluk phụ thuộc vào lực lượng quân đội mà họ nắm giữ. Có quân đội, bọn họ mới có thể chiếm địa bàn, làm quân phiệt, mưu đồ tranh ngôi. Nếu như không còn quân, bọn họ cũng sẽ không là gì cả. Do đó viên tướng kia sợ quân bản bộ thương vong hết sạch, nên tự tiện dẫn quân tháo lui. Dù sao thì các tướng lĩnh Mamluk chẳng ai chịu ai, chỉ cần nắm quân trong tay là chẳng cần sợ gì cả.
Sau khi có một toán quân Mamluk tháo chạy, những toán quân Mamluk ở gần đó thấy tình thế không hay, cũng bắt đầu tháo chạy theo. Gần 3 vạn tàn quân Mamluk nhanh chóng tan vỡ, tranh nhau tháo chạy, tình thế hỗn loạn cực độ.
Giữa lúc đó, từ trong hướng nội địa chợt xuất hiện đại đội nhân mã bất thần tấn công tàn quân Mamluk. Một bên vừa đại bại, sĩ khí mất hết, đang tháo chạy; một bên dưỡng tinh xúc nhuệ, chiến ý bừng bừng. Chiến cục hoàn toàn nghiêng hẳn về một phía. Tàn quân Mamluk bị lưỡng diện hiệp kích, lớp thương vong, lớp bị bắt, lớp đầu hàng. Chỉ có vài trăm Mamluk kỵ binh hộ tống vài tướng lĩnh quan trọng chạy thoát về hướng tây bắc.
Đạo quân xuất hiện trong hướng nội địa đó chính là quân đội của các tiểu quốc mới thành lập dọc theo bờ đông bắc Hồng Hải (trước đây mấy tháng còn là chiến sĩ của các bộ tộc du mục trong sa mạc). Mỗi lần theo quân đội Đế quốc chinh chiến đều thu được chiến lợi phẩm phong hậu, khiến cho quân đội các tiểu quốc càng thêm tích cực tham chiến. Thật ra thì dù không có chiến lợi phẩm, để lấy lòng Đế quốc, các tiểu quốc cũng sẽ xuất quân.
Giải quyết xong chiến trường, quân đội Đế quốc tiến về khu vực đã chọn sẵn để xây dựng nơi trú quân. Còn quân đội các tiểu quốc lo phân chia tù binh, chiến lợi phẩm. Quân Mamluk kéo đến đây 5 vạn, tử trận 1 vạn rưỡi, chạy thoát vài trăm, Có đến gần 3 vạn rưỡi tù binh để các tiểu quốc chia nhau. Có điều, các tiểu quốc ‘hiến’ cho Hồng Long phân hạm đội 1 vạn tù binh để làm khổ lực. Trận chiến này, các tiểu quốc chỉ ở phía sau kiểm tiện nghi, công lao chủ yếu thuộc về quân đội Đế quốc. Đại bộ phận chiến lợi phẩm nhượng cho bọn họ là quá đủ rồi, bọn họ cũng không dám giành hết. Dù sao quân đội Đế quốc cần xây dựng trú địa, nên rất cần khổ lực.
Tiếp đó, vật tư được cho chuyển lên bờ, bắt đầu xây dựng thành lũy trấn thủ xứ này. Có 1 vạn khổ lực, việc xây dựng nhanh chóng hơn dự định. Chẳng bao lâu nữa, nơi đây sẽ xuất hiện một tòa thành thị đồng thời cũng là thương cảng, tiền cảnh khả quan.
Trong lúc Đô đốc Tôn Lương bận lo chỉ huy việc kiến thiết tân thành, một viên tùy tướng được giao chỉ huy quân đội Đế quốc và quân liên hợp các tiểu quốc tiến về phía bắc, thanh lý các cứ điểm của quân Mamluk dọc theo bờ kênh đào, thuận tiện xem có thời cơ tiến về Cairo hay không ?
Kênh đào thời này không giống với kênh đào thời hiện đại, không thẳng theo hướng bắc – nam, mà có hình chữ L, bắt đầu từ Hồng Hải, thông sang hồ Đắng Lớn (Great Bitter Lake) ở phía bắc, rồi thông sang hồ Timsah ở phía bắc hồ Đắng Lớn, tiếp đó chuyển hướng sang phía tây đi vào hồ Wadi Turnilat, theo sông Nile đi ngang qua Cairo, tiếp đó xuôi dòng sông Nile đi về hạ lưu ra Địa Trung Hải. Kênh đào lại cạn, chỉ có một số ‘tiểu hình’ chiến thuyền của Hồng Long phân hạm đội là vào được. Do đó lúc này tác dụng không lớn. Hồng Long phân hạm đội được lệnh đến đây xây dựng một thành thị làm nơi dừng chân giao thương cho các viễn dương thương nhân.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.