Chương 34
Tú Miêu
11/09/2024
Chiến hỏa giữa Hoàn Doãn và Nguyên Tu lan rộng hai năm chưa dứt, hai bên đều có thắng có bại, Đàn Tế liều chết trấn thủ Bành Thành, Phàn Đăng công thành mấy lần thất bại, bèn vòng qua Bành Thành sang các vùng Trần Quận, Sơn Dương đánh cướp. Bách tính từ Hoàng Hà đến Trường Giang khổ khôn kể thấu, mười nhà có đến chín trống không hiu quạnh, lại đến một cuối xuân, trong thành Kiến Khang kháo nhau Phàn Đăng đã vượt qua sông Hoài, không đợi vào hạ là có thể chinh phạt Giang Nam, nhất thời lòng người hoảng hốt, đến tiếng trẻ con khóc dạ đề cũng chẳng còn nghe thấy nữa.
Đại hoàng tử Nguyên Hồng tuổi nhỏ, vẫn chưa vâng mệnh quy y. Một thiếu niên mười hai tuổi như cậu, áo vải tóc dài, cũng theo chúng tăng sáng khấn chiều tụng, ngày ngày khẩn cầu Phật tổ phù hộ cho quốc triều an ổn, hoàng đế an khang, không có một ngày nào lười biếng. Trụ trì muốn khuyên cậu, Nguyên Hồng nói: “Chỉ cần trong lòng ta nhớ mong quân phụ, bệ hạ ắt sẽ cảm nhận được, huống hồ ta cầu nguyện thành tâm, dẫu bệ hạ không biết cũng không sao.”
Trước mặt người ngoài, cậu hành xử y hệt một ông cụ non, nhưng đến trước mặt Đạo Nhất thì lại lo lắng sốt ruột ra mặt. “Pháp sư,” Cậu đi vào liêu phòng của Đạo Nhất, vội vã nói: “Nghe nói tháng Bảy này là Phàn Đăng vượt sông, không biết có phải là thật không?”
Đạo Nhất đang viết danh mục đồ lễ cúng ngày Vu Lan, chàng đặt bút xuống, nhìn màu lá biếc sum sê không mảy may chịu ảnh hưởng của chiến hỏa trong đình viện, nắng sớm áo huyền, tôn lên gương mặt trắng trẻo thanh lạnh.
Đàn Tế phụng chỉ xuất chinh, hai năm không về Kiến Khang, gần đây ít tin tức, giữa những dòng chữ ngày một toát ra ý sa sút chán nản, Đạo Nhất giấu đi bất an dưới đáy lòng, còn phải an ủi Nguyên Hồng, “Điện hạ yên tâm, ven sông có trọng binh trấn giữ, Phàn Đăng muốn đánh vào Kiến Khang không dễ như vậy.”
Nói thì nói vậy, gần đây chúng tăng nhân đi ngủ đều phải lấy côn gỗ chặn cửa, sợ ban đêm còn chưa phát hiện đã bị đại quân của Phàn Đăng cắt mất đầu. Nguyên Hồng thở dài, nói: “Ta không sợ Phàn Đăng… Nghe nói nam đinh các nhà các hộ ở Kiến Khang đều bị trưng binh đi rồi, ta sợ trong thành sẽ xảy ra dân loạn.”
Không chỉ nhà bách tính… Đến hòa thượng trẻ tuổi khỏe mạnh trong chùa cũng bị cưỡng chế đi lính, cộng thêm những người rời chùa chạy nạn, số người hành tu buổi sáng trên Phật đường ít đi hơn nửa.
Nguyên Hồng vẫn mang tâm tính của một đứa trẻ, nhắc đến chiến sự, đầu lập tức nóng lên, “Lần sau còn tới chùa kéo người, ta cũng muốn đi, ta muốn đi đánh trận!”
Với thân phận của Nguyên Hồng, đừng nói là ra trận giết giặc, muốn rời chùa Thiên Bảo nửa bước cũng khó, Đạo Nhất thổi vết mực chưa khô trên danh mục đồ lễ, qua quít đáp: “Thân phận điện hạ cao quý, đừng nên tùy tiện mạo hiểm thì hơn.”
Trong đầu Nguyên Hồng chỉ toàn chuyện lên sa trường, thấy Đạo Nhất buông bút, bèn vội vàng kéo tay chàng, “Pháp sư, thầy dạy ta cung tiễn và kiếm pháp đi.”
“Tôi không biết.”
Nguyên Hồng hơi thất vọng, “Từ nhỏ ở trong cung ta đã nghe người ta nói thầy thành thạo kị xạ, kiếm thuật ở Kiến Khang không ai bằng, thầy không đồng ý dạy ta ư?”
Đạo Nhất sống trong chùa đã dưỡng thành tính tình ôn hòa hơn khi xưa, nhưng nhắc đến chuyện này vẫn loáng thoáng buồn bực. Cụp mắt nhìn chằm chằm bàn tay thon dài mạnh mẽ của mình, chàng nói: “Còn rất xa mới có thể đứng hàng đệ nhất… Tôi từng bại trong tay người khác, thế nên lập thệ mãi mãi không động vào kiếm nữa.”
Nguyên Hồng truy vấn: “Là ai vậy?”
Đạo Nhất không chịu trả lời. Chàng mới hai mươi tuổi, ngồi từ sáng đến tối cũng chê bức bối, bèn lục từ trong rương ra cây cung khảm sừng phủ bụi đã lâu, đi ra cửa, đưa mắt nhìn quanh. Trong sân chập chờn bóng trúc, không thấy chim chóc, nụ hoa trên cây mộc tê ở chùa Thê Vân đã tỏa hương thơm, như có như không bồng bềnh khắp thành.
Ấn đường Đạo Nhất hơi nhíu lại, nhìn ra bầu trời quang đãng bên ngoài mái cong, chậm rãi kéo dây, “pặc” một tiếng, một con chim ngói màu xám tro theo tiếng rơi xuống đất.
Tên của chàng là tên gỗ, chim ngói nhỏ hai giọt máu, giãy giụa còn muốn bay đi.
Nguyên Hồng vội nhặt chim ngói lên, thấy trên chân nó còn có kí hiệu, sắc mặt thiếu niên ảm đạm, “Đây là chim quan xá nuôi, đại khái là được bệ hạ phóng sinh để cầu phúc.”
Chim ngói hoàng đế phóng sinh, bách tính tự ý bắn giết là tội chết, Đạo Nhất ung dung thu cung sừng, thuận miệng nói: “Đừng để ai trông thấy, chôn nó đi.”
“Không,” Nguyên Hồng lưu luyến vuốt ve lông vũ mềm mại trên thân chim ngói, “Ta muốn nuôi nó.” Chim ngói kêu gù gù trong lòng bàn tay cậu, tròng mắt đen lúc lúc lại đảo tròn lanh lợi, Nguyên Hồng thích thú vô cùng, “Đợi vết thương lành rồi, nó sẽ không bay đi mất chứ?”
Khi còn nhỏ Đạo Nhất cũng từng chơi bồ câu chim ngói, chàng lạnh nhạt nói: “Cắt lông vũ của nó đi thì sẽ không bay mất.”
Nguyên Hồng sửng sốt, “Vậy chẳng phải nó quá đáng thương sao?” Đặt chim ngói lên đỉnh am thờ Phật, cậu xùy xùy như thật với nó, “Mau bay đi đi.”
Chim ngói đập cánh, loạng choạng bay mất.
Đạo Nhất nhìn sườn mặt chúm chím nụ cười của Nguyên Hồng, chợt nói: “Điện hạ có phần giống Võ Lăng vương đấy, ngài có biết không?”
“Thúc phụ ấy ạ?” Nguyên Hồng vẫn còn chút ấn tượng mơ hồ với Nguyên Dực, trong lòng cậu, Nguyên Dực Bắc phạt rất có công trạng, là một anh hùng lớn, cậu vui mừng nói: “Ta nhớ khi còn bé, Võ Lăng vương thường bế ta. Chỉ tiếc thúc phụ không để lại người con nào.”
“Võ Lăng vương chính là đã chết dưới kiếm của người đó.”
Nguyên Hồng nghi hoặc, “Người dùng kiếm đánh bại thầy ấy ạ?” Trên khuôn mặt niên thiếu của cậu thoáng hiện vẻ uy nghiêm, “Thầy nói cho ta biết hắn là ai đi, ta nhất định phải báo thù cho thúc phụ.”
Đạo Nhất đưa cung sừng cho cậu, chẳng buồn khách khí nói: “Điện hạ bắn rơi được một cái lá trúc trước rồi hẵng nói.”
Nguyên Hồng đạp đất giương cung, loay hoay hồi lâu mà không bắn rơi được một chiếc lá trúc nào. Cậu nhụt chí lau mồ hôi, bắt đầu phân tâm. Ngước mắt ngắm chân trời xanh ngát hồi lâu, cậu hít mũi, nói: “Thơm quá, mộc tê ở chùa Thê Vân sắp nở hoa rồi.” Cậu cúi đầu, “Trước đây mẫu thân ta thích nhất là tràng hạt hương mộc tê, cả tỷ tỷ ta nữa…” Quay lưng lại lau nước mắt, cậu đứng thẳng dậy, lại cắn răng kéo cung.
Hương mộc tê ở chùa Thê Vân thường thu hút người qua đường dừng chân, mà thủ vệ trong chùa lại đã lơi lỏng. Người của Vũ Lâm vệ bị triệt hồi quá nửa, cấm địa lãnh cung ngăn cách thế tục xưa nay như bảo vật còn sót lại, thi thoảng có thể trông thấy bóng hình thướt tha của phế hậu và công chúa.
Nội thị và cung tì người ốm bệnh người rời đi, nhân khẩu điêu tàn, phế hậu lòng như tro tàn cũng dần dần đứng ngồi không yên, kéo tay công chúa than: “Con đã đến tuổi gả chồng rồi, bệ hạ thật nhẫn tâm, chẳng hỏi lấy một câu…” Hai mẹ con nhìn nhau, đều mặt ủ mày ê. Vương thị hạ quyết tâm, tìm đến thị vệ: “Có thể truyền một bức thư cho Tiết tướng quân được không, ta có việc gấp…”
Thị vệ mải bàn tán chiến sự ở Bành Thành, rất thiếu kiên nhẫn với người đàn bà sa sút này, “Bà đầy đủ tay chân, có chuyện gì mà gấp? Tiết tướng quân rất bận.”
Vương thị hận đến nghiến răng nhưng chẳng có cách nào, sầm mặt trở về liêu phòng, sau cùng vẫn không cam lòng, tự mình lục kim chỉ và mấy bộ xiêm y lụa là gấm vóc ra, tuyển chọn kĩ càng, cắt lấy một mảnh gấm vuông. Công chúa không nỡ để mẫu thân mệt nhọc, giằng lấy kim chỉ, nói: “Bảo A Tùng làm đi!”
Vương thị tỉ mỉ thêu hoa văn hoa sen lên miếng gấm, nói: “A Tùng là đứa mọi rợ, chỉ làm được chút việc chân tay thôi, việc này không làm được.” Hương thơm trong sân trở nên nồng đậm hơn, Vương thị cắt một lọn tóc nhét vào túi thêu, nói: “A Tùng lại lên cây hái hoa rồi, bảo nó cầm ít nụ hoa phơi khô lại đây.”
Công chúa nhìn túi thêu thấy túi thêu kia đáng ngờ, mặt đỏ dừ, nắm chặt tay Vương thị nói: “Mẫu thân đừng cầu xin bệ hạ…”
Cô cho rằng túi thêu này là dành cho hoàng đế. Vương thị bị bệnh lâu ngày, sắc mặt ngả rõ màu vàng nến, ấn đường nhiều thêm mấy phần chua ngoa và oán hận, “Thế này có là gì? Vì con, ta làm mẹ mà còn để ý mặt mũi ư?” Thị quay đầu, gọi: “A Tùng!”
“Đây.” Một bóng xanh khoan thai bước đến, thấy sắc mặt Vương thị không tốt, nàng cũng lười lấy lệ, tựa vào cạnh cửa phủi nhẹ bụi trên thân. So với Vương thị ngày một héo hon, nàng lại như hải đường được sương mưa tắm tưới, sắc nước ngày một tươi tắn kiều diễm. Áo thô váy vải ôm lấy vòng eo thon, tóc mun dày dặn búi lên cũng lười, thay vào đó dùng khăn tay bọc bừa lấy. Miệng nàng đáp thì ngoan ngoãn lắm đấy nhưng khóe mắt lại hơi xếch lên, là dáng vẻ bất tuân trời sinh.
Vương thị tự thẹn thua kém, hễ trông thấy mặt mũi nàng là dậy nỗi căm ghét. Nhưng trong mấy tỳ nữ, nàng là đứa bạo gan ngang tàng nhất, Vương thị không hạ mình nổi lần nữa để đi tìm thị vệ, bèn dúi túi thêu vào tay A Tùng, nói: “Ngươi nghĩ cách đưa cái này cho Tiết Hoàn đi.”
A Tùng bận bịu liên tục, hết phải trèo cây hái hoa lại phải chưng phơi nụ hoa, còn phải nặn viên hương để làm tràng hạt cầm đi đổi mấy đồng tiền. Cả ngày ngâm trong hương mộc tê, mỗi sợi tóc đều vương mùi hương ngào ngạt say ngọt này, nàng phiền muốn chết, so ra, quả thực cảm thấy mùi dê gây còn dễ ngửi hơn nhiều – Dù sao lúc ở Nhu Nhiên, ngoại trừ thỉnh thoảng bị đánh ra thì nàng không cần phải làm việc nhiều như vậy, hai tay ngâm nước nhăn hết cả da rồi.
Nàng cũng chẳng muốn đi gặp Tiết Hoàn – ngoài miệng A Tùng nhận lời, nhét túi thêu vào áo ngắn, nhưng chỉ ra ngoài đi đại một vòng cho tiện ăn nói. Sợ Vương thị gạn hỏi thêm, nàng trốn ra sau rèm che ngoài sảnh đường thuyết pháp, sau đó mệt mỏi cùng cực thiếp đi.
Phỏng chừng bị chiếc túi thêu này khơi gợi tình ý, trong giấc mơ, A Tùng cũng trở thành một cây mây, quấn quanh cổ thụ trong núi, đong đưa giãn xòe theo gió, không biết phải làm thế nào cho khoái hoạt… Nàng chợt bừng tỉnh, tứ chi như nhũn ra, mặt mày đỏ bừng.
Làm sao thế nhỉ? A Tùng lặng lẽ vỗ bầu ngực hơi phồng lên, có phần xấu hổ, lại có phần coi thường chính mình – Ngu ngốc, môi nàng mấp máy, thầm chửi bản thân, từ Nhu Nhiên đến Kiến Khang, đã làm nô tì cho người khác rồi mà vẫn còn tâm tư lẳng lơ như súc sinh.
Trong mộng thật tuyệt. Ánh mắt A Tùng mơ màng, chân tay bải hoải tựa vào chân bàn, đầu óc đang lên mây thì bỗng phát giác không đúng.
Rèm che dày nặng bị kéo rung lên rào rào, còn có tiếng nức nở thâm thấp – Hóa ra không phải nàng nằm mơ lẳng lơ mà là có kẻ đang đàng điếm trong Phật đường!
A Tùng phỉ nhổ, ngón tay vén khẽ rèm che, lại sững sờ.
Là nàng công chúa yếu đuối mười lăm tuổi kia, bị một tên thị vệ đè ra đất, đang cầu xin khoan thứ, nước mắt sợ hãi lăn từ cằm xuống, miệng hãy còn nghẹn ngào khẩn niệm Bồ tát phù hộ – cô nàng vốn lén Vương thị tới Phật đường vái lạy Bồ tát, cầu ban cho mình một mối nhân duyên tốt, cầu cho ngày mai hoàng đế phụ thân cô sẽ đón cô hồi cung, lại bị một tên thị vệ gan to tày trời bám theo đến, ấn nhào ra đất.
Cô còn nhỏ, tuổi không đủ, vừa bị dọa sợ chân tay đã nhũn ra, nháy mắt đã bị lột mất y phục, thân thể trắng bóc không ngừng run rẩy.
A Tùng hết hồn hết vía, tay vớ lấy cây đèn trên bàn, hất dầu nóng qua, tên thị vệ kia la hoảng, nhảy dựng lên, chẳng kịp kéo quần, hung thần ác sát xông về phía A Tùng vung nắm đấm. A Tùng ăn một quyền của hắn, trước mắt xoay tít trăng sao, đầu dập vào bàn, chân bị kéo giật, quăng ra sau rèm che.
Công chúa khiếp hãi khép áo chạy như bay, A Tùng liều mạng giãy giụa, cắn mạnh cổ thị vệ, nhân lúc hắn bị đau, vừa lăn vừa bò về liêu phòng.
Vương thị còn đang an ủi công chúa khóc sướt mướt, thấy A Tùng trở lại, mặt cả kinh thất sắc, biểu cảm đó là đang tiếc nuối vì sao A Tùng vẫn còn sống. “Dám nói chuyện hôm nay ra, ta sẽ giết ngươi!” Vương thị hung tợn nói.
Tay A Tùng run run bám cửa, thở hổn hển nhìn cặp mẹ con vô dụng này.
“Nếu có ai hỏi thì nói người bị thị vệ khinh nhục là ngươi.” Vương thị căn dặn A Tùng, buông công chúa ra, thị tức tối đứng dậy đi đi lại lại, “Bao giờ Tiết Hoàn mới đến?”
“Chúng ta không thể chờ đợi như vậy được.” A Tùng mở miệng nói, chợt cảm thấy miệng đầy vị máu tanh – Nàng lại nứt chân răng rồi, máu loãng uốn lượn chảy xuống cổ.
Thì ra khi trước ở chùa Thiên Bảo, chỉ vì mấy sợi tóc không đáng này mà nàng đã lấy sức lực giết người ra cắn Đàn Đạo Nhất. Nghĩ đến đây, A Tùng hơi ngẩn ra.
Đại hoàng tử Nguyên Hồng tuổi nhỏ, vẫn chưa vâng mệnh quy y. Một thiếu niên mười hai tuổi như cậu, áo vải tóc dài, cũng theo chúng tăng sáng khấn chiều tụng, ngày ngày khẩn cầu Phật tổ phù hộ cho quốc triều an ổn, hoàng đế an khang, không có một ngày nào lười biếng. Trụ trì muốn khuyên cậu, Nguyên Hồng nói: “Chỉ cần trong lòng ta nhớ mong quân phụ, bệ hạ ắt sẽ cảm nhận được, huống hồ ta cầu nguyện thành tâm, dẫu bệ hạ không biết cũng không sao.”
Trước mặt người ngoài, cậu hành xử y hệt một ông cụ non, nhưng đến trước mặt Đạo Nhất thì lại lo lắng sốt ruột ra mặt. “Pháp sư,” Cậu đi vào liêu phòng của Đạo Nhất, vội vã nói: “Nghe nói tháng Bảy này là Phàn Đăng vượt sông, không biết có phải là thật không?”
Đạo Nhất đang viết danh mục đồ lễ cúng ngày Vu Lan, chàng đặt bút xuống, nhìn màu lá biếc sum sê không mảy may chịu ảnh hưởng của chiến hỏa trong đình viện, nắng sớm áo huyền, tôn lên gương mặt trắng trẻo thanh lạnh.
Đàn Tế phụng chỉ xuất chinh, hai năm không về Kiến Khang, gần đây ít tin tức, giữa những dòng chữ ngày một toát ra ý sa sút chán nản, Đạo Nhất giấu đi bất an dưới đáy lòng, còn phải an ủi Nguyên Hồng, “Điện hạ yên tâm, ven sông có trọng binh trấn giữ, Phàn Đăng muốn đánh vào Kiến Khang không dễ như vậy.”
Nói thì nói vậy, gần đây chúng tăng nhân đi ngủ đều phải lấy côn gỗ chặn cửa, sợ ban đêm còn chưa phát hiện đã bị đại quân của Phàn Đăng cắt mất đầu. Nguyên Hồng thở dài, nói: “Ta không sợ Phàn Đăng… Nghe nói nam đinh các nhà các hộ ở Kiến Khang đều bị trưng binh đi rồi, ta sợ trong thành sẽ xảy ra dân loạn.”
Không chỉ nhà bách tính… Đến hòa thượng trẻ tuổi khỏe mạnh trong chùa cũng bị cưỡng chế đi lính, cộng thêm những người rời chùa chạy nạn, số người hành tu buổi sáng trên Phật đường ít đi hơn nửa.
Nguyên Hồng vẫn mang tâm tính của một đứa trẻ, nhắc đến chiến sự, đầu lập tức nóng lên, “Lần sau còn tới chùa kéo người, ta cũng muốn đi, ta muốn đi đánh trận!”
Với thân phận của Nguyên Hồng, đừng nói là ra trận giết giặc, muốn rời chùa Thiên Bảo nửa bước cũng khó, Đạo Nhất thổi vết mực chưa khô trên danh mục đồ lễ, qua quít đáp: “Thân phận điện hạ cao quý, đừng nên tùy tiện mạo hiểm thì hơn.”
Trong đầu Nguyên Hồng chỉ toàn chuyện lên sa trường, thấy Đạo Nhất buông bút, bèn vội vàng kéo tay chàng, “Pháp sư, thầy dạy ta cung tiễn và kiếm pháp đi.”
“Tôi không biết.”
Nguyên Hồng hơi thất vọng, “Từ nhỏ ở trong cung ta đã nghe người ta nói thầy thành thạo kị xạ, kiếm thuật ở Kiến Khang không ai bằng, thầy không đồng ý dạy ta ư?”
Đạo Nhất sống trong chùa đã dưỡng thành tính tình ôn hòa hơn khi xưa, nhưng nhắc đến chuyện này vẫn loáng thoáng buồn bực. Cụp mắt nhìn chằm chằm bàn tay thon dài mạnh mẽ của mình, chàng nói: “Còn rất xa mới có thể đứng hàng đệ nhất… Tôi từng bại trong tay người khác, thế nên lập thệ mãi mãi không động vào kiếm nữa.”
Nguyên Hồng truy vấn: “Là ai vậy?”
Đạo Nhất không chịu trả lời. Chàng mới hai mươi tuổi, ngồi từ sáng đến tối cũng chê bức bối, bèn lục từ trong rương ra cây cung khảm sừng phủ bụi đã lâu, đi ra cửa, đưa mắt nhìn quanh. Trong sân chập chờn bóng trúc, không thấy chim chóc, nụ hoa trên cây mộc tê ở chùa Thê Vân đã tỏa hương thơm, như có như không bồng bềnh khắp thành.
Ấn đường Đạo Nhất hơi nhíu lại, nhìn ra bầu trời quang đãng bên ngoài mái cong, chậm rãi kéo dây, “pặc” một tiếng, một con chim ngói màu xám tro theo tiếng rơi xuống đất.
Tên của chàng là tên gỗ, chim ngói nhỏ hai giọt máu, giãy giụa còn muốn bay đi.
Nguyên Hồng vội nhặt chim ngói lên, thấy trên chân nó còn có kí hiệu, sắc mặt thiếu niên ảm đạm, “Đây là chim quan xá nuôi, đại khái là được bệ hạ phóng sinh để cầu phúc.”
Chim ngói hoàng đế phóng sinh, bách tính tự ý bắn giết là tội chết, Đạo Nhất ung dung thu cung sừng, thuận miệng nói: “Đừng để ai trông thấy, chôn nó đi.”
“Không,” Nguyên Hồng lưu luyến vuốt ve lông vũ mềm mại trên thân chim ngói, “Ta muốn nuôi nó.” Chim ngói kêu gù gù trong lòng bàn tay cậu, tròng mắt đen lúc lúc lại đảo tròn lanh lợi, Nguyên Hồng thích thú vô cùng, “Đợi vết thương lành rồi, nó sẽ không bay đi mất chứ?”
Khi còn nhỏ Đạo Nhất cũng từng chơi bồ câu chim ngói, chàng lạnh nhạt nói: “Cắt lông vũ của nó đi thì sẽ không bay mất.”
Nguyên Hồng sửng sốt, “Vậy chẳng phải nó quá đáng thương sao?” Đặt chim ngói lên đỉnh am thờ Phật, cậu xùy xùy như thật với nó, “Mau bay đi đi.”
Chim ngói đập cánh, loạng choạng bay mất.
Đạo Nhất nhìn sườn mặt chúm chím nụ cười của Nguyên Hồng, chợt nói: “Điện hạ có phần giống Võ Lăng vương đấy, ngài có biết không?”
“Thúc phụ ấy ạ?” Nguyên Hồng vẫn còn chút ấn tượng mơ hồ với Nguyên Dực, trong lòng cậu, Nguyên Dực Bắc phạt rất có công trạng, là một anh hùng lớn, cậu vui mừng nói: “Ta nhớ khi còn bé, Võ Lăng vương thường bế ta. Chỉ tiếc thúc phụ không để lại người con nào.”
“Võ Lăng vương chính là đã chết dưới kiếm của người đó.”
Nguyên Hồng nghi hoặc, “Người dùng kiếm đánh bại thầy ấy ạ?” Trên khuôn mặt niên thiếu của cậu thoáng hiện vẻ uy nghiêm, “Thầy nói cho ta biết hắn là ai đi, ta nhất định phải báo thù cho thúc phụ.”
Đạo Nhất đưa cung sừng cho cậu, chẳng buồn khách khí nói: “Điện hạ bắn rơi được một cái lá trúc trước rồi hẵng nói.”
Nguyên Hồng đạp đất giương cung, loay hoay hồi lâu mà không bắn rơi được một chiếc lá trúc nào. Cậu nhụt chí lau mồ hôi, bắt đầu phân tâm. Ngước mắt ngắm chân trời xanh ngát hồi lâu, cậu hít mũi, nói: “Thơm quá, mộc tê ở chùa Thê Vân sắp nở hoa rồi.” Cậu cúi đầu, “Trước đây mẫu thân ta thích nhất là tràng hạt hương mộc tê, cả tỷ tỷ ta nữa…” Quay lưng lại lau nước mắt, cậu đứng thẳng dậy, lại cắn răng kéo cung.
Hương mộc tê ở chùa Thê Vân thường thu hút người qua đường dừng chân, mà thủ vệ trong chùa lại đã lơi lỏng. Người của Vũ Lâm vệ bị triệt hồi quá nửa, cấm địa lãnh cung ngăn cách thế tục xưa nay như bảo vật còn sót lại, thi thoảng có thể trông thấy bóng hình thướt tha của phế hậu và công chúa.
Nội thị và cung tì người ốm bệnh người rời đi, nhân khẩu điêu tàn, phế hậu lòng như tro tàn cũng dần dần đứng ngồi không yên, kéo tay công chúa than: “Con đã đến tuổi gả chồng rồi, bệ hạ thật nhẫn tâm, chẳng hỏi lấy một câu…” Hai mẹ con nhìn nhau, đều mặt ủ mày ê. Vương thị hạ quyết tâm, tìm đến thị vệ: “Có thể truyền một bức thư cho Tiết tướng quân được không, ta có việc gấp…”
Thị vệ mải bàn tán chiến sự ở Bành Thành, rất thiếu kiên nhẫn với người đàn bà sa sút này, “Bà đầy đủ tay chân, có chuyện gì mà gấp? Tiết tướng quân rất bận.”
Vương thị hận đến nghiến răng nhưng chẳng có cách nào, sầm mặt trở về liêu phòng, sau cùng vẫn không cam lòng, tự mình lục kim chỉ và mấy bộ xiêm y lụa là gấm vóc ra, tuyển chọn kĩ càng, cắt lấy một mảnh gấm vuông. Công chúa không nỡ để mẫu thân mệt nhọc, giằng lấy kim chỉ, nói: “Bảo A Tùng làm đi!”
Vương thị tỉ mỉ thêu hoa văn hoa sen lên miếng gấm, nói: “A Tùng là đứa mọi rợ, chỉ làm được chút việc chân tay thôi, việc này không làm được.” Hương thơm trong sân trở nên nồng đậm hơn, Vương thị cắt một lọn tóc nhét vào túi thêu, nói: “A Tùng lại lên cây hái hoa rồi, bảo nó cầm ít nụ hoa phơi khô lại đây.”
Công chúa nhìn túi thêu thấy túi thêu kia đáng ngờ, mặt đỏ dừ, nắm chặt tay Vương thị nói: “Mẫu thân đừng cầu xin bệ hạ…”
Cô cho rằng túi thêu này là dành cho hoàng đế. Vương thị bị bệnh lâu ngày, sắc mặt ngả rõ màu vàng nến, ấn đường nhiều thêm mấy phần chua ngoa và oán hận, “Thế này có là gì? Vì con, ta làm mẹ mà còn để ý mặt mũi ư?” Thị quay đầu, gọi: “A Tùng!”
“Đây.” Một bóng xanh khoan thai bước đến, thấy sắc mặt Vương thị không tốt, nàng cũng lười lấy lệ, tựa vào cạnh cửa phủi nhẹ bụi trên thân. So với Vương thị ngày một héo hon, nàng lại như hải đường được sương mưa tắm tưới, sắc nước ngày một tươi tắn kiều diễm. Áo thô váy vải ôm lấy vòng eo thon, tóc mun dày dặn búi lên cũng lười, thay vào đó dùng khăn tay bọc bừa lấy. Miệng nàng đáp thì ngoan ngoãn lắm đấy nhưng khóe mắt lại hơi xếch lên, là dáng vẻ bất tuân trời sinh.
Vương thị tự thẹn thua kém, hễ trông thấy mặt mũi nàng là dậy nỗi căm ghét. Nhưng trong mấy tỳ nữ, nàng là đứa bạo gan ngang tàng nhất, Vương thị không hạ mình nổi lần nữa để đi tìm thị vệ, bèn dúi túi thêu vào tay A Tùng, nói: “Ngươi nghĩ cách đưa cái này cho Tiết Hoàn đi.”
A Tùng bận bịu liên tục, hết phải trèo cây hái hoa lại phải chưng phơi nụ hoa, còn phải nặn viên hương để làm tràng hạt cầm đi đổi mấy đồng tiền. Cả ngày ngâm trong hương mộc tê, mỗi sợi tóc đều vương mùi hương ngào ngạt say ngọt này, nàng phiền muốn chết, so ra, quả thực cảm thấy mùi dê gây còn dễ ngửi hơn nhiều – Dù sao lúc ở Nhu Nhiên, ngoại trừ thỉnh thoảng bị đánh ra thì nàng không cần phải làm việc nhiều như vậy, hai tay ngâm nước nhăn hết cả da rồi.
Nàng cũng chẳng muốn đi gặp Tiết Hoàn – ngoài miệng A Tùng nhận lời, nhét túi thêu vào áo ngắn, nhưng chỉ ra ngoài đi đại một vòng cho tiện ăn nói. Sợ Vương thị gạn hỏi thêm, nàng trốn ra sau rèm che ngoài sảnh đường thuyết pháp, sau đó mệt mỏi cùng cực thiếp đi.
Phỏng chừng bị chiếc túi thêu này khơi gợi tình ý, trong giấc mơ, A Tùng cũng trở thành một cây mây, quấn quanh cổ thụ trong núi, đong đưa giãn xòe theo gió, không biết phải làm thế nào cho khoái hoạt… Nàng chợt bừng tỉnh, tứ chi như nhũn ra, mặt mày đỏ bừng.
Làm sao thế nhỉ? A Tùng lặng lẽ vỗ bầu ngực hơi phồng lên, có phần xấu hổ, lại có phần coi thường chính mình – Ngu ngốc, môi nàng mấp máy, thầm chửi bản thân, từ Nhu Nhiên đến Kiến Khang, đã làm nô tì cho người khác rồi mà vẫn còn tâm tư lẳng lơ như súc sinh.
Trong mộng thật tuyệt. Ánh mắt A Tùng mơ màng, chân tay bải hoải tựa vào chân bàn, đầu óc đang lên mây thì bỗng phát giác không đúng.
Rèm che dày nặng bị kéo rung lên rào rào, còn có tiếng nức nở thâm thấp – Hóa ra không phải nàng nằm mơ lẳng lơ mà là có kẻ đang đàng điếm trong Phật đường!
A Tùng phỉ nhổ, ngón tay vén khẽ rèm che, lại sững sờ.
Là nàng công chúa yếu đuối mười lăm tuổi kia, bị một tên thị vệ đè ra đất, đang cầu xin khoan thứ, nước mắt sợ hãi lăn từ cằm xuống, miệng hãy còn nghẹn ngào khẩn niệm Bồ tát phù hộ – cô nàng vốn lén Vương thị tới Phật đường vái lạy Bồ tát, cầu ban cho mình một mối nhân duyên tốt, cầu cho ngày mai hoàng đế phụ thân cô sẽ đón cô hồi cung, lại bị một tên thị vệ gan to tày trời bám theo đến, ấn nhào ra đất.
Cô còn nhỏ, tuổi không đủ, vừa bị dọa sợ chân tay đã nhũn ra, nháy mắt đã bị lột mất y phục, thân thể trắng bóc không ngừng run rẩy.
A Tùng hết hồn hết vía, tay vớ lấy cây đèn trên bàn, hất dầu nóng qua, tên thị vệ kia la hoảng, nhảy dựng lên, chẳng kịp kéo quần, hung thần ác sát xông về phía A Tùng vung nắm đấm. A Tùng ăn một quyền của hắn, trước mắt xoay tít trăng sao, đầu dập vào bàn, chân bị kéo giật, quăng ra sau rèm che.
Công chúa khiếp hãi khép áo chạy như bay, A Tùng liều mạng giãy giụa, cắn mạnh cổ thị vệ, nhân lúc hắn bị đau, vừa lăn vừa bò về liêu phòng.
Vương thị còn đang an ủi công chúa khóc sướt mướt, thấy A Tùng trở lại, mặt cả kinh thất sắc, biểu cảm đó là đang tiếc nuối vì sao A Tùng vẫn còn sống. “Dám nói chuyện hôm nay ra, ta sẽ giết ngươi!” Vương thị hung tợn nói.
Tay A Tùng run run bám cửa, thở hổn hển nhìn cặp mẹ con vô dụng này.
“Nếu có ai hỏi thì nói người bị thị vệ khinh nhục là ngươi.” Vương thị căn dặn A Tùng, buông công chúa ra, thị tức tối đứng dậy đi đi lại lại, “Bao giờ Tiết Hoàn mới đến?”
“Chúng ta không thể chờ đợi như vậy được.” A Tùng mở miệng nói, chợt cảm thấy miệng đầy vị máu tanh – Nàng lại nứt chân răng rồi, máu loãng uốn lượn chảy xuống cổ.
Thì ra khi trước ở chùa Thiên Bảo, chỉ vì mấy sợi tóc không đáng này mà nàng đã lấy sức lực giết người ra cắn Đàn Đạo Nhất. Nghĩ đến đây, A Tùng hơi ngẩn ra.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.