Chương 55: Ánh Mai Vừa Tỏ Rạng
Thích Nhất Hạnh
31/07/2021
Một hôm Bụt và thầy A Nan Đà đi thăm một tu viện nhỏ ở ngoại thành. Hai người tới tu viện vào giờ các thầy đi khất thực vắng. Trong khi đi một vòng ở khuôn viên tu viện, hai người nghe có tiếng rên la trong một am nhỏ. Bước vào am, Bụt thấy một vị khất sĩ bị ốm đang nằm rên trong xó nhà. Trong am rất hôi hám. Bụt tiến tới hỏi:
– Khất sĩ, thầy bị đau ra sao?
– Thưa Thế Tôn, con bị kiết.
– Không có ai săn sóc cho thầy sao?
– Các huynh đệ đi khất thực hết rồi có ai ở nhà đâu? Với lại ban đầu cũng có mấy huynh đệ tới săn sóc, nhưng con thấy mình không làm được lợi ích gì cho các huynh đệ mà cứ bắt các huynh đệ săn sóc cho mình thì tội chết, cho nên con nói với các huynh đừng tới nữa.
Bụt bảo thầy A Nan Đà:
– A Nan Đà, đi kiếm ít nước, chúng ta sẽ rửa ráy cho thầy khất sĩ này.
Sau khi A Nan Đà đi lấy nước về, hai thầy trò tắm rửa và mặc áo sạch cho vị khất sĩ. Rồi hai người đặt thầy lên giường. Xong xuôi, Bụt và A Nan Đà đi quét rửa trong am cho hết mùi hôi hám và đem áo quần ra giặt và phơi. Lúc ấy các vị khất sĩ đi khất thực đã tuần tự trở về. Đại đức A Nan Đà xin họ đi nấu nước sôi và kiếm thuốc men cho thầy khất sĩ bị kiết.
Bụt hỏi :
– Các vị khất sĩ, vị khất sĩ ngoài tịnh thất kia đau bệnh gì vậy?
– Bạch đức Thế Tôn, thầy ấy bị kiết.
– Có ai săn sóc cho thầy ấy không?
– Bạch đức Thế Tôn, ban đầu thì chúng con có săn sóc, nhưng sau đó thầy ấy ngại không cho chúng con săn sóc nữa.
– Này các vị khất sĩ! Chúng ta đã đi tu và chúng ta không còn được cha mẹ hoặc bà con săn sóc cho chúng ta mỗi khi đau ốm như khi còn ở nhà nữa. Vậy nếu chúng ta không săn sóc cho nhau thì ai sẽ săn sóc cho chúng ta? Chúng ta phải săn sóc cho nhau, mỗi khi có ai bị đau ốm, dù người ấy là thầy hay bạn hay học trò thì chúng ta cũng phải săn sóc tận tình cho đến khi người ấy bình phục hoàn toàn. Này các vị khất sĩ! Nếu tôi bị đau ốm thì quý vị có săn sóc cho tôi không?
– Bạch đức Thế Tôn, chúng con chắc chắn sẽ săn sóc cho Thế Tôn.
– Vậy thì từ nay, khi có vị nào bị ốm đau thì quý vị hãy săn sóc cho đến khi bình phục. Săn sóc cho vị ấy tức là chăm sóc cho chính tôi vậy.
Các vị khất sĩ có mặt đều chắp tay cúi đầu, vâng theo lời Bụt dạy.
Mùa Hạ năm sau, Bụt an cư tại tu viện Lộc Mẫu ở Xá Vệ. Năm nay tại Xá Vệ, ni sư Ma Ha Ba Xà Ba Đề cũng lãnh đạo một ni chúng đông đảo an cư tại tu viện của các vị nữ khất sĩ. Phụ tá ni sư có ni sư Khema. Ni sư Khema ngày xưa vốn là một vị quý phi của vua Tần Bà Xa La nước Ma Kiệt Đà. Cách đây hai mươi năm, bà đã được quy y làm học trò tại gia của Bụt. Bà vốn là người thông minh, nhưng có tính tự hào, nhờ được gặp Bụt và nghe Bụt thuyết pháp nên bà tỉnh ngộ và bắt đầu học phép khiêm cung.
Sau bốn năm tu học với tính cách một cư sĩ tại gia, bà đã xin Bụt xuất gia và gia nhập ni chúng do ni sư Ma Ha Ba Xà Ba Đề lãnh đạo. Bà tu học rất tinh tiến, và trong những năm gần đây đã trở nên một trong những vị lãnh đạo quan trọng của ni chúng. Nữ cư sĩ Visakha thường cùng các con đi cúng dường và nghe pháp ở nữ tu viện này. Nam cư sĩ Sudatta cũng đã được bà nhiều lần mời tới cúng dường và nghe pháp. Tại đây cư sĩ đã được gặp nữ khất sĩ Khema, nữ khất sĩ Dhammadinna, nữ khất sĩ Utpalavanna và nữ khất sĩ Palacara. Bà Visakha được biết tường tận về cuộc đời của các vị nữ khất sĩ này và bà đã kể cho ông Sudatta nghe lại những điều bà biết.
Một hôm đến ni viện với một người bạn nam giới cũng có tên là Visakha, cư sĩ Sudatta được gặp nữ khất sĩ Dhammadinna. Vị nữ khất sĩ này là một trong những vị giảng sư nổi tiếng nhất của ni viện. Hai người đã được học hỏi đạo lý với vị ni sư này. Ni sư đã giảng giải cho cả hai vị cư sĩ rất rành rẽ về những yếu tố tạo nên con người là năm uẩn, tức là sắc, thọ, tưởng, hành và thức, và về con đường của tám sự hành trì chân chính gọi là bát chánh đạo. Cư sĩ Visakha rất ngạc nhiên khi thấy kiến thức thâm uyên của ni sư về đạo lý tỉnh thức. Ông về tu viện Kỳ Thọ và đem tất cả những điều ni sư giảng dạy bạch lại với Bụt, Bụt nói:
– Visakha, nếu ông hỏi ta, thì ta cũng sẽ trả lời như nữ khất sĩ Dhammadinna không khác. Ông nên biết là qua bài pháp mà ông được nghe, nữ khất sĩ Dhammadinna đã nắm rất vững đạo pháp giải thoát và giác ngộ.
Nói xong, Bụt quay lại đại đức A Nan Đà và bảo:
– A Nan Đà, thầy nên trùng tuyên lại cho đại chúng nghe bài pháp của ni sư Dhammadinna. Bài pháp này là một bài pháp quan trọng.
Bên cạnh ni sư Dhammadinna, còn có ni sư Bhaddha Kapilani là một vị nữ khất sĩ cũng nổi tiếng thông tuệ về giáo lý. Hai ni sư này thường được các giới cư sĩ thỉnh cầu đến thuyết pháp tại nhiều địa điểm trong xứ.
Câu chuyện về nữ khất sĩ Patacara là một câu chuyện rất thương tâm. Patacara là con gái một người rất giàu có ở Xá Vệ. Bố mẹ của Patacara giữ con kỹ lắm, không bao giờ cho con gái đi ra ngoài đường. Cả ngày Patacara bị nhốt trong nhà và vì thế không được gặp ai. Đến tuổi dậy thì, cô đem lòng thương một người con trai giúp việc trong nhà. Bố mẹ của cô hoàn toàn không hay biết gì về điều này. Họ sắp đặt để gả cô cho một chàng trai, con của một nhà phú hộ khác.
Hoảng kinh, cô bàn tính với người yêu bỏ nhà đi trốn. Rạng sáng ngày cưới, cô hóa trang làm con ở đi gánh nước và thoát ra khỏi nhà. Qua bến đò, cô gặp người yêu. Hai người đi trốn đến một nơi thật xa và cưới nhau. Ăn ở với nhau được ba năm thì cô có mang. Gần đến ngày sinh con, cô đòi chồng đưa về nhà cha mẹ để sinh, theo tục lệ xứ cô. Chồng cô sợ ông bà nhà phú hộ lắm, nhưng vì vợ cương quyết quá nên anh bất đắc dĩ phải đưa vợ về. Nhưng khi về đến nửa đường thì cô lâm bồn và sinh được một cháu bé trai. Việc trở về nhà cha mẹ vì thế không còn cần thiết nữa. Hai vợ chồng liền quay về nơi sinh sống cũ.
Hai năm sau, cô lại có mang, và cô lại ép chồng đưa cô về quê để sinh đẻ. Nhưng lần này họ rủi ro quá. Giữa đường họ gặp một trận bão lớn. Cô lại muốn lâm bồn. Người chồng bảo vợ ngồi xuống bên đường chờ đợi, để anh ta vào rừng đốn cây bẻ lá về che thành một túp lều tạm, Patacara đợi mãi không thấy chồng về. Nửa đêm cô sinh ra một đứa bé trai, trong lúc trời vẫn mưa vẫn gió.
Sáng hôm sau, khi bão tạnh, Patacara tay ôm đứa bé sơ sinh tay dắt đứa bé chưa đầy ba tuổi đi vào rừng tìm chồng. Cô thấy chồng nằm chết trong rừng. Hôm qua trong khi đốn củi, anh ta đã bị một con rắn độc cắn và nằm chết ngay tại chỗ, Patacara khóc than thảm thiết, rồi cô ẵm dắt con ra đi, tìm về nhà cha mẹ. Cô đi mãi cho đến khi gặp một dòng sông. Mực nước sông lên cao vì mưa gió đã kéo dài hơn một đêm một ngày. Không biết làm sao, cô mới dặn đứa con ba tuổi đứng chờ cô bên này sông để cô ẵm đứa bé sơ sinh sang bên kia sông trước. Bằng hai tay, cô nâng đứa bé lên quá đầu và lội qua sông. Tới giữa dòng, một con chim ưng sà xuống và cắp đứa bé bay đi. Patacara hoảng hốt la lớn lên để con chim ưng sợ mà buông đứa bé. Ai ngờ tiếng kêu của cô vọng tới sang bờ phía sau, và em bé ba tuổi, tưởng mẹ gọi mình, vội vã lội xuống nước chạy theo. Con chim ưng cắp đứa bé sơ sinh bay xa rồi, Patacara không làm gì được nữa. Ngoái nhìn lại bờ bên nọ cô thấy đứa con trai ba tuổi của cô đã lội xuống nước. Hoảng kinh, Patacara la lên và nhoài mình trở về bờ bên nọ để cứu con, nhưng chậm mất rồi, đứa bé đã bị dòng nước cuốn đi mất.
Qua tới bờ bên kia, Patacara kiệt sức. Cô không còn khóc được nữa. Cô nằm trên bờ sông lâu lắm mới lấy lại được chút sức lực. Rồi cô tìm đường lần hồi về Xá Vệ.
Về tới Xá Vệ cô được tin là ngôi nhà của cha mẹ cô đã bị trận bão ngày hôm kia xô ngã và cả cha lẫn mẹ cô đều bị đè chết trong ngôi nhà sụp đổ. Ngày hôm cô về tới là ngày người ta đưa xác ông bà lên giàn hỏa.
Chưa bao giờ mà nhiều biến cố khổ đau dồn về một lúc trên một con người như thế. Patacara ngã quỵ bên lề đường. Cô không còn muốn sống nữa. Những người qua đường ghé lại thăm hỏi và đưa cô về tu viện Kỳ Đàvana gặp Bụt. Bụt nhờ các vị nữ cư sĩ đưa Patacara đi tắm rửa và lấy áo quần khô và sạch cho Patacara mặc. Rồi người ngồi chăm chú nghe Patacara kể lại chuyện mình. Bụt an ủi:
– Con đã gặp quá nhiều tai nạn và rủi ro. Nhưng cuộc đời không phải chỉ có khổ đau và tai nạn. Con hãy học theo pháp giác ngộ để có thể mỉm cười với chính những khổ đau của mình và để tạo an lạc cho hiện tại và cho tương lai.
Patacara lạy Bụt xin quy y với người. Bụt cho vời ni sư Ma Ha Ba Xà Ba Đề tới. Người gửi gắm Patacara cho ni sư.
Chiều hôm đó, Patacara theo ni sư về ni viện. Sau một thời gian tập sự, Patacara được thọ giới làm nữ khất sĩ. Patacara được ni trưởng và các ni sư trong viện thương yêu lắm. Sau mấy năm tu học, Patacara đã tìm lại được nụ cười. Một hôm trong khi múc nước rửa chân, thấy những dòng nước theo hai chân chảy xuống và thấm vào lòng đất, nữ khất sĩ Patacara ngộ được lý vô thường. Suốt mấy đêm liền, cô thực tập thiền quán bằng hình ảnh ấy. Một buổi sáng nọ, Patacara chứng nghiệm được nguyên tắc sinh diệt. Cô đọc lên mấy câu thơ:
Hôm nọ đang rửa chân
Tôi thấy dòng nước chảy
Nước thấm vào lòng đất
Tôi hỏi: nước về đâu?
Thiền quán trong tĩnh lặng
Tôi nắm giữ thân tâm
Như một con tuấn mã
Tôi quán sát lục trần
Ngồi nhìn ngọn đèn dầu
Tôi đi vào phép quán
Thời khắc trôi qua mau
Lửa đèn còn chiếu sáng
Lấy cây tăm khêu bấc
Tôi dìm bấc xuống dầu
Ánh đèn bỗng phụt tắt
Tất cả chìm đêm sâu
Ngọn lửa về Niết bàn
Nhưng hồn tôi chợt sáng
Tâm được cởi trói rồi
Ánh mai vừa tỏa rạng.
Nữ khất sĩ Patacara được gặp ni trưởng Ma Ha Ba Xà Ba Đề sáng hôm ấy. Cô trình lên bà bài thơ và rất được bà khen ngợi.
Nữ khất sĩ Liên Hoa Sắc được xuất gia là nhờ công tiến dẫn của đại đức Mục Kiền Liên. Vị ni sư có dung quang rất mỹ lệ, dù bà đã cạo đầu mặc áo khất sĩ. Bà tu học tinh tiến lắm và cũng là một trong những người phụ tá giỏi của ni trưởng Pajapati.
Một hôm đi qua công viên thành phố, đại đức Mục Kiền Liên gặp người thiếu phụ nhan sắc mặn mà đang đứng chặn đường người. Đó là Liên Hoa Sắc, lúc ấy là một hoa khôi trong giới thương nữ. Người đời gọi cô là Liên Hoa Sắc vì cô có sắc đẹp và sự tươi mát của một bông hoa sen xanh. Đại đức Mục Kiền Liên nhìn thẳng vào mặt người phụ nữ này và biết ngay đây là một người mà tâm hồn chứa chất rất nhiều u uẩn khổ đau. Đại đức nói:
– Cô có hình dáng xinh đẹp, cô lại có bề ngoài trang phục lộng lẫy, nhưng tôi biết bên trong cô là một người đầy khổ đau và mặc cảm. Nghiệp chướng cô nặng nề lắm và cô đang càng ngày càng sa vào con đường lầy lội. Cô nên thức tỉnh càng sớm càng hay.
Liên Hoa Sắc hoảng kinh thấy vị khất sĩ nhìn thấu nội tâm mình, nhưng cô vẫn giữ vẻ bình thản. Cô nói:
– Có thể là đại đức nói đúng, nhưng tôi không có con đường nào khác hơn.
Thầy Mục Kiền Liên nói:
– Tại sao cô lại bi quan như thế? Dù quá khứ có sao đi nữa, ta vẫn có thể chuyển hướng và xây dựng cho tương lai. Áo quần dơ bẩn thì ta dùng nước sông để giặt giũ. Thân thể dơ bẩn thì ta tắm gội. Tâm tư vẩn đục và chán chường thì ta lấy nước giải thoát mà gạn lọc. Bụt dạy: Ai cũng có khả năng tỉnh thức và thanh tịnh hóa thân tâm của mình.
Liên Hoa Sắc sa nước mắt:
– Nhưng cuộc đời của con đầy dẫy tội lỗi, con sợ Bụt cũng không cứu được con nữa là đại đức.
Vị khất sĩ mỉm cười:
– Không sao đâu, cô cứ kể tự sự cho tôi nghe đi.
Liên Hoa Sắc thuật lại rằng nàng là con gái của một nhà triệu phú. Nàng lấy chồng năm mười sáu tuổi. Sau ngày cha chồng nàng mất, mẹ chồng nàng lại ăn nằm với chính chồng của nàng. Lúc đó Liên Hoa Sắc đã sinh được một đứa con gái. Chứng kiến cảnh loạn luân ấy, cô bỏ nhà ra đi, bỏ luôn đứa con gái lại.
Mấy năm sau, cô gặp một thương gia và được ông này cưới làm vợ. Một thời gian sau, cô nghe nói chồng cô có mua về một nàng hầu và đem giấu giếm ở một ngôi nhà cách biệt ngoài thành phố. Cô tìm đến đánh ghen thì phát giác ra rằng đó chính là con gái năm xưa của cô.
Đau xót vô cùng, cô đem lòng thù hận trời đất và con người. Cô không còn tin được ai và thương được ai nữa. Cô theo nghề kỹ nữ. Cô chỉ cần tiền bạc, đồ trang sức và một nếp sống vật chất dư dả. Nên cô đã có ý định chinh phục cả những vị khất sĩ, đó là vì cô muốn trả thù con người và chửi thẳng vào mặt cái đạo đức giả của con người.
Nói tới đó, Liên Hoa Sắc úp mặt trong hai tay và khóc. Đợi Uppalavanna khóc cho thỏa thuê xong, đại đức Mục Kiền Liên mới bắt đầu dạy đạo cho cô. Rồi thầy đưa cô về gặp Bụt.
Bụt an ủi Liên Hoa Sắc và cho phép cô đi về ni viện tập sự tu học dưới sự hướng dẫn của ni sư Kiều Đàm Di. Chỉ trong vòng bốn năm, Liên Hoa Sắc đã trở nên một vị ni sư gương mẫu.
– Khất sĩ, thầy bị đau ra sao?
– Thưa Thế Tôn, con bị kiết.
– Không có ai săn sóc cho thầy sao?
– Các huynh đệ đi khất thực hết rồi có ai ở nhà đâu? Với lại ban đầu cũng có mấy huynh đệ tới săn sóc, nhưng con thấy mình không làm được lợi ích gì cho các huynh đệ mà cứ bắt các huynh đệ săn sóc cho mình thì tội chết, cho nên con nói với các huynh đừng tới nữa.
Bụt bảo thầy A Nan Đà:
– A Nan Đà, đi kiếm ít nước, chúng ta sẽ rửa ráy cho thầy khất sĩ này.
Sau khi A Nan Đà đi lấy nước về, hai thầy trò tắm rửa và mặc áo sạch cho vị khất sĩ. Rồi hai người đặt thầy lên giường. Xong xuôi, Bụt và A Nan Đà đi quét rửa trong am cho hết mùi hôi hám và đem áo quần ra giặt và phơi. Lúc ấy các vị khất sĩ đi khất thực đã tuần tự trở về. Đại đức A Nan Đà xin họ đi nấu nước sôi và kiếm thuốc men cho thầy khất sĩ bị kiết.
Bụt hỏi :
– Các vị khất sĩ, vị khất sĩ ngoài tịnh thất kia đau bệnh gì vậy?
– Bạch đức Thế Tôn, thầy ấy bị kiết.
– Có ai săn sóc cho thầy ấy không?
– Bạch đức Thế Tôn, ban đầu thì chúng con có săn sóc, nhưng sau đó thầy ấy ngại không cho chúng con săn sóc nữa.
– Này các vị khất sĩ! Chúng ta đã đi tu và chúng ta không còn được cha mẹ hoặc bà con săn sóc cho chúng ta mỗi khi đau ốm như khi còn ở nhà nữa. Vậy nếu chúng ta không săn sóc cho nhau thì ai sẽ săn sóc cho chúng ta? Chúng ta phải săn sóc cho nhau, mỗi khi có ai bị đau ốm, dù người ấy là thầy hay bạn hay học trò thì chúng ta cũng phải săn sóc tận tình cho đến khi người ấy bình phục hoàn toàn. Này các vị khất sĩ! Nếu tôi bị đau ốm thì quý vị có săn sóc cho tôi không?
– Bạch đức Thế Tôn, chúng con chắc chắn sẽ săn sóc cho Thế Tôn.
– Vậy thì từ nay, khi có vị nào bị ốm đau thì quý vị hãy săn sóc cho đến khi bình phục. Săn sóc cho vị ấy tức là chăm sóc cho chính tôi vậy.
Các vị khất sĩ có mặt đều chắp tay cúi đầu, vâng theo lời Bụt dạy.
Mùa Hạ năm sau, Bụt an cư tại tu viện Lộc Mẫu ở Xá Vệ. Năm nay tại Xá Vệ, ni sư Ma Ha Ba Xà Ba Đề cũng lãnh đạo một ni chúng đông đảo an cư tại tu viện của các vị nữ khất sĩ. Phụ tá ni sư có ni sư Khema. Ni sư Khema ngày xưa vốn là một vị quý phi của vua Tần Bà Xa La nước Ma Kiệt Đà. Cách đây hai mươi năm, bà đã được quy y làm học trò tại gia của Bụt. Bà vốn là người thông minh, nhưng có tính tự hào, nhờ được gặp Bụt và nghe Bụt thuyết pháp nên bà tỉnh ngộ và bắt đầu học phép khiêm cung.
Sau bốn năm tu học với tính cách một cư sĩ tại gia, bà đã xin Bụt xuất gia và gia nhập ni chúng do ni sư Ma Ha Ba Xà Ba Đề lãnh đạo. Bà tu học rất tinh tiến, và trong những năm gần đây đã trở nên một trong những vị lãnh đạo quan trọng của ni chúng. Nữ cư sĩ Visakha thường cùng các con đi cúng dường và nghe pháp ở nữ tu viện này. Nam cư sĩ Sudatta cũng đã được bà nhiều lần mời tới cúng dường và nghe pháp. Tại đây cư sĩ đã được gặp nữ khất sĩ Khema, nữ khất sĩ Dhammadinna, nữ khất sĩ Utpalavanna và nữ khất sĩ Palacara. Bà Visakha được biết tường tận về cuộc đời của các vị nữ khất sĩ này và bà đã kể cho ông Sudatta nghe lại những điều bà biết.
Một hôm đến ni viện với một người bạn nam giới cũng có tên là Visakha, cư sĩ Sudatta được gặp nữ khất sĩ Dhammadinna. Vị nữ khất sĩ này là một trong những vị giảng sư nổi tiếng nhất của ni viện. Hai người đã được học hỏi đạo lý với vị ni sư này. Ni sư đã giảng giải cho cả hai vị cư sĩ rất rành rẽ về những yếu tố tạo nên con người là năm uẩn, tức là sắc, thọ, tưởng, hành và thức, và về con đường của tám sự hành trì chân chính gọi là bát chánh đạo. Cư sĩ Visakha rất ngạc nhiên khi thấy kiến thức thâm uyên của ni sư về đạo lý tỉnh thức. Ông về tu viện Kỳ Thọ và đem tất cả những điều ni sư giảng dạy bạch lại với Bụt, Bụt nói:
– Visakha, nếu ông hỏi ta, thì ta cũng sẽ trả lời như nữ khất sĩ Dhammadinna không khác. Ông nên biết là qua bài pháp mà ông được nghe, nữ khất sĩ Dhammadinna đã nắm rất vững đạo pháp giải thoát và giác ngộ.
Nói xong, Bụt quay lại đại đức A Nan Đà và bảo:
– A Nan Đà, thầy nên trùng tuyên lại cho đại chúng nghe bài pháp của ni sư Dhammadinna. Bài pháp này là một bài pháp quan trọng.
Bên cạnh ni sư Dhammadinna, còn có ni sư Bhaddha Kapilani là một vị nữ khất sĩ cũng nổi tiếng thông tuệ về giáo lý. Hai ni sư này thường được các giới cư sĩ thỉnh cầu đến thuyết pháp tại nhiều địa điểm trong xứ.
Câu chuyện về nữ khất sĩ Patacara là một câu chuyện rất thương tâm. Patacara là con gái một người rất giàu có ở Xá Vệ. Bố mẹ của Patacara giữ con kỹ lắm, không bao giờ cho con gái đi ra ngoài đường. Cả ngày Patacara bị nhốt trong nhà và vì thế không được gặp ai. Đến tuổi dậy thì, cô đem lòng thương một người con trai giúp việc trong nhà. Bố mẹ của cô hoàn toàn không hay biết gì về điều này. Họ sắp đặt để gả cô cho một chàng trai, con của một nhà phú hộ khác.
Hoảng kinh, cô bàn tính với người yêu bỏ nhà đi trốn. Rạng sáng ngày cưới, cô hóa trang làm con ở đi gánh nước và thoát ra khỏi nhà. Qua bến đò, cô gặp người yêu. Hai người đi trốn đến một nơi thật xa và cưới nhau. Ăn ở với nhau được ba năm thì cô có mang. Gần đến ngày sinh con, cô đòi chồng đưa về nhà cha mẹ để sinh, theo tục lệ xứ cô. Chồng cô sợ ông bà nhà phú hộ lắm, nhưng vì vợ cương quyết quá nên anh bất đắc dĩ phải đưa vợ về. Nhưng khi về đến nửa đường thì cô lâm bồn và sinh được một cháu bé trai. Việc trở về nhà cha mẹ vì thế không còn cần thiết nữa. Hai vợ chồng liền quay về nơi sinh sống cũ.
Hai năm sau, cô lại có mang, và cô lại ép chồng đưa cô về quê để sinh đẻ. Nhưng lần này họ rủi ro quá. Giữa đường họ gặp một trận bão lớn. Cô lại muốn lâm bồn. Người chồng bảo vợ ngồi xuống bên đường chờ đợi, để anh ta vào rừng đốn cây bẻ lá về che thành một túp lều tạm, Patacara đợi mãi không thấy chồng về. Nửa đêm cô sinh ra một đứa bé trai, trong lúc trời vẫn mưa vẫn gió.
Sáng hôm sau, khi bão tạnh, Patacara tay ôm đứa bé sơ sinh tay dắt đứa bé chưa đầy ba tuổi đi vào rừng tìm chồng. Cô thấy chồng nằm chết trong rừng. Hôm qua trong khi đốn củi, anh ta đã bị một con rắn độc cắn và nằm chết ngay tại chỗ, Patacara khóc than thảm thiết, rồi cô ẵm dắt con ra đi, tìm về nhà cha mẹ. Cô đi mãi cho đến khi gặp một dòng sông. Mực nước sông lên cao vì mưa gió đã kéo dài hơn một đêm một ngày. Không biết làm sao, cô mới dặn đứa con ba tuổi đứng chờ cô bên này sông để cô ẵm đứa bé sơ sinh sang bên kia sông trước. Bằng hai tay, cô nâng đứa bé lên quá đầu và lội qua sông. Tới giữa dòng, một con chim ưng sà xuống và cắp đứa bé bay đi. Patacara hoảng hốt la lớn lên để con chim ưng sợ mà buông đứa bé. Ai ngờ tiếng kêu của cô vọng tới sang bờ phía sau, và em bé ba tuổi, tưởng mẹ gọi mình, vội vã lội xuống nước chạy theo. Con chim ưng cắp đứa bé sơ sinh bay xa rồi, Patacara không làm gì được nữa. Ngoái nhìn lại bờ bên nọ cô thấy đứa con trai ba tuổi của cô đã lội xuống nước. Hoảng kinh, Patacara la lên và nhoài mình trở về bờ bên nọ để cứu con, nhưng chậm mất rồi, đứa bé đã bị dòng nước cuốn đi mất.
Qua tới bờ bên kia, Patacara kiệt sức. Cô không còn khóc được nữa. Cô nằm trên bờ sông lâu lắm mới lấy lại được chút sức lực. Rồi cô tìm đường lần hồi về Xá Vệ.
Về tới Xá Vệ cô được tin là ngôi nhà của cha mẹ cô đã bị trận bão ngày hôm kia xô ngã và cả cha lẫn mẹ cô đều bị đè chết trong ngôi nhà sụp đổ. Ngày hôm cô về tới là ngày người ta đưa xác ông bà lên giàn hỏa.
Chưa bao giờ mà nhiều biến cố khổ đau dồn về một lúc trên một con người như thế. Patacara ngã quỵ bên lề đường. Cô không còn muốn sống nữa. Những người qua đường ghé lại thăm hỏi và đưa cô về tu viện Kỳ Đàvana gặp Bụt. Bụt nhờ các vị nữ cư sĩ đưa Patacara đi tắm rửa và lấy áo quần khô và sạch cho Patacara mặc. Rồi người ngồi chăm chú nghe Patacara kể lại chuyện mình. Bụt an ủi:
– Con đã gặp quá nhiều tai nạn và rủi ro. Nhưng cuộc đời không phải chỉ có khổ đau và tai nạn. Con hãy học theo pháp giác ngộ để có thể mỉm cười với chính những khổ đau của mình và để tạo an lạc cho hiện tại và cho tương lai.
Patacara lạy Bụt xin quy y với người. Bụt cho vời ni sư Ma Ha Ba Xà Ba Đề tới. Người gửi gắm Patacara cho ni sư.
Chiều hôm đó, Patacara theo ni sư về ni viện. Sau một thời gian tập sự, Patacara được thọ giới làm nữ khất sĩ. Patacara được ni trưởng và các ni sư trong viện thương yêu lắm. Sau mấy năm tu học, Patacara đã tìm lại được nụ cười. Một hôm trong khi múc nước rửa chân, thấy những dòng nước theo hai chân chảy xuống và thấm vào lòng đất, nữ khất sĩ Patacara ngộ được lý vô thường. Suốt mấy đêm liền, cô thực tập thiền quán bằng hình ảnh ấy. Một buổi sáng nọ, Patacara chứng nghiệm được nguyên tắc sinh diệt. Cô đọc lên mấy câu thơ:
Hôm nọ đang rửa chân
Tôi thấy dòng nước chảy
Nước thấm vào lòng đất
Tôi hỏi: nước về đâu?
Thiền quán trong tĩnh lặng
Tôi nắm giữ thân tâm
Như một con tuấn mã
Tôi quán sát lục trần
Ngồi nhìn ngọn đèn dầu
Tôi đi vào phép quán
Thời khắc trôi qua mau
Lửa đèn còn chiếu sáng
Lấy cây tăm khêu bấc
Tôi dìm bấc xuống dầu
Ánh đèn bỗng phụt tắt
Tất cả chìm đêm sâu
Ngọn lửa về Niết bàn
Nhưng hồn tôi chợt sáng
Tâm được cởi trói rồi
Ánh mai vừa tỏa rạng.
Nữ khất sĩ Patacara được gặp ni trưởng Ma Ha Ba Xà Ba Đề sáng hôm ấy. Cô trình lên bà bài thơ và rất được bà khen ngợi.
Nữ khất sĩ Liên Hoa Sắc được xuất gia là nhờ công tiến dẫn của đại đức Mục Kiền Liên. Vị ni sư có dung quang rất mỹ lệ, dù bà đã cạo đầu mặc áo khất sĩ. Bà tu học tinh tiến lắm và cũng là một trong những người phụ tá giỏi của ni trưởng Pajapati.
Một hôm đi qua công viên thành phố, đại đức Mục Kiền Liên gặp người thiếu phụ nhan sắc mặn mà đang đứng chặn đường người. Đó là Liên Hoa Sắc, lúc ấy là một hoa khôi trong giới thương nữ. Người đời gọi cô là Liên Hoa Sắc vì cô có sắc đẹp và sự tươi mát của một bông hoa sen xanh. Đại đức Mục Kiền Liên nhìn thẳng vào mặt người phụ nữ này và biết ngay đây là một người mà tâm hồn chứa chất rất nhiều u uẩn khổ đau. Đại đức nói:
– Cô có hình dáng xinh đẹp, cô lại có bề ngoài trang phục lộng lẫy, nhưng tôi biết bên trong cô là một người đầy khổ đau và mặc cảm. Nghiệp chướng cô nặng nề lắm và cô đang càng ngày càng sa vào con đường lầy lội. Cô nên thức tỉnh càng sớm càng hay.
Liên Hoa Sắc hoảng kinh thấy vị khất sĩ nhìn thấu nội tâm mình, nhưng cô vẫn giữ vẻ bình thản. Cô nói:
– Có thể là đại đức nói đúng, nhưng tôi không có con đường nào khác hơn.
Thầy Mục Kiền Liên nói:
– Tại sao cô lại bi quan như thế? Dù quá khứ có sao đi nữa, ta vẫn có thể chuyển hướng và xây dựng cho tương lai. Áo quần dơ bẩn thì ta dùng nước sông để giặt giũ. Thân thể dơ bẩn thì ta tắm gội. Tâm tư vẩn đục và chán chường thì ta lấy nước giải thoát mà gạn lọc. Bụt dạy: Ai cũng có khả năng tỉnh thức và thanh tịnh hóa thân tâm của mình.
Liên Hoa Sắc sa nước mắt:
– Nhưng cuộc đời của con đầy dẫy tội lỗi, con sợ Bụt cũng không cứu được con nữa là đại đức.
Vị khất sĩ mỉm cười:
– Không sao đâu, cô cứ kể tự sự cho tôi nghe đi.
Liên Hoa Sắc thuật lại rằng nàng là con gái của một nhà triệu phú. Nàng lấy chồng năm mười sáu tuổi. Sau ngày cha chồng nàng mất, mẹ chồng nàng lại ăn nằm với chính chồng của nàng. Lúc đó Liên Hoa Sắc đã sinh được một đứa con gái. Chứng kiến cảnh loạn luân ấy, cô bỏ nhà ra đi, bỏ luôn đứa con gái lại.
Mấy năm sau, cô gặp một thương gia và được ông này cưới làm vợ. Một thời gian sau, cô nghe nói chồng cô có mua về một nàng hầu và đem giấu giếm ở một ngôi nhà cách biệt ngoài thành phố. Cô tìm đến đánh ghen thì phát giác ra rằng đó chính là con gái năm xưa của cô.
Đau xót vô cùng, cô đem lòng thù hận trời đất và con người. Cô không còn tin được ai và thương được ai nữa. Cô theo nghề kỹ nữ. Cô chỉ cần tiền bạc, đồ trang sức và một nếp sống vật chất dư dả. Nên cô đã có ý định chinh phục cả những vị khất sĩ, đó là vì cô muốn trả thù con người và chửi thẳng vào mặt cái đạo đức giả của con người.
Nói tới đó, Liên Hoa Sắc úp mặt trong hai tay và khóc. Đợi Uppalavanna khóc cho thỏa thuê xong, đại đức Mục Kiền Liên mới bắt đầu dạy đạo cho cô. Rồi thầy đưa cô về gặp Bụt.
Bụt an ủi Liên Hoa Sắc và cho phép cô đi về ni viện tập sự tu học dưới sự hướng dẫn của ni sư Kiều Đàm Di. Chỉ trong vòng bốn năm, Liên Hoa Sắc đã trở nên một vị ni sư gương mẫu.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.