Chương 4: Chim Thiên Nga Trúng Tên
Thích Nhất Hạnh
27/07/2021
Ngày hôm sau, Cát Tường thả trâu bên bờ sông và bắt đầu cắt cỏ ngay từ buổi sáng.
Đến trưa nó đã cắt cỏ xong và nhét đầy cứng hai cái giỏ. Để gánh cỏ bên này sông, Cát Tường lùa trâu sang bên kia sông. Bên kia sông chỉ có rừng mà không có ruộng lúa, thành ra Cát Tường thường cho trâu ăn bên ấy để có chút thì giờ ngả lưng trên đám cỏ non bên bờ sông gió mát. Nó chỉ đem theo chiếc liềm. Chiếc liềm đối với nó rất quý giá vì đó là phương tiện sinh sống của nó.
Qua bên kia sông, Cát Tường giở nắm cơm mà Bala đã gói cho nó từ hồi sáng trong một tờ lá chuối. Vừa định bốc cơm ăn thì nó nhớ đến vị sa môn trong rừng. Nó nhớ đến Tất Đạt Đa. “Mình có thể đem cơm này chia xẻ với người ấy. Người ấy chắc là sẽ không chê cơm của mình là hèn mọn đâu”.
Nghĩ như thế, Cát Tường gói nắm cơm trở lại. Nó lùa đàn trâu về ăn phía cửa rừng.
Rồi nó theo lối cũ, tìm về chốn gặp gỡ chiều qua.
Từ xa, nó đã thấy dáng của Tất Đạt Đa, ngồi dưới gốc cây đại thọ pippala ( Bồ Đề). Nhưng Tất Đạt Đa không ngồi một mình. Trước mặt Tất Đạt Đa còn có một người khác. Đó là một cô bé trạc tuổi Cát Tường, ăn mặc rất tươm tất. Cô bé vận sari màu trắng đang ngồi nhìn Tất Đạt Đa ăn cơm. Cát Tường dừng lại. Nhưng Tất Đạt Đa đã ngửng lên, và đã trông thấy Cát Tường.
– Cát Tường!
Người ấy vừa gọi vừa đưa tay vẫy ra hiệu cho nó lại gần. Cô bé cũng nhìn ra. Cát Tường nhận ra cô bé này. Nó chưa biết tên cô bé nhưng đã gặp cô bé một vài lần trên đường làng. Cát Tường bước tới gần. Cô bé ngồi xích ra một bên. Tất Đạt Đa chỉ một chỗ ngồi trước mặt và ra hiệu cho Cát Tường ngồi xuống. Trước mặt Tất Đạt Đa có một mảnh lá chuối tươi. Trên mảnh lá chuối là một nắm cơm và một ít muối mè. Tất Đạt Đa chỉ mới bẻ nắm cơm ra làm hai chứ chưa bắt đầu ăn.
– Em ăn cơm chưa? Tất Đạt Đa nhìn Cát Tường.
– Thưa chú, con chưa ăn.
– Vậy chúng ta cùng ăn cơm với nhau cho vui được không?
Nói xong Tất Đạt Đa trao cho Cát Tường một nắm cơm. Cát Tường cung kính chắp tay nhưng không nhận. Nó đưa nắm cơm của nó ra:
– Con cũng có đem cơm theo đây.
Rồi nó mở gói cơm. Cơm của Cát Tường là cơm gạo đỏ không trắng trẻo như cơm của Tất Đạt Đa. Với lại nó không có muối mè. Nó chỉ có vài hạt muối trắng. Tất Đạt Đa mỉm cười nhìn hai đứa trẻ:
– Vậy chúng ta gom lại và cùng ăn chung được không?
Nói xong Tất Đạt Đa lấy một nửa nắm cơm hẩm của Cát Tường và ăn ngon lành. Cát Tường hơi bỡ ngỡ, nhưng thấy Tất Đạt Đa ăn cơm rất tự nhiên nó cũng đưa cơm lên ăn.
– Cơm của chú dẻo, mềm và thơm lắm, nó nói.
– Đó là cơm của Tu Già Đa đem cho, Tất Đạt Đa vừa nói vừa nhìn cô bé.
À thì ra cô bé này tên Tu Già Đa. Cát Tường nhìn kỹ lại. Cô bé này lớn hơn mình, có lẽ lớn hơn một hoặc hai tuổi. Hai mắt cô ta to đen lay láy. Cát Tường ngừng nhai, nói:
– Em có gặp chị một vài lần trên đường làng. Em không biết chị tên Tu Già Đa.
Tu Già Đa nói:
– Chị là con gái ông hương cả làng Ưu Lâu Tần Loa. Còn em, có phải em là Cát Tường không? Thầy Tất Đạt Đa vừa kể chuyện em cho chị nghe xong. Này Cát Tường, em đừng kêu thầy Tất Đạt Đa là “chú” nữa. Thầy là sa môn mà, mình kêu thầy bằng thầy thì đúng hơn.
– Dạ.
Tất Đạt Đa ngừng nhai nhìn hai đứa trẻ mỉm cười.
– Như vậy là ta khỏi giới thiệu hai con với nhau. Này các con, thầy thường ăn cơm trong im lặng. Những hạt cơm và những hạt mè mà các con đem đến quý giá vô cùng. Ta muốn ăn cơm trong im lặng để thấy được giá trị của những hạt ấy. Tu Già Đa, chắc con ít có dịp được ăn cơm gạo đỏ. Có thể là con đã ăn cơm rồi, nhưng con nên ăn một miếng cơm gạo đỏ của Cát Tường đem đến. Ngon lắm đó con. Bây giờ chúng ta nên im lặng mà ăn. Xong bữa cơm thầy sẽ nói chuyện cho hai con nghe.
Tất Đạt Đa bẻ một miếng cơm từ nắm cơm của Cát Tường và trao cho Tu Già Đa. Cô bé chắp tay thành búp sen, kính cẩn nhận lấy. Ba người lặng lẽ ngồi ăn cơm trong cảnh rừng trưa u tịch.
Sau khi cơm và muối mè đã hết, Tu Già Đa thu lượm các mảnh lá chuối lại. Cô lấy bình nước trong để bên cạnh, rót vào một cái bát bằng đá duy nhất mà cô đem theo và dâng lên. Tất Đạt Đa tiếp nhận bát nước và trịnh trọng đưa mời Cát Tường. Cát Tường vội nói:
– Con xin mời chú, à quên… mời thầy uống trước.
Tất Đạt Đa nhìn nó, ôn tồn nói:
– Con uống trước. Thầy muốn con uống trước.
Và ông nâng bát lên bằng cả hai tay.
Cát Tường hơi luống cuống nhưng không còn cách nào từ chối. Nó chắp tay lại, đón lấy bát nước và đưa lên uống một mạch cạn chén, rồi trao bát lại cho Tất Đạt Đa, cũng bằng hai tay. Tất Đạt Đa chìa bát ra để Tu Già Đa rót bát thứ hai. Khi bát nước đã đầy ông nâng lên với dáng điệu cung kính và thong thả uống từng ngụm nhỏ. Uống xong bát nước, Tất Đạt Đa lại chìa bát ra để Tu Già Đa rót cho bát thứ ba. Bát này Tất Đạt Đa đưa lên mời Tu Già Đa. Tu Già Đa đặt bình nước xuống trước mặt. Cô chắp hai tay và nhận lấy bát nước. Hồi nãy đến giờ mắt Tu Già Đa không ngừng quan sát hai người. Bây giờ cô mới nâng bát nước lên và uống từng ngụm nhỏ giống như Tất Đạt Đa vừa uống. Tu Già Đa ý thức rằng đây là lần đầu tiên cô uống nước từ một cái bát mà một người thuộc hạng ngoại cấp uống. Tất Đạt Đa là thầy mình. Ông đã uống thì tại sao mình lại không uống? Tuy nhiên, cô bé không hề có cảm tưởng mình bị ô nhiễm. Bất giác cô đưa tay trái của cô ra, và sờ vào đầu tóc của cậu bé chăn trâu ngồi bên cạnh.
Cử chỉ rất bất ngờ, khiến cho Cát Tường không tránh kịp. Tu Già Đa đã chạm được vào đầu Cát Tường. Tay phải vẫn còn nâng bát nước, Tu Già Đa thu tay trái lại. Rồi với hai tay cô nâng bát lên và uống hết nước trong chiếc bát. Cuối cùng cô bưng bát đặt xuống gốc cây, và nhìn hai người, mỉm cười.
Tất Đạt Đa gật đầu:
– Các con đã hiểu được lời ta nói. Con người sinh ra không có giai cấp. Nước mắt của người nào cũng mặn, máu của người nào cũng đỏ. Chia người ra thành giai cấp để mà kỳ thị lẫn nhau, đó là một điều sai lầm. Thầy đã thấy được điều đó trong khi thầy thiền quán.
Tu Già Đa trang nghiêm:
– Chúng con là học trò của thầy và chúng con tin lời thầy dạy. Nhưng ở đời hình như không có ai nghĩ như thầy hết. Ai cũng tin rằng những người Sudra và những người ngoại cấp đã được sinh ra từ bàn chân của Chúa trời Phạm Thiên. Kinh điển cũng nói như vậy. Có ai dám nghĩ khác hơn đâu.
– Thầy biết. Nhưng sự thật là sự thật, dù không có ai tin theo. Một điều sai lầm mà được hàng triệu người tin theo thì cũng là một điều sai lầm. Các con phải có thật nhiều can đảm mới có thể sống theo sự thật.
Để thầy kể chuyện này cho các con nghe. Hồi đó thầy mới có chín tuổi. Một hôm thầy đang chơi thơ thẩn một mình ở trong vườn thì có một con chim thiên nga từ trên trời rơi xuống, ngay trước mặt thầy. Con chim có vẻ đau đớn lắm. Nó quằn quại trên mặt đất. Thầy chạy tới ôm nó lên, và thấy có một mũi tên cắm sâu vào cánh nó. Thầy cầm mũi tên trong tay, ngậm miệng lại, và rút mạnh mũi tên ra. Con chim run bắn lên, và máu rỉ ra ướt đỏ cả cánh chim. Thầy vội lấy ngón tay cái ấn lên trên vết thương cho máu ngưng chảy. Ôm con chim trong tay, thầy chạy vào nhà trong đi tìm cô cung nữ Sundari. Thầy nhờ cô đi hái một nắm lá dâu nhai nhỏ và rịt lên vết thương của con chim. Con chim run rẩy. Hình như nó bị lạnh. Thầy cởi chiếc áo lông cừu ra, bọc chim vào cho chim ấm, và đặt chim gần lò sưởi.
Tất Đạt Đa ngưng lại, nhìn Cát Tường:
– Cát Tường, ta chưa nói cho con biết hồi đó ta là hoàng thái tử, con vua Tịnh Phạn ở thành Ca Tỳ La Vệ. Điều này Tu Già Đa đã biết rồi.
Thầy đang định đi kiếm cơm nguội cho chim ăn thì Đề Bà Đạt Đa đẩy cửa chạy vào, Đề Bà Đạt Đa là em chú bác của ta, hồi đó tám tuổi. Tay Đề Bà Đạt Đa còn cầm cung và tên. Đề Bà Đạt Đa hỏi:
– Tất Đạt Đa, anh có thấy một con chim trắng rơi xuống đâu đây không?
Ta chưa kịp trả lời thì Đề Bà Đạt Đa đã nhìn thấy con chim để gần lò sưởi. Nó định chạy tới giành lấy con chim. Ta vội ngăn nó lại:
– Em không được lấy con chim. Con chim này là của anh.
Đề Bà Đạt Đa không chịu:
– Con chim ấy là của em. Chính em bắn nó rơi xuống.
Lúc đó ta đứng chận trước mặt Đề Bà Đạt Đa, cương quyết không cho nó rờ tới con chim. Ta nói:
– Con chim này bị thương. Anh cứu nó. Anh che chở cho nó. Nó cần anh, chứ nó không cần em.
Đề Bà Đạt Đa là một đứa em cũng cứng đầu lắm, nó có chịu thua đâu. Nó lại là một đứa trẻ thông minh. Nó lý luận:
– Này nhé, anh nghe đây. Con chim này, khi nó còn bay trên trời thì nó không thuộc về ai cả. Em bắn nó rơi xuống, thì lý đương nhiên nó thuộc về em.
Nghe nói như thế, thầy tức lắm. Lý luận của nó có vẻ vững chãi đanh thép, nhưng thầy thấy nó có một cái gì sai sai ở trong ấy mà không biết đích xác là sai ở chỗ nào. Thầy thấy nghẹn cả họng, và rất muốn thụi nó một cái thật mạnh vào vai, nhưng thầy đã không làm thế, thầy cũng không biết tại sao. Bỗng nhiên thầy tìm thấy được cách trả lời Đề Bà Đạt Đa. Thầy nói:
– Em cũng nghe anh nói đây. Thói thường, những kẻ thương yêu nhau mới ở chung với nhau, còn những kẻ ghét bỏ nhau thì không bao giờ sống chung với nhau. Em có ý dữ muốn bắn giết con chim, như vậy em và con chim là những kẻ thù ghét nhau, làm sao con chim có thể ở chung với em được. Trong khi đó, anh cứu con chim, anh rịt vết thương cho nó, anh sưởi ấm cho nó, và anh đang đi kiếm thức ăn cho nó ăn… vậy thì anh và con chim là những kẻ biết yêu thương nhau, anh và con chim có thể ở chung với nhau… Như anh đã nói, con chim nó cần anh, chứ nó không cần em.
Tu Già Đa vỗ hai tay lại với nhau kêu đốp đốp:
– Thầy nói đúng lắm! Thầy nói đúng lắm!
Tất Đạt Đa quay sang nhìn Cát Tường:
– Còn con, con thấy lý luận của thầy thế nào?
Cát Tường ngẫm nghĩ. Một lát sau nó nói:
– Con… con cũng thấy thầy có lý. Nhưng con nghĩ rằng ở đời ít ai chịu chấp nhận cái lý ấy. Phần đông người ta theo lý luận của chú Đề Bà Đạt Đa hơn.
Tất Đạt Đa gật đầu:
– Con nói đúng. Người đời phần lớn đều hùa theo lý luận của Đề Bà Đạt Đa. Để thầy kể tiếp cho các con nghe. Cuộc tranh chấp giữa thầy và Đề Bà Đạt Đa không đi đến đâu, vì vậy sau đó được đưa ra giữa những người lớn. Hôm đó có buổi họp trong triều. Thầy thì ôm con chim, còn Đề Bà Đạt Đa thì ôm cung tên, cả hai chạy ùa vào nhờ các quan phán xử. Lúc ấy phụ vương của thầy đang ngồi ở giữa buổi chầu. Cuộc đàm luận việc nước phải được tạm ngừng lại. Các quan nghe xong lý luận của Đề Bà Đạt Đa thì nghe đến lý luận của thầy. Họ bàn tán phân vân, rất lâu, rất lâu, và chẳng đi đến kết quả gì cả. Số người theo phe Đề Bà Đạt Đa rất đông. Giữa lúc ấy thì phụ vương của thầy ngứa cổ. Ông ho lên mấy tiếng. Lập tức các quan đều im lặng. Ai cũng nhìn vua. Và sau đó, buồn cười chưa, mọi người đều nghĩ lý luận của thầy đúng hơn, và nên giao con chim cho thầy giữ. Đề Bà Đạt Đa tức lắm.
Thầy được con chim, nhưng cũng không thấy vui mấy. Bởi vì tuy còn nhỏ tuổi, thầy cũng dư sức để biết rằng sự thắng cuộc của thầy không được vẻ vang. Người ta vì nể phụ vương thầy mà cho thầy thắng cuộc chứ không phải vì họ thấy lý luận của thầy là đúng.
– Buồn quá thầy nhỉ, Tu Già Đa buột miệng.
– Buồn thật. Nhưng lúc đó nghĩ đến sự an toàn của con chim, thầy cũng cảm thấy được an ủi ít nhiều. Nếu không thì con chim đã bị đưa xuống nhà bếp để làm thịt rồi.
Ở đời, ít người biết nhìn bằng con mắt thương yêu. Vì vậy họ ác độc với nhau, họ không tha thứ cho nhau. Hồi ấy tuy mới có chín tuổi, thầy đã thấy được điều đó. Những kẻ yếu đuối và đứng ở cô thế thường thường là dễ bị bắt nạt và làm hại. Lý luận của thầy hồi đó, bây giờ thầy vẫn thấy có giá trị. Đó là lý luận của tình thương yêu và sự hiểu biết. Đó là sự thật có thể làm vơi bớt nỗi khổ của mọi loài. Dù số đông không công nhận thì đó vẫn là sự thật. Cho nên thầy dặn các con: Các con phải có thật nhiều can đảm mới có thể đứng về phía sự thật mà bảo vệ sự thật.
– Còn con chim, sau đó nó ra sao, hả thầy? Tu Già Đa hỏi.
– Thầy nuôi con chim được bốn ngày. Khi thấy vết thương nơi cánh của nó đã lành hẳn, thầy thả nó ra. Thầy đã dặn nó bay thật xa để đừng bị Đề Bà Đạt Đa bắn rơi một lần nữa.
Tất Đạt Đa nhìn hai đứa trẻ ngồi trước mặt mình. Cả hai đứa đang ngồi trầm ngâm, không nói năng gì. Ông lên tiếng:
– Tu Già Đa, đã đến lúc con phải về nhà kẻo mẹ con đợi. Cát Tường, con đi chăm sóc đàn trâu của con đi. Và nếu chưa cắt đủ cỏ thì con hãy cắt. Ôm cỏ mà con cho thầy hôm qua, thầy đã trải làm nệm ngồi, tốt lắm. Đêm qua và sáng hôm nay thầy ngồi thiền rất thành công và thầy đã đạt tới nhiều cái thấy quan trọng. Công đức của con không phải là nhỏ. Chừng nào thầy đạt được đạo quả viên mãn, thầy sẽ đem dạy cho các con. Đến giờ thầy thiền tọa rồi.
Cát Tường nhìn xuống. Quả thật ôm cỏ đã được Tất Đạt Đa trải làm nệm ngồi. Các lá cỏ đã cuốn tròn lại nhưng chắc chắn là cỏ còn mềm. Cậu bé nghĩ là cứ ba hôm một lần, cậu có thể dâng cho thầy một ôm cỏ mới. Cậu đứng dậy cùng với Tu Già Đa, rồi hai đứa trẻ chắp tay vái chào Tất Đạt Đa. Tu Già Đa về nhà, còn Cát Tường thì lùa trâu về lại bờ sông cho trâu ăn cỏ.
Đến trưa nó đã cắt cỏ xong và nhét đầy cứng hai cái giỏ. Để gánh cỏ bên này sông, Cát Tường lùa trâu sang bên kia sông. Bên kia sông chỉ có rừng mà không có ruộng lúa, thành ra Cát Tường thường cho trâu ăn bên ấy để có chút thì giờ ngả lưng trên đám cỏ non bên bờ sông gió mát. Nó chỉ đem theo chiếc liềm. Chiếc liềm đối với nó rất quý giá vì đó là phương tiện sinh sống của nó.
Qua bên kia sông, Cát Tường giở nắm cơm mà Bala đã gói cho nó từ hồi sáng trong một tờ lá chuối. Vừa định bốc cơm ăn thì nó nhớ đến vị sa môn trong rừng. Nó nhớ đến Tất Đạt Đa. “Mình có thể đem cơm này chia xẻ với người ấy. Người ấy chắc là sẽ không chê cơm của mình là hèn mọn đâu”.
Nghĩ như thế, Cát Tường gói nắm cơm trở lại. Nó lùa đàn trâu về ăn phía cửa rừng.
Rồi nó theo lối cũ, tìm về chốn gặp gỡ chiều qua.
Từ xa, nó đã thấy dáng của Tất Đạt Đa, ngồi dưới gốc cây đại thọ pippala ( Bồ Đề). Nhưng Tất Đạt Đa không ngồi một mình. Trước mặt Tất Đạt Đa còn có một người khác. Đó là một cô bé trạc tuổi Cát Tường, ăn mặc rất tươm tất. Cô bé vận sari màu trắng đang ngồi nhìn Tất Đạt Đa ăn cơm. Cát Tường dừng lại. Nhưng Tất Đạt Đa đã ngửng lên, và đã trông thấy Cát Tường.
– Cát Tường!
Người ấy vừa gọi vừa đưa tay vẫy ra hiệu cho nó lại gần. Cô bé cũng nhìn ra. Cát Tường nhận ra cô bé này. Nó chưa biết tên cô bé nhưng đã gặp cô bé một vài lần trên đường làng. Cát Tường bước tới gần. Cô bé ngồi xích ra một bên. Tất Đạt Đa chỉ một chỗ ngồi trước mặt và ra hiệu cho Cát Tường ngồi xuống. Trước mặt Tất Đạt Đa có một mảnh lá chuối tươi. Trên mảnh lá chuối là một nắm cơm và một ít muối mè. Tất Đạt Đa chỉ mới bẻ nắm cơm ra làm hai chứ chưa bắt đầu ăn.
– Em ăn cơm chưa? Tất Đạt Đa nhìn Cát Tường.
– Thưa chú, con chưa ăn.
– Vậy chúng ta cùng ăn cơm với nhau cho vui được không?
Nói xong Tất Đạt Đa trao cho Cát Tường một nắm cơm. Cát Tường cung kính chắp tay nhưng không nhận. Nó đưa nắm cơm của nó ra:
– Con cũng có đem cơm theo đây.
Rồi nó mở gói cơm. Cơm của Cát Tường là cơm gạo đỏ không trắng trẻo như cơm của Tất Đạt Đa. Với lại nó không có muối mè. Nó chỉ có vài hạt muối trắng. Tất Đạt Đa mỉm cười nhìn hai đứa trẻ:
– Vậy chúng ta gom lại và cùng ăn chung được không?
Nói xong Tất Đạt Đa lấy một nửa nắm cơm hẩm của Cát Tường và ăn ngon lành. Cát Tường hơi bỡ ngỡ, nhưng thấy Tất Đạt Đa ăn cơm rất tự nhiên nó cũng đưa cơm lên ăn.
– Cơm của chú dẻo, mềm và thơm lắm, nó nói.
– Đó là cơm của Tu Già Đa đem cho, Tất Đạt Đa vừa nói vừa nhìn cô bé.
À thì ra cô bé này tên Tu Già Đa. Cát Tường nhìn kỹ lại. Cô bé này lớn hơn mình, có lẽ lớn hơn một hoặc hai tuổi. Hai mắt cô ta to đen lay láy. Cát Tường ngừng nhai, nói:
– Em có gặp chị một vài lần trên đường làng. Em không biết chị tên Tu Già Đa.
Tu Già Đa nói:
– Chị là con gái ông hương cả làng Ưu Lâu Tần Loa. Còn em, có phải em là Cát Tường không? Thầy Tất Đạt Đa vừa kể chuyện em cho chị nghe xong. Này Cát Tường, em đừng kêu thầy Tất Đạt Đa là “chú” nữa. Thầy là sa môn mà, mình kêu thầy bằng thầy thì đúng hơn.
– Dạ.
Tất Đạt Đa ngừng nhai nhìn hai đứa trẻ mỉm cười.
– Như vậy là ta khỏi giới thiệu hai con với nhau. Này các con, thầy thường ăn cơm trong im lặng. Những hạt cơm và những hạt mè mà các con đem đến quý giá vô cùng. Ta muốn ăn cơm trong im lặng để thấy được giá trị của những hạt ấy. Tu Già Đa, chắc con ít có dịp được ăn cơm gạo đỏ. Có thể là con đã ăn cơm rồi, nhưng con nên ăn một miếng cơm gạo đỏ của Cát Tường đem đến. Ngon lắm đó con. Bây giờ chúng ta nên im lặng mà ăn. Xong bữa cơm thầy sẽ nói chuyện cho hai con nghe.
Tất Đạt Đa bẻ một miếng cơm từ nắm cơm của Cát Tường và trao cho Tu Già Đa. Cô bé chắp tay thành búp sen, kính cẩn nhận lấy. Ba người lặng lẽ ngồi ăn cơm trong cảnh rừng trưa u tịch.
Sau khi cơm và muối mè đã hết, Tu Già Đa thu lượm các mảnh lá chuối lại. Cô lấy bình nước trong để bên cạnh, rót vào một cái bát bằng đá duy nhất mà cô đem theo và dâng lên. Tất Đạt Đa tiếp nhận bát nước và trịnh trọng đưa mời Cát Tường. Cát Tường vội nói:
– Con xin mời chú, à quên… mời thầy uống trước.
Tất Đạt Đa nhìn nó, ôn tồn nói:
– Con uống trước. Thầy muốn con uống trước.
Và ông nâng bát lên bằng cả hai tay.
Cát Tường hơi luống cuống nhưng không còn cách nào từ chối. Nó chắp tay lại, đón lấy bát nước và đưa lên uống một mạch cạn chén, rồi trao bát lại cho Tất Đạt Đa, cũng bằng hai tay. Tất Đạt Đa chìa bát ra để Tu Già Đa rót bát thứ hai. Khi bát nước đã đầy ông nâng lên với dáng điệu cung kính và thong thả uống từng ngụm nhỏ. Uống xong bát nước, Tất Đạt Đa lại chìa bát ra để Tu Già Đa rót cho bát thứ ba. Bát này Tất Đạt Đa đưa lên mời Tu Già Đa. Tu Già Đa đặt bình nước xuống trước mặt. Cô chắp hai tay và nhận lấy bát nước. Hồi nãy đến giờ mắt Tu Già Đa không ngừng quan sát hai người. Bây giờ cô mới nâng bát nước lên và uống từng ngụm nhỏ giống như Tất Đạt Đa vừa uống. Tu Già Đa ý thức rằng đây là lần đầu tiên cô uống nước từ một cái bát mà một người thuộc hạng ngoại cấp uống. Tất Đạt Đa là thầy mình. Ông đã uống thì tại sao mình lại không uống? Tuy nhiên, cô bé không hề có cảm tưởng mình bị ô nhiễm. Bất giác cô đưa tay trái của cô ra, và sờ vào đầu tóc của cậu bé chăn trâu ngồi bên cạnh.
Cử chỉ rất bất ngờ, khiến cho Cát Tường không tránh kịp. Tu Già Đa đã chạm được vào đầu Cát Tường. Tay phải vẫn còn nâng bát nước, Tu Già Đa thu tay trái lại. Rồi với hai tay cô nâng bát lên và uống hết nước trong chiếc bát. Cuối cùng cô bưng bát đặt xuống gốc cây, và nhìn hai người, mỉm cười.
Tất Đạt Đa gật đầu:
– Các con đã hiểu được lời ta nói. Con người sinh ra không có giai cấp. Nước mắt của người nào cũng mặn, máu của người nào cũng đỏ. Chia người ra thành giai cấp để mà kỳ thị lẫn nhau, đó là một điều sai lầm. Thầy đã thấy được điều đó trong khi thầy thiền quán.
Tu Già Đa trang nghiêm:
– Chúng con là học trò của thầy và chúng con tin lời thầy dạy. Nhưng ở đời hình như không có ai nghĩ như thầy hết. Ai cũng tin rằng những người Sudra và những người ngoại cấp đã được sinh ra từ bàn chân của Chúa trời Phạm Thiên. Kinh điển cũng nói như vậy. Có ai dám nghĩ khác hơn đâu.
– Thầy biết. Nhưng sự thật là sự thật, dù không có ai tin theo. Một điều sai lầm mà được hàng triệu người tin theo thì cũng là một điều sai lầm. Các con phải có thật nhiều can đảm mới có thể sống theo sự thật.
Để thầy kể chuyện này cho các con nghe. Hồi đó thầy mới có chín tuổi. Một hôm thầy đang chơi thơ thẩn một mình ở trong vườn thì có một con chim thiên nga từ trên trời rơi xuống, ngay trước mặt thầy. Con chim có vẻ đau đớn lắm. Nó quằn quại trên mặt đất. Thầy chạy tới ôm nó lên, và thấy có một mũi tên cắm sâu vào cánh nó. Thầy cầm mũi tên trong tay, ngậm miệng lại, và rút mạnh mũi tên ra. Con chim run bắn lên, và máu rỉ ra ướt đỏ cả cánh chim. Thầy vội lấy ngón tay cái ấn lên trên vết thương cho máu ngưng chảy. Ôm con chim trong tay, thầy chạy vào nhà trong đi tìm cô cung nữ Sundari. Thầy nhờ cô đi hái một nắm lá dâu nhai nhỏ và rịt lên vết thương của con chim. Con chim run rẩy. Hình như nó bị lạnh. Thầy cởi chiếc áo lông cừu ra, bọc chim vào cho chim ấm, và đặt chim gần lò sưởi.
Tất Đạt Đa ngưng lại, nhìn Cát Tường:
– Cát Tường, ta chưa nói cho con biết hồi đó ta là hoàng thái tử, con vua Tịnh Phạn ở thành Ca Tỳ La Vệ. Điều này Tu Già Đa đã biết rồi.
Thầy đang định đi kiếm cơm nguội cho chim ăn thì Đề Bà Đạt Đa đẩy cửa chạy vào, Đề Bà Đạt Đa là em chú bác của ta, hồi đó tám tuổi. Tay Đề Bà Đạt Đa còn cầm cung và tên. Đề Bà Đạt Đa hỏi:
– Tất Đạt Đa, anh có thấy một con chim trắng rơi xuống đâu đây không?
Ta chưa kịp trả lời thì Đề Bà Đạt Đa đã nhìn thấy con chim để gần lò sưởi. Nó định chạy tới giành lấy con chim. Ta vội ngăn nó lại:
– Em không được lấy con chim. Con chim này là của anh.
Đề Bà Đạt Đa không chịu:
– Con chim ấy là của em. Chính em bắn nó rơi xuống.
Lúc đó ta đứng chận trước mặt Đề Bà Đạt Đa, cương quyết không cho nó rờ tới con chim. Ta nói:
– Con chim này bị thương. Anh cứu nó. Anh che chở cho nó. Nó cần anh, chứ nó không cần em.
Đề Bà Đạt Đa là một đứa em cũng cứng đầu lắm, nó có chịu thua đâu. Nó lại là một đứa trẻ thông minh. Nó lý luận:
– Này nhé, anh nghe đây. Con chim này, khi nó còn bay trên trời thì nó không thuộc về ai cả. Em bắn nó rơi xuống, thì lý đương nhiên nó thuộc về em.
Nghe nói như thế, thầy tức lắm. Lý luận của nó có vẻ vững chãi đanh thép, nhưng thầy thấy nó có một cái gì sai sai ở trong ấy mà không biết đích xác là sai ở chỗ nào. Thầy thấy nghẹn cả họng, và rất muốn thụi nó một cái thật mạnh vào vai, nhưng thầy đã không làm thế, thầy cũng không biết tại sao. Bỗng nhiên thầy tìm thấy được cách trả lời Đề Bà Đạt Đa. Thầy nói:
– Em cũng nghe anh nói đây. Thói thường, những kẻ thương yêu nhau mới ở chung với nhau, còn những kẻ ghét bỏ nhau thì không bao giờ sống chung với nhau. Em có ý dữ muốn bắn giết con chim, như vậy em và con chim là những kẻ thù ghét nhau, làm sao con chim có thể ở chung với em được. Trong khi đó, anh cứu con chim, anh rịt vết thương cho nó, anh sưởi ấm cho nó, và anh đang đi kiếm thức ăn cho nó ăn… vậy thì anh và con chim là những kẻ biết yêu thương nhau, anh và con chim có thể ở chung với nhau… Như anh đã nói, con chim nó cần anh, chứ nó không cần em.
Tu Già Đa vỗ hai tay lại với nhau kêu đốp đốp:
– Thầy nói đúng lắm! Thầy nói đúng lắm!
Tất Đạt Đa quay sang nhìn Cát Tường:
– Còn con, con thấy lý luận của thầy thế nào?
Cát Tường ngẫm nghĩ. Một lát sau nó nói:
– Con… con cũng thấy thầy có lý. Nhưng con nghĩ rằng ở đời ít ai chịu chấp nhận cái lý ấy. Phần đông người ta theo lý luận của chú Đề Bà Đạt Đa hơn.
Tất Đạt Đa gật đầu:
– Con nói đúng. Người đời phần lớn đều hùa theo lý luận của Đề Bà Đạt Đa. Để thầy kể tiếp cho các con nghe. Cuộc tranh chấp giữa thầy và Đề Bà Đạt Đa không đi đến đâu, vì vậy sau đó được đưa ra giữa những người lớn. Hôm đó có buổi họp trong triều. Thầy thì ôm con chim, còn Đề Bà Đạt Đa thì ôm cung tên, cả hai chạy ùa vào nhờ các quan phán xử. Lúc ấy phụ vương của thầy đang ngồi ở giữa buổi chầu. Cuộc đàm luận việc nước phải được tạm ngừng lại. Các quan nghe xong lý luận của Đề Bà Đạt Đa thì nghe đến lý luận của thầy. Họ bàn tán phân vân, rất lâu, rất lâu, và chẳng đi đến kết quả gì cả. Số người theo phe Đề Bà Đạt Đa rất đông. Giữa lúc ấy thì phụ vương của thầy ngứa cổ. Ông ho lên mấy tiếng. Lập tức các quan đều im lặng. Ai cũng nhìn vua. Và sau đó, buồn cười chưa, mọi người đều nghĩ lý luận của thầy đúng hơn, và nên giao con chim cho thầy giữ. Đề Bà Đạt Đa tức lắm.
Thầy được con chim, nhưng cũng không thấy vui mấy. Bởi vì tuy còn nhỏ tuổi, thầy cũng dư sức để biết rằng sự thắng cuộc của thầy không được vẻ vang. Người ta vì nể phụ vương thầy mà cho thầy thắng cuộc chứ không phải vì họ thấy lý luận của thầy là đúng.
– Buồn quá thầy nhỉ, Tu Già Đa buột miệng.
– Buồn thật. Nhưng lúc đó nghĩ đến sự an toàn của con chim, thầy cũng cảm thấy được an ủi ít nhiều. Nếu không thì con chim đã bị đưa xuống nhà bếp để làm thịt rồi.
Ở đời, ít người biết nhìn bằng con mắt thương yêu. Vì vậy họ ác độc với nhau, họ không tha thứ cho nhau. Hồi ấy tuy mới có chín tuổi, thầy đã thấy được điều đó. Những kẻ yếu đuối và đứng ở cô thế thường thường là dễ bị bắt nạt và làm hại. Lý luận của thầy hồi đó, bây giờ thầy vẫn thấy có giá trị. Đó là lý luận của tình thương yêu và sự hiểu biết. Đó là sự thật có thể làm vơi bớt nỗi khổ của mọi loài. Dù số đông không công nhận thì đó vẫn là sự thật. Cho nên thầy dặn các con: Các con phải có thật nhiều can đảm mới có thể đứng về phía sự thật mà bảo vệ sự thật.
– Còn con chim, sau đó nó ra sao, hả thầy? Tu Già Đa hỏi.
– Thầy nuôi con chim được bốn ngày. Khi thấy vết thương nơi cánh của nó đã lành hẳn, thầy thả nó ra. Thầy đã dặn nó bay thật xa để đừng bị Đề Bà Đạt Đa bắn rơi một lần nữa.
Tất Đạt Đa nhìn hai đứa trẻ ngồi trước mặt mình. Cả hai đứa đang ngồi trầm ngâm, không nói năng gì. Ông lên tiếng:
– Tu Già Đa, đã đến lúc con phải về nhà kẻo mẹ con đợi. Cát Tường, con đi chăm sóc đàn trâu của con đi. Và nếu chưa cắt đủ cỏ thì con hãy cắt. Ôm cỏ mà con cho thầy hôm qua, thầy đã trải làm nệm ngồi, tốt lắm. Đêm qua và sáng hôm nay thầy ngồi thiền rất thành công và thầy đã đạt tới nhiều cái thấy quan trọng. Công đức của con không phải là nhỏ. Chừng nào thầy đạt được đạo quả viên mãn, thầy sẽ đem dạy cho các con. Đến giờ thầy thiền tọa rồi.
Cát Tường nhìn xuống. Quả thật ôm cỏ đã được Tất Đạt Đa trải làm nệm ngồi. Các lá cỏ đã cuốn tròn lại nhưng chắc chắn là cỏ còn mềm. Cậu bé nghĩ là cứ ba hôm một lần, cậu có thể dâng cho thầy một ôm cỏ mới. Cậu đứng dậy cùng với Tu Già Đa, rồi hai đứa trẻ chắp tay vái chào Tất Đạt Đa. Tu Già Đa về nhà, còn Cát Tường thì lùa trâu về lại bờ sông cho trâu ăn cỏ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.