Chương 18: Quyển 3 - Chương 4: Phong Kiều, tiếng sóng ấy có còn như trước?
Bạch Lạc Mai
31/10/2017
Đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều
Trăng tà chiếc quạ kêu sương,
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn[1].
Trương Kế
[1] Bản dịch Nguyễn Hàm Ninh.
Tôi từng vô số lần tưởng tượng mình là một người khách đi ngang Cô Tô vào độ thu lá đỏ ngập rừng, cưỡi một mảnh thuyền con xuôi dòng, hòng tìm đến chùa Hàn Sơn bao năm nay vẫn vấn vương trong mộng. Biết bao người, vì một bài "Phong Kiều dạ bạc" của Trương Kế đời Đường mà nảy sinh mối tình khôn khuây với chùa Hàn Sơn. Đêm sương ngàn năm xưa, một kẻ lãng du phiêu bạt ngồi thuyền khách ngang qua ngoại ô thành Cô Tô, thấy lửa chài lác đác mà chạnh lòng sầu lữ khách, song tiếng chuông chùa Hàn Sơn giữa đêm khuya đã thức tỉnh kẻ qua đường đương hoang mang bối rối. Ngàn năm sau, nơi mái chèo quét qua, tiếng sóng vẫn dập dìu như thế, những người nắm khư khư tấm vé cũ, lại sẽ bước lên thuyền khách của ai?
Giang Nam giống như một giấc mộng, giấc mộng ấy nhẹ nhàng đậu xuống cõi lòng mỗi người, khiến chúng ta, trong những năm tháng sống trên đời cứ mãi si mê cơn mộng ấy. Tôi tự vấn thấy mình là một người thanh đạm, song vẫn không cách nào tránh thoát được những vấn vít của giấc mơ, vì một cơn mưa phùn hoa hạnh, vì một mảnh trăng sáng sân nhà, liền khoác hành trang gọn nhẹ lên vai, đi giữa con ngõ lát đá xanh. Đến vùng sông nước Giang Nam là để viên thành giấc mộng, cơn mộng ấy giống như tâm nguyện dở dang từ kiếp trước vậy, kiếp này nhất định phải hoàn thành theo một cách vô vàn đắm đuối.
Chẳng nhớ nổi là lần thứ mấy xuân đi thu đến, thời gian đã quá lâu, mới hay rằng hồng trần nhân gian không thể dùng thời gian mà đo đếm được. Đứng trên bến Phong Kiều cổ kính, nhìn đàn hồng nhạn bay về nam, mới thấy chúng rời bỏ kiên quyết biết bao. Mà tôi lại giống như một con nhạn lẻ lạc bầy, biết rõ sương thu lạnh lẽo sẽ đóng băng dòng ký ức, song vẫn cam lòng rơi vào lưới trần, bẻ cánh thu lông, cuộn mình trong tổ mộng không chịu rời đi. Là lưu luyến tiếng chuông chùa Hàn Sơn văng vẳng hay đợi chờ người khách qua đường từ ngàn năm trước chuyển thế quay về? Hay vì lưu luyến một chiếc lá thu mà ảm đạm cả đôi mắt âu sầu?
Ngàn năm qua, vật đổi sao dời, nương dâu bãi bể, biết bao người bao việc đã thay đổi hoàn toàn. Ái tình nhân gian lìa rồi lại tụ, tụ rồi lại tan, hòa thượng trong chùa cũng hoán đổi hết đời này qua đời khác, ngay chiếc chuông cổ treo trong chùa cũng chẳng phải chuông thời Đường nữa. Chỉ có hai vị cao tăng Hàn Sơn và Thập Đắc ngồi ngay ngắn trong điện Hàn Thập, tiếp nhận sự quỳ bái của muôn người, đồng thời cũng độ hóa vô vàn chúng sinh. Những thay đổi của đô thành đã xóa hết bao dấu cũ, người kẻ chợ ồn ào chộn rộn tựa hồ chưa từng bước đến Phong Kiều. Dẫu những người tìm kiếm chùa Hàn Sơn có vô vàn, họ cũng chẳng nỡ đem theo bụi bặm trần gian đến miền thanh tịnh này, chỉ hy vọng giữ lại được giấc mộng sông nước đẹp đẽ cho đời sau, để mọi người đều nhớ được, dù là bèo nước gặp nhau, cũng muốn thâm tình thề ước.
Thậm chí tôi còn nghĩ rằng, ngàn năm trước, tôi là một cô gái nhà nghèo ở ngoại ô thành Cô Tô. Sống trong một gian nhà tranh, trồng mấy gốc đào, tự cất lấy mấy vò rượu ngon lâu năm, chỉ thu lưu những lữ khách tha hương tìm mộng mà đến. Nơi đó không phải chốn về của họ, nhất định không phải, chỉ là một bến cảng tránh gió cho kẻ lạc đường mà thôi. Sau khi thưởng thức phong tình miền sông nước, bái lạy Phật Tổ từ bi, họ lại lên thuyền đi về phương xa. Mà thi nhân Trương Kế một đêm phiêu bạt đến bến Phong Kiều kia, có phải sẽ neo thuyền lại, cùng tôi uống một vò rượu ngon trong gian nhà tranh? Hay sẽ kể lại những phồn hoa trong thành Trường An, miêu tả uy nghiêm của thiên tử Đại Đường, và giãi bày những gian nan của một thi khách bôn ba dọc đường trần?
Rõ ràng tất cả những chuyện này đều là hư cấu, bởi sau cả ngàn năm, chẳng ai biết có từng tồn tại một cô thôn nữ như vậy hay không. Song chùa Hàn Sơn lại nhờ bài thơ này của Trương Kế mà nổi danh khắp xa gần, trở thành thắng cảnh du ngoạn ở Cô Tô. Hết thảy đều vô tình như vậy, Trương Kế chẳng qua chỉ đi ngang bến Phong Kiều, rồi ghi lại dăm xúc cảm vô tình ập đến. Thậm chí ông không hề bước vào chùa, mà chỉ nghe tiếng chuông vẳng lại, nhưng vẫn đem đến hương khói nghi ngút liên miên cho ngôi chùa này. Nhà Phật có dạy, tất thảy đều là nhân quả định sẵn, có lẽ từ trước thời Đường, trong một kiếp nào đó, Trương Kế từng là một nhà sư, hơn nữa đã kết một mối duyên với chùa Hàn Sơn, nên mới có cơ duyên gặp gỡ trong một đêm sương như thế. Cũng có thể sau thời Đường, Trương Kế lại chuyển thế thành một vị cao tăng nào đó trong chùa Hàn Sơn.
Tôi nghĩ, chẳng biết Trương Kế đã có duyên phận chưa từng gặp gỡ với bao nhiêu người, bởi tâm tình của ông được rất nhiều người đồng cảm. Trong đáy lòng mỗi người đều có một phần thi sầu, đôi chút thiền ý, giữa đường trần tấp nập, chỉ muốn kết thúc hết thảy sóng to gió cả, tìm lấy một nơi yên bình thanh tịnh. Chúng ta luôn bị cuộc sống dồn ép, trong lúc bất lực, lại toan dùng tình cảm yếu mềm che đậy hiện thực kiên cố. Giang Nam là nơi lưu trữ mộng tưởng, chỉ ở đây mới cảm thấy được một nhành lá phong còn đáng kiêu hãnh hơn hết thảy hoa lệ trên đời. Sự lưu đày của chúng ta là để tâm linh có nơi gửi gắm, giữa dòng chảy thời gian hối hả, có khi lênh đênh cũng là một loại quay về.
Bên bờ sông dưới bến Phong Kiều có rất nhiều thuyền con neo đậu, chẳng biết con thuyền nào chở một thi nhân sầu thảm, cũng đang lắng tai nghe tiếng chuông từ chùa Hàn Sơn mơ hồ vẳng lại. Cũng vào độ thu như thế, nửa dòng sông se sắt, triều lên triều xuống, giống như bao nhiêu duyên phận dở dang, vẫn mòn mỏi đợi trăng sương đêm mai vì một lần gặp gỡ. Ai ai cũng hiểu đạo lý núi sông dễ đổi, song vẫn gửi gắm lòng thành vào cảnh vật đã biến đổi vô số lần suốt ngàn năm nay. Đó là bởi chúng ta tin vào sự đa tình của bản thân, mà quên mất rằng, mức độ tiêu trừ của thời gian, vốn vô tình như thế. Bạn ở nơi đây nhiệt tình hăng hái, nó ở bên đó lạnh lùng quan sát.
Nếu năm xưa Trương Kế không ngâm bài "Phong Kiều dạ bạc" này trên thuyền khách, tôi cũng sẽ chẳng khăng khăng chờ đợi ở đầu cầu, tháng tháng năm năm vẫn đợi một trời sương nhuộm đỏ bởi rừng phong. Duyên phận giữa người và người quả là sâu sắc, có thể duy trì cả ngàn năm, mặc cho gió bụi chìm nổi, tình cảm vẫn không hề thay đổi. Duyên phận giữa người với người cũng thật mỏng manh, chẳng qua chỉ gặp nhau trong thoáng chốc, quay đi rồi, vĩnh viễn là người dưng. Phật dạy, duyên sâu thì tụ, duyên mỏng thì lìa, vạn pháp tùy duyên, không cầu mong thì khỏi đau khổ. Có phải tôi nên lấy tư thái an tĩnh, mỉm cười nhìn người nhìn việc đổi dời, ngắm chiếc lá lìa cành hôm nay đến ngày mai lại thành chồi non xanh biếc đầu cành hay chăng?
Có người nói rằng rất thích một câu thế này: "Tất cả gặp gỡ trên thế gian, đều chỉ là xa lâu gặp lại." Khi nghe thấy câu đó, tim tôi bỗng đập rộn lên, thì ra hết thảy gặp gỡ và chia lìa giữa người với người đều có duyên phận cả. Một gốc cây kiếp trước không thể nở hoa, song kiếp này lại lúc lỉu quả sai. Một người kiếp trước vô tình, kiếp này lại từ bi nhân ái. Tôi chợt nghĩ, nếu muốn tìm một người, chỉ tìm một ngày có được chăng? Muốn trân trọng một quãng thời gian, chỉ trân trọng một mùa thôi, có đủ? Muốn đọc một bài thơ Đường, chỉ nặng lòng vì một câu được hay chăng?
Trong cơn mộng quanh co, tôi bắt đầu đọc hiểu được ý vị của Thiền. Bao nhiêu câu chuyện trở đi trở lại, thực ra đến cùng, đều phải quay về sự giản đơn. Giống như bài thơ của Trương Kế vậy, vì đơn giản, chân thực, nên mới sinh ra tư vị nghiền ngẫm hoài không hết. Chỉ là chẳng biết đêm tối thế nào mới không cần lửa chài? Con thuyền như thế nào thì không cần bến cảng? Thanh xuân như thế nào mà không già đi? Gặp gỡ như thế nào thì không bỏ lỡ? Song cả ngàn năm nay, chẳng còn ai lạc đường ở Phong Kiều nữa, bởi Phật Tổ và chúng ta, chỉ cách nhau một bức tường thôi.
Nếu đã định đoạt hết thảy buồn vui tan hợp, thì lặng lẽ gánh lấy tất cả kết quả thôi. Đến một ngày chúng ta thực sự chồn chân trước sự đời, nhìn chán tình người, thì cứ đến Phong Kiều, lên một chiếc thuyền lẻ loi xuôi dòng, để mặc cho thời gian đưa đẩy, không quay đầu lại nữa. Chỉ có điều, tiếng chuông chùa Hàn Sơn văng vẳng trôi xa kia, có khi nào trong giấc mộng, lại vương vấn trọn đời chăng?
Trăng tà chiếc quạ kêu sương,
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn[1].
Trương Kế
[1] Bản dịch Nguyễn Hàm Ninh.
Tôi từng vô số lần tưởng tượng mình là một người khách đi ngang Cô Tô vào độ thu lá đỏ ngập rừng, cưỡi một mảnh thuyền con xuôi dòng, hòng tìm đến chùa Hàn Sơn bao năm nay vẫn vấn vương trong mộng. Biết bao người, vì một bài "Phong Kiều dạ bạc" của Trương Kế đời Đường mà nảy sinh mối tình khôn khuây với chùa Hàn Sơn. Đêm sương ngàn năm xưa, một kẻ lãng du phiêu bạt ngồi thuyền khách ngang qua ngoại ô thành Cô Tô, thấy lửa chài lác đác mà chạnh lòng sầu lữ khách, song tiếng chuông chùa Hàn Sơn giữa đêm khuya đã thức tỉnh kẻ qua đường đương hoang mang bối rối. Ngàn năm sau, nơi mái chèo quét qua, tiếng sóng vẫn dập dìu như thế, những người nắm khư khư tấm vé cũ, lại sẽ bước lên thuyền khách của ai?
Giang Nam giống như một giấc mộng, giấc mộng ấy nhẹ nhàng đậu xuống cõi lòng mỗi người, khiến chúng ta, trong những năm tháng sống trên đời cứ mãi si mê cơn mộng ấy. Tôi tự vấn thấy mình là một người thanh đạm, song vẫn không cách nào tránh thoát được những vấn vít của giấc mơ, vì một cơn mưa phùn hoa hạnh, vì một mảnh trăng sáng sân nhà, liền khoác hành trang gọn nhẹ lên vai, đi giữa con ngõ lát đá xanh. Đến vùng sông nước Giang Nam là để viên thành giấc mộng, cơn mộng ấy giống như tâm nguyện dở dang từ kiếp trước vậy, kiếp này nhất định phải hoàn thành theo một cách vô vàn đắm đuối.
Chẳng nhớ nổi là lần thứ mấy xuân đi thu đến, thời gian đã quá lâu, mới hay rằng hồng trần nhân gian không thể dùng thời gian mà đo đếm được. Đứng trên bến Phong Kiều cổ kính, nhìn đàn hồng nhạn bay về nam, mới thấy chúng rời bỏ kiên quyết biết bao. Mà tôi lại giống như một con nhạn lẻ lạc bầy, biết rõ sương thu lạnh lẽo sẽ đóng băng dòng ký ức, song vẫn cam lòng rơi vào lưới trần, bẻ cánh thu lông, cuộn mình trong tổ mộng không chịu rời đi. Là lưu luyến tiếng chuông chùa Hàn Sơn văng vẳng hay đợi chờ người khách qua đường từ ngàn năm trước chuyển thế quay về? Hay vì lưu luyến một chiếc lá thu mà ảm đạm cả đôi mắt âu sầu?
Ngàn năm qua, vật đổi sao dời, nương dâu bãi bể, biết bao người bao việc đã thay đổi hoàn toàn. Ái tình nhân gian lìa rồi lại tụ, tụ rồi lại tan, hòa thượng trong chùa cũng hoán đổi hết đời này qua đời khác, ngay chiếc chuông cổ treo trong chùa cũng chẳng phải chuông thời Đường nữa. Chỉ có hai vị cao tăng Hàn Sơn và Thập Đắc ngồi ngay ngắn trong điện Hàn Thập, tiếp nhận sự quỳ bái của muôn người, đồng thời cũng độ hóa vô vàn chúng sinh. Những thay đổi của đô thành đã xóa hết bao dấu cũ, người kẻ chợ ồn ào chộn rộn tựa hồ chưa từng bước đến Phong Kiều. Dẫu những người tìm kiếm chùa Hàn Sơn có vô vàn, họ cũng chẳng nỡ đem theo bụi bặm trần gian đến miền thanh tịnh này, chỉ hy vọng giữ lại được giấc mộng sông nước đẹp đẽ cho đời sau, để mọi người đều nhớ được, dù là bèo nước gặp nhau, cũng muốn thâm tình thề ước.
Thậm chí tôi còn nghĩ rằng, ngàn năm trước, tôi là một cô gái nhà nghèo ở ngoại ô thành Cô Tô. Sống trong một gian nhà tranh, trồng mấy gốc đào, tự cất lấy mấy vò rượu ngon lâu năm, chỉ thu lưu những lữ khách tha hương tìm mộng mà đến. Nơi đó không phải chốn về của họ, nhất định không phải, chỉ là một bến cảng tránh gió cho kẻ lạc đường mà thôi. Sau khi thưởng thức phong tình miền sông nước, bái lạy Phật Tổ từ bi, họ lại lên thuyền đi về phương xa. Mà thi nhân Trương Kế một đêm phiêu bạt đến bến Phong Kiều kia, có phải sẽ neo thuyền lại, cùng tôi uống một vò rượu ngon trong gian nhà tranh? Hay sẽ kể lại những phồn hoa trong thành Trường An, miêu tả uy nghiêm của thiên tử Đại Đường, và giãi bày những gian nan của một thi khách bôn ba dọc đường trần?
Rõ ràng tất cả những chuyện này đều là hư cấu, bởi sau cả ngàn năm, chẳng ai biết có từng tồn tại một cô thôn nữ như vậy hay không. Song chùa Hàn Sơn lại nhờ bài thơ này của Trương Kế mà nổi danh khắp xa gần, trở thành thắng cảnh du ngoạn ở Cô Tô. Hết thảy đều vô tình như vậy, Trương Kế chẳng qua chỉ đi ngang bến Phong Kiều, rồi ghi lại dăm xúc cảm vô tình ập đến. Thậm chí ông không hề bước vào chùa, mà chỉ nghe tiếng chuông vẳng lại, nhưng vẫn đem đến hương khói nghi ngút liên miên cho ngôi chùa này. Nhà Phật có dạy, tất thảy đều là nhân quả định sẵn, có lẽ từ trước thời Đường, trong một kiếp nào đó, Trương Kế từng là một nhà sư, hơn nữa đã kết một mối duyên với chùa Hàn Sơn, nên mới có cơ duyên gặp gỡ trong một đêm sương như thế. Cũng có thể sau thời Đường, Trương Kế lại chuyển thế thành một vị cao tăng nào đó trong chùa Hàn Sơn.
Tôi nghĩ, chẳng biết Trương Kế đã có duyên phận chưa từng gặp gỡ với bao nhiêu người, bởi tâm tình của ông được rất nhiều người đồng cảm. Trong đáy lòng mỗi người đều có một phần thi sầu, đôi chút thiền ý, giữa đường trần tấp nập, chỉ muốn kết thúc hết thảy sóng to gió cả, tìm lấy một nơi yên bình thanh tịnh. Chúng ta luôn bị cuộc sống dồn ép, trong lúc bất lực, lại toan dùng tình cảm yếu mềm che đậy hiện thực kiên cố. Giang Nam là nơi lưu trữ mộng tưởng, chỉ ở đây mới cảm thấy được một nhành lá phong còn đáng kiêu hãnh hơn hết thảy hoa lệ trên đời. Sự lưu đày của chúng ta là để tâm linh có nơi gửi gắm, giữa dòng chảy thời gian hối hả, có khi lênh đênh cũng là một loại quay về.
Bên bờ sông dưới bến Phong Kiều có rất nhiều thuyền con neo đậu, chẳng biết con thuyền nào chở một thi nhân sầu thảm, cũng đang lắng tai nghe tiếng chuông từ chùa Hàn Sơn mơ hồ vẳng lại. Cũng vào độ thu như thế, nửa dòng sông se sắt, triều lên triều xuống, giống như bao nhiêu duyên phận dở dang, vẫn mòn mỏi đợi trăng sương đêm mai vì một lần gặp gỡ. Ai ai cũng hiểu đạo lý núi sông dễ đổi, song vẫn gửi gắm lòng thành vào cảnh vật đã biến đổi vô số lần suốt ngàn năm nay. Đó là bởi chúng ta tin vào sự đa tình của bản thân, mà quên mất rằng, mức độ tiêu trừ của thời gian, vốn vô tình như thế. Bạn ở nơi đây nhiệt tình hăng hái, nó ở bên đó lạnh lùng quan sát.
Nếu năm xưa Trương Kế không ngâm bài "Phong Kiều dạ bạc" này trên thuyền khách, tôi cũng sẽ chẳng khăng khăng chờ đợi ở đầu cầu, tháng tháng năm năm vẫn đợi một trời sương nhuộm đỏ bởi rừng phong. Duyên phận giữa người và người quả là sâu sắc, có thể duy trì cả ngàn năm, mặc cho gió bụi chìm nổi, tình cảm vẫn không hề thay đổi. Duyên phận giữa người với người cũng thật mỏng manh, chẳng qua chỉ gặp nhau trong thoáng chốc, quay đi rồi, vĩnh viễn là người dưng. Phật dạy, duyên sâu thì tụ, duyên mỏng thì lìa, vạn pháp tùy duyên, không cầu mong thì khỏi đau khổ. Có phải tôi nên lấy tư thái an tĩnh, mỉm cười nhìn người nhìn việc đổi dời, ngắm chiếc lá lìa cành hôm nay đến ngày mai lại thành chồi non xanh biếc đầu cành hay chăng?
Có người nói rằng rất thích một câu thế này: "Tất cả gặp gỡ trên thế gian, đều chỉ là xa lâu gặp lại." Khi nghe thấy câu đó, tim tôi bỗng đập rộn lên, thì ra hết thảy gặp gỡ và chia lìa giữa người với người đều có duyên phận cả. Một gốc cây kiếp trước không thể nở hoa, song kiếp này lại lúc lỉu quả sai. Một người kiếp trước vô tình, kiếp này lại từ bi nhân ái. Tôi chợt nghĩ, nếu muốn tìm một người, chỉ tìm một ngày có được chăng? Muốn trân trọng một quãng thời gian, chỉ trân trọng một mùa thôi, có đủ? Muốn đọc một bài thơ Đường, chỉ nặng lòng vì một câu được hay chăng?
Trong cơn mộng quanh co, tôi bắt đầu đọc hiểu được ý vị của Thiền. Bao nhiêu câu chuyện trở đi trở lại, thực ra đến cùng, đều phải quay về sự giản đơn. Giống như bài thơ của Trương Kế vậy, vì đơn giản, chân thực, nên mới sinh ra tư vị nghiền ngẫm hoài không hết. Chỉ là chẳng biết đêm tối thế nào mới không cần lửa chài? Con thuyền như thế nào thì không cần bến cảng? Thanh xuân như thế nào mà không già đi? Gặp gỡ như thế nào thì không bỏ lỡ? Song cả ngàn năm nay, chẳng còn ai lạc đường ở Phong Kiều nữa, bởi Phật Tổ và chúng ta, chỉ cách nhau một bức tường thôi.
Nếu đã định đoạt hết thảy buồn vui tan hợp, thì lặng lẽ gánh lấy tất cả kết quả thôi. Đến một ngày chúng ta thực sự chồn chân trước sự đời, nhìn chán tình người, thì cứ đến Phong Kiều, lên một chiếc thuyền lẻ loi xuôi dòng, để mặc cho thời gian đưa đẩy, không quay đầu lại nữa. Chỉ có điều, tiếng chuông chùa Hàn Sơn văng vẳng trôi xa kia, có khi nào trong giấc mộng, lại vương vấn trọn đời chăng?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.