Chương 96: Chiếc ghe đêm
Bounthanh Sirimoungkhoune
10/09/2020
Cơn gió heo may của mùa hè nóng nực, ở lan can chùa có bao người già và
trẻ nằm ngủ trưa. Thêm một câu chuyện của ông chủ trì hơn 70 tuổi phe
phẩy cái quạt mo kể chuyện từ hồi ông mới tu làm chú tiểu con, chia vui
với con cháu.
Chuyện là:
- Một làng bên kia sông Mêkông, không có đường xe, cũng không có cầu qua lại chỉ mướn đò ngang thôi, đến chiều buông là không có đò nào cả, sống an tĩnh trong làng khi đêm đến. Đời sống thiên nhiên, nếu có chuyện khẩn cấp thì đi tìm gõ cửa nhà người có ghe nhờ giúp đỡ đưa qua sông trong đêm thôi.
Thời gian trôi qua, làng xa bờ sông, không có chuyện gõ cửa người ở làng bên bờ sông này giúp đỡ nữa, như là bến sông đã có một chiếc ghe chuyên chở người lúc khẩn cấp mà giờ nào cô cũng ngồi trên ghe chờ khách qua sông suốt cả đêm, cũng có nhiều người khi trôi qua cơn khẩn cấp trong đêm. Rồi mấy ngày sau thì người ta cũng tới tìm kiếm hỏi thăm với quà bánh trái, tìm kiếm một cô chèo ghe đêm giúp người qua sông.
Cả làng cũng không có ai biết gì về chuyện đó, ông trưởng làng hỏi hết làng cũng không ai biết và cũng như là chuyện thường thường của người chèo ghe kiếm ăn đêm, chỉ nghĩ là người làng trên hay dưới dọc theo bờ sông hay người bên thành phố chèo ghe kiếm tiền. Mà khi người trong làng bệnh khẩn cấp thì lại không bóng hình chiếc ghe đó, như là chỉ có người làng khác thấy, một cô đội nón ngồi chờ ở đầu ghe qua đêm.
Chuyện lang thang và tin tức của cô chèo ghe đêm đã kéo dài gần một năm trời cũng bắt đầu nhiều người trong làng bờ sông chú ý hỏi nhau, nhưng người trong làng đó cũng không có ai được gặp khi đi đánh cá đêm về, nhiều người chèo ghe qua chơi thành phố rồi đêm khuya mới về và để ý tới cô thì lại không thấy.
Chuyện thắc mắc là:
- Ai là người để con gái mình, hay là vợ mình mà ngồi qua đêm chờ chèo ghe đó, đáng lẽ phải là đàn ông chứ?
Rồi chuyện gì thì cũng có người tò mò, có hai anh chàng cũng cỡ tuổi 20, người trong làng đó. Dưới đêm trăng của ngày 16 đẹp dễ thương trên bầu trời, bến sông đêm ngó nên thơ. Hai người xuống ngồi chờ tán cô chèo ghe đó cho tới 10 giờ đêm, không chịu nổi vì muỗi quá nhiều,
2 người đứng lên đi về thì thấy ở đằng xa có cỡ 5 người, một là người bệnh, 4 người đang vác thay nhau đi tới bờ sông, 2 người với bệnh nhân xuống ghe đi rồi. Còn hai ông tò mò, với người làng kia mải hỏi han trò chuyện và nghĩ lấy ghe mình giúp người bệnh qua sông, khi chợt nghĩ ra là đêm nay là đến canh cô chèo ghe đêm và chạy thẳng tới bờ sông, thì cô chèo ghe đã gần tới bên kia sông rồi, chỉ thấy đằng sau cô đội chiếc nón ngồi chèo ghe thôi.
Hai người làng xa bờ sông đi về, để lại hai ông tò mò đêm đứng ngó chiếc ghe theo ánh trăng vàng đêm 16, gãi gãi đầu không biết nói sao đây, dù không thấy mặt cô chèo ghe, nhưng cũng biết thật là lời nói đồn đãi của người làng xa gần, hay đến tìm kiếm cô chèo ghe đêm để cám ơn, đó là sự thật. Hai ông tò mò về ngủ khi đã khuya.
Người đi kiếm ăn chài cá, giăng câu, hay qua lại khi đêm xuống ai cũng để ý tới chiếc ghe đêm, cũng không có ai ở trong làng mà bắt gặp được cô hay thấy bóng dáng cô trên bờ sông, cũng không một ai nghĩ về chuyện ma quái gì cả.
Một đêm trong mùa hè nóng nực với trái cây xanh chua bên Lào đó, đứa con bé của anh bị bệnh tào tháo đuổi nặng nề, hơn 10 giờ đêm, cái im lặng trong làng, chỉ còn 2 cha con chật vật lo lắng cho đứa con nhỏ. Rồi anh ẵm đứa con nhỏ trên ngực chạy xuống bến sông đưa con vào bệnh viện bên kia thành phố. Anh ngồi ôm con trên ghe, khi ghe cặp bến, anh chạy thẳng vào bệnh viện cho tới gần sáng mới về, may mắn anh đến kịp thời, đứa bé thoát khỏi nạn.
Khi người làng nghe thì ai cũng đến hỏi thăm vừa chê trách sao ban đêm có chuyện như vậy mà không gọi nhau, lỡ có gì ở giữa sông thì biết làm sao nếu một mình như vậy.
Một ngày nghỉ ngơi với con, và thức trắng qua đêm với đứa con bệnh. Và hôm nay anh mới nghe chuyện của một cô chèo ghe đêm vì đời sống quá cực khổ và bận rộn, vừa con nhỏ vừa ruộng nương để sinh sống, và cũng hiếm khi anh có thời gian để trò chuyện lang thang với người trong làng. Sau giấc ngủ từng trạm ban ngày vừa trông con vừa nấu ăn cho con vừa ngủ. Khi tỉnh giấc anh cho 2 con ăn cơm trưa xong, 3 người dẫn nhau vào chùa cầu xin cho may mắn. Khi đến chùa thì ông chủ trì nói:
- Đứa bé khỏe rồi tai qua nạn khỏi.
Ông lấy sợi chỉ cột tay cho hết mọi người, với một gói quà bánh mà ông đã chuẩn bị trước. 3 người chắp tay lễ ông rồi ra về, trên đường về có một người làng hỏi anh:
- Đêm qua anh có thấy cô chèo đò không hay anh chèo đò lấy? Và nếu có gì ban đêm đừng quên gọi giúp nhau nghe.
Anh trả lời:
- Đêm qua tôi quá lo lắng cho con, quên gọi hàng xóm láng giềng, nếu tôi ở bệnh viện cả ngày hôm nay thì còn thêm một đứa bé đó thì phải làm sao, vừa lo trước lo sau, Khi nghe bác sĩ nói là về được rồi thì tôi quá mừng, hình như tôi cũng chẳng phảng phất thấy ai ở bờ sông đêm qua.
Nói xong 3 cha con lững thững về nhà, 2 con thì vui mừng với gói bánh, ông sư thầy tặng với chút tiền, anh ngó chút tiền đó và ngồi thẫn thờ với câu hỏi mà người làng vừa hỏi mình trên đường từ chùa về nhà.
Khi tai qua nạn khỏi trong một đêm xẩy ra, giờ anh đang ngồi im như có gì đang lộn xộn trong lòng, khi anh đi qua và ngó thẳng vào 2 cái tay chèo ghe đó vẫn còn nằm im lặng ở gầm nhà chứ không có ở trên thuyền gì cả. Chuyện thắc mắc lớn lao trong lòng làm cho anh đứng dậy và đi xuống bờ sông ngồi ngó vào chiếc ghe đang cột ở bờ sông ấy.
Anh không muốn nghĩ gì thêm nữa nhưng chuyện xẩy ra trong đêm qua làm cho anh dừng nghĩ không được, những chuyện lang thang trong làng với một cô chèo ghe đêm, và tay chèo ghe vẫn nằm ở gầm nhà.
Hình như anh ôm đứa con nhỏ trên ngực khi ngồi ghe qua sông, hay là mình chèo ghe vừa ẵm con? Chuyện đang lẫn lộn trong đầu, anh chậm chậm bước chân từ bờ sông về nhà, bỗng nhiên có một người trong làng mới ngủ dậy vì đi đánh cá qua đêm, ngồi ở lan can nhà khi thấy anh đi qua mới nói:
- Đêm qua con bệnh trong đêm sao? Tôi xa anh cũng hơn 50 mét, gọi anh để đưa anh qua sông nhưng hình như anh không nghe tôi gọi và thấy anh lên ghe một cô đang ngồi đó và chở anh qua sông, nếu bé nhỏ tai qua nạn khỏi thì tôi rất mừng, đêm qua tôi chài cá cũng được khá nhiều, rồi vợ tôi mang xuống cho anh chút chia nhau ăn cá tươi.
Anh đứng sững tay cầm cá với lời cám ơn, như trong lòng càng thêm bao nhiêu chuyện khó hiểu mà xẩy ra trong đêm qua, anh về tới nhà lo con tắm rửa cơm chiều xong, rồi lo con ngủ. Anh ngồi ngơ ngơ ngẩn ngẩn đến khuya một mình mới ngủ, chỉ mừng khi con nhỏ khỏi bệnh.
Sáng ra lo con ăn cơm sáng rồi anh đi gửi con với hàng xóm như thường ngày rồi mới ra ruộng. Hôm nay như người mất hồn mất viá vừa làm ruộng vừa ngó về nhà, vừa nhớ lại lời nói đêm hôm qua mà mình ngồi ẵm con trên chiếc ghe người khác, cô chèo ghe như ám ảnh trong lòng mình hôm nay.
Chuyện mà làm cho anh buồn nhớ tới vợ anh, khi còn sống thì vẫn chèo ghe đưa đón người qua sông ban ngày, và khi cô mang thai 7 tháng rồi cô chóng mặt té xuống sông chết, vì gia đình quá thiếu kém, để lại 2 đứa con đứa nhỏ mới có 1 tuổi, cho đến giờ đứa nhỏ đã gần 2 tuổi rồi.
Trong thời gian này hình như anh, nhiều đêm anh lo cho con ngủ thì anh âm thầm đi xuống bờ sông ngồi khuya mới về, những phút giờ xẩy ra như vậy anh cũng chẳng được câu trả lời với lòng mình gì cả. Khi anh làm ruộng về anh thường xuyên đứng ngó tay chèo ghe ở gầm nhà. Rồi một đêm trời cũng đã vào khuya, một mình ở bờ sông lim dim ngủ lúc nào không biết, thì bỗng anh nghe tiếng thoáng vào tai anh với hình bóng cô vợ đứng ở trước mặt anh và nói: “Đi về anh, trời sắp đổ mưa và con đang tỉnh giấc, anh ngồi ở đây bỏ con một mình ở nhà không tốt đâu”. Anh chợt tỉnh giấc đứng lên về nhà gấp thì đứa con nhỏ bắt đầu tỉnh giấc đêm, và cơn mưa như đổ đình đổ làng đã tới.
Hai ngày sau, anh lo cơm canh cho con ăn xong, vừa đưa con vào ngủ anh ra lan can ngồi hút điếu thuốc lá thì có người làng làm vườn xa về và nói:
- Người ở làng trong kia xa bờ sông đang gánh nhau xuống bờ sông để vào bệnh viện thành phố.
Khi anh nghe thì như có gì cuốn hút anh cho chạy gấp xuống bờ sông, nhưng cũng muộn rồi chỉ thấy chiếc ghe với đằng sau cô chèo ghe thôi. Anh đứng thẫn thờ, thở dài rồi trong lòng như hiện lên một ý kiến gì không biết, anh chạy dọc theo bờ sông lên nơi cột ghe của mình, thì anh không thấy chiếc ghe gì cả, anh nghĩ thời gian này mình không có được dùng ghe hay đã bị mất từ hôm nào đây, một lát mới về ngủ, không biết nói sao.
Ngày hôm sau khi anh trở về từ ruộng nương và đón con từ nhà hàng xóm, anh than thở có một chiếc ghe cũng bị mất rồi. Khi hàng xóm nghe mới hỏi:
- Chiếc ghe anh bị mất hôm nào vậy? Ông xã em vào thành phố về còn nói là: “Chiếc ghe như có người xài, trong ghe có nhiều nước nên ông xã em tát cả nước trong ghe anh nữa, vừa chiều nay mà”.
Anh đứng ngơ ngác ngạc nhiên rồi chạy thẳng xuống bờ sông nơi cột ghe, thì quả thật chiếc ghe không mất đi đâu cả vẫn còn ở đây. Anh về cám ơn hàng xóm rồi đón con về nhà.
Tháng 11 Lào, nhiều ngày lễ hội lớn của tất cả chùa, ở bên thành phố nhiều chùa rất là vui nhộn, người ở bên kia sông là chèo ghe qua chơi khuya mới chèo ghe về làng. Trong mấy ngày vui nhộn nhịp đó chỉ có anh bận rộn không để ý tới lễ hội gì cả, anh chỉ thấy người trong làng ngó anh là lạ, rồi như ai cũng đến cho quà bánh 2 đứa con mình.
Anh ngồi xuống tự hỏi lòng mình và kiếm câu trả lời, tại sao như cả làng mang bánh trái, có cả quần áo nữa gửi cho con mình thời gian này? Như không có ai nói năng gì để cho anh hiểu thêm một chút, trong lòng thấy tủi thân và mừng, chỉ biết mong ngày mai sẽ hiểu thêm một chút gì đó, chỉ biết bây giờ là cả làng đang chia cái tấm lòng với gia đình mình thôi.
Ngày rằm 15, cả làng nghỉ động thổ, chùa đông đủ người đến cúng bái theo phong tục, trong đó có anh với 2 đứa con nhỏ cũng ở chùa, anh chỉ biết rơi giọt nước mắt khi thấy người đầy sân chùa ngó về anh với đôi mắt tội nghiệp với 2 đứa bé còn thơ và tặng quà bánh bao la trong rằm này.
Ông sư thầy đi tới ôm 2 đứa bé và nói:
- Chúng con về nhà, xong việc ngày rằm ở chùa rồi vài tiếng sau, con quay về chùa ông có chuyện riêng muốn nói với con.
Anh trả lời:
- Dạ.
Rồi 3 cha con lững thững về với bao nhiêu đôi mắt của người trong chùa đang ngó anh và con với vẻ tội nghiệp gì không biết, tiếng thì thầm thì thào nhau hôm nay trong chùa với chuyện cô chèo ghe, lòng anh chỉ mong khi trở về chùa sẽ được nghe tin may mắn vui vẻ thôi.
Sau 2 tiếng đồng hồ xong cơm trưa với con, 3 cha con lững thững quay về chùa, lúc đó chỉ còn mấy người già cả ngồi chơi chờ anh đến. Mấy người ôm lấy 2 bé nhỏ với bánh quà hôm rằm, một bà già cao tuổi nói:
- Con chuẩn bị tâm hồn để nghe câu chuyện và cũng đừng có quá buồn nghe, đây là duyên kiếp đường đời có gặp rồi cũng có xa nhau, có tươi thì cũng có tàn như hoa đó con.
Rồi anh bắt đầu ngồi xuống chờ nghe tiếp. Một ông già trong làng kể:
- Lúc lễ hội thả đèn, người qua người lại trên sông cả đêm đó, ai cũng thấy cô chèo ghe chở người làng khác qua sông, là vợ của anh, rồi đêm mà con nhỏ của anh bệnh đó, cũng có người đi chài cá thấy:
- Anh ẵm đứa con nhỏ trên ngực, và người ngồi ở cuối ghe chèo là vợ anh, người hàng xóm đó mất cả hồn vía phải đem nhau vào chùa từ trong đêm luôn, nhưng người làng không muốn nói cho các con nghe vì sợ lòng con không chấp nhận được và vất bỏ mấy đứa con thơ.
Thấy anh chỉ ngồi đứng hình với 2 dòng nước mắt mà không nói lên được một lời nào cả.
Đến lúc ông sư thầy kể:
- Ông biết lâu rồi, chuyện cô chèo ghe là vợ của con. Cô nói với ông là: « Cô xin ở lại một năm mới ra đi và tiền chèo ghe đó cô sẽ để ở dưới đôi dép lào của ông cho, vừa giúp sửa sang chùa vừa mấy con nhỏ được bánh trái. Cô sợ con biết rồi quá buồn, thơ thẩn rồi mất hết tâm trí về ruộng nương vườn trái và quan tâm cho 2 đứa còn nhỏ”. Hai đêm trước là ngày cô đến chào đi thì ông mới có quyền nói cho các con nghe ngày hôm nay, còn mấy người già cả trong làng thì đã biết chuyện này lâu rồi, và vợ của con cũng đến chào tạm biệt với người mà biết cô chèo ghe đêm. Và từ giờ đi sẽ không có cô chèo ghe đêm nữa.
Anh nghe đến đây thì nằm vật xuống bất tỉnh luôn, mà trong lúc đó thì anh nghe tiếng chào tạm biệt của vợ anh ở bên cạnh rồi một lát anh tỉnh lại, anh cố ngồi lấy cái bình tĩnh. Ông sư thầy lấy sợi chỉ cột tay cho cả 3 người, bao nhiêu quà bánh để lại cho 2 cháu nhỏ. Ông với mấy người già cả an ủi:
- Trên đời chuyện gì mà đã qua thì để cho nó qua đừng nhặt vào lòng thêm, duyên là duyên và kiếp là kiếp, mỗi người cũng một thế gian rồi, tội nghiệp 2 đứa nhỏ đã mất mẹ từ còn thơ.
Bây giờ anh mới hiểu là:
- Gần cả năm và cứ mỗi rằm tới thì ông chủ trì cho chú tiểu mang tiền với bánh trái tới cho, nhiều lần anh thấy ngại nhưng từ chối cũng không được, chỉ trong lòng biết là mình sống với 2 đứa con nhỏ thật là khó khăn với cái tội nghiệp của người bên ngoài tặng tới gia đình mình thôi.
Nghe xong chuyện ở chùa thì 3 cha con chắp tay lễ tất cả mọi người rồi thơ thẩn ra về.
Khi con ngủ thì anh cũng thường xuyên ở bờ sông đêm chờ ngóng hình bóng của vợ, nhưng cũng không làm thế nào mà thấy được.
Chuyện cô chèo ghe đêm cũng làm cho người làng không muốn xuống tắm hay chài cá đêm trạm thời gian. Còn chuyện gõ cửa giúp đỡ nhau đưa người khẩn cấp qua sông đêm thì bắt đầu trở lại như xưa, vì cô chèo ghe đêm không còn nữa.
Chuyện là:
- Một làng bên kia sông Mêkông, không có đường xe, cũng không có cầu qua lại chỉ mướn đò ngang thôi, đến chiều buông là không có đò nào cả, sống an tĩnh trong làng khi đêm đến. Đời sống thiên nhiên, nếu có chuyện khẩn cấp thì đi tìm gõ cửa nhà người có ghe nhờ giúp đỡ đưa qua sông trong đêm thôi.
Thời gian trôi qua, làng xa bờ sông, không có chuyện gõ cửa người ở làng bên bờ sông này giúp đỡ nữa, như là bến sông đã có một chiếc ghe chuyên chở người lúc khẩn cấp mà giờ nào cô cũng ngồi trên ghe chờ khách qua sông suốt cả đêm, cũng có nhiều người khi trôi qua cơn khẩn cấp trong đêm. Rồi mấy ngày sau thì người ta cũng tới tìm kiếm hỏi thăm với quà bánh trái, tìm kiếm một cô chèo ghe đêm giúp người qua sông.
Cả làng cũng không có ai biết gì về chuyện đó, ông trưởng làng hỏi hết làng cũng không ai biết và cũng như là chuyện thường thường của người chèo ghe kiếm ăn đêm, chỉ nghĩ là người làng trên hay dưới dọc theo bờ sông hay người bên thành phố chèo ghe kiếm tiền. Mà khi người trong làng bệnh khẩn cấp thì lại không bóng hình chiếc ghe đó, như là chỉ có người làng khác thấy, một cô đội nón ngồi chờ ở đầu ghe qua đêm.
Chuyện lang thang và tin tức của cô chèo ghe đêm đã kéo dài gần một năm trời cũng bắt đầu nhiều người trong làng bờ sông chú ý hỏi nhau, nhưng người trong làng đó cũng không có ai được gặp khi đi đánh cá đêm về, nhiều người chèo ghe qua chơi thành phố rồi đêm khuya mới về và để ý tới cô thì lại không thấy.
Chuyện thắc mắc là:
- Ai là người để con gái mình, hay là vợ mình mà ngồi qua đêm chờ chèo ghe đó, đáng lẽ phải là đàn ông chứ?
Rồi chuyện gì thì cũng có người tò mò, có hai anh chàng cũng cỡ tuổi 20, người trong làng đó. Dưới đêm trăng của ngày 16 đẹp dễ thương trên bầu trời, bến sông đêm ngó nên thơ. Hai người xuống ngồi chờ tán cô chèo ghe đó cho tới 10 giờ đêm, không chịu nổi vì muỗi quá nhiều,
2 người đứng lên đi về thì thấy ở đằng xa có cỡ 5 người, một là người bệnh, 4 người đang vác thay nhau đi tới bờ sông, 2 người với bệnh nhân xuống ghe đi rồi. Còn hai ông tò mò, với người làng kia mải hỏi han trò chuyện và nghĩ lấy ghe mình giúp người bệnh qua sông, khi chợt nghĩ ra là đêm nay là đến canh cô chèo ghe đêm và chạy thẳng tới bờ sông, thì cô chèo ghe đã gần tới bên kia sông rồi, chỉ thấy đằng sau cô đội chiếc nón ngồi chèo ghe thôi.
Hai người làng xa bờ sông đi về, để lại hai ông tò mò đêm đứng ngó chiếc ghe theo ánh trăng vàng đêm 16, gãi gãi đầu không biết nói sao đây, dù không thấy mặt cô chèo ghe, nhưng cũng biết thật là lời nói đồn đãi của người làng xa gần, hay đến tìm kiếm cô chèo ghe đêm để cám ơn, đó là sự thật. Hai ông tò mò về ngủ khi đã khuya.
Người đi kiếm ăn chài cá, giăng câu, hay qua lại khi đêm xuống ai cũng để ý tới chiếc ghe đêm, cũng không có ai ở trong làng mà bắt gặp được cô hay thấy bóng dáng cô trên bờ sông, cũng không một ai nghĩ về chuyện ma quái gì cả.
Một đêm trong mùa hè nóng nực với trái cây xanh chua bên Lào đó, đứa con bé của anh bị bệnh tào tháo đuổi nặng nề, hơn 10 giờ đêm, cái im lặng trong làng, chỉ còn 2 cha con chật vật lo lắng cho đứa con nhỏ. Rồi anh ẵm đứa con nhỏ trên ngực chạy xuống bến sông đưa con vào bệnh viện bên kia thành phố. Anh ngồi ôm con trên ghe, khi ghe cặp bến, anh chạy thẳng vào bệnh viện cho tới gần sáng mới về, may mắn anh đến kịp thời, đứa bé thoát khỏi nạn.
Khi người làng nghe thì ai cũng đến hỏi thăm vừa chê trách sao ban đêm có chuyện như vậy mà không gọi nhau, lỡ có gì ở giữa sông thì biết làm sao nếu một mình như vậy.
Một ngày nghỉ ngơi với con, và thức trắng qua đêm với đứa con bệnh. Và hôm nay anh mới nghe chuyện của một cô chèo ghe đêm vì đời sống quá cực khổ và bận rộn, vừa con nhỏ vừa ruộng nương để sinh sống, và cũng hiếm khi anh có thời gian để trò chuyện lang thang với người trong làng. Sau giấc ngủ từng trạm ban ngày vừa trông con vừa nấu ăn cho con vừa ngủ. Khi tỉnh giấc anh cho 2 con ăn cơm trưa xong, 3 người dẫn nhau vào chùa cầu xin cho may mắn. Khi đến chùa thì ông chủ trì nói:
- Đứa bé khỏe rồi tai qua nạn khỏi.
Ông lấy sợi chỉ cột tay cho hết mọi người, với một gói quà bánh mà ông đã chuẩn bị trước. 3 người chắp tay lễ ông rồi ra về, trên đường về có một người làng hỏi anh:
- Đêm qua anh có thấy cô chèo đò không hay anh chèo đò lấy? Và nếu có gì ban đêm đừng quên gọi giúp nhau nghe.
Anh trả lời:
- Đêm qua tôi quá lo lắng cho con, quên gọi hàng xóm láng giềng, nếu tôi ở bệnh viện cả ngày hôm nay thì còn thêm một đứa bé đó thì phải làm sao, vừa lo trước lo sau, Khi nghe bác sĩ nói là về được rồi thì tôi quá mừng, hình như tôi cũng chẳng phảng phất thấy ai ở bờ sông đêm qua.
Nói xong 3 cha con lững thững về nhà, 2 con thì vui mừng với gói bánh, ông sư thầy tặng với chút tiền, anh ngó chút tiền đó và ngồi thẫn thờ với câu hỏi mà người làng vừa hỏi mình trên đường từ chùa về nhà.
Khi tai qua nạn khỏi trong một đêm xẩy ra, giờ anh đang ngồi im như có gì đang lộn xộn trong lòng, khi anh đi qua và ngó thẳng vào 2 cái tay chèo ghe đó vẫn còn nằm im lặng ở gầm nhà chứ không có ở trên thuyền gì cả. Chuyện thắc mắc lớn lao trong lòng làm cho anh đứng dậy và đi xuống bờ sông ngồi ngó vào chiếc ghe đang cột ở bờ sông ấy.
Anh không muốn nghĩ gì thêm nữa nhưng chuyện xẩy ra trong đêm qua làm cho anh dừng nghĩ không được, những chuyện lang thang trong làng với một cô chèo ghe đêm, và tay chèo ghe vẫn nằm ở gầm nhà.
Hình như anh ôm đứa con nhỏ trên ngực khi ngồi ghe qua sông, hay là mình chèo ghe vừa ẵm con? Chuyện đang lẫn lộn trong đầu, anh chậm chậm bước chân từ bờ sông về nhà, bỗng nhiên có một người trong làng mới ngủ dậy vì đi đánh cá qua đêm, ngồi ở lan can nhà khi thấy anh đi qua mới nói:
- Đêm qua con bệnh trong đêm sao? Tôi xa anh cũng hơn 50 mét, gọi anh để đưa anh qua sông nhưng hình như anh không nghe tôi gọi và thấy anh lên ghe một cô đang ngồi đó và chở anh qua sông, nếu bé nhỏ tai qua nạn khỏi thì tôi rất mừng, đêm qua tôi chài cá cũng được khá nhiều, rồi vợ tôi mang xuống cho anh chút chia nhau ăn cá tươi.
Anh đứng sững tay cầm cá với lời cám ơn, như trong lòng càng thêm bao nhiêu chuyện khó hiểu mà xẩy ra trong đêm qua, anh về tới nhà lo con tắm rửa cơm chiều xong, rồi lo con ngủ. Anh ngồi ngơ ngơ ngẩn ngẩn đến khuya một mình mới ngủ, chỉ mừng khi con nhỏ khỏi bệnh.
Sáng ra lo con ăn cơm sáng rồi anh đi gửi con với hàng xóm như thường ngày rồi mới ra ruộng. Hôm nay như người mất hồn mất viá vừa làm ruộng vừa ngó về nhà, vừa nhớ lại lời nói đêm hôm qua mà mình ngồi ẵm con trên chiếc ghe người khác, cô chèo ghe như ám ảnh trong lòng mình hôm nay.
Chuyện mà làm cho anh buồn nhớ tới vợ anh, khi còn sống thì vẫn chèo ghe đưa đón người qua sông ban ngày, và khi cô mang thai 7 tháng rồi cô chóng mặt té xuống sông chết, vì gia đình quá thiếu kém, để lại 2 đứa con đứa nhỏ mới có 1 tuổi, cho đến giờ đứa nhỏ đã gần 2 tuổi rồi.
Trong thời gian này hình như anh, nhiều đêm anh lo cho con ngủ thì anh âm thầm đi xuống bờ sông ngồi khuya mới về, những phút giờ xẩy ra như vậy anh cũng chẳng được câu trả lời với lòng mình gì cả. Khi anh làm ruộng về anh thường xuyên đứng ngó tay chèo ghe ở gầm nhà. Rồi một đêm trời cũng đã vào khuya, một mình ở bờ sông lim dim ngủ lúc nào không biết, thì bỗng anh nghe tiếng thoáng vào tai anh với hình bóng cô vợ đứng ở trước mặt anh và nói: “Đi về anh, trời sắp đổ mưa và con đang tỉnh giấc, anh ngồi ở đây bỏ con một mình ở nhà không tốt đâu”. Anh chợt tỉnh giấc đứng lên về nhà gấp thì đứa con nhỏ bắt đầu tỉnh giấc đêm, và cơn mưa như đổ đình đổ làng đã tới.
Hai ngày sau, anh lo cơm canh cho con ăn xong, vừa đưa con vào ngủ anh ra lan can ngồi hút điếu thuốc lá thì có người làng làm vườn xa về và nói:
- Người ở làng trong kia xa bờ sông đang gánh nhau xuống bờ sông để vào bệnh viện thành phố.
Khi anh nghe thì như có gì cuốn hút anh cho chạy gấp xuống bờ sông, nhưng cũng muộn rồi chỉ thấy chiếc ghe với đằng sau cô chèo ghe thôi. Anh đứng thẫn thờ, thở dài rồi trong lòng như hiện lên một ý kiến gì không biết, anh chạy dọc theo bờ sông lên nơi cột ghe của mình, thì anh không thấy chiếc ghe gì cả, anh nghĩ thời gian này mình không có được dùng ghe hay đã bị mất từ hôm nào đây, một lát mới về ngủ, không biết nói sao.
Ngày hôm sau khi anh trở về từ ruộng nương và đón con từ nhà hàng xóm, anh than thở có một chiếc ghe cũng bị mất rồi. Khi hàng xóm nghe mới hỏi:
- Chiếc ghe anh bị mất hôm nào vậy? Ông xã em vào thành phố về còn nói là: “Chiếc ghe như có người xài, trong ghe có nhiều nước nên ông xã em tát cả nước trong ghe anh nữa, vừa chiều nay mà”.
Anh đứng ngơ ngác ngạc nhiên rồi chạy thẳng xuống bờ sông nơi cột ghe, thì quả thật chiếc ghe không mất đi đâu cả vẫn còn ở đây. Anh về cám ơn hàng xóm rồi đón con về nhà.
Tháng 11 Lào, nhiều ngày lễ hội lớn của tất cả chùa, ở bên thành phố nhiều chùa rất là vui nhộn, người ở bên kia sông là chèo ghe qua chơi khuya mới chèo ghe về làng. Trong mấy ngày vui nhộn nhịp đó chỉ có anh bận rộn không để ý tới lễ hội gì cả, anh chỉ thấy người trong làng ngó anh là lạ, rồi như ai cũng đến cho quà bánh 2 đứa con mình.
Anh ngồi xuống tự hỏi lòng mình và kiếm câu trả lời, tại sao như cả làng mang bánh trái, có cả quần áo nữa gửi cho con mình thời gian này? Như không có ai nói năng gì để cho anh hiểu thêm một chút, trong lòng thấy tủi thân và mừng, chỉ biết mong ngày mai sẽ hiểu thêm một chút gì đó, chỉ biết bây giờ là cả làng đang chia cái tấm lòng với gia đình mình thôi.
Ngày rằm 15, cả làng nghỉ động thổ, chùa đông đủ người đến cúng bái theo phong tục, trong đó có anh với 2 đứa con nhỏ cũng ở chùa, anh chỉ biết rơi giọt nước mắt khi thấy người đầy sân chùa ngó về anh với đôi mắt tội nghiệp với 2 đứa bé còn thơ và tặng quà bánh bao la trong rằm này.
Ông sư thầy đi tới ôm 2 đứa bé và nói:
- Chúng con về nhà, xong việc ngày rằm ở chùa rồi vài tiếng sau, con quay về chùa ông có chuyện riêng muốn nói với con.
Anh trả lời:
- Dạ.
Rồi 3 cha con lững thững về với bao nhiêu đôi mắt của người trong chùa đang ngó anh và con với vẻ tội nghiệp gì không biết, tiếng thì thầm thì thào nhau hôm nay trong chùa với chuyện cô chèo ghe, lòng anh chỉ mong khi trở về chùa sẽ được nghe tin may mắn vui vẻ thôi.
Sau 2 tiếng đồng hồ xong cơm trưa với con, 3 cha con lững thững quay về chùa, lúc đó chỉ còn mấy người già cả ngồi chơi chờ anh đến. Mấy người ôm lấy 2 bé nhỏ với bánh quà hôm rằm, một bà già cao tuổi nói:
- Con chuẩn bị tâm hồn để nghe câu chuyện và cũng đừng có quá buồn nghe, đây là duyên kiếp đường đời có gặp rồi cũng có xa nhau, có tươi thì cũng có tàn như hoa đó con.
Rồi anh bắt đầu ngồi xuống chờ nghe tiếp. Một ông già trong làng kể:
- Lúc lễ hội thả đèn, người qua người lại trên sông cả đêm đó, ai cũng thấy cô chèo ghe chở người làng khác qua sông, là vợ của anh, rồi đêm mà con nhỏ của anh bệnh đó, cũng có người đi chài cá thấy:
- Anh ẵm đứa con nhỏ trên ngực, và người ngồi ở cuối ghe chèo là vợ anh, người hàng xóm đó mất cả hồn vía phải đem nhau vào chùa từ trong đêm luôn, nhưng người làng không muốn nói cho các con nghe vì sợ lòng con không chấp nhận được và vất bỏ mấy đứa con thơ.
Thấy anh chỉ ngồi đứng hình với 2 dòng nước mắt mà không nói lên được một lời nào cả.
Đến lúc ông sư thầy kể:
- Ông biết lâu rồi, chuyện cô chèo ghe là vợ của con. Cô nói với ông là: « Cô xin ở lại một năm mới ra đi và tiền chèo ghe đó cô sẽ để ở dưới đôi dép lào của ông cho, vừa giúp sửa sang chùa vừa mấy con nhỏ được bánh trái. Cô sợ con biết rồi quá buồn, thơ thẩn rồi mất hết tâm trí về ruộng nương vườn trái và quan tâm cho 2 đứa còn nhỏ”. Hai đêm trước là ngày cô đến chào đi thì ông mới có quyền nói cho các con nghe ngày hôm nay, còn mấy người già cả trong làng thì đã biết chuyện này lâu rồi, và vợ của con cũng đến chào tạm biệt với người mà biết cô chèo ghe đêm. Và từ giờ đi sẽ không có cô chèo ghe đêm nữa.
Anh nghe đến đây thì nằm vật xuống bất tỉnh luôn, mà trong lúc đó thì anh nghe tiếng chào tạm biệt của vợ anh ở bên cạnh rồi một lát anh tỉnh lại, anh cố ngồi lấy cái bình tĩnh. Ông sư thầy lấy sợi chỉ cột tay cho cả 3 người, bao nhiêu quà bánh để lại cho 2 cháu nhỏ. Ông với mấy người già cả an ủi:
- Trên đời chuyện gì mà đã qua thì để cho nó qua đừng nhặt vào lòng thêm, duyên là duyên và kiếp là kiếp, mỗi người cũng một thế gian rồi, tội nghiệp 2 đứa nhỏ đã mất mẹ từ còn thơ.
Bây giờ anh mới hiểu là:
- Gần cả năm và cứ mỗi rằm tới thì ông chủ trì cho chú tiểu mang tiền với bánh trái tới cho, nhiều lần anh thấy ngại nhưng từ chối cũng không được, chỉ trong lòng biết là mình sống với 2 đứa con nhỏ thật là khó khăn với cái tội nghiệp của người bên ngoài tặng tới gia đình mình thôi.
Nghe xong chuyện ở chùa thì 3 cha con chắp tay lễ tất cả mọi người rồi thơ thẩn ra về.
Khi con ngủ thì anh cũng thường xuyên ở bờ sông đêm chờ ngóng hình bóng của vợ, nhưng cũng không làm thế nào mà thấy được.
Chuyện cô chèo ghe đêm cũng làm cho người làng không muốn xuống tắm hay chài cá đêm trạm thời gian. Còn chuyện gõ cửa giúp đỡ nhau đưa người khẩn cấp qua sông đêm thì bắt đầu trở lại như xưa, vì cô chèo ghe đêm không còn nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.