Chương 38: cửa sổ hay khung hình
Bounthanh Sirimoungkhoune
20/09/2020
Trên đường văn hóa của Lào khi nói về người chết, người mà bệnh hay chết ở ngoài nhà, đa số người ta sẽ đem xác chết vào chùa tụng niệm chờ thân nhân hay coi được ngày tốt để hỏa táng, còn một phần chết ở nhà hay không người ta cũng tụng niệm ở nhà, có lúc phải để xác ở nhà cả tuần chờ thân nhân ở xa về, nhiều khi đưa mùi hôi ngập tràn ra cả mấy gian nhà bên cạnh hàng xóm láng giềng, trà trộn với cảnh buồn sầu người viếng thăm theo thành phố nhỏ hay làng nhỏ để chia buồn nhau. Nhiều xác chết để quá lâu nên người viếng thăm cũng ít đến và người viếng qua đêm cũng không có nhiều.
Một chuyện ở trong ngõ hẻm nhà tôi:
- Có một bà cô người Lào, chồng cô đã chết lâu rồi, còn đứa con gái, con cái đã lớn có gia đình thì cũng cất nhà ở vòng quanh nhau, trước cửa nhà với nhau và chào hỏi nhau từng ngày, con trai cả của bà là bác sĩ cũng ở nhà riêng trước cửa nhà tôi. Ngõ hẻm êm ấm với người quen biết thương mến như bà con anh em đã lâu, bỗng nhiên đêm đó có tiếng thì thào nói chuyện nhau ở nhà bà cô đó, bà cô chưa tới 60 tuổi thì ngõ hẻm ai cũng im lặng chẳng ai gõ cửa ai.
Đến sáng sớm tôi đưa giá đi chợ cho mẹ, cỡ 50 thước về trời còn tối, tôi đến ngõ hẻm quay về đường xuống nhà thì tôi gặp bà cô đó đi lên ngõ hẻm. Tôi cúi đầu chào, bà cô này hay nói chọc ghẹo với ba tôi và muốn cho tôi khi xong học hành rồi làm con rể bà. Sau khi tôi chào bà cô, xuống ngõ hẻm đi về thì tôi thấy con gái bà cô ngồi ở cái ghế dài ở giữa sân nhà bà cô với nhà tôi, tôi ngạc nhiên hỏi:
- Trời còn chưa sáng, em làm gì ra ngồi đây vậy? Cô gọi tôi và nói:
- Anh ơi, mẹ đã chết đêm qua, tôi nói:
- Đừng lấy người lớn ra nói đùa em ơi.
Tôi vào nhà ngủ tiếp, tôi mỉm cười, tôi vừa chào bà cô ở đầu ngõ, 40 thước xa mà bà cô sao chết được. Cỡ 7:30-8 giờ sáng với tiếng người, tiếng khóc, tôi đi rửa mặt mũi và hỏi người chị dâu cả trong nhà:
- Có gì đó? Sao người hay bà con bà cô tới nhiều vậy?
Chị dâu cả nói:
- Bà cô đã chết từ 12 giờ đêm qua, bà có bệnh tim lâu rồi.
Tôi bước ra cửa nhà cười, hàng xóm bán chè, bán bún cũng đứng đó và thấy cười mới hỏi tôi:
- Cười gì đó? Bà cô chết đêm qua.
Tôi càng cười và nói:
- Sáng này đi đưa giá ở chợ về từ sớm, tôi gặp bà cô và tôi chào, cô vẫn trả lời tôi: “Ngoan, con đưa giá về à?”
Ai cũng ngó mặt tôi đứng hình. Lúc đó, tôi bắt đầu nổi da gà hay gai ốc gì không biết, mấy người hàng xóm nói tiếp:
- Anh không thấy người chia buồn đầy à? Đầy sân nhà nè, bà con cô đầy ngập luôn.
Tôi đứng hình ngó, vừa thấy con gái bà cô thì tôi chạy đến kéo tay em nó và hỏi:
- Sáng nay em nói với anh là sự thật sao? Em nó ngó mặt tôi và gật đầu, tôi nói:
- Trước khi gặp em, anh gặp mẹ em ở đầu ngõ, anh chào mẹ mà. Thôi, dẫn anh lên coi xác mẹ.
Cô đứng hình một chút và dẫn tôi lên nhà tầng trên, đầy là người già đang quây quần tắm rửa và thay quần áo cho bà cô. Tôi không còn gai ốc hay gai sầu riêng hay mít gì nữa, đứng toát mồ hôi, đi về nhà ăn xôi sáng rồi qua giúp đám tang, cái gì mà mình làm được làm cho nhau. Xác bà cô để ở nhà 5-6 ngày mới đi hỏa táng, tôi cũng chia buồn với người làng cùng xóm qua đêm. Lúc khuya, người già nhiều người ngủ ở lầu trên gần cái hòm, nhiều người thì chơi bài với nhau đến sáng, thanh niên thì ở lầu dưới chơi cờ hay chơi bài, chia buồn qua đêm và nấu cháo, làm gỏi đu đủ ăn với nhau vậy, nhiều người già thì kể cổ tích chuyện ma vui nhau.
Đêm thứ tư là ngày rằm, qua 3-4 đêm ai cũng mệt mỏi, đến sớm và về trước khuya, không còn nhiều như mấy ngày đầu nữa. Chiều hôm đó, cơn mưa lùn phùn rồi tạnh để lại cái ẩm ướt và hoang vu bên ngoài, tất cả mọi người ai cũng vào trong nhà ngồi. Vài bữa trước, câu chuyện mà gặp bóng bà cô ngoài ngõ vẫn làm cho tôi nổi gai ốc, gai mít và hôm nay như có linh tính gì không biết, mà cứ nỗi da gà, da mít hay da sầu riêng vậy, ông già hàng xóm bán chè nói: “Có khi bà cô về chào hay thăm đó?” 10 giờ đêm, tôi bước qua nhà bà cô, xác đã có mùi hôi, ở ngoài ẩm ướt, tôi ở lầu dưới với hàng xóm cùng bà con của cô thêm vài người, tôi không biết chơi bài và cũng không biết chơi cờ gì, tôi chỉ ngồi nghe hai ông già đang kể chuyện ma chọc ghẹo các con các cháu. Gần một tiếng tôi ngồi đó, trong cơ thể tôi thấy lạ: lạnh cột sống, da trên đầu nổi da cóc từng cơn từng cơn. Nhà tôi có nuôi hai con chó, chợt đêm nay lại nghe tiếng chó nhà mình hú dài, thay phiên nhau hú không ngừng, ai cũng im cuộc chuyện trò, lặng lặng. Trong lúc đó, chợt thấy một cơn gió cụt từ đâu tới thổi bay mấy chiếc màn che tung ra ngoài cửa sổ, cửa sổ thì mở hết mọi cánh, cơn gió 2-3 phút trôi qua màn che ngừng bay. Lúc đó, tim tôi đã rớt xuống mười đầu ngón chân rồi, tôi thấy cái bàn với tấm hình bà cô đặt ở trước cửa sổ để cho người cúng ở nhà dưới. Cơn gió thổi tất cả cái màn che tung ra như vậy, mà hai cây đèn cầy thắp ở trước tấm hình đó không có đụng đậy gì cả, mùi hôi của xác chết dội xuống từng cơn từng cơn. Tôi không còn gì để nói ra được một câu, chỉ biết là da gà da mít da sầu riêng nổi cả trên đầu tôi, gượng bình tĩnh một chút, tôi nói: “Tôi muốn bệnh hôm nay, tôi về nghỉ ngơi có gì thì gọi nhau, nếu không thì mai tôi đến chia buồn qua đêm”. Tôi quay mặt ra về, lên giường đắp chăn chùm đầu ngủ, tôi vừa lên giường thì nghe tiếng người kêu và tiếng chân người chạy rầm rầm và nghe tiếng người già kêu lên: “Đừng chạy! Đừng chạy! Đừng sợ! Đừng sợ! Bà cô về thăm viếng chào thôi mà”. Lúc đó, tôi quấn chăn chùm đầu ngủ tiếp, trong lòng nói được một câu: “Đúng rồi, ma!”.
Sáng mai cỡ 11 giờ, tôi ra hỏi:
- Đêm qua, tôi nghe tiếng đùa giỡn gì nhau mà nghe tiếng chân người chạy cả lũ vậy?
Một người bà con của bà cô, đêm qua tôi thấy cô ngồi ở góc trong nhà và cô trả lời tôi:
- Ai mà đùa giỡn nửa đêm cho ầm ĩ xóm làng vậy? Sau khi anh về một lát thì tất cả mọi người ở tầng dưới này bị ma dọa hết cả lũ luôn, tôi hỏi lại cô đó:
- Người đêm qua ở tầng dưới cả hơn 10 người có gì mà sợ? Đâu phải cô ở một mình mà sợ? Cô nói tiếp:
- Sau khi cơn gió thì anh về rồi, tiếng chó hú im lặng, anh biết không? Bà cô đưa cái mặt vào cửa sổ to đầy luôn, lề mi mắt và miệng cô đỏ như máu. Tất cả mọi người không ngó về đằng cửa sổ có bàn thờ nữa, quay mặt đi đằng khác.
Cô vừa kể tôi vừa ngó thấy hai cánh tay cô có da sầu riêng nổi lên, cô nói tiếp và hỏi tôi:
- Vòng quanh nhà lớn vậy, bao nhiêu cửa sổ mở, mà ngó về cửa nào cũng có cái mặt bà cô to bằng cửa sổ đưa vào như vậy, anh có sợ không?
Trong lòng tôi lúc đó nghĩ: “Cám ơn trời đất, tôi có linh tính và về nhà trước, nếu không vòng quanh nhà cửa sổ nào cũng có cái đầu bà cô to ngập hết”. Tôi ở đó chắc ngồi tè ra quần luôn khỏi chạy nữa. Tôi nói vói cô đó: “Vậy đó không phải là cửa sổ đâu? Chắc là khung hình bà cô đó?”. Cô cười và đi vào làm thức ăn tiếp khách đến chia buồn.......
Một chuyện ở trong ngõ hẻm nhà tôi:
- Có một bà cô người Lào, chồng cô đã chết lâu rồi, còn đứa con gái, con cái đã lớn có gia đình thì cũng cất nhà ở vòng quanh nhau, trước cửa nhà với nhau và chào hỏi nhau từng ngày, con trai cả của bà là bác sĩ cũng ở nhà riêng trước cửa nhà tôi. Ngõ hẻm êm ấm với người quen biết thương mến như bà con anh em đã lâu, bỗng nhiên đêm đó có tiếng thì thào nói chuyện nhau ở nhà bà cô đó, bà cô chưa tới 60 tuổi thì ngõ hẻm ai cũng im lặng chẳng ai gõ cửa ai.
Đến sáng sớm tôi đưa giá đi chợ cho mẹ, cỡ 50 thước về trời còn tối, tôi đến ngõ hẻm quay về đường xuống nhà thì tôi gặp bà cô đó đi lên ngõ hẻm. Tôi cúi đầu chào, bà cô này hay nói chọc ghẹo với ba tôi và muốn cho tôi khi xong học hành rồi làm con rể bà. Sau khi tôi chào bà cô, xuống ngõ hẻm đi về thì tôi thấy con gái bà cô ngồi ở cái ghế dài ở giữa sân nhà bà cô với nhà tôi, tôi ngạc nhiên hỏi:
- Trời còn chưa sáng, em làm gì ra ngồi đây vậy? Cô gọi tôi và nói:
- Anh ơi, mẹ đã chết đêm qua, tôi nói:
- Đừng lấy người lớn ra nói đùa em ơi.
Tôi vào nhà ngủ tiếp, tôi mỉm cười, tôi vừa chào bà cô ở đầu ngõ, 40 thước xa mà bà cô sao chết được. Cỡ 7:30-8 giờ sáng với tiếng người, tiếng khóc, tôi đi rửa mặt mũi và hỏi người chị dâu cả trong nhà:
- Có gì đó? Sao người hay bà con bà cô tới nhiều vậy?
Chị dâu cả nói:
- Bà cô đã chết từ 12 giờ đêm qua, bà có bệnh tim lâu rồi.
Tôi bước ra cửa nhà cười, hàng xóm bán chè, bán bún cũng đứng đó và thấy cười mới hỏi tôi:
- Cười gì đó? Bà cô chết đêm qua.
Tôi càng cười và nói:
- Sáng này đi đưa giá ở chợ về từ sớm, tôi gặp bà cô và tôi chào, cô vẫn trả lời tôi: “Ngoan, con đưa giá về à?”
Ai cũng ngó mặt tôi đứng hình. Lúc đó, tôi bắt đầu nổi da gà hay gai ốc gì không biết, mấy người hàng xóm nói tiếp:
- Anh không thấy người chia buồn đầy à? Đầy sân nhà nè, bà con cô đầy ngập luôn.
Tôi đứng hình ngó, vừa thấy con gái bà cô thì tôi chạy đến kéo tay em nó và hỏi:
- Sáng nay em nói với anh là sự thật sao? Em nó ngó mặt tôi và gật đầu, tôi nói:
- Trước khi gặp em, anh gặp mẹ em ở đầu ngõ, anh chào mẹ mà. Thôi, dẫn anh lên coi xác mẹ.
Cô đứng hình một chút và dẫn tôi lên nhà tầng trên, đầy là người già đang quây quần tắm rửa và thay quần áo cho bà cô. Tôi không còn gai ốc hay gai sầu riêng hay mít gì nữa, đứng toát mồ hôi, đi về nhà ăn xôi sáng rồi qua giúp đám tang, cái gì mà mình làm được làm cho nhau. Xác bà cô để ở nhà 5-6 ngày mới đi hỏa táng, tôi cũng chia buồn với người làng cùng xóm qua đêm. Lúc khuya, người già nhiều người ngủ ở lầu trên gần cái hòm, nhiều người thì chơi bài với nhau đến sáng, thanh niên thì ở lầu dưới chơi cờ hay chơi bài, chia buồn qua đêm và nấu cháo, làm gỏi đu đủ ăn với nhau vậy, nhiều người già thì kể cổ tích chuyện ma vui nhau.
Đêm thứ tư là ngày rằm, qua 3-4 đêm ai cũng mệt mỏi, đến sớm và về trước khuya, không còn nhiều như mấy ngày đầu nữa. Chiều hôm đó, cơn mưa lùn phùn rồi tạnh để lại cái ẩm ướt và hoang vu bên ngoài, tất cả mọi người ai cũng vào trong nhà ngồi. Vài bữa trước, câu chuyện mà gặp bóng bà cô ngoài ngõ vẫn làm cho tôi nổi gai ốc, gai mít và hôm nay như có linh tính gì không biết, mà cứ nỗi da gà, da mít hay da sầu riêng vậy, ông già hàng xóm bán chè nói: “Có khi bà cô về chào hay thăm đó?” 10 giờ đêm, tôi bước qua nhà bà cô, xác đã có mùi hôi, ở ngoài ẩm ướt, tôi ở lầu dưới với hàng xóm cùng bà con của cô thêm vài người, tôi không biết chơi bài và cũng không biết chơi cờ gì, tôi chỉ ngồi nghe hai ông già đang kể chuyện ma chọc ghẹo các con các cháu. Gần một tiếng tôi ngồi đó, trong cơ thể tôi thấy lạ: lạnh cột sống, da trên đầu nổi da cóc từng cơn từng cơn. Nhà tôi có nuôi hai con chó, chợt đêm nay lại nghe tiếng chó nhà mình hú dài, thay phiên nhau hú không ngừng, ai cũng im cuộc chuyện trò, lặng lặng. Trong lúc đó, chợt thấy một cơn gió cụt từ đâu tới thổi bay mấy chiếc màn che tung ra ngoài cửa sổ, cửa sổ thì mở hết mọi cánh, cơn gió 2-3 phút trôi qua màn che ngừng bay. Lúc đó, tim tôi đã rớt xuống mười đầu ngón chân rồi, tôi thấy cái bàn với tấm hình bà cô đặt ở trước cửa sổ để cho người cúng ở nhà dưới. Cơn gió thổi tất cả cái màn che tung ra như vậy, mà hai cây đèn cầy thắp ở trước tấm hình đó không có đụng đậy gì cả, mùi hôi của xác chết dội xuống từng cơn từng cơn. Tôi không còn gì để nói ra được một câu, chỉ biết là da gà da mít da sầu riêng nổi cả trên đầu tôi, gượng bình tĩnh một chút, tôi nói: “Tôi muốn bệnh hôm nay, tôi về nghỉ ngơi có gì thì gọi nhau, nếu không thì mai tôi đến chia buồn qua đêm”. Tôi quay mặt ra về, lên giường đắp chăn chùm đầu ngủ, tôi vừa lên giường thì nghe tiếng người kêu và tiếng chân người chạy rầm rầm và nghe tiếng người già kêu lên: “Đừng chạy! Đừng chạy! Đừng sợ! Đừng sợ! Bà cô về thăm viếng chào thôi mà”. Lúc đó, tôi quấn chăn chùm đầu ngủ tiếp, trong lòng nói được một câu: “Đúng rồi, ma!”.
Sáng mai cỡ 11 giờ, tôi ra hỏi:
- Đêm qua, tôi nghe tiếng đùa giỡn gì nhau mà nghe tiếng chân người chạy cả lũ vậy?
Một người bà con của bà cô, đêm qua tôi thấy cô ngồi ở góc trong nhà và cô trả lời tôi:
- Ai mà đùa giỡn nửa đêm cho ầm ĩ xóm làng vậy? Sau khi anh về một lát thì tất cả mọi người ở tầng dưới này bị ma dọa hết cả lũ luôn, tôi hỏi lại cô đó:
- Người đêm qua ở tầng dưới cả hơn 10 người có gì mà sợ? Đâu phải cô ở một mình mà sợ? Cô nói tiếp:
- Sau khi cơn gió thì anh về rồi, tiếng chó hú im lặng, anh biết không? Bà cô đưa cái mặt vào cửa sổ to đầy luôn, lề mi mắt và miệng cô đỏ như máu. Tất cả mọi người không ngó về đằng cửa sổ có bàn thờ nữa, quay mặt đi đằng khác.
Cô vừa kể tôi vừa ngó thấy hai cánh tay cô có da sầu riêng nổi lên, cô nói tiếp và hỏi tôi:
- Vòng quanh nhà lớn vậy, bao nhiêu cửa sổ mở, mà ngó về cửa nào cũng có cái mặt bà cô to bằng cửa sổ đưa vào như vậy, anh có sợ không?
Trong lòng tôi lúc đó nghĩ: “Cám ơn trời đất, tôi có linh tính và về nhà trước, nếu không vòng quanh nhà cửa sổ nào cũng có cái đầu bà cô to ngập hết”. Tôi ở đó chắc ngồi tè ra quần luôn khỏi chạy nữa. Tôi nói vói cô đó: “Vậy đó không phải là cửa sổ đâu? Chắc là khung hình bà cô đó?”. Cô cười và đi vào làm thức ăn tiếp khách đến chia buồn.......
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.